[TUOITRECUOITUAN]-Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời: Trời không chiều người

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 4/11/23.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,220
    Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường qua đời: Trời không chiều người


    NGUYỄN THÀNH TRUNG 04/11/2023 14:34 GMT+7

    TTCT - Cái chết bất ngờ vì cơn đau tim vào rạng sáng 27-10, chưa đầy một năm sau khi thôi vai trò dẫn dắt nền kinh tế Trung Quốc của cựu thủ tướng Lý Khắc Cường, diễn ra đúng vào lúc đất nước này đang đứng trước những ngả rẽ khó khăn.



    [​IMG]
    Ông Lý Khắc Cường (phải) và ông Tập Cận Bình. Ảnh: Getty Images

    Giới quan sát cả trong và ngoài nước Trung Quốc đã nhìn nhận di sản của ông Lý trong tương quan so sánh với người cùng thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc là ông Tập Cận Bình.

    Cáo phó ngắn gọn
    Tân Hoa xã cho biết trong cáo phó ngắn gọn: "Đồng chí Lý, người đảng viên xuất sắc, người chiến sĩ cộng sản kiên trung đã được thử thách qua thời gian, là nhà cách mạng vô sản, chính khách và lãnh đạo xuất sắc của Đảng và nhà nước".

    Báo chí phương Tây cũng chạy các loạt bài điểm lại cuộc đời ông Lý, nhưng tập trung vào khía cạnh nhân vật số 2 trong nền chính trị Trung Quốc giai đoạn 2013-2023 tương đối mờ nhạt so với nhà lãnh đạo quyết đoán Tập Cận Bình, và cả những thủ tướng tiền nhiệm. Còn với giới doanh nghiệp, ông Lý nổi tiếng là người ủng hộ doanh nghiệp tư nhân trong nhiệm kỳ của mình.

    Trong hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông ủng hộ mạnh mẽ các chương trình cải cách theo định hướng thị trường và chống đói nghèo. Nhưng nền chính trị Trung Quốc thời gian vừa qua cũng dần chứng kiến sự dịch chuyển vai trò lãnh đạo, và cả điều hành, sang cho Đảng Cộng sản, thay vì có sự phân công giữa Đảng và chính quyền như những nhiệm kỳ trước.

    Năm ngoái, bình luận về việc thủ tướng Lý Khắc Cường không được tiếp tục vào Trung ương khóa XX, giáo sư Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc của Trường SOAS ở London, nói: "Ông Tập có mối quan hệ khác với thủ tướng Lý Khắc Cường so với mối quan hệ của chủ tịch Hồ Cẩm Đào với thủ tướng Ôn Gia Bảo".

    Quả thật, nhiều vấn đề chính sách ở Trung Quốc cho thấy mối quan hệ của ông Lý với ông Tập có khác so với những người tiền nhiệm, Ôn Gia Bảo - Hồ Cẩm Đào, hay thủ tướng Chu Dung Cơ dưới thời chủ tịch Giang Trạch Dân.

    Là kinh tế gia được đào tạo bài bản ở đại học nổi tiếng Bắc Kinh và được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo Trung Quốc được giáo dục tốt nhất, ông Lý đã tiếp tục các chính sách cải cách kinh tế trong nhiệm kỳ đầu tiên 2008-2013 và giúp lèo lái Trung Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 một cách tương đối bình yên.

    Tuy nhiên, khuynh hướng "dĩ đảng đại chính" (lấy đảng thay chính quyền) ngày càng được củng cố vào giai đoạn sau thời ông Tập khiến vai trò của ông Lý không còn nổi bật, đặc biệt là trong nhiệm kỳ hai.

    George Magnus, chuyên gia tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford, nói: "Ấn tượng chung của tôi về Lý Khắc Cường là thời kỳ hoàng kim của ông ấy diễn ra vào thời điểm đầu nhiệm kỳ của Tập Cận Bình".

    Hoàn cảnh khách quan
    Sự thay đổi diễn ra đặc biệt nhanh từ sau khi ông Lưu Hạc, kinh tế gia được đào tạo tại Harvard và là bạn học phổ thông của ông Tập, trở thành phó thủ tướng phụ trách kinh tế năm 2018.

    Ông Lưu được tin tưởng trao quyền quản lý một số lĩnh vực bao gồm tài chính, chính sách công nghiệp, công nghệ, đổi mới và cải cách cấu trúc kinh tế, trở thành cánh tay phải về kinh tế của ông Tập.

    Trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ và Liên minh châu Âu, ông Lưu Hạc cũng là người dẫn dắt. Một số nhà bình luận Trung Quốc thậm chí đã so sánh vai trò của ông Lưu với Chu Dung Cơ, vị thủ tướng có lẽ là nhiều ảnh hưởng nhất của Trung Quốc sau thời Mao.

