[Zing] Không thể sản xuất đến cả chiếc ốc vít

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi mashimuro, 26/2/23.

  1. Q.exe

    Q.exe Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/9/21
    Bài viết:
    2,680
    Công đoàn vô dụng cái beep tôi làm công đoàn đây. Dm lũ trên làm ăn như cc bản thân tôi cơ sở éo ngửi được thì còn lợi ích gì cho người lao động
     
  2. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Vẫn mấy gương mặt bò đỏ quen thuộc !non.
     
  3. ///

    /// Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/05
    Bài viết:
    3,541
    Nơi ở:
    Đâu vậy ta ?
    Nói tui hả. !ram
     
  4. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Ba que đừng cosplay bò đỏ bạn !what.
     
    lovelybear thích bài này.
  5. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Vẫn còn tình trạng lạm dụng hoạt động kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp
    Vũ Khuê -
    Nhiều doanh nghiệp phản ánh tình trạng một số cơ quan nhà nước tránh áp dụng các quy định chặt chẽ về thanh tra bằng cách tiếp cận doanh nghiệp nhưng không gọi là thanh tra, mà gọi là kiểm tra...
    [​IMG]
    Ảnh minh hoạ.


    Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng hoạt động kiểm tra này hiện đang không có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể hoặc có quy định nhưng rất chung chung, không minh bạch, dẫn đến nguy cơ bị lạm dụng rất cao.

    CẦN CÓ QUY ĐỊNH MANG TÍNH NGUYÊN TẮC
    Ví dụ, nhiều trường hợp pháp luật chuyên ngành chỉ quy định cơ quan quản lý chuyên môn có quyền kiểm tra doanh nghiệp, nhưng không có quy định cụ thể về kế hoạch kiểm tra, thời hạn kiểm tra, căn cứ kiểm tra, quyết định kiểm tra, đoàn kiểm tra, thủ tục thực hiện kiểm tra… Như vậy, đây mới chỉ có quy định trao quyền chứ chưa có quy định kiểm soát quyền lực.

    Góp ý về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, VCCI cho rằng dự thảo luật có đề cập đến hoạt động kiểm tra với hai nguyên tắc cơ bản là tránh chồng chéo giữa thanh tra và kiểm tra, đồng thời để pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động kiểm tra.

    Nhưng theo VCCI, quy định như vậy vẫn sẽ không giải quyết được vấn đề lạm dụng hoạt động kiểm tra để nhũng nhiễu doanh nghiệp như trên.

    “Chúng tôi hiểu rằng hoạt động kiểm tra vốn rất đa dạng và việc để pháp luật chuyên ngành quy định cụ thể là hợp lý. Tuy nhiên, cũng cần có những nguyên tắc tối thiểu làm định hướng để xây dựng các quy định về kiểm tra tại pháp luật chuyên ngành”, VCCI nêu quan điểm.

    Điều này đã được làm tương tự với việc kiểm soát thủ tục hành chính. Quy định cụ thể về từng thủ tục hành chính vẫn do pháp luật chuyên ngành, nhưng Nghị định về kiểm soát thủ tục hành chính đặt ra những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng và ban hành các quy định thủ tục hành chính.

    “Đây là cơ sở để chấn chỉnh các quy định còn thiếu minh bạch tại pháp luật chuyên ngành. Nhờ có các quy định nguyên tắc như vậy nên cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua”, VCCI dẫn chứng.

    Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bổ sung thêm các quy định mang tính nguyên tắc, làm cơ sở để pháp luật chuyên ngành quy định về hoạt động kiểm tra và thực hiện hoạt động kiểm tra.

