Không từ bỏ việc học dù từng run vì đói, một cái cặp cũng 'chỉ là mơ'

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Vì Tôi Rẻ Rách, 29/9/23.

  1. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
    Mồ côi, thể chất không tốt, nhưng Kim Mỹ vượt qua tất cả để được học và cô gái người Raglai vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn.

    [​IMG]
    Bạn Cao Thị Kim Mỹ phụ phát cơm cho nhiều người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn - Ảnh: MINH CHIẾN

    Giữa thung lũng mây xã Ba Cụm Bắc (huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa) có một ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh từ các cụ già đến những em thơ… Nhiều ngày qua, mọi người ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn ai cũng vui khi hay tin "chị cả" Cao Thị Kim Mỹ đỗ vào ngành luật Trường đại học Quy Nhơn.

    Vào trung tâm bảo trợ xã hội để tiếp tục được học
    Vừa phụ phát cơm, dọn bàn ghế cho mọi người tại trung tâm, đợi đến khi mọi người ngồi ăn ổn định, Mỹ mới lo cho bữa trưa của mình. Có bé gái tầm 6-7 tuổi xới cơm nhưng không chịu ăn, mắt rưng rưng chực khóc, vậy là Mỹ liền đến dỗ dành, ôm em vào lòng.

    Mỹ kể lúc mới vào trung tâm, em cũng như các em nhỏ tại đây, đầy bỡ ngỡ, nhớ nhà lại ra sân khóc một mình.

    [​IMG]
    Cô nữ sinh người Raglai Cao Thị Kim Mỹ với ước mơ trở thành nữ luật sư - Ảnh: MINH CHIẾN

    "Em hầu như không nhớ mặt ba vì ông bỏ nhà đi từ sớm, một mình mẹ làm lụng nuôi 6 người con, sau em còn một em trai nữa. Mẹ em cũng mất sớm, em sống ở nhà anh trai. Ban ngày anh lên rẫy trồng keo, trồng sắn, em ở nhà nấu cơm, trông cháu, đôi khi còn giã gạo thuê kiếm ít đồng cho anh đi chợ" - Mỹ kể.

    Ngập ngừng một lúc, Mỹ tâm sự rằng: "Lúc mẹ mất, mấy anh em không biết bấu víu vào ai, cứ tự nuôi nhau mà sống. Trong nhà không có gì, toàn bộ áo quần của em là đồ được các đoàn từ thiện cho. Em luôn phải nhịn ăn sáng, có hôm vì đói mà cầm bút cũng run. Lúc đó thích một cái cặp mới, một đôi dép mới nhưng không có được".

    Không từ bỏ, cô nữ sinh xé từng trang giấy đóng thành tập để học, sách được thầy cô cho, còn chiếc cặp là bì đựng hồ sơ bằng nhựa.

    Biết được hoàn cảnh của Mỹ, cán bộ trong Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn đã đến vận động em vào trung tâm để có cuộc sống tốt hơn. Mới đầu Mỹ rất băn khoăn, nửa muốn đi, nửa lại không vì không nỡ xa anh và các cháu.

    "Nhưng lúc đó nhà khó khăn quá, em không muốn làm gánh nặng của anh nên đã đồng ý vào trung tâm. Em muốn vào đây để có thể tiếp tục đi học như các bạn, em biết chỉ có học mới thoát được cái nghèo, cái khổ" - Mỹ nói.

    Cô Bo Bo Thị Đào, người quản lý chăm sóc và giáo dục trẻ tại trung tâm, cho hay vì cùng là người Raglai nên cô có thể hiểu được văn hóa, ngôn ngữ và dễ dàng tiếp xúc với Mỹ. Từ lâu mọi người tại đây đều xem nhau như một gia đình, nhưng mỗi người lại có một câu chuyện, hoàn cảnh riêng. Trong đó Mỹ là người đặc biệt khi vào trung tâm ở độ tuổi bắt đầu dậy thì, khá nhạy cảm.

    "Tôi theo sát từ khi em vào trung tâm đến bây giờ. Những em nhỏ 5, 6 tuổi vào đây ngày đầu các em có thể quấy khóc nhưng mau quên và dễ hòa nhập, còn Mỹ vào đây khi đã 12 tuổi, em ít thể hiện cảm xúc ra ngoài, tuy nhiên chúng tôi hiểu bên trong em luôn có nhiều nỗi buồn.

    Hồi mới vào em hay ra một góc sân ngồi thẫn thờ, cả một khoảng thời gian dài em lặng im, rất ít khi nói chuyện vì tủi thân, các thầy cô tại trung tâm phải động viên rất nhiều" - cô Đào cho hay.


    [​IMG]
    Từ lâu Mỹ đã xem những cô giáo, cán bộ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn như những người mẹ, người chị của mình.

