Ru-Kà đánh nhau, Éo có nội chiến, ai về nhà nấy, Wagner mõm

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Thổ cũng bỏ tiền tham gia chương trình chế tạo f 35 đấy
     
  2. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,116
    200km là nằm trong tầm tên lửa diệt rada của bọn F rồi
     
  3. weslifeband222

    weslifeband222 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/7/09
    Bài viết:
    1,484
    Nơi ở:
    Vũng Tàu
    CÂu lên tiếng tí cho nó vui nhà cửa chứ giờ có đám Baltic với Ba Lan nó làm tiền đồn rồi. 1 mình Nga với tình hình giớ làm sao mà đủ sức đánh qua Ba Lan để tiến về C.âu được
     
  4. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Bọn nó tô vẽ thôi chứ nga nào muốn đấm sang châu âu.Bọn nó đánh nhau thật thì dùng hạt nhân chứ đổ lính thì bao nhiêu cho đủ.Thằng nga cũng muốn yên ổn làm ăn bỏ mẹ nhưng làm éo ai cho nó lương thiện
     
  5. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,492
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Mỹ quảng cáo phiên bản máy bay nâng cấp siêu tinh vi, Nga cũng nâng cấp phiên bản bắn rụng máy bay siêu tinh vi. Xong phát hiện dùng hàng cắt giảm tính năng vẫn chống được bọn máy bay tinh vi, Nga thiệt hại nặng vì đầu tư nghiên cứu hệ thống này, Nga phá sản, Mỹ thắng mà không mất một chiếc máy bay !kojima
     
  6. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,039
    Thật thâm độc, không hổ là Mỹ.
     
  7. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,648
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thực tế thế hệ 4 và 5 hệ mỹ và ngố chưa đối đầu trên chiến trường, và hình như cũng chưa đối đầu với phòng không của nhau. Toàn chơi bắn lạc đà cuoinhamhiem
     
    Davevns thích bài này.
  8. Frederica_Bernkastel

    Frederica_Bernkastel Mega Man

    Tham gia ngày:
    5/12/19
    Bài viết:
    3,039
    Máy bay tàng hình thế hệ 4 F117 & F16 đều đã bị SAM-3 đời 3 bắn hạ ở Nam Tư.
     
  9. meoden1008

    meoden1008 Claude, S.A gang boss Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,105
    Ukraine và NATO: Từ chỉ trích đến hoài nghi


    TTCT - Ngày 30-11, một ngày sau khi kết thúc Hội nghị ngoại trưởng NATO ở Brussels (từ 27 đến 29-11), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên bày tỏ nghi ngờ về việc liệu Ukraine có trở thành thành viên NATO hay không.

    Điều gì đã diễn ra tại cuộc họp Hội đồng Ukraine - NATO và những dự báo nào cho tư cách thành viên NATO của Ukraine?

    [​IMG]
    Ảnh: The Daily Beast

    Phát biểu hôm 30-11 trong cuộc gặp gỡ sinh viên nhân chuyến đi đến Nikolaev, khi nghe hỏi về triển vọng trở thành thành viên NATO của Ukraine, ông Zelensky nói: "Chúng tôi không biết chính xác mọi chuyện sẽ như thế nào... Không ai có thể cho các bạn biết chắc chắn. Liệu chúng ta sẽ vào NATO hay không vào NATO. Chúng ta muốn, nhưng…".

    Cuộc họp Hội đồng Ukraine - NATO (trong khuôn khổ hội nghị ngoại trưởng NATO) ở Brussels là cuộc họp đầu tiên sau khi định dạng này được thiết lập tại Hội nghị thượng định NATO ở Vilnius ngày 12-7.

    Hội nghị Vilnius không đưa ra khung thời gian cụ thể cho Ukraine gia nhập, chỉ nói sẽ cho phép nước này trở thành thành viên "khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng".

    Khi đó, ông Zelensky đã mạnh miệng chỉ trích, cho rằng việc thiếu thời gian biểu là "vô lý" và "thái độ bất định chính là sự yếu kém" của NATO. Từ đó đến nay, điều gì đã khiến ông hạ giọng, thậm chí có phần hoài nghi?

    Phía sau những ngợi khen
    Cuộc họp Hội đồng Ukraine - NATO ở Brussels lần này đã tóm tắt kết quả cuộc tấn công của Ukraine năm nay và trình bày tầm nhìn về tình hình trên các mặt trận.

    Tường thuật của báo Đức Frankfurter Allgemeine (FA): Tại cuộc họp các ngoại trưởng NATO, nhiều phát biểu khen ngợi, khích lệ được gửi tới Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg chẳng hạn, đã nói: "Sự can đảm, quyết tâm và kỹ năng của lực lượng vũ trang Ukraine đã khiến cả thế giới kinh ngạc".

    FA coi lời hùng biện này là nét chủ đạo chính thức mới của liên minh vì "các bộ trưởng và nhà ngoại giao đã lặp lại nó theo nhiều biến thể". Mục đích rất rõ ràng: "Nó được thiết kế để hóa giải ấn tượng về sự mệt mỏi vì chiến tranh", tờ báo thẳng thắn.

    Quả thật, khi thảo luận về tình hình mặt trận, giọng điệu thay đổi hẳn. Ông Stoltenberg thừa nhận: "Chiến tuyến không thay đổi trong một năm, giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn".

    Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna dự đoán một "mùa đông khắc nghiệt" cho Ukraine do các cuộc tấn công bằng UAV của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng. Krišjānis Kariņš, bộ trưởng Ngoại giao Latvia, tin rằng "Ukraine không có khả năng phản công chớp nhoáng vì thiếu trang thiết bị và vũ khí và không đến đủ nhanh".

    "Trong các cuộc trao đổi kín, các ngoại trưởng chia sẻ đánh giá tỉnh táo của Tổng tư lệnh Ukraine, tướng Valery Zaluzhnyi: Ukraine và Nga đang bế tắc, cả hai đang tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao và sẽ có rất ít thay đổi trong tương lai gần", FA tường thuật.

    Hơn nữa, nhiều chuyên gia còn tin rằng sẽ tốt hơn nếu Ukraine trước đây không tuyên bố phản công, vì "điều này tạo ra những kỳ vọng mà nước này không thể đáp ứng".

    Để không thua, Ukraine phải "giữ những gì đã thắng" nhưng đã xuất hiện bất đồng trong đánh giá chiến trường giữa NATO và Tổng thống Zelensky.

    Trong khi NATO chia sẻ nhận định của tướng Zaluzhnyi về tình thế bế tắc trên chiến trường thì "Tổng thống Zelensky và văn phòng của ông nhất quyết là không hề có ngõ cụt", theo cổng thông tin Ukraine Strana.news.

    [​IMG]
    Ảnh: Reuters

    Tương lai "treo"
    Liên minh cũng hy vọng Nga sẽ chưa sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn trong những tháng tới. Hầu hết các chuyên gia trong khối đều đồng ý với đánh giá này và do đó "tình trạng bế tắc có thể kéo dài trong một thời gian, tốt nhất là đến tháng 7 năm sau, khi NATO kỷ niệm 75 năm thành lập tại Washington".

    Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó cho biết sau cuộc họp của Hội đồng Ukraine - NATO rằng trong tình hình hiện tại, "không thể nói gì" về việc Ukraine gia nhập NATO. Cụ thể, Ukraine sẽ không được đề nghị trở thành thành viên của liên minh tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới.

    Tương lai Ukraine trong NATO như vậy sẽ tiếp tục "treo" cho đến sau bầu cử tổng thống Mỹ. Trước thượng đỉnh NATO ở Vilnius, vào 8-7-2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rõ quan điểm của Washington: "Tôi không nghĩ NATO có sự nhất trí về việc có nên đưa Ukraine vào gia đình NATO vào thời điểm này hay không, ở giữa một cuộc chiến".

    Năm tháng sau, tạp chí điện tử trực tuyến Oriental Review dẫn lời đại biểu quốc hội Ukraine Alexey Goncharenko trên kênh Telegram của ông nói "sẽ không có NATO" cho Ukraine và Hoa Kỳ "rất khó chịu với vấn đề này đến mức có tin đồn Ngoại trưởng Blinken đã yêu cầu các đối tác châu Âu ngừng nhắc đến".

    Đó là lý do mà theo Goncharenko, "Zelensky hiện chỉ tập trung vào tư cách thành viên EU", bởi việc mở rộng NATO trong bối cảnh hiện nay thực sự là mối đe dọa đối với lợi ích của Washington, theo Oriental Review.

    Sự hoài nghi của ông Zelensky càng có cơ sở khi ngày 8-12, Thượng viện Mỹ đã chặn việc bỏ phiếu về dự luật giúp Ukraine. Điều này không bất ngờ bởi trước đó hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không thể đi đến thỏa thuận: Đảng Cộng hòa yêu cầu đưa các biện pháp củng cố biên giới Mỹ vào dự luật.

    Bất ngờ là ở chỗ việc ngăn chặn được thực hiện bởi Thượng viện, nơi Đảng Dân chủ chiếm đa số, chứ không phải Hạ viện, nơi Đảng Cộng hòa ưu thế. Chính quyền Biden hiện đang cố gắng thuyết phục quốc hội thông qua dự luật phân bổ hơn 100 tỉ USD viện trợ cho các đồng minh của Mỹ. Phần lớn trong số đó được dành cho Ukraine - 61 tỉ USD (phần còn lại dành cho Israel và Đài Loan).

    [​IMG]
    Ảnh: Business Today

    "Đây không phải cuộc chiến của chúng tôi"
    Trong khi đó, theo kết quả cuộc họp Hội đồng Ukraine - NATO, việc cung cấp vũ khí sát thương đã bị loại khỏi chương trình hỗ trợ cho Kiev năm 2024. Ngoại trưởng Hungary Szijjártó thừa nhận với báo giới rằng chính Budapest nhất quyết từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev do lo ngại xung đột leo thang.

    Tờ Blikk dẫn lời ông Szijjártó: "Ukraine đang chiến đấu cho chính mình vì toàn vẹn lãnh thổ, vì chủ quyền và độc lập của mình, điều mà chúng tôi đánh giá cao, nhưng đây không phải là cuộc chiến của chúng tôi, vì vậy chúng tôi bác bỏ bất kỳ cách tiếp cận nào như thế".

