Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
    Sắp du hành thời gian được rồi
     
  2. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,887
    Ork sắp dùng vũ khí hột nhân reset trái đất rồi!bungbay
     
  3. lovelybear

    lovelybear Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    16,687
    Hết lính từ nửa năm nay rồi fen, toàn ở sau chiến tuyến bấm nút summon máy giặt đê tấn công, summon zombie để thủ, lần gần nhất là rút hết về bên bờ sông để phòng thủ rồi.
    Mùa đông cũng sắp hết, đại tướng mùa Đông không xuất hiện, Nga sml rồi
    Dạo gần đây hết tiền nên số lượng máy giặt giảm đáng kể, số lượng đạn pháo cũng giảm, phải lên mạng xin quyên góp.
    Về phần U cà thì do thắng nhiều nên tin tức nhàm dần, không ai quan tâm nữa khi ngày nào cũng có tin thắng trận.
     
  4. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,430
    Hiểu Cold Fusion là cái gì không mà có 'bom cold fusion' ở đây !choang ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/2/23
  5. resetlove21

    resetlove21 Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/10/06
    Bài viết:
    12,720
    Ngố đang giẫy chết thôi, không ngờ 1 quốc gia nhỏ bé lại quật cường như vậy, 1 mình dám chống lại quốc gia cường quốc quân sự của thế giới. Vinh quang cho ngài Zelensky.
     
  6. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Vẫn dừng ở diễn biến là Nga sáp nhập 4 tỉnh và Tổng Ze từ chối đàm phán với phồng Tin !cheer
     
  7. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,887
  8. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Ôn lại lịch sử tý nào !cheer

    Ngày 18 tháng 2 năm 2014, giai đoạn đẫm máu nhất của Euromaidan bắt đầu ở trung tâm Kiev khiến 23 người chết và 509 người bị thương.

    Cuộc chính biến Maidan ở Ukraine được chia làm 4 giai đoạn.

    Giai đoạn I: “Không thỏa thuận”

    "Không thỏa thuận" là tiêu đề nổi bật trên các tờ báo Ukraine vào ngày 21/11/2013. Tiêu đề trên đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chính biến sẽ khiến Maidan Nezalezhnosti (quảng trường Độc lập) ở thủ đô Kiev trở thành "điểm nóng nhất" trong 4 tháng mùa đông ở Ukraine.

    Vào ngày 21/11/2013, chính phủ Ukraine, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Viktor Yanukovych, Thủ tướng Mykoly Azarov và đảng Các Khu vực, từ chối ký thỏa thuận liên kết "mang tính bước ngoặt" với EU.

    Tối hôm đó, khoảng 2.000 người, chủ yếu là sinh viên, hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng xã hội đã đổ dồn tới quảng trường Độc lập mang theo cờ Ukraine và EU để biểu tình ôn hòa.

    Lãnh đạo của 3 đảng đối lập trong quốc hội Ukraine khi đó là Arseniy Yatseniuk (đảng Tổ quốc), Vitali Klitschko (đảng Liên minh Cải cách dân chủ Ukraine) và Oleh Tiahnybok (đảng Tự do) cũng hòa vào dòng người biểu tình và kêu gọi một cuộc biểu tình lớn hơn vào ngày 24/11.

    Cuộc biểu tình ngày 24/11 để phản đối quyết định của chính phủ Ukraine thu hút hơn 100.000 người tới quảng trường Độc lập. Đây được xem là cuộc biểu tình ôn hòa với số lượng người tham gia lớn nhất kể từ năm 2005.

    Phong trào biểu tình ôn hòa bắt đầu từ ngày 21/11 được biết đến với tên gọi "Maidan" hay "Euromaidan" theo các hashtag trên Twitter. Mục đích ban đầu của "Euromaidan" là tìm cách thuyết phục Tổng thống Yanukovych thay đổi cách nhìn nhận và đồng ý ký thỏa thuận liên kết với EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Vilnius, Lithuania (khi đó dự kiến kết thúc ngày 29/11).

    Tuy nhiên, không có thỏa thuận nào được ký kết vào phút cuối. Những người tổ chức biểu tình và lãnh đạo các đảng đối lập kêu gọi người dân tập trung loại bỏ chính quyền của ông Yanukovych một cách hòa bình trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2015.

