Thông tin về chất lượng vắc xin

Thảo luận trong 'Tin tức COVID trong nước và quốc tế' bắt đầu bởi Kronpas1997, 1/8/21.

  1. samurai_999

    samurai_999 Cô Mười nhớ, cô Mười thương Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/10
    Bài viết:
    8,073
    nghe papa nói mới về moderna mà seach ko ra, ai có link ko nhỉ
     
  2. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Nga thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng xịt mũi
    Nga sẽ thử nghiệm vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi trên tình nguyện viên trưởng thành, nhằm kiềm chế số ca nhiễm và tử vong.

    Theo hồ sơ đăng ký công bố hôm 12/10, vaccine Covid-19 Sputnik V dạng xịt mũi sẽ được thử nghiệm hai liều trên tình nguyện viên trưởng thành tại một bệnh viện ở thành phố St.Petersburg. Hồ sơ không nêu thời gian thử nghiệm lâm sàng dự kiến.
     
  3. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Kháng thể ở người cao tuổi giảm mạnh sau nửa năm tiêm vaccine Pfizer
    Nghiên cứu từ nhóm tác giả Tây Ban Nha cho thấy sau 6 tháng, kháng thể từ vaccine Covid-19 của Pfizer ở những người cao tuổi giảm 5 lần so với thời điểm mới tiêm.

    Nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Bệnh viện Đại học Clinic, Viện Nghiên cứu Y tế INCLIVA, Valencia, Tây Ban Nha, thực hiện, công bố trên medRxiv và đang chờ phản biện. Nhóm tác giả đánh giá phản ứng kháng thể, chức năng của tế bào T sau 6 tháng tiêm vaccine Pfizer.

    Các tác giả đã phân tích dữ liệu trên 46 người cao tuổi ở viện dưỡng lão. Trong đó, độ tuổi trung bình là 89, 44 người là nữ. Những người tham gia được lấy mẫu máu sau 179-195 ngày (trên dưới 6 tháng) tiêm đủ hai liều vaccine Pfizer. Kháng thể từ vaccine Pfizer của họ được so sánh với thời điểm 17,5 ngày sau tiêm vaccine mũi thứ 2.

    Nhóm nghiên cứu đo nồng độ của immunoglobulin G (IgG) và IgM - hai kháng thể chống lại protein đột biến SARS-CoV-2 (S), nucleocapsid (N). Trong số tình nguyện viên trên, 33 người có kết quả dương tính với nCoV khi xét nghiệm rRT-PCR. 10 người có kháng thể đặc hiệu N, 45 người có kháng thể đặc hiệu S.

    Nghiên cứu phát hiện các kháng thể giảm 5 lần (chỉ còn 20%) so với thời điểm ban đầu. Sự suy giảm phổ biến nhất ở người chưa từng mắc Covid-19, cao hơn nhiều lần so với các F0 đã khỏi bệnh.

    Dữ liệu về tế bào T interferon-γ (IFN-γ) đặc hiệu lần lượt ghi nhận là 82,6% (thời điểm đầu của nghiên cứu) và giảm xuống còn 73,9% (sau 6 tháng). Con số này ở tế bào T IFN-γ CD8+ giảm từ 72% xuống 52,1% sau thời gian tương tự.

    Nhóm tác giả phát hiện hai tế bào trên có độ bền thấp, khiến các xét nghiệm kháng thể không thể phát hiện trong 16/33 F0. Trong khi đó, tế bào T CD4+ có sự gia tăng từ 26% ở thời điểm đầu lên 65,2% sau 6 tháng tiêm hai mũi vaccine Pfizer.

    Kết quả cũng có sự khác nhau giữa những người chưa từng mắc Covid-19 và hồi phục sau khi nhiễm nCoV. Với những người đã hồi phục, khả năng có tế bào CD8+ và CD4+ cao hơn. Trong khi đó, CD8+ giảm đáng kể theo thời gian ở cả hai nhóm nghiên cứu - điều này ngược lại với CD4+.

    [​IMG]
    Nhóm tác giả Tây Ban Nha phát hiện sau 6 tháng, mức độ kháng thể tạo ra nhờ vaccine Pfizer chỉ còn 20% ở những người cao tuổi. Ảnh: Shutter Stock.

