Trung tâm Hỗ trợ tâm lý và các vấn đề liên quan đến trầm cảm, Stress cuộc sống!

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Tia Sáng, 21/7/17.

  1. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Bác tập trung vào nỗi sợ hãi quá nhiều và từ đó kìm hãm, các mục tiêu của bác thì có, nhưng bác lại sống vì tương lai, chứ không phấn đấu vì nó.

    Đặt ra mục tiêu rồi làm, cứ có bạn gái đi, cứ làm đi mới biết năng lực mình tới đâu, chứ không lại dễ ảo tưởng kiểu "Cái này dễ mà, chẳng qua tôi không thích làm, chứ làm thì phát một"
     
  2. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Mấy nay nhà có việc bối rối, nên cũng không thể vào và check tin trong này, nên không thấy bài đăng của bác cho tới tận hôm nay, mong bác thông cảm.

    Chuyện của bác thì mình nghĩ bắt đầu giải quyết từ một chuyện, đó là STRESS trước, sau đó sẽ là các bệnh liên quan tới stress sau.
    Bác cũng đã nhận thức được rõ ràng vấn đề gây stress cho mình rồi, mình sẽ thử đi từng cái một.

    Đây là vấn đề tiên quyết và quan trọng nhất, có nhiều cách để tiếp cận vấn đề này nhưng mình sẽ không làm việc này online, mà sẽ là trực tiếp. Nếu bác ở TP HCM thì vui lòng pm riêng để mình xếp hẹn. Và đây sẽ là một tiến trình làm việc về tâm lý và nhận thức để chữa lành "inner child - đứa trẻ trong tâm". Lẫn có thể là sẽ có những cách để ứng phó những chuyện từ mẹ bác ảnh hưởng lên bác.

    Những nỗi sợ của bác cũng là một điều dễ thấy trong bối cảnh hiện nay, nhất là sau một mùa dịch thảm họa năm ngoài, ảnh hưởng tới toàn bộ các khía cạnh trong đời sống mỗi người và khiến mất mát lẫn tang thương trong cuộc sống. Những gì trong tay mình có đó rồi chợt mất...
    Cảm giác chơi vơi và bất ổn càng gia tăng trong bối cảnh hiện nay, khi phải vắt kiệt lực để phục hồi cái đã mất mà không thấy gì là chắc chắn. Và áp lực cuộc sống thì chỉ có tăng chứ không giảm, càng gây thêm nhiều vấn đề về stress.
    Đây sẽ là một vòng luẩn quẩn không hồi kết trong bác, the vicious cycle. Nó quy về là : không đủ tài nguyên để tự quyết định đời mình, cho nên sinh ra sợ hãi các thứ và bị nỗi sợ đó giam hãm bác. Đó là niềm tin giới hạn bản thân đầu tiên, còn lại những niềm tin giới hạn phát sinh là sợ không có tài lực lo cho người yêu nên không yêu, so sánh bản thân với xung quanh thì mình là loser, lửa đam mê tắt thì không muốn làm nữa nhưng vẫn phải đi... mình xem lại các vấn đề nào là cốt lõi, vấn đề nào là phát sinh rồi xếp thứ tự ưu tiên để giải quyết.

    Để có thể giữ lửa trong lòng mà làm tiếp thì cần phải có mấy phần đam mê. Đây có lẽ là một vấn đề cốt lõi thứ 2 phải giải quyết bên cạnh cái vòn luẩn quẩn phía trên. Hai cái như lồng vào nhau và cùng vận hành cùng lúc thì quả thật sẽ rất là nặng nề trong trường hợp này.

    Bác phải đi làm để sống tiếp + không có đam mê + áp lực gia đình là thành một vòng loop vô tận, hậu quả là Stress và các bệnh liên quan stress.
    Đam mê cũng là một vấn đề quan trọng, nhưng phần làm việc để tìm lại và thắp lửa đam mê sẽ là một phần khác, tách biệt các vấn đề khác sẽ giúp bác giảm tải stress hơn : "phải có đam mê thì mới đi làm ổn" nhưng mình thử chuyển "liệu mình có thể làm gì trong lúc cạn đam mê để có thể sinh tồn ?"
    Qua lời kể của bác thì mình chỉ có thể nhận thấy những điều này và chỉ ra. Giải quyết từng thứ 1 là cả 1 quá trình chuyển hóa, bác có muốn trao đổi tiếp thì mình sẽ giúp bác trong khả năng trên nền tảng online như vầy.
    Còn nếu muốn trực tiếp mình sẽ hẹn trực tiếp ngoài đời, nếu không ổn thì mình sẽ giới thiệu tới các địa chỉ tin cậy.
    Bác cứ cân nhắc !
     
    Alucard2005 and iamlogan like this.
  3. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Chuyện của nicole cần phải bóc tách theo thời gian và cần sự kiên nhẫn.

    Thiết nghĩ bác nên làm mới bản thân mình rồi tính chuyện khác.

    Stress nên cần được hạ nhiệt, không là nó gây ra bệnh lên lục phủ ngũ tạng đấy, không đùa đâu.
     
    lastsamurai thích bài này.
  4. nicole123

    nicole123 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/6/08
    Bài viết:
    1,215
    Nơi ở:
    Ecchi World
    Đúng là bác Sam đỉnh thật, có mấy chi tiết bác point out ra mình cảm nhận đúng !

    Thật sự giờ do phải tập trung hoàn thành 2 tháng thử việc, tại hiện giờ đó là toàn bộ hi vọng còn sót lại của tôi sau này, nên hiện thời gian giờ rất cập rập, nhưng nhất định tui sẽ gặp bác, vì tui cũng ở TPHCM, !

    Thật sự đây là cách mà tui đang tiến hành đó bác, nhưng cái hướng thì rất rõ nhưng tâm lý tâm thần nó là 1 rào cản, giống kiểu bác bỏ tiền ra mua 1 chiếc xe, nhưng lúc trao tiền và chạy xe rồi thì bác ko còn hứng tiếp tục, và càng ko nhớ tại sao lại mua chỉếc xe, giờ cái khó là phải ổn dc tâm lý mới làm gì dc bác, cái này nói vậy thôi nhưng lúc tiến hành là rất khó

    Mà nick bác quen quá, ko biết khi xưa có chat với nhau bao giờ ko kkkk

    Cám ơn mọi người đã rep nhiệt tình, thật sự do dạo này thời gian khá cập rập nên ko rep dc ngay :((
     
    lastsamurai and iamlogan like this.
  5. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Nhớ câu như này

    "Con người có 2 điều bất hạnh, đó là khi chưa đạt được thành công, hai là đạt được điều đó mất rồi".