    Cụ thể, khi xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trao quyền kiểm tra cho các cơ quan nhà nước thì cần có tiêu chuẩn tối thiểu của các quy định đó, như: cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra, quy định rõ về kế hoạch kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất, quy định rõ về ban hành, gửi nhận quyết định kiểm tra, quy định rõ về người thực hiện kiểm tra…

    Hay khi thực hiện việc kiểm tra thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu (trừ khi pháp luật chuyên ngành có quy định khác), như: phải có quyết định kiểm tra do người có thẩm quyền ký; phải cung cấp một bản sao quyết định kiểm tra cho người bị kiểm tra; quyết định kiểm tra phải nêu rõ căn cứ ra quyết định kiểm tra: thành viên đoàn kiểm tra, đổi tượng, nội dung, phạm vi, thời kỳ kiểm tra, thời hạn kiểm tra…

    HOẠT ĐỘNG THANH TRA CẦN CÔNG KHAI, MINH BẠCH TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
    Theo VCCI, một trong những lý do khiến cho việc thanh tra hiện nay còn chồng chéo, chưa thực sự minh bạch là vì chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung công khai về hoạt động thanh tra.

    Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu triển khai một cổng thông tin điện tử về hoạt động thanh tra do Thanh tra Chính phủ quản lý, và bổ sung quy định vào trong Luật Thanh tra làm cơ sở cho việc triển khai.

    Mỗi cơ quan nhà nước có quyền thanh tra sẽ được Thanh tra Chính phủ cấp tài khoản để chủ động đăng tải thông tin. Các cơ quan nhà nước khi ban hành Kế hoạch thanh tra định kỳ thì cần đăng tải công khai Kế hoạch trên Cổng thông tin này. Khi ban hành Quyết định thanh tra cũng cần đăng tải công khai trên Cổng thông tin…

    Bởi theo VCCI, việc đăng tải thông tin trên Cổng có thể thay thế cho nhiều các quy định về công bố công khai khác trong dự thảo. Cũng như tập trung được toàn bộ các cuộc thanh tra trên một cơ sở dữ liệu sẽ giúp bảo đảm loại bỏ toàn bộ chồng chéo, trùng lặp giữa các cuộc thanh tra.

    Đồng thời giúp minh bạch hoá và tạo điều kiện để xã hội giám sát hoạt động thanh tra, bảo vệ quyền lợi của cả đối tượng thanh tra và các bên khác có liên quan, ngăn chặn tình trạng lạm dụng thanh tra để nhũng nhiễu.

    Dự thảo hiện chưa có quy định về việc lựa chọn đối tượng để đưa vào kế hoạch thanh tra cũng như việc quyết định các nội dung, phạm vi, thời kỳ thanh tra.

    Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, việc cơ quan thanh tra lựa chọn đối tượng, nội dung, phạm vi, thời kỳ thanh tra nhiều lúc còn tuỳ tiện, thậm chí có dấu hiệu bị lạm dụng.

    Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo việc tăng cường áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro vào thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại các Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02 về cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng chưa được triển khai thành chủ trương chung rộng khắp trong các cơ quan nhà nước.

    Vì vậy, VCCI đề nghị Luật Thanh tra bổ sung nguyên tắc quy định về việc lựa chọn đối tượng, phạm vi và thời gian thanh tra theo quản lý rủi ro.

    Cụ thể, yêu cầu các cơ quan phải lập cơ sở dữ liệu về các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Cơ sở dữ liệu bao gồm nhiều tiêu chí nhằm chấm điểm rủi ro nguy cơ vi phạm pháp luật của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Các cơ quan lập công thức chấm điểm rủi ro dựa trên các tiêu chí trong dữ liệu. Thực hiện lựa chọn đối tượng thanh tra định kỳ theo điểm rủi ro của từng đối tượng.
     
  6. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Yêu cầu xóa tình trạng “bội thực” thanh kiểm tra doanh nghiệp
    Bảo Quyên
    Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
    [​IMG]
    Doanh nghiệp phảnh ánh hiện vẫn vẫn còn có quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm.
    Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.

    Theo đó, để giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết số 35/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc vẫn còn có quá nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trong cùng một năm; tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển và bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp; báo cáo lên Thủ tướng trước ngày 17/5 tới.

    Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước rà soát để sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, kiểm toán; không để xảy ra sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán gây phiền hà, khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý 2/2017.