    Sau cuộc họp Hội đồng NATO - Ukraine, ông Stoltenberg nói rằng "việc chuyển giao F-16 cho Ukraine sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường, lực lượng vũ trang Ukraine cần các thiết bị khác nhau nhưng không có hệ thống nào có thể giúp thay đổi tình hình ở mặt trận". ■

    Nhà khoa học chính trị Kimberly Marten, giáo sư nghiên cứu về Nga, Đông Âu và Á - Âu tại Đại học Barnard ở New York, trên cổng thông tin Meduza.io, phân tích lý do ngần ngại của NATO trong việc xúc tiến thủ tục cho Ukraine gia nhập, mà bước cụ thể tiếp theo, sau khi Kiev nộp đơn vào 30-9-2022, là gởi lời mời tham gia liên minh. Theo bà Marten, tuy Kiev muốn gia nhập NATO càng sớm càng tốt, rất khó để NATO đưa ra lời mời lúc này: Không thể dự đoán tình hình kinh tế và chính trị trong nước Ukraine sẽ như thế nào khi chiến tranh kết thúc.

    "Người ta không biết điều gì sẽ xảy ra nếu một tổng thống mới thay thế ông Zelensky, cũng như nếu Ukraine cuối cùng phải chịu tổn thất lãnh thổ đáng kể, và điều đó sẽ có ý nghĩa gì với sự nổi lên của các phong trào chính trị có thể cực đoan hơn nhiều… (so với giới lãnh đạo hiện nay)", bà Marten nói. Cũng theo bà, câu hỏi bây giờ không phải là Nga sẽ phản ứng thế nào với đề xuất gia nhập của Ukraine, mà là NATO không chắc chắn tương lai Ukraine sẽ ra sao. Bà cho rằng NATO đã có đủ khó khăn với những thành viên "như Thổ Nhĩ Kỳ, và ở một mức độ nào đó là Hungary và Ba Lan", những nước không phải luôn có cùng suy tính với các lãnh đạo NATO.

    Bà Marten phân tích nếu Ukraine ngay lập tức trở thành thành viên, NATO sẽ có nghĩa vụ bảo vệ nước này. Điều này có nghĩa là một cuộc xung đột vũ trang trực tiếp với Nga. Kiev cũng hiểu vậy nên họ "chỉ cần một lời hứa chính thức rằng Ukraine sẽ gia nhập liên minh trong tương lai và điều này sẽ diễn ra trong một khung thời gian cụ thể". Tuy nhiên, ngay cả việc đơn giản hóa lộ trình, thủ tục, tương tự trường hợp Thụy Điển hay Phần Lan, cũng là điều liên minh phải cân nhắc.



    Tình hình nội bộ Ukraine

    Chính khách đối lập Ukraine Oleg Tsarev trên kênh Telegram của ông hôm 7-12 cho rằng xung đột đang ngày càng tăng giữa Tổng thống Zelensky và Tổng tư lệnh Valery Zaluzhnyi. Bằng chứng mới nhất là quyết định của ông Zelensky cách chức đại biểu Fyodor Venislavsky khỏi chức vụ đại diện tổng thống ở Rada (Quốc hội Ukraine). Căn nguyên là 10 ngày trước, Venislavsky đã lên án người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Rada Maryana Bezuglaya vì bà này kêu gọi Zaluzhnyi từ chức. Không chỉ thế, Venislavsky còn đề xuất cách chức bà này vì "hành vi của bà Bezugla là không thể chấp nhận được, việc bà ở lại ủy ban có thể gây ra mối đe dọa thực sự cho an ninh quốc gia". Việc thay vì cách chức bà Bezuglaya, ông Zelensky lại cách chức người ủng hộ Zaluzhnyi, theo ông Tsarev, "cho thấy những bất đồng nghiêm trọng trong giới thân cận Zelensky về số phận của Zaluzhnyi. Nhất là khi thành tích của Venislavsky vững chắc hơn Bezugla rất nhiều… Sắc lệnh hôm nay của Zelensky cuối cùng cũng làm rõ thái độ của ông đối với Zaluzhnyi". Trong hoàn cảnh cả trong lẫn ngoài đều không thuận lợi như vậy, ông Zelensky không hoài nghi về tương lai Ukraine trong NATO mới là chuyện lạ.




    https://cuoituan.tuoitre.vn/ukraine-va-nato-tu-chi-trich-den-hoai-nghi-20231215093341311.htm
     
  10. Viethq1989

    Viethq1989 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    7/9/21
    Bài viết:
    2,464
    Thằng u cà cũng ngu 1 triệu lính thay vì đốt với nga thì quay sang đập balan với đức vớ vẩn liếm sạch 2 thằng này
     
  11. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,648
    Nơi ở:
    Hà Nội
    pepe-30pu_kek1 nó ăn tiền của ai, giải thiết vkl
     
  12. zero121

    zero121 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    12/8/08
    Bài viết:
    1,233
    táng balan/ đức cho đám Nato xúm lại hội đồng chết còn thảm hơn.
     
  13. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,387
    Ukraine dùng biện pháp mạnh để giải tỏa "cơn khát" lính


    Cán bộ tuyển quân Ukraine bắt đầu dùng các biện pháp mạnh như tịch thu hộ chiếu trong bối cảnh nước này cần bổ sung quân số cho chiến sự gần bước sang năm thứ 2, theo New York Times.