    Theo kế hoạch, cuộc biểu tình quy mô lớn ngày 1/12/2013 sẽ là hoạt động kết thúc của phong trào "Euromaidan". Tuy nhiên, các sự kiện bất ngờ vào ngày 30/11 năm đó đã cho thấy điều ngược lại. Thực tế, đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc chính biến Maidan.

    Vào lúc 4h sáng 30/11, lực lượng cảnh sát chống bạo động Berkut (Ukraine) đã đánh đập hàng trăm người biểu tình ôn hòa ở quảng trường Độc lập, khiến 36 người bị thương nặng.

    Vụ việc châm ngòi cho sự phẫn nộ của người dân Ukraine đối với chính quyền Yanukovych-Azarov. Khoảng 20.000 người biểu tình tại thành phố Lviv và 10.000 người khác ở thủ đô Kiev đã đổ ra đường, bất chấp các lệnh cấm của chính phủ về hoạt động biểu tình ở các quảng trường công cộng.

    "Ukraine, thức tỉnh!", những người biểu tình hô vang khẩu hiệu và lời kêu gọi của họ được đáp lại với khoảng 350.000 người tới quảng trường Độc lập để biểu tình vào ngày 1/12.

    Khuya 1/12, cuộc biểu tình chuyển từ ôn hòa thành bạo lực khi 20.000 người biểu tình cố chiếm Văn phòng Tổng thống và bị cảnh sát chống bạo động đẩy lui bằng dùi cui, hơi cay và bom xăng. Các rào chắn được dựng lên quanh quảng trường Độc lập. Những người biểu tình chiếm giữ tòa thị chính và các tòa nhà xung quanh, biến chúng thành "trụ sở cách mạng".

    Giai đoạn II: Biểu tình rầm rộ

    Cuộc biểu tình quy mô lớn ở Kiev ngày 1/12/2013 có khoảng 350.000 người tham gia. Bên cạnh đó, nhiều cuộc biểu tình khác chống chính phủ Ukraine cũng diễn ra cùng ngày, đánh dấu sự phát triển của chính biến Maidan.

    Sau đó một ngày, người dân ở các thành phố Lviv, Ternopil, và Ivano-Frankivsk tuyên bố tổng đình công để hưởng ứng các cuộc biểu tình chống chính phủ Ukraine. Điều mà nhiều người Ukraine cùng nhận thấy là tình trạng tham nhũng, lạm dụng quyền lực trong chính phủ khi đó.

    Tuy nhiên, điều khiến họ xuống đường biểu tình là niềm tin rằng hành động tập thể của họ có thể dẫn đến các thay đổi thực tế. Chính quyền Yanukovych-Azarov không quan tâm đến việc thỏa hiệp với người biểu tình và các đảng chính trị đối lập.

    Ngày 3/12, chính phủ của Thủ tướng Azarov "thoát hiểm" trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội. Những người biểu tình vẫn tiếp tục hoạt động. Ngày 8/12, có tới hơn 500.000 người tập trung ở Kiev để biểu tình.

    Đêm 11/12 được xem là "đêm kháng chiến" và củng cố quyết tâm của người biểu tình. Trước đó, cảnh sát chống bạo động Berkut không thể giải tán đám đông biểu tình ôn hòa ở quảng trường Độc lập.

    Tổng thống Yanukovych ngày 1/12 từng nói rất "phẫn nộ" trước sự tàn bạo mà cảnh sát chống bạo động gây ra với người biểu tình ôn hòa trong ngày 30/11 và kêu gọi người dân đoàn kết. Dẫu vậy, những lời nói này không được cụ thể hóa bằng hành động.

    Ngày 17/12, ông Yanukovych ký "kế hoạch hành động Nga - Ukraine", trong đó Moscow hứa sẽ hỗ trợ Kiev khoản nợ 15 tỷ USD và giảm 1/3 giá khí đốt tự nhiên xuất khẩu sang Ukraine.

    Tại cuộc biểu tình ngày 22/12, các đảng đối lập tuyên bố rằng họ sẽ thành lập "Liên minh Nhân dân Maidan". Đêm giao thừa năm 2014, khoảng 200.000 người Ukraine tập trung ở quảng trường Độc lập và hát quốc ca. Ngày 1/1/2014, khoảng 15.000 người tham gia cuộc rước đuốc ở Kiev. Phần lớn người Ukraine ủng hộ chính biến "Maidan" dù họ có trực tiếp xuống đường biểu tình hay không.

