Mình gặp một case như thế này nhờ các luật sư GVN giải thích hộ về khía cạnh pháp luật. Sự việc tạm gọi là mâu thuẫn gia đình diễn ra giữa thằng A, thằng B và ông C diễn ra trong căn nhà XYZ, bỏ qua vấn đề hòa giải nhé, đi thẳng vào pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bảo vệ quyền lợi). 1. Ông C có chủ quyền một căn nhà, gọi là căn nhà XYZ. Thằng A đăng ký tạm trú trong căn nhà đó cùng ông C, thằng B thì nằm trong hộ khẩu của căn nhà đó nhưng lại tạm trú ở chỗ khác. 2 thằng A B đều là con cháu trong nhà của ông C. 2. Thằng A đi vắng, trong thời gian thằng A đi vắng, thằng B tới khóa cửa, không cho thằng A vào nhà, giữ luôn khối tài sản mấy chục đến trăm triệu đồng của thằng A trong nhà, cùng với những giấy tờ tùy thân và giấy tờ được pháp luật công nhận (cmnd, hộ chiếu, hợp đồng lao động...) khiến thằng A mất quyền cư trú hợp pháp, không thể sử dụng giấy tờ, tài sản và phương tiện làm việc đã bị giữ trong nhà. 3. Thằng B cầm hung khí (gậy gộc, lận dao) đi tuần hằng ngày, để dọa thằng A không cho tới thu hồi tài sản. 4. Sau một tuần năn nỉ mà không được, thằng A đã báo cơ quan công an địa phương và tổ dân phố, bây giờ thằng A làm gì tiếp theo để lấy lại tài sản và giấy tờ hợp pháp của mình?
Ca này khó, nếu đã năn nỉ cả tuần không được thì con đường hòa giải khó thành, xin lấy giấy tờ, tài sản mà nó khóa cửa không chịu đưa ra. Theo quy trình thì làm đơn kiện bên B chiếm giữ tài sản. Tòa thụ lý, hòa giải, ra bản án, đưa qua thi hành án. Tóm lại là năn nỉ xin nó tiếp đi, kêu nó đưa tài sản giấy tờ ra ngoài cửa dùm, không có ý định vào nhà đâu.
Như mục 3 thì anh B cũng ko vô được nhà mà dùng thêm khóa để ko cho ai vào? Nếu vậy sao ko tìm cách phá khóa lúc nửa đêm?
A nhanh trí mua khóa chống trộm, tầm 2g sáng khóa luôn nhà XYZ, nhắm hành động thật nhanh trong tầm 3p xong rút ngay Rồi qua hôm sau chờ thử xem chuyện gì xảy ra Nói vui là vậy nhưng cần làm rõ vài vấn đề, ai con ai cháu nói rõ, ông C còn sống hay đã mất
Case này về lý thuyết chỉ có khởi kiện ra tòa, chờ tòa yêu cầu thi hành án cưỡng chế trả lại tài sản. Còn thực tế cho ông can ít tiền để bảo kê vào lấy lại tài sản là nhanh nhất.
Update: Ông C già rồi (hơn 80 tuổi), không còn sức lực hay tinh thần để bem lại thằng B. Thằng A là cháu ông C, ở chăm ông C hơn 10 năm nay, thằng B là con ông C sợ thằng A ở lâu giành nhà (hoặc được ông C thương mà di chúc cho, nên về khóa cửa nhà lại). Lấy đồ (chủ yếu là giấy tờ tùy thân, dữ liệu trong các thiết bị máy tính), chứ nhà thì thằng A nó có vài cái.
mấy vụ nào khó giải quyết chớ chả lẽ vụ này len báo cong an ko ai xuống giải quyết ? thành phố nhiều công nhân nghành vậy à