    Trước mình với bác có 8 trong topic cua gái ver1 bên kia.

    Do case của bác mình chưa nắm được tình hình cụ thể, sau này có thời gian thì mình xin nói chuyện thêm.
     
    lastsamurai thích bài này.
  6. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    BẠN ĐÃ TỪNG MẮC CHỨNG BỆNH KỲ LẠ GÌ?
    https://www.facebook.com/weibovietnam/posts/5439039029479409

    ______
    1. Mắt phải nhìn thấy gam màu nóng, còn mắt trái lại nhìn thấy gam màu lạnh.
    Bình thường lúc nhìn đồ vật các thứ thì hai mắt không có khác biệt gì lớn, nhưng lúc vừa mới tỉnh dậy thì sự khác biệt này mới trở nên rõ nét. Ví dụ như nhìn bức tường trắng trước mặt, mắt trái sẽ nhìn thấy màu xanh, còn mắt phải sẽ nhìn thấy màu vàng đậm. Mắt trái nhìn thấy màu vàng chanh thì mắt phải sẽ nhìn thấy màu vàng hơi sậm một chút.
    Không biết có bạn nào bị giống mình không, cũng không biết đây có phải là bệnh không, chỉ là từ lúc lên cấp hai đã phát hiện ra hiện tượng này của bản thân.

    2. Vừa ra nắng một cái là đã hắt xì, gọi tắt là chứng sợ ban ngày, lên mạng tra thì là sunsneezer.

    3. Tôi bị mắc hội chứng “Alice ở xứ sở thần tiên” (hay còn gọi là hội chứng Todd) nè. Từ nhỏ tôi đã luôn cảm thấy đồ vật xung quanh mình có lúc trở nên cực kỳ tí hon, cũng có lúc lại thấy vô cùng khổng lồ. Tôi đã kể cho bố mẹ nghe về chuyện này, nhưng bọn họ lại chỉ nghĩ đó là trí tưởng tượng hoặc trò chơi của trẻ con. Sau đó đi học thỉnh thoảng kể cho bạn thân nghe, bạn thân tôi đã từng xem về chứng bệnh “Alice ở xứ sở thần tiên” này trên tivi nên đã nói cho tôi biết, bấy giờ tôi cũng mới biết đến cái tên đó. Nhưng mà ngẫm lại thì thấy cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống lắm.

    4. Bạn đã bao giờ bỗng nhiên có một suy nghĩ là rất muốn nhảy lầu chưa?
    Hay tưởng tượng ra cảnh môi mình bị kéo cắt qua, chảy bao nhiêu máu.
    Hoặc là trong lúc xắt rau củ không thể ngừng được suy nghĩ muốn cắt luôn ngón tay mình, máu tươi sẽ phụt ra như vòi nước.
    Hoặc là biết là có những chuyện sẽ làm tổn hại chính mình, bản thân cũng tuyệt đối sẽ không làm, nhưng vẫn không kìm được việc tưởng tượng nó ra trong đầu?
    Bạn không hề cô đơn đâu.
    Rất nhiều người cũng đã từng mắc phải tình trạng tương tự.
    Đó chính là một trong bốn loại chính của rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Pure OCD (Rumination/Intrusive thoughts)
    [​IMG]
     
