[VNE] Sri Lanka cạn xăng dầu

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi whatever1414, 17/5/22.

  1. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,166
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Chính xác là quá phụ thuộc nguồn thu vào 1-2 ngành.

    Srilanka phụ thuộc vào du lịch và BĐS nên gặp Covid dặt dẹo.

    Mẽo hồi 2015 bóp giá dầu làm Nga cũng ăn hành mất 2-3 năm nhưng sau đó chuyển đổi cân bằng nguồn thu nên ổn định lại

    Còn Venezuela quá phụ thuộc dầu nên ăn lol
     
  2. samurai_999

    samurai_999 Cô Mười nhớ, cô Mười thương Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/7/10
    Bài viết:
    8,606
    à thì ừ....
     
  3. Backy

    Backy Space Marine Doomguy CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/4/04
    Bài viết:
    5,693
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Công chức mới hưởng lương ngân sách. Còn viên chức thì đa số đơn vị sự nghiệp giờ tự thu tự chi nên cũng giống như cty tư nhân, còn tự chủ 1 phần thì nhà nước nuôi 1 phần, phần còn lại thì đơn vị phải làm mới có tiền trả lương. Nhà nước hay tư nhân cũng phải làm mới có ăn, tuy nhiên như bác trên nói hiệu quả công việc không cao như nước ngoài thôi.
     
  4. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Tầm này chắc chỉ còn cách bán đất lấy USD
     
    JediDarkLord thích bài này.
  5. Sis

    Sis Đê tiện nhất xóm

    Tham gia ngày:
    18/5/04
    Bài viết:
    6,248
    Nơi ở:
    hell & heaven
    Dù nhận lương từ đâu thì người ta cũng đi làm, bỏ công sức ra rồi nhận lương về chứ ko phải ngồi chơi ở nhà xong nhận lương. Như vậy mới gọi là nuôi.
    Còn thằng kia thì ko phải thớt này đâu. Thớt nào chả cố vào xỉa xói vài câu.
     
  6. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,922
    Kiểu ở phương tây thì vận hành chính phủ đất nước còn VN thì nuôi đó .
    Thôi thì mấy lão đóng thuế TNCN , thêm doanh nghiệp công ti nói vì hiệu quả công việc chưa tốt thì tạm im .
    Chứ mua đồ siêu thị mua xăng nói nuôi công chức viên chức là xàm lol vậy thôi .
    Mà theo lời mấy thằng 9 người dân nuôi 1 cân bộ , thì người tàn tật , hộ nghèo , người già , người có công cách mạng , mẹ VN anh hùng … cũng là công chức viên chức nhé vì ăn ngân sách nhà nước , tới gần 10tr người nhận tiền ngân sách .
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/22
  7. Sis

    Sis Đê tiện nhất xóm

    Tham gia ngày:
    18/5/04
    Bài viết:
    6,248
    Nơi ở:
    hell & heaven
    Lấy lương từ ngân sách đâu có nghĩa là nuôi?
    Nuôi là gì? Là ko làm gì nhưng vẫn có tiền, vẫn được trả lương. Đó là nuôi. Còn người ta đi làm, vẫn bỏ công sức, chất xám, thời gian rồi nhận tiền lương. Thì chả có gì là nuôi cả.
    Nói nôm na, dân nộp thuế tiền vào ngân sách, ngân sách trả tiền công chức, công chức làm việc, vận hành bộ máy nhà nước phục vụ dân.
    Chưa bàn hiệu quả cao hay thấp. Nhưng đây là mối qua hệ có qua có lại. Ko phải 1 chiều nên ko thể dùng từ nuôi
    Vd rõ hơn. Vd nhà có bố mẹ già. 2 cụ ko làm được gì ra tiền hay giúp đỡ gì được việc nhà. Nhưng mình là con mình phải nuôi, ko để 2 cụ đói, hết tiền thì thỉnh thoảng đưa cụ tiền tiêu.. Đó là nuôi.
    Còn nhà có bà osin, ko ai bảo là nuôi bà osin. Vì bà osin nhận lương, nhưng bà ý phải lao động mới nhận được tiền, phải đi chợ, dọn dẹp, lau nhà, trông trẻ.. Vv...
     