    Trong một số trường hợp, cán bộ tuyển quân bắt người ngay giữa đường phố, đe dọa hoặc thậm chí dùng vũ lực để đưa đối phương đến các trung tâm tuyển quân, theo New York Times.

    Cách làm này không chỉ nhằm vào những người trốn quân dịch mà còn nhằm vào những người thường được miễn nghĩa vụ. Đây là dấu hiệu cho thấy những thách thức mà quân đội Ukraine phải đối mặt trong việc duy trì quân số.

    "Có sự tùy tiện ở đây", một tài xế taxi người Ukraine 58 tuổi nói với New York Times trong bài báo đăng hôm 15/12.

    Người tài xế đến từ thành phố Kitsman của Ukraine kể rằng cán bộ tuyển quân đã tịch thu hộ chiếu của mình và chỉ trả lại khi đi khám sức khỏe vài ngày sau đó.

    Người dân địa phương nói rằng cán bộ tuyển dụng tại Kitsman có tiếng là "những kẻ giật người".

    New York Times cho biết họ đã trao đổi với hơn 20 luật sư, nhà hoạt động, quân nhân, lính nghĩa vụ và người thân của lính nghĩa vụ về cách làm mạnh tay của các cán bộ tuyển quân.

    Các luật sư và nhà hoạt động nói rằng các chiến thuật mạnh tay - được cho là bao gồm cả dùng vũ lực - vượt quá giới hạn thẩm quyền của cán bộ tuyển quân và rõ ràng là bất hợp pháp trong một số trường hợp.

    Cũng như các nước khác, quân đội Ukraine sẽ miễn trừ nghĩa vụ trong một số trường hợp nhất định, như người bị khuyết tật hoặc bệnh lý.

    Nhưng New York Times cho biết, họ phát hiện ít nhất một trường hợp quan chức tuyển quân Ukraine cố gắng điều động Hryhorii Harasym - một người đàn ông thiểu năng trí tuệ 36 tuổi đang dùng thuốc điều trị trầm cảm - đi tập huấn.

    Sau khi được kết luận đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự đi kèm một số hạn chế, Harasym đã được gọi nhập ngũ.

    "Họ đã triệu tập vào quân đội một người được chẩn đoán chính thức là "khuyết tật tâm thần" từ khi còn nhỏ", Tetiana Fefchak, luật sư ngăn được lệnh gọi nhập ngũ Harasym, nói với New York Times.

    Một số người đàn ông Ukraine đã tìm đến tòa án để kháng nghị điều mà họ cho là lệnh gọi nhập ngũ sai trái hay lệnh động viên cưỡng ép.

    Chỉ trong tháng 11, tòa án Ukraine đã đưa ra hơn 200 quyết định liên quan đến việc động viên nhập ngũ, theo New York Times.

    Trước cáo buộc cưỡng ép tòng quân, Bộ Quốc phòng Ukraine nói: "Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) đang nghiên cứu sửa đổi luật liên quan đến quá trình động viên và giải ngũ".

    Nếu các quy định ấy được thông qua, Bộ Quốc phòng Ukraine "sẽ nghiên cứu các tiêu chuẩn đã được phê duyệt", tuyên bố cho biết.

    Quân đội Ukraine đã chịu tổn thất nặng nề trên chiến trường kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại nước này vào tháng 2/2022.

    Vào tháng 8, quan chức Mỹ ước tính 70.000 binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng và có tới 120.000 người bị thương trong cuộc xung đột. Con số này có thể đã tăng lên trong bối cảnh giao tranh ác liệt ở phía đông Ukraine.

    Tình báo Mỹ ước tính Nga có tới 350.000 binh sĩ thiệt mạng và bị thương trong cuộc xung đột.

    Khi xung đột bùng nổ, Kiev đã cấm đàn ông từ 18 đến 60 tuổi rời khỏi đất nước và bắt đầu nhiều đợt tuyển quân. Vào tháng 5, Quốc hội Ukraine bỏ phiếu giảm tuổi nhập ngũ xuống 25.
     
  14. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,348
    Cái con số 350k này hình như 0 cập nhật từ đầu năm tới giờ thì phải? Chứ tôi thấy báo đài dân chủ kêu mỗi ngày diệt cả ngàn lính Nga với chả 1 Ukr đổi 8 - 20 Nga thì chiếu theo thiệt hại của Ukr ngay trên thì Nga phải thiệt hại cũng phải vài triệu rồi chớ.
     
  15. comic_fan

    comic_fan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    1,340
    BMP vs M2

     
  16. Phá Long

    Phá Long Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/7/06
    Bài viết:
    803
    Nơi ở:
    -null-
    Đánh thì ngu mà cứ xạo hồ bách thảo
     
  17. zhangthang_reborn

    zhangthang_reborn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    9/11/16
    Bài viết:
    2,132
    lo chui hang đi, trả treo ccc.
    pepe-vaohang-pngpepe-vaohang-pngpepe-vaohang-png
     
  18. Mèo Bếu

    Mèo Bếu In memory of Desmond Miles ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,387
    Theo bộ quốc Anh thì Ork nó bắt cả cụ ông ra trận rồipeepo_blesspray
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  19. Chuối Tiêu

