[KLL] Fujiko Fujio A qua đời

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nh0x@, 7/4/22.

  1. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,642
    Nơi ở:
    神室町
    Ủa thằng Nô bắn súng vô địch server Doraemon là cannon mà, có nâng bi phát nào đâu :))
     
    NFSHP2, victorhugo, K0JIMA and 2 others like this.
  2. katt1234

    katt1234 Geralt of Rivia

    Tham gia ngày:
    7/5/17
    Bài viết:
    20,299
    trình bắn sung nobita nó show mấy truyện lận mà, như quyển hành tinh màu tím nó còn win cả No.1 Sát thủ vũ trụ
     
    knightboss, victorhugo and snoopyy like this.
  3. Sir Artorias

    Sir Artorias SEKIRO「隻腕の狼」 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/4/13
    Bài viết:
    22,174
    Nơi ở:
    Anor Londo
    Cả bọn đang hoảng loạn xong Nobita ở đâu chui ra đứng ung dung tự tại như tất cả nằm trong kế hoạch rồi :))
    tập hành tinh tím thì đấu 1vs1 Nobita vẫn sợ vl
    Thêm quả plot armor boss bị ngu đi nữa


    Cái vụ này nói bao lần rồi mà :))
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/4/22
  4. Siscon

    Siscon Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/8/11
    Bài viết:
    10,668
    ko phải nâng bi mà rúsh vô lý thì đúng hơn,lúc đấy thằng boss đang cướp xác của bức tượng không lồ càn quét,outplay hết phe mon,tự nhiên con boss khùng lên đòi cướp xác thằng nhóc yếu ớt làm mẹ gì để thằng nô nó one hit one kill.Khúc này hồi nhỏ mình đọc,mặt mình cũng đã thế này :4cool_confuse: .Nhưng cũng quen vs mấy cái mô tip rush end thế này rồi nên kệ
     
    snoopyy, Sir Artorias and katt1234 like this.
  5. katt1234

    katt1234 Geralt of Rivia

    Tham gia ngày:
    7/5/17
    Bài viết:
    20,299
    à tôi nhớ đoạn đó rồi nó giả điên cho con ký sinh trùng bay ra rồi bắn, đoạn đó OCC thật
     
  6. snoopyy

    snoopyy Liu Kang, Champion of Earthrealm ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/1/05
    Bài viết:
    5,321
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    :)) xử lý kỳ cục, lật kèo lạ thật nhưng mà thôi kệ đi, Doraemon mà ai thích thì coi thôi, nghiêm túc quá làm gì =)).
     
    Netorare01 and Sir Artorias like this.
  7. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    20,557
    đúng mỏng lét thật :))
    IMG_20220408_162523.jpg
     
  8. giahuypro

    giahuypro You Must Construct Additional Pylons Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/07
    Bài viết:
    8,982
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    [​IMG]

    ae còn nhớ bọn này ko =)) bọn này cũng hài :))
     