    Nhiều mạng lưới được thiết lập để cung cấp các khoản quyên góp, thực phẩm, nước uống cho người biểu tình trong chính biến "Maidan". Trong khi đó, đội ngũ tiếp viện cho cảnh sát bị người biểu tình ngăn cản tiếp cận Kiev.

    Bất chấp quy mô và thời gian của các cuộc biểu tình trong chính biến "Maidan", tới giữa tháng 1/2014, các cuộc biểu tình ôn hòa không dẫn đến bất kỳ thay đổi nào trong chính phủ.

    Chính quyền Yanukovych-Azarov không quan tâm đến việc thỏa hiệp với người biểu tình và các đảng đối lập. Thay vào đó, họ tận dụng cơ quan thực thi pháp luật và tòa án để được hưởng các phán quyết có lợi.

    Khoảng 5.000 - 10.000 người biểu tình vẫn quyết "bám trụ" tại quảng trường Độc lập ở Kiev, cam kết "lật đổ" chính phủ vì "sự trung thực và tương lai".

    Tuy nhiên, số lượng người tham gia các cuộc biểu tình đã giảm rõ rệt. Ngày 12/1, chỉ còn khoảng 10.000 người tham gia biểu tình. Điều này cho thấy, người biểu tình dần mất niềm tin về việc hành động tập thể của họ sẽ mang lại sự thay đổi. Ngày 16/1, quốc hội Ukraine thông qua một loạt các biện pháp "nghiêm khắc" hạn chế việc tụ tập đông người.

    Giai đoạn III: Tình hình mất kiểm soát

    Dự thảo luật chống biểu tình được thông qua ngày 16/1 và ký thành luật một ngày sau đó, nhằm tìm cách chấm dứt cuộc chính biến "Maidan". Trên thực tế, luật này hình sự hóa các phương pháp của đảng đối lập và loại bỏ các cuộc hội họp đông người ở Ukraine.

    Một cuộc biểu tình vẫn diễn ra ngày 19/1, bất chấp các luật nghiêm khắc mới vừa đưa ra. Đây là buổi biểu tình thứ 9 liên tiếp trong các ngày chủ nhật. Khác với các cuộc biểu tình trước đó, sự thất vọng của người biểu tình không chỉ dành cho chính phủ mà còn nhằm vào lãnh đạo các đảng đối lập. Đám đông cáo buộc các lãnh đạo đối lập "nói nhiều hơn làm" và la ó họ.

    Tinh thần của chính biến "Maidan" thay đổi đáng kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu vào tháng 11/2013. "Maidan" không còn là một cuộc biểu tình ôn hòa, mà là "cuộc nổi dậy của người dân". Bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát vẫn xảy ra. Khu vực "trụ sở cách mạng" vẫn nằm trong tay người biểu tình.

    Thừa nhận đang mất kiểm soát tình hình, Tổng thống Yanukovych hôm 28/1 thu hồi luật chống biểu tình và cách chức Thủ tướng Azarov, người sau đó rời Ukraine tới Áo.

    "Các thỏa hiệp" của ông Yanukovych không được Moscow đánh giá cao. Nga sau đó áp lệnh trừng phạt với Ukraine và dừng gói viện trợ 15 tỷ USD.

    Những người biểu tình và Tổng thống Yanukovych vẫn giữ quan điểm của mỗi bên và không bên nào chịu lùi bước.

    Tuy nhiên, ngày 17/2/2014, người biểu tình đã trả lại các tòa nhà thuộc 3 bộ mà họ chiếm hồi tháng 1 cho chính phủ Ukraine. Đây được xem là dấu hiệu có vẻ hai bên đang dần tiến tới một thỏa hiệp.

    Nhưng thay vì đưa ra các cuộc đàm phán với người biểu tình, Tổng thống Yanukovych đưa ra tối hậu thư, yêu cầu họ phải rời quảng trường Độc lập trước 18h ngày 18/2.

    Từ ngày 19/2 đến ngày 21/2, các cuộc đụng độ nghiêm trọng nhất xảy ra ở trung tâm thủ đô Kiev. Ngày 19/2, Cơ quan An ninh Ukraine tuyên bố bắt đầu hoạt động "chống khủng bố", cho phép cảnh sát sử dụng đạn thật chống người biểu tình. Tổng thống Yanukovych thay thế người đứng đầu Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine và tuyên bố triển khai các lực lượng vũ trang nếu Kiev ban bố tình trạng khẩn cấp.