    Chỉnh sửa cuối: 17/5/22
    PeepingTom and viendu like this.
  8. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,922
    Thật ra đúng hơn là nuôi hộ nghèo , ngươi khuyết tật , trả ơn những người có công cách mạng ….
    Nói là nuôi nhưng hỗ trợ 1 phần thôi tự lực họ vươn lên .
    Chứ bọn xàm lol nói nuôi lại khác ý tui mỉa mai mấy thằng dám nói vậy với công chức viên chức Mỹ .
     
  9. Sis

    Sis Đê tiện nhất xóm

    Tham gia ngày:
    18/5/04
    Bài viết:
    6,248
    Nơi ở:
    hell & heaven
    Mấy đối tượng này có phải công chức đâu :))
     
  10. nickryan

    nickryan The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    2,464
    Tưởng công chức hành dân :))
     
  11. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,922
    Nhận tiền ngân sách là công chức nha đâu phải tự dưng có mấy thằng ngu phát biểu 9 người nuôi 1 cán bộ nó nhìn vào khoảng 10 tr nguòi nhận tiền ngân sách thì là cán bộ nha .
     
  12. resetlove21

    resetlove21 Leon S. Kennedy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    13,884
    Món này dễ ẹc luôn, 1 lít nước pha với 2 muỗng đường phèn, 1 muỗng muối hạt (loại muỗng to ấy) nấu sôi để nguội. Xong rồi đổ vào cải, trước lúc đổ vào thì cải phơi cho héo lá, bỏ thêm hành hoa, gừng, tỏi, ớt, hành tím xắt ra cho thơm. Chỉ cần 1 ngày sau là ăn đc, sau 2 ngày thì phải bỏ vô tủ lạnh nếu ko là bị chua ko ăn nổi.
     
  13. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Tiền tao đi sản xuất xả xuống cống cũng góp phần vào ngân sách nuôi cả triệu ông mà?
    Xồm xồm lên làm gì mấy thằng đầy tớ?
     
  14. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    https://nld.com.vn/cong-doan/93-trieu-dan-phai-nuoi-28-trieu-cong-chuc-20171116095719255.htm

    93 triệu dân phải “nuôi” 2,8 triệu công chức!
    16-11-2017 - 09:57|Công đoàn

    Chia sẻ


    "Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách Nhà nước (NSNN) là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số".


    Đây là con số mà TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" vừa diễn ra hôm qua (15/11) tại Hà Nội.

    [​IMG]
    TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

    Lãnh đạo Sở phải dự 2.000 cuộc họp trong 7 tháng

    Với việc đưa ra con số nói trên, TS Thiên còn đưa ra bức tranh về bộ máy hành chính cồng kềnh, căn bệnh nan y của nền quản lý hiện nay là họp... họp và họp. Ông Thiên nói: Vì sao bộ máy chúng ta cồng kềnh, cơ chế "họp", cần nhiều lãnh đạo để đi họp. Thực trang họp lu bù là phổ biến và là “bệnh nan y”.

    Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dẫn chứng: Tại TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư, với 4 người trong ban Giám đốc, lãnh đạo Sở trong 7 tháng đầu năm 2017, phải dự hơn... 2.000 cuộc “họp”. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: từ đầu năm đến T8/2017: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của Sở phải dự hơn 1.500 cuộc họp.

    Một phường ở quận 1: UBND phường có 3 lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp 2 cuộc/ngày, có ngày cả 3 lãnh đạo cùng đi họp ở quận. “Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình”, ông Thiên nói.

    Vì sao họp nhiều? “Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành”. Họp nhiều gắn với cơ chế ra quyết định và chịu trách nhiệm không gắn với trách nhiệm cá nhân.

    Ông Thiên cho rằng: Bộ máy của chúng ta tồn tại thực trạng: Thừa người nhưng không rõ chức năng, thiếu quyền, ít chịu trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam lắm cấp phó, Việt Nam bàn nhiều về “ghế”, về biên chế, mà ít bàn về cơ chế, chức năng bộ máy – yếu tố quyết định cơ cấu nhân sự.