    Chuối Tiêu Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    25/1/15
    Bài viết:
    996
    How about hiệp ước hòa bình, U cà là phòng tuyến phía đông của Phú Tình, Zelen chuyển về moscow sống đời phú quý, lánh xa chính trị, zhaluzny lãnh đạo tập đoàn quân phía đông peepo_cheer
     
    thitavipho thích bài này.
  20. comic_fan

    comic_fan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    1,340
    Bàn về nghệ thuật của Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine
    11:56 AM, 09/12/2023, Views: 78 | By Nhân Vũ

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    VietnamDefence - Đến cuối mùa thu chiến tranh thứ hai, nước Nga vẫn tiếp tục hành động thận trọng, nếu không muốn nói là thụ động, và các bản tin chiến sự từ lâu đã trở thành luồng thông tin đơn điệu, buồn tẻ. Có một số lý do dẫn đến điều này: có cả mong muốn chờ cho đến khi Ukraine kiệt sức, còn viện trợ của phương Tây yếu đi, có cả công việc xây dựng quân đội Nga và tích lũy kinh nghiệm cần thiết vẫn chưa đạt được hiệu ứng cần thiết, và cả việc không muốn đẩy chiến dịch quân sự đặc biệt vượt ra ngoài khuôn khổ một cuộc xung đột hạn chế vốn cho phép duy trì cuộc sống hòa bình bình thường ở Nga và quan trọng hơn là một nền kinh tế bình thường.

    Chúng ta hãy thử tìm hiểu các ưu tiên của giới lãnh đạo Nga, xem điều gì đang xảy ra với đối phương, điều gì đang thay đổi ở mặt trận và các sự kiện trong năm nay có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của cuộc xung đột.

    [​IMG]
    Một là phá tan các âm mưu của kẻ thù


    Thoạt nhìn, kết quả chiến cuộc hè-thu đối với quân đội Nga không tốt lắm: quân Nga không tiến lên mà ngồi trong chiến hào đằng sau các bãi mìn, quân Nga thậm chí còn rút lui - xem ra chẳng có gì đáng khoe khoang. Tuy nhiên, thành quả khiêm tốn xét từ góc độ hình thức này có lẽ là chiến thắng lớn nhất của vũ khí Nga kể từ chiến dịch tấn công Mãn Châu năm 1945.

    Một năm trước, chúng ta đã chịu cú sốc bởi thất bại ở gần Kharkov, từ việc rút quân khỏi Kherson và các cuộc tấn công vào cầu Crimean. Hết đòn này đến đòn khác, và một số nhà bình luận Nga choáng váng nhất đã tuyên bố Nga đã thua trong cuộc xung đột với Ukraine và đếm từng tuần và từng tháng cho đến khi Nga để mất Mariupol và Crimea.

    Kẻ địch lại có tâm trạng trái ngược: sự hưng phấn ngự trị ở phương Tây và Ukraine, dường như chỉ cần một đòn quyết định nữa là đủ - và quân đội Nga sẽ sụp đổ hoàn toàn, và tiếp sau đó là “chế độ Putin” chống phương Tây sẽ sụp đổ. Hoạt động tuyên truyền của họ trong mùa đông và đầu mùa xuân năm ngoái dữ dội đến mức nó đã át đi tiếng nói riêng của những người hoài nghi, ngay cả khi những người hoài nghi này là quân nhân cấp cao của Mỹ như Tướng Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

    Họ đã chuẩn bị cho cuộc phản công Azov như thể chuẩn bị cho một ngày hội, đó là một vụ đánh cược toàn lực, nhưng không tuyệt vọng mà ngược lại là trên làn sóng phấn khích chung. Dường như mọi thứ đang diễn ra không thể nào tốt đẹp hơn: sức mạnh quân sự, công nghệ và kinh tế của phương Tây và nước Ukraine đang hăm hở lao vào trận chống lại kẻ thù chung đơn giản là không thể thua - bởi lẽ họ ở bên lẽ phải của lịch sử.

    Cú sốc càng sâu sắc hơn khi cuộc phản công đã diễn ra không theo kế hoạch. Vào thời điểm đó, điều đó không rõ ràng, nhưng bây giờ, 5 tháng sau, mọi chuyện đã rõ ràng: đã bốc cháy trên các bãi mìn ở gần Rabotino không phải xe tăng phương Tây mà là ý đồ chính gây thất bại quân sự đối với nước Nga bằng quân đội Ukraine, là ý tưởng mà Ukraine và phương Tây đã hướng tới trong suốt thời kỳ hậu Xô-viết.

    Giờ đây, ở phương Tây ngày càng có sự hiểu biết phổ biến rằng, trong tương lai gần, điều này là không thể: Ukraine không có đủ nguồn nhân lực, quân đội Ukraine không có khả năng tiến hành các chiến dịch ở quy mô cần thiết, còn phương Tây ở đây và bây giờ cũng không thể cung cấp đủ vũ khí và tiền bạc và bản thân họ cũng không sẵn sàng chiến đấu. Hoặc là cần phải bắt đầu lại từ đầu (mà việc này phải mất nhiều năm) hoặc từ bỏ ý đồ.

    “Có vẻ như đang xảy ra một bước ngoặt trong cuộc xung đột vốn bắt đầu rất không thành công đối với chúng ta. Và việc bước ngoặt này đã đạt được trong phòng ngự không hề làm giảm đi ý nghĩa của nó - mà ngược lại”.

