The Boy and the Heron [Kimitachi wa Dō Ikiru ka] (09/12/2023) - Ghibli - Hayao Miyazaki's last dance

Thảo luận trong 'Phim ảnh' bắt đầu bởi vegitot, 9/6/23.

  1. wubim

    wubim Cơ trưởng U60 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/5/09
    Bài viết:
    20,503
    phim kiểu éo j ấy, coi khó chịu vl, ko thấy hay nổipeepo_boardbo
     
  2. seifer819

    seifer819 101st Airborne GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    11/1/07
    Bài viết:
    20,187
    Nơi ở:
    Philanthropy
    Hèn gì xin GA vé hoài @Red Mosnter ko cho, tôi đã hiểu lầm người anh em. pu_pepewhy
     
  3. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,326
    peepo_cursing
     
    ViolenceFetish thích bài này.
  4. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,566
    Nơi ở:
    HVĐ
    Xin GA 1 cặp vé mai đi xem film với trai ạ worry-100
     
  5. seifer819

    seifer819 101st Airborne GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    11/1/07
    Bài viết:
    20,187
    Nơi ở:
    Philanthropy
    Poster Princess Mononoke bản chiếu lại ở Đài Loan

    [​IMG]
     
  6. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,566
    Nơi ở:
    HVĐ
    Mới coi xong, công nhận hơi khó hiểu thật, mà ông cụ tổ nó quyền năng vậy thì cần gì lắm steps thế nhĩ, búng tay 1 phát là gặp rồi. Film này 1/2 tâm linh kì bí + 1/2 khoa học viễn tưởng đa vũ trụ. Nói chung xem cũng dc, suy nghĩ đơn giản ko dark deep gì là coi tốt
     
  7. ren_momo2

    ren_momo2 Chrono Trigger/Cross Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/6/09
    Bài viết:
    6,691
    Phim xem đéo hiểu gì cả, giao hoan đất trời cụ hơn 2 tiếng mà chả có đoạn nào giải thích, xem toàn thấy ném 1 đống thứ khó hiểu dark deep vào mặt xong bùm, bùm hết mẹ phim.
     
  8. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,107
    Mới xem sáng CN và mấy suy nghĩ.
    ####################################

    Bộ phim mới nhất của Ghibli có tựa đề 君たちはどう生きるか (tạm dịch: các cậu sống như thế nào) nhưng lại được dịch thành "thiếu niên và con chim diệc" trong các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nhật.
    Sau khi xem xong thì ấn tượng chung về phim này là một cảm giác rất Dark Souls của Miyazaki Hidetaka. Phim có khá nhiều chi tiết tưởng là vụn vặt nhưng lại là mảnh ghép cấu thành nên bức tranh lớn, và những mảnh ghép đó không mang trong nó cách hiểu cố định của người xem đối với nó. Tùy từng góc nhìn của từng người mà ta sẽ thấy nó khác nhau. Cũng vì thế mà phản ứng của dân Nhật sau khi xem phim này cũng chia thành hai phe, nửa khen nửa chê. Cảm giác Dark Souls không chỉ nằm ở bầu không khí thần bí, có phần u tối mà còn nằm ở nhiều câu hỏi nảy sinh trong đầu người xem mà bộ phim không mang lại lời giải thích. Chẳng hạn như cái thứ gì nằm sau cánh cổng dẫn vào ngôi mộ ở dị thế giới (isekai)?
    Qua bộ phim này, người ta thấy được sự thay đổi trong phong cách của bác Tuấn (Tuấn trong "tuấn mã", tên của bác đạo diễn: Hayao). Nếu trước đây, bác đóng vai trò là người kể chuyện trong những bộ nặng về tính giải trí như Totoro hay Laputa thì trong bộ mới nhất này, bác biến hình thành một nghệ thuật gia.

    Trước đây, trong vai trò là người kể chuyện thì bác Tuấn rất để tâm tới điều mà khán giả suy nghĩ, cái mà họ muốn xem. Còn giờ đây, bác chỉ vẽ những gì bác muốn vẽ, vẽ cái mình thấy, mình cảm, còn thì mặc kệ khán giả muốn thấy thế nào thì thấy, hiểu thế nào thì hiểu, mà không hiểu thì cũng kememay. Trong bộ phim này, bác cứ như Picasso với mấy bức tranh nguệch ngoạc khiến hậu thế khen lắm mà chê cũng nhiều.