    Trước đó, vào cuối năm 2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có văn bản chỉ đạo về việc thanh kiểm tra, kiểm toán của các bộ ngành, cơ quan quản lý đối với doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

    Tại thời điểm đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phải đảm bảo việc tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về tài chính, thuế đối với doanh nghiệp 1 năm/1 lần, không trùng lắp, chồng chéo.

    Thủ tướng yêu cầu việc thanh kiểm tra, kiểm toán phải công khai trước cho doanh nghiệp biết, trừ trường hợp đặc biệt phát hiện doanh nghiệp vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Đặc biệt, không được thanh tra, kiểm tra khi không có căn cứ theo quy định của pháp luật.

    Khi thanh tra, kiểm tra, kiểm toán không được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán lại những vấn đề, nội dung mà các cơ quan có thẩm quyền đã kết luận, xử lý trước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của mình.
     
  7. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    (NLĐO) – Doanh nghiệp vẫn phản ánh thanh tra, kiểm tra là nỗi lo lớn của họ nhưng không đơn vị nào dám nói về việc "bị thanh kiểm tra quá nhiều".


    Thông tin được bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban, Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra tại hội thảo Năng lực cạnh tranh Việt Nam: Kết quả và thách thức đối với doanh nghiệp (DN) được tổ chức ở TP HCM sáng nay, 24-10.

    Theo công bố mới của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam đã tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, từ hạng 77 lên hạng 67. Kết quả cải thiện điểm số và thứ hạng năng lực cạnh tranh này thể hiện nỗ lực liên tục trong những năm gần đây của Chính phủ.

    Cụ thể, về cải cách môi trường kinh doanh như cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh; thay đổi phương thức quản lý chuyên ngành trong một số lĩnh vực...

    Dù vậy, theo khảo sát của CIEM, cộng đồng DN phản ánh môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, trong đó điều kiện kinh doanh vẫn là trở ngại chính. Việc quản lý, kiểm tra chuyên ngành chậm cải cách, thậm chí có những văn bản mới đi ngược lại với chỉ đạo của Chính phủ hoặc thể hiện cải cách hình thức, thiếu thực chất.

    [​IMG]
    Doanh nghiệp phản ánh tại hội thảo

    Bà Nguyễn Minh Thảo dẫn một số ví dụ, như máy điều hòa có nhiệt độ công suất nhỏ hơn 90.000 BTU thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ nhưng nếu công suất lớn hơn 90.000 BTU sẽ thuộc quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    "Đáng lưu ý, thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo lớn đối với DN. Dù theo chỉ thị của Thủ tướng mỗi năm cơ quan chỉ thanh kiểm tra 1 lần nhưng thực tế cơ quan quản lý trong các lĩnh vực thường không kết hợp với nhau để thanh kiểm tra. Và khi cơ quan quản lý tới thanh kiểm tra nội dung thường tương tự nhau nhưng không DN nào dám phản ánh bị "thăm" nhiều" - bà Nguyễn Minh Thảo nói.



    Bên cạnh đó, chi phí không chính thức cũng còn phổ biến ở hầu hết lĩnh vực. Cùng một quy định chính sách nhưng cách thức thực thi khác nhau và có tình trạng tùy tiện trong áp dụng pháp luật và phần thua luôn thuộc về DN
    "Kiện là sẽ thắng nhưng với tâm lý không dám kiện vì các DN sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh" – đại diện CIEM dẫn ý kiến của DN.

    Ông Nguyễn Văn Đức, Phó trưởng phòng pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP HCM, dẫn số liệu do DN cung cấp trong khảo sát của VCCI mới đây cho thấy có khoảng 54,8% DN phải trả các chi phí không chính thức. Nếu so sánh với số liệu của các năm trước thì có giảm nhưng chỉ ở mức độ tương đối vì con số DN phải trả chi phí không chính thức vẫn là rất lớn; và có tới 58,2% DN trả lời vẫn còn tồn tại tình trạng tham nhũng khi các cơ quan quản lý hành chính thực hiện quy định.