    Đó là những vấn đề chủ quan. Về khách quan, nhiệm kỳ hai của thủ tướng Lý Khắc Cường còn chứng kiến chiến tranh thương mại và công nghệ với Mỹ gia tăng, khiến kế hoạch đầy tham vọng tự chủ về công nghệ của Trung Quốc gặp nhiều thách thức.

    Lo ngại leo thang căng thẳng Mỹ - Trung, ông Lý đã thực hiện một số biện pháp giảm nhẹ, nhưng quan hệ giữa hai siêu cường tiếp tục xấu đi. Đó là chưa kể đến tác động của các chính sách khó thể được lòng giới quản lý kinh tế như zero COVID hay siết chặt các tập đoàn công nghệ tư nhân và bất động sản.

    Trong bối cảnh xuất hiện những mục tiêu khác nhau giữa điều hành kinh tế và ý chí chính trị, nền kinh tế Trung Quốc đã lâm vào khó khăn và các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng đã không mang lại kết quả như mong muốn.

    Ông Lý vẫn cố gắng giải quyết những tác động tiêu cực trong quyền hạn của mình, dù trong một số trường hợp chỉ dừng lại ở diễn ngôn chính trị.

    Đầu năm 2022, khi chính sách zero COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc đang lên đến đỉnh điểm và thành phố Thượng Hải bị phong tỏa hoàn toàn, ông Lý cố gắng thúc giục giới chức địa phương ổn định nền kinh tế và không quá đà trong kiểm soát COVID.

    Tháng 4-2022, ông Lý cũng có ý kiến có vẻ đi ngược lại chiến dịch kiềm chế công nghệ, khi nói trong một cuộc gặp giới lãnh đạo doanh nghiệp thương mại điện tử rằng "chúng tôi ủng hộ nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ".

    Dẫu vậy, ông Lý vẫn tin rằng con đường cải cách của Trung Quốc là không thể thay đổi, như ông đã nhiều lần bày tỏ và ví von "cũng như Trường Giang, Dương Tử không thể đổi dòng".

    Trong bài phát biểu chia tay với khoảng 800 viên chức cao cấp của chính phủ vào tháng 3-2023 trước khi kỳ họp Quốc hội Trung Quốc diễn ra để bầu thủ tướng mới, ông lại một lần nhắn nhủ điều đó: "Trời đang nhìn việc con người làm. Ông trời có mắt".

    Đây được coi là lời tâm sự của ông rằng ngay cả khi không được công nhận công trạng, hãy cứ làm tốt, trời sẽ không phụ người.

    Khi ông Lý kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 3 vừa rồi, nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua thời kỳ tăng trưởng thấp nhất trong nhiều thập niên, do COVID-19 và cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản.

    Ông Lý được nhớ nhiều vì những gì ông đã cố gắng hơn những gì ông đã làm được trong nhiệm kỳ hai thủ tướng. Tuy nhiên, bối cảnh chung và hoàn cảnh khách quan cũng đã khiến chuyện "nhân định thắng thiên" trở nên bất khả trong thời gian đó. ■

    Trong khi ông Lý Khắc Cường nhận được nhiều lời khen ngợi khi kết thúc sự nghiệp chính trị, một chính trị gia họ Lý cấp cao khác của Trung Quốc đã đột ngột ngã ngựa. Hôm thứ ba 24-10, thượng tướng Lý Thượng Phúc bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc cách hết các chức vụ: Bộ trưởng Quốc phòng, Ủy viên Quốc vụ viện và Ủy viên Quân ủy trung ương.

    Ông Lý Thượng Phúc vốn là kỹ sư hàng không vũ trụ khởi đầu sự nghiệp tại một trung tâm phóng vệ tinh và tên lửa. Ông thăng tiến suôn sẻ trong quân ngũ: Trước khi trở thành bộ trưởng Quốc phòng, ông đứng đầu bộ phận phát triển và mua sắm vũ khí chính của quân đội. Về lý do cách chức, tất cả chỉ là phỏng đoán cho đến khi chính quyền Trung Quốc đưa ra lý do chính thức, mà trong hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay thì điều đó cần thời gian.

    https://cuoituan.tuoitre.vn/cuu-thu...-troi-khong-chieu-nguoi-20231103093311367.htm
     
  2. Alucard2005

    Alucard2005 Bolshevik Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/12/10
    Bài viết:
    7,343
    Nơi ở:
    Vô định
    gvn.co/threads/tuoitre-cuu-thu-tuong-trung-quoc-ly-khac-cuong-qua-doi-sau-con-dau-tim.1573921/
    Giết nhé ae?
     
  3. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,220
    2 bài khác nhau và 2 ngày khác nhau mà
     
  4. thanhlongvn

    thanhlongvn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    10/9/05
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Cosmo Entelecheia
     
    Hổ mập thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này