    Hai là phá vỡ các liên minh của kẻ thù

    Mất đi mục tiêu nên ngay cả liên minh quân sự giữa phương Tây và Ukraine cũng đã bắt đầu lung lay. Về thực chất, phương Tây là hậu phương của Ukraine: Như các quan chức của cả Kiev và lãnh đạo cấp cao phương Tây đã nhiều lần nhấn mạnh, nếu không có sự viện trợ thì không chỉ mặt trận mà cả nhà nước Ukraine nói chung sẽ sụp đổ. Hồi tháng 5 năm ngoái, trước tất cả các sự kiện kịch tính ở gần Kharkov và Kherson, chúng ta đã tự đặt câu hỏi: liệu phương Tây có sẵn sàng nuôi dưỡng Ukraine và chiến đấu với chúng ta bằng Ukraine khi không có triển vọng chiến thắng rõ ràng hay không?

    Câu trả lời là: Ít nhất, họ không vui mừng, các nhà lãnh đạo phương Tây đang cố gắng giảm tối đa chi phía của nước họ hoặc đổ lỗi cho nước láng giềng. Việc duy trì Ukraine về mặt quân sự, kinh tế và nhân đạo tiêu tốn 250-350 triệu USD/ngày; khoản tiền này bảo đảm duy trì hình thức chiến tranh tiêu hao chết chóc cho Ukraine hiện tại, nhưng không mang lại ưu thế đủ để giành chiến thắng. Hiện nay thì cả mức độ chu cấp này cũng đang bị đặt dấu hỏi: cuộc sống vẫn tiếp diễn, ngày càng có nhiều yếu tố thu hút sự chú ý khỏi Ukraine - cuộc xung đột ở Trung Đông, chiến dịch bầu cử ở Mỹ, trong đó việc tài trợ cho Ukraine có nguy cơ trở thành trở ngại chính, cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp diễn ở châu Âu. Những tiếng nói về sự cần thiết phải đàm phán với Moskva đang vang lên ngày càng to ở phương Tây.

    Biến chuyển không phải lúc nào cũng rõ ràng này có thể được đánh giá qua thái độ đối với cá nhân Zelensky: một năm trước, ông ta đã được công kênh trên tay, được tuyên bố là nhân vật của năm và được hoan nghênh nhiệt liệt trong các tòa nhà quốc hội. Sau đó, thế giới phương Tây nín thở chờ đợi một cuộc phản công, sau thất bại của nó, thì ngay vào tháng 7, sự xa lánh đã đến, đến mùa thu thì đã được thay thế bằng sự cáu kỉnh và có nơi thậm chí là sự thù địch công khai.

    “Khó có khả năng Ukraine sẽ bị cắt hoàn toàn nguồn nuôi dưỡng - điều này quá tốt để có thể là sự thật - nhưng có thể khẳng định với mức độ chắc chắn cao: trong tương lai gần, đỉnh điểm can dự của phương Tây vào cuộc xung đột ở Ukraine đã qua”

    Giờ đây, thậm chí người ta không nói về các đợt viện trợ ồ ạt có thể so sánh với hồi đầu năm 2023, khi cuộc phản công đang được chuẩn bị - và những đợt viện trợ đó, như chúng ta thấy, cũng là không đủ. Các tiêm kích và tên lửa tầm xa được hứa hẹn sẽ không giúp ích gì: các tiêm kích về thực chất sẽ thay thế các máy bay và hệ thống phòng không Liên Xô đã bị tiêu diệt, còn tên lửa tầm xa mặc dù chúng có thể khiến chúng ta đau đầu thêm trong các cuộc tấn công sâu vào hậu phương trên các vùng lãnh thổ mới và ở Crimea, nhưng không tăng cường khả năng tấn công của quân đội Ukraine.

    Như vậy, Ukraine đang tiến gần đến cuối năm thứ hai của cuộc xung đột với sự hỗ trợ ngày càng suy yếu của phương Tây, suy yếu sau các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng, với nền kinh tế đang thở ngoải nhờ sự trợ giúp của máy thở hay trục trặc (đây là nói về nguồn tài trợ của phương Tây), với một quân đội đang suy yếu và già đi, tiếp tục mất đi những chiến binh có động cơ chiến đấu nhất, - và tất cả những điều này là để chống lại một kẻ thù quyết tâm, có tiềm năng động viên lớn hơn 5 lần, công nghiệp quốc phòng đang tang tốc, còn quân đội thì đang được mạnh lên khi vượt qua các vấn đề của chính mình.

    [​IMG]
    Ba là đánh tan quân đội của kẻ thù


    Bằng cách đập tan các ý đồ và làm lung lay các liên minh, chúng ta đã mở ra một cửa sổ cơ hội - câu hỏi đặt ra là quân đội của chúng ta sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào và vào lúc nào.

    Điểm chung là quan điểm về sự bế tắc trận địa chiến trên mặt trận có thể sánh với cuộc chiến Iran-Iraq hay thậm chí là Thế chiến I về sự vô vọng. Lý do dẫn đến sự bế tắc thường được coi là cuộc cách mạng máy bay không người lái (UAV): sự phổ biến ồ ạt của UAV trinh sát và tấn công ở cấp chiến thuật thấp cho phép kiểm soát suốt ngày đêm đối với khu vực tiền duyên của đối phương và các tuyến đường ở vùng hậu phương gần. Nói một cách đơn giản, gần như mỗi người lính hiện nay đều có đôi mắt bên trên chiến trường và quả đạn chính xác sẵn sàng sử dụng trong vài phút. Người ta còn nêu ra việc thiếu quân số: trong điều kiện mặt trận trải dài và số lượng quân ở cả hai bên xấp xỉ bằng nhau, rất khó để tạo ra ưu thế quân số cần thiết ở khu vực này hay khu vực khác.