    Alucard2005 thích bài này.
  7. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Một vài chuyện là dựa trên sự thật diễn ra trong quá trình làm việc của tổng đài tư vấn tâm lý
    [​IMG]
    ‘1/4 đời như một trò đùa…’
    Liệu đã đến lúc chúng ta có một cuộc hội thoại mở về suy nghĩ tự sát?
    Không nén được sự tò mò, mình đã nhấn xem video về vụ tự sát của một cậu học sinh, và bức thư cuối cùng của cậu. Trong một tích tắc, một tương lai biến mất. Khi đọc những dòng thư đó, mình chỉ cảm thấy trống rỗng, hụt hẫng và buồn.
    Nhưng cảm giác đó dần bị xâm lấn bởi sự phẫn nộ, khi mình đọc những dòng bình luận phía dưới.
    ‘Còn trẻ mà dại dột, thật lãng phí cuộc đời.’
    ‘Tuổi trẻ bồng bột quá. Thôi cũng là bài học cho người khác’
    ‘Suy nghĩ thấu đáo kiểu đ*o gì đi tự tử? Trưởng thành lên!’
    ‘Nghiệp. Không biết tội, biết thương cha thương mẹ gì cả.’
    Một cách bất chợt, vài hình ảnh tái hiện lại trước mắt mình, như một bộ phim chiếu chậm.
    #
    Mình, 27 tuổi, sụp xuống khi nghe tin anh đã đi. Anh hẹn cà phê với mình ngày mai. Hôm nay anh đi mất.
    Mình choáng, bàng hoàng, đặt trong đầu quá nhiều câu hỏi.
    Mình biết anh không khoẻ.
    Biết anh chống chọi với trầm cảm và đủ loại thuốc men đã lâu.
    Nhưng.
    Lần cuối khi anh nói chuyện, mình thấy một màu xanh trong mắt anh.
    Anh nói luyên thuyên về những kế hoạch, với đôi mắt đầy hy vọng.
    Mình cũng vui, nhưng bận.
    Anh hẹn thứ 3, mình hẹn lại thứ 5.
    Nếu mình gặp anh ngày thứ 3, liệu mọi chuyện có khác đi không?
    Lẽ nào trong một cơn nghĩ quẩn, anh đã…
    _____
    Mình, 24 tuổi, đăng nhập vào tài khoản “Hạnh Nhân”, với vai trò hỗ trợ trực tuyến dành cho người cần lắng nghe và chia sẻ tâm lý ẩn danh.
    “Hướng Dương” đã đăng nhập vào phòng chat.
    “Hạnh Nhân”
    Chào bạn, hôm nay bạn cảm thấy thế nào? Có gì muốn chia sẻ với mình không?
    “Hướng Dương”
    Tôi muốn chết.
    “Hạnh Nhân”
    …Bạn có muốn chia sẻ về cảm xúc của mình không?
    “Hướng Dương”
    Để làm gì. Tôi đã thử, chả có gì khác cả.
    “Hạnh Nhân”
    Đây là danh sách những tổng đài hỗ trợ về ý nghĩ tự sát, bạn có thể tra cứu ở đây. Bạn đang ở quốc gia nào?
    “Hướng Dương”
    Mày là robot à?
    “Hạnh Nhân”
    …Không đâu bạn, mình vẫn đang lắng nghe bạn, mình là một con người bằng xương bằng thịt. Mình chỉ muốn hỗ trợ cho cảm xúc của bạn thôi.
    “Hướng Dương”
    Cả lũ bọn bây, cùng một giuộc cả thôi. Sáo rỗng.
    “Hướng Dương” đã rời khỏi phòng chat.
    _____
    Mình, 16 tuổi, ngồi trên thành lan can nhìn xuống mái nhà bên kia.
    “Ở từ đây rơi xuống, thì có chết không nhỉ”
    Ngày hôm đó, trăng rất sáng. Trăng đẹp đến mức, mình cảm thấy vẫn có một thứ để mong chờ.
    _____
    “Đừng tự trách bản thân, Uy à. Có vẻ anh đã luôn có kế hoạch này”
    Mình tìm lại mọi kỉ niệm, những tấm hình anh chụp, blog bí mật của anh. Anh là một người rất nghệ cơ mà. Mình muốn những tấm ảnh của anh được lưu lại với cuộc đời.
    Blog: Xoá
    Facebook: Xoá
    Anh: Xoá
    Cảm giác như anh chưa bao giờ muốn mọi người nhớ rằng anh tồn tại.
    _____
    “Hạnh Nhân”
    Nếu lắng nghe người có suy nghĩ tự sát, em phải làm thế nào? Em vừa gặp phải một trường hợp như vậy. Có phải em đã làm gì sai?
    “Cẩm Chướng”
    Dừng lại. Bình tĩnh, em đã làm những việc em cần làm. Chúng ta không thể tự quy trách nhiệm cho bản thân về hành động của người khác.
    “Hạnh Nhân”
    …Em vẫn sốc quá.
    “Cẩm Chướng”
    Theo đúng quy trình, em nên gửi danh sách các tổng đài hỗ trợ suy nghĩ tự sát. Sau đó, em có quyền ngắt kết nối.
    “Hạnh Nhân”
    Nhưng, nếu lỡ…
    “Cẩm Chướng”
    Chúng ta không có quyền đánh giá hay can thiệp. Đó không phải là cuộc đời của em. Nghĩa vụ của em chỉ đến đó. Em có biết, đã có lần chị phải chia sẻ với một người về dịch vụ trợ tử không?
    “Hạnh Nhân”
    Trợ tử? (assisted suicide). Nghĩa là, hỗ trợ người ta tự tử?
    “Cẩm Chướng”
    Thế giới này phức tạp hơn chúng ta nghĩ. Đây là một số tài liệu, em có thể đọc thêm. Hôm nay đừng nhận thêm chat nào nữa. Em nghỉ ngơi đi.
    #
    Đã đến lúc chúng ta ngừng cổ xuý cho những luồng tư tưởng thủ cựu và sặc mùi tích cực độc hại. Những lập luận cho rằng tự tử là lựa chọn ích kỷ, là điều có thể kiểm soát, là lỗi lầm và sự yếu đuối của một cá nhân, cần được loại bỏ. Nếu cuộc trò chuyện về suy nghĩ tự sát vẫn bị coi là tối kị, thì sẽ có bao nhiêu người tiếp tục bị ám ảnh bởi nỗi nhục đó? Đến khi nào những lời nói bị chôn chặt sẽ di căn thành hành động?
    Nếu bạn không thể hiểu được vì sao một người lại kết thúc cuộc đời của mình, hãy dành thời gian để tìm hiểu. Đừng ném những phỏng đoán vô căn của mình vào thinh không như một cách thoả mãn bản thân.
    Sức khoẻ tâm lý không nên bị xem như một vết nhơ cần che giấu. Có những người kết thúc cuộc đời không phải vì ‘bị thần kinh’. Họ chỉ không còn thấy đường nào để đi. Họ không yếu đuối hay than thở. Chỉ là nỗi đau trong cuộc sống của họ đã chạm đến điểm tột cùng.
    Nếu chúng ta tiếp tục bao trùm những suy nghĩ thiếu sáng trong màn đêm của sự hoài nghi và phán xét, họ sẽ không bao giờ muốn nói.
    Đã đến lúc ta cần ngưng phán xét, và bắt đầu lắng nghe.
    Nếu bạn đã từng, hay đang có, những suy nghĩ về tự sát, mình chỉ muốn nói với bạn rằng, bạn không một mình.
    #
    Mình, lúc 16 tuổi, khi đang tắm dưới ánh trăng rằm, đôi chân đung đưa giữa thinh không trên bờ lan can đó.
    Một tin nhắn đã làm mình muốn đi tiếp đến ngày mai.
    _____
    Đường dây nóng Ngày mai:
    096 306 14 14
    duongdaynongngaymai.vn
    Đường dây nóng Ngày Mai tiếp nhận thông tin và tham vấn tâm lý miễn phí trực tiếp qua điện thoại cho người đang trong khủng hoảng tâm lý, đặc biệt những người đang có trầm cảm. Ngày Mai cung cấp thông tin cơ bản về sức khỏe tâm thần (SKTT) cho cộng đồng, giúp phòng ngừa và phát hiện sớm các rối loạn sức khoẻ tâm thần.


