Multi Thần điện Ninh Tiền Đô 816 bit

Thảo luận trong 'Tin tức - Giới thiệu - Thảo luận chung về game' bắt đầu bởi SPC700, 30/6/23.

  1. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Hack uy lực vũ khí trong SRW 4.

    [​IMG]

     
    squall9588 and Sir Artorias like this.
  2. Gucci_Vuittons

    Gucci_Vuittons Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/2/10
    Bài viết:
    1,004
    Em hỏi bác chút, ngoại trừ màn CRT, hiện LCD có giải pháp nào tối ưu nhất nhỉ :-?
     
  3. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Tùy thuộc vào việc bạn chơi trên máy nào.
    Nếu chơi trên máy thật, thì bạn có 2 lựa chọn như bên dưới.

    1) Dùng màn hình LCD của mấy con đầu DVD cầm tay.
    Nếu có đầu của Sony chính hãng thì màu sắc sẽ đẹp hơn, trung thực.
    Nhưng đa phần trên thị trường toàn là đầu nhái, màu sắc không đúng lắm.

    [​IMG]



    2) Dùng thiết bị upscale như framemeister.
    Những thiết bị này có chức năng upscale khung hình của game cho vừa với độ phân giải của màn hình hiện đại 720p, 1080p.

    Còn nếu bạn dùng những máy clone như Super NT thì khả năng cao là chỉ cần chọn setting cho hợp nhãn thôi, bởi vì bên trong những con máy này thường tích hợp chức năng upscale như framemeister.

    Giải thích: máy game retro chỉ xuất được hình ở độ phân giải 240p, đó là độ phân giải tiêu chuẩn của TV CRT.
    Trong khi đó, hầu hết TV màn phẳng đều có độ phân giải thấp nhất là 720p. Một số dòng cũ còn hỗ trợ độ phân giải 480p.
    Tuy nhiên, khi kết nối máy game retro với TV màn phẳng thì điểm ảnh sẽ bị phóng to ra cho vừa với kích cỡ màn hình 720p.
    Chính vì vậy mà điểm ảnh trông rất bết. Điều này giống như khi bạn zoom bức ảnh có độ phân giải thấp vậy.
    Do vậy nên nếu muốn chơi trên TV LCD thì cần có LCD kích cỡ nhỏ như của mấy cái đầu DVD di động, hoặc thông qua thiết bị trung gian để upscale hình ảnh.

    Dưới đây là clip so sánh hình ảnh trên TV CRT 240p với TV phẳng 1080p. Qua clip thì có vẻ khó thấy sự khác biệt, nhưng nhìn bằng mắt thường sẽ thấy rất rõ.
    TV CRT thể hiện hình ảnh ấm và đẹp hơn rất nhiều. Con màn phẳng cho hình ảnh rất trơ, flat.

     
    Gucci_Vuittons thích bài này.
  4. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Có người hỏi cách xác định text và font chữ trong game Doraemon 3.

     
  5. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,682
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    Bữa chưa kịp mua thì đứa bạn dúi cho cuốn này. Load game cũng lâu y như cái đầu ufo ngày xưa mà còn ko có UI nhìn vui mắt. Có cái thẻ nhớ đen đen phía trên để chép game vào.
    upload_2023-11-25_9-2-0.png

    upload_2023-11-25_9-2-17.png
     
    SPC700 thích bài này.
  6. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Load lâu là do nó dùng Ram đểu.
    Băng Super UFO thì có giao diện và nhạc hoài cổ, hay hơn.



    Cơ mà phần hình ảnh trên LCD trông như thế nào, có hài lòng không?
     
    LuiBee thích bài này.
  7. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,682
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    Hình ảnh cũng khá xấu bác ạ. Nhưng đành chịu vì giờ vác cái tv cũng bộn xèng mà còn bị vợ cạo đầu
    upload_2023-11-25_14-38-18.png

    upload_2023-11-25_14-38-31.png
     
  8. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Thấy có người rao bán.
    Mua con này về dùng cũng ổn. Hoặc mua màn hình CRT dùng cho PC ngày xưa cũng ổn.

    [​IMG]
     
    LuiBee thích bài này.
  9. NiavadaII

    NiavadaII C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/05
    Bài viết:
    1,776
    À mình muốn tìm tên trò chơi SNES khi xưa chơi có nội dung là 1 đám nv chạy đua marathon. Cuộc đua marathon khác biệt ở chỗ là đường đua diễn ra trên đường phố mà đôi khi chạy xuyên vào cả nhà dân thường, chạy cả vào đường cống ngầm và thí sinh thì triệt hạ lẫn nhau trên đường đua bằng chai lọ, thanh sắt lụm trên đường. Hồi bé chơi ké được vài lần nhưng ko biết tên vì băng nó ghi toàn tiếng Nhật và game toàn tiếng Nhật luôn (hồi nhỏ thì làm khỉ gì biết được tiếng Nhật) .
     