    "Em chẳng có gì để đền đáp nên chỉ ráng học thật tốt"

    "Lúc mới vào sức học của Mỹ không bằng các bạn, người gầy gò, thiếu dinh dưỡng. Vậy là các thầy cô ở trung tâm người thì dạy thêm để em nâng cao kiến thức, rồi còn bổ sung dinh dưỡng cho em. Nhìn em thay đổi qua từng ngày, dần cởi mở, tinh thần học tập ngày càng tiến bộ, chúng tôi rất vui" - cô Đào nói.

    Mồ côi, khó khăn, thể chất không được tốt, nhưng Mỹ vượt qua tất cả để sống và học. Mỹ vừa trúng tuyển vào ngành luật của Trường đại học Quy Nhơn. "Những người làm công tác nuôi dạy, giáo dục trẻ ở đây không có gì hạnh phúc hơn khi các em đạt được những thành tích, kết quả tốt trong học tập. Việc Mỹ đỗ vào trường em yêu thích làm chúng tôi cũng vui lây" - cô Đào tâm sự.

    [​IMG]
    Bữa cơm trưa của những cụ già, em nhỏ tại trung tâm - Ảnh: MINH CHIẾN

    Theo cô Nguyễn Trần Thúy Vân - giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội huyện Khánh Sơn, tại trung tâm đang chăm sóc 26 người (12 người lớn và 14 trẻ em). "Những bé ở đây chịu nhiều thiệt thòi và kém may mắn. Việc Mỹ đỗ vào đại học là niềm vui của mọi người tại trung tâm và cũng là động lực để các em nhỏ noi theo" - cô Vân nói.

    Ngước nhìn cô Đào, cô Vân, Mỹ bẽn lẽn nói rằng từ lâu em đã xem các thầy cô ở đây như những người mẹ, người chị. "Lúc em bị ốm, sốt, người nấu những chén cháo, mua từng bì thuốc luôn là các cô. Nếu ở ngoài, em phải tự lo vì không có ai quan tâm. Em chẳng có gì để đền đáp công ơn này nên chỉ ráng học thật tốt, để sau này có thể quay lại giúp các em nhỏ tại đây.

    Các cô còn dặn ra ngoài đó có gì khó khăn cứ gọi điện về, nhưng em sẽ cố vượt qua, chứ gọi về sợ nhớ mọi người rồi khóc mất. Em sẽ đi làm thêm với đăng ký ở ký túc xá để giảm bớt tiền sinh hoạt phí" - Mỹ dự định.

    Mỹ cũng tâm sự rằng lý do em chọn ngành luật không chỉ vì muốn hiểu rõ hơn về luật pháp hay làm một nữ luật sư, bảo vệ cho lẽ phải, mà quan trọng hơn là phổ biến những quy định cho người dân tại huyện miền núi còn khó khăn như Khánh Sơn.

    Cô Thúy Vân cũng trăn trở là theo quy định của Nhà nước, các em ở trung tâm khi đỗ đại học, cao đẳng sẽ được hỗ trợ, nuôi đến năm 22 tuổi, sau đó làm thủ tục cho các em ra khỏi trung tâm. Nhưng số tiền hỗ trợ như trường hợp của Mỹ chỉ 1,6 triệu/tháng, sẽ rất khó khăn để em trọ học, sinh hoạt, mua giáo trình, bút sách…

    "Dù kinh phí không đủ nhưng chúng tôi cũng sẽ cố để hỗ trợ thêm cho các em, kêu gọi các nhà hảo tâm cùng chung tay vì những hoàn cảnh đặc biệt này" - cô Vân nói.

    https://tuoitre.vn/khong-tu-bo-viec...-cai-cap-cung-chi-la-mo-20230927135224069.htm
     
  2. ngdinhluat

    ngdinhluat John "Soap" MacTavish Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    17,201
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Press F
     
  3. Chết vì bimbim

    Chết vì bimbim Vì Bimbim dính Sida GameOver

    Tham gia ngày:
    29/8/21
    Bài viết:
    5,111
  4. Thằng Bạn

    Thằng Bạn Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    31/1/23
    Bài viết:
    368
    Đã từng, nhưng khác là khi ấy mơ ước một đôi giày sandal đi học. Cặp thì có cặp cũ rồi
     
  5. nts_2511

    nts_2511 シェンムー Ryo Hazuki Archer GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/15
    Bài viết:
    9,612
    Nơi ở:
    Coast City
    Chả bù mình muốn đi học thì lớp 3 bị bắt bỏ học rồi worry-82
     
  6. Vì Tôi Rẻ Rách

    Vì Tôi Rẻ Rách Mega Man

    Tham gia ngày:
    11/10/20
    Bài viết:
    3,401
    pepe-14 topic này cũng vô xiaolol nữa
     
  7. xxhellboy

    xxhellboy Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    5,603
    cơm trưa của trung tâm bảo trợ cũng đầy đủ ghê nhỉ
     