    Thành ra, để cảm được phim thì người coi cũng cần khá nhiều kiến thức nền tảng. Có ai đó từng nói: đừng có tạo ra những thứ đòi hỏi người ta hiểu biết mới cảm được. Đúng là như thế, nhưng mà nghệ thuật Đông Tây cổ kim đều có xu hướng xa rời bình dân như thế cả. Thiếu niên và con diệc/các cậu sống như thế nào, cũng là một bộ phim thuộc xu hướng này.
    Trong phim này, bác Tuấn lồng ghép nhiều chi tiết về cuộc đời thực của bác, của những nhân vật chung quanh bác, cũng như của chính Ghibli vào đây.
    Bỏ qua một số chi tiết mà người nghe hiểu tiếng Nhật sẽ hiểu, còn người đọc phụ đề ở các ngôn ngữ khác sẽ không hiểu, thì trong phim còn có khá nhiều chỗ đòi hỏi kiến thức tiền đề để khỏi thốt lên: ủa? wtf khi coi. Dưới đây là một vài chỗ như thế.

    1. Tiểu thuyết
    Tựa phim này copy paste y chang tựa cuốn tiểu thuyết cùng tên của Yoshino Gen-zaburō (Cát Dã Nguyên Tam Lang) được xuất bản năm 1973. Cuốn tiểu thuyết này được coi là kinh điển trong nền văn học nhi đồng của Nhật.
    Thế nhưng nội dung của phim lại chẳng ăn nhập gì tới nội dung của tiểu thuyết. Nếu có thì cũng chỉ là một chút hơi hám dây phần. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một cậu học sinh cấp 2 có biệt danh là Copernic, con của một nhân viên ngân hàng. Chuyện kể về cuộc sống thường nhật của cậu học trò trong một ngôi trường toàn con ông bố cháu ông nội tầm cỡ. Cuối mỗi ngày, khi nghe những câu chuyện Copernic kể về những gì cậu trải qua ở trường thì ông chú đều ghi lại những lời dặn của mình vào sổ cho thằng cháu. Những lời dặn dò này là về góc nhìn, về cách vận hành của xã hội, về mọi thứ.
    Năm 2018, một bộ Manga dựng trên cuốn tiểu thuyết này đã trở thành best seller của năm. Còn trong phim của bác Tuấn, cuốn tiểu thuyết này xuất hiện dưới dạng cuốn sách mà mẹ của nhân vật chính Chân Nhân (Mahito) để lại cho cậu. Nội dung của tiểu thuyết và của phim chẳng lan quyên gì nhau.

    2. Bối cảnh
    Ông bố của Chân Nhân (Mahito) là Thắng Nhất (Shōichi) trong phim là giám đốc nhà máy chế tạo máy bay trong thời chiến, thế nên nhân vật chính của chúng ta sống trong cảnh nhà chả có gì ngoài tiền. Ngoài đời thực thì bố của bác Tuấn cũng là lãnh đạo của xưởng sản xuất máy bay trong thời Đệ nhị thế chiến, nên tuổi thơ của bác cũng sung túc như thanh niên trong phim.
    Có người còn nói hình ảnh mảnh thiên thạch trong phim chính là hình ảnh của Ghibli, trải qua đầy đủ các giai đoạn từ lúc hình thành khó khăn, thành tựu, rồi sụp đổ. Còn đám vẹt ở trạng thái bão hòa bên trong thiên thạch tượng trưng cho các nhân viên của Ghibli..