    https://www.facebook.com/uylecomedy/posts/375559854435627
     
    Alucard2005 thích bài này.
  8. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Một bài khác, liên quan tới những câu chuyện lằn ranh giới hạn giữa các thế hệ ảnh hưởng lên sự phát triển của tư duy một đứa trẻ như thế nào:
    [​IMG]
    Khi một đứa trẻ cảm thấy cuộc sống thật của nó không còn là nơi an toàn của nó nữa thì nó sẽ phải tìm một thế giới khác để giải toả, giải thoát. Có thể những vấn đề trong cuộc sống của nó không tới nỗi nghiêm trọng đến mức như thế, nhưng đừng quên rằng, nó là một “đứa trẻ”. Đối với một đứa trẻ thì sân trường tiểu học rộng mênh mông, đủ chạy nhảy đá bóng mệt nghỉ cả ngày. Nhưng khi nó lớn lên thì “không hiểu sao sân trường bé hơn so với ký ức” của mình. Bởi vì đối với 1 đứa trẻ con thì những vấn đề của người lớn đều được nhân lên gấp trăm ngàn lần. Một người lớn ngã sứt chân có thể không thấy quá đau và không kêu ca, nhưng bạn đã bao giờ nghe tiếng thét xé trời xanh của một đứa bé bị ngã sứt chân chưa?
    Với những chấn thương tinh thần cũng vậy thôi. Không phải chỉ vì mình đã vượt qua được những trải nghiệm đau đớn về tâm lý lúc còn nhỏ để lớn lên, không có nghĩa là con mình cũng có cùng cái ngưỡng chịu đựng giống như mình. Những điều mà người lớn cho là “làm gì đến nỗi”, “cứ làm quá, nói quá lên”, thì đối với đứa trẻ, rất có thể đó là giới hạn của sự chịu đựng. Với đứa trẻ bình thường đã thế, với đứa trẻ có dấu hiệu của trầm cảm (depression), thì lại càng nhạy cảm hơn, và nguy cơ “đứt dây đàn” càng cao hơn. (Trầm cảm - depression ko nhất thiết là cứ phải buồn rầu im lặng, những người có vẻ ngoài vui vẻ, hài hước, hướng ngoại cũng có thể được chẩn đoán trầm cảm).
    Khi đứa trẻ đã dành thời gian viết ra một bức thư, và bảo bố mình đọc nó, là bởi vì nó đã dành ra cái khoản thời gian viết lách đó để giãi bày nó ra thành lời, để nó đẩy lùi cái quyết định đó lại, để nó tự thay đổi suy nghĩ của bản thân mình. Vì chẳng có ai muốn chết cả, nhất là khi đó là quyết định của chính bản thân mình. Thế có nghĩa là đó không phải quyết định “bồng bột”, “nhất thời” của một đứa trẻ thiếu suy nghĩ. Nó đã nghĩ đủ nhiều về chuyện đó rồi, nó chỉ chưa làm thôi. Tâm lý của nó đã đến cái giai đoạn nhạy cảm nhất, căng nhất rồi và hoàn toàn có thể đứt bất cứ lúc nào rồi. Và chỉ cần 1 từ thôi, 1 lời nói tưởng chừng vô hại, vô tâm thôi, “làm gì đến nỗi”, cũng đủ để làm giọt nước tràn ly. Vì nó như một sự khẳng định, ít nhất trong cái tâm hồn đã đủ tổn thương của nó, rằng cái thế giới thật mà nó đang sống không còn gì để níu kéo nữa. Rằng người ta không thực sự “quan tâm” đến nó. Ở đây không nói “quan tâm” theo nghĩa đen bề nổi, mà là “quan tâm” đến suy nghĩ của nó, cảm xúc của nó, trải nghiệm của nó. Người ta chỉ quan tâm đến nó như một chủ thể vật lý tồn tại trên đời chứ không như một con người có đầy đủ những sự phức tạp và rối rắm trong tâm hồn.
    Đúng, “bố mẹ nào mà chẳng thương con”, đây là sự thật khách quan không thể chối cãi. Không có bố mẹ nào cố tình tra tấn tinh thần con mình bằng lời lẽ độc ác vì muốn làm cho con mình cảm thấy khốn nạn và khổ sở cả. Nhưng nếu cái sự “thương” đó không được thể hiện bằng hành động, bằng lời nói, bằng sự quan tâm (đến tâm hồn của con), mà lại bằng quát mắng chửi bới, trì chiết, đay nghiến, thì nó vô nghĩa. Bởi vì tình yêu mà chỉ tồn tại trong suy nghĩ thì không có tác dụng gì cả, vì không có ai đọc được suy nghĩ của người khác hết, nhưng lời nói thì trực tiếp tạo thành sang chấn tâm lý không bao giờ lành lại được. Có thể chúng ta đã vượt qua được một cái ngưỡng nhất định để có thể lớn lên, lành lặn và nhìn lại để nhận ra rằng bố mẹ vẫn luôn yêu mình, nhưng bộ não của chúng ta không giống nhau. Ngưỡng của bạn chưa chắc đã giống ngưỡng của tôi. Bạn chịu được đến năm bạn 30 tuổi, nhưng có những đứa trẻ chỉ chịu được đến 15 là đã hết giới hạn rồi. Người lớn thì đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con đã bao giờ làm người lớn đâu mà “hiểu cho bố cho mẹ”?
    Với một đứa trẻ thì để thoát khỏi thế giới này, nó tìm đếm thế giới bên kia, vì trong khả năng tâm lý của nó chỉ có thể xoa dịu được những chấn thương của nó bằng lựa chọn duy nhất đó. Nhưng những đứa trẻ khác, chúng có thể đã chọn thế giới ở trong tiểu thuyết, trong game, trong truyện tranh, hoạt hình, phim ảnh, sách vở, thể thao, âm nhạc, vân vân. Hoặc tệ hơn, thế giới của ma tuý, của băng đảng, của nổi loạn. Vì ở những thế giới đó chúng cảm thấy hạnh phúc, được giải thoát, được tự do, được nuôi dưỡng, hoặc chỉ đơn giản là nó không phải là thế giới này, để chúng đủ sức mạnh tinh thần để chống chọi với thế giới này.
    Nói đến đây thì mình lại nhớ lại phim Inside Out của Pixar, thực sự là một bộ phim diễn đạt một cách chính xác, tinh tế nhất những điều lộn xộn, phức tạp và hoang mang của một đứa trẻ đang lớn và cách nó tiếp nhận những điều tưởng như “vớ vẩn” trong cuộc sống rồi khuếch đại nó lên hàng trăm lần như thế nào.
    [​IMG]
    https://www.facebook.com/photo/?fbid=10159728053944111&set=a.10159712039234111
     