    “Mỗi bộ ở Việt Nam có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối”. Ở các nước phát triển, bộ chỉ có một, thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru. Vấn đề là ở thể chế vận hành", ông Thiên nêu.

    Vì sao 5 - 7 Thứ trưởng vẫn "đầu tắt mặt tối"

    TS Thiên phân tích điểm khác biệt của Việt Nam và các nước, là các bộ của họ không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ chế “bộ chủ quản” ở Việt Nam còn nặng, cán bộ thích “chủ quản” hơn là xây dựng thể chế.

    Thứ 2, thủ trưởng mỗi cấp có quyền, có trách nhiệm rõ ràng, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định. Còn ở ta, ai cũng kêu không có thực quyền, thiếu thể chế giao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng, do đó phổ biến tình trạng cấp dưới “hất lên trên”. Thủ trưởng không kham nổi nên phải có nhiều cấp phó “đỡ hộ”.

    Thứ 3 là phân công trong lãnh đạo bộ ở Việt Nam thường chia cắt, lập một số Tổng cục, Cục, Vụ, do một cấp phó đứng đầu, không phân công theo lĩnh vực quản lý nhà nước làm cho bộ máy càng cồng kềnh và kém hiệu quả.

    Bốn, cách “làm việc tập thể”, quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên nhiều ban bệ rắc rối, họp hành triền miên. Mà đã họp là theo “cấp”, cán bộ đi họp phải đúng “đẳng cấp”.

    Viện trưởng Viện Kinh tế nêu con số: Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ NSNN là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số.

    Theo Dân trí
     
    viendu thích bài này.
  15. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    https://vietnamnet.vn/khong-dan-nao-dong-thue-nuoi-noi-bo-may-nay-203225.html

    'Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này'
    187

    [​IMG]
    40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.


    [​IMG] - 40 ngàn tỷ đồng để cải cách tiền lương theo đúng lộ trình không tìm đâu ra được. Muốn có nguồn tăng lương cho cán bộ cần làm 2 việc: Tinh giản biên chế và tiết kiệm chi tiêu.

    Tổng bí thư: Bộ máy đúng là cồng kềnh
    'Bộ máy cồng kềnh dân è cổ nuôi'
    Không tìm ra 40 ngàn tỷ cải cách lương

    Thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách tại QH ngày 21/10, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP HCM) nói: “Cân đối ngân sách cho 2015 là cực kì khó khăn. Năm nay và năm tới không cân đối được nguồn để cải cách tiền lương theo lộ trình, 40 ngàn tỉ không lấy đâu ra được”.


    [​IMG]

    ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm

    ĐB Nguyễn Văn Minh cho rằng việc tăng lương bị trì hoãn là vấn đề lặp lại nhiều, cần xem xét lại, cần thiết phải tăng lương tối thiểu theo lộ trình để đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức.

    Muốn làm được như vậy, ông Minh đề nghị phải tiết kiệm chi tiêu: “Nhiều công trình mất hàng ngàn tỷ để xây dựng nhưng xây xong không sử dụng hoặc công trình không cần thiết, rất lãng phí”.
    Tiết kiệm chi tiêu còn phải đi kèm với tinh giản biên chế. Hiện nay đội ngũ hưởng lương rất lớn nhưng người làm việc chuyên môn ít, bộ máy tổ chức cồng kềnh. Bộ Nội vụ từng triển khai việc tự đánh giá công việc của cán bộ, công chức nhưng làm xong thì không có đơn vị nào xin giảm biên chế mà đều xin tăng!

    [​IMG]

    ĐB Trần Du Lịch
    Còn ĐB Trần Du Lịch nhấn mạnh “nếu cứ duy trì bộ máy chính quyền địa phương 3 cấp với tất cả ban bệ hệ thống như hiện nay thì không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này. Nếu không giải quyết được vấn đề này, không thể nghĩ đến việc tăng lương, nâng cao phúc lợi cho người dân”.

    Trong khi đó, ĐB Đỗ Văn Đương đánh giá con số 1/3 cán bộ công chức “cắp ô” đã được chỉ ra nhưng có giảm được ai đâu? Theo ông, cần giảm hẳn biên chế và phải quy về từng cơ quan.