    Như trong lĩnh vực nhập khẩu trang thiết bị y tế, theo Thông tư 35/2015/TT-BYT, nhiều sản phẩm không thuộc diện phải xin xác nhận của Bộ Y tế nhưng một số cơ quan hải quan vẫn yêu cầu DN thực hiện. Điều này gây khó khăn, bức xúc lớn cho DN; gây ách tắc và làm chậm thời gian giải phóng hàng; đồng thời làm phát sinh thủ tục hành chính, tạo áp lực công việc đối với cả Bộ Y tế. Quy định này thực hiện khác nhau ở các cửa khẩu.

    Hoặc theo phản ánh của nhiều DN tới CIEM, tất cả DN xuất khẩu gạo đều phải chi trả chi phí không chính thức với mức cao cho các tổ chức kiểm định. Các tổ chức này thường yêu cầu DN phải chi ngoài với mức 25-30 triệu đồng/1.000 tấn gạo...
     
  8. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    “Mỗi năm doanh nghiệp vẫn phải tiếp ít nhất 6 -7 đoàn thanh tra”
    Nguyên Hà
    Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết “một năm doanh nghiệp phải tiếp 6 -7 đoàn từ thanh tra, rồi tới kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức...”
    [​IMG]
    Theo phản ánh của doanh nghiệp, mỗi năm họ phải dành ra khá nhiều thời gian, chi phí để tiếp các đoàn thanh - kiểm tra, kiểm toán.<br>
    “Một năm doanh nghiệp phải tiếp 6 -7 đoàn từ thanh tra, rồi tới kiểm toán, chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức... Giảm sự nhũng nhiễu doanh nghiệp, giảm sự kiểm tra của doanh nghiệp trong 1 năm sẽ tạo sự khác biệt lớn, nếu không thì vẫn rất gay go”.

    Phát biểu trên được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn nêu ra tại hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp 2016-2020, ngày 9/2.

    “Càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”

    Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho hay, 75% số doanh nghiệp được hỏi đánh giá nhóm giải pháp bảo đảm quyền kinh doanh bình đẳng và tạo thuận lợi thương mại là tích cực. Tỷ lệ đánh giá tích cực và thấy rằng có thay đổi đối với tinh thần phục vụ doanh nghiệp của chính quyền địa phương là 60%. Tuy nhiên, theo ông Vũ Tiến Lộc, hiện vẫn còn tình trạng không ít bộ ngành, địa phương, cán bộ cấp cơ sở “lạnh nhạt” với doanh nghiệp.

    Trong khi đó, nhìn nhận lại hơn 9 tháng thực hiện Nghị quyết số 35, hầu hết các ý kiến lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết quan trọng này của Chính phủ, chưa cần phải bổ sung, sửa đổi nội dung Nghị quyết.

    Trong khi đó, Thứ trưởng Hà Công Tuấn mong muốn từng năm một, Chính phủ lựa chọn các giải pháp ưu tiên, có tính lan tỏa để thực hiện triệt để, đồng thời đề nghị cần đánh giá nhanh chính sách tín dụng về đất đai trong nông nghiệp; sớm sửa đổi chính sách pháp luật về đất đai sản xuất, nhất là quyền sử dụng đất là những vướng mắc cản trở doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

    Vụ trưởng - Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ Công Thương Phan Đăng Tuất đề nghị áp dụng chính sách tự nguyện, tự động đóng thuế đối với doanh nghiệp hoạt động tới khi nào có lãi trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp.

    “Nếu mạnh dạn áp dụng chính sách này sẽ tạo sự bùng nổ khởi nghiệp ở khu vực nông thôn. Khi doanh nghiệp làm ăn có lời, vững vàng thì doanh nghiệp sẽ đóng thuế đều đặn, đầy đủ”, ông Tuất nói.

    Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Phước Thanh cho rằng các bộ, ngành và địa phương ban hành, quản lý các thủ tục hành chính là phải theo hướng cung cấp dịch vụ công chứ không phải cắt giảm thủ tục hành chính thì gọi là hỗ trợ doanh nghiệp. Còn lẫn lộn thì doanh nghiệp còn bị phiền hà.