    Điều này đúng, nhưng không phải là tất cả. Có vẻ như nguyên nhân thứ ba dẫn đến tình trạng trì trệ ở mặt trận là do sự không sẵn sàng của cả quân đội Nga và quân đội Ukraine để hành động hiệu quả trong đội hình các binh đoàn.

    Khi đọc các báo cáo chiến sự, giao tiếp với các binh sĩ và chỉ huy, có thể nhận thấy: một cuộc tấn công điển hình cho cả phía quân đội Nga và quân đội Ukraine là một trung đội hay một đại đội. Ngay cả các cuộc tấn công của cấp tiểu đoàn cũng rất hiếm, còn các hành động thống nhất của các lữ đoàn hoặc quân đoàn thì gần như hoàn toàn không nghe thấy kể từ khi hình thành mặt trận ít nhiều dày đặc vào mùa xuân năm ngoái. Pháo binh cũng hoạt động tương tự: các đợt pháo kích cấp tiểu đoàn rất hiếm mà thường là, các pháo tự hành hoạt động đơn lẻ hoặc theo cặp. Các UAV tấn công và máy bay chiến thuật cũng bay đơn lẻ hoặc theo cặp. Do đó, những lượng lớn quân ở mặt trận vẫn phân tán, không chuyển thành khối tấn công, còn các cuộc tấn công của một trung đội hoặc đại đội thì bị vô hiệu hóa bởi các UAV nhỏ, pháo binh và các bãi mìn, chúng sẽ bất lực trước một binh đoàn hành động như một thể thống nhất.

    “Điều này giống như những trận chiến thời cổ đại hoặc trung cổ, khi mà chiến trường của hai quân đội đã được chia ra thành nhiều trận đánh; trong trường hợp của chúng ta, thay vì các chiến binh riêng lẻ cầm giáo và kiếm là các trung đội và đại đội riêng lẻ, được tăng cường bằng các khẩu pháo riêng lẻ, các UAV hạng nặng và trực thăng riêng lẻ”.

    Phải nhấn mạnh rằng, đây không chỉ là vấn đề của chúng ta mà nó có lẽ ở mức độ ít nhiều là đặc điểm của hầu hết các quân đội trên thế giới. Lý do là vì cách diễn giải các nhiệm vụ của chúng trong những thập kỷ gần đây: chiến đấu với kẻ địch không chính quy, với quân nổi dậy, kiểm soát lãnh thổ, chống khủng bố, các chiến dịch hạn chế nhằm cưỡng chế hòa bình, bất cứ điều gì - ngoại trừ các hoạt động tác chiến trên bộ trên mặt trận trải dài 1.000 km. .

    Đối với tất cả các nhiệm vụ “nhỏ” này, các nhóm chiến thuật tiểu đoàn được lập ra linh hoạt mà hành động do sở chỉ huy cấp trên trực tiếp chỉ huy là rất phù hợp. Quân đội Liên Xô đã đi theo con đường này ít nhất kể từ thời Afghanistan, và thậm chí còn sớm hơn - với việc chuyển đổi sang hệ thống các đơn vị khung, trong đó sự phục vụ của đội ngũ sĩ quan là một loại hình công việc không đòi hỏi duy trì các kỹ năng chỉ huy chiến đấu và công tác tham mưu.

    Sự suy thoái tự nhiên hàng thập kỷ đã dẫn đến việc cả chúng ta (Nga), lẫn kẻ thù và (chúng tôi đồ rằng) cả ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều không có đủ số lượng tướng lĩnh có khả năng chỉ huy hiệu quả các lữ đoàn, quân đoàn và tập đoàn quân trong tác chiến - huống chi là không có đủ số lượng sĩ quan có khả năng làm việc hiệu quả tại các sở chỉ huy cấp tương ứng. Kết quả là một lực lượng vũ trang trên bộ bao gồm các đơn vị phân tán vô tận, không thể tập hợp thành các binh đoàn lớn hơn; có thể nói việc các đơn vị này thuộc về các lữ đoàn và quân đoàn chỉ có tính danh nghĩa.

    Vấn đề này sẽ không thể giải quyết nhanh chóng: vấn đề không chỉ ở chỗ các chỉ huy có năng lực, tài năng và kinh nghiệm không mọc ra trên cây (còn các học viện quân sự dường như cũng gặp những khó khăn tương tự với đội ngũ giảng viên), mà vấn đề là ở chỗ rõ ràng một lớp văn hóa tương ứng đã bị mất đi hoàn toàn hoặc một phần. Các phương tiện tác chiến mới nhất (thông tin liên lạc, trinh sát, vũ khí chính xác cao và UAV) đã làm giảm đáng kể giá trị của kinh nghiệm cũ của 60-70 năm trước. Chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu.

