Này bên Carl Jung cũng đồng tình. Kiểu bản thân người nam phóng chiếu hình ảnh người nữ (được hình thành chính bở mẹ) lên bạn đời. Nên mọi người hay có xu hướng tìm kiếm giống bố mẹ. Mà cũng không nên lậm quá. Vui vẻ cái đã.
Hồi trước mình nói vs bà chị họ là ếu bao giờ lấy đứa tính như mẹ mình. Bả chỉ cười khẩy và bảo “để rồi xem, kiểu gì mày cũng cưới đứa tánh y chang mẹ mày cho coi”… ngẫm lại tất cả những đứa mình thích và quen đều na ná tính mẹ mình cả
mình tìm được đứa nào giống mẹ mình để cưới thì đúng là phúc đức to như cái đình . Mẹ mình đặc biệt tới nỗi mình nghĩ là ko có người thứ 2 trên đời , nên thường ko tìm người giống mẹ
Thì phải có lý thuyết mới có căn bản, hiểu được cơ chế hoạt động thế nào, từ đó kết hợp thực tế thì mới được chứ. Có dịp nhìn lại từ hồi đó đến giờ là thấy bản thân toxic mà không biết, xong đọc tài liệu + thực tế qua các case mới hiểu vấn đề "à, thì ra mình bị như thế". Nên nói rồi, lý thuyết là căn bản, rồi áp dụng sao cho linh hoạt dựa vào hiện tại để hướng tới cái mình cần là được. Và các mối quan hệ độc hại nếu cứ lặp đi lặp lại thì đều có lý do hết.
Nhưng đang thắc mắc là nếu bố hoặc mẹ mất/li dị, thì khúc đó bị khuyết. Thì không rõ những người "bị coi là không đủ/hoàn chỉnh theo tâm lý học" ấy có tự do hơn trong việc chọn bạn đời hay không.
Như bạn mình là khó hơn, mẹ nó đóng vai trò người bố luôn không tái hôn, nó từng date 1 anh có chút tính cách giống mẹ nhưng đã chia tay
Thôi tiện đang hoàn thành bản thảo thì giải thích, chúng ta chọn bạn đời đúng với hình ảnh của bố mẹ, đều do vô thức ghi nhớ các trải nghiệm thời thơ ấu, nếu lớn lên gặp hoàn cảnh hay con người thì vô thức trỗi dậy, nó sẽ điều hướng ta sống lại với quá khứ lần nữa, một vấn đề gì đó chưa được giải quyết khiến ta thôi thúc tìm người tương tự để "làm cho xong". Lý thuyết là vậy, nhưng nếu người đó luôn ý thức được thì mọi thứ sẽ rất khác, đoạn này trong sách của mình Chọn bạn đời thì cũng xét đến : ngoại hình, tính cách và cách bạn ở cùng người đó. Vì thế rất nhiều người không muốn lấy người giống bố/ mẹ họ nếu họ không thích điểm tích cách đó ở bố mẹ họ thời còn nhỏ. Đoạn này mình dịch trong Men Chase Women Choose, tí tìm lại. Bố mẹ mất hay li dị, quan trọng là đứa trẻ ở thời điểm ấy bị tổn thương ở 1 trong 6 nhu cầu nào? Không có nghĩa một đứa trẻ lớn lên trong gia đình có vấn đề thì lớn lên họ cũng có vấn đề trong tình yêu. Bố mẹ có xúc cảm và biết cách xoa dịu tổn thương con cái ở thời điểm mất mát hoặc ly dị, và vẫn đảm bảo được nhu cầu thì họ vẫn tự do chọn bạn đời như thường.
Mọi thứ không thể chính xác và đóng khung như lý thuyết được, chỉ giải thích phần nào về khả năng ý thức chọn bạn đời thôi. Cứ hiểu bố mẹ/ người nuôi dưỡng yêu thương con cái thì sau này chúng nó mới hạnh phúc được, còn trường hợp này là người nuôi dưỡng trực tiếp ấm áp thời gian dài. https://www.facebook.com/banhaynoivoichungtoi/posts/587642796700379
Mà liệu chúng ta từ từ sẽ thích những ng ko giống bố/mẹ k vậy, khi những mối giống k đi đến đâu cả ? Như Đới hay thích nhg ng con gái hơi đàn ông 1 tí thì liệu sau này sẽ có đam mê với bánh bèo ko ta ? (Như Cát Tường và Như Ý thì max đờn ông nhưng....)