    “Xu hướng bây giờ là giảm hỗ trợ để tạo sự bình đẳng, càng hỗ trợ càng mất bình đẳng”, Phó thống đốc nêu quan điểm.

    Liên quan tới tinh thần “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”, qua thực tiễn theo dõi, Phó Vụ trưởng Vụ 1 Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho rằng Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nên xây dựng thông tư liên lịch quy định các hành vi vi phạm để không xảy ra các trường hợp hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Việc này vừa để doanh nghiệp không vi phạm và cũng giám sát được các cơ quan thực thi pháp luật.

    Không dồn kiến nghị lên Thủ tướng

    Kết luận cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng tinh thần thực hiện phát triển doanh nghiệp chứ không phải là “hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn” nữa mà phải là tạo thuận lợi thương mại cho đầu tư, kinh doanh, phù hợp với mong muốn chi phí sản xuất thấp, ít rủi ro về pháp lý của cộng đồng doanh nghiệp.

    Phó thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương, VCCI xây dựng báo cáo việc thực hiện Nghị quyết 35. Từ nay tới khi tổ chức hội nghị, các địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tổ chức đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp ở từng cấp, tránh để dồn tất cả các kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ.

    Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính đánh giá sâu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tạo thuận lợi thương mại và thực hiện cơ chế 1 cửa quốc gia, việc đơn giản hóa 73 thủ tục kiểm tra chuyên ngành liên quan nhiều tới các ngành sản xuất; có giải pháp phát triển thị trường vốn chứng khoán, hỗ trợ cho khối ngân hàng.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về chỉ số phát triển doanh nghiệp và công bố công khai bộ chỉ số này cho năm 2017, động viên khen thưởng các đơn vị phát triển doanh nghiệp tốt. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đánh giá rõ hơn công cụ chính sách tín dụng để hỗ trợ các lĩnh vực, địa bàn trọng tâm.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các giải pháp tốt hơn để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các kiến nghị cụ thể về thị trường quyền sử dụng đất và vấn đề tích tụ ruộng đất.

    Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu việc giảm phí BOT. Bộ Xây dựng chủ trì đánh giá việc tháo gỡ khó khăn trong thị trường nhà đất, bất động sản. Bộ Công Thương nêu rõ giải pháp phát triển thị trường biên mậu, xuất khẩu và đặc biệt là phòng vệ thương mại chính đáng để bảo vệ doanh nghiệp trong nước…
     
  9. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Tránh biến thanh tra thành “ma trận” làm khó doanh nghiệp
    NDO -
    Thảo luận tại phiên họp toàn thể về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) chiều 13/6, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành với việc sửa đổi toàn diện Luật Thanh tra, đồng thời cho rằng cần phải có các đánh giá đầy đủ về tình hình thanh tra trong doanh nghiệp để bổ sung vào dự án Luật, tránh biến các hoạt động thanh tra thành “ma trận” làm khó doanh nghiệp.

    Thứ hai, ngày 13/06/2022 - 18:01
    [​IMG]
    Đại biểu Phan Đức Hiếu phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 13/6. (Ảnh: LINH NGUYÊN)
    Thanh tra, kiểm tra chồng chéo

    Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) nhấn mạnh, hoạt động thanh tra là công cụ nhà nước có mặt tích cực nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

    Đứng từ góc độ doanh nghiệp, đại biểu cho rằng, thanh tra giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, hoạt động thanh tra lại có thể gây nguy cơ gây phiền hà cho các đối tượng thanh tra, gây gánh nặng khi hoạt động thanh tra có thể bị trùng lặp.

    Cho biết trong các buổi đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền, chủ đề thanh tra luôn được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh đây là điều cần hết sức lưu ý khi soạn thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

    Đại biểu dẫn thống kê từ 2017 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có 3 văn bản chỉ đạo về công tác thanh tra kiểm tra, trong đó gần đây nhất là Chị thị số 11 về các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó đại dịch Covid-19, trong đó cũng đã nêu rõ chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp, yêu cầu không tổ chức thanh tra định kỳ và không thanh tra ngoài kế hoạch.