    Alucard2005 thích bài này.
  9. HINCODON

    HINCODON Persian Prince GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/05
    Bài viết:
    3,615
    bị muỗi đốt
    đm ngay đêm qua đang ngủ thức dậy, thấy nó vo ve bên tai xong bật đèn lên phơi bắp chân ra dụ, mà đợi mãi đéo thấy nó đâu
    sáng dậy mệt vl
     
    lastsamurai thích bài này.
  10. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    ENMESHMENT TRAUMA LÀ GÌ?
    [​IMG]

    Nếu bạn lớn lên trong một gia đình - nơi mà ranh giới giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, bạn có thể đã từng trải qua kiểu sang chấn tâm lý này.
    Enmeshment trauma, sẽ khá là khó để có thể dịch sát nghĩa sang tiếng Việt, nhưng nó là một thuật ngữ chỉ sự thiếu hụt, hoặc lu mờ các ranh giới cần thiết giữa các thành viên trong gia đình.
    Enmeshment trauma là một khái niệm từ lý thuyết trị liệu cấu trúc gia đình của Salvador Minuchin, nhấn mạnh vào việc xem xét cách mà các mối quan hệ trong gia đình đóng góp vào chức năng hoặc vấn đề rối loạn chức năng của các cá nhân.
    Minuchin mô tả vấn đề rối loạn chức năng này ở những gia đình có mức độ giao tiếp cao và mức độ xa cách thấp, kể cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Chuẩn mực văn hóa xác định định nghĩa của sự lu mờ ranh giới
    Trên thực tế, một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mắc trầm cảm ở những người trưởng thành chịu “sự lu mờ ranh giới các mối quan hệ trong gia đình" tại Anh cao hơn so với những người trưởng thành chịu “sự lu mờ về ranh giới trong gia đình" ở Ý bởi những quan điểm khác nhau về văn hóa.
    Các nhà phê bình nữ quyền nói rằng những khái niệm về hệ thống gia đình này đại diện cho cấu trúc gia đình gia trưởng, lấy nam giới làm trung tâm và khái niệm của “sự lu mờ ranh giới các mối quan hệ trong gia đình” làm suy yếu bản chất của các bà mẹ trong việc xây dựng những mối quan hệ. Bởi vậy, nếu nền tảng văn hóa của bạn theo cấu trúc nhóm, tập thể, nơi các cá nhân liên kết với nhau nhiều hơn, thì “sự lu mờ ranh giới các mối quan hệ trong gia đình” có thể đang xuất hiện ngay trong gia đình bạn.
    [​IMG] Enmeshment Trauma Thực Sự Là Gì?
    Khi bạn nghĩ tới một chấn thương tâm lý thời thơ ấu, bạn có lẽ sẽ nghĩ tới việc bị bỏ mặc, nhưng ngược lại, việc trở nên “quá gần gũi, thân thiết” có thể dẫn đến chấn thương ràng buộc.
    Ví dụ như, một đứa trẻ có thể bị “phụ huynh hoá” về mặt tình cảm, điều này có nghĩa là đứa trẻ sẽ đảm nhận việc chăm sóc các nhu cầu về tình cảm của cha mẹ. Nó có thể giống như việc một người mẹ nói với đứa con tuổi teen về những vấn đề của cô ấy với chồng, và mong rằng con gái sẽ đứng về phía mình.

    Những Dấu Hiệu Của Sang Chấn
    Dưới đây là một vài dấu hiệu bạn có thể thấy ở những người khác hoặc bản thân khi phải đối mặt với sự lu mờ ranh giới của các mối quan hệ trong gia đình:
    - Mức độ riêng tư về thể chất hoặc tinh thần giữa cha mẹ và con cái thấp
    - Giả định rằng con cái sẽ là người bạn tốt nhất của cha mẹ
    - Cha mẹ là kiểu helicopter hoặc quá can thiệp vào đời sống của con cái tới mức độ không cho con tự phát triển
    - Cha mẹ cho rằng con cái của họ sẽ là những người hỗ trợ họ về mặt tinh thần
    - Con được khen thưởng vì không có hành vi chống đối
    [​IMG]
    Những Ảnh Hưởng
    Chấn thương ràng buộc có thể dẫn tới những ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe tinh thần, và chúng sẽ được nói đến dưới đây.
    - Sợ xung đột
    Những cá nhân lớn lên trong một gia đình ràng buộc có thể cực kỳ ghét xung đột. Họ không cảm thấy an toàn về mặt tình cảm khi không đồng ý với cha mẹ trong quá trình phát triển , vì vậy họ nhận định rằng khi trưởng thành việc không đồng ý với một ai đó cũng sẽ không hề an toàn.
    - Gặp khó khăn trong các mối quan hệ
    Không có gì lạ khi một người đang đối mặt với chấn thương ràng buộc sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành và duy trì tình bạn hay những mối quan hệ lãng mạn.
    Sau khi cảm thấy bị choáng ngợp bởi cha mẹ của mình, họ sẽ có thể nghĩ rằng bạn đời hoặc bạn bè của họ cũng sẽ có những nhu cầu cảm xúc tương tự. Hoặc là, theo một thái cực khác, họ tìm kiếm các mối quan hệ mà họ lại có thể trở thành người chăm sóc, lặp lại vai trò mà họ đã học hỏi được ở thời thơ ấu và tiếp tục vòng lặp này.
    - Lòng tự trọng thấp
    Rất nhiều người trong những gia đình ràng buộc có thể có lòng tự trọng thấp. Điều này là bởi họ quá phụ thuộc vào sự chấp thuận của cha mẹ, thường biểu hiện ở tuổi trưởng thành như sự thiếu tự tin vào bản thân và những quyết định vì nỗi sợ bị phán xét.
    - Thiếu bản sắc cá nhân
    Một phần của sự lu mờ này là họ phải làm mọi thứ bản thân có thể để khiến cho người khác hạnh phúc, vì vậy một người nào đó trải qua chấn thương ràng buộc có thể biết cách làm tất cả những điều đúng đắn để làm hài lòng người khác nhưng lại không biết điều gì thực sự hữu ích cho bản thân.
    Nếu bạn đã lựa chọn nghề nghiệp, bạn đời, nơi sinh sống hoặc tất cả những điều trên dựa trên những gì cha mẹ bạn cho là đúng, điều đó có thể khó để hiểu được bạn thực sự là ai nếu như không có họ.