    “1/3 công chức 'cắp ô' với cơ quan hành chính là đúng đấy, tôi làm nhiều cơ quan rồi, tôi thấy thừa sức giảm 1/3 số này - số chỉ 'ăn theo nói leo' không giải quyết được gì, lãnh đạo cũng chỉ chỉ tay 5 ngón không làm được việc gì, tuyển nhiều nguy hiểm quᔠ- ông Đương nói.
    Lương công chức ra trường phải 10 triệu đồng/tháng?

    Theo ông Trần Du Lịch, chỉ tăng lương thêm 100.000 đồng thì không giải quyết được gì, không chống được tham nhũng, không tuyển được người giỏi và thu hút được đội ngũ tinh hoa vào bộ máy nhà nước.

    ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm đồng tình cho rằng cần nâng mức lương cơ bản. Lương tối thiểu công chức mới ra trường phải là 10 triệu đồng thì mới có thể lập gia đình, mua nhà cửa ... Muốn làm được việc này cần tính toán lại bộ máy chính quyền, phân cấp chức năng nhiệm vụ mỗi cấp.

    “Tại sao nhiều người bỏ ra vài trăm triệu để “chạy” vào công chức, dù lương thấp như thế?” - bà Tâm đặt câu hỏi.

    Theo bà Tâm, nguyên nhân là vì môi trường làm việc hiện nay thả nổi, dễ tạo điều kiện cho tiêu cực phát sinh.
    Vì thế, việc tăng lương phải đi kèm với giám sát chặt chẽ, khi cán bộ sợ mất việc sẽ không có tiêu cực. Công chức không tích cực khiến người dân mất niềm tin.


    'Cỗ xe nợ công đang quá tải'

    [​IMG]

    ĐB Trần Hoàng Ngân

    ĐB Trần Hoàng Ngân cho biết nợ công đang ở mức rất là cao, dù nằm dưới mức pháp định là 65% GDP nhưng ông không cho rằng đó là mức an toàn.

    Lý do là vì nghĩa vụ trả nợ trên tổng thu ngân sách hàng năm ngày càng tăng, số đảo nợ ngày một lớn, con số nợ công hiện nay vẫn chưa được tính toán đầy đủ do chưa đưa một số khoản khác vào.

    Theo lý giải của ĐB Trần Hoàng Ngân, nợ công tăng nhanh và đã đạt xấp xỉ mức trần nợ công Quốc hội cho phép là 65% GDP là do trái phiếu (hiện đang để ngoài ngân sách) và bội chi. Bội chi đầu nhiệm kỳ đề ra mục tiêu về dưới 4,5% vào 2015. Năm 2011, bội chi 4,4%, nhưng đến 2012 bội chi là 5,4%, năm 2013 là 5,5%, năm 2014 là 5,3% và dự kiến 2015 là 5%.

    Cẩm Quyên - Phạm Hải
     
  16. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    https://vietnamnet.vn/bo-may-cong-kenh-dan-e-co-nuoi-146268.html

    'Bộ máy cồng kềnh dân è cổ nuôi'
    196

    [​IMG]
    "Dân nộp thuế cho ta ngồi đây. Bộ máy cồng kềnh thế này dân è cổ nuôi, làm việc không hiệu quả thì có lỗi với dân. Cái gì giờ cắt được thì mạnh dạn cắt".




    >> Sao vụ bầu Kiên, Dương Chí Dũng để lâu?
    Làm không hiệu quả có lỗi với dân

    Việc Chính phủ chính thức kiến nghị QH nâng mức bội chi ngân sách lên 5,3% và trần nợ công 65% trong năm tới làm nóng phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội ngày 24/10.

    Nhìn rõ thực trạng thâm hụt ngân sách nên các ý kiến đưa ra phần lớn ủng hộ giải pháp cực chẳng đã phải nâng mức bội chi ngân sách và trần nợ công của Chính phủ.

    Quan tâm lớn nhất tại phiên thảo luận, đó là còn có thể vét tiền từ đâu để đắp cho miếng bánh ngân sách phình to lên, mà phần lớn ý kiến đều tin rằng hoàn toàn vẫn còn nhiều chỗ để tính.

