[VNE]Chủ tịch nước sắp dự Diễn đàn Vành đai và Con đường

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Thái Tổ Bản Triều, 12/10/23.

  1. Thái Tổ Bản Triều

    Thái Tổ Bản Triều T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/2/22
    Bài viết:
    636
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ tới Bắc Kinh dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba vào tuần sau.

    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường (BRI) ngày 17-20/10 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ Ngoại giao cho biết trong thông cáo hôm nay.

    [​IMG]
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Hà Nội hồi tháng 4. Ảnh: TTXVN

    BRI là sáng kiến do Trung Quốc thực hiện từ năm 2012, nhằm củng cố các tuyến thương mại kết nối Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đến hết năm 2022, nước này đã ký 206 thỏa thuận hợp tác về BRI với 151 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, triển khai khoảng 3.000 dự án trong nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ USD.

    Trung Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ nhất và thứ hai vào năm 2017 và 2019.

    Ngày 12/11/2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường". Hai bên đang tiếp tục thảo luận các nội dung để cụ thể hóa bản ghi nhớ này.

    Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực thời gian qua, đặc biệt sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm ngoái.

    Năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt hơn 175 tỷ USD, tăng 5,47%. Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ tư của Trung Quốc tính theo quốc gia đơn lẻ, sau Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

    Trong 9 tháng đầu năm nay, đầu tư của Trung Quốc đạt gần 2,1 tỷ USD với 478 dự án, là nhà đầu tư FDI lớn thứ hai tại Việt Nam, sau Singapore. Trung Quốc duy trì vị trí thứ 6 trên 144 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư FDI vào Việt Nam với hơn 4.000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 26 tỷ USD.
    https://vnexpress.net/chu-tich-nuoc-sap-du-dien-dan-vanh-dai-va-con-duong-4664157.html
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  2. voquockhanh

    voquockhanh Crash Bandicoot GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/06
    Bài viết:
    12,753
    Đã report
     
  3. axlroses

    axlroses The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/12/07
    Bài viết:
    2,205
    Giờ được nối vào vành đai này thì VN chỉ có lợi chứ ko thiệt tý nào. Tin tích cực đó chứ
     
  4. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    thì tin tích cực mà, có điều đợi tên sói mang dữ liệu về GDP qua đây combat, mà combat xọng thì lại chết do phân tích xấu
    Tôi từng nói sẽ đạt tăng trưởng 6% vá 02 năm thần tiên mà
    Đến Tết tổng kết chắc dc
    Lúc đó forum trở lại bt, thì wall of tẽxt số liệu mới có y nghĩa, giờ chờ đợi thôi
     
  5. Dark_Lady

    Dark_Lady Lady of DarkSide Super Moderator

    Tham gia ngày:
    12/6/03
    Bài viết:
    1,661
    Nơi ở:
    The Maw
    Topic ko vấn đề gì. Hi vọng các bạn tham gia thảo luận nghiêm túc lành mạnh, đừng có cmt vớ vẩn là được
     
  6. voquockhanh

    voquockhanh Crash Bandicoot GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/06
    Bài viết:
    12,753
  7. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,015
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Vụ vành đai này thì từng cmt ủng hộ rồi nên chả việc gì fai debate cho mệt
    Nói chung thời trước vì nhiều lý do ko tham gia dc, tí thì ngồi dòm Cam Lào ăn hộ, giờ có 1 slot rồi thì lại ngon, k ai chê tiền cả, dĩ hoà vi quí
     
    viendu thích bài này.
  8. Nghịch Tia Sáng

    Nghịch Tia Sáng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    27/4/15
    Bài viết:
    4,096
    Lợi ích lớn nhất mình có khả năng đạt được từ diễn đàn này là gì nhỉ ?
     
  9. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,700
    Nếu thành sự thật thì giống như nhà bạn có con đường chạy ngang, kinh tế phát triển chứ sao, cụ thể ở đây là sẽ tăng khối lượng hàng xuất khẩu chính ngạch, hàng VN đi 1 phát vào nội địa thiên triều luôn, và ngược lại, các con hàng có thể mua hàng taobao nhận ngay trong ngày chẳng hạn !lovesend
    Nói chung về kinh tế là ko có điểm trừ, trước giờ bị lấn cấn vì mấy vấn đề khác, tâm lý bài tàu là 1 trong số đó !bung2
     
    viendu and Nghịch Tia Sáng like this.
  10. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    Thật ra lợi ích nó lớn hơn bạn tưởng
    Do chúng ta có ký nhiều hiệp định với châu âu và mỹ nữa.
    Đặt đây 1 comment, mình sẽ quay lại trưa nay với 1 a4 text
     