    Tuy nhiên, theo đại biểu Phan Đức Hiếu, thực trạng về thanh tra trong doanh nghiệp vẫn rất đáng ngại, khi số liệu từ Điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện năm 2021 cho thấy, 64% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết trong thực tế có tiếp các đoàn thanh tra. Trong số đó, 20% cho biết phải trả các chi phí không chính thức, 14% doanh nghiệp cho rằng vẫn bị gây phiền hà, 10% cho biết phải tiếp đón đoàn thanh tra nhiều hơn 3 lần/năm.

    [​IMG]Đại biểu Vũ Tiến Lộc phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 13/6. (Ảnh: LINH KHOA)
    Đồng quan điểm, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Hà Nội) nêu rõ, “ma trận” các hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, trùng lặp trong thời gian qua là một trong những điểm nghẽn khá điển hình của môi trường kinh doanh nước ta suốt trong nhiều năm và cũng là vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp phản ánh rất nhiều.

    “Nhiều đoàn kiểm tra, thậm chí hàng chục đoàn cùng đến 1 địa điểm trong 1 năm để thanh tra cùng 1 vấn đề đã không còn là chuyện lạ”, đại biểu nêu lên thực trạng.

    Những năm gần đây, thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 35, Chỉ thị 20, hay gần đây là Chỉ thị 11, công tác kiểm tra, thanh tra đã có chuyển biến, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Tuy vậy, theo đại biểu, quy định pháp luật trong lĩnh vực này còn bất cập, dẫn đến yêu cầu xóa bỏ sự chồng chéo, trùng lặp và nâng cao chất lượng của các hoạt động thanh tra, kiểm tra còn là vấn đề chưa được giải quyết tận gốc, vừa gây áp lực đối với cơ quan thanh tra, kiểm tra, lại vừa gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp.

    Tránh thanh tra trùng lặp, không cần thiết

    Từ phân tích các tồn tại, hạn chế nêu trên, đại biểu Phan Đức Hiếu kiến nghị một số giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra. Trong đó, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo bổ sung trong báo cáo tổng kết, đánh giá đầy đủ tình hình thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, nêu rõ những khó khăn, thực trạng và vướng mắc để làm cơ sở cho xây dựng những quy định về thanh tra chuyên ngành trong dự thảo Luật Thanh tra lần này.

    Bên cạnh đó, đại biểu cũng kiến nghị tách riêng quy định về thanh tra chuyên ngành với thanh tra hành chính. Theo đại biểu phân tích, nếu đối tượng chủ yếu của thanh tra chuyên ngành là doanh nghiệp thì phạm vi hoạt động của doanh nghiệp là trong phạm vi rộng khắp cả nước, liên quan đến rất nhiều đơn vị hành chính, nhiều lĩnh vực. Nếu như việc tổ chức hệ thống thanh tra theo cấp hành chính, theo chuyên ngành, hay theo lĩnh vực thì nguy cơ 1 doanh nghiệp có thể bị thanh tra, kiểm tra rất nhiều bởi các cơ quan thanh tra là có. Như vậy, rõ ràng cần thiết phải có 1 quy định riêng, đặc thù để hạn chế việc thanh tra trùng lặp, thanh tra không cần thiết.

    Nhấn mạnh việc cần có 1 quy định riêng, đặc thù cho thanh tra chuyên ngành với đối tượng chủ yếu là doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đại biểu Phan Đức Hiếu đề xuất khi xây dựng quy định về thanh tra chuyên ngành, cơ quan soạn thảo nên chủ động tham khảo ý kiến, tham vấn rộng rãi cộng đồng doanh nghiệp, không nên bị động.