    3. Tề Bạch Thạch
    Ông này là họa gia người Trung Hoa hồi thế kỷ 19, thành danh với loạt tranh vẽ tôm. Ông này có câu nói nổi tiếng là:
    - Học ngã sinh giả, tượng ngã tử giả (学我者生,像我者死)
    Hay có phiên bản khác là:
    - Học ngã sinh giả, tựa ngã tử giả (学我者生,似我者死)
    Đại để, Tề Bạch Thạch muốn nói rằng người nào học theo ông, có sáng tạo thêm thì mới có thành tựu. Chứ còn cứ copy paste (bắt chước ông) thì cũng chỉ là thợ copy chứ chẳng được thành tựu vẹo gì.
    Trong phim của bác Tuấn, lần đầu tiên nhân vật chính đặt chân tới dị thế giới (isekai) thì gặp ngay dòng chữ trên cánh cổng hầm mộ: 我ヲ學ブ者ハ死ス (ware wo manabu mono wa shisu), nghĩa đen là: kẻ nào học theo ta thì chết. Cách viết câu này mang hơi hướm cổ văn, hoàn toàn không khó hiểu nhưng lại gây khá nhiều ý kiến về cách hiểu về nó.
    Rõ ràng là ta có thể thấy bác Tuấn đã modify câu của Tề Bạch Thạch. Có người nói động từ manabu (学ぶ học) là cách nói trại của manebu (まねぶ bắt chước) nên vẫn có thể hiểu như ý của Tề Bạch Thạch: bắt chước ta thì chết.
    Vậy phải chăng đây là lời khích lệ của bác Tuấn đối với những người ở lại: ê tụi bây, ráng học theo tao rồi vượt tao nghen, đừng có nhái tao rồi dậm chân tại chỗ.
    Tựa đề của phim: các cậu sống như thế nào?
    Nghe cũng giống lời nhắn nhủ của người sắp ra đi đối với kẻ ở lại chứ nhỉ?
    Lại có người còn lôi cả quan niệm "vô ngã" của Phật môn vào để giải thích câu này thành: đừng có nghĩ nhiều, cứ động chân động tay mà làm đi (ta có "hành giả", không có "luận giả").
    Tựu trung là có khá nhiều cách hiểu đối với một diễn biến trong phim. Về điểm này thì bộ phim khá giống series Dark Souls của bác đạo diễn game cùng họ khác tên. Và cũng có thể nói, đây sẽ là nhân tố khiến bộ phim trở nên viral chăng?
    P/S1: rạp in tên phim lên vé thiếu mất chữ "n" khiến nó trở thành nghĩa khác.
    P/S2: mấy viên đá mà ông cụ ngoại của Chân Nhân sắp xếp để giữ cân bằng cho thế giới ảo chính là hình ảnh tượng trưng cho 5 yếu tố: địa, thủy, hỏa, phong, không trong Phật giáo Mật tông mà Hoằng Pháp Đại Sư Không Hải mang về Nhật Bản.

    [​IMG]
    [​IMG]
     
  9. Bé Thùy kính trễ

    Bé Thùy kính trễ Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    28/7/16
    Bài viết:
    7,258
    Thiếu Niên Và Chim Diệc qua góc nhìn tâm lý học Carl Jung
    Lưu ý: Nếu dài quá các bạn có thể đọc bài viết chi tiết có kèm hình ảnh minh họa sinh động tui để ở bình luận.

    Thiếu Niên Và Chim Diệc là bộ phim hoạt hình của Studio Ghibli khắc họa quá trình nhân vật chính Mahito đối mặt với những khó khăn tâm lý và trưởng thành. Bài viết này sẽ phân tích diễn biến trong phim với góc nhìn không phải là một sự kiện có thật trong thế giới thực mà là sự mô tả mang tính biểu tượng của một sự kiện tâm lý trong thế giới nội tâm của cõi vô thức của tâm trí con người. Tôi xin phép diễn giải các nhân vật và câu chuyện bằng cách sử dụng các khái niệm từ tâm lý học Carl Jung. Điều này cho thấy câu chuyện tưởng chừng như hỗn loạn thực ra lại có trật tự và tính phổ quát giống như một câu chuyện cổ tích.

    Học thuyết của Carl Jung cho rằng có một khu vực rộng lớn gọi là vô thức bên dưới ý thức hay bản ngã. Trước hết, có vô thức cá nhân, và sâu hơn vô thức cá nhân có một vùng gọi là vô thức tập thể. Vô thức tập thể còn được gọi là vô thức phổ biến.

    Vô thức cá nhân là một lĩnh vực phần lớn phụ thuộc vào trải nghiệm và ký ức cá nhân, nhưng vô thức tập thể là một lĩnh vực độc lập với trải nghiệm, thời đại hoặc khu vực cá nhân của mỗi người, là những khái niệm và hình ảnh phổ biến mà tất cả con người đều có chung từ khi sinh ra, sâu trong vô thức của họ.

