[LĐ]Bỏ phố về rừng để lấp đầy những mảng xanh đã mất

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi daltons, 22/10/23.

  1. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Cầm trong tay 2 tấm bằng thạc sĩ châu Âu cùng với bảng thành tích khủng, chàng trai từng giành được học bổng thạc sĩ danh giá bậc nhất châu Âu vẫn chọn về với rừng cùng niềm trăn trở cho những mảng xanh “bị ăn mất”.


    [​IMG]
    Phan Quốc Dũng trong bộ trang phục của người H’Mông. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Phan Quốc Dũng (sinh năm 1995 tại Hà Nội) tốt nghiệp đồng thời 2 bằng thạc sĩ châu Âu ngành Quản lý rừng nhiệt đới, Rừng và sinh kế, học tập tại 2 quốc gia Đức và Đan Mạch. Trước đó, anh từng là thủ khoa kép Đại học Lâm Nghiệp. Sau khi tốt nghiệp và trở về nước, Quốc Dũng nhận nhiều lời mời làm việc từ các công ty lớn, nhưng từ chối vì muốn “giúp rừng trước”.

    Rừng là tình yêu

    Xuyên suốt cuộc trò chuyện, mắt Quốc Dũng luôn ánh lên một vẻ tự hào, thứ ánh sáng lấp lánh mà con người ta tỏa ra mỗi khi nhắc đến niềm đam mê của mình. Anh kể về rừng, về những chuyến du ngoạn tới vùng sâu vùng xa, về cái cách mà người ta gọi đùa là “người rừng” hay “chàng trai thôn bản”.

    Ngay từ nhỏ, Quốc Dũng đã thấy hứng thú với núi rừng, thiên nhiên. Những chương trình về rừng, thế giới động vật lúc nào cũng có sức hút mãnh liệt với anh. Vì lẽ đó mà khi lớn lên anh chọn một ngành học được xem là chưa bao giờ “mặn mà” với người trẻ - ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Đại học Lâm nghiệp.

    Từ những bước đệm ban đầu, chàng trai này dần phát triển tình yêu rừng thành những thứ thực tế hơn. Với anh, yêu rừng không chỉ vì quan tâm tới sinh trưởng và phát triển rừng, mà còn phải quan tâm tới sinh kế và đời sống của những thôn làng địa phương vì người dân cũng là một phần của rừng.

    [​IMG]
    Chàng trai thôn bản tuyên truyền cho người dân tộc Thái tại Quan Sơn, Thanh Hóa về phát triển rừng bền vững. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Thời gian du học tại nước ngoài đã giúp anh có cái nhìn sâu sắc hơn về tài nguyên rừng ở Việt Nam. Sau 2 năm học tập, dù chưa thể trải nghiệm quá nhiều, nhưng cũng đủ để anh có một góc nhìn đa chiều hơn và mong muốn có thể quay về đóng góp gì đó cho quá trình bảo vệ và phát triển những mảng xanh ở Việt Nam.

    “Việc tôi quyết tâm giành học bổng du học ngành quản lý rừng, đa phần là để có cơ hội được tận mắt nhìn thấy những cánh rừng của châu Âu, tại các quốc gia phát triển. Thông qua chương trình học, các chuyến thực tập, tham quan hay du lịch khám phá. Tôi muốn nghe và hiểu nhiều hơn về cách mà người dân, các tổ chức và chính phủ nước họ quan tâm, bảo vệ và phát triển rừng như thế nào” - Quốc Dũng chia sẻ.

    Không còn đi thực tập ngắn ngày ở rừng như hồi đại học, Quốc Dũng đang làm việc cho một dự án về phát triển chuỗi giá trị cây tre tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Do yếu tố công việc, nên những chuyến công tác dài ngày về với núi rừng, thôn bản đã trở thành một phần trong cuộc sống và lịch trình của anh. Công việc của anh giống như đang mang khoa học đến ứng dụng vào đời sống bà con.

    Sống với bà con trong bản lâu ngày, chàng trai Hà Nội dần trở thành một thành viên trong cuộc sống và văn hóa ở đây. Gần gũi đến mức mọi người đều xem anh là con cháu trong nhà. Đưa tôi xem tấm ảnh của anh trong bộ trang phục của người H’mông, anh vừa cười vừa nói:

    “Ở bản có nhiều chuyện thú vị lắm, chính những trải nghiệm, những câu chuyện về văn hóa và tình người nơi đây khiến tôi cảm thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn với công việc này. Ngoài tình yêu với rừng thì thứ còn lại níu chân tôi chính là tình cảm của bà con người đồng bào. Họ cho đi mà chẳng cần nhận lại gì, như cách mà rừng và thiên nhiên đối xử với chúng ta vậy” - Quốc Dũng bộc bạch.

    Về với rừng, anh được đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người. Rừng cho anh công việc, cho anh cơ hội được học hỏi và hơn hết cho anh sức khỏe tinh thần. Mỗi lúc được đắm mình trong màu xanh núi rừng, lắng nghe tiếng chim chóc và muông thú, đó là một cảm giác mà không phải ai cũng có được.