    Ngoài ra, đại biểu cho rằng cần phân biệt rõ quy định về thanh tra chuyên ngành với mối quan hệ của các quy định liên quan để các quy định chi tiết, cụ thể của các cơ quan thanh tra chuyên ngành không thể bị lạm dụng, có nghĩa là hình thành khung pháp lý để tránh việc lạm dụng thanh tra chuyên ngành gây phiền hà hoặc trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp, đại biểu nêu rõ.

    [​IMG]
    Đại biểu Phạm Văn Hòa phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 13/6. (Ảnh: NGUYÊN KHOA)
    Nhất trí với nội dung trong dự án Luật quy định về các hình thức thanh tra, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) bày tỏ thống nhất với ý kiến các đại biểu là luật quy định chỉ có thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, có thể bị lạm dụng, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra.

    Ngoài ra, về quy định xử lý chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán gây khó khăn, bức xúc cho đối tượng thanh tra, kiểm toán, đại biểu đề nghị chỉnh lý lại phù hợp với khoản 3 Điều 64a của Luật Kiểm toán là khi xảy ra việc chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và Kiểm toán Nhà nước thì kiểm toán chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý, đồng thời quy định cơ quan nào có kế hoạch thực hiện trước mà trùng nội dung với nhau thì giao cho cơ quan đó thực hiện để không xảy ra trùng lặp.

    Để khắc phục một cách triệt để tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, đại biểu Phạm Hùng Thắng (Hà Nam) kiến nghị dự thảo Luật cần quy định rõ hơn về trọng tâm, thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính là thanh tra hướng vào bên trong các cơ quan quản lý nhà nước, gắn với việc thực hiện chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

    Trong khi đó, xác định trọng tâm, thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực là hoạt động thanh tra chuyên ngành hướng ra bên ngoài với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội nói chung, gắn với việc kiểm tra, xử phạt vi phạm pháp luật theo ngành, lĩnh vực.
     
  10. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Chắc mấy chú mấy bác ở trên bóc phết chứ qua mồm thằng đò đỏ làm gì có thực trạng doanh nghiệp bị nhũng nhiễu làm khó !ram.
     
  11. ///

    /// Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/05
    Bài viết:
    3,541
    Nơi ở:
    Đâu vậy ta ?
    Cosplay bò đỏ có gì sai. !gian
     
  12. dangkhoa12

    dangkhoa12 Mayor of SimCity Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/12/04
    Bài viết:
    4,215
    tui tưởng bên ai thôi ai ngờ là vấn nạn chung
     
  13. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,891
    Thàng tự nhục lại vào vặn vẹo câu nói của người khác à . Kinh nghiệm cá nhân còn đéo đưa ra được .
    Thực trạng doanh nghiệp bị hành thì GG như kiểu chỉ có mình phát hiện ra nhi . Nhớ gặp mấy thằng phường bắt chẹt ăn dơ thì chơi chết mẹ nó nhé trước sau như một chứ chỉ gáy được trên mạng thì hơi yếu và tao ủng hộ mày 100% thật lòng đó .
    Phường nó ăn chắc nhất là những người bán lề đường và quán nhậu mà mấy lão làm quán nhậu thường đi tiền trước , ai từng lăn lộn ở chợ và quán nhậu thì biết qua trải nghiệm cá nhân là biết , chứ có mặt bằng và đúng thì lâu mới có một thằng phường ăn dơ đói quá vào kiếm chát ai yếu thì quăng cục tiền chứ ít thấy người ta đưa .
    Còn bên quản lí thị trường , PCCC , vệ sinh thực phẩm thì khó thoát lắm làm đúng hoàn toàn thì vốn cũng mạnh vãi nên người ta quăng tiền cho lẹ .
    từng đút cho bên an toàn vệ sinh thực phẩm thêm mời nhậu nên biết theo tiêu chuẩn thì ít quán nhỏ và vừa kể cả tầm trung đủ tiêu chuẩn .
     