    Từ những dữ liệu này, nhóm tác giả kết luận người cao tuổi sau tiêm hai mũi Pfizer có sự suy giảm đáng kể theo thời gian, chỉ còn bằng 1/5 so với thời điểm ban đầu. Do đó, họ càng củng cố đề xuất tiêm vaccine Covid-19 liều tăng cường (mũi 3) cho những người cao tuổi. Liều này cần được trì hoãn tối đa 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 hoặc khỏi Covid-19.

    Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có hạn chế là kích thước mẫu nhỏ, thiếu nhóm đối chứng phù hợp. Do đó, các phản biện cho rằng công trình cần mở rộng để bảo vệ quan điểm nói trên.

    Hiện tại, Cố vấn Chiến lược về Tiêm chủng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhóm nên được tiêm một liều bổ sung là những người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình và nghiêm trọng. Bởi những người này ít có khả năng đáp ứng đủ nếu chỉ tiêm chủng theo mức tiêu chuẩn và họ cũng có nguy cơ cao trở thành ca bệnh nặng Covid-19.

    Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hiện cho phép tiêm liều thứ ba của vaccine mRNA (Pfizer-BioNTech và Moderna) cho một số người có hệ miễn dịch suy yếu.
     
  4. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,822
    Mẽo khuyến cáo tiêm m3 cho người cao tuổi mà.
    Dự là các cụ lãnh đạo nhà mềnh cũng tiêm hết mũi 3 roài !yeu
     
    quockhanh1809 thích bài này.
  5. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    Vaccine Covid-19 cho trẻ em khác gì người lớn
    Thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tiêm liều vaccine Pfizer giống với người trưởng thành là 30 microgam, trong khi trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tiêm liều bằng một phần ba.

    Từ tháng 5, Mỹ và nhiều nước trên thế giới bắt đầu tiêm chủng cho thiếu niên (từ 12 đến 17 tuổi) bằng vaccine Pfizer, theo chương trình phê duyệt khẩn cấp. Ngày 7/10, hãng Pfizer nộp đơn lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) xin cấp phép vaccine cho nhóm nhỏ hơn, từ 5 đến 11 tuổi.

    Nhóm từ 12 đến 17 tuổi, liệu trình tiêm vaccine Pfizer tương đương với người lớn: hai liều 30 microgam cách nhau ba tuần, theo FDA. Hầu hết vaccine áp dụng liều tiêm trẻ con như người lớn, trừ viêm gan B (người lớn tiêm liều cao hơn) hoặc uốn ván, bạch hầu, ho gà (trẻ em tiêm liều cao hơn).

    Khác với thuốc, các loại vaccine thường không có chỉ định liều cao hơn dành cho người già hoặc bệnh nặng, vì nó được dùng ở người khỏe mạnh.

    "Vaccine hoạt động theo cách riêng. Nó không tồn tại ở một nồng độ nhất định trong máu (như thuốc) mà có vai trò kích thích hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch ở người sẽ phản ứng với bất cứ yếu tố bên ngoài xâm nhập nào, dù chỉ là lượng rất nhỏ", tiến sĩ Amesh Adalja, học giả cấp cao về An ninh Y tế của Trung tâm Johns Hopkins, giải thích. "Vì vậy liều lượng vaccine và phản ứng của cơ thể thường không tương quan với nhau. Vấn đề là phải tìm ra liều phù hợp để kích thích được hệ miễn dịch. Với hầu hết loại vaccine, một liều lượng phù hợp với phần đông người dùng", ông nói thêm.

    Nói cách khác, bản thân vaccine không được vận chuyển qua cơ thể như thuốc. Cơ chế của nó là hướng dẫn các tế bào miễn dịch nhận biết mầm bệnh và phản ứng lại sau này. Vì vậy, liều lượng vaccine hầu hết là như nhau ở nhiều nhóm cân nặng. Các nhà khoa học thường cố gắng tìm ra liều vaccine thấp nhất nhưng vẫn an toàn và đủ sức bảo vệ cơ thể. Đây cũng là lý do chuyên gia khuyến nghị cộng đồng không nên để trẻ em trì hoãn hoặc trốn tiêm chủng, dù trẻ thấp còi hay béo phì.

    nCoV kích thước rất bé, 60-140 nanomet, song chỉ lượng virus siêu nhỏ cũng khiến một người bị bệnh. "Vaccine có cơ chế y hệt như vậy", tiến sĩ Adalja nói. "Bởi hệ miễn dịch đã phát triển đủ để đáp ứng với số lượng nhỏ virus lạ, đối với hầu hết vaccine, người dùng có trọng lượng khác nhau được dùng cùng liều".

