Theo dòng sự kiện, mình đã đi tìm hiểu về Cái xanh và đây là kết quả. Xanh: Dụng cụ để nấu, làm bằng đồng, có hai quai, giống cái chảo lớn nhưng đáy bằng chứ không cong. Một số tục ngữ ca dao về cái xanh: - Xanh không thủng cá đi đường nào Hình ảnh minh họa:
Còn về vụ xương chẩm tiếng Anh: Occipital bone; tiếng Pháp: L'os occipital. Được định nghĩa là phần xương của hộp sọ phủ lên thùy chẩm của đại não. Bản thân tên latin của nó cũng cắt nghĩa ra là xương của thùy chẩm. Còn thầy tìm đọc qua hán việt bảo chẩm là cái gối thì đúng nhưng chưa đủ đâu. Chẩm ban đầu là tên của vùng chẩm. Sau nó ghép với các từ khác để tạo ra những từ ghép khác nhau. Và dần dần thì dùng chủ yếu nghĩa là gối (động từ), cái gối (danh từ) Ví dụ: Thanh thanh cổ sắc chẩm giang tì - Mầu cổ xanh xanh, ngôi đền vẫn gối bên sông. (trong bài Bạc Nguyễn gia lăng) Trẩm thượng phiến thì xuân mộng trung, - Trong giấc mơ xuân chốc lát trên gối đầu, (trong bài Xuân Mộng)
Mình tìm thì thấy người việt gọi đó là chỏm xương bàn tay. Dân gian có dùng cái chỏm đó để đếm tháng có 31 ngày
Theo một người thầy người tàu. Chữ cảnh hiểu đầy đủ là cổ trước. Nên muốn hiểu mấy từ giải phẫu thì hãy học hán tự
Dạo này đang dịch mấy từ kiểu như first in class, engine, hoặc các từ tương tự thì chưa thấy từ tương đương. Khó vãi
Theo như hỏi han thì cái nào cũng có tên gọi thông tục mà, mà thường tên thông tục nó hay xuất phát từ những lý do ko thể vớ vẩn hơn thành ra...cứ kệ nó thôi ông. Mình biết xuất phát nó từ đâu, nếu có thay đổi thì cũng ko bị xàm đặc sản quá là đc :v
First in class nếu nói về chất lượng thì nó là Hàng loại 1 còn gì... Engine thì là động cơ rồi...tùy ngữ cảnh thì đổi theo - vd war engine là cỗ máy chiến tranh, ráp trong bối cảnh chịch choạc thì ta có máy dập. Dịch ko nên cứng nhắc theo từ quá, dịch vậy chỉ là 1 trong 7 kỹ thuật thôi, theo tác giả thì nó CHỈ dùng đc khi gốc & đích rất gần về văn hoá & ngôn ngữ. Vấn đề là ở VN ai cũng lười & ng đọc càng đqt nên dù Anh - Việt xa lắc thì cũng chả sao... Lấy vd gone with the wind, cuốn theo chiều gió đâu có bắt từ lấy chữ, bắt ý hay vãi ra :v.
Tôi đang dịch từ First in class engine . Domain AI, Kiểu muốn miêu tả cho người ta thấy mình đang dùng các công nghệ tiên tiến nhất.
First in class, tùy ngữ cảnh, học vấn thì là thủ khoa. Về điện thoại hay đồ dùng cùng chức năng thì là flagship hay chất lượng nhất, best quality.
Đúng như bác Sunbro có nói, dịch mà để sát sạt thì phải là văn hóa của ngôn ngữ đích và ngôn ngữ gốc giống nhau nhiều. Còn ko nguyên tắc dịch phải thoát ý theo ngôn ngữ đích trừ những vấn đề chuyên môn. cụm từ First in class engine chỉ đỉ nói tới công nghệ hàng đầu (miêu tả) chứ ko mang tính chuyên môn học thuật. Vì vậy tùy văn cảnh nó chọn từ mĩ miều vào là đc. Thuật toán hàng đầu, công nghệ hàng đầu, cỗ máy hàng đầu, bla bla bla.
Nhiều từ tiếng việt mình ếu rõ. Giữa hà nội hôm trước thằng em bảo em bị “liệng” anh hỏi chị thuốc giúp em (nhà mình có hiệu thuốc) mà chịu ko biết “liệng” là gì bị nó nói bán thuốc mà ko biết. Sau hỏi ra mới biết là vết thương lật ở ngón tay. Đù.
Từ địa phương chứ Hà Nội nào dùng từ liệng để chỉ vết thương đâu? 29 dùng từ liệng theo nghĩa là chao đảo ý. Ví dụ: con diều bị liệng (diều chao đảo vì gió)