[DAUTUTAICHINH]-Công nhân ngành dệt may biểu tình, đập phá nhà máy ở Bangladesh

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi meoden1008, 2/11/23.

  1. windy1992

    windy1992 One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    7,770
    thời kinh doanh cục bộ thôi . giờ toàn cầu hoá ship hàng với vài $ nên mới có xu thế chỗ làm chết mẹ cho chỗ tiêu chết bỏ xài đó pu_pepeboss nên không có cần tụi công nhân nghĩ ngời vì bọn làm không phải là bọn mua pu_pepeboss
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  2. HINCODON

    HINCODON Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/05
    Bài viết:
    3,627
    chống mắt lên xem rời VN rời Bangladesh thì giờ bọn nó chuyển sang đâu ?
     
  3. Thecomrade

    Thecomrade Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    5/8/22
    Bài viết:
    935
    60 triệu lao động trình độ thấp thế mấy thằng iq cow ngu hơn người lao động hay sao mà ko bt điều hành cho đúng hướng?
     
  4. Badbamboo

    Badbamboo Mayor of SimCity Berserker

    Tham gia ngày:
    3/5/21
    Bài viết:
    4,100
    Mạng người thật ra rất rẻ mạtpu_pepeboss
     
  5. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,416
    lên


    Nỗi đau lương thấp của công nhân ở "cường quốc dệt may"


    TCDN - Công nhân may mặc ở "cường quốc dệt may" Bangladesh nhận mức lương tháng thấp nhất so với các nước sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Indonesia.
    Là "cường quốc dệt may" với lượng sản phẩm khổng lồ xuất ra toàn cầu, Bangladesh đã tận dụng lĩnh vực này để chuyển biến từ một trong những nước nghèo nhất thế giới thành một trong những nước phát triển nhất trong khu vực.

    Mức lương trung bình quá thấp
    Song, nhiều mặt tối đằng sau những số liệu tích cực đã bắt đầu bộc lộ. Theo DW, Các cuộc biểu tình của công nhân may liên tục nổ ra xung quanh thủ đô Dhaka của Bangladesh. Trong nhiều tuần qua, những người biểu tình đã yêu cầu mức lương cao hơn, cho rằng mức lương hiện tại không đủ để họ trang trải cuộc sống.

    Khoảng 10.000 công nhân đã rời khỏi các nhà máy và tổ chức các cuộc biểu tình sau khi biết tin chính quyền không đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của họ. Các cuộc biểu tình quy mô lớn khác cũng xuất hiện ở các vùng lân cận thủ đô Dhaka, bất chấp việc ủy ban do chính phủ Bangladesh chỉ định đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng cho công nhân may mặc thêm 56,25% lên 12.500 taka (khoảng 2,7 triệu đồng) từ mức 8.300 taka (khoảng 1,8 triệu đồng).

    Nhiều người phản đối và cho rằng mức tăng ấy quá thấp. Họ yêu cầu mức lương tối thiểu tăng khoảng 3 lần, lên 23.000 taka (khoảng 5 triệu đồng).

    Sabina Begum, một thợ may 22 tuổi, nói với với AFP rằng cô tham gia biểu tình vì cô cần đấu tranh để đảm bảo đủ lương thực cho gia đình, đồng thời khẳng định mức lương tối thiểu hàng tháng hiện tại không đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

    "Làm sao chúng tôi có thể sống một tháng với 8.300 taka khi riêng tiền thuê căn nhà một phòng ngủ đã tốn tới 5.000-6.000 taka?" Begum nói.

    Cuộc sống công nhân vất vả hơn do lạm phát
    Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm tới 85% tổng kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD của Bangladesh mỗi năm.

    Khoảng 3.500 nhà máy dệt may đang hoạt động tại "cường quốc dệt may, sản xuất quần áo cho nhiều thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Zara, Levi's và H&M.

    Bất chấp thực tế đó, điều kiện sống của 4 triệu công nhân trong ngành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tới nay, nhiều người chỉ sống với mức lương tối thiểu ở mức 12.500 taka mỗi tháng.

    [​IMG]
    Chia sẻ với DW, Kalpona Akter, chủ tịch Liên đoàn Công nhân công nghiệp và may mặc Bangladesh, cho rằng cuộc sống của công nhân may mặc đã trở nên vất vả hơn trong bối cảnh lạm phát tăng cao đối với các mặt hàng thiết yếu sau đại dịch.