    Pfizer hồi tháng 3 công bố vaccine giúp giảm 100% nguy cơ nhiễm nCoV ở trẻ 12 đến 15 tuổi, tỷ lệ này ở người từ 16 đến 25 tuổi là 95%.

    [​IMG]
    Một bé gái 12 tuổi được tiêm vaccine tại Bucharest, Romania, ngày 2/6. Ảnh: AP

    Đối với nhóm 5 đến 11 tuổi, liều lượng có sự khác biệt. Dù một liều vaccine được dùng với hầu hết nhóm dân số, song các nhà khoa học khẳng định "trẻ em không phải người lớn thu nhỏ". Vaccine Pfizer tiêm cho trẻ em với liều lượng thấp hơn, chỉ 10 microgram, tác dụng phụ ở mức tối thiểu và tiêm chung được với vaccine cúm.

    Trẻ em có hệ miễn dịch khác với người trưởng thành. Vì vậy Pfizer thử nghiệm liều dùng thấp hơn (10 microgram) với trẻ 5-11 tuổi, thay vì 30 microgram như ở người lớn. Các nhà khoa học nhận ra trẻ em vẫn có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ dù liêm vaccine liều thấp.

    Trên thực tế, liều lượng này thậm chí phù hợp với cả người lớn, theo tiến sĩ Robert Frenck, chỉ đạo thử nghiệm vaccine tại Bệnh viện Nhi Cincinnati. Điều này tương đồng với nhận định trước đó, rằng lượng vaccine nhỏ cũng có thể tác dụng cao ở người nặng cân hơn.

    "Chúng tôi đã thử nghiệm liều 10 microgam, 20 microgam và 30 microgam với người trưởng thành và nhận thấy ở nhóm 18-55 tuổi, 10 microgam thôi cũng đem lại phản ứng miễn dịch rất tốt", ông nói. "Nhưng người từ 65 tuổi trở lên không đáp ứng miễn dịch với liều thấp. Đó là lý do chúng tôi chọn tiêm 30 microgram ở tuổi trưởng thành nói chung".

    Liều lượng hiệu quả với người già và được dung nạp tốt ở người trẻ. Trong bối cảnh eo hẹp về thời gian, các nhà khoa học cho rằng đây là lựa chọn tối ưu.

    Tiến sĩ Frenck cho biết vaccine liều 10 microgram cũng hiệu quả ở cả trẻ em từ 12-18 tuổi. Đối với nhóm nhỏ nhất, trẻ dưới 5 tuổi, các nhà khoa học đang thử nghiệm liều 3 microgram.

    Tiêm liều thấp hơn cũng giúp giảm tác dụng phụ của vaccine xuống mức tối thiểu.

    "Tác dụng phụ ở trẻ em cũng giống hệt người lớn", ông Frenck nói. "Phổ biến nhất là đau tại vùng tiêm, ngoài ra còn có đau đầu và mệt mỏi. Sốt và ớn lạnh có tỷ lệ thấp hơn, khoảng 10-11% trẻ gặp tình trạng này. Giống với người lớn, tác dụng phụ ở trẻ kéo dài một hoặc hai ngày, sau đó các em trở lại bình thường".

    Nhiều phụ huynh lo lắng về chứng viêm cơ tim, từng được báo cáo ở người tiêm vaccine Moderna và Pfizer. Tiến sĩ Frenck cho biết đây là tác dụng phụ hiếm gặp, tỷ lệ là một vài trường hợp trên 100.000 người tiêm. "Tức là 99,999% sẽ không gặp triệu chứng này. Hầu hết chúng được phát hiện ở nam thanh thiếu niên, biểu hiện nhẹ, có thể điều trị bằng motrin (ibuprofen) và tất cả đều hồi phục", ông giải thích thêm.

    Tiến sĩ Frenck lưu ý trẻ em tiêm vaccine Pfizer không gặp tác dụng phụ đông máu, giảm tiểu cầu từng thấy ở vaccine Johnson & Johnson hoặc AstraZeneca.

