thằng B cán bộ nhưng mà bị bệnh sức khỏe suy giảm, chưa tới tuổi hưu nhưng phải hưu non, nói chung hơi nát. bị cho về non chả có chức tước gì nên quạo lên kiếm chiện đủ thứ luôn.
Ca này khá giống ông anh mình nhưng có điều là hùn hạp mở cty. Thằng kia thì giữ hết giấy tờ, còn anh mình đứng tên hết tài sản. Nó ôm hết giấu về nhà ko cho ông anh mình đụng vô, ổng thấy bất ổn nên tìm cách lấy lại, ròng rã chửi bới um trời. Sau phải đàm phán là chi cho bao tiền rồi vô nhà nó kiểm tra đủ giấy tờ hết để bàn giao. Nhưng chuyện ko chỉ có vậy, ông anh mình thì dắt theo gần chục người bảo là mướn bên kế toán tới kiểm đếm giùm, rồi mỗi người kiểm tra 1 phần, chỉ chực chờ hiệu lệnh là ôm hết chạy ra ngoài. Hậu quả là rùm beng hết cả khu phố, thằng kia lại là cháu công an quận nữa nên ông can hửi dc mùi thì chạy xuống nhanh cứ gọi là vkl. 1 bên thì tự xưng giám đốc cty sở hữu giấy tờ cty, 1 bên thì bảo nhà bị cướp. Rồi nắm tay nhau lên phường thi độ lỳ tiếp Nói chung mấy case này ai muốn hòa giải thì phải chịu thiệt thôi, còn ko thì cứ bày kế sao cho tận tay cầm dc giấy tờ rồi tính tiếp đường muốn êm xuôi hay ăn thua đủ
Nếu " đúng " như con te kể thì khác chứ bạn.. Chả có hùn hạp gì ở đây mà còn mất cả tài sản cá nhân nữa .. Mà thực ra thì mình chả thấy có cơ sở gì để ông B dám găm hàng thằng cháu ruột mà ông nội lại phải bảo xử lý tình cảm
găm vì thằng cháu A có khả năng được ông C cho kế thừa nhiều hơn tất cả những thằng con của ổng, thế mới ảo nhé
Luật sư cho hỏi nếu 1 người có hành vi ngăn cấm cháu nội được gặp ông thì có vi phạm dân sự hoặc nặng hơn là hình sư không ??
ông C ngủm thì kế thừa theo thứ tự là cha mẹ, vk ck, con ruột rồi mới đến cháu nội ngoại, thằng a làm gì có cửa trong trường hợp có giấy thừa kế hợp lệ thẳng cho a mới được mà cái vụ hợp lệ này khó lên trời vì nào là chứng nhận đủ sức khỏe tâm thần, đủ sự đồng ý của các cấp thừa kế, được chứng kiến pháp lý là ko bị sức ép khi lập di chúc vân vân
Trường hợp bác này có chỗ giống, cũng khác Chú tui, gia đình chú sống tại nhà của bà cô hơn 40 năm, bà cô ở VN 1 mình, con cháu thì ở nước ngoài, gia đình chú thì chăm sóc bà. Khi bà chết, bà làm di chúc để lại toàn bộ tài sản, đất đai cho chú tôi, lúc đám tang thì con cháu của bà về, cám ơn gia đình chú tôi chăm sóc bà bao nhiêu năm nay xong trở về nước ngoài chứ ko đòi tranh chấp gì hết.
Ông C làm di chúc cho chứng thực + luật sư đại diện cả rồi nhé, giờ cái bản di chúc đó ntn và ở đâu cũng chả ai biết, chỉ có ông C + luật sư đại diện biết, chỉ biết là chắc chắn tổng giá trị cái nhà XYZ đó sẽ không có hoặc chỉ có 1 phần của thằng B mà thôi, và rất có thể sẽ có 1 phần (thậm chí có thể là phần nhiều) thuộc về thằng A, và một vài người khác nữa cũng 2/10, 3/10 trong đó... Ý của thằng B là nó muốn all cái nhà XYZ đó, nếu không nó cứ kiếm chuyện quậy miết cho xem.
Thì vấn đề chính là ở chỗ có khả năng ông C di chúc + chứng thực luật sư ngon lành để lại cho thằng A phần lớn đó.
Chuyện cái khóa, sao không hỏi ông C kêu người cắt khóa vào lấy đồ nhỉ? Chỉ cần ông C xác nhận miệng hoặc giấy cho cắt khóa là ok rồi Chuyện nhà cửa thì phức tạp hơn rồi thì không nói.
Giống chỗ bị nó ghim hết giấy tờ éo chịu trả, rồi éo làm dc j nữa đấy. Phải xuống nước để nó cho rờ vào mớ giấy tờ dc trước đã rồi mới tính dc các bước tiếp theo thôi.
Rắc rối vkl, phải tôi thì kêu người đến phá khoá lấy tài sản của mình. Ko gọi đc thợ thì mua máy cắt cầm tay tự tay phá luôn, nhờ bạn đi cùng quay clip lại là xong. Ông B mà đập thì lại ngon quá lúc đấy lại cầm dao đằng chuôi.
Làm như vậy thì được, nhưng sẽ xảy ra xô xát cãi vã, chính là điều mà ông C không mong muốn, cái mà ông C muốn là hai bên ngồi lại nói chiện, giải quyết bằng tình cảm đó mới là thế khó.
Tình cảm cái gì khi ông ko công bố di chúc cho chúng nó biết, rồi đến khi ông nằm xuống chúng nó lại đánh nhau sứt đầu mẻ trán vì tranh dành tài sản, thậm chí cả án mạng. Tình cảm thì gọi 2 thằng B với A+ đến, làm di chúc tao cho tụi mày mỗi đứa 1 nữa. A+ với A ko cần tài sản thì từ chối quyền thừa kế cho thằng B hết là xong.