    Gợi Ý Chữa Lành Sang Chấn
    Một tin tốt lành cho bạn là việc hồi phục sau sang chấn không bao giờ là quá muộn cả. Trên thực tế, mặc dù ban đầu việc này nghe có vẻ khá đáng sợ, nhưng cuối cùng kết quả của sự thay đổi sẽ rất đáng giá. Dưới đây là cách để tìm ra lối đi riêng cho bạn sau khi lớn lên trong một gia đình có sự lu mờ về ranh giới các mối quan hệ.
    - Tạo ranh giới
    Ranh giới sẽ là người bạn thân nhất của bạn! Một trong những đặc điểm chính của gia đình ràng buộc là sự thiếu ranh giới.
    Hãy xem xét thời điểm bạn cảm thấy khó chịu với điều gì đó mà một thành viên trong gia đình đã làm. Chẳng hạn như mẹ đã gọi cho bạn 10 cuộc điện thoại mỗi ngày, khiến bạn khó chịu mỗi khi thấy điện thoại đổ chuông?
    Điều này có nghĩa là bạn có thể muốn nói chuyện với mẹ về việc gọi điện ít hơn, hoặc bạn có thể ngừng trả lời điện thoại càng nhiều càng tốt. Nếu bạn thay đổi thái độ, điều đó có thể sẽ khiến mẹ bạn không vui và khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn lúc ban đầu, nhưng bạn sẽ biết đó là ranh giới phù hợp với mình nếu nó khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn theo một cách nào đó.

    - Tìm lại bản thân
    Sự lu mờ về ranh giới các mối quan hệ trong gia đình cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu theo một vài cách, bởi vì bạn không cần phải tự mình quyết định quá nhiều việc. Nhưng kết quả là bạn có thể sẽ không có ý thức rõ ràng về bản thân hoặc không hiểu rõ chính mình.
    Hãy thử hẹn hò với bản thân, giống như bạn hẹn hò với một con người mới. Bạn có thể tự đi chơi hoặc đi du lịch, tự hỏi bản thân xem điều gì khiến bạn vui và buồn, lựa chọn trang phục mà cha mẹ bạn có thể không chấp thuận.
    - Tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia
    Bạn có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối mặt với một số động lực không lành mạnh trong quá trình trưởng thành khi cố gắng thay đổi chúng.
    Làm việc với một nhà trị liệu có thể sẽ giúp ích cho bạn để bạn không cần phải làm việc này một mình.
    - Kiên nhẫn
    Bạn phải mất cả cuộc đời để tạo ra những kiểu suy nghĩ và hành vi hiện tại. Những lối suy nghĩ và hành vi không lành mạnh đó không mất cả đời để thay đổi, nhưng cũng sẽ không thể thay đổi trong một sớm một chiều.
    Hãy kiên nhẫn với chính mình và tự thưởng cho bản thân lòng biết ơn vì đã quan tâm đến chính bạn!

    LỜI KẾT
    Rất có thể, bố mẹ bạn đã cố gắng chăm sóc cho bạn theo cách tốt nhất mà họ biết. Nếu bạn nhận ra một vài động lực đó không phù hợp với bản thân, điều này không nhất thiết khiến bố mẹ bạn trở thành những người xấu hoặc bạn có một tuổi thơ tồi tệ. Nó chỉ mang ý nghĩa rằng bạn muốn làm mọi thứ một cách khác biệt cho bản thân, và bạn nên cảm thấy tự hào vì muốn chăm sóc chính mình theo cách đó.
    Nguồn bài: What Is Enmeshment Trauma?- VeryWell Mind.
    https://www.facebook.com/SEE.PSY/photos/a.2354884184838482/3153714004955492/
     
  11. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,745
    vkl... wall text ... may là mình ko vào
    PS: giờ làm gì với 1 con ma cao to đen hôi ở trong nhà?
     
  12. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Tưởng vụ đó hết rồi chứ ?! Nhà bác sinh chuyện linh dị gì sao
     
  13. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,745
    nó vào toilet quậy nữa, toàn dấu chân to đùng,
     
  14. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Bác chắn chắn ? Đó có thể là dấu chân bác ? Có những hiện tượng linh dị gì xảy ra ? Bác có thể kể cụ thể không ?
    Ngoài ra, có thể hỏi chút : bác có đức tin vào đâu không ? Trong nhà có thờ tự gì không ?
     
  15. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,745
    Nhà chỉ thờ mỗi bà nội thôi...
    Dấu chân rõ to, to hơn bàn chân mình,
    Lần trước thấy cái bóng bé gái cao tầm 1m5,
    Còn lần này ko thấy bóng, cơ mà ông này đã ở bẩn cực
     
  16. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    Kể thêm 1 chút về nhà của bác : nhà sống với ai, tình hình gia đình thế nào ? Có thể kể luôn tình hình ngôi nhà và miếng đất bác sinh sống, càng chi tiết càng tốt nha.
    Và cho biết tình hình cuộc sống của bác nhé : trước khi bác thấy dấu chân kia tầm 1 tháng thì cuộc sống của bác ra sao, mọi chuyện thế nào ?
     