    Netorare01 and xDarkxAngelx like this.
  9. skaid

    skaid C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/4/08
    Bài viết:
    1,563
    NGƯỜI BẠN LỚN MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
    (PHẦN 1)
    Gần 7 năm anh về cõi vĩnh hằng, giờ tôi mới viết về Anh. Liệu tôi có phải là đứa vô tâm, vô tình?
    ***
    Anh là Nguyễn Thắng Vu, sinh năm 1935, mất ngày 14-10-2010, nguyên Giám Đốc Nhà Xuất Bản Kim Đồng- nơi tôi cộng tác trong suốt 20 năm (từ 1992 đến 2012). Về tuổi đời tôi thua anh đúng 2 con giáp (24 năm), đáng lẽ tôi phải xưng hô chú-cháu, nhưng từ đầu chúng tôi đã là anh em- và mãi là thế…
    Chẵn 18 năm tôi làm việc cùng Anh, nhưng thực sự tôi gắn bó với Anh nhất là 5 năm đầu (1992-1997). Đó là thời gian tôi giúp Kim Đồng biên soạn 2 bộ manga lớn của Nhật Bản: Đôrêmon và 7Viên Ngọc Rồng, (bộ Conan cũng do tôi biên soạn là mãi sau này- 2005) … Đó cũng là thời gian tôi nhớ sâu đậm trong lòng hình ảnh một người anh lớn gần gũi, tình cảm, một cộng sự đồng cam cộng khổ trong công việc (Anh chưa bao giờ nhận mình là sếp của tôi, và trong công việc thực tế cũng chưa bao giờ chỉ đạo tôi phải làm gì…)
    Tôi nhớ mãi ngày đầu anh Vu đến tìm tôi (tháng 8 năm 1992, khi ấy tôi và Thiên Nga còn ở hẻm Nhà Thờ Vườn Xoài, đường Lê Văn Sỹ). Lúc đó khoảng 7giờ tối, anh Vu đáp máy bay từ Hà Nội vào và tìm thẳng đến địa chỉ nhà tôi. Sau lời chào hỏi, Anh đưa cho tôi xem một chồng dầy, gồm nhiều tệp giấy A4 photocopy những trang truyện tranh đen trắng lem nhem, và cho tôi biết đây là bộ truyện tranh Doraemon rất nổi tiếng của Nhật Bản, nhiều năm qua các nhà xuất bản Thái Lan đã in lại nhiều lần và bán rất chạy, anh Vu xem qua thấy nó khá lành mạnh và cũng muốn xuất bản tại Việt Nam nhưng chưa thể… Tôi hỏi Anh còn mắc mứu điều gì mà “chưa thể”? Anh bảo bản thảo có nhiều vấn đề không ổn dù các biên tập viên Kim Đồng đã làm hết sức mình trong suốt gần 2 năm… Anh kể bản thảo dịch xong cả NXB cùng đọc và cùng không cảm, không hiểu được mạch truyện (mà người lớn đọc đã không hiểu, không cảm thì làm sao trẻ con cảm và hiểu được?). Đến lúc đó rất nhiều anh em biên tập Kim Đồng đã chán nản muốn bỏ cuộc, nhưng anh Vu thì không, anh quyết định tìm người xử lý bộ truyện cho kỳ được,… và Anh nghĩ đến tôi!
    Tôi hỏi lý do Anh chọn tôi, Anh bảo Anh biết khả năng của tôi từ lớp tập huấn Kamishibai đầu năm 1992 tại Hànội (Thiên Nga và tôi cùng tham dự lớp này), hơn nữa dù ở xa nhưng Anh đã theo dõi tôi từ lâu, biết tôi ngoài nghề vẽ truyện tranh (comics),còn viết được và viết tốt kịch bản, quan điểm giáo dục lại cứng cựa do từng làm việc mấy năm ở NXB Măng Non (sau này là NXB Trẻ). Anh tin tôi đủ khả năng và bản lãnh xử lý tốt bản thảo để bộ truyện Doraemon tiếng Việt sớm ra mắt bạn đọc. Đôi mắt vị Giám Đốc nhỏ bé gày gò ngồi trước mặt tôi bất chợt long lanh một nỗi niềm tâm huyết, giọng trầm hẳn xuống Anh bảo tôi: “Em phải giúp anh, nếu lần này không được nữa, anh sẽ ôm đống bản thảo này ra cầu Bình Lợi và trầm mình cùng nó!”. Tôi đã xúc động đến lạnh sống lưng, chân tay nổi da gà khi nghe Anh nói thế (mãi sau này tôi vẫn còn rùng mình mỗi khi nhớ lại). Tôi trả lời Anh: Em sẽ cố, nhưng phải cho em 3 ngày để đọc bản dịch và xem bản vẽ (khi đó KĐ chỉ có trong tay bản sách Thái Lan, in rất xấu), rồi em sẽ trả lời làm được hay không. Anh siết chặt tay tôi bảo: Em cứ xem trong 1 tuần, tuần sau trả lời anh cũng được.
    Anh gửi lời thăm Thiên Nga, bé Phi Yến, dặn tôi: “nhớ đọc!”, rồi bước nhanh ra đầu hẻm, con hẻm rất tối… và đồng hồ chỉ 9 giờ hơn!
    Vị Giám Đốc gầy ốm ấy đã dành hơn 2 tiếng đồng hồ chỉ để nói về một bộ truyện tranh trẻ con! Tôi mãi tự hỏi trên đời này có mấy ai đam mê được như thế? Cảm giác trong anh có một ngọn núi lửa luôn ngùn ngụt khát vọng làm sách tử tế cho tuổi thơ.
    Tôi cũng có chút đam mê làm truyện tranh comics từ hồi là sinh viên Đh Kiến Trúc, và dù biết mình chưa đủ tài vẫn luôn đau đáu ước mơ làm được một bộ tranh truyện nhân vật dài hơi cho trẻ con mình. Và bản dịch bộ truyện Doraemon mà anh Nguyễn Thắng Vu trao tận tay tôi tối hôm đó đã giải mã giấc mơ tôi. Tôi nhìn ra ngay: Đây chính là thứ trẻ con Việt Nam đang thiếu, nó đúng là thứ luôn hiện ra trong giấc mơ tôi: một bộ truyện tranh nhân vật dành cho trẻ con, giàu tính nhân văn để giáo dục trẻ, đồng thời giàu tính giải trí để trẻ giải tỏa căng thẳng sau những giờ học ở trường.
    Tôi dành cả đêm hôm đó đọc ngấu nghiến đến kỳ hết chồng bản thảo photocopy, và nhìn ra những điều chưa ổn của nó. Anh Vu đã đúng, nếu cứ để y thế này xuất bản là cầm chắc thất bại. Và tôi quyết định: phải xử lý cho được hai vấn đề lớn của bản thảo: 1/văn phong lời thoại, và 2/những chi tiết nhạy cảm không phù hợp với văn hóa Việt (xin nhớ đó là năm 1992, VN chỉ vừa mở cửa, phong tục tập quán văn hóa của ta chưa thoáng như bây giờ, phụ huynh khi đó rất chặt chẽ, khó tính trong giáo dục con em…)
    Tôi bỏ ra 2 đêm nữa sắp xếp và viết lại (Việt hóa) toàn bộ số trang bản thảo cho vừa đủ 2 tập (trên 200 trang truyện), đọc lại đã thấy hài lòng: tâm lý, tính cách các tuyến nhân vật đã ổn, văn phong lời thoại đã nuột nà hơn, cốt truyện đã mạch lạc rõ ràng, không còn rối rắm… và hơn hết: nội dung tổng thể đã sạch sẽ, lành mạnh, tính giáo dục được nâng cao tối đa (tôi quyết định sửa, và khi cần cắt bỏ thẳng tay những hình ảnh nhạy cảm trong truyện- nhiều nhất là cảnh Xuka tắm truồng, Chaien bạo lực với bạn…) , … Chưa yên tâm, tôi nhờ con gái (Phi Yến lúc đó 8 tuổi) đọc lại, cháu thực sự thích thú, khen hay. Tôi lại nhờ Thiên Nga (lúc đó phụ trách tờ Nhi Đồng TpHCM) biên tập lần cuối câu chữ, moras… Thiên Nga cũng rất khen ngợi và ủng hộ cách tôi xử lý kịch bản… Tôi thở phào: khâu khó khăn nhất là bản thảo đã được giải quyết! Đêm đó tôi ngủ rất ngon…
    Gần sáng tôi bật dậy, pha một bình trà, nhâm nhi miếng bánh bông lan Thiên Nga vừa nướng (Nga làm bánh rất ngon), rồi ngồi vào bàn viết ngay cho anh Vu một bản “luận chứng kinh tế kỹ thuật” dài 8 trang giấy manh A4: Về Việc Phát Hành Bộ Truyện Tranh Đôrêmon (Bản Luận Chứng Kinh Tế này anh Vu rất quý, anh bảo anh luôn giữ nó trong ngăn kéo bàn làm việc, để ghi dấu kỷ niệm những ngày đầu làm Đôrêmon)
    Thời gian qua đã lâu, tôi chỉ nhớ những điểm chính đã trao đổi với anh Vu qua bản LCKT này:
    1/ Về bộ sách : Đây là bộ truyện rất hấp dẫn, hứa hẹn sẽ là “Con Gà Đẻ Trứng Vàng” cho NXB nếu biết cách xử lý, khai thác.
    2/ Phải có bài bản xử lý theo hướng lành mạnh hóa tối đa kịch bản: văn phong phải trong sáng phù hợp với ngôn ngữ trẻ con Việt, hình vẽ tuyệt đối không dung tục, không bạo lực.
    3/ Chọn hình thức xuất bản định kỳ mỗi tuần để đảm bảo trẻ con theo dõi liên tục bộ truyện, không bị gián đoạn (đây cũng là tiền đề quyết định doanh thu!)
    Tiếp đó tôi đề xuất:
    - Có quy chế làm việc đặc biệt cho tôi (Hs Đức Lâm) để bảo đảm hiệu quả công việc: 1/Tôi chỉ làm việc đơn tuyến với một-mình-Giám-đốc-Vu, chứ không làm việc với bất kỳ BTV nào khác (xin lỗi phải nói thẳng: trước đó tôi đã cộng tác với Kim Đồng nhiều năm, quá rõ cơ chế làm việc lề mề bao cấp một thời của các NXB TW...cung cách đó không thể phù hợp để làm một bộ sách dài hơi như Đôrêmon) 2/ Cho tôi toàn quyền xử lý bộ truyện tranh theo-cách-của-tôi, ngược lại tôi cam kết đảm bảo tính giáo dục và cả tính giải trí của tác phẩm
    -Về sản xuất phát hành: 1/Xác định đối tượng bộ truyện chính là trẻ con Miền Nam, nên tôi đề nghị công tác in và phát hành phải do Chi nhánh trong Sài gòn thực hiện. 2/ Vì bộ truyện sẽ phát hành định kỳ nên tôi đề xuất việc chế bản, bình bản ( tức mông-ta trên súp-po, do lúc đó công nghệ in còn lạc hậu, chưa bình bản trên máy như bây giờ ) sẽ làm ngay tại Chi nhánh KĐ, tôi trực tiếp đứng làm việc này thời gian đầu. Làm việc này tôi sẽ cực, nhưng bù lại sẽ rút ngắn thời gian sản xuất, vừa bảo đảm bản thảo không thất lạc ra ngoài. 3/Chuẩn bị việc ra mắt bộ truyện bằng cách cho in các affiche A3, dán tại các nơi công cộng: trường học, cung văn hóa… Đồng thời mở ngay một quầy sách tại Chi nhánh 268 NĐC, sẵn sàng phục vụ khách hàng mua lẻ…
    (….Và còn một số đề xuất khác nữa trong bản luận chứng, tôi không nhớ hết….)
    Viết xong bản Luận chứng Kinh tế thì trời cũng sáng. Tôi đóng gói nó chung với hai tập truyện Đôrêmon đã biên soạn hoàn chỉnh, rồi đem lên cho anh Liễn trưởng Chi nhánh, nhờ anh chuyển ra Hà nội cho anh Vu.
    Sau đó gia đình tôi có một chuyến nghỉ mát ngắn ngày đầm ấm. Đi chơi vui, nhưng trong lòng tôi có chút nghi ngại: những đề xuất của mình quá mới trong bối cảnh một ngành xuất bản còn nặng nề bao cấp, liệu anh Vu có dám nghe tôi làm tới? và liệu anh có thuyết phục được Ban Biên Tập? À mà đó là chuyện của họ, tôi đã làm hết sức để không phụ lòng anh Vu, vị Giám Đốc mà tôi rất nể trọng, quý mến ngay từ buổi đầu gặp nhau bàn công việc, buổi tối trong căn nhà nhỏ của tôi, con hẻm Nhà Thờ Vườn Xoài, trên đường Lê Văn Sỹ!