    "Công nhân phải tiết kiệm trong từng bữa ăn hàng ngày để đối phó với việc giá cả tăng cao. Họ đã giảm bớt lượng thức ăn mỗi bữa để tồn tại", bà Kalpona Akter chia sẻ với DW. "Nếu người lao động không thể trang trải cuộc sống với mức lương hiện tại, họ chắc chắn sẽ yêu cầu mức lương cao hơn đủ để họ có thể tồn tại".

    Mức lương thấp đã giúp Bangladesh trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới sau Trung Quốc. Tuy nhiên, giá nhiên liệu và điện tăng vọt đã khiến chi phí sinh hoạt của người dân tại "cường quốc dệt may" tăng vọt.

    Daily Star đưa tin lạm phát ở Bangladesh tăng vọt trong tháng 10, lên tới 9,93%, bất chấp việc chính phủ liên tục thực hiện các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.

    Một báo cáo nghiên cứu do Trung tâm đối thoại chính sách công bố cho thấy công nhân may mặc Bangladesh nhận mức lương hàng tháng thấp nhất so với các nước sản xuất hàng may mặc khác như Campuchia, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia...

    Các nghiên cứu toàn diện về chi phí sinh hoạt của Viện Nghiên cứu Lao động Bangladesh cũng đã chỉ ra rằng người lao động cần ít nhất 23.000 taka để có mức sống trên ngưỡng nghèo.

    Giống như hầu hết các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các nhà bán lẻ thời trang đang vật lộn với lượng hàng tồn kho cao. Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại cũng khiến người mua hàng ở các thị trường trọng điểm ít hơn.


    Như Hằng/France24

    https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/noi-dau-luong-thap-cua-cong-nhan-o-cuong-quoc-det-may-d44373.html
     
  6. 934944

    934944 Baldur's Gate Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,592
    Nơi ở:
    đà nẵng
    tính ra tụi may mặc này cũng ăn dày quá worry-25
     
  7. hgiasac

    hgiasac snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/12/07
    Bài viết:
    8,277
    Tăng lương CN thì mất ưu thế nhân công giá rẻ rồi. Tương lai giá robot rẻ hơn công nhân thì tư bản rút về nhà nhà xây luôn nhà máy cho khoẻ peepo_cool
     
  8. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    tư bản mà ko ăn trên ngồi tróc tầng lớp bần cùng thì đâu còn là tư bản nữa :v
     
    jumper and Frederica_Bernkastel like this.
  9. Mai fen đút đít không?

    Mai fen đút đít không? C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/21
    Bài viết:
    1,781
    lương tăng ngang với VN thì lại hết xanh worry-86
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  10. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,416
    Lương từ 1tr8 lên 5tr, thì hết xanh thôi
     
  11. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    đúng rồi, đm mấy thằng tây lông làm trò con bò để yêu cầu chứng chỉ này nọ, rồi marketing thằng Bangladesh là 1 trong những nơi sản xuất dệt may xanh nhất thế giới (chủ yếu để dân nó đọc được nhưng mấy lều báo ở VN cứ húp lấy húp để, rồi cũng có đoàn sang cưỡi ngựa xem hoa đi mấy nhà máy hàng đầu rồi về kết luận là hơn VN) nhưng đm nếu để ý từ lúc nó biểu tình đến bây giờ, báo chí tailong đang mass ngay những "góc khuất", "mặt tối" rồi những hình ảnh sông đen ngòm... bla bla
     
  12. thanhkiem1

    thanhkiem1 Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/1/10
    Bài viết:
    5,744
    tham khảo bên voz thì tụi bên đó nói tình hình đơn hàng về nhiều, làm không kịp ( đơn hàng kín tới quý 2 năm sau ), chủ yếu là tay nghề thợ Vn vẫn hơn ấn đụ và bangladesh, các cty đang mở rộng sx và kd.
    thấy cũng ấm lòng xíu mùa tết cho đội cn
     
  13. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Cái xanh và cái giá nhân công là 2 cái khác hẳn nhau liên quan gì =))
     
  14. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Sao lại k liên quan. Xanh là lý do cno đặt ra để ép giá mà thôi. Bangladesh thì xanh đ gì hơn VN.
     
