[Redsvn] Sự ‘hèn nhát’ vĩ đại của Mạc Đăng Dung

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nh0x@, 10/6/22.

  1. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,761
    Nơi ở:
    神室町
    Mấy thằng hồ bách thảo hay kêu gào "sự thật" là những thằng hồ bách thảo dễ lật sử và nối giáo cho 3/ nhất !suong
    Đúng sai chưa nói nhưng đất nước tồn vong do hệ tư tưởng build qua nhiều thế hệ, nội tộc còn cãi nhau ko đồng nhất ý chí thì chỉ có vong quốc !bung2
     
  2. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,968
    Mỗi thời một khác, mấy anh toàn lấy chuẩn thời nay mà phang
    Chương trình thi ngày xưa, ngoài làm văn (khó như mấy cái đề văn thiên triều topic bên ngoài kia), còn phải thi viết báo cáo gửi lên cấp trên, thi cả phần viết quy định, quy chế để ban hành ra cho dân chúng, phải thông thạo sử, thông thạo cách hành văn cổ (mà TQ đến tận thời nhà Thanh mới bỏ dần, thì VN vẫn theo cách hành văn cổ là dễ hiểu), kiểu viết bây giờ đọc lòi con mắt éo hiểu ấy

    Các con hàng nên đọc thêm về các truyện nói về học hành, thi cử thời xưa ấy, thấy thời nào cũng có lý của nó cả, tuỳ việc mục đích học để làm gì thì giáo trình với thi cử nó thế
    So sánh kiểu các anh ấy thì thời Pháp các anh rớt moẹ hết lớp 9 rùi, vì lớp 9 ngày xưa ra trường làm được thông dịch viên, còn sinh viên giờ ra trường ù ù cạc cạc với Tây ráo trọi
     
  3. genius1611

    genius1611 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/10
    Bài viết:
    2,037
    Cái motip con gái này chắc đều lấy từ vụ Lý Phật Tử cầu thân Triệu Việt Vương zong đánh úp cả
     
  4. nh0x@

    nh0x@ Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    14,234
  5. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,904
    Liên Xô hệ thống chính trị có vấn đề mà U cà là thằng ngu nhất ,để sách lịch sử cho thằng từng là kẻ thù mình soạn là Mỹ từ 2002 .
    Hình SGK lớp 10 nói trẻ em U cà bị Liên Xô bắt thì lại là trẻ em Liên Xô bị Phần Phần Lan bắt .
     
  6. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,325
    Thuận Thiên năm đầu (1428), Nguyễn Trãi được phong làm Quan phục hầu . Đây là tước hầu áp chót. Các tước hầu mà vua Lê Thái Tổ phong cho các công thần là :
    1) Huyện thượng hầu
    2) Á thượng hầu
    3) Hương thượng hầu
    4) Đình thượng hầu
    5) Huyện hầu
    6) Á hầu
    7) Quan nội hầu
    8) Quan phục hầu
    9) Trước phục hầu

    p/s: mình ko bôi đen Nguyễn Trãi, nhưng hầu hết người đọc lịch sử hay nhầm lẫn Nguyễn Trãi có công trong top, nhưng Nguyễn Trãi thật ra có tài về thơ ca, hơi lái về thời hiện đại 1 chút: Nguyễn Trãi giống với nhà thơ Tố Hữu hơn. Đại khái là nếu xét công trạng thì Lê Lợi không thể xếp Nguyễn Trãi ngang hàng với các vị khai quốc như Lê Sát, Trần Nguyên Hãn, nó giống như khi thắng Phú đỹ , ông Cụ không thể xếp Tố Hữu ngang với tướng Giáp ( cả Nguyễn Trãi và TốHữu đều có công trạng, nhưng ko lớn như các vị kia thôi)

    - Lạm bàn 1 chút. Thị Lộ vợ lẽ Nguyễn Trãi khi hầu rượu vua đã 42 tuổi, ông vua Lê Thái Tông chắc hẳn có sở thích như wubim (ngày xưa gần 30 đã coi là già). nguồn tham khảo https://reatimes.vn/le-chi-vien-1601714505318.html
     
    genius1611 and seaaza like this.
  7. xRyu

    xRyu Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/07
    Bài viết:
    5,481
    Thì phạm lãi cũng chỉ là a gian thương. Trương lương thì làm phú hộ thoai.
     