    "Ngoài các thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi đã tiêm hàng trăm triệu liều vaccine cho người lớn và thanh thiếu niên. Nếu không có vấn đề gì xảy ra sau hàng trăm triệu liều đó, sẽ không có vấn đề với trẻ em. Các bậc phụ huynh không cần lo lắng bởi vaccine đã được tiêm rất rộng, và hàng trăm triệu người vẫn an toàn", ông nói.

    Các chuyên gia nhận định tiêm phòng cho trẻ em là mục tiêu giúp kiểm soát đại dịch trong giai đoạn mới. Dù trẻ em và thanh thiếu niên chỉ có triệu chứng nhẹ, ít phải nhập viện hơn người lớn, chúng vẫn có thể chuyển nặng nhanh chóng.

    Thục Linh (Theo Miami Herald, CNN)
     
  6. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    https://zingnews.vn/sach-ve-vaccine-astrazeneca-se-co-ban-tieng-viet-post1270563.html
    Sách về vaccine AstraZeneca sẽ có bản tiếng Việt
    Sách “Vaxxers” kể câu chuyện tạo ra vaccine chống đại dịch Covid-19, vừa được mua bản quyền và sẽ sớm ra mắt bản tiếng Việt.

    “Nếu không có vaccine, trong năm qua, nhân loại có thể chìm vào thảm họa”, PGS.TS Lê Văn Truyền - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - nói. Trong cuộc chiến chống Covid-19, vaccine là vũ khí hiệu quả nhất, vì vậy tốc độ tạo ra vaccine rất quan trọng.

    Trước đây, thời gian nhanh nhất để một vaccine từ phòng nghiên cứu đến khi ra thị trường là vaccine quai bị, được phát triển trong bốn năm. Bởi vậy, việc tạo ra AstraZeneca được coi là “một hành trình phi thường”.

    Hành trình ấy đã được ghi lại trong cuốn Vaxxers: The inside story of the Oxford vaccine and the race against the virus (Vaxxers). Cuốn sách đã được mua bản quyền, đưa vào dịch thuật, hiệu đính. Dự kiến, sách được phát hành tháng 11 với tên AstraZeneca: Câu chuyện về việc phát triển vaccine chống Covid-19 của các nhà khoa học Oxford.

    Trong buổi công bố xuất bản tiếng Việt cuốn Vaxxers ngày 13/10 tại Hà Nội, PGS.TS Lê Văn Truyền nói việc phát minh ra AstraZeneca cùng các loại vaccine khác là cột mốc quan trọng, mang lại hy vọng vượt qua đại dịch.

    Với cuốn sách Vaxxers, PGS.TS Lê Văn Truyền đánh giá khi xuất bản tại Việt Nam, sách giúp bạn đọc hiểu được đóng góp của các nhà khoa học giúp nhân loại chống virus SARS-CoV-2.

    “Đây cũng là bài học để ta đối phó các loại virus trong tương lai. Các nhà khoa học Việt Nam hiện tập trung nghiên cứu phát triển vaccine trong nước. Cuốn sách có thể hữu ích với các nhà nghiên cứu sản xuất, phát triển vaccine”, PGS.TS Lê Văn Truyền nói.

    Nếu các nhà khoa học chạy đua để tạo ra vaccine, các đơn vị xuất bản cũng gấp rút để đưa câu chuyện ấy đến với bạn đọc một cách cặn kẽ. Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch HĐQT Alpha Books - cho biết nhiều năm qua, đơn vị của ông đã làm nhiều đầu sách quản trị kinh doanh, kỹ năng sống, văn chương, nhưng hiện nay tập trung làm nhiều sách về y học, chăm sóc sức khỏe.

    “Chúng tôi muốn làm sách để nâng cao nhận thức về sức khỏe, chăm sóc sức khỏe. Thời điểm này, chúng tôi sẽ tập trung vào sách về vaccine, sau đó làm sách về vấn đề y học, các bệnh khác”, ông Nguyễn Cảnh Bình nói.

    Khi cuốn Vaxxers ra mắt, "Medinsight" - dòng sách về y học của Alpha Books - đã mua bản quyền để đưa câu chuyện tạo ra vaccine đến với bạn đọc Việt. Sau một tuần đàm phán, đơn vị này đạt được thỏa thuận bản quyền, tiến hành dịch thuật, biên tập.