  11. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    15,378

    12 giờ đêm vẫn đột ngột chui ra như game kinh dị vậy chị hai pepe-13
     
  12. Asura

    Asura Impressive Sealing Statue Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    7,996
  13. Mir[U]ka

    Mir[U]ka One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/05
    Bài viết:
    7,725
    Hóng tập đoàn shipper TQ vào để đi giao hàng tháng kiếm 1 vạn rưỡi tệ như quảng cáo
     
  14. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,094
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
  15. Q.exe

    Q.exe Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/9/21
    Bài viết:
    2,680
    Mình chả được lợi miếng nào đâu. Đường sắt cao tốc nối mình với nó bị bỏ dở mà. Vành đai con đường thì thằng Laos có khi được tí nhưng dính quả bẫy nợ đường sắt cao tốc thì cũng chẳng còn gì
     
  16. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    Đầu tiên dễ thấy nhất là kim ngạch xuất nhập khẩu tăng aka tiền tăng
    Và ta dễ vay 1 số tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng
    P/s : cái vành đai này có từ 2013 đấy
     
  17. Darkwolf.vn

    Darkwolf.vn Dante, the strongest Demon Slayer ✟ Grim Reaper ✟ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/06
    Bài viết:
    14,015
    Nơi ở:
    CosmoEntelecheia
    Làm gì có chuyện chả lợi miếng nào, chịu khó tìm hiểu thêm đi
    http://lyluanchinhtri.vn/home/index...oc-va-co-hoi-thach-thuc-doi-voi-viet-nam.html
    cái gì chả có cơ hội đi kèm thách thức, càng ghét nó thì càng tìm cách hợp tác ràng buộc lợi ích nó vào mình, để khi có mâu thuẫn nó muốn gây sự thì phải cân nhắc có đáng để ảnh hưởng lợi ích của nó ở mình ko, chứ nó chả cần tí cân nhắc nào lại dễ máu chó quá
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/10/23
  18. Q.exe

    Q.exe Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    17/9/21
    Bài viết:
    2,680
    Trung Quốc bắt đầu nâng hàng rào kĩ thuật khi nhập khẩu vào nước nó rồi. Đồng thời lượng vốn hoá lớn chuyển dịch từ trung sang nước ta sau nâng cấp quan hệ việt mỹ. kèo này nước ta chả ăn đc mấy vẫn đi làm thuê kiếm đồng lẻ
     
  19. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    Kiếm dc tiền mà, để trưa tôi về post cái text a4 phân tích cho
     
  20. thienduongcoem88

    thienduongcoem88 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    4/7/21
    Bài viết:
    1,138
    như lời đã hứa, thật ra khi tìm các dữ liệu thì do Việt Nam chưa gia nhập cái Vành đai, một con đường, nên bài phân tích là 1 bài văn mẫu về cái nhìn toàn cảnh về vài danh 1 con đường và những lợi ích mà các quốc gia khác (lấy ví dụ ở DNA) đạt dược, thông qua đó sẽ giúp mn mường tượng về những lợi ích mà VN sẽ đạt dc nếu tham gia
    1. BRI là gì?
    [​IMG]
    Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) – dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất và tham vọng nhất trong lịch sử nhân loại. BRI được coi là “giấc mộng” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phản ánh tầm nhìn của Trung Quốc cũng như cá nhân ông Tập về “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI xuất phát từ tham vọng tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên tuyến đường từ châu Á sang châu Âu trên 05 phương diện là chính sách, kết cấu hạ tầng, thương mại, tài chính và kết nối con người; là sự kết hợp các dự án mới và cũ, bao trùm phạm vi địa lý rộng lớn và các nỗ lực tăng cường cơ sở hạ tầng cứng, cơ sở hạ tầng mềm và quan hệ văn hóa của Trung Quốc với các nước

    Tháng 9/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thông báo về Sáng kiến “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa” thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Một tháng sau, trong chuyến thăm Indonesia và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 tại Bali, ông Tập tiếp tục công bố “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ XXI”. Đây được coi là công bố chính thức của Trung Quốc với thế giới về đại kế hoạch mang tên “Một vành đai, Một con đường (OBOR). Sau đó, từ năm 2016, “Một vành đai, Một con đường” được đổi tên thành Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI).

    Có thể thấy, việc Trung Quốc triển khai BRI xuất phát từ 03 động lực chính:

    Thứ nhất, về mặt chiến lược: Đây là mấu chốt trong chiến lược địa kinh tế lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ. BRI có tác dụng xoa dịu xung đột đang leo thang ở Biển Đông kể từ sự cố bãi cạn Scarborough năm 2012, chuyển hướng tập trung vào kết nối thương mại Á – Âu.