  8. Ayn Rand

    Ayn Rand C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/5/21
    Bài viết:
    1,881
    Công lao lớn hơn Nguyễn Trãi thì nhiều lắm ông ạ. Lam Sơn có tổng cộng 93 vị đại thần được xếp hạng từ cao đến thấp, Nguyễn Trại chỉ xếp hạng thứ 80 thôi, gần cuối. chả lẽ tôi lại mất công kể từng người 1 trong 79 người

    93 vị công thần này trừ họ hàng với Lê Lợi được phong Vương hay cá biệt Lê Lai cũng được phong Vương thì hầu hết được phong Hầu tùy vào công danh chia làm 9 bậc như sau

    1) Huyện thượng hầu
    2) Á thượng hầu
    3) Hương thượng hầu
    4) Đình thượng hầu
    5) Huyện hầu
    6) Á hầu
    7) Quan nội hầu
    8) Quan phục hầu
    9) Trước phục hầu

    Nguyễn Trãi được phong Quan phục hầu là gần áp chót rồi.

    Nói như vậy để thấy đánh giá Nguyễn Trãi không có công gì, chỉ là văn thư là sai. Nhưng nâng tầm bố láo lên hàng Gia Cát Lượng của Lam Sơn không ai xứng đang ca ngợi bằng thì là lật sử.

    Nhiều người cứ có định kiến sai lầm rằng cứ giỏi văn là sẽ là người hỗ trợ tham mưu, chiến lược hay tâm kế các thứ. Nhưng cứ nhìn Tố Hữu đi thì biết.

    Cái Bình Ngô Đại Cáo không biết các bố đã đọc lần nào chưa, đọc xong có hiểu không? Nó là thể loại cáo, bố cáo thiên hạ ấy, nội dung là tuyên ngôn độc lập chứ chế thành sách lược đánh quân Ngô được thì tôi ạ luôn.
     
    Warfield, ging1212, BrianChi and 8 others like this.
  9. Trư Bát Giới

    Trư Bát Giới Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    27/9/16
    Bài viết:
    6,195
    Nơi ở:
    BC-Canada
    Nhưng ai nâng tầm Nguyễn Trãi ???
    Từ sách lịch sử đến môn văn???

    Ủa có thấy chỗ nào trong mấy sách chính quy đề cao Nguyễn Trãi ??? Hay do tôi học sách cũ nên không thấy ???
     
  10. Daotankpro

    Daotankpro Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    4,269
    Nơi ở:
    Scions Of Fate
    Kết cục bi thảm của Nguyễn Trãi có liên quan rất lớn đến bà Nguyễn Thị Anh, phe Nguyễn Trãi nghi ngờ bà này có chửa trước khi nhập cung. Vào cung 6 tháng thì sinh hoàng tử. Việc đưa thiếp mình tiếp cận Lê Thánh Tông nhằm mục đích đưa bà Ngô Thị Ngọc Dao và hoàng tử Lê Tư Thành trở lại, để lao động đường phố Lê Tư Thành (sau này là vua Lê Thánh Tông). Cũng có lời đồn rằng bà Nguyễn Thị Anh sợ bị lộ bí mật nên đầu độc vua Lê Thái Tông rồi đổ tội cho Nguyễn Trãi.
     
  11. Majima Gorō

    Majima Gorō Idol of Box 50 GVN CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    18/12/18
    Bài viết:
    23,761
    Nơi ở:
    神室町
    Vãi hồ bách thảo các thanh niên tự sản xuất tự ăn.
    SGK hay sách sử nào ghi cụ Trãi là khai quốc công thần? Đời này toàn thờ cụ vì cụ... học giỏi =)). Các cháu sĩ tử đi thi toàn đi cúng cụ xin điểm cao =)). SGK cũng chỉ dạy cụ là nhà văn thơ lỗi lạc với tác phẩm Bình Ngô đại cáo =))
    Các thanh niên tự huyễn người ta xét cụ là thần tướng để phản bác à.
     
  12. sai3000

    sai3000 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/4/17
    Bài viết:
    2,030
    Vụ này khó chứng thực, cũng có thể là Lê Nghi Dân bịa ra để hạ bệ uy tín của Lê Bang Cơ.
     
    Lezard.V thích bài này.
  13. Daotankpro

    Daotankpro Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/3/09
    Bài viết:
    4,269
    Nơi ở:
    Scions Of Fate
    Khó mà nói rõ đc. Nhưng ko phải ngẫu nhiên rất nhiều đại thần trong đó có Nguyễn Xí tìm cách lật đổ Lê Bang Cơ. Chuyện này liên quan đến uy tín hoàng thất nên ko thể nói rõ được. Sự thật có đúng như vậy cũng chỉ có thể giấu kín.
     