    (HẾT PHẦN 1)
    ***
    (Ở những phần sau:
    -Đôrêmon- Sự kiện xuất bản lừng danh năm 1992
    -Ngôi nhà chung 268 Nguyễn Đình Chiểu- bao kỷ niệm với anh Vu và Chi nhánh Kim Đồng
    -Về hai bộ manga 7 Viên Ngọc Rồng (bản in 1994) và Conan (2005)
    -Công ước Berne về luật bản quyền: đến lúc tôi chia tay anh Vu…
    -Và nhiều chuyện khác nữa giữa chúng tôi, bây giờ mới kể…
    … Mời theo dõi tiếp, nếu bạn chưa chán! )

    NGƯỜI BẠN LỚN MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
    (PHẦN 2)
    “Những người đã khuất vẫn sống mãi, khi nào ta còn nhắc đến họ”
    **************
    *VÀ ANH ĐÃ BẬT ĐÈN XANH LỆNH KHỞI ĐỘNG!
    (viết tiếp phần 1)
    Đi nghỉ mát về, tôi nhận được tin nhắn từ anh Liễn: Anh Vu muốn gặp Đức Lâm càng sớm càng tốt!
    (Mở ngoặc nói thêm: năm 1992 liên lạc thông tin ở VN còn khó khăn, đtdđ chưa có, nhà nào khá giả hoặc có quen biết mới lắp được điện thoại bàn, đến giữa năm 1993 mới có dịch vụ nhắn tin phonelink. Bấy giờ ông nào có một cái tít tít đeo thắt lưng quần là tha hồ… oách! Lúc đầu Chi Nhánh liên lạc với tôi chủ yếu qua giao liên, vài tháng sau CN trang bị phonelink cho tôi rồi gắn điện thoại bàn ở nhà Lê Văn Sỹ, việc liên lạc từ đó thông suốt hơn, chúng tôi cũng đỡ vất vả đi tới đi lui)
    Lại nói, ngay cuối tuần đó Anh Vu từ Hà nội bay vào, ghé thẳng nhà tôi với chồng bản thảo trĩu nặng trên tay. Anh đến lúc 6 giờ chiều… Đặt hành lý xuống, việc đầu tiên của Anh là ôm tôi thật chặt, rồi xiết tay tôi, lắc mạnh…; mắt loáng nước, Anh bảo tôi: “Chúc mừng! Em làm rất tốt, ngoài mong đợi của anh!”
    Tối đó chúng tôi có cuộc bàn luận sôi nổi, kéo dài suốt 3tiếng đồng hồ quên cả cơm nước, để thống nhất kế hoạch chi tiết cho trận đánh lớn: quyết đưa Đôrêmon chinh phục thị trường truyện tranh thiếu nhi ( mà hiện tình khi đó đang rất èo uột, số lượng in mỗi tựa truyện tranh do hs Việt vẽ chỉ khoảng một đến hai ngàn bản!). Tôi rất vui vì Anh Vu đồng ý toàn bộ các đề xuất của tôi trong bản "Luận Chứng Kinh Tế" tôi gửi anh trước đó (sau này tôi có hỏi sao Anh tin em đến thế? Anh bảo: Không tin em thì tin ai? Em vững chuyên môn comics, lại hiểu rõ thị hiếu bạn đọc trong Nam, trong khi Anh chẳng biết gì… Hì, là Anh khiêm tốn nói thế thôi!…). Gút lại, Anh nhờ tôi trong 2 tuần hoàn chỉnh xong cho Anh 4 tập Đôrêmon đầu tiên, để đưa vào kế hoạch, phấn đấu ra mắt bạn đọc ngay trong năm 1992 này. Tiếp đó Anh hỏi tôi hiện đang cộng tác với những đâu? thu nhập được bao nhiêu tất cả ? Tôi bảo mình đang phụ trách mỹ thuật hai tờ bán nguyệt san Sổ Tay Nội Trợ và Kiến Thức Phổ Thông chỗ anh Ước (doanh nghiệp phát hành tư nhân, lúc đó được gọi là đầu-nậu-sách), ngoài ra tôi còn vẽ truyện tranh cho các báo TNTP, NĐTW, và tất nhiên cả tờ Nhi Đồng thành phố- tờ báo Thiên Nga đang phụ trách. Tổng cộng thu nhập của tôi là….chừng này. Anh Vu bảo tôi: Em ngưng hết mọi việc đó lại, tập trung làm Đôrêmon cho Anh, trước mắt Kim Đồng sẽ trả em một khoản tiền… bằng chừng ấy! Tôi ngần ngừ khó xử: việc bỏ vẽ cho trang Gia Đình Búp Bê báo Nhi Đồng TP là không thể được, vì cũng như ThNga, tôi rất thương tờ báo! Còn với anh Ước lại là chỗ thân tình, anh đang cần mình bỏ ngang sao được! Anh Vu quyết định nhanh như chớp: Việc em vẽ cho Thiên Nga cứ tiếp tục, còn chuyện anh Ước để anh giải quyết! (Sau đó đích thân Anh Vu đã đến gặp anh Ước, thương lượng thế nào đó anh Ước OK “buông” tôi liền. Về sau anh Ước trở thành một trong những đầu mối phát hành lớn nhất của Kim Đồng, còn tôi chịu ơn anh Vu, đã giúp tôi trọn vẹn nghĩa tình với bạn bè)
    …Mọi chuyện vậy là thông, cuộc bàn luận kết thúc lúc… 9 giờ tối, hai anh em đói run nhưng Anh Vu nhất định đòi về để trả tôi cho Thiên Nga. Tôi tiễn Anh ra đầu hẻm, bịn rịn mãi chưa hết chuyện, cả hai anh em quá hưng phấn, mơ mộng một viễn cảnh huy hoàng không xa (lạc quan tếu chút!)

    *BẮT ĐẦU NHỮNG NGÀY VẤT-VẢ-MÀ-VUI VỚI EM MÈO MÁY!
    Được Anh Vu nhấn nút lệnh khởi động , tôi bắt tay ngay vào việc biên soạn bộ truyện với tâm thế háo hức của một người đi chinh phục. Càng làm tôi càng bị nhân vật chú mèo máy cuốn hút, đến mức để nó tự do tung tăng chui vào cả những giấc mơ chập chờn... Mỗi lần ngồi vào bàn viết, tôi hòa mình ngay với nhóm bạn Nôbita, Xuka, Chaien, Xêkô… để nhí nhố, tung hứng cùng nhau trên từng trang giấy. Mọi người có thể không tin, nhưng có lúc tôi nhập tâm đến nỗi không còn biết mình đang là người lớn nữa (về điểm này những nhà sáng tác văn học thiếu nhi chắc đồng cảm với tôi!)… Có thể nói công việc biên soạn, Việt-hóa bộ Đôrêmon, với tôi là một quá trình lao động vất vả, hao tâm tổn trí nhưng hạnh phúc. Rất nhiều lúc gặp những trang bài khó xử lý, tức muốn òa khóc như trẻ nhỏ… và khi “xử” được nó rồi thấy sướng vô biên, cái sướng của người chiến thắng!
    Cám ơn Thiên Nga đã thấu hiểu nỗi đam mê của chồng, không nỡ cằn nhằn những buổi chồng làm việc xuyên đêm quên ngủ, thầm lặng chăm chút cho anh từng bình trà nóng, ổ bánh bông lan nướng lò- thơm lừng cả xóm giấc trưa…
    Cám ơn cả bà cụ bán xôi đêm, tiếng rao nhừa nhựa, cứ tầm 11 giờ khuya lại gõ nhẹ cửa sổ, đẩy vào cho tôi gói xôi đậu nóng hổi, giúp tôi qua cơn đói để thức cùng … em mèo mê bánh rán mà sợ chuột!
    Không quên cám ơn con gái Phi Yến… Từ lúc Bố chơi với Bác Vu, Bố chẳng còn thời gian chở con ra công viên chơi cầu lông nữa… và con đã không giận Bố ( À mà giận gì cơ chứ, bù lại, con luôn có những phút giây háo hức chờ Bố cho đọc sớm những trang bản thảo mới nhất Bố vừa hoàn thành, thích quá còn gì!…)