    Thứ hai, về mặt kinh tế: BRI góp phần giảm bớt tình trạng dư thừa năng lực công nghiệp của Trung Quốc bằng cách mở rộng thị trường nước ngoài; đồng thời giúp khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực của Trung Quốc thông qua quyền lực mềm về kinh tế.

    Thứ ba, về mặt chính trị: Tính chất phát triển lâu dài và trên diện rộng cũng như tầm ảnh hưởng lớn của BRI vốn đòi hỏi sự lãnh đạo nhất quán đã giúp ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc có thêm điều kiện thuận lợi để thúc đẩy và tiến hành các cải cách về chính trị lớn, nhất là việc sửa đổi Hiến pháp Trung Quốc vào tháng 3/2018, qua đó bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức Chủ tịch nước. Tư duy chiến lược đằng sau BRI cũng hình thành nên một phần hệ tư tưởng Tập Cận Bình, “cộng đồng chung vận mệnh nhân loại”, tạo thêm cơ sở vững chắc cho việc tuyên truyền về vai trò lãnh đạo của cá nhân ông Tập cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    2.Vậy xương sống của BRI là gì

    Một là, xây dựng “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa trên đất liền” (Con đường Tơ lụa trên đất liền) nhằm tạo dựng cầu nối Á – Âu và phát triển các hành lang kinh tế Trung Quốc với Mông Cổ, Nga, Trung Á và Đông Nam Á. “Con đường Tơ lụa” trên đất liền bắt đầu từ thành phố Tây An, đi qua 10 thành phố khác của Trung Quốc rồi kết nối với các trung tâm kinh tế, thương mại tại các châu lục Âu – Á như Almaty (Kazakhstan), Bishkek (Kyrgyzstan), Samarcanda (Uzbekistan), Dushanbe (Tajikistan), Teheran (Iran), Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Moscow (Nga), Duisburg (Đức), Rotterdam (Hà Lan), sau đó kết nối với điểm cuối của “Con đường Tơ lụa trên biển” tại Venice (Italy).

    Hai là, thiết lập “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (MSR) nhằm xây dựng các hành lang kinh tế qua Ấn Độ Dương, kết nối Trung Quốc với Nam Á, Trung Đông, châu Phi và Địa Trung Hải.

    “Con đường Tơ lụa trên đất liền” và “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ XXI hướng tới việc thiết lập một loạt các dự án cơ sở hạ tầng bao gồm đường ống dẫn dầu, đường bộ, đường sắt và cảng biển, cùng với đó là các khoản đầu tư công nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi. Trung Quốc tham vọng phát triển và hoàn thiện các tuyến đường sắt, đường bộ cùng hệ thống cảng biển, từ đó tạo ra một “vành đai” nối nước này với các trọng điểm kinh tế Đông Á, Tây Á, Nam Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ; tạo cơ hội kết nối Trung Quốc về hạ tầng và thương mại với các nền kinh tế (chiếm khoảng 40% GDP và 60% dân số thế giới).

    Ba là, xây dựng “Con đường Tơ lụa kỹ thuật số” (DSR). Tháng 3/2015, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc phối hợp ban hành “Tầm nhìn và Hành động thúc đẩy cùng xây dựng Vành đai – Con đường” (gọi tắt là Sách Trắng Vành đai – Con đường). Trong đó, khái niệm “Con đường Tơ lụa thông tin” hay “Con đường Tơ lụa kỹ thuật số” lần đầu tiên được được đề cập

    Bên cạnh đó, BRI cũng bao hàm cả trong lĩnh vực không gian. Đây là một lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược trong cạnh tranh quốc tế, được Trung Quốc coi là lĩnh vực cạnh tranh với Mỹ nhằm giúp nước này vươn lên thành một siêu cường toàn diện về kinh tế và quân sự.

    Để hiện thực hóa BRI, Trung Quốc đã thành lập 03 thiết chế tài chính để rót vốn cho Sáng kiến này, bao gồm Quỹ Con đường Tơ lụa (SRF) (năm 2014) với số vốn dự tính ban đầu 40 tỷ USD, Ngân hàng Đầu tư kết cấu hạ tầng châu Á (AIIB) với nguồn vốn 100 tỷ USD và Ngân hàng Phát triển mới (NDB) khởi đầu với số vốn 50 tỷ USD. Các thiết chế tài chính này giúp cung cấp nguồn vốn cho việc xây dựng và phát triển các lĩnh vực như điện, năng lượng, giao thông, viễn thông, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, cung cấp nước, các dự án bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và dịch vụ logistic…

    3. Sau 10 năm BRI đã tác động đến Trung Quốc và các nước khác tham gia như thế nào

    3.1. Đối với Trung Quốc

    Với nhiều điều chỉnh chiến lược, trong 10 năm qua, BRI đã đạt được khá nhiều thành tựu trên các phương diện; giúp cung cấp một môi trường gắn kết và thuận lợi cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm lối thoát. Các dự án và thông điệp đa dạng của BRI chứng minh rằng các giải pháp của Trung Quốc cho những vấn đề kinh tế này rất đa dạng mặc dù không phải tất cả đều có hiệu quả.