    Lezard.V and sai3000 like this.
  14. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,519
    Sau đc lên tier 6, thành á hầu rồi :))
    Ta nghĩ là do Lê Lợi "xử" hết công thần, nên thành ra Nguyễn Trãi thành nổi bật thôi. Với chắc thời bình chuộng văn hóa, nên văn thơ lai láng (nịnh vua) như Nguyễn Trãi đc nhiều người biết đến thôi.
    SGK của tôi học ghi Nguyễn Trãi dâng chiến lược, là cố vấn số 1 dưới trướng Lê Lợi.
    Nhưng khen thưởng mà tier 6 thì chắc là chém gió rồi :))
     
    Lezard.V thích bài này.
  15. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,600
    [​IMG]
    Sách Ngữ Văn

    [​IMG]
    Sách Lịch Sử
     
  16. Lezard.V

    Lezard.V SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/10/08
    Bài viết:
    11,187
    Nơi ở:
    Tp.HCM
    Nhưng xét lý thì 6 tháng đẻ thì hơn ai hết tự vua biết trên đầu mình có sừng hay không.
    Có bầu trước khi vào cung thì là vua chịch lang người ta trước rồi mới rước vào cung. Chứ đến khi đẻ mà ngày không khớp thì bà Nguyễn thị Anh khó sinh mà chết, hoàng tử Cơ "sinh non" không sống được rồi :-"
     
    sai3000 thích bài này.
  17. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,519
    Sách ta học thì nói luôn ổng là số 1
    Screenshot_20220611-223035_Chrome.jpg
     
    Lezard.V thích bài này.
  18. nh0x@

    nh0x@ Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    14,234
    Bình Ngô sách khác Bình Ngô đại cáo chứ.
     
  19. sai3000

    sai3000 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/4/17
    Bài viết:
    2,030
    Anh em đọc chơi, coi như đọc truyện giải trí.

    [​IMG]

    (Cảnh báo bài viết dài)

    ● Từ sơ đồ ta có thể thấy.

    I. Đứng dưới góc độ của Nguyễn Trãi: Tứ bề thọ địch. Ông gây thù với phe công thần võ quan, có hiềm khích với đám hoạn quan và hơn hết người vợ lẽ của ông buông lời dèm pha để hạ bệ Lê Lễ làm ông bị giáng chức.
    Nói chung tình thế khá nguy hiểm nếu ông không có phe cánh. Huống hồ ông còn không có tài chính trị hay gốc gác trong triều.

    II. Đứng ở góc độ Nguyễn Thị Lộ, bà và Lê Thái Tông không có mối quan hệ rõ ràng và bà là vợ lẽ của Nguyễn Trãi. Bà được đặt bên cạnh vua xem như con cờ để xem xét sắc mặt của vua, nhằm hậu thuẫn cho chồng trở về đường quan lộ.Vua băng khi đi thăm ông Trãi, ở trong nhà ông Trãi, cùng với thiếp ông. Cả triều đều nói Nguyễn Thị Lộ giết Vua nên ông Trãi bị tội liên đới chứ không ai nói ông giết vua mà phải giải oan tội giết vua.
    Đáng lẽ ông Trãi sẽ không chết nếu được can ngăn từ đám công thần nhưng vì lý do nào đó nên chẳng ai đứng ra cầu xin cho ông ấy. Có lẽ bà Lộ cũng chỉ là một con cờ để người ta lợi dụng mà thôi.

    III. Đứng trên góc độ Nguyễn Thị Anh, trước khi Lê Thái Tông chết không ai biết được quan hệ trong hậu cung như thế nào nhưng khi bà lên ngôi Thái hậu thì đối xử với mẹ con Ngô Thị Ngọc Dao và Lê Tư Thành rất tốt.
    Và bà cũng không có quyền hành gì trong việc xử tội Nguyễn Thị Lộ và Nguyễn Trãi.
    Thậm chí có thể thấy bà khá hiền nên mới dạy được Nhân Tông nhân đức, hiền lành. Chẳng đề phòng, đa nghi mà buông lỏng để rồi bị giết trong đêm.

