Ổng được quyền truy cập các thông tin cấp tuyệt mật mà không cần phải qua khâu kiểm tra lý lịch, lý lịch ổng thì thôi bỏ đi, ông Chuẩn Tướng phải đứng ra bảo lãnh luôn chứ éo ai dám duyệt
Clearance ở đây nghĩa "cho phép", kiểu được cho phép ở cấp Q, chả hiểu sao dịch thành miễn trừ. Cấp Q là cao nhất, được biết thông tin còn hơn cả Top Secret, là Mỹ nó coi như người đó đang nắm giữ sự tồn vong của quốc gia cmnr, đéo phải chuyện đùa
Gary lão nhân lại đóng vai nguyên thủ quốc gia, hết thủ tướng Anh lại đến tổng thống Mỹ, 2 lần đều phải hoá trang mạnh suýt không nhận ra
Xem phim nhưng k đọc tiểu sử nên k rõ lắm, vì sao Tatlock lại không đồng ý lấy Op vậy? Sở thích tình dục cũng kỳ lạ, bắt đọc sách mới hứng, vứt hết hoa mà Op tặng? Chỉ đơn giản là do Op k theo mỹ cộng và đó là 1 dạng bdsm thôi à?
Phim thấy hay vl, mang tiếng phim tiểu sử nhưng tôi nghĩ cái tiểu sử cũng chỉ là cái mác, kiểu mượn người để kể chuyện thôi. Xem xong tôi thấy 1 trong mấy cái thông điệp nolan cài cắm đó là sự mâu thuẫn. Mở đầu khi nói về ánh sáng đã nhắc đến sự mâu thuẫn, nghịch lý rồi. Sau đó thì cả phim nó toát lên cái sự giằng xé và mẫu thuẫn của con người oppi. 1 mặt ông ấy muốn tìm tòi và khám phá khoa học, mặt khác ông cũng thừa hiểu cái kết quả của sự tìm tòi sẽ dẫn đến 1 điều không thể tránh khỏi như thế nào. Cái đoạn ăn mừng sau khi bom nổ ta nói nó chua xót gì đâu. Cái đoạn đối đáp với ông tướng cũng thế, đâu phải tự dưng oppi trả lời là: Nobel chế ra thuốc nổ đấy. Công trình lớn nhất cuộc đời cũng là thứ khiến ông dằn vặt nhất, vào tận nhà trắng với tư cách là cha đẻ bom nguyên tử để cảnh báo về vấn đề rồi để thằng chính trị gia nó như chửi vào mặt là mày cần éo gì lo mấy cái đấy, dùng bom thế nào đó là chuyện của tụi tao, coi mình là thằng mít ướt. Là người làm ra bom nhưng lại chống lại việc chạy đua hạt nhân. Cả cuộc đời là 1 sự mâu thuẫn. Đến cái đoạn cuối đc vinh danh thì cũng như chính lời einstein nói: nó dành cho bọn chúng chứ đâu dành cho cậu. Vẫn là 1 sự mâu thuẫn chua xót. Mấy cảnh nude trong phim tôi thấy đắt giá ra phết, hơi lạ là anh em gvn mấy ông hay xem phim mà lại ko hiểu cái đấy. Mọi người để ý cảnh nude chỉ xảy ra giữa oppi và Tatlock, chứ ko hề có với vợ. Như thế tức là chỉ khi ở bên tatlock thì ông ý mới thật sự đc trở về với con người thật, bản chất thật, ko cần che giấu gì cả. Nhưng cảnh nude trong phòng điều trần thì khác hẳn, lúc lộ ra vụ ông ý đi khách sạn gặp tình nhân mà bà vợ ông ý ngay lúc đấy thì coi như mọi bí mật sâu kín nhất đã bị lột trần, ông ấy ko còn chút gì che đậy đc nữa, xong chuyển cảnh làm tình ngay trên cái ghế ở phòng điều trần cũng chả phải để nứng hay gì mà nó đại diện cho sự hổ thẹn và nhục nhã của oppi khi cái bí mật này đc phơi bày trước mặt vợ. Cảnh nude phim này ý nghĩa vl mà chỉ chăm chăm xem nude thôi thì đáng chán vl. Mà mấy cái ẩn ý cũng có cao siêu gì đâu. PS: ông gin còn kiểu ngả về strauss thì tôi cũng ko biết phải nói gì nữa, 1 kẻ tiểu nhân, nhỏ mọn, đố kị, thủ đoạn vậy mà cũng ủng hộ đc thì chịu đấy
Có phim xem lại là ngon rồi, hồi 2004 đã biết đến batman đâu . @GIN ngược dòng vcl, thực tế về kèo chạy đua sản xuất bomb khinh khí và cấm bán đồng vị phóng xạ thì Strauss ko sai hoàn toàn. Nhưng đoạn sau thì lòi ra ông này chỉ quan tâm đến việc vào được nội các chính phủ chứ vì an ninh tổ quốc cái beep.