    Vấn đề lớn nhất mỗi ĐBQH không ít lần nhấn mạnh là sự lãng phí, chưa cân đối trong những hạng mục chi tiêu công.

    Không nói đâu xa, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phản ánh việc đi nước ngoài công cán bằng tiền ngân sách cho những hoạt động không quá khẩn cấp, hội họp chi tiêu in ấn văn bản tốn kém rất lớn trong khi thiết bị công nghệ đã phổ cập đến từng người. Ngay chính các ĐBQH cũng tốn kém những khoản chi cho việc giao lưu giữa các đoàn ĐBQH địa phương với nhau.



    [​IMG]
    Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (trái). Ảnh: Lê Anh Dũng

    Bà cũng thấy khó hiểu có những dự án xin đầu tư với nguồn vốn lên đến vài nghìn tỷ đồng từng bị chối, đưa ra khỏi danh mục đầu tư khẩn thiết, sau cùng lại chen được vào trong danh sách phê duyệt.

    Hay những chương trình mục tiêu “rải mành mành”, trùng lặp ở các địa phương gây tốn kém, lãng phí ngân sách, xin duyệt chi năm sau để có tiền chi cho mục tiêu năm trước.

    Phó Chủ tịch nước đề xuất cắt giảm chi tiêu công mạnh cho những khoản đầu tư, chi không khẩn thiết.

    “Khó khăn trong năm 2013 và 2014 còn nhiều. Bội chi là đi vay, trái phiếu là hình thức vay của dân. Theo báo cáo của Chính phủ, bội chi tăng để trả nợ và tiếp tục đầu tư. Như thế nợ chồng nợ, lãi mẹ để lãi con, nếu không trả đúng hạn thì không được. Chi tiêu hành chính trong đầu tư công là động đến tiền thuế của dân. Dân nộp thuế cho ta ngồi đây. Bộ máy cồng kềnh thế này dân è cổ nuôi, làm việc không hiệu quả thì có lỗi với dân. Cái gì giờ cắt được thì mạnh dạn cắt” - bà đề nghị.

    ĐB Nguyễn Đình Quyền cho rằng, ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều công trình đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ dàn trải trong khi đó ngân sách hiện đang rất bí về nguồn đầu vào.

    “Có những doanh nghiệp ma qua xuất nhập khẩu trong một ngày đã quay vòng hơn 25 tỉ tiền thoái thuế. Cần thắt chặt mọi chi tiêu kể cả về hành chính lẫn đầu tư. Nếu dự án đã duyệt rồi mà không đủ nguồn lực, không cần thiết cũng phải cắt” - ông phát biểu.

    Cơ cấu lại khoản chi

    Phân tích thực trạng, ĐB Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) cho hay, doanh nghiệp khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp kéo dài đã gây nhiều hệ lụy, trong đó mất cân đối ngân sách chủ yếu là do doanh nghiệp không nộp được thuế như kỳ vọng.

    “Cân đối ngân sách đứng trước thách thức hết sức lớn, dẫn đến hệ lụy không phải của năm nay mà cả các năm sau. Dẫn đến khó trong bố trí vốn đề đầu tư phát triển, không có vốn để đầu tư. Nợ công và nợ Chính phủ tiệm cần đến mức trần”- ông phân tích.

    Trong khi chi tiêu ngân sách khó khăn, không thể trông đợi tăng thu; ĐB Ngoạn cho rằng, phải cơ cấu lại các khoản chi. Việc phát hành trái phiếu là cần thiết nhưng chỉ là giải pháp tình thế trước mắt.

    Ông cho rằng, phải xây dựng một kế hoạch ngân sách trung hạn, ngân sách chi tiết theo năm.

    Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng, gian lận thuế của doanh nghiệp có nguyên nhân do quản lý nhà nước, của các ngành chức năng.

    Trong khi đó, ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho rằng, thu ngân sách giảm do hoạt động sản xuất kinh doanh, miễn thuế giãn thuế nhưng Chính phủ chưa nói đến giải pháp chống thất thu thuế của tài chính đến đâu? ĐB cũng phản ánh ở địa phương có thực trạng chưa thu đúng, thu đủ thuế và cần bổ sung.