  17. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    7 Loại Tình Yêu Theo Thuyết Tam Giác Của Sternberg
    Sự thân mật, mê đắm và cam kết đóng vai trò quan trọng trong tình yêu. Và tình yêu rất cần thiết cho cuộc sống hạnh phúc của chúng ta. Hầu hết ai cũng trải qua nó, nhưng chúng ta lại có những những câu trả lời khác nhau khi được hỏi về định nghĩa của tình yêu.
    Thuyết tam giác của tiến sĩ tâm lý học Robert Sternberg phát triển từ cuối những năm 1980s là một nghiên cứu đáng chú ý về tình yêu. Ông cho rằng mỗi người có những mức độ về sự thân mật, mê đắm và cam kết khác nhau tại mọi thời điểm trong cuộc đời.
    3 điểm tạo thành tam giác tình yêu
    [​IMG]
    Tiến sĩ Sternberg miêu tả cấu tạo của tình yêu như một tam giác có 3 đỉnh, tương ứng với 3 yếu tố:
    Sự thân mật - Intimacy, là cảm giác gần gũi, kết nối và gắn bó.
    Mê đắm - Passion , là những xúc cảm và sự hấp dẫn về ngoại hình, thể xác, dục vọng.
    Quyết định/Cam kết - Commitment , là cảm giác khiến bạn muốn tiếp tục ở bên và hướng đến những mục tiêu chung.
    Tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sinh lý và nhu cầu tình cảm trong tình yêu là điều cần thiết, và không một tình yêu nào được tạo nên mà không có sự tồn tại của 3 yếu tố trên.
    3 thành tố trong tình yêu tương tác qua lại với nhau tạo thành hệ thống. Sự hiện diện của mỗi thành tố và sự kết hợp của hai hay nhiều thành tố tạo thành 7 hình thái cơ bản trong tình yêu.
    [​IMG]
    1.Quý mến (Friendship)
    Đây là kiểu tình yêu chỉ có sự gần gũi hay thích thú, nhưng lại thiếu mất sự mê đắm và cam kết dài hạn. Tuy nhiên, tình bạn lại là khởi nguồn cho những hình thức tình cảm khác.
    2. Sự mê đắm (Infatuation)Loại tình yêu này được hình thành chỉ bởi sự hấp dẫn và khao khát về mặt thể xác mà không có sự liên kết về tình cảm thuần khiết hay cam kết. Ở giai đoạn đầu của mối quan hệ, không có đủ thời gian dành cho những rung cảm sâu sắc hay lãng mạn. Loại hình này có thể biến đổi sang loại hình khác. Cảm giác mê đắm sẽ mạnh mẽ đến một mức mà còn người hoàn toàn ngưỡng mộ hay thầm thương trộm nhớ đối phương, mà không hề bận tâm rằng liệu nó có cần cho một tình yêu bền vững, sâu sắc, và cam kết lâu dài hay không.
    3. Tình yêu trống rỗng (Empty love)
    Tình yêu trống rỗng là kiểu yêu không có sự mê đắm hay thân mật mà chỉ có cam kết. Nó có thể là kết quả của những tình yêu đã từng mãnh liệt rồi lụi tàn. Điều này cũng xảy ra ngược lại: Một cuộc hôn nhân sắp đặt có thể không có cảm xúc lúc ban đầu nhưng theo thời gian nó dần được nảy nở và phát triển thành một loại hình tình cảm khác.
    4. Tình yêu lãng mạn (Romantic Love)
    Tình yêu này gắn kết tình cảm thông qua sự thân mật và say mê thể xác. Những người trong mối quan hệ này thường có những cuộc trò chuyện sâu lắng để hiểu hơn về nhau. Họ say mê đối phương cả về tinh thần lẫn thể xác . Sự cam kết dài lâu và những dự định về tương lai có thể vắng mặt ở loại hình này.
    5. Tình nghĩa (Companionate Love)
    Đây là kiểu tình yêu thân mật, nhưng không thuộc loại mê đắm. Sự thân mật và sự cam kết tạo nên tình yêu và sự đồng hành. Kiểu tình yêu này mức độ sâu hơn tình bạn vì nó bao gồm sự cam kết dài hạn. Ở đây có rất ít hoặc gần như không có sự say mê tình dục. Điều này thường được tìm thấy trong những cuộc hôn nhân mất dần sự hứng thú về thể xác, nhưng vẫn có thể tiếp tục duy trì tình yêu thương và sự gắn bó. Những người trong tình yêu này đối xử với nhau như 1 người bạn thân hoặc người thân trong gia đình.
    6. Tình yêu khờ dại (Fatuous Love)
    Trong kiểu tình yêu này, sự cam kết và đam mê có mặt trong khi không có sự thân mật hay gần gũi. Tình yêu ban đầu xảy ra bởi một cuộc tán tỉnh chóng vánh và họ kết hôn ngay sau đó, khi niềm đam mê thúc đẩy một cam kết mà chưa có sự thân mật, gần gũi, gắn bó với nhau đủ nhiều. Người ngoài nhìn vào mối quan hệ này thường thấy rất bối rối vì không hiểu vì sao cặp đôi này có thể tiến triển nhanh như vậy. Thật không may, những cuộc hôn nhân như thế thường không diễn ra một cách suôn sẻ.
    7. Tình yêu lý tưởng (Consummate love)
    Tình yêu lý tưởng được tạo thành từ cả ba thành tố và là hình thức hoàn thiện nhất của tình yêu. Nó đại diện cho một mối quan hệ lý tưởng. Các cặp đôi trong kiểu tình yêu này thường trải qua những cung bậc cảm xúc tuyệt vời về cả mặt tinh thần lẫn thể xác trong nhiều năm. Họ không thể tưởng tượng mình sẽ yêu bất cứ ai khác ngoài người kia. Họ thấy sẽ thật bất hạnh khi không có người bạn đời hoàn hảo ấy bên cạnh. Họ luôn cố gắng để vượt qua những bất đồng và cùng nhau đối mặt với các vấn đề căng thẳng.
    “Yêu là hành động”
    Theo Tiến sĩ Sternberg, tình yêu hoàn mỹ thì khó duy trì hơn là đạt được nó, vì các thành tố trong tình yêu đều phải thể hiện qua hành động. Nếu không thể hiện cảm xúc hay biểu lộ hành động, sự say mê sẽ mất đi và trở thành mối quan hệ đồng hành đơn thuần.
    Mối quan hệ của bạn do chính bạn tạo nên
    Lý thuyết tam giác tình yêu của tiến sĩ Sterngerg dựa trên một thực tế nói rằng mỗi thành tố thể hiện vai trò khác nhau giữa các cặp đôi. Cả 3 thành tố đều cần thiết cho một mối quan hệ lý tưởng, nhưng mức độ mỗi thành tố sẽ khác nhau tùy vào từng mối quan hệ, và thậm chí sẽ thay đổi tuỳ theo thời gian trong cùng một mối quan hệ. Việc hiểu các thành tố tương tác với nhau ra sao có thể giúp bạn cải thiện các yếu tố trong tình yêu của bạn.