    “Bạn bè hay đùa tôi rằng, mọi người phải chi rất nhiều tiền để được tham gia các tour đi rừng và leo núi, còn tôi thì ngược lại, được trả tiền để làm những công việc đó. Kể ra tôi cũng sướng mà nhỉ!” - Quốc Dũng nói.

    Về những mảng xanh “bị ăn mất”

    Xuyên suốt cuộc trò chuyện với Quốc Dũng, câu nói làm tôi trăn trở nhiều nhất chính là: “Để có một người trẻ nào đó nói với tôi là bạn ấy quan tâm đến môi trường thì hiếm lắm!”.

    Với tôi, đây không phải câu nói đánh đồng tất cả người trẻ không biết quan tâm đến môi trường. Nhưng nó khiến tôi nhận ra một điều: Người trẻ vẫn còn thờ ơ khi nhắc đến môi trường, dù cho đây đang là thế hệ có tầm nhận thức về vấn đề môi trường tốt nhất.

    “Ngoài các đầu việc trực tiếp thực hiện cho dự án, tôi cũng cố gắng sắp xếp thời gian để tham gia chia sẻ trong những buổi tọa đàm về vai trò của rừng và đa dạng sinh học cho các bạn sinh viên. Công việc này tuy không trực tiếp tác động tới rừng, nhưng tôi tin, chính thế hệ trẻ sẽ là chìa khóa để bảo vệ và phát triển rừng trong tương lai”, anh tâm sự.

    Diện tích rừng tự nhiên hiện nay vẫn đang bị thu hẹp bởi sự tàn phá của lâm tặc và những tác động từ con người. Rừng trồng mới và rừng sản xuất đã và đang được tích cực bổ sung bằng những chiến dịch, dự án. Nhưng với Quốc Dũng, rừng trồng chẳng thể nào so được với rừng tự nhiên, nhà của hàng trăm nghìn loài động vật.

    [​IMG]
    Quốc Dũng học cách nhận biết và phân loại thực vật từ người bản địa. Ảnh: Nhân vật cung cấp
    Không chỉ anh mà cả những người đang làm nghề rừng đều cảm thấy đau đớn vô cùng khi nghe tin lâm tặc tàn phá những khu rừng già. “Mình thì cố gắng bảo vệ từng cành cây, ngọn cỏ. Còn họ thì thấy cái gì sinh lợi được là phá, phá đến mức mà mình trực trào nước mắt mỗi khi nghe tin báo về” - Quốc Dũng bày tỏ.

    Anh kể, lần đó đang đi khảo sát thực tế ở bản Ca Dằm thì nghe tin rừng phòng hộ ở La Ngà bị “xẻ thịt” đến mức hoang tàn, xơ xác. Những người quản lý rừng phòng hộ La Ngà lại cho người dân địa phương và người thân trong gia đình ngang nhiên chặt phá từng mảng rừng để biến đất rừng thành đất nông nghiệp. Quốc Dũng sốc, vì không thể hiểu được tại sao một người làm nghề rừng có thể hành động như thế, chẳng phải nhiệm vụ của họ là bảo vệ rừng hay sao? Vậy mà...

    Trào lưu bỏ phố về rừng để hưởng thụ cuộc sống gần gũi với thiên nhiên đã trở nên phổ biến trong cộng đồng người trẻ vài năm trở lại đây. Với anh, bỏ phố về rừng là một trào lưu có phần bị động. Cảm giác không phù hợp với nhịp sống, môi trường và công việc ở các thành phố lớn, mọi người từ bỏ sự hối hả xô bồ để về các vùng quê xa và gây dựng sự nghiệp theo một hướng riêng.

    Còn với những người làm nghề rừng thì khác: “Họ về rừng vì công việc, vì trách nhiệm, vì tình yêu với rừng, vì muốn bảo vệ những giá trị tốt đẹp của rừng và màu xanh cho cộng đồng chung”.

    Nghề rừng cũng được chia thành rất nhiều chuyên môn và trách nhiệm khác nhau. Nổi bật nhất là lực lượng kiểm lâm, những người hùng thực sự gắn bó với núi rừng. Bên cạnh kiểm lâm còn có những người làm nghiên cứu. Công việc chính là hiểu rừng và tìm ra cách phù hợp để bảo vệ rừng bằng những điều tra, so sánh và phân tích của mình.

    Cuối cùng là các nhà quản lý, các chính khách, những người sẽ định hướng hành động chung và đề ra những phương án, giải pháp liên quan tới thể chế và hệ thống quản lý để tăng tính hiệu quả trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển rừng.