  14. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,555
    Tao xạo lol cho vui mà làm gì có kinh nghiệm cá nhân !choo.
     
    lovelybear thích bài này.
  15. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,849
    Nơi ở:
    TP.HCM
    Nói cho dài cuối cùng vẫn phải quăng tiền ra cho đám cô hồn sống đúng không, nhũng nhiễu là nhũng nhiễu lập lờ làm cái lone gì thế?
     
  16. SorryĐời QuáĐen

    SorryĐời QuáĐen Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/4/17
    Bài viết:
    317
    Nền kinh tế ưu việt xhcn nó thế. Lấy fdi nuôi dân, vặt lông tư bản nhỏ và trung lưu, dọn đường cho tư bản đỏ phân lô bán nền bào hết nguồn lực quốc gia

    Sắp tới dân số già hoá rồi, bít cửa vượt thái lan. Ở đna hơn lào, cam, phillip.. Thua mã, indo, thái ( đám nhỏ như sin ko tính )
    Nói chung hơi nhục tý nhưng thời vận quốc gia nó thế biết sao đc. Đen thời kỳ đầu toàn bần nông lãnh đạo tư duy ko vượt qua lũy tre làng, để lại hệ quả quá khủng khiếp mấy thế hệ sau vẫn ko khắc phục nổi
     
  17. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,849
    Nơi ở:
    TP.HCM
    À nói thêm, đợt tầm 6 năm trước làm cho bà sếp cũ mở vp ở quận 4, văn phòng làm đúng chuẩn của mỹ từ công ty tổng, bọn pccc vẫn vào nhũng nhiễu, bả để coi bọn nó lỳ cỡ nào vì vp này mà đéo đúng chuẩn thì chắc đéo có vp nào đúng. Bọn nó 1 tháng vào thăm 5 6 lần. Bà điên lên gọi về HN kêu cóp to gọi vào chửi cho bọn nó đéo còn cái gì (may mà bả con cháu cốp to). Từ đó đéo dám vác mặt vào mà kiểm tra. Vấn đề đéo phải là tiền, mà là cho dù làm đúng vẫn có nhũng nhiễu để làm tiền.
     
  18. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,891
    Lập lờ cái gì thực tại VN đó , doanh nghiệp bị hành nên thì cái đó ván nạn cần khắc phục chứ thấy trốn tránh à .
    Còn riêng bản thân lúc đó làm ko đủ tiêu chuẩn có chơi có chịu chấp nhận luật chơi ,còn cái nào sai thì chửi cha tụi nó lên .
     
  19. Gaothunder

    Gaothunder Nào GameOver

    Tham gia ngày:
    12/1/17
    Bài viết:
    7,948
    Nói cl gì thế !haha

    Bán lề đường đéo gì, cà phê với tiệm ăn gia đình thôi, quán phở bò hủ tíu bánh canh quán nào chả đậu xe lấn mẹ ra lề, nó đi thu tô thử đóng trễ xem trật tự đô thị nó có xuống lập biên bản không.

    Dựa nhau mà sống chứ cái vấn đề đơn giản như để xe lấn chiếm cũng đã là khắc phục vào hồ bách thảo chứ ở đó mà khắc phục được.

    Quy hoạch bến bãi đâu ra đấy thì làm hồ bách thảo nó ăn đc tiền ma tiền quỷ, mà kể có mặt bằng bãi giữ xe cũng phải chung cho nó ko chung xem có chuyện xảy ra ngay cho mà thấy.

    Nên mới bảo là nó lấy thì mừng, nó dở chứng ko lấy mới chết mẹ ra. Ở đô thị làm ăn buôn bán chỗ nào cũng vậy thôi nói dài nói dai một hồi cũng đâu vào đấy thôi, def def cl.

    Bối cảnh chung nó đã vậy cơ chế nó đã vậy, và khi lôi ra chửi thì là chửi bọn đày tớ nhân dân chứ chả lẽ lôi dân ra chửi.
     
    Thita_vipho, Odisey and BillGatesBoss like this.
  20. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,538
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Đánh tráo khái niệm , trộn lẫn xanh đỏ trắng đen nữa à :-"
     

Chia sẻ trang này