Quản lý xúc cảm- Vấn đề của trái tim. Hôm kia mình có đọc được một bài viết về tài xế xe Hoa Mai ở Vũng Tàu đi ngược chiều rồi hùng hổ đòi đánh người, sau cùng, anh này bị phạt 7,5 triệu, tước bằng lái 2 tháng, bị đình chỉ công việc. Tước bằng của tài xế 'hổ báo' lái xe khách Hoa Mai - Xã hội - ZINGNEWS.VN Trong tiếng Việt có câu tục ngữ "Chưa đánh người mặt đỏ như vang, đánh xong rồi mặt vàng như nghệ". Khi rơi vào trạng thái xúc cảm tiêu cực không thể nào kiểm soát, phản ứng chiến hay chạy được kích hoạt, máu dồn lên não ( thực chất là các hormone gây stress như cortisol sẽ chiếm quyền điều khiển, khi đó, ta sẽ không còn là chính mình, trở nên MẤT NHẬN THỨC mà biến thành kẻ khác, nóng máu sẵn sàng tham gia gây gổ, mục tiêu là nhằm thỏa mãn cơn tức giận đó đã. Sau khi hormone gây stress hạ nhiệt, lúc này cơ thể mới bình tĩnh, ta mới nhận ra và CÓ Ý THỨC về việc mình làm vừa diễn ra, ta trở nên thất thần, đó là lý do vì sao gọi là mặt vàng như nghệ, nôm na là sợ hãi bởi hậu quả vừa gây ra. Khi phản ứng chiến hay chạy được kích hoạt ở cá nhân, tầm nhìn đường hầm ( tunnel vision) cũng được kích hoạt, đôi mắt của người đó chỉ tập trung vào nhân tố gây cho họ sự giận dữ. Trên 24h.com.vn có rất nhiều bài báo dạng "Không kiềm chế được cơn giận, xxx lao vào đánh/giết/ đấm yyy đến tử vong". Cuối cùng, sự giận dự đã sai khiến chủ thể biến thành con người khác, cứ như ai đó nhập hồn vậy. Cách ngăn ngừa có lẽ được xem là tốt nhất, theo lời tiến sĩ tâm lý học Daniel Goleman trong cuốn Trí tuê xúc cảm của ông, ông cho rằng Nói cách khác, người đó phải hiểu được mình đang cảm thấy tức giận một cách có sự chủ động, và nhận thức được sẽ là phanh hãm lại cho những cảm xúc đang chiếm quyền cơ thể, từ đó sẽ giảm thiểu tối đa hậu quả về sau này.