    *ANH VÀ EM, VÀ CHI NHÁNH CÙNG “VÀO TRẬN! “
    Gặp và giao việc cho tôi xong, anh Vu ở lại Chi Nhánh cắt đặt công việc cho anh em. Thời gian này tôi tập trung biên soạn, nhưng cũng thường tranh thủ đến 268NĐC gặp Anh và các anh Liễn, anh Bùi Anh cùng bàn bạc tiến độ in ấn, chuẩn bị cho kế hoạch phát hành những tập Đôrêmon đầu tiên. Những đề xuất của tôi lần lượt được đáp ứng: khoảng sân trước Chi Nhánh lởm chởm xà bần, um tùm cỏ dại được san phẳng, tráng xi măng sạch sẽ, một quầy sách xinh xắn chuẩn bị hình thành; mẫu affiche khổ A3, tôi thiết kế hình chú mèo máy Đôrêmon trên nền vàng bắt mắt được anh Bùi Anh cho in trên giấy couchée láng đẹp, đã được chở về chất đống, sẵn sàng chờ tung ra các nẻo đường, trường học… Tôi cũng cho chở chiếc bàn mông-ta ở nhà lên Chi Nhánh (để đỡ tốn tiền đóng mới), sẵn sàng cho công việc bình bản…
    Giờ nói thì nhẹ nhàng, nhưng để thực hiện những việc này khi đó là cả một vấn đề! NXB Kim Đồng cho đến năm 1992 vẫn là đơn vị được nhà nước bao cấp, vốn kinh doanh hạn chế, tiền mặt Chi Nhánh eo hẹp, việc chi thu phải tính chi ly từng đồng (chỉ riêng tiền vé máy bay để Anh Vu đi ra đi vào đã là bài toán đau đầu cho bộ phận tài vụ Chi Nhánh lúc đó!).
    Tôi biết hết đấy, bạn Quỳnh Hoa thân mến! Tôi biết mỗi lần tôi đến Chi Nhánh “thầm thì to nhỏ” với Anh Vu là mỗi lần bạn hoang mang : không biết ông Lâm này còn bày trò gì nữa đây? Hết làm sân đến xây quầy sách, in affiche… sắp tới lại phải chi tiền làm cái này, mua cái nọ cho mà xem… Đôi lúc bắt gặp ánh mắt lo toan của cô kế toán trưởng xinh xắn, người giữ tay hòm chìa khóa cơ quan, tôi rất thương và thông cảm, muốn nói gì đó trấn an bạn mà không thể… Đến lúc đó tôi rất vững tin bộ Đôrêmon sẽ thành công lớn, nhưng niềm tin đó của tôi- với bạn- vẫn mới chỉ là dự cảm… mà dự cảm là cái gì đó mù mờ, mông lung lắm…
    Ngay cả với Anh Vu, tôi biết Anh cũng không hoàn toàn lạc quan như tôi, ở Anh vẫn có một nỗi sợ thất bại che dấu khéo… Cũng phải thôi, anh gánh trách nhiệm to lớn với cả cơ quan, cú “áp phe” này (tạm gọi thế…) Anh đặt cược quá lớn, Anh có nhiều thứ để mất, còn tôi một họa sĩ tự do thì có gì để lo mất? Càng gần đến ngày hẹn với nhà in, Anh càng lo lắng, luôn tham vấn tôi: in số lượng bao nhiêu đây? Năm nghìn có nhiều lắm không? Tôi bảo: Anh cứ cho in mười nghìn mỗi tập, em tin sẽ bán hết… Anh tròn mắt nhìn tôi, nghi ngại… Ừ, không nghi ngại mới lạ!
    Trở lại công việc, tôi đã lỡ vạch ra mọi kế hoạch, nên giờ phải cực thân. Các bạn nghe tôi liệt kê những phần việc riêng-một-mình-tôi phải làm cho mỗi tập Đôrêmon lúc đó, tuần nào cũng như tuần nào để bảo đảm tiến độ in, trong suốt 2 năm ròng rã: 1/Biên soạn, Việt hóa bản dịch (108 trang mỗi tập); 2/ Vẽ màu bìa 1, trình bày nội dung bìa 4 (tất cả làm bằng tay, lúc đó làm gì đã có computer, photoshop…); 3/Xử lý (thủ công) hình ảnh 108 trang ruột: chỉnh sửa, cắt cúp bản phim (thực ra là bản photocopy trên giấy calque, để tiết kiệm chi phí vì chụp phim rất đắt); 4/ Bình bản (mông-ta) trên súp-po (ai từng làm nhà in những năm 90 mới hiểu những từ chuyên môn này). Riêng công việc mông-ta này tôi học lóm được từ nhà in trong thời gian còn là họa sĩ phụ trách kỹ mỹ thuật ở NXB Măng Non (sau đổi tên là NXB Trẻ), lần đầu Anh Vu tận mắt thấy tôi làm việc này một cách điêu luyện, thành thạo trên bàn kính thì rất nể, bảo nhìn tôi làm việc sướng mắt như đang xem múa ba-lê…hehe... Cũng may, được vài tuần thì CN kiếm được bạn Cúc, cùng phụ tôi làm công việc mông-ta này, để tôi được rảnh tay tí chút…
    Hì, các bạn họa sĩ trẻ đang làm công việc trình bày sách nãy giờ nghe chuyện của tôi chắc lạ lẫm, ái ngại lắm? Đúng vậy! thời chúng tôi họa sĩ làm sách cực thế đấy! Giờ các bạn quá sướng, phương tiện hiện đại đầy đủ trong tay, các bạn không làm tốt công việc sẽ là đáng-đánh-đòn lắm lắm!

    ***Có lẽ tôi phải tạm ngưng phần này ở đây vì viết dài quá rồi, mọi người đọc sẽ ngán… Xin được nối tiếp nội dung này ở phần sau, cảm ơn mọi người đã bỏ thời gian đọc!…

    NỘI DUNG PHẦN 3:
    -“Uncle VU team”- không bao giờ quên những ngày sát cánh bên nhau.
    -Buổi phát hành tập Đôrêmon đầu tiên ở Nhà Thiếu Nhi Thành phố- cười mà rơi nước mắt.
    -Báo chí vào cuộc, mổ xẻ Hiện Tượng Đôrêmon.
    -Cái duyên với nhà báo Hữu Thiện, chủ xị Văn Phòng Đôrêmon.

    NGƯỜI BẠN LỚN MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
    (Hồi ký 9 phần)
    (PHẦN 3)
    ***Đừng đập mọi người ơi! Ngôi nhà có linh hồn đấy… Nó đang khóc!!!***

    (Rất xin lỗi mọi người, tôi phải dành trọn phần 3 này để viết về một nhân vật đặc biệt, một người bạn mà mỗi lần nghĩ đến tôi không khỏi rưng rưng nỗi nhớ, thương bạn!)

