Theo Thủ tướng, dù chúng ta chưa công nhận nhưng trên thực tế đã có giao dịch tiền ảo. Khi chưa được pháp luật công nhận thì phải có cách xử lý thế nào cho phù hợp, nên giao Chính phủ quy định để đáp ứng với thực tế diễn biến rất nhanh. Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận tổ, chiều 24-10. Ảnh: QUANG PHÚC Chiều 24-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu tại thảo luận tổ về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) có bố cục gồm 4 chương, 65 điều quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mục tiêu sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước; đáp ứng yêu cầu hội nhập, thực hiện các điều ước, cam kết quốc tế, khắc phục những bất cập của luật hiện hành; bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia; góp phần đẩy mạnh và tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thảo luận về dự thảo, các đại biểu cho rằng, rất đông người chơi tiền ảo, đây là nơi có thể trở thành điểm rửa tiền nhiều nhất, tuy nhiên dự thảo lại chưa quy định vấn đề này. Phát biểu về nội dung này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình với nhiều ý kiến đại biểu rằng, dù tiền ảo ở Việt Nam chưa được công nhận nhưng thực tế vẫn có giao dịch, vẫn được sử dụng, do đó cần nghiên cứu có chế tài. Theo Thủ tướng, dù chúng ta chưa công nhận nhưng trên thực tế có giao dịch. Khi chưa được pháp luật công nhận thì phải có cách xử lý thế nào cho phù hợp, nên giao Chính phủ quy định để đáp ứng với thực tế diễn biến rất nhanh. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại thảo luận tổ. Ảnh: VIẾT CHUNG Cũng về vấn đề tiền ảo, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, đây là khái niệm chưa có trong các quy định pháp luật tiền điện tử, thậm chí có cả những quy định cụ thể của pháp luật để điều chỉnh và đảm bảo vai trò của đồng tiền điện tử. Đây là khái niệm rất mới, do vậy dự thảo luật cần phải định nghĩa và quy định thật cụ thể về nội dung này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để quy định một số nội dung có liên quan đến tiền điện tử theo hướng kiểm soát được hành vi rửa tiền từ các đối tượng có yếu tố nước ngoài, nhất là đối với những quốc gia, vùng lãnh thổ, quản lý kinh tế đã có công nhận pháp lý với tiền điện tử dựa trên cơ sở căn cứ pháp luật trong nước để đảm bảo tính khả thi và tương thích. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cũng đề nghị ban soạn thảo cần phải làm rõ cơ sở hợp lý để nghi ngờ và trì hoãn giao dịch, nếu không sẽ mang cảm tính và rất dễ bị lạm dụng. Nên quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật để bảo đảm không hạn chế quyền con người và đồng thời phù hợp với Hiến pháp 2013. Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng cần có những quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, trách nhiệm, điều kiện trì hoãn giao dịch, phong tỏa tài khoản, niêm phong và phong tỏa, tạm giữ tài sản để đảm bảo minh bạch, rõ ràng và tránh lạm quyền. Dự luật Phòng chống rửa tiền (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp. Theo chương trình, Quốc hội sẽ thảo luận tại nghị trường ngày 1-11 và thông qua vào cuối kỳ họp thứ 4. PHAN THẢO Nguồn SGGP: https://sggp.org.vn//thu-tuong-chinh-phu-can-nghien-cuu-che-tai-ve-tien-ao-851318.html
Uhm thì nói để anh em biết tôi cũng cập nhật thông tin công nghệ, nắm bắt xu thế, nhưng làm thì...à uh...các chú cứ "linh hoạt xử lý". Sau đó thằng nào đề xuất và làm không ra gì thì anh lại đè ra kỷ luật =]] làm tốt thì tôi có tầm nhìn bắt kịp thời đại.
Ko ai muốn sờ vào món tiền ảo này đâu, vì nó dính đến tài sản ảo, thường là đi thành cụm "nghiên cứu tiền ảo, tài sản ảo". Mà tài sản ảo thì là cái đống shit ko ai muốn sờ vào vì nó dính đến quá nhiều thứ cần phải sửa/update/làm mới. Không ai động vào thì nó là "ko quản lý", ko cấm chả quản, còn đỡ hơn là mở ra rồi chổng đít làm cho kịp.
Xung phong ta quyết đi đầu. Đi đầu rồi biết đi đâu bây giờ. Nghiên cứu tiền ảo bơ vơ. Làm chi cho mệt đến phờ râu ra.
Đợt bullrun 2017 cũng vậy, báo chí rần rần lên thậm chí vtv nó còn update giá btc từng ngày cuối cùng sang 2018 downtrend dân thua lỗ nhiều quá nhà nước méo thèm quan tâm luôn Giờ thì cũng thế, sau uptrend 2021 thì thị trường nát bét cmnr, nhà nước cũng thừa biết nên hỏi vui 1 câu vậy chứ hơi đâu mà quản lý, downtrend dân tự hi sinh chứ cần gì ai phải quản lý
Cấm không cấm nhưng quản cũng lớ ngớ. Chính cái rửa tiền qua crypto hôm trước em nêu ý kiến nhưng các bác cũng lờ mờ lắm. Hiện theo em thấy thì các bác thấy dân mình đâm crypto nhiều nhưng không có biện pháp quản lý nếu phát sinh thì dân thiệt, mà lại chả thu được cắc nào nên rất muốn xây dựng hoặc coi crypto là tài sản. Nhưng với nền kinh tế như hiện nay thì chắc cũng chịu.