à mình cũng đâu có ý tẩy trắng gì cho Strauss, lão này đúng là bẩn tính thật nhưng ý mình là đặt bản thân là lão thì hành xử như vậy cũng có thể hiểu được ( 1 thằng mình ngưỡng mộ, mời hợp tác xong nó lại làm nhục mình trước quốc hội, dù đúng hay sai thì cũng cay vkl ra ), với thêm nữa Robert diễn hay quá nên cũng tạo sự đồng cảm
thấy trên FB, cũng chả biết đúng 100% k nhưng tham khảo cũng được https://www.facebook.com/photo?fbid=777039467754673&set=a.533969185395037
@Ngạo Nghễ @RaRồi Sau giải phóng miền Nam, lãnh đạo Đất nước có chủ trương rất rõ về việc xây dựng tiềm lực hạt nhân của quốc gia với việc thành lập Viện Năng lượng nguyên tử quân đội có mật danh là Viện 481. Giáo sư Phát được giao phụ trách Viện này từ ngày đầu thành lập và bắt tay ngay vào xây dựng các nội dung chính của chương trình năng lượng nguyên tử quốc gia do quân đội chủ trì (Chương trình A). Nội dung chính của Chương trình bao gồm: Triển khai nghiên cứu công nghệ sản xuất uranium từ quặng của VN ở quy mô bán công nghiệp (pilot ); Tính toán, thiết kế lò phản ứng hạt nhân; Nghiên cứu vật lý hạt nhân thực nghiệm và lý thuyết; Nghiên cứu chế tạo một số thiết bị hạt nhân cần thiết và Đào tạo cán bộ trong những lĩnh vực trên. Năm 1977 Chương trình A bắt đầu được triển khai mạnh mẽ và đã thu được một số kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện làm cơ sở cho các phát triển về sau của Viện NLNTVN, cụ thể: Pilot sản xuất uranium từ quặng Pia Oắc được xây dựng xong và đi vào hoạt động, mỗi mẻ này sản xuất được 1 kg oxit uran U3O8 sau khi xử lý 1 tấn quặng tại cơ sở Phùng. Với kết quả này, Bộ Quốc phòng đã mời các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Tố Hữu, Đỗ Mười và Võ Nguyên Giáp đến thăm và động viên anh em của Viện 481. Lãnh đạo Viện NLNTVN gồm Giáo sư Tứ và Giáo sư Hiển cũng đã tới thăm cơ sở này. Phòng tính toán lò phản ứng đã làm chủ các công cụ tính toán vật lý và thủy nhiệt của lò phản ứng do PGS Nguyễn Tiến Nguyên phụ trách sử dụng máy tính IBM tại sân bay Tân Sơn Nhất do Chính quyền Sài Gòn trước đây đầu tư - hệ thống máy tính mạnh nhất của nước ta ngày đó. Đội ngũ cán bộ của Phòng này là nòng cốt để sau này hình thành Trung tâm Năng lượng hạt nhân của Viện NLNTVN do GS Cao Chi làm Giám đốc, trong đó có các hướng nghiên cứu tính toán vật lý và an toàn lò phản ứng. Sản xuất và chế tạo các thiết bị hạt nhân phục vụ nhu cầu của Viện cũng như các cơ sở triển khai ứng dụng kỹ thuật hạt nhân đã thu được các kết quả khá tốt, làm tiền đề đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong điều kiện nước ta bị cấm vận kinh tế sau chiến tranh không thể mua được các thiết bị hạt nhân của nước ngoài. Với đề xuất của Viện 481, Bộ Quốc phòng đã cho phép thành lập chuyên ngành vật lý và kỹ thuật hạt nhân trong Đại học Kỹ thuật Quân sự để chuẩn bị công tác đào tạo cán bộ cho phát triển lâu dài ngành hạt nhân của Đất nước. Năm 1979, Việt Nam đã ký kết Nghị định thư với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về chấp nhận hoạt động thanh sát cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt để tạo điều kiện cho việc ký kết Hiệp định hợp tác với Liên Xô về khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ngày 14/6/1982 Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia và phê chuẩn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Việc ký kết Hiệp định NPT cũng đồng nghĩa với việc chúng ta cơ bản từ bỏ việc xây dựng tiềm lực hạt nhân phục vụ quốc phòng. Do đó các đầu tư cho Viện 481 cũng không còn nhiều nữa để chuẩn bị cho việc sáp nhập vào Viện NLNTVN sau này với mục đích thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng NLNT vì hòa bình.
Phim của Nolan chỉ mới xem Interstellar, phim khá hay nhưng "ko như kỳ vọng", do đọc review nhưng xem xong ko thấy dc như review, phân vân có nên coi phim này khum