    Có nhiều loại hình ảnh khác nhau trong vô thức tập thể và chúng được gọi là nguyên mẫu. Nguyên mẫu thường xuất hiện dưới dạng hình ảnh được chiếu lên người hoặc đồ vật cụ thể trong giấc mơ thông qua vô thức cá nhân hoặc được chiếu lên các nhân vật hoặc đồ vật trong truyện cổ tích, thần thoại hoặc các tác phẩm sáng tạo khác. Có nhiều nguyên mẫu khác nhau, chẳng hạn như cái bóng, anima/animus, người mẹ vĩ đại, nhà hiền triết già và kẻ lừa gạt, thường xuất hiện trong lĩnh vực vô thức cá nhân. Thông qua tiếp xúc với vô thức, bản ngã gặp phải cái bóng và anima/animus của chính nó, và bằng cách tích hợp chúng vào bản ngã, bản thân tiếp cận sự toàn vẹn, điều cần thiết cho sự trưởng thành về mặt tinh thần. Quá trình này được gọi là quá trình cá nhân hóa.

    Giờ thì chúng ta cùng tham khảo ý nghĩa của các vật thể xuất hiện trong phim dưới góc độ tâm lý học Carl Jung.
    1. Mahito: Là chính cậu và là biểu tượng cho cái tôi của cậu.
    2. Vết thương ở đầu Mahito: MBiểu tượng cho những thách thức tâm lý trong thế giới thực của cậu.
    3. Chim diệc xanh: Cái bóng. Một biểu tượng cho cái bóng cá nhân của Mahito.

    Cái bóng ám chỉ phần còn lại của bản thân, chưa được bản ngã chấp nhận vào thế giới ý thức và bị đè nén hoặc vẫn còn ngủ trong thế giới vô thức.

    Nói cách khác, con diệc chính là một Mahito khác, vì sống trong thế giới vô thức nên có hình dạng của một con chim. Những chú chim thường được miêu tả trong truyện cổ tích như người dẫn đường dẫn chúng ta vào vô thức, và ở đây nó còn đóng vai trò mời Mahito vào thế giới vô thức. Việc chim diệc được miêu tả hoàn toàn trái ngược với Mahito (trung niên, xấu xí, ăn nói thô tục…) cũng tượng trưng cho cái bóng cá nhân của cậu.

    Ban đầu Mahito có thái độ thù địch với chim diệc, nhưng quá trình họ làm việc cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau và trở thành bạn bè thể hiện một cách sinh động quá trình trưởng thành về mặt tinh thần của cậu khi đối mặt với cái bóng của chính mình, làm hòa với nó và hòa nhập nó vào bản ngã của mình.

    Con diệc cũng là một nguyên mẫu lừa gạt.

    Khu rừng gần nhà: Biểu tượng của lối vào thế giới vô thức.

    Thế giới bên dưới tòa tháp: Một biểu tượng của thế giới vô thức.

    Đó cũng là thế giới vô thức cá nhân của Mahito, nhưng nó cũng được kết nối với thế giới sâu sắc hơn của vô thức phổ biến.

    Biển: Biểu tượng của vô thức.
    Nó đưa Mahito từ cõi vô thức cá nhân đến cõi vô thức tập thể. Vì vậy, nó có những đặc điểm mạnh mẽ như một vô thức tập thể sâu sắc hơn.

    Kiriko: Anima (hình ảnh tâm hồn của chính nam giới được thể hiện dưới dạng tính nữ trong tiềm thức của anh ta).
    Nó có vai trò hướng dẫn cái tôi của Mahito và mời anh đến vực sâu của thế giới vô thức. Vết sẹo trên đầu Kiriko giống như Mahito cho thấy cô là anima cá nhân của Mahito, nhưng vì sống ở biển và có vai trò nuôi sống nhiều linh hồn nên cô ấy là một anima phổ biến tồn tại trong cõi vô thức phổ biến. Mặc dù là phụ nữ nhưng cô có tính cách nam tính, và việc cô hướng dẫn cậu thể hiện cô đang ở giai đoạn thứ tư (giai đoạn cuối cùng) trong quá trình phát triển của Anima.

    Natsuko: Cũng là biểu tượng cho những thử thách tâm lý trong thế giới thực và cũng có những đặc điểm anima của Mahito.
    Việc vượt qua cái chết của mẹ và hòa giải với Naruko có ý nghĩa rất quan trọng để Mahito đối mặt với những khó khăn tâm lý của chính mình thông qua việc tiếp xúc với vô thức và hòa nhập cái bóng vào bản ngã. Có thể thấy các đặc điểm của cả giai đoạn đầu tiên “anima sinh học / anima thể xác” (người phụ nữ xinh đẹp có nét giống mẹ và đang mang thai) và giai đoạn thứ hai “anima lãng mạn” (người mà bố thích).