    Thứ nhất, BRI giúp mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho Trung Quốc và nhiều điều trong số này đã được thừa nhận rõ ràng trong các thông cáo chính sách chính thức của Trung Quốc, chẳng hạn như việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Trung Quốc, quảng bá đồng Nhân dân tệ (RMB) như một loại tiền tệ quốc tế và giảm xung đột thương mại như thuế quan và chi phí vận chuyển…. Đối với nội bộ Trung Quốc, BRI đã hỗ trợ quá trình phát triển và cải cách của tất cả các tỉnh và khu vực ở Trung Quốc thông qua việc lôi kéo họ tham gia hợp tác toàn cầu với các khu vực trên thế giới; sự phát triển và kết nối các tỉnh của Trung Quốc với các nước láng giềng được mở rộng, đồng thời Sáng kiến này còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững và mạnh mẽ ở Trung Quốc cũng như hưởng lợi từ các cơ hội thương mại mới.

    “Con đường Tơ lụa trên đất liền” còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của khu vực Tân Cương cũng như quá trình toàn cầu hóa của miền Tây Trung Quốc. Trong khi đó, “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển Khu vực Vịnh Lớn xung quanh Hồng Kông cũng như các tham vọng chủ quyền và hàng hải quá mức của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông và các vùng biển chiến lược. Ngoài ra, việc phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng cứng với các nước láng giềng sẽ giúp giảm thời gian và chi phí vận chuyển; việc thiết lập cơ sở hạ tầng mềm với các nước đối tác sẽ cho phép giao dịch nhiều loại hàng hóa hơn với ít rào cản pháp lý hơn. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước (SOE) của Trung Quốc đang mở rộng đầu tư và hoạt động trong nền kinh tế xanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, công nghiệp xây dựng và đường sắt và các dự án BRI tạo điều kiện thuận lợi để họ hoàn thành mục tiêu đề ra. Việc huy động vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng này bằng cách phát hành trái phiếu bằng Nhân dân tệ cũng sẽ khuyến khích việc sử dụng đồng tiền này tại các trung tâm tài chính quốc tế, từ đó giúp Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng quốc tế hóa đồng nội tệ.

    Nếu được triển khai thành công, BRI có thể giúp tái định hướng phần lớn nền kinh tế thế giới hướng về Trung Quốc. Việc tăng cường thương mại, đầu tư và kết nối giữa Trung Quốc với các quốc gia trên khắp Á – Âu cũng sẽ khiến các quốc gia này phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc, làm tăng đòn bẩy kinh tế của nước này. Điều này có thể trao quyền cho Trung Quốc dễ dàng định hình các quy tắc và chuẩn mực chi phối các vấn đề kinh tế của khu vực.

    Mặc dù BRI cũng khiến cho sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt hay như sự lãng phí trong đầu tư và cơ sở hạ tầng của BRI cũng là vấn đề đáng quan tâm nhưng BRI đã mang lại lợi ích cho các nhóm chính trị cốt lõi ở Trung Quốc, bao gồm chính quyền địa phương đầu tư vào toàn cầu hóa và tăng trưởng, các doanh nghiệp mở rộng ra nước ngoài bằng nguồn tài chính của nhà nước, các cơ quan quốc gia sử dụng nền tảng BRI và cộng đồng học giả được tiếp xúc, có kinh nghiệm và chuyên môn trong việc hiểu thế giới.