  10. LuiBee

    LuiBee Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/3/07
    Bài viết:
    4,682
    Nơi ở:
    hội đồng Nin
    trong đám này nè fen

     
  11. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Series Kunio trên máy Famicom, không phải SNES.

    熱血硬派シリーズ Nekketsu series
    ダウンタウンシリーズ Downtown series
    スポーツシリーズ Sport series
     
  12. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    [​IMG]

    Tôi bắt đầu chơi game từ những năm 1990 trên các máy Famicom, Sufami, rồi sau đó là PS1, PS2, tới giờ là PS4, Switch.
    Và nếu hỏi về game hay nhất mà tôi từng chơi thì tôi luôn dành một chỗ cho Der Langrisser trên hệ Sufami của Nintendō, được Masaya phát hành năm 1995.
    Có khá nhiều bài viết khái quát về nó rồi, nên ở đây chỉ tập trung giới thiệu vài nét về cái hay của nó.
    Cái hay đầu tiên là về mặt thẩm mỹ hình ảnh.
    Thiết kế mỹ thuật cho cả series Langrisser này là họa sĩ Urushihara Satoshi.
    Nét vẽ của ông cực kỳ có hồn. Chỉ là vài điểm pixel có màu khác nhau thôi mà Urushihara tạo được những nhân vật cực kỳ sống động, thần thái biểu cảm thì không thể chê vào đâu được. Từng sprite nhân vật, từng avatar nhân vật đều được chăm chút tới từng pixel.
    Mặc dù tôi vẫn chơi nhiều game siêu phẩm về đồ họa ngày nay trên PS4, Switch nhưng vẫn luôn thấy nhân vật pixel của Urushihara trong Der Langrisser rất hấp dẫn. Đó là một sự cuốn hút không tuổi, bất chấp thời gian.
    Nếu chấm điểm mặt mỹ thuật của game này, tôi cho 9/10.
    Một điểm còn lại ngăn cách nó với con số hoàn hảo nằm ở kích thước của sprite.
    Mỗi sprite nhân vật được gói gọn trong tile 16x16 pixel, cũng cùng cỡ với nhiều game chiến thuật đình đám đương thời như dòng Fire Emblem, nhưng khá là nhỏ so với sprite nhân vật của những dòng RPG của Square Soft. Avatar nhân vật trong game này được vẽ rất đẹp, nhưng kích cỡ cũng nhỏ hơn avatar của dòng Fire Emblem. Đây là điểm trừ duy nhất cho mảng hình ảnh thẩm mỹ.
    Cái hay tiếp theo là về âm nhạc.
    Nói kết luận luôn thì nhạc Der Langrisser xứng đáng 10/10, bất chấp âm chất trên máy Sufami chỉ là âm thanh nén 15 bit.
    Toàn bộ dữ liệu nhạc của Der Langrisser, gồm các đoạn sample và dữ liệu melody, cũng chỉ chiếm vài trăm Kb.
    Thế nhưng kho nhạc của Der Langrisser lại khá đồ sộ, gồm 39 bản nhạc nền.
    Mỗi bản nhạc thật sự là một kiệt tác, và chỉ có danh từ "kiệt tác" mới xứng đáng với nhạc nền của Der Langrisser.
    Game có nhạc hay thì khá nhiều, nhưng game mà có tất cả nhạc nền đều hay thì chỉ có Der Langrisser và một vài game khác.
    Hào hùng có, sôi động có, rực lửa có, bi thương có, nhẹ nhàng tình ái có, đau buồn như khúc nhạc đưa tang cũng có.
    Tất cả mọi cung bậc cảm xúc mà con người từng trải qua đều được tìm thấy trong 39 khúc nhạc của Der Langrisser.
    Cái hay thứ ba nằm ở nội dung.
    Der Langrisser là một trong số ít game thời 1990 đi tiên phong trong kiểu thiết kế game có nhiều kết thúc khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của người chơi.
    Và mặc dù có nhiều hướng đi, nhiều kết thúc khác nhau, nhưng ở mỗi hướng đi trong Der Langrisser cũng có khá nhiều rẻ nhánh khác nhau, tùy thuộc vào việc nhân vật nào đó tử trận hay sống sót, phe ta có tấn công phe nào đó ở những màn chơi trước hay không mà ở những màn chơi sau sẽ có sự rẽ nhánh.
    Tổng số lượng màn chơi trong Der Langrisser là 78 màn, con số cực kỳ nhiều, so với cả game bây giờ.
    Cái hay nhất trong nội dung của Der Langrisser chính là góc nhìn triết học, cái nhìn đa chiều về cùng một sự việc, cùng một nhân vật.
    Đề tài phổ biến trong game hay tiểu thuyết, phim ảnh qua mọi thời là "khuyến thiện trừng ác", cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
    Thế nhưng Der Langrisser