    Trong phim có chi tiết Natsuko nổi giận và nói ghét Mahito vì bị Masato từ chối mặc dù chấp nhận là một phần của gia đình. Dù vậy, cô không thật sự ghét cậu. Trạng thái và sự đau khổ của cô là gợi ý về trạng thái có thể xảy ra ở anima bị từ chối hòa nhập vào bản ngã.

    Mẹ của Mahito: Anima, Mẹ và cũng là Người Mẹ Vĩ Đại (Great Mother)
    Có vai trò bảo vệ và hướng dẫn Masato với tư cách là mẹ ruột của cậu nhưng cũng có vai trò nuôi dưỡng mọi linh hồn nên bà còn là biểu tượng của Người Mẹ Vĩ Đại, mẹ của vạn vật.

    Mahito gặp lại mẹ với hình dạng thiếu nữ nên có những đặc điểm của một anima của Manato. Trong đó, cô ấy vừa là mẹ vừa là con gái, cô ấy đang ở giai đoạn phát triển thứ ba của anima và có những đặc điểm của một “anima tinh thần” được tượng trưng bởi Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

    Nguyên mẫu Người Mẹ Vĩ Đại là biểu tượng của đất mẹ sinh ra và nuôi dưỡng sự sống, đồng thời cũng là biểu tượng của cái chết, nơi mà mọi sự sống đều suy tàn và quay trở lại. Nhưng bà cũng có mặt tiêu cực là có sức mạnh bao bọc quá mạnh, có thể cản trở sự phát triển cá nhân. Điều cần thiết là cuối cùng con người ta phải rời khỏi bàn tay bảo vệ của Người Mẹ Vĩ Đại và bắt đầu tự đứng vững về mặt tâm lý.

    Bồ nông và vẹt: Cái bóng.
    Việc trở thành loài chim cho thấy chúng là cư dân của thế giới vô thức, và sự man rợ của chúng là biểu hiện của những đặc điểm tiêu cực của cái bóng. Đây có thể coi là những mảnh vỡ bóng tối của không chỉ Mahito mà còn là chính chúng ta.

    Bồ nông là vô thức cá nhân, còn con vẹt vô thức phổ biến. Khi cái bóng được trở về thế giới thực và tìm thấy tổ của mình, nó trở thành con chim vô hại. Trước đó, bồ nông không có cá để ăn, phải tìm kiếm nguồn thức ăn khác là con người có thể được coi là biểu tượng tượng trưng cho nỗi đau khổ của một cái bóng không được bản ngã cá nhân chấp nhận và bị phớt lờ, mất đi vị trí của nó.

    Ngoài ra, cảnh Mahito và chim diệc khóc vì một con bồ nông chết gợi ý rằng Mahito sẽ đối mặt với cái bóng của mình và làm hòa với nó.

    Đại vương: Biểu tượng của cái bóng tập thể.
    Trong nhiều câu chuyện, cái bóng tập thể được miêu tả là một kẻ ác tuyệt đối như một con quỷ hay một con quỷ, nhưng trong câu chuyện này, Đại vương, tuy mang những đặc điểm của một kẻ phản diện, lại hỗ trợ và hợp tác với vị hiền triết già là biểu tượng của chính mình. Hắn ta muốn mọi thứ, góp phần duy trì trật tự của thế giới vô thức, và không thực hiện những cuộc tấn công không cần thiết vào Mahito (biểu tượng cho cái tôi của hắn), cho thấy khía cạnh tích cực rằng cái bóng đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình trưởng thành của con người.

    Chủ tháp: Một nhà hiền triết già và là biểu tượng cho bản thân Mahito.
    Nó có vai trò hướng dẫn và mang lại trí tuệ và hiểu biết sâu sắc mà bản ngã thường không thể biết được.

    Việc ông xây dựng mối quan hệ hợp tác với Đại vương thay vì đối kháng cũng thể hiện đặc điểm của một cái tôi toàn diện.