  8. NaughtyEvil

    NaughtyEvil Member vô giá trị GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    9,154
    Năm nào cũng thấy những tấm gương kiểu này chi chít mặt báo chứng tỏ ở mấy vùng khó khăn tụi nhỏ cũng phấn đấu dữ lắm nể mấy đứa như thế này cực kỳ luôn. Tiếc là ở phố thì đầy đủ quá toàn sinh ra lười worry-144
     
  9. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,708
    9x mới bắt đầu đủ đầy thôi, chứ 7x 8x cái cảnh này ko thiếu, nghèo vượt khó cũng có, mà tệ hơn là cái hoàn cảnh dù bản thân có muốn mà gia đình ko cho đi học mới nan giải kìa, hay tệ hơn là có truờng hợp giáo viên năn nỉ gia đình cho con đi học lại nhưng học ngu vcl, cả tập thể giáo viên phải ráng gồng để nó ko rớt lớp 9 nữa cơ, năn nỉ nó đi hock thêm free đến nhốt nó trong trường đến khi thuộc bài mới cho về (tốn thêm công sức nấu cơm nuôi nó)

    bé nắm rõ vì là đôi bạn cùng lùi với nó mà…. :((
     
  10. Hổ mập

    Hổ mập One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    14/12/22
    Bài viết:
    7,612
    Nơi ở:
    Gầm cầu Phú Mỹ
    đốc công gấu mặp hại bạn hại bè từ hồi đó luôn worry-103worry-104
     
  11. Alucard2005

    Alucard2005 Bolshevik Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/10
    Bài viết:
    7,371
    Nơi ở:
    Vô định
    Châng cuý cháu.
    !kojima
     
  12. NaughtyEvil

    NaughtyEvil Member vô giá trị GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    9,154
    Ko có đứa bạn nào ở đây cả pepe-29
    Btw, học dốt thế thì cũng xứng đáng tế thật pepe-16
     
    lovelybear thích bài này.
  13. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,708
    Dựa trên câu chuyện có thật mà
    Nói thật cũng bị tế
    nhintuidi-gif
     
  14. oblivion

    oblivion Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/8/04
    Bài viết:
    10,878
    Nơi ở:
    làng chài gamevn
    Mình dạy kèm cho học sinh nên hiểu thế hệ bây giờ ở phố cũng học hành vất vả vì nhà trường yêu cầu phải học tốt toàn diện chứ không như các nơi khác. Sáng chiều đi học, tối, ngày cuối tuần lại học thêm. Nhiều em đang học đại học những năm đầu cũng đi làm thêm để có thêm kinh tế. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau thì sẽ có động lực cố gắng khác nhau. Ngoài ra, ở thành phố chuyên nhồi sọ các cháu việc có nhiều con đường thành công chứ không riêng gì việc đại học nên phụ huynh cũng không coi trọng nữa. Còn nhiều cháu bố mẹ bỏ nhau hoặc sống trong gia đình nhưng luôn bị áp lực học hành hoặc bị bố, mẹ mình ngược đãi. Những hoàn cảnh đó thì lều báo không nêu dù đây là những đứa trẻ đáng thương hơn cả vì không còn nơi nào để làm chỗ dựa, kể cả gia đình.
     
    Hổ mập thích bài này.
  15. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    Mình 87 mà mới lớp 7 xác định không học chỉ có ăn ĐB ăn kứt
     
  16. doctor who

    doctor who Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    6,119
    Wtf mình nghĩ không phải vấn đề ở chỗ không biết giao tiếp đâu. Thử tham khảo thói quen ăn uống, sinh hoạt, nói chuyện... hoạt động hàng ngày của những người khác rồi so sánh với bản thân xem mình có phải quá dị không.
    Có thì do bạn hơi khác người, cần thay đổi cho tốt lên
    Không thì do môi trường toxic chứ ko phải bạn ->kiếm chỗ khác là được!kojima
     
  17. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,095
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Có đứa em bị y chang chú này, nó ở Úc, tự tử bất thành & bị cưỡng chế vô nhà thương điên 2 năm :T.

    Mấy cái này hem đùa đc đâu !_! Giải pháp của ông thì có phần đúng: con bé đó h tuyệt giao với cộng đồng VN ở bển cmnl. Chứ kiu ng adhd đi so sánh dị biệt hay điều chỉnh này kia thì như kêu nhà thơ làm đề tài lượng tử hạt nhân blah blah...
    Ko phải tại e & chuyện này vẫn hay thấy thôi, giải pháp tạm thời của 1 đứa có vấn đề giống e thì đã nói ở trên rồi.

    Đúng là phản kháng thì có vẻ là tinh thần nó sẽ có phần tốt hơn nhưng cái gì cũng có ngưỡng "sức khoẻ" của nó & điểm giới hạn nhất định.
     
  18. beosocola

    beosocola Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/10
    Bài viết:
    5,448
    Nơi ở:
    Nhựt Bổn
    bảo sao giờ thành chủ tik, tài khoản ngân hàng vài chục triệu $ pu_pepeboss xin GA pu_monkamoney
     

Chia sẻ trang này