    *VỀ NGÔI NHÀ 268 NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NƠI BỘ ĐÔRÊMON -BẢN VIỆT HÓA (1992) RA ĐỜI
    Trước khi nhận làm bộ Đôrêmon 1992, tôi đã có nhiều năm cộng tác với NXB KĐ (vẽ truyện tranh, minh họa), và thường xuyên lui tới văn phòng Chi nhánh KĐ tại TpHCM – số 268 NĐC quận 3.
    Từ bao giờ không biết, địa chỉ này đã rất quen thuộc với tôi. Quen từ kiến trúc ngôi nhà- phòng ốc, cầu thang, lối đi… đến những người bạn dễ thương làm việc ở đó.
    Đó là một biệt thự xây kiểu Pháp, có một sân rộng rợp mát bóng cây. Giờ nhắm mắt lại, tôi có thể mường tượng mình đang bước lên mấy bậc tam cấp cầu thang bên trái, ở đó tôi sẽ gặp một terrace (hàng hiên) nhỏ xinh hình bán nguyệt kê bộ salon tiếp khách… Gần như lần nào tới liên hệ, tôi cũng gặp Nhà văn, Họa sĩ Thy Ngọc ngồi làm việc ở đó, với cây bút đỏ và xấp bản thảo trên tay. Ông là cây đại thụ, có mặt từ khi NXB KĐ ra đời (1957). Cuộc đời ông gắn chặt với KĐ cho tận đến lúc mất (12g20 ngày 23/12/2012). Hồi đó lần nào thấy tôi đến ông cũng vồn vã mời ngồi, thăm hỏi, tôi thấy ngượng và thầm cảm kích cách ông tiếp đãi, vì tôi khi ấy chỉ là một họa sĩ trẻ mới tập tễnh vào nghề… Nối tiếp phần terrace là phòng khách chính, cũng là phòng hành chánh, kế toán, tài vụ. Cộng tác viên chúng tôi thích tới lui phòng này nhất, để được lãnh nhuận bút, và để được trò chuyện cùng cô Kế toán trưởng Quỳnh Hoa, xinh tươi như hoa quỳnh với phong cách tiếp chuyện nhẹ nhàng, lịch sự mà ấm áp, gần gũi (đây cũng là phong cách tạo nên thương hiệu Kim Đồng, nó giải thích lý do tại sao nhuận bút ở KĐ không cao, nhưng CTV vẫn thích tìm đến hợp tác)… Ngồi ở một góc khuất, là anh Bùi Anh (mất ngày 13/7/2014)- một nhân vật hiền lành ít nói, lúc còn biết ít về anh, tôi thấy anh khô khan khó gần, sau này làm việc chung hiểu anh nhiều mới biết anh là thương binh, sống cùng nhiều mảnh đạn còn lưu trú trong đầu. Thương tật vậy mà anh vẫn làm việc ngon lành, với tài điều hành sắc sảo đã góp công lớn trong thành công của bộ Đôrêmon và nhiều bộ manga khác sau này… Tạm biệt Quỳnh Hoa, anh Bùi Anh, giờ tôi phải lên lầu đây- để đến nơi tôi thích đến nhất trong tòa nhà 268 này: phòng họa sĩ Đức Liễn. Tiếp tục nhắm mắt, tôi lần theo 21 bậc thang bằng đá mài mát lạnh, đi tiếp đến cuối một hành lang tối, rẽ trái là đến phòng làm việc của anh. Đó là một không gian nhỏ và nóng – nhất là về mùa hè, vì cửa sổ chính mở ra ngay hướng Tây. Trong phòng không có bàn ghế, khách đến chơi được anh “như-vậy-là” mời ngồi đất, và được anh chia cho chiếc quạt nan, khách chủ vừa trò chuyện vừa phe phẩy. Sau vài cốc chè (đến Kim Đồng CTV luôn được uống nước chè Thái Nguyên pha rất đậm), và sau chuyện bản thảo, bản vẽ, luôn là những câu chuyện về chiến trường Nam Bộ với ký ức về những đồng đội đã hy sinh của anh, những bức tranh ký họa dang dở mà anh rất quý (và quý ai lắm anh mới cho xem.)… Anh Liễn quý tôi, và tôi cũng quý anh Liễn, quý và thương cái nết hiền lành, chịu khó, khiêm cung ở anh. Trong tôi luôn nhớ mãi một buổi trưa nắng, anh đạp xe đến tận nhà tôi (lúc tôi còn độc thân, ở khu Nhiêu Lộc Cống Bà Xếp), để trả nhuận bút Kim Đồng, những đồng nhuận bút toàn giấy bạc nhỏ vuốt thẳng, được anh lấy ra từ túi áo, cái lưng áo đẫm mồ hôi, anh lúng túng lời xin lỗi: vì đại lý chậm trả tiền nên nhuận bút của anh Lâm bị trễ… Giờ nhớ lại, tôi thương anh quá, thương cả NXB Kim Đồng, thương cả tôi- một thời khốn khó!
    Sau này khi Đôrêmon đã đem về lợi nhuận, Chi nhánh được sửa chữa khang trang hơn, tôi chủ yếu làm việc ở phòng anh Vu máy lạnh mát rượi, tiện nghi, nhưng thực tình tôi vẫn thích cái tổ chim nóng nực chỗ anh Liễn… À không, nó không nóng, mà ấm- ấm tình người!
    Nghĩ lại, tôi thật may mắn có được những người bạn dễ thương như những ngừơi ở Chi nhánh KĐ này, và càng may mắn hơn khi đùng cái mình được làm việc chung với họ! Cảm ơn Anh Nguyễn Thắng Vu, Cảm ơn Anh Bùi Anh- Anh Đức Liễn- Cô em Quỳnh Hoa- cùng các bạn Dũng, Nhung, Như Hương, Cúc… Xin cảm ơn tất cả, vì chúng ta đã có một thời gian đẹp đẽ bên nhau, cùng làm việc cật lực để hoàn thành một bộ sách lành mạnh cho trẻ con đất nước này. Chúng ta, chỉ với đội hình ít người, dưới tài chỉ huy xuất chúng của Tư lệnh Nguyễn Thắng Vu, đã có một trận đánh xuất sắc, giành chiến công vang dội, đáng tự hào lắm chứ! Nỗi tự hào không cần huân huy chương, cũng chẳng cần bằng khen, ghi nhận… Tới giờ tôi vẫn tiếc, tại sao sau ngần ấy trải nghiệm chung, anh em mình không có được một buổi gặp mặt nhỉ? Tôi cần gặp, chỉ để được ôm xiết các bạn, thay cho lời xin lỗi: ngày xưa ấy, do quá bận rộn chúng ta ít có những giao tiếp riêng tư để hiểu nhau hơn…
    *Bạch đầu quân sĩ tại
    Vãng vãng thuyết Nguyên Phong*
    Tôi không biết những người lính bạc đầu ngày xưa ngồi kể chuyện Nguyên Phong ở đâu, chắc là một quán nước đầu làng, hay quán rượu bên gốc cây nào đó… Còn bây giờ tiệm café sang chảnh mọc khắp nơi, anh em mình đâu khó kiếm chỗ ngồi ôn chuyện ngày xưa nhỉ? (Quỳnh Hoa chủ xị ngay và luôn đi nhé! Mình còn những ai rủ hết, rủ cả anh Thiện-tất nhiên, rủ thêm bạn Như Hương, Cúc…). Cảm ơn, và cảm ơn các bạn lần nữa!

    Và hơn hết, không bao giờ quên cảm ơn ngôi nhà chung 268 Nguyễn Đình Chiểu. Tôi đâu ngờ có ngày mình được tới lui nơi đây làm việc, được cả Chi nhánh xem như người nhà…, mặc dù giờ làm việc tôi có khác thường: tối 7g tôi mới đến, bàn làm việc là bàn kính mông-ta, được kê ngay phòng khách chính. Trong lúc tôi bận rộn với những bản súp-po, giấy nhũ, băng keo, dao mổ (dao phẫu thuật, để làm công việc bình bản), thì anh Vu, đôi khi là các anh Bùi Anh, Đức Liễn luôn có mặt ngồi bên trò chuyện (chắc để tôi đỡ buồn?). Tôi nhớ mãi những buổi tối yêu thương đó, chỉ có nước trà đặc, cốc cà phê đen không đường (gu uống của tôi xưa nay, anh Vu mua cho tôi của quán ông già nhà bên cạnh), điếu thuốc anh Vu châm giùm, để tôi chống cơn buồn ngủ (lúc đó tôi chưa đoạn giao được với thuốc lá như sau này)… vậy mà câu chuyện của những người đàn ông mới rôm rả ấm áp làm sao... Anh Vu vừa trò chuyện vừa nhìn tôi âu yếm, có lúc trời khuya muộn tôi giục anh đi ngủ, anh bảo không, anh thích nhìn tôi làm việc, thích ngắm đôi tay thoăn thoắt trên bàn kính mờ như múa balê của tôi(!), và anh, luôn là người ra đóng cổng nhà 268 cho tôi những tối làm việc muộn ấy… Tôi sẽ khó quên khoảng thời gian này!
    ***Có một buổi tối như thế, trong bóng tối mờ mờ, chỉ có ánh đèn hắt ngược lên từ bàn kính mông-ta, tôi ngắm nhìn những khuôn mặt bạn bè, đặc biệt khuôn mặt anh Vu. Mặt anh mờ ảo, trông không rõ đường nét, chỉ thấy tia mắt sắc đầy lo toan cho công việc, và một đốm đỏ lập lòe của tàn thuốc lá trên môi anh… Với tôi, đó là chân dung thật nhất, đúng nhất của anh, một con người khiêm tốn, không thích hào quang đám đông, không thích sự tung hô đầu môi chót lưỡi… Em nói đúng phải không ông anh?***

    Trở lại với ngôi nhà 268, sau này được biết nó sẽ bị đập bỏ để xây cao ốc (báo Thanh Niên), tôi buồn quá. Không gian ấy là một trời kỷ niệm buồn vui của tôi với Anh Vu, với những người bạn từng cùng tôi làm việc ở đó bao nhiêu năm… Tôi tiếc cho một kiến trúc đẹp và thầm mong người ta nghĩ lại… Mọi người ơi, ngôi nhà có linh hồn đấy, nó đang khóc…
    Vô ích! Người ta vẫn đập tòa nhà để thực hiện những giấc mơ hiện đại hóa, mang lại hiệu quả kinh tế… Lòng tham, ừ chính lòng tham lợi nhuận đã khiến người ta thẳng tay loại bỏ những kiến trúc nên thơ đẹp đẽ, để dựng lên những tòa nhà kính to đùng xấu xí, vô cảm, vô tri… Ngày tòa nhà bị đập, tôi dựng xe bên kia đường, nhìn người bạn mình bị bức tử mà đau lòng quá… Mãi mãi sau này không có một nơi chốn nào đẹp như thế nữa, với tôi!
    Và mãi mãi sau này, với tôi, NXBKim Đồng chỉ có một Chi nhánh duy nhất ở Tp HCM: 268 Nguyễn Đình Chiểu, thực thể nó giờ không còn nhưng linh hồn nó mãi sống, mãi nằm ngoan trong một góc nhỏ, trong tim tôi!