    Tòa tháp: Biểu tượng của thế giới vô thức.
    Khi Mahito đối mặt với những vấn đề của chính mình trong thế giới vô thức và trưởng thành hơn, vai trò của nó tạm thời được hoàn thành. Sự sụp đổ của tòa tháp ở cuối phim tượng trưng cho quyết tâm vượt qua thử thách tâm lý của Mahito và sống cuộc đời đối mặt với thế giới thực.

    Tảng đá lớn: Tập hợp “ý chí” của con người và có thể được hiểu là biểu tượng của thế giới hoặc chính vũ trụ, hoặc một chân lý phổ quát, tức là chính bản thân vô thức tập thể.

    Tảng đá có nguồn gốc ngoài không gian thuộc sự cai quản của chủ thấp - biểu tượng của một bản thân trưởng thành và truyền đạt trí tuệ và hiểu biết sâu sắc. Việc có một tảng đá lớn dưới đáy thế giới vô thức cho thấy các tầng sâu trong vô thức cá nhân của mỗi người đều có mối liên hệ với vô thức tập thể. Và Mahito cách đối mặt với vấn đề của chính mình trước thay vì tập trung vào những tảng đá lớn.

    Đá xếp hình: Biểu tượng của “ý chí” hay cái tôi.
    Các viên đá được xếp chồng lên nhau một cách đẹp mắt và hợp lý là biểu tượng của một bản thân có tính tích hợp cao, một bản thân đang hướng tới sự trọn vẹn và trưởng thành.

    Cảnh đá bị Đại vương đánh sập và thế giới nơi Mahito và những người bạn bị phá hủy ngay sau đó gợi ý về bi kịch nội tại hoặc thực tế có thể xảy ra khi cái tôi không thể hợp nhất với cái bóng và cái bóng nắm quyền kiểm soát.

    Kết phim, Mahito mang về cả viên (biểu tượng của ý thức / bản ngã) và con búp bê Kiriko (biểu tượng của sự vô thức / anima). Mahito đã hợp nhất giữa tâm trí, bản ngã và đã tiến một bước gần hơn đến tổng thể.

    Thiếu Niên Và Chim Diệc là bộ phim miêu tả quá trình trưởng thành trong tâm trí của một con người một cách chính xác, sống động và thuyết phục đến vậy. Đây là một bộ phim đỉnh cao cuộc đời của một người đàn ông, đạo diễn Miyazaki Hayao. Những điểm gây ấn tượng mạnh với bạn sẽ thay đổi tùy theo chặng đường cuộc đời của bạn. Mỗi khi bạn chạm đến một bước ngoặt trong cuộc đời, hãy xem lại lần nữa nhé.

    (Lược dịch từ bài phân tích của moo348)

    #gocnhintamlyhoc #tamlyhocCarlJung #tamlyhoc #KimitachiwaDōIkiruka #TheBoyandtheHeron #StudioGhibli #Ghibli #MiyazakiHayao #thieunienvachimdiec #phimhoathinh #thieunienvachimdiectamlyhoc #reviewchodzui
    FB_IMG_1703019691279.jpg
     
    Ừ mày giỏi thích bài này.
  10. _Rain_

    _Rain_ Ame no Shinryū「高貴の」 CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/3/09
    Bài viết:
    13,697
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đệ
    Mới xem xong, ban đầu mình đã ko kỳ vọng phim này đc như Chihiro hay Mononoke rồi. Mình ko xem trailer và có cảm giác phim cuối này là một lời tâm sự, nhắn nhủ của Miyazaki đến với fan hâm mộ, đơn giản vậy thôi. Phim giải trí tốt trong 2 tiếng, thích nhất phân đoạn vùng đất linh hồn. Mình cho 7.5/10. pepe-11

    P/s: Hôm nay thứ tư ra mua vé có 65k, bác nào kêu phí tiền vé chắc ngồi gold class với gái quá...pu_pepewhy
     
    lang băm and Ừ mày giỏi like this.
  11. Mèo bệnh

    Mèo bệnh Mayor of SimCity ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/10/08
    Bài viết:
    4,100
    Nơi ở:
    Wonder Land
    đúng là phim này tôn chỉ là kệ mẹ khán giả, tao thích viết thế hiểu sao thì hiểu, đúng tinh thần "last ride" (ok không sao :)) )
    chỉ còn một điều phàn nàn ở phần này là world build cảm giác ko tới, bị nông và copy lại mấy bộ cũ, kể cả phần thiết kế nhân vật cũng ko có gì mới.
     