    Trong đợt ra quân đầu tiên, cảnh sát chống bạo động không chiếm được "trụ sở cách mạng". Người biểu tình phản công và diễu hành về phía tòa nhà quốc hội Ukraine. Theo trang Inquiries Journal, 26 người thiệt mạng ngày 19/2. Một thỏa thuận ngừng giao tranh được công bố nhưng chưa đầy 12 giờ sau, giao tranh lại xảy ra ở thủ đô Kiev. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về việc vi phạm thỏa thuận. Ít nhất 20 người khác thiệt mạng trong ngày 20/2.

    Giai đoạn IV: Thời khắc quyết định

    Ngày 21/2, một người biểu tình leo lên sân khấu ở quảng trường Độc lập và cảnh báo, nếu Tổng thống Yanukovych không từ chức vào 10h ngày hôm sau, một cuộc đảo chính có vũ trang sẽ diễn ra.

    "Hoặc là ông ta từ chức, nếu không hãy để chúng tôi tiễn ông ta", người biểu tình gào lên trước đám đông.

    Khi màn đêm buông xuống, quảng trường Độc lập rực sáng khi 50.000 người giơ cao bật lửa và thắp nến tưởng nhớ 82 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chính biến "Maidan" bắt đầu vào tháng 11/2013. Những người biểu tình đứng quanh các chướng ngại vật và sẵn sàng liều mạng nếu ông Yanukovych không từ chức.

    Tuy nhiên, sáng 22/2, ông Yanukovych cùng các bộ trưởng không còn trong dinh tổng thống. Lực lượng cảnh sát bảo vệ dinh tổng thống và các tòa nhà chính phủ gần đó cũng không thấy bóng dáng. Những người biểu tình có vũ trang kiểm soát Kiev trong hòa bình và đứng canh gác bên ngoài trong khi quốc hội bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yanukovych, người bỏ trốn ra nước ngoài.

    Trong 2 ngày 22/2 và 23/2, quốc hội Ukraine thông qua một số quyết định: Trả tự do cho ông Yulia Tymoshenko ngay lập tức, ông Oleksandr Turchynov - phó chủ tịch đảng Tổ Quốc - được bổ nhiệm làm tổng thống lâm thời, ông Arseniy Yatseniuk - lãnh đạo đảng Tổ Quốc - làm thủ tướng lâm thời và hiến pháp năm 2004 được khôi phục.

    Thủ tướng tạm quyền Yatseniuk thông báo Ukraine sẽ sớm ký hiệp định liên kết với EU trong thời gian sớm nhất. Chính biến "Maidan" kết thúc. Sau khi đắc cử, Tổng thống Poroshenko ngày 27/6/2014 đã ký một Hiệp định với Liên minh châu Âu.
     
  9. quocviet0908

    quocviet0908 🍁 Thu Thơ Thẩn 🍁 ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    13,972
    Nơi ở:
    Xì Gờn
    Phận nô lệ thì im mồm. !bem3

    ########
    Thủ tướng Đức Olaf Scholz quở trách Đồng minh không cung cấp xe tăng cho Ukraine dù trước đó họ thúc giục Berlin hàng tháng trời - FT cho biết.

    Một nhà báo đã hỏi Scholz tại Hội nghị An ninh Munich rằng liệu bây giờ ông có phải thuyết phục các quốc gia khác cung cấp các phương tiện bọc thép hạng nặng như đã hứa hay không, ông trả lời: "Đó là câu hỏi mà tôi phải hỏi những người khác, đặc biệt là những người đã khăng khăng như vậy, trong việc thuyết phục [tôi] hành động."

    Việc ông Scholz đề cập đến xe tăng nhấn mạnh sự bất mãn ngày càng tăng của Đức đối với quan điểm của Đồng minh về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Thủ tướng đã chịu áp lực trong nhiều tháng để thành lập và lãnh đạo một tập đoàn gồm các quốc gia có khả năng cung cấp cho Ukraine xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức sản xuất.

    Nhưng trong vài tuần, sau khi Berlin cuối cùng đã đồng ý gửi 14 xe tăng Leopard 2, thì rất ít quốc gia khác đã phân bổ bất cứ thứ gì từ kho dự trữ xe tăng của họ.
     
