Cuộc khủng hoảng bản sắc của đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ update-Xấu chàng hổ ai

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 10/10/23.

  1. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,227
    Cuộc khủng hoảng bản sắc của đảng Cộng hòa ở Hạ viện Mỹ

    Hạ viện Mỹ, với tư cách là cơ quan lập pháp liên bang gần gũi với cử tri, thường phản ánh các thay đổi chính trị một cách trực tiếp và rõ ràng nhất ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.
    Nhiều năm nay, bối cảnh chính trị Mỹ được định hình bởi các cuộc chiến khốc liệt giữa những hệ tư tưởng khác nhau. Cuộc chiến chủ yếu diễn ra giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, với những quan điểm về xã hội Mỹ ngày càng khác xa nhau.

    Tuy nhiên, việc ông Kevin McCarthy bị phế truất khỏi ngôi vị Chủ tịch Hạ viện, và cuộc đua giành quyền lãnh đạo cơ quan này sau đó đã cho thấy những xung đột ngay trong chính nội bộ đảng Cộng hòa. Hai ứng cử viên, Hạ nghị sĩ Jim Jordan và Steve Scalise, cũng là hai gương mặt đại diện cho những quan điểm khác nhau về tương lai của đảng Cộng hòa và chủ nghĩa bảo thủ tại Mỹ.

    [​IMG]
    Nghị sĩ Jim Jordan (trái) và Steve Scalise. Ảnh: Reuters/ EPA
    Những diễn biến trong tuần này cho thấy thử thách lớn nhất đối với đảng Cộng hòa có lẽ không phải từ đảng Dân chủ, mà từ chính các phe phái nội bộ. Sự việc cũng cho thấy một đảng Cộng hòa đang phải vật lộn với linh hồn và tương lai của nó.

    Trong các hệ thống dân chủ phương Tây, tư tưởng được phân bổ dựa trên phổ chính trị, với một bên là chủ nghĩa bảo thủ và bên kia là chủ nghĩa tự do xã hội. Hệ tư tưởng bảo thủ gồm trung hữu, cánh hữu, cực hữu, trong khi nhóm tự do xã hội gồm trung tả, cánh tả và cực tả.

    Tại các nền dân chủ ở châu Âu, mỗi phe thường sẽ trở thành một đảng phái riêng, còn ở Mỹ, chính trị lại rẽ theo lối khác, với hai đảng bao quát đại diện cho mọi giá trị của hai nhóm tư tưởng lớn.

    Cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ đều đã từng vượt qua nhiều thử thách để có được sự đoàn kết ở cấp liên bang. Điều này đã giúp Mỹ duy trì được một hệ thống chính trị lưỡng đảng cân bằng và ổn định nhiều năm, khi những thành viên của một phe thường có thể thống nhất để chống lại phe bên kia.

    Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, đảng Cộng hòa đã gặp phải những thách thức lớn đối với các nguyên tắc này, như làn sóng chủ nghĩa dân túy, lòng nhiệt thành của nhiều thành viên đối với cựu Tổng thống Donald Trump, sự xuất hiện của các nhóm cực hữu chống chính quyền.

    Đảng Dân chủ cũng phải đối mặt với những xung đột nội bộ tương tự, giữa giới tinh hoa truyền thống và các phe cực tả, nhưng mâu thuẫn chưa bao giờ lên tới mức nghiêm trọng như ở đảng Cộng hòa. Cuộc chiến giành quyền lãnh đạo cơ quan này của các thành viên Cộng hòa là ví dụ sâu sắc về sự chia rẽ tư tưởng và chiến lược trong nội bộ đảng này.

    Sự sụp đổ của ông McCarthy

    Việc phế truất ông Kevin McCarthy không chỉ là một ván bài chính trị, mà còn cho thấy sự bất mãn đang lan rộng khắp phe cánh hữu của đảng Cộng hòa. Từng được coi là nhân vật kiên định chính trị và cầu nối giữa phe bảo thủ truyền thống và phe ông Trump, ông McCarthy đã phải đi trên một sợi dây ngày càng mỏng manh để giữ được sự cân bằng này.

    [​IMG]
    Ông Kevin McCarthy mất chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau cuộc bỏ phiếu ngày 3/10. Ảnh: CTV
    Sự lãnh đạo của ông McCarthy tại Hạ viện, dù khôn ngoan về mặt chiến thuật, nhưng vẫn thường gặp phải sự chỉ trích từ cả hai phe của đảng Cộng hòa.

    Đối với những nghị sĩ cánh hữu, ông thường bị chỉ trích là quá sẵn sàng thỏa hiệp, nhượng bộ trước áp lực của đảng Dân chủ. Đối với những nghị sĩ bảo thủ truyền thống ở trung hữu, việc ông chiều chuộng những người ủng hộ ông Trump và miễn cưỡng không chỉ trích cựu Tổng thống hay những lời lẽ gây chia rẽ của ông được coi là các lý do chính.