    X.Linh - T.Lâm - C.Quyên
     
  17. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    https://vietnamnet.vn/tong-bi-thu-bo-may-dung-la-cong-kenh-152691.html

    Tổng bí thư: Bộ máy đúng là cồng kềnh

    159

    [​IMG]
    Tổng bí thư giải đáp thắc mắc của cử tri quận Ba Đình về con số công chức "cắp ô", biên chế chỉ tăng chứ không thấy giảm...




    [​IMG]- Giải đáp thắc mắc của cử tri quận Ba Đình về con số công chức không làm được việc, biên chế chỉ tăng chứ không giảm, Tổng bí thư thừa nhận, bộ máy đúng là cồng kềnh.



    >> 'Sắp xử tham nhũng lớn, bà con hãy chờ xem'
    >> Yêu cầu Bộ Nội vụ xử nghiêm chạy chức
    >> Có chạy chức, tham nhũng ở ngành nội vụ không?
    >> Bộ trưởng Nội vụ vẫn chờ báo cáo 'công chức cắp ô'


    "Công tác cán bộ là của Đảng, nhưng trong phạm vi hoạt động của Quốc hội, nên ra một đạo luật về công tác này", cử tri Lê Thanh Giang (phường Phúc Xá) nói khi tiếp xúc với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ĐBQH Hà Nội sáng nay (7/12).

    Theo ông, đó cũng là vì mục tiêu xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    Trong khi chờ luật, ông Giang kiến nghị Quốc hội kiểm tra, giám sát công tác cán bộ từ trung ương đến tận các phường xã, từ việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đến chế độ chính sách, "để thấy được đâu là những cán bộ có đức có tài được dân mến mộ".


    Cử tri Bùi Việt Hùng (Quan Thánh) cũng băn khoăn nhiều về các vấn đề nhân sự, con người.



    "Bộ trưởng Nội vụ chưa trả lời về 30% cắp ô, không làm được việc, trong khi nếu đúng thế thì con số là 700 nghìn người, tiêu tốn 17 nghìn tỷ đồng từ ngân sách", cử tri Quan Thánh bức xúc. "Chúng tôi đặc biệt lưu ý tình trạng công chức, viên chức toàn quốc chỉ tăng không giảm".



    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với đánh giá của các cử tri về bộ máy hành chính và chất lượng công chức. "Bộ máy đúng là cồng kềnh", ông Trọng nói.



    Ông cũng ghi nhận kiến nghị của cử tri về một đạo luật riêng cho công tác cán bộ để khắc phục những bất cập, yếu kém trong công tác này hiện nay.

    [​IMG]

    Play
    Nhân dịp tiếp xúc với người đứng đầu Đảng và các ĐBQH Hà Nội, các cử tri quận Ba Đình cũng phản ánh các bức xúc dân sinh như giao thông, giá cả, môi trường...

    Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ với cử tri: "Chúng tôi cũng sống ở địa bàn thành phố, tuy chưa phải sâu sắc nhưng cũng hiểu những vấn đề mà cư tri nêu lên. Đây là những khó khăn do phát triển, những bất cập về giao thông, không gian chật hẹp cũng là do thành phố phát triển nhanh quá, đến giờ đã hơn 7 triệu dân".

    Ông nhận định có những vấn đề có thể giải quyết được ngay, nhưng cũng có những việc cần chờ đợi, cần thời gian, mong cử tri bình tĩnh và tin tưởng vào các cơ quan chức năng.

    Chung Hoàng - Xuân Quý - Bạt Tuấn - Phạm Hải
     
  18. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    https://tuoitre.vn/tai-sao-phai-dong-thue-nuoi-can-bo-gay-can-tro-cho-minh-20180315141619634.htm

    Tại sao phải đóng thuế nuôi cán bộ gây cản trở cho mình?
    15/03/2018 15:31 GMT+7
    Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh
    [​IMG]
    Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo. Chuyên gia Phạm Chi Lan thứ 3 từ trái sang - Ảnh: VIỆT DŨNG

    Bà Lan, phát biểu tại hội thảo quốc tế về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm cải thiện tốc độ tăng trưởng, diễn ra sáng 15-3 tại Hà Nội, cho rằng môi trường kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện, tuy nhiên điều đáng lo là kỷ cương của bộ máy Nhà nước "hoàn toàn không nghiêm".