    Mephistopheles thích bài này.
  10. John Harrison

    John Harrison The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    30/8/17
    Bài viết:
    2,365
    Chỉnh sửa cuối: 18/2/23
    viendu thích bài này.
  11. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,430
  12. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,802
    từ đó về sau mỗi khi có mầm móng mai đen là putin đổ bộ hốt dùm ổ biểu tình
     
  13. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,887
  14. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    zantan thích bài này.
  15. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,939
    Ố thuể chuyển sinh nhé !suong

    Lũ Ork có phải là người đéo đâu, nên cách tính cũng ko thể áp dụng theo con người được !suong
     
  16. bad_boy19921992

    bad_boy19921992 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/9/06
    Bài viết:
    1,050
    TheOldKnight, Jerz272 and Mèo Bếu like this.
  17. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,887
    Nhà báo điều tra nổi tiếng người Mỹ Seymour Hersh lập luận rằng Mỹ và đồng minh lẽ ra nên cố gắng đạt được thỏa thuận với Moscow.

    Ông đưa ra lý do là việc họ tin Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột chống lại Nga là hành động "tự sát".

    Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên YouTube với hãng tin Consortium News hôm 17/2, ông Hersh cáo buộc chính quyền Biden đã mắc “rất nhiều sai lầm tồi tệ”.

    “Việc tin Ukraine có thể thắng cuộc chiến (chống lại Nga) là hành động tự sát. Có quá nhiều tham nhũng. Đó là một quyết định rất, rất tồi. Lẽ ra chúng ta nên thúc đẩy hòa bình, lẽ ra chúng ta nên đạt được một thỏa thuận” - người từng đoạt giải báo chí Pulitzer nhấn mạnh.


    Nhà báo Hersh nói thêm, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden về cơ bản đã “thổi bay NATO ở châu Âu” bằng cách nói với các đồng minh rằng ông đang ủng hộ Ukraine với chính phủ có tham nhũng.

    "Thật ngớ ngẩn khi không đảm bảo với chính phủ Nga ngay lập tức rằng chúng tôi không quan tâm đến việc đưa Ukraine trở thành thành viên NATO” - ông Hersh nói, đề cập đến những lo ngại từ lâu ở Moscow. “Dù sao thì NATO cũng không muốn Ukraine vì tham nhũng” – ông nói thêm.

    Nhà báo Hersh gần đây đã xuất bản một báo cáo chấn động cáo buộc Mỹ phá hoại các đường ống Nord Stream vào năm ngoái. Ông trích dẫn một nguồn thông tin giải thích rằng chất nổ đã được các thợ lặn của Hải quân Mỹ đặt dưới đáy Biển Baltic dưới vỏ bọc là một cuộc tập trận của NATO vào tháng 6 năm 2022. Chúng đã được kích nổ vào cuối tháng 9, khiến các đường ống được xây dựng để vận chuyển Khí đốt của Nga đến châu Âu qua Đức không hoạt động.

    Chính quyền Tổng thống Biden đã lên tiếng bác bỏ báo cáo của ông Hersh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price gọi báo cáo của ông là "hoàn toàn vô nghĩa".
     
  18. zantan

    zantan Keep calm and Tracer on CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    20,939
    Nghiêm túc mà nói thì hàng xóm nước Lào cũng đéo ai tin là thống nhất đc. Ngay cả các QG "đồng minh" cũng đều toan tính chia cắt đất nước đó. Nhưng nhờ ý chí độc lập mãnh liệt của nhân dân, thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ, cùng sự lãnh đạo tài tình, và các biện pháp ngoại giao khôn khéo mà người hàng xóm đó đã thành công. Vắn đề của Ukaraina từ đầu cuộc chiến đến giờ dường như là họ vẫn đang "lạc lối", một số lãnh đạo còn nói thẳng là đánh nhau vì EU, vì NATO thì đừng có hòng mà giải phóng nổi, dù rằng xét về tương quan thì họ sướng hơn đất nước kia gấp hàng chục hàng trăm lần.
     
  19. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,887
    U cà là 3 sọc thứ 2 thôi fen
     
  20. FFVIIIFan11

    FFVIIIFan11 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/09
    Bài viết:
    4,863
    Nơi ở:
    Hàng Châu- Cửu Long Tranh Bá.
    Nó đặt mìn từ tháng 6, tháng 9 mới cho nổ.
    =))
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.

Chia sẻ trang này