    Ông Lê Hoàng Thạch - CEO VoiZ FM, đơn vị phát hành sách nói Vaxxers - chia sẻ: “Chúng tôi ở TP.HCM, chứng kiến đại dịch thời gian qua, cảm thấy việc phổ cập kiến thức y học rất quan trọng. Chúng tôi hào hứng khi tham gia dự án sách Vaxxers và sách kiến thức y học khác. Hy vọng kiến thức được phát qua sách nói sẽ hữu ích với mọi người”.

    Sách Vaxxers kể về hành trình tạo ra vaccine AstraZeneca chỉ trong khoảng 12 tháng. Thời gian thông thường tạo ra các loại vaccine khác trước đây là vài năm cho đến vài chục năm.

    Ngày đầu tiên năm 2020, Sarah Gilbert, giáo sư ngành vaccine tại Đại học Oxford (Anh), đọc một bài báo về bốn người ở Trung Quốc mắc chứng viêm phổi kỳ lạ. Trong hai tuần, bà và nhóm của mình đã nghiên cứu một loại vaccine chống lại virus đáng sợ. Chưa đầy 12 tháng sau, việc tiêm chủng đã bắt đầu được triển khai trên toàn thế giới, tạo tấm khiên cho con người trước đại dịch Covid-19.

    Sách là lời kể của giáo sư Sarah Gilbert và đồng nghiệp của bà, tiến sĩ Catherine Green, về hành trình điều chế vaccine Oxford/AstraZeneca. Các tác giả đã chỉ ra họ chỉ là hai người bình thường cố gắng tìm ra vaccine nhanh nhất có thể.

    PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường - nói một mũi vaccine ta tiêm vào có công của biết bao người, từ những nhà khoa học nghiên cứu, người làm chính sách, đội ngũ bảo quản, vận chuyển… Đáng khâm phục hơn cả là câu chuyện của giáo sư Gilbert - người có tinh thần nhân văn đã đóng góp vào loại vaccine với chi phí thấp, để nhiều người được tiếp cận.
     
  7. haiduong87

    haiduong87 Κράτος - Ragnarok Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/5/04
    Bài viết:
    24,395
    Nơi ở:
    TP HCM
    ăn tiền vac chưa đủ ăn thêm tiền bán sách à !hoang
     
  8. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    vax AZ rẻ mà có ăn được bao nhiêu đâu hai dướng
     
    Vouu3 and genius1611 like this.
  9. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Az bán giá trợ giá mà, mà nhà khoa học nào cũng muốn có sách để đời cho mình cả nên sẽ xuất bản thôi.
     
  10. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,580
  11. eros2610

    eros2610 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/1/09
    Bài viết:
    13,564
    Nơi ở:
    gamevn
    lastsamurai thích bài này.
  12. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,580
    quan trọng là cuối năm nào thôi
     
  13. minh77

    minh77 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    3,339
    Ủa tra thì vn đã về là 54tr liều, vậy còn 33 triệu liều kia mới về à ?
     
  14. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    26,580
    chắc 20tr liùe sino :-?
     
  15. minh77

    minh77 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/9/07
    Bài viết:
    3,339
    Trong khi ông ngoại với moderna thì chưa thấy đâu !duoi
     
  16. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    cuối năm nha
     
  17. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
  18. Shooter_CD

    Shooter_CD Gian thương trốn thuế Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/1/10
    Bài viết:
    19,392
    Nơi ở:
    Venice
    Ủa mà mấy tr liều của TQ về đợt này là Sinofarm hay Sinovac vậy
     
  19. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    sinopharm chứ sinovac BYT có cấp phép đâu mà nhập hả shút
     
  20. lang băm

    lang băm snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,075
    Vị giáo sư này lại bài tàu vkl
    Bài thì nói về coronaVAC trong khi việt nam chỉ có sinopharm.
    Mà khoái lạc hiệu quả như vậy còn chê.
    Chê cái giao hoan đất trời mẹ mày, có tiêm là mừng rồi.
    Thứ khốn nạn giết người.
     
    Vouu3 and lastsamurai like this.

Chia sẻ trang này