    (HẾT PHẦN 3)

    *Phần 4: CÁI TÂM VÀ TẦM NHÌN NGUYỄN THẮNG VU
    Mời mọi người đón xem tiếp, và cảm ơn đã đọc phần 3-buồn tẻ này!
    NGƯỜI BẠN LỚN MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN
    (Hồi ký 9 phần)
    (PHẦN 4)-
    “ĐÔRÊMON, SỰ KIỆN XUẤT BẢN LỪNG DANH NĂM 1992”
    **************************
    Phần này tôi viết từ tháng 3/2017, nhưng chưa đăng vội vì đọc lại thấy vẫn thiếu nhiều lắm những gì muốn nói về khoảng thời gian thực hiện bộ truyện Đôrêmon-1992, tuy ngắn mấy năm thôi, nhưng đầy ắp kỷ niệm vui buồn với Anh Vu và các anh chị em Chi nhánh Kim Đồng ở 268 Nguyễn Đình Chiểu. Phần nữa, tôi muốn chờ một chứng nhân quan trọng là nhà báo Hữu Thiện (người phụ trách mục Văn Phòng Đôrêmon, từ tập 16) cùng chấp bút viết chung phần này, đặc biệt là những đánh giá của riêng anh về vị Giám Đốc tài năng Nguyễn Thắng Vu, người bạn lớn của anh em chúng tôi, nhưng thật tiếc vì sức khỏe anh Thiện mấy năm nay không được tốt nên tôi không dám phiền anh… Giờ nhân kỷ niệm 60 năm thành lập NXB Kim Đồng, tôi post bài viết này lên như một lời thủ thỉ, ôn lại kỷ niệm với những người cộng sự yêu mến gắn bó một thời. Bài viết là những hồi tưởng ký ức, nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được các bạn đồng-hành-ngày-đó bổ sung thêm.
    *Tưởng nhớ Anh Nguyễn Thắng Vu, Anh Bùi Anh. Cùng chia sẻ thân thương với Anh Hữu Thiện, Anh Đức Liễn, Anh Phú Kim, Chị Phương Liên, các bạn Quỳnh Hoa, Thanh Dũng, Hữu Minh, Tuyết Nhung, Thùy Dương, Như Hương, Cúc…
    ************************
    *Làm việc cùng Anh Nguyễn Thắng Vu nhiều năm, tôi càng củng cố thêm kinh nghiệm sống cho mình: “MUỐN THÀNH CÔNG, NẾU CHỈ CÓ ĐAM MÊ THÔI CHƯA ĐỦ, BẠN CẦN PHẢI TẬN TÂM, TẬN LỰC TRONG CÔNG VIỆC, VÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT: BẠN PHẢI YÊU CÔNG VIỆC, VÀ SỐNG TRỌN VẸN VỚI NÓ!”*
    *********************************************

    1/ CÁI TÂM VÀ TẦM NHÌN NGUYỄN THẮNG VU
    Những ngày của tháng 11-12 năm 1992.
    Hạn định phát hành Đôrêmon tập đầu tiên ngày càng đến gần.
    Anh Vu đã hoàn toàn yên tâm về chất lượng công việc xử lý bản thảo của tôi, và bắt đầu tập trung cùng Anh Liễn, Anh Bùi Anh, Bạn Quỳnh Hoa bàn việc chọn nơi in ấn, cũng như lên kế hoạch phát hành bộ sách. Thời gian này Anh nhiều lần gọi cho tôi, tham vấn chuyện nhà in, chuyện giấy má, mực màu, và đến cả giá bán mỗi tập sách… Tôi thấy lạ, vì những việc ấy anh có thể tự quyết định cùng Chi nhánh mà?… Sau này tôi mới hiểu đó là phong cách làm việc của anh: luôn tôn trọng, tin tưởng cộng sự, mong muốn sẻ chia rõ ràng để cả ê-kíp làm việc trong sự thông hiểu lẫn nhau, tất cả vì công việc chung. Nói ra có vẻ đơn giản, nhưng không phải lãnh đạo nào cũng làm được điều này. Anh Vu đã làm quá tốt, và tôi hiểu vì sao Vị Tư Lệnh Ngành Xuất Bản này được mọi người yêu mến, nể phục đến thế…
    Làm sao không nể phục Anh được, nếu biết trong suốt “chiến dịch Đôrêmon” kéo dài mấy năm trời, chỉ với một cơ số nhân lực ít ỏi trong tay (chủ yếu là nhân sự chưa tới 10 người của Chi nhánh TpHCM), Anh đã lèo lái công việc trôi chảy đến nơi đến chốn, không một va vấp, từ việc điều hành in, tiến độ phát hành hai miền Nam Bắc, đến việc ngoại giao với báo giới, các văn nhân, bạn bè xuất bản trong ngoài nước, và cả… hàng đống những ràng buộc pháp lý của cơ chế, của nhân tâm phụ huynh, xã hội… tất tần tật! Và Anh Vu, đã từng bước vượt qua mọi trở lực ấy một cách ung dung, dễ dàng như đi dạo bộ, hẳn Anh phải có một bản lĩnh ghê gớm và một thần kinh thép!!! Tâm tánh tôi vốn có chút cao ngạo (tật rất xấu!), từng làm việc dưới trướng vài sếp ngành báo chí xuất bản, tôi chưa thực sự nể ai, nhưng làm việc với Anh Vu tôi hoàn toàn bị khuất phục bởi tài thao lược, giỏi ứng biến- với một tấm lòng luôn rộng mở, và một bộ óc minh triết hơn người nơi Anh.
    ***Một trong những đầu tư chiến lược xuất sắc của Tư Lệnh Vu, theo tôi, chính là việc chọn nhà in độc quyền cho bộ Đôrêmon-1992. Đó là nhà in BỘ NỘI VỤ, nằm trên đường Nguyễn Trãi, một cơ sở in quy mô lúc đó còn khiêm tốn (sau này mới ăn nên làm ra nhờ KĐ ! ). Bằng một văn bản thỏa thuận hợp lý, nhà in này đã mặc nhiên gắn bó như ruột thịt với Kim Đồng trong suốt cuộc hành trình ngoạn mục của bộ sách Đôrêmon, và sau này là những bộ manga lừng danh khác : 7Viên Ngọc Rồng, Conan… Suốt ngần ấy năm, nhận bao nhiêu tập sách Kim Đồng với những số lượng bản in khổng lồ cho mỗi tập, nhà in BNV luôn hoàn thành đúng hẹn, đúng chất lượng, chưa bao giờ sai sót hay chậm trễ hợp đồng, cũng không để xảy ra sự cố tuồn sách ra ngoài hoặc in nối, in lậu… như một số cơ sở in khác. Mọi người chắc còn nhớ những năm tháng cao trào hoàng kim của sách Kim Đồng: khi đó những tập truyện Đôrêmon- đặc biệt 7 Viên Ngọc Rồng sau này- trở thành nguồn lợi nhuận được nhiều người khai thác. Có những tập 7VNR chưa đến ngày phát hành, giới kinh doanh lậu đã tung ra bản photocopy thu nhỏ vài tay sách lẻ, dù không đủ tập, vẫn bán chạy như tôm tươi… Tình hình phức tạp như thế, rất dễ làm mất uy tín NXB, có lúc Chi nhánh đã định nhờ Công An Văn Hóa vào cuộc điều tra, nhưng rồi mọi chuyện cũng được giải quyết êm thắm, chính bởi cách làm đầy uy tín, có trách nhiệm của nhà in Bộ Nội Vụ với khách hàng. Có thể nói, với đối tác In Bộ Nội Vụ, Anh Vu đã có quyết định sáng suốt khi chọn mặt gửi vàng!
    ***Tiếp theo, tôi muốn nhắc đến chủ trương sáng suốt của Anh Vu, khi đặt lên hàng ưu tiên mối quan hệ giữa Nhà Xuất Bản với giới Phát Hành Sách, đặc biệt khu vực phía Nam- đại diện là Tp Hồ Chí Minh. Với lịch phát hành Đôrêmon mỗi tuần một tập, Anh Vu nhận định rất cần một mạng lưới tiêu thụ ổn định, gắn bó thân thiết. Anh hỏi ý tôi (chắc là hỏi cho có, hì!), rồi vạch ngay một kế hoạch gồm các chính sách đối đãi với lực lượng cộng tác viên đặc biệt này, và soạn liền một thư mời họp ra mắt bộ Đôrêmon với giới phát hành sách tư nhân thành phố- khi ấy phát triển chưa rộ, còn manh mún- Cuộc họp này- nói không quá- đã đánh dấu một cột mốc trong mối quan hệ giữa người làm sách và giới bán sách Việt nam ở một tầm vóc mới, cao hơn hẳn một hợp đồng kinh tế thông thường, và chưa từng có tiền lệ xưa nay. Ở đây, vai trò tư thương bán sách được đề cao, họ được “ngồi chung chiếu, chung mâm” với những người làm xuất bản, để cùng đồng hành trong việc đem đến tận tay độc giả nhỏ tuổi những món ăn tinh thần bổ ích… Giờ phân tích lại thấy việc làm này cũng bình thường trong nền kinh tế thị trường, nhưng phải sống trong thời điểm đó- thời còn bao cấp- mới thấy hết được tầm nhìn thông tuệ của người nghĩ ra ý tưởng và thực hiện nó.
    Phải nói đó là một ý tưởng, một chủ trương quá mới, đến nỗi nhiều người khi ấy không theo kịp, và đã xảy ra chuyện dở khóc dở cười trong buổi họp mặt ra mắt lịch sử này: có đến hơn 50 thư mời được in rất trang trọng, gửi tận tay các đại lý phát hành tư nhân, nhưng chỉ lèo tèo trên dưới chục người đến dự, trong đó có cả mấy em bốc vác, giao hàng! Ai mà ngờ mười đại lý đến dự buổi họp đó sau này trở thành những đại lý thân thiết chí cốt nhất của Kim Đồng… Nhờ Kim Đồng, họ ăn nên làm ra, giầu có lên, sắm nhà lầu mua xe hơi, và gắn bó với KĐ cho đến tận giờ… Nhưng đó là chuyện về sau, còn buổi họp hôm đó, nói một cách chính xác, dù hơi phũ, là một-thất-bại-toàn-tập!
    Thú thật hôm đó tôi cũng có mặt tại cuộc họp “chào hàng” này, cùng Chi nhánh hồi hộp chờ đợi phản hồi tích cực từ các đại lý… và tôi đã cụt hứng, thất vọng ê chề… trước sự lặng im như tờ, không một phản ứng của hơn chục khách mời, thậm chí có người còn ngủ gật, bỏ mặc ngoài tai những phân tích trao đổi đầy nhiệt huyết của chủ tọa Nguyễn Thắng Vu. Cũng phải thôi, khi ấy một đầu sách truyện tranh ăn khách lắm cũng chỉ bán được dăm ba ngàn bản, lợi nhuận tính ra chẳng bõ bèn gì. Hơn nữa cuối năm là mùa phát hành lịch, chẳng ai dại đổ tiền đầu tư một cuốn truyện tranh trẻ con đề tài lạ hoắc lạ huơ… Khoảnh khắc đó tôi thấy ái ngại cho anh Vu, nên tế nhị (!) bỏ về sớm… Mãi nhiều năm sau, trong những buổi anh em ngồi hàn huyên “tám” chuyện, Anh Vu vẫn nhắc lại cái buổi đầu tiên họp mặt phát hành đắng nghét ấy với giọng tự trào, hồi tưởng cảm giác hụt hẫng, ê chề vì thất vọng lúc đó… May mà “đầu không xuôi, nhưng đuôi vẫn lọt”, kỳ tích 4vạn bản sách của 4 tập Đôrêmon đầu tiên được bán hết veo trong vài ngày đã mở mắt, thức tỉnh các đại lý phát hành tại Sài gòn. Với sự nhanh nhạy (thuộc tính của người Sài gòn năng động), họ lập tức chen chân tìm đến Chi nhánh KĐ, mong được đăng ký phát hành bộ Đôrêmon với mọi giá Kim Đồng đưa ra… Một cú đảo chiều ngoạn mục, Anh Vu hỉ?