    IV. Đứng trên góc độ Ngô thị Ngọc Dao, người ra ân với mẹ con Hoàng Tứ tử, duy chỉ có Thông Sử của Lê Quý Đôn chép chuyện Liệt Hầu - Trịnh Khả đứng ra che chở cho bà Ngô Tiệp Dư trong lúc bà mang thai Hoàng Tứ tử mà thôi. Sự việc Nguyễn Trãi cứu mẹ con Ngô Thị Ngọc Dao là không có cơ sở, như vậy việc Nguyễn thị Anh hại Nguyễn Trãi vì ông giúp bà Dao là sai.

    V. Đứng trên góc độc Dương Thị Bí - Nguyễn Thị Anh và Ngọc Dao, chúng ta vẫn chưa xác định chính xác được mối quan hệ của ba người này cụ thể là như thế nào.

    ● Luận điểm chứng minh
    I.1: Vụ dèm pha hại Lê Lễ:

    Kỷ Tỵ, [Thái Hòa] năm thứ 7 [1449], (Minh Chính Thống năm thứ 4)
    Mùa hạ, tháng 4, khôi phục tước Tự Hiệu hầu và chức Nhập nội thị trung cho Thái tử thiếu bảo Lê Lễ.
    Hôm ấy, Lê Lễ chết.
    Lễ suốt đời làm gia thần cho Thái Tổ, rất được tin dùng, sớm tối hầu chầu, không lúc nào rời bên cạnh, dốc lòng trung trinh, có sức hơn người. Khi Thái Tổ khởi nghĩa, vợ cả vợ lẽ bị hoạn nạn mà vua phá vòng vây, thoát khỏi nguy hiểm, phần nhiều là công của Lễ. Thái Tổ thường khen ông và từng nói: "Nếu dồn mọi công lao lại thì ngôi tể tướng chẳng ngươi còn ai? Trẫm có tiếc gì với ngươi, chỉ vì tài của ngươi không xứng mà thôi".

    Đến khi sắp băng, khóc bảo Lễ rằng:
    "Nếu trẫm không còn thì còn ai biết khanh nữa, sợ từ đây về sau bị giáng truất mà thôi!"

    Sau bị Nguyễn Thị Lộ gièm, phải giáng làm Thái tử thiếu bảo, đúng như Thái Tổ đã nói. Đến đây, ốm nặng, được khôi phục chức cũ. Ngày mồng 4 thì chết, thọ 82 tuổi. Được truy tặng Hương hầu, tên thụy là Trung Tiết.

    Đại Việt sử ký toàn thư- Bản kỷ - Quyển XI, trang 416

    I.2 Vụ 7 tên cướp

    Có bảy tên ăn trộm can tội tái phạm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật đáng xử chém. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi Thừa chỉ Nguyễn Trãi. Trãi trả lời:

    "Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người, e không phải là hành vi của bậc đại đức. Kinh Thư có câu: "An nhữ chỉ" (hãy yên với chổ đứng của mình), sách truyện có câu "Tri chỉ nhi hậu hữu định" (biết dừng rồi thì mới vững). Thần xin thuật lại nghĩa của chữ "chỉ" để bệ hạ nghe. "Chỉ" có nghĩa là yên với chổ đứng của mình, như trong cung là chổ đứng của bệ hạ, thỉnh thoảng bệ hạ có ngự ra nơi khác, thì mới yên chổ đứng của mình được.

    Người làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chổ đứng của mình. Tuy có lúc ra oai giận dữ, nhưng không thể như thế mãi được, xin bệ hạ lưu ý những lời của thần".

    Bấy giờ bọn Sát và Ngân nói:

    "Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hóa kẻ ác thành người thiện, xin giao chúng cho ông, phiền ông cảm hóa cho".

    Bèn bảo bọn Trãi và Thiên Tước nhận lấy những tên tù ấy. Trãi nói:

    "Chúng là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp chế của triều đình còn không trừng trị được, huống hồ bọn chúng tôi đức mỏng, cảm hóa thế nào được".

    Rồi sau xử chém 2 tên, còn lại thì xử đi đày.

    Trích dẫn: Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ, Quyển 11, trang 388

    I.3 Vụ lễ nhạc, sự đấu trí của phe văn thần và hoạn quan dưới thời Lê Thái Tông.