    Việc lật đổ ông McCarthy được dẫn đầu bởi Matt Gaetz, một hạ nghị sĩ cánh hữu trẻ tuổi đầy tham vọng, với sự tham gia của 7 hạ nghị sĩ Cộng hòa khác.

    Ông Gaetz tuyên bố, lý do của mình là “không ai còn tin tưởng ông McCarthy” nữa, cáo buộc ông McCarthy “đưa ra các lời hứa trái ngược với nhau" và "đã mất sự tín nhiệm". Hạ nghị sĩ Gaetz cũng tố ông McCarthy thực hiện một “thoả thuận bí mật” với phe Dân chủ để cung cấp thêm tiền cho Ukraine mà không phải thông qua dự luật chi tiêu.

    Có lẽ sự ra đi của ông McCarthy sẽ là lời nhắc nhở rằng, trong môi trường chính trị chia rẽ nhiều rủi ro như Mỹ hiện nay, việc duy trì vị trí cân bằng là gần như không thể. Các nhà lãnh đạo Mỹ ngày nay được kỳ vọng là sẽ chọn một phe, và thể hiện một tầm nhìn rõ ràng.

    Sự ủng hộ của ông Trump

    Khi cựu Tổng thống Donald Trump sử dụng mạng xã hội Truth Social để tuyên bố ủng hộ Hạ nghị sĩ Jim Jordan, ông đã làm nhiều hơn là chỉ đơn thuần chọn một người mà ông ưa chuộng trong cuộc đua này. Ông đã gửi một thông điệp rõ ràng về thương hiệu của ông trong đảng Cộng hòa.

    [​IMG]
    Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
    Trong nhiều năm kể từ cuộc bầu cử Tổng thống 2016, ảnh hưởng của ông Trump đối với đảng Cộng hòa là điều khó có thể phủ nhận. Phong cách chính trị của ông – sự đối đầu, thẳng thắn và thường gây chia rẽ - đã để lại một dấu ấn khó phai trong đảng.

    Bằng cách ủng hộ Hạ nghị sĩ Jim Jordan, ông Trump dường như báo hiệu rằng đảng Cộng hòa cần phải tiếp tục bám chặt vào tầm nhìn của ông, cả khi ông không còn là tổng thống.

    Ngoài tình bạn cá nhân giữa ông Trump với Hạ nghị sĩ Jordan, thì đây cũng là một tính toán chiến lược. Sự trỗi dậy của ông Jordan cho thấy một sự thúc đẩy rộng lớn hơn trong nội bộ Cộng hòa hướng tới cách tiếp cận chính trị dân túy, có tính chiến đấu hơn trước. Hạ nghị sĩ Jim Jordan không chỉ là người bảo vệ di sản của ông Trump, mà còn là ví dụ rõ ràng nhất của các giá trị này trong một cá nhân.

    Sự thiếu tin tưởng của ông Jim Jordan đối với cơ chế quản trị liên bang tại Mỹ, các quan điểm cứng rắn của ông, và phong cách chính trị “không biết giới hạn” đã thu hút được sự ủng hộ từ một nhóm đáng kể trong đảng Cộng hòa.

    Tuy nhiên, sự ủng hộ của ông Trump không chắc sẽ giúp cho Hạ nghị sĩ Jordan có thể chiến thắng ngay lập tức. Sự lãnh đạo của ông Jordan cũng có thể khiến đảng Cộng hòa rạn nứt hơn nữa, với những thành viên trung hữu và truyền thống bị xa lánh.

    Không loại trừ khả năng một cuộc đấu tranh quyền lực lớn hơn sẽ diễn ra trong đảng Cộng hòa. Và khi đảng Cộng hòa tìm cách thu hút sự ủng hộ của cử tri, cũng như đương đầu với những thách thức ở cuộc bầu cử 2024 sắp tới, sự chia rẽ này có thể sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của đảng.

    https://vietnamnet.vn/cuoc-khung-hoang-ban-sac-dang-cong-hoa-o-ha-vien-my-2199936.html
     
  2. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,920
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Cộng Hoà chuẩn bị nối gót đảng Whig, tự huỷ xong để bọn Dân Chủ tách ra, gọp với tàn dư Cộng Hoà thành đảng mới đối đầu đảng Dân Chủ?
    Kịch bản 1856 lặp lại
     
  3. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,227
    Thấy anh em sợ chính trị Việt nam quá, nên post chính trị mẽo, hy vọng ko có j xảy ra, haiz
     
  4. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,227
    ok, thấy gió yên biển lặng, mình sẽ cập nhat chính trị mẽo, dù sao cũng sắp tới bầu cữ mẽo
    chủ đềchính t rị mẽo , mn ko lái về Việt Nam nhé

    Xấu chàng hổ ai


    Việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy không những bị phế truất mà còn bị chính phe cánh chính trị của mình trong hạ viện là Đảng Cộng hòa hạ bệ tạo tiền lệ chính trị mới ở nước Mỹ.