    *Trên đây là hai vụ việc điển hình “đóng dấu cầu chứng” tầm nhìn hơn người của nhà quản lý Nguyễn Thắng Vu mà tôi tận mục sở thị.
    Nhưng hơn hết thẩy, tôi đánh giá rất cao tài thu phục nhân tâm của Anh Vu. Dùng chữ “tài” ở đây có hơi khiên cưỡng, bởi Anh thu phục niềm tin yêu nơi mọi người không hề bằng kỹ năng hỗ trợ nào cả, mà bằng chính sự chân thành rất tự nhiên toát ra từ con tim anh, bật thành tiếng nói, hành vi… Mọi người mê Anh, yêu Anh chính bởi sự chân thành ấm áp Anh mang lại.
    Bằng tấm lòng chân thành ấy, vô hình trung Nguyễn Thắng Vu đã tạo cho mình một “quyền uy” cực lớn với chung quanh. Cấp dưới, cộng tác viên xả thân cùng Anh, răm rắp thực hiện công việc anh giao với niềm tin rằng anh luôn đúng. Bạn bè, văn nhân thành phố này kháo nhau về tính trượng nghĩa của Anh, đem lòng yêu mến, cứ lâu lâu tìm cớ tạt qua 268 NĐC tìm gặp Anh, nhiều khi chỉ để tào lao với Anh dăm ba câu chuyện, uống cùng Anh chén chè rồi… “dzoọt”. Dạo ấy tôi như người nhà Kim Đồng, lên Chi nhánh thường xuyên nên luôn gặp những khuôn mặt quen thuộc: nhà thơ Phạm Chu Sa ở báo Thanh Niên, Chị Lưu Hồng Cúc, anh Lê Minh Quốc cùng ở báo Phụ Nữ, nhà thơ Bùi Chí Vinh vô-chính-phủ ngang tàng bụi bặm, nhà văn trẻ Lâm Hà, một ctv năng nổ mảng manga hài, và tất nhiên có mặt thường trực mỗi khi anh Vu từ Hà nội bay vào, là nhà văn quá nổi tiếng của tuổi thơ: Nguyễn Nhật Ánh… Họ, các văn nhân nhà báo nổi tiếng luôn được Anh Vu đón tiếp nồng hậu, và tôi biết họ cũng rất yêu ông-giám-đốc-nhỏ-con-mê-sách của Kim Đồng. Đó là những cuộc tiếp đón chân tình của những con người thực sự trân quý nhau, giữa họ không tồn tại một khoảng cách nào, chỉ đơn giản họ tìm đến nhau vì yêu, và biết được yêu… vậy là quá hạnh phúc rồi! Tôi may mắn được ngồi cùng những con người tài năng ấy nhiều lần, được ngắm nhìn họ, và nhận ra sức hút của sự chân thành mạnh đến chừng nào!!!
    Có một điều tôi mãi thắc mắc: Anh Vu với công việc ngập đầu, lấy đâu ra thời giờ cho những buổi giao đãi tình cảm ấy? Chỉ biết Anh luôn ân cần đón khách, bắt chuyện hỏi han, xong câu chuyện lại đưa tiễn khách chu đáo- dù chỉ một quãng ngắn từ salon phòng Anh ra hành lang kia… Bất kỳ với ai, lớn nhỏ gì Anh cũng giữ lễ như thế, không để ai chạnh lòng mảy may. Hỏi ai mà không mê con người dễ thương ấy chứ?

    Bài viết đến đây đã dài, sợ mọi người chán đọc, tôi xin phép ngắt lại phần sau viết tiếp. Cảm ơn đã theo dõi!