  15. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,031
    giá nhân công thấp => đơn hàng rẻ => lợi nhuận cao hơn

    còn cái xanh là tiêu chuẩn của EU, dân EU thì rất nhiều tư tưởng bảo vệ môi trường (kiểu con Greta đấy) nên cần tiêu chuẩn xanh => giờ muốn làm ở đâu thì phải marketing chỗ dó làm tốt, thân thiên với môi trường chứ lại lòi ra chúng tao cưỡng ép lao động, sản xuất gây ô nhiễm à :D
     
  16. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,566
    Nghe có vẻ ko liên quan đấy
    Nhưng máy móc, công nghệ thế hệ mới thì thường nó ít ô nhiễm hơn (từ ô nhiễm tiếng ồn, đến hóa chất...), và dĩ nhiên máy mới thì năng suất cao hơn.
    Nghĩa là: Chi phí 1 sản phẩm cùng là A, thì xài công nghệ cũ vừa ô nhiễm hơn, năng suất thấp hơn nên bù bằng nhân công, vì thế tiền công trả cho nhân công cũng sẽ thấp đi. Còn công nghệ mới hơn thì xanh hơn, năng suất cao hơn, và dĩ nhiên là có nhiều cửa để tăng tiền công cho nhân công hơn.
     
  17. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,151
    Nhưng máy móc cũ đã hết khấu hao, nếu tiếp tục SX tiếp thì thặng dư trực tiếp thành lợi nhuận, còn máy móc mới thì yêu cầu đầu tư cao, tốn nhiều thời gian khấu hao để đến điểm hoà vốn & có lãi.
     
    lovelybear thích bài này.
  18. lang băm

    lang băm The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    9,056
    Một con robot cũng chỉ hoạt động được 10 năm thôi. Chưa kể khấu hao và mất giá rất nhanh.
    Mua 1 con giá 23 tỷ nhưng dùng 2 năm bán lại 5 tỷ chưa chắc đã có người mua. Trong khi mua mới thì giá cao hơn, còn con tương đương vì lỗi thời nên không sản xuất nữa pepe-1
    Tính ra chi phí 1 con robot cho 1 năm cũng hết mẹ nó 1 tỷ (chơi kiểu 1 con robot xài 20 năm)
    nên thà trả tiền cho 10 công nhân may 1 năm 900 triệu thì nó lại lợi hơn peepo_cool
    Xài chán thì cho nghỉ.
    Chỉ có điều lâu lâu sợ nghỉ việc tập thể thôi
    peepo_cool
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  19. AMOEX

    AMOEX Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/2/06
    Bài viết:
    3,279
    Nơi ở:
    Dark Moon
    Các bạn nhận định thế này sai bét nhè nhé. Việc các bạn thấy ảnh sông chúng nó bẩn bảo chúng nó không xanh, thì khác gì việc đánh giá Hà Nội không xanh qua cái con sông Tô Lịch.

    Nhân công và xanh là 2 lĩnh vực khác hẳn nhau.

    Nhân công sẽ có chứng chỉ riêng ví dụ như WRAP, Better Work hoặc các chứng chỉ của từng hãng như Macy, Kohl, PVH các kiểu.

    Xanh của chúng nó thì phải bỏ tiền gọi đội của chúng nó vào đánh giá (LEED thì phải, không nhớ lắm), nó đánh giá không chỉ từ xả thải nhà máy, sử dụng nguyên liệu như thế nào mà nó còn đánh giá vào các hoạt động cộng đồng bên ngoài. Ví dụ như về mảng NPL muốn xanh phải xuất được giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu là xanh (Ví dụ hàng 100% sợi BCI hay sợi cotton không phải từ Tân Cương, 100% recycle, 100% degradable etc.)

    Nói ngắn gọn nó phải vừa rẻ, không được bóc lột và vừa xanh. Xanh nó là cái yêu cầu thêm của Tây lông chứ không phải cứ nhân công rẻ là xanh.
     
  20. lovelybear

    lovelybear The Lone Traveler from Vault 101 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/05
    Bài viết:
    17,566
    Đồng ý.
    Nhưng máy móc nó còn vấn đề bảo dưỡng, phụ tùng kèm theo, dễ hư. Phụ tùng của mấy cái máy cũ nhiều khi nó còn mắc hơn của máy mới nữa (giống y chang việc bạn đi thay mấy cái bóng đèn thế hệ cũ ấy, có khi mắc hơn cái đèn LED bây giờ nhiều)
    Còn máy mới, ngoài cái phải tính chi phí đầu tư, thì cũng nên tính vào cái lợi là đỡ chi phí duy trì máy cũ, cũng giảm được 1 phần nữa, thêm được nhiều ưu điểm như tăng capacity, trong trường hợp có thêm đơn hàng thì ko bị đội chi phí khác....
    Nói chung thực tế đây là bài toán khó, phải tính toán kỹ, nghĩa là ko phải lúc nào giữ đồ cũ cũng ngon, cũng như thay mới là chuẩn
     

Chia sẻ trang này