    ● Hiệp 1: Sọan quy chế, lễ nhạc

    Đinh Tỵ, [Thiệu Bình] năm thứ 4 [1437], (Minh Chính Thống năm thứ 2). Sai Hành khiển Nguyễn Trãi và Lỗ bộ ty giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa. (***) Thư dâng lên, vua sai Lương Đăng định ra các quy chế. Đăng nhân đó dâng lên quy chế về mũ áo và nhạc khí. Đại để, quy chế do Đăng và Trãi định ra phần nhiều không hợp nhau, những chổ bàn về số lượng, trọng lượng các nhạc khí có nhiều điều trái nhau, mà trình bày cũng khác nhau, cho nên Trãi xin thôi việc đó.

    Vua sai Lương Đăng định các nghi thức đại triều, đến đây hoàn thành dâng lên. Vua bái yết Thái miếu, các quan mặc triều phục làm lễ theo nghi thức mới bắt đầu từ đây. Vua theo lời bàn của Đăng, rồi làm theo. Vua yết Thái miếu bãi trò hát chèo, không tấu nhạc dâm nữa.

    => Kết quả hiệp 1:
    Lương Đăng và Nguyễn Trãi hoàn thiện được các quy chế về mũ áo lễ nhạc nhưng hai bản dâng lên khác nhau. Lê Thái Tông thấy bản của Lương Đăng hợp lý và đầy đủ quy chế cũng như vượt trội hơn của Nguyễn Trãi nên đã chấp thuận bản của Lương Đăng. Nguyễn Trãi thấy mình thất thế nên tự động rút lui.

    ● Hiệp 2: Văn quan dâng tấu hạch tội hoạn quan.

    Phe cánh của các văn quan bao gồm Hành khiển Nguyễn Trãi, Tham tri bạ tịch Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Tham nghị Nguyễn Liễu dâng sớ tâu rằng:
    "Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công thì sau mới không có lời chê trách. Nay sai kẻ hoạn quan Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao!
    (***)Vả lại, Đăng là đứa hoạn quan, thần trộm lấy làm ngờ lắm".

    Đăng tâu: "Thần không có học thức, không biết quy chế cổ, các nghi thức nay đã làm, chỉ trông cả vào hiểu biết của thần mà thôi, còn ban hành hay không là quyền của bệ hạ, thần đâu dám chuyên quyền".
    Nguyễn Liễu tâu rằng: "Từ xưa đến nay chưa bao giờ có cảnh hoạn quan chuyên phá hoại thiên hạ như thế này".
    Đinh Thắng từ trong bước ra, mắng rằng: "Hoạn quan làm gì mà phá hoại thiên hạ? Nếu phá hoại thiên hạ thì chém đầu ngươi trước".

    => Kết quả hiệp 2.
    Bản tấu trạng của phe quan văn không được chấp nhận mà còn rước hoạ vào thân. Cuối cùng phải giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi. Án xử xong, tội đáng chém, nhưng được lệnh riêng, cho thích chữ vào mặt, đày ra châu xa.
    ● Bạn tưởng đến đây là hết ư?

    Phe văn quan và phe hoạn quan thù nhau, có nhiều ân oán với nhau là vậy nhưng đến lúc chết, Nguyễn Trãi cũng thâm lắm, chỉ một lời là kéo theo được đám hoạn quan chết chung.

    Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ, bắt tội đến ba họ. Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy. Tháng 9, ngày 9, giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc.

    Như đã nói ở trên, Thắng và Phúc đã có ân oán với Nguyễn Trãi từ rất lâu rồi. Không có lý do gì khiến họ lại trở thành đồng minh hết. Các sử gia hiện đại vin vào chi tiết này để giá họa cho Tuyên Từ Thái Hậu Nguyễn Thị cấu kết với Hoạn quan để mưu hại Thái Tông nhằm minh oan cho Nguyễn Trãi là hoàn toàn không có cơ sở.

    I.4 Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn khá muộn, ông ra mắt Thái Tổ khi vua ra dinh Lỗi Giang (sông Mã). Sử chép 2 lần vua ra dinh Lỗi Giang, lần thứ nhất năm 1420, lần thứ hai năm 1426. Vì vậy mấy nghiên cứu cho rằng ông Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu đều là bịa đặt. Ngoài bản "Bình Ngô đại cáo" thì sự nghiệp chính trường của ông khá mờ nhạt. Có thể văn chương, thi ca Nguyễn Trãi có tài nhưng về mưu lược chính trị thì cần phải xem xét lại.

    III.1: Mối quan hệ giữa Tuyên Từ Thái Hậu và Quang Thục Thái hậu.