    Sự kiện này phơi bày ba khía cạnh xưa nay chưa hề thấy trong Đảng Cộng hòa.

    Thứ nhất, là rạn nứt và bất đồng quan điểm nội bộ tột độ.

    Thứ hai, là xu thế cực đoan hóa trong Đảng Cộng hòa.

    thứ ba, là sự thiếu vắng nhân sự lãnh đạo đảng có đủ uy tín cá nhân, năng lực và bản lĩnh để lèo lái đảng vượt qua được cuộc khủng hoảng nội bộ hiện tại.

    Việc chủ tịch hạ viện bị phế truất một cách dễ dàng, hời hợt và có một số người trong Đảng Cộng hòa đề cử cựu Tổng thống Donald Trump tạm thời nắm giữ chức vụ này đã khắc họa một cách không thương tiếc tình cảnh như rắn không đầu hiện tại của Đảng Cộng hòa.

    Ông Trump hiện vẫn rất có ảnh hưởng trong Đảng Cộng hòa nhưng không phải là người chủ trương cũng như có khả năng đoàn kết, thống nhất nội bộ đảng này. Trái lại, át chủ bài của ông Trump xưa nay vốn luôn là phân cực và chia rẽ, cực đoan hóa và dân túy.

    [​IMG]
    Các hạ nghị sĩ Cộng hòa nhóm họp ngay sau khi ông Kevin McCarthy bị bãi nhiệm chức chủ tịch Hạ viện Mỹ hôm 3-10 Ảnh: REUTERS

    Mặt khác, tranh cử tổng thống với tư cách cựu tổng thống có lợi và có nhiều triển vọng đắc cử hơn hẳn tranh cử tổng thống trên cương vị chủ tịch hạ viện.

    Một khi trở thành chủ tịch Hạ viện Mỹ, ông Trump sẽ sa vào cuộc cọ xát quyền lực trực tiếp với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Khi ấy sẽ không dễ bằng đứng ở bên ngoài hệ thống quyền lực mà vận động tranh cử.

    Ông McCarthy hiện trả giá cho việc trở thành chủ tịch hạ viện bằng mọi giá. Ông này đã phải qua 15 lần bầu mới đắc cử và phải chấp thuận điều kiện là một bộ phận rất nhỏ trong Đảng Cộng hòa cũng có quyền khơi mào lật đổ chủ tịch hạ viện.

    Bảo thủ và cấp tiến, cực đoan và trung dung, cực hữu và dân túy là những chiều hướng đang xung khắc nhau quyết liệt trong Đảng Cộng hòa. Thừa biết "xấu chàng" thì "hổ ai" nhưng đảng này vẫn tự "vạch áo cho người xem lưng".

    Khủng hoảng nội bộ khiến Đảng Cộng hòa tự suy yếu trong cuộc tranh đua quyền lực với Đảng Dân chủ. Tình trạng này càng trầm trọng và kéo dài thì càng thêm bất lợi cho cả uy tín của Đảng Cộng hòa lẫn triển vọng được tái đắc cử tổng thống của cá nhân ông Trump.

    Nhưng đây cũng lại là cơ hội cho ông Trump hay bất cứ nhân vật nào khác nắm lấy vai trò lãnh đạo đảng, thống nhất nội bộ và xoay chuyển tình thế tại các cuộc bầu cử vào đầu tháng 11 năm sau, gồm bầu cử tổng thống, bầu lại toàn bộ Hạ viện và bầu 1/3 số dân biểu trong Thượng viện.

    Khó với phe này thì dễ với phe kia. Nhưng Tổng thống Biden và Đảng Dân chủ chưa lộ thấy sẽ tận dụng thời cuộc mới như thế nào để vừa tranh thủ được người dân Mỹ vừa khiến Đảng Cộng hòa khó khăn thêm
    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/xau-chang-ho-ai-20231007214013615.htm
     
  5. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,456
    Tế mấy con mều đi peepo_dead
     
  6. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,227
    ko dính đến chính trị trong nước, phù hợp cho mn mà nấm ka
     
  7. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Leon S. Kennedy ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    13,920
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Qua mấy topic kia tế tội kích động đi nắm ca
    Mị là wolf worry-124
     
  8. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,456
    Ôm bom giờ, wolf cái lol worry-17
     
  9. Chadbear

    Chadbear Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    22/6/22
    Bài viết:
    68
    Trump 2024 baby
     
  10. baoden2k5

    baoden2k5 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/4/05
    Bài viết:
    1,882
    Giờ nằm thẳng post xiếc chờ qua cơn sóng dữ đã . Bàn về chính chị chính em dễ xảy ra so sánh với các hệ thống chính trị khác ,
     
  11. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,847
    peepo_bored

    Chừng nào Insulin của tiểu đường xuống bằng giá canada ?
     

Chia sẻ trang này