    Kết thúc buổi trò chuyện với anh Dũng, ngoài việc được lắng nghe nhiều câu chuyện thú vị về rừng mà chàng trai trẻ tài giỏi kể lại bằng thứ tình cảm sâu đậm với rừng. Lòng tôi còn xuất hiện một câu hỏi bỏ ngỏ về những mảng xanh “bị ăn mất” mà anh đã nhắc đến. Liệu khi nào thì việc ấy sẽ dừng lại? Khi nào người trẻ thôi vô tâm khi nhắc về môi trường? Và trách nhiệm bảo vệ rừng, có phải chỉ là phần riêng của những người làm nghề rừng? Tôi không trả lời, Quốc Dũng cũng không trả lời, nhưng tôi tin trong lòng mỗi người đều có một câu trả lời của riêng mình.
    Bỏ phố về rừng để lấp đầy những mảng xanh đã mất (laodong.vn)
     
    Ờ mày giỏi and viendu like this.
  2. anhlongheo1992

    anhlongheo1992 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/9/07
    Bài viết:
    4,582
    dính tới lâm tặc dễ ăn đạn lắm peepo_dead
     
  3. Shift&Delete

    Shift&Delete Mega Man

    Tham gia ngày:
    28/7/21
    Bài viết:
    3,214
    Nơi ở:
    BMT
    !kojima

    Nhìn các dự ớn ủi rừng nghèo đi để trồng " rừng" thuần cây keo lai cây bạch đàn... mà xót xa.
    Để yên đấy ko đốt phá gì thì tầm 20 năm rừng nó tự phục hồi với đa dạng sinh học thực vật và có nhiều động vật ngay.
    Còn trồng rừng kiểu ngu học thì xem như là mất rừng vĩnh viễn luôn.
     
  4. Mir[U]ka

    Mir[U]ka One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/9/05
    Bài viết:
    7,725
    Á xỉu...
     
  5. baodien2412

    baodien2412 Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/10/08
    Bài viết:
    3,083
    Có cái con dương cụ mà lấp đầy mảng xanh. Con người tới đâu thì rừng bay đến đấy thì có.
     
  6. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,094
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Này nói chứ...á xỉu
     
  7. Roony88

    Roony88 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/3/09
    Bài viết:
    1,369
    rừng thì làm gì có giá trị kinh tế hả bác? Cứ ủi đi làm nhà máy thuỷ điện, hoặc phân lô mới có nhiều giá trị kinh tế
     
  8. sdfgh

    sdfgh Dân liều mạng Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    10,148
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Á sủi
     
  9. voquockhanh

    voquockhanh Crash Bandicoot GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/06
    Bài viết:
    12,753
    pu_pepepolice
     
  10. Shift&Delete

    Shift&Delete Mega Man

    Tham gia ngày:
    28/7/21
    Bài viết:
    3,214
    Nơi ở:
    BMT
    Tham bát bỏ mâm, mổ gà lấy trứngpeepo_dead
     
  11. Long khô máu

    Long khô máu C O N T R A

    Tham gia ngày:
    20/5/21
    Bài viết:
    1,706
    Treo cổ batman pepe-14
     
  12. Diệp Thanh

    Diệp Thanh Kirin Tor Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/04
    Bài viết:
    4,476
    Đau lòng nhưng ko thể làm gì được. Rừng thì chặt, ao hồ sông suối thì lấp, để làm gì thì ai cũng biết.
     
  13. sdfgh

    sdfgh Dân liều mạng Tàu ngầm GVN

    Tham gia ngày:
    14/8/03
    Bài viết:
    10,148
    Nơi ở:
    Ngày ngày ngắm biển
    Xỉu nhiều đau đuýt lắm. Nên h á sủi, lặn mất tăm, khum nghe, khum thấy, khum biết tim khum đau.
     
  14. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,094
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    worry-58worry-58worry-58
     
  15. oblivion

    oblivion Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/8/04
    Bài viết:
    10,876
    Nơi ở:
    làng chài gamevn
    Có tiền thì nói gì cũng đúng
     
  16. Dyrus

    Dyrus Mega Man Winner Game Award 2024 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/1/14
    Bài viết:
    3,213
    Nhưng mâm với thịt gà mình không được ăn, tham trứng thì còn có trứng chiên trứng hấp, hẻo thì cũng trứng luộc pepe-1
     
  17. TKH

    TKH Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    2,680
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Cơ bản là dân số thế giới đã đông là ngày càng tăng, dẫn đến cạnh tranh tài nguyên. Trồng nhiều cũng chỉ làm chậm tốc độ mất rừng chứ không hoàn toàn bù lại được.

    Con người muốn phục hồi thiên nhiên mà vẫn còn làm chủ Trái Đất chứ không đi theo bước bọn khủng long thì lo tập trung nghiên cứu du hành vũ trụ và di tản bớt dân lên đó. Hoặc tiếp tục ở cho đến khi đông quá buộc phải đánh nhau giành tài nguyên bất chấp quy tắc và đạo đức. Trái Đất bớt người ở là tự khắc thiên nhiên phục hồi.
     
  18. nhat399

    nhat399 Claude, S.A gang boss Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    10,328

Chia sẻ trang này