    Theo sử sách không theo thuyết giả sử hay nghi ngờ của mấy người lậm dã sử thành chính sử. Không rõ vì lý do gì mà Ngô Tiệp Dư đang khi mang thai vẫn bị đuổi ra khỏi cung, để rồi sinh Lê Tư Thành (Lê Thánh Tông) ở chùa Huy Văn vào ngày 20 tháng 7, năm Đại Bảo thứ 3.
    Ngày 27 tháng 7, Hoàng đế Đại Bảo đi tuần về miền Đông thì đột băng hà. Có nghĩa là Lê Tư Thành mới chỉ 7 ngày tuổi, Ngô Tiệp Dư cùng đứa bé vẫn ở ngoài cung. Và một lần nữa, sử sách không có ghi chép về việc hai người được trở lại cung để chịu tang cho Tiên đế hay không.

    Lúc này Nguyễn Thái hậu là người quyền lực nhất, trong khi hai mẹ con Ngô Tiệp Dư và Lê Tư Thành chẳng còn ai để nương tựa, nếu bà có ghét hai mẹ con họ thì sẽ để họ lưu lạc ngoài cung tự sinh tự diệt. Nhưng không, năm 1445, Thái hòa năm thứ 3, Thái Hậu gọi họ về Kinh, hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương, làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Nể tình là mẹ của thân vương nên nâng Ngô thị từ Tiệp Dư lên thành Sung viên.

    Nếu Tuyên Từ Thái hậu và Quang Thục Thái hậu là đối thủ của nhau thì cơ hội trở về Đông Kinh của Bình Nguyên Vương Tư Thành dường như là bằng không.

    Đây quả thật là việc nhân nghĩa, tỏ lòng từ bi, trước sau vẹn toàn. Vừa không mang tiếng bạc đãi con của Tiên đế vừa xóa bỏ được tin đồn hiềm khích với Ngô thị. Có thể với cương vị của một người mẹ, Thái hậu Nguyễn Thị không muốn con trai mình cô đơn nên gọi anh em của chàng vào cung để học cùng cho vui.

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư "Bình Nguyên vương được Thái hậu Nguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có."

    III.2 Nguyễn Thị Anh không có quyền lực trong tay thì làm sao chắc chắn mọi việc diễn ra theo dự tính. Bà cũng không thể điều khiển quan đại thần để bắt họ xử lý Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Lộ theo ý mình?

    Nguyễn thị có quyền quyết định giết Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hay là ra lệnh chu di không? KHÔNG
    Nguyễn thị có quyền giết hai hoạn quan Đinh Thắng, Đinh Phúc không? KHÔNG.

    Vì sao? Vì đơn giản bà lúc này chẳng có quyền hành gì ngoài triều đình. Tất cả đều do đại thần thay vua xử lý trong vòng 5 tháng (từ tháng 8 đến tháng 2)

    Chúng ta có thể dựa vào các mốc thời gian như sau

    Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
    Ngày mồng 6 về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát táng. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
    Ngày 12, đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Liệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi. Lúc ấy, vua mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái Hòa năm thứ 1.
    Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyên Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.
    Tháng 9, ngày 9, giết bọn hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng, vì khi Nguyễn Trãi sắp bị hành hình có nói là hối không nghe lời của Thắng và Phúc.

    Việc tôn Bang Cơ lên làm vua, xét xử Nguyễn Trãi hay là cả bắt tội hai hoạn quan đi theo hầu vua, Nguyễn Thị Anh đều không có quyền can dự vào. Đến tận tháng 2, ngày 1 đến ngày 3 các quan đại thần cùng vua nhỏ mới dắt dìu nhau vào hậu cung để dâng tôn hiệu, tấn tôn bà làm Thái hậu cũng như dâng biểu sớ để mời Nguyễn Thị Anh ra triều nhiếp chính. Sau 3 lần từ chối, đến lần thứ 4 bà mới đồng ý. Chính lúc này bà mới có được quyền lực trong tay.

    (Những ai có bổ sung gì mong để lại ở phần bình luận để đóng góp cho bài viết hoàn thiện hơn ạ. Xin cảm ơn rất nhiều)
     
  20. nh0x@

    nh0x@ Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    14,234
    Vụ Lê Lễ và vụ 7 người cụ tính toán khôn ngoan đó chớ. Tự nhận nhân nghĩa cảm hóa đc tội nhân có nghĩa là so sánh mình với vua tí thì chết toi rồi.
     
    sai3000 thích bài này.

Chia sẻ trang này