  12. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons Waiting to respawn

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,716
    Bộ phim này như lời chia tay tới khán giả của cụ.
    Cụ phục vụ khán giả với những khung phim tạo nên tên tuổi của cụ, nhưng mà thiếu những cảnh ăn cơm đậm chất của ghibli.
    Nội dung thì đúng nghĩa là bộ phim cuối cùng của cụ, là lời tâm sự.
    Sau phim này mình chắc chắn cụ không làm phim nào nữa. Studio chắc cũng không còn nữa.
     
  13. tienlapro

    tienlapro Crash Bandicoot Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/11/06
    Bài viết:
    12,650
    Nơi ở:
    HCM((-*-))
    Confirmed là sau phim này vẫn đẻ trứng tiếp rồi nên bỏ bớt mấy cái chia tay này nọ các kiểu nhé...
     
    scuuby and Mèo bệnh like this.
  14. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons Waiting to respawn

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,716
    đồng ý
    Xem phim với tâm trạng là lần cuói được xem phim của cụ thì sẽ thấy khác,
     
  15. bloodomen

    bloodomen Temet nosce GVN LEGENDARY ⛨ Empire Gladiator ⛨ Moderator

    Tham gia ngày:
    13/3/03
    Bài viết:
    34,922
    Nơi ở:
    HCM
    Thôi cho xin...
     
    lang băm thích bài này.
  16. thanhlongvn

    thanhlongvn The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    10/9/05
    Bài viết:
    2,119
    Nơi ở:
    Cosmo Entelecheia
    Đọc cái này còn thấm với cảm dc chứ cái tâm lý học của Carl Jung cứ như miêu tả phóng đại bài văn thời đi học ấy, đọc éo nổi
     
  17. FFVIIIFan11

    FFVIIIFan11 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/09
    Bài viết:
    4,849
    Nơi ở:
    Hàng Châu- Cửu Long Tranh Bá.
    Xem hôm thứ 2 cuối tháng tại giá tụt, giờ bọn CGV tăng giá lên 65k rồi, 2 năm trước có 50k/ vé.

    Cho 6.8/10, ko = lâu đài bay của howl.
    Đại để chỉ hiểu là phim này theo phong cách của Pan's Labyrinth. Nó khác cái là ngay từ đầu nhân vật chính đã lựa chọn hiện thực để cứu bà mẹ kế và thêm cái concept Gặp lại mẹ ruột lúc mẹ còn bằng tuổi mình, có điều nó triển khai tâm lý nhân vật chính chẳng có vẹo gì ấn tượng cả.
    Cái tâm lý của người mẹ kế (cô ruột) hợp lý nhưng ghép nó vào dị giới cứ thế éo nào ấy. Còn bà ấy cáu vào rừng rage quit đơn giản là sức chịu đựng tâm lý + sinh lý của phụ nữ có mang trong thời chiến nó đạt giới hạn thôi =))

    Dị giới đoạn đầu được build ổn áp, cuốn hút, độc đáo( cảnh đẹp (art )/ hùng vĩ/ nhạc hay ), nhưng đoạn sau bôi ra đoàn quân vẹt + vẹt vương, cụ cố god, viên thiên thạch và năng lực lửa của bà mẹ chỉ để giải thích việc một số unit cần phải bị nhốt ở dị giới chứ ko được cho lên dương gian. Cái biển người chết thì nó kiểu kiểu như cái thế giới người chết trên biển trong Cướp biển Caribe, còn bà giúp việc thời trẻ thì là 1 kiểu davy jones ngược.
    Nói chung dị giới mà cụ cố build nó cứ nhảm nhí kiểu éo gì =)).
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/12/23
    Mèo bệnh and Ờ mày giỏi like this.
  18. FINAL KOJIMA XVI

    FINAL KOJIMA XVI Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/12/23
    Bài viết:
    254
  19. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    41,326
    Lần trước làm ở Hòa Bình chỗ ngồi thoải mái, giờ chạy tuốt Global City worry-25
     
    ViolenceFetish and levis_reskool like this.
  20. _Rain_

    _Rain_ Ame no Shinryū「高貴の」 CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/3/09
    Bài viết:
    13,697
    Nơi ở:
    Làng Vũ Đệ
    Ước gì sau này được xem một phim có Guillermo del Toro làm World Building và art theo phong cách Ghibli peepo_blesspray
     

Chia sẻ trang này