Đây là một tài liệu biên dịch của mình về Bệnh hiểm nghèo, Chăm sóc tích cực và Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) Tài liệu hướng dẫn này dành cho: • Những người đã trải qua sau một trải nghiệm y tế đáng sợ, chẳng hạn như được chuyển vào chăm sóc đặc biệt (chăm sóc tích cực). • Những người đã nhập viện với các vấn đề y tế nghiêm trọng liên quan đến COVID-19. • Gia đình và bạn bè của họ. • Các chuyên gia y tế và sức khỏe tâm thần muốn hiểu thêm về phương pháp hỗ trợ. Nếu bạn đã trải qua bất kỳ tình huống nào được mô tả trong tài liệu hướng dẫn này, bạn có thể tìm thấy một số ví dụ kích hoạt bạn hoặc khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên hãy nhớ rằng không có gì trong tài liệu hướng dẫn này có thể gây hại cho bạn. Cùng với đó việc tìm hiểu về những gì đã xảy ra (và vẫn đang xảy ra) với bạn có thể giúp bạn phục hồi. Chúng tôi khuyên bạn nên đọc một cách chậm rãi các chương. Nếu bạn nhận thấy quá khó để có thể tiếp nhận thông tin, bạn nên có sự giúp đỡ của một chuyên gia y tế. critical_illness_intensive_care_and_ptsd_vn.pdf (psychologytools.com)
Khi trở nên mất bình tĩnh hoặc rơi vào trạng thái lo lắng, con người ta thường không có xu hướng hành động như một người bình thường. Chẳng hạn như lúc tỉnh táo, 1+1=2, nhưng khi nghĩ quẩn trước cơn tự tử, họ sẽ không trả lời được câu hỏi đơn giản kia, bởi lẽ, trí nhớ tích cực đã bị chiếm quyền kiểm soát, lúc này họ chỉ muốn làm điều mình đang muốn về hành động tiêu cực, chẳng hạn như nhảy cầu, tự tử, gây ra án mạng.... Chẳng vì thế mà người khác khuyên trong phim lẫn ngoài đời bằng các câu nói như "Anh hãy bình tĩnh, cái gì cũng có cách giải quyết". Trong quản lý xúc cảm có thuyết "cảm xúc có tính lây lan mạnh", chúng ta có thể mỉm cười nếu người kia cũng cười trước và ngược lại, do đó, nếu người can ngăn cũng bình tĩnh và nhanh trí thì người đang trong cơn túng quẫn cũng bị lây lan cảm xúc, hành động bột phát có thể được ngăn lại trong phút chốc. Vì thế mà hãy luôn cố gắng tạo dựng thói quen bình tĩnh trước mọi tình huống, đây là điều mà mình cũng hướng dẫn khách hàng luyện tập mỗi ngày.
Có bài tập thở bằng bụng khá hiệu quả khi gặp căng thẳng. Đơn giản như vầy. đầu tiên phình phần bụng dưới ra, giữ nó ở mức thả lỏng, rồi khi hít vào là đưa hơi xuống phần này. Mục đích là vừa giúp tăng không gian cho phổi giãn nở, giúp lấy không khí nhiều hơn, vừa đỡ chèn ép phần ngực, giải toả áp lực cho tim khi hít thở.
Topic 5 sẽ diễn ra vào tháng 8, ngày tháng thì chưa cụ thể vì đang chờ khách mời ngày rảnh mới có thể tham gia. Topic 5 lần này sẽ mang với cái tên Khi gia đình chỉ là vỏ bọc, mỗi khi chúng ta tìm kiếm bạn đời hoặc quyết định lấy một ai đó, người ta chúng ta lấy làm vợ làm chồng sẽ dựa vào đứa trẻ bên trong của chúng ta. Nếu đứa trẻ bên trong của mỗi người lành lặn hay thương tổn, nó sẽ dẫn đường cho chúng ta đến người tương ứng. Đó là lý do vì sao Tôi chỉ yêu cô gái nào mảnh khảnh/ chàng trai ốm yếu hơn là những người to tròn, khỏe mạnh Tôi chỉ thích người nào trầm tính hoặc hoạt ngôn. Tôi luôn chọn những người giống cha mình. ..... Chứ không phải người khác, dù người đó luôn có những đặc điểm phẩm chất được xem là đáng để kết hôn như tử tế, thông minh,ấm áp. Ngoài ra sự thay đổi vể speaker hi vọng sẽ khiến cả đám cởi mở hơn.
Vẫn để cô giáo là người chia sẻ chính, vì dù gì cổ cũng là con gái thì sẽ có nhiều góc nhìn hơn. Chắc phải triệu hồi cả @Ann sky hay có ga hai duoi vào cho có không khí một chút.