    Tin tốt là chúng ta đang học. Rõ ràng, giới lãnh đạo quân sự cao cấp Nga hiểu được vấn đề và không lùa binh lính vào chỗ chết, mà họ dùng các chiến dịch tấn công cục bộ, chẳng hạn như ở gần Avdeevka, để tích lũy kinh nghiệm cho các binh lính và người chỉ huy, nhân viên tham mưu, cho các cơ quan hậu cần và kỹ thuật. Các nhà phân tích quân sự của đối phương ngày càng khó chịu khi thấy quân đội Nga phản ứng linh hoạt như thế nào với diễn biến trận đánh, không gây sức ép bằng mọi giá; trong trường hợp thất bại, liền rút lui và thay đổi chiến thuật. Trình độ phối hợp hiệp đồng ngày càng cao: vào đầu tháng 11.2023, các cuộc tấn công quân Nga đã thực sự là các cuộc tấn công cấp tiểu đoàn, các nguồn tin ở mặt trận cũng ghi nhận chất lượng chỉ huy tăng dần.

    Tin tốt thứ hai: như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, thời gian dường như đang đứng về phía chúng ta. Quân đội Nga có cơ hội duy trì thế phòng thủ chiến lược, đồng thời mở rộng sản xuất công nghiệp quốc phòng và tích lũy kinh nghiệm. Sớm hay muộn, với sự kiên trì cần thiết, tất cả các quá trình này sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, lượng sẽ chuyển thành chất, và chúng ta sẽ có một công cụ được chờ đợi từ lâu để đánh bại kẻ địch đang suy yếu.

    Bốn là tránh vây hãm các pháo đài

    Như chúng tôi đã nhiều lần lưu ý, cuộc xung đột Ukraine được tiến hành không phải để giành đất đai (Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã công khai nói ra ý tưởng này vào đầu tháng 10.2023); việc chiếm giữ và kiểm soát một số vùng lãnh thổ nhất định có tính chất công cụ: hoặc mang tính chiến lược như hành lang Azov, hoặc thuần túy quân sự, như thị trấn Artyomovsk (Bakhmut), nơi mà về bản chất, đã diễn ra việc đánh đổi các nhóm đột kích của Công ty quân sự tư nhân Wagner với các đơn vị Ukraina sẵn sàng chiến đấu nhất mà sau đó đã không đi về phía nam để tham gia cuộc phản công. Trong trường hợp có mối đe dọa đối với quân đội, chúng ta không ngần ngại rút lui ở nơi có thể cho phép (thành phố Kherson, tỉnh Kharkov).

    Mục tiêu chính của Chiến dịch quân sự đặc biệt không thay đổi: Ukraine không được trở thành một mũi lao của phương Tây nhằm vào chúng ta. Có thể thấy, Nga đang tiến tới mục tiêu này một cách nhất quán, mặc dù chậm chạp.

    Vì những lý do hợp lý, phương Tây cần đạt được thỏa thuận với Nga càng sớm càng tốt trong khi Ukraine vẫn còn là sức mạnh quân sự đáng kể - có thể là trước đó là thay thế Zelensky bằng ai đó dễ bảo hơn. Tuy nhiên, những tuyên bố quá cứng rắn và không thể dung hòa đã được đưa ra khi trông đợi những chiến thắng tất yếu, quá nhiều cây cầu đã bị đốt cháy, mà điều đó có nghĩa là thế hệ chính trị gia phương Tây hiện nay sẽ khó có thể nghe theo lời khuyên “quay ngoắt 360 độ” của Annalena Baerbock [1] và ứng xử một cách hợp lý.

    Mặt khác, những ranh giới mà Nga sẵn sàng đi đến là không hoàn toàn hiểu rõ, và các khả năng quân sự trong tương lai của chúng ta cũng cũng không hoàn toàn rõ ràng: xét cho cùng, bất kỳ xung đột quân sự nào, dù là hạn chế, đều là gánh nặng lớn cho nền kinh tế, ngoài ra còn tổn thất ngày càng tăng và sự mệt mỏi của xã hội ngày càng tích tụ. Cho đến nay, các tuyên bố của giới lãnh đạo Nga tựu trung lại là: chúng tôi sẵn sàng đàm phán, nhưng sẽ không có đình chiến gì hết. Có vẻ như Điện Kremlin tin chắc rằng, thời gian đang đứng về phía chúng ta.

    Như vậy, có thể trông đợi rằng, các cuộc đàm phán hòa bình ban đầu sẽ được tiến hành trong bối cảnh chiến sự vẫn đang diễn ra. Kết quả chiến sự sẽ quyết định các đường nét của hòa bình. Còn triển vọng chiếm được các pháo đài mới sẽ không chỉ phụ thuộc vào khả năng của chúng ta mà còn phụ thuộc vào mức độ ngoan cường của đối phương vốn đang giữ lập trường hoàn toàn không khoan nhượng và buộc Nga phải từng bước loại bỏ mối đe dọa cùng với nhà nước Ukraine như nó vốn có.

    Những kẻ mơ về một cuộc giành lại lãnh thổ của Ukraine cần hy vọng rằng, đối phương sẽ duy trì sự không khoan nhượng của mình càng lâu càng tốt.


    Nguồn: Sergey Poletaev / Globalaffairs, 8.11.2023.

    https://vietnamdefence.com/Home/pha...h-quan-su-dac-biet-o-Ukraine/202312/55517.vnd
     
    Viethq1989 and Tiểu_Ngư_Nhi like this.

Chia sẻ trang này