    *Đón xem PHẦN 5, gồm các nội dung:
    -CÁI TÂM VÀ TẦM NHÌN NGUYỄN THẮNG VU (tiếp)
    -BUỔI PHÁT HÀNH ĐÔRÊMON ĐẦU TIÊN Ở NHÀ THIẾU NHI TP HCM, VUI TRÀO NƯỚC MẮT LẠI TRÀO

    VĨ THANH:
    1/ Thời gian qua, tôi bỗng mất hứng, định bỏ lửng không viết tiếp loạt bài NGƯỜI BẠN LỚN MÀ TÔI KHÔNG BAO GIỜ QUÊN này, nhưng rồi một hôm trong bữa cơm gia đình, con gái tôi Phi Yến - một fan cuồng của Đôrêmon và 7VNR- đã gợi nhắc, bảo bạn nó thắc mắc sao bố ngưng viết lâu thế, tụi nó đang hóng muốn theo dõi phần tiếp theo. Vậy là tôi tiếp tục post phần 4 này.
    2/ Như có lần nói rồi, tôi viết loạt bài này khá dễ dàng, vì mọi chuyện quá khứ đã nằm sẵn đâu đó trong đầu, chỉ việc lấy ra sắp xếp lại là thành bài. Nhưng vì gần đây tôi có thêm những đam mê, thú vui mới, bạn bè vì thế càng nhiều hơn, thời gian trong ngày bị vụn nát không tập trung ngồi lâu được. Tôi sẽ cố gắng viết xong trọn vẹn loạt bài (gồm 9 phần) trong thời gian ngắn nhất, cụ thể sẽ hoàn tất nội trong tháng 10/2019 này, mong được mọi người tiếp tục theo dõi.

    PHỤ LỤC: COMENT CỦA NHÀ BÁO HỮU THIỆN:
    RẤT CÁM ƠN bạn Bùi Đức Lâm nay đã công khai chia sẻ nhiều chi tiết hậu trường, đầy tính chân thực mà cũng rất cảm động, về một sự kiện lịch sử trong ngành xuất bản, mà cũng là một sự kiện văn hoá của VN: chuyện "thai nghén" để bạn đọc VN lần đầu làm quen với chú Méo máy Doraemon (chính thức được Bộ Ngoại giao Nhật Bản chọn làm đại sứ văn hoá của nước Nhật, từ năm 2008), cùng nền công nghiệp manga.
    Tui vẫn thích gọi Doraemon là Đô-rê-mon như thuở ban đầu Đức Lâm đã tạo nên hàng loạt tên VN cho nhóm bạn Mon - Mi,... ấy. Và có một sự thật khác cần ghi nhận, là điều mà tui đã nói thẳng với phái đoàn Nhật Bản, cùng tổng lãnh sự Nhật Bản hôm NXB Kim Đồng tổ chức giao lưu kỷ niệm 20 năm xuất bản Doraemon ở VN, hồi tháng 12/2012: Nếu ngay vào thuở ban đầu ấy mà đã có sự áp đặt về bản quyền từ phía Nhật Bản, từ cách gọi tên nhân vật và cách in/đọc theo kiểu Nhật, kể cả về độ dầy mỗi tập, về màu sắc và sự vẹn toàn (tức không đựơc cắt bỏ những đoạn không hợp văn hoá và phong tục VN, như Nobita chuyên rình coi... Xuka tắm truồng, v.v...) của bộ Doraemon. thì CHẮC CHẮN sẽ không thể có "hiện tượng Đôrêmon" giúp vực dậy cả NXB Kim Đồng và ngành xuất bản VN,...
    Điều đó đòi hỏi cần có thêm những phân tích, với cả những dữ liệu chân thực, từ một phía khác: từ NXB Kim Đồng. Trên hết, lịch sử không cần những "lời có cánh" từ những người trong cuộc hay những "kẻ ăn theo" (mà thuở ban đầu vốn từng... dị nghị, phản đối, hay chê bai), mà cần những chia sẻ chân thực và những phân tích thật sự có chiều sâu, vì chúng ta đã có hơn 20 năm để suy ngẫm và thấm thía nhiều hơn nữa, về cái "hiện tượng Đôrêmon" ấy.
    Mến chúc sức khoẻ hai vợ chồng Bùi Đức Lâm và Nguyen Thi Thien Nga, chị Phuong Lien LE và anh Nguyễn Phú Kim, anh Bùi Đức Liễn, bạn Trần Quỳnh Hoa, anh Dương Thanh Dũng,... của một thuở đáng nhớ ấy, để CÙNG NHỚ VỀ anh Nguyễn Thắng Vu và anh Bùi Anh.

    78DC707F-2D61-4B1F-998E-32133DAD39CF.jpeg 33664C16-C6FA-468A-8745-ECE5E91E53E9.jpeg 7FE0E2C0-2D0E-4A4F-BEBC-E8C4A833B278.jpeg 2B4CD520-072B-4C7D-A6B2-7E0F4FB95B46.jpeg E95EC43B-79E4-4046-BE05-DB7E78E47251.jpeg 265CF8AE-2650-485A-B4C4-B9663B2F16C0.jpeg
     
  10. xDarkxAngelx

    xDarkxAngelx THE ONE ABOVE ALL GVN LEGENDARY ✟ Grim Reaper ✟ Winner Game Award 2024 Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    21/5/18
    Bài viết:
    31,298
    Nơi ở:
    Blink House
    Đô rê mon thêm !lovesend
     
  11. _GUV_

    _GUV_ The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/6/09
    Bài viết:
    2,132
    Nơi ở:
    Москва
    Giờ không biết còn chỗ nào bán trọn bộ Doraemon đọc từ trái sang không ae nhỉ? Mãi vẫn không quen nổi kiểu đọc từ phải sang !sad
     
  12. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,385
    skaid and troll like this.
  13. Cyber Matrix

    Cyber Matrix Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/7/12
    Bài viết:
    935
    Nơi ở:
    Whiterun
    Ngày xưa đọc thấy đám bảo bối thật ngầu. Về sau mới biết cái vũ trụ Doodorreamon nó quá bá đạo.
    Cái găng tay của Thanos, ko bằng cái tủ điện thoại.

    Rip cụ, tuổi thơ đó.
     
    Netorare01 thích bài này.
  14. MagicStrongest

    MagicStrongest Mayor of SimCity ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/04
    Bài viết:
    4,059
    Nơi ở:
    Đà Lạt....
    Mấy bác mấy cụ hồi xưa trans còn ảo hơn cái bộ sau này trans lại.
    Meme trường tồn với thời gian luôn.
    !bungbay
     
    Netorare01 thích bài này.
  15. troll

    troll Sith Lord Revan GVN CHAMPION ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/02
    Bài viết:
    10,702
    Nơi ở:
    Onikage clone :">
    mấy tập đó toàn chính tay cụ fujiko f viết lúc còn khoẻ thì ko đỉnh mới là lạ :))
     
  16. Ccheng99999

    Ccheng99999 Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    17/4/18
    Bài viết:
    7,287
    Bộ cũ năm 93 mới đó già vl rồi nhỉ
     
    Netorare01 thích bài này.
  17. Netorare01

    Netorare01 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    30/3/21
    Bài viết:
    6,022
    Những bìa truyện tuổi thơ :((:((:((
     
  18. MagicStrongest

    MagicStrongest Mayor of SimCity ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/10/04
    Bài viết:
    4,059
    Nơi ở:
    Đà Lạt....
    Mà nhớ hồi xưa truyện Doraemon lúc mới lên bìa cứng, 1 tuần ra vào t2 và t6 hàng tuần, mua mệt nghỉ luôn.
    [​IMG]
     
  19. tuan_hope 2

    tuan_hope 2 SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/1/11
    Bài viết:
    11,046
    vì cái theme của các bộ khác đa phần là đi phiêu lưu, gây sự với thế lực bản địa và ít khi nào quy mô lớn, và con Mon rút đồ ra là lật kèo. Còn tập 7 thì éo, nó là chiến tranh diệt chủng và trận đấy team Mon ôn lằn thực sự, dốc hết vũ khí ra ko thắng nổi...
     
    Netorare01 thích bài này.
  20. Netorare01

    Netorare01 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    30/3/21
    Bài viết:
    6,022
    Lật kèo vẫn nhờ Nobita, ảo nhưng nó lại hợp lý vô cùng !bemwin
     

Chia sẻ trang này