    Bà Lan nói rằng thực trạng này khiến cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đều phải nói đến câu "trên nóng, dưới lạnh".

    "Đảng ra nghị quyết, Quốc hội, Chính phủ ra nghị quyết vậy tại sao nhiều các cán bộ nhà nước lại không thực hiện?", bà Lan nêu thắc mắc.

    Một trong những biện pháp thúc đẩy môi trường kinh doanh tốt hơn được các chuyên gia chỉ ra chính là phải cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây cản trở doanh nghiệp.

    Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhắc lại mục tiêu của Nghị quyết 19 năm 2017, là giảm 1/3 hay một nửa số điều kiện kinh doanh "nhưng hiện nay tiến độ thực hiện rất chậm".

    Theo ông Cung, hiện tại mới có Bộ Công thương trình Chính phủ bỏ hơn một nửa điều kiện kinh doanh và Bộ Xây dựng loại bỏ cả danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện chiếm 41% số điều kiện kinh doanh.

    Các bộ còn lại chỉ rà soát mà chưa có phương án cắt giảm số lượng điều kiện kinh doanh cần bãi bỏ.

    Thậm chí, theo ông Cung, có bộ còn chưa rà soát các điều kiện kinh doanh như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo…

    Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng Chính phủ phải quyết liệt hơn trong việc cắt bỏ các điều kiện kinh doanh, đồng thời đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra danh mục các điều kiện kinh doanh và yêu cầu về tiến độ cắt giảm và đến hẹn nếu không làm thì "Thủ tướng ra quyết định cắt bỏ điều kiện đó".

    "Tôi nghĩ ở trên phải "nóng" theo cách đó thì ở dưới may ra mới chịu thay đổi. Hiện có nhiều công chức đang "lạnh tanh" với doanh nghiệp và "lạnh tanh" với sự phát triển của đất nước", bà Lan nói.

    Một điểm nữa, theo bà Lan, là cần có chế tài đối với những nơi, những cán bộ gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp.

    "Đối với những công chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí còn gây khó khăn cho người dân, gây tốn kém cho đất nước thì không có lý gì mà người dân và doanh nghiệp cứ phải nộp thuế để nuôi họ", bà Lan nói.

    Nên phạt Bộ Công thương vì quá nhiều điều kiện kinh doanh

    Trước một số ý kiến khen Bộ Công thương vừa cắt giảm hơn 600 điều kiện kinh doanh, bà Lan cho rằng đáng lẽ phải phạt vì đã "đẻ ra những điều kiện đó chứ không thể để họ ra những điều hiện sau 3-4 năm trời hành hạ doanh nghiệp", gây ra bao nhiêu tốn kém cho xã hội, làm giảm năng lực cạnh tranh của đất nước.

    "Đến lúc họ bỏ thì khen. Nếu như vậy thì họ có quyền đẻ tiếp ra những cái mới để đến lúc bỏ thì lại được khen sao", bà Lan đặt câu hỏi.
     
  19. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Nhột vì bị "nuôi" thì tìm mấy ông này mà giật mồng nhé !suong.
     
  20. built

    built Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/5/09
    Bài viết:
    2,734
    https://link.springer.com/chapter/10.1057/9781403920171_5#:~:text=The public sector employs 20.2,14.5 percent of the workforce.
    Coi các nước khác thì tỉ lệ này đâu có cao? Đến bọn Mỹ là chuộng tư nhân đến thế, dân số gấp có 3 lần mình mà số lượng công chức của nó gần 20tr :-?
    So với Thái Lan cũng gần gần na ná mình thì tụi nó dân 50tr mà cũng "nuôi" 2tr công chức.
    https://www.emerald.com/insight/content/doi/10.1108/PAP-03-2020-0015/full/html#:~:text=The number of civil servants,workforce (OCSC, 2019a).
     
    viendu thích bài này.

Chia sẻ trang này