    [​IMG]
    https://www.facebook.com/acrazymindVN/posts/3106706596208792
     
    quockhanh1809 and worry_faraway like this.
  18. lastsamurai

    lastsamurai Chuyên viên tâm lý Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    4,531
    8 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH
    Khi một người trải qua một cuộc khủng hoảng hiện sinh, họ thường cảm thấy lạc lõng, bất an và như thể họ đã đánh mất các giá trị và mục đích sống của mình. Bạn có thể đang cảm thấy như vậy và tự hỏi liệu những gì bạn đang trải qua là khủng hoảng hiện sinh hay chỉ là sự lo lắng thông thường? Dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang trải qua một cuộc khủng hoảng hiện sinh
    Bạn có thể tìm hiểu về khủng hoảng hiện sinh tại link sau nhé
    https://www.facebook.com/healthymindvn/posts/517571123426442
    [​IMG]
    [​IMG] LO LẮNG LIÊN TỤC
    Katie Leikam, một nhà trị liệu ở Decatur, Georgia (Hoa Kỳ) cho rằng: “Lo lắng hiện sinh có biểu hiện như sự quan tâm thái quá đến thế giới bên ngoài hoặc buồn bã, lo lắng về vị trí của bạn trong cuộc sống và kế hoạch trong tương lai”
    Lo lắng hiện sinh khác với căng thẳng hàng ngày ở chỗ tất cả mọi thứ đều có thể khiến bạn khó chịu và lo lắng, kể cả sự tồn tại của chính mình. Bạn có thể tự hỏi mình, "Mục đích tồn tại của mình và vị trí của mình trong cuộc sống là gì?"
    [​IMG] CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM
    Trong một cuộc khủng hoảng hiện sinh, bạn có thể trải qua những cảm giác thường thấy của trầm cảm. Các triệu chứng này có thể bao gồm mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, mệt mỏi, đau đầu, cảm giác vô vọng và buồn dai dẳng. Đây là lý do tại sao các cuộc khủng hoảng hiện sinh có thể thực sự gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần, thậm chí là tính mạng của bạn nếu nó vượt ngoài tầm kiểm soát.
    Leikam nói: “Nếu bị khủng hoảng hiện sinh, bạn cũng có thể có suy nghĩ về việc tự tử hoặc kết thúc cuộc sống, hoặc cảm thấy rằng cuộc sống của bạn không có mục đích”
    [​IMG] MẤT ĐỘNG LỰC SỐNG
    Nền tảng động lực sống của con người chính là câu trả lời cho câu hỏi:“Tại sao mình làm như vậy?” Nếu bạn đang tự hỏi như vậy và dường như chưa thể tìm ra câu trả lời, khi đó, bạn đang đang thiếu động lực sống. Sự mất kết nối và cảm giác vô nghĩa đi kèm với một cuộc khủng hoảng hiện sinh khiến cho việc hoàn thành bất cứ điều gì đều trở nên khó khăn.
    [​IMG] MỨC NĂNG LƯỢNG THẤP
    Năng lượng của bạn có thể giảm do các yếu tố như tâm trạng, giấc ngủ và chế độ ăn uống. Nếu tâm trạng của bạn không tốt, bạn sẽ cảm thấy không muốn di chuyển hoặc tham gia nhiều hoạt động như bình thường.
    Định luật thứ nhất về chuyển động của Newton cho rằng "Một vật không chịu tác dụng của một lực nào hoặc các lực cân bằng thì nó vẫn giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.” Bạn có thể sử dụng định lý này như một phép ẩn dụ cho cơ thể của mình: Bạn càng ít di chuyển và tham gia vào các hoạt động, bạn càng khó đứng dậy và thực hiện nó, và do đó, bạn càng có ít năng lượng hơn.
    Nếu bạn có một thói quen ngủ không đều hoặc một chế độ ăn uống không cân bằng, mức năng lượng của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Hãy coi giấc ngủ và chế độ ăn uống của bạn là ưu tiên hàng đầu, bởi vì nó là một biến số để đo lường tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn.
    [​IMG] ÍT THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
    Điều này cũng có thể được gây ra bởi sự thiếu động lực và thiếu năng lượng, nó có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Các mối quan hệ xã hội của bạn là một phần cơ bản tạo nên cảm giác được hỗ trợ và kết nối cộng đồng, và việc thiếu chúng có thể khiến bạn cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Điều này dẫn đến các triệu chứng lo lắng và trầm cảm.
    [​IMG] RỐI LOẠN ÁM ẢNH CƯỠNG CHẾ (OCD)
    Đôi khi, những suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống và mục đích sống có thể đè nặng lên tâm trí bạn và gây ra những suy nghĩ lặp đi lặp lại. Tình trạng này được gọi là OCD, và nó có thể xảy ra khi bạn bị ám ảnh phải tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.
    Leikam nói: “Nó có thể dẫn đến nhu cầu đặt câu hỏi lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ cho đến khi bạn có câu trả lời cho câu hỏi của mình.”
    [​IMG] MẤT KIỂM SOÁT
    Khi mất liên lạc với các giá trị và mục đích sống của mình, bạn thường có thể cảm thấy không thể kiểm soát chính mình - như thể chúng ta đang ở trong một căn phòng tối và không thể tìm thấy công tắc đèn.
    [​IMG] LẠM DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN
    Bạn có thể thấy mình uống rượu nhiều hơn hoặc lạm dụng vào các chất gây nghiện khác để làm dịu những suy nghĩ lặp đi lặp lại hoặc giúp bạn tìm ra ý nghĩa cuộc đời.

    Nguồn :
    https://www.facebook.com/healthymin...qNzhUQmyuRsPQKx2GCtoUMmJAghNCVX4ne3CeGkyrnE5l
     
    ♥Mĩm♥ and worry_faraway like this.
  19. lazyzero

    lazyzero Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/6/14
    Bài viết:
    1,392
    lặn :cuteonion10:
     
  20. Seven Sins

    Seven Sins Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    19/5/22
    Bài viết:
    40
    Mỗi lần đến vòng xoay ngã 6 là lại kiểu mù đường không biết nên rẽ ngõ nào.
    Toàn chạy theo cảm tính.
     

Chia sẻ trang này