    Thứ hai, BRI mang lại lợi ích chính trị, đối ngoại rất lớn cho Trung Quốc. BRI chính là một xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc hay nói cách khác đây là suy nghĩ mới và sự phát triển chiến lược chính sách của thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc (chính quyền Tập Cận Bình). Những người tiền nhiệm của ông Tập chủ yếu tập trung vào chính sách đối nội (cụ thể là củng cố thị trường, nền kinh tế nội địa Trung Quốc và giảm “khoảng cách phát triển” giữa các tỉnh và thành phố của Trung Quốc) và củng cố hơn nữa vai trò của Trung Quốc trong khu vực (những năm cuối của chính quyền Đặng Tiểu Bình). Từ năm 2012, chính quyền của ông Tập đã quyết định đưa chính sách đối ngoại củaTrung Quốc lên một tầm cao mới với quyết tâm hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”, “phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
    3.2. Đối với các nước đối tác của Trung Quốc

    Dữ liệu cho thấy chiến lược BRI của Trung Quốc phần lớn đã thành công. Năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra nước ngoài của Trung Quốc là 82 tỷ USD, nhưng đến năm 2020 là 154 tỷ USD, được xếp hạng là nhà đầu tư nước ngoài số một thế giới. Sự gia tăng đầu tư của Trung Quốc vào các nước đối tác của BRI cũng rất ấn tượng. Những đột phá thành công còn nằm ở ngành công nghiệp kỹ thuật số đang chớm nở, nhờ đó gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã mở rộng mạng 5G tới 71 quốc gia dọc hành lang BRI.

    Ngày 01/8/2023, Trung tâm Phát triển & Tài chính Xanh, Đại học Phúc Đán Trung Quốc công bố báo cáo cho thấy, mức độ tham gia BRI tích lũy trong 10 năm qua đã vượt mốc 01 nghìn tỷ USD, khi đạt 1,014 nghìn tỷ USD; trong đó khoảng 596 USD trong các hợp đồng xây dựng và 418 USD trong các khoản đầu tư phi tài chính. Đáng chú ý, dữ liệu sơ bộ về sự tham gia của Trung Quốc thông qua đầu tư tài chính và hợp tác theo hợp đồng trong 6 tháng đầu năm 2023 tại các quốc gia tham gia BRI cho thấy có khoảng 102 giao dịch trị giá 43,3 tỷ USD, tương đương với khoảng 60% cam kết BRI của Trung Quốc trong cả năm 2022 (72,6 tỷ USD).
    Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, BRI đã tăng thương mại của các bên tham gia thêm 4,1%, thu hút thêm 5% đầu tư nước ngoài và nâng GDP của các nước thu nhập thấp lên 3,4%. Hưởng lợi từ BRI, tỷ trọng GDP của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trên thế giới đã tăng 3,6% từ năm 2012 đến năm 2021. Ngân hàng Thế giới ước tính đến năm 2030, BRI sẽ tạo ra 1,6 nghìn tỷ USD doanh thu toàn cầu mỗi năm, chiếm 1,3% của GDP toàn cầu. Tính đến cuối năm 2022, đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào các nước hợp tác đã tạo ra 421.000 việc làm tại địa phương, với hơn 3.000 dự án được triển khai.
    [​IMG]
    Các nước tham gia BRI tính đến tháng 7/2022. Nguồn: Statista
    3.3. Khu vực Đông Nam Á

    Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế (IISS), các dự án BRI chính thức tập trung chủ yếu ở Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines và một ít ở Việt Nam. Từ năm 2013 đến năm 2015, hầu hết các dự án BRI đều liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng. Từ năm 2016, chúng được đa dạng hóa bao gồm các đặc khu kinh tế và các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước tiếp nhận BRI. Trong giai đoạn đại dịch Covid-19, hạng mục đầu tư BRI lớn nhất ở Đông Nam Á tập trung vào các dự án trong khuôn khổ “Con đường Tơ lụa y tế”, bao gồm quyên góp và bán thiết bị bảo hộ và vaccine Trung Quốc, cũng như kết nối con người thông qua các chuyến thăm và trao đổi giữa các chuyên gia y tế. Đông Nam Á cũng là điểm đến quan trọng cho các khoản đầu tư trong khuôn khổ “Con đường Tơ lụa kỹ thuật số”, trong đó các công ty Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông ở các nước nghèo hơn, bao gồm Campuchia, Lào và Myanmar. Tại các thị trường phức tạp hơn như Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore, vai trò của Trung Quốc không quá nổi trội. Trong khi đã có nhiều tranh cãi ở các nước phương Tây về việc áp dụng cơ sở hạ tầng mạng thế hệ tiếp theo do Trung Quốc sở hữu, thì ở một số nước Đông Nam Á, cuộc tranh luận tương tự thường không xảy ra. Ví dụ, ở Indonesia, chính phủ đã ủng hộ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của Trung Quốc vì chi phí thấp và có thể triển khai nhanh chóng. Ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất, Đông Nam Á còn là thị trường tăng trưởng cho các nền tảng và dịch vụ kỹ thuật số của Trung Quốc do dân số đông ngày càng tăng và “hiểu biết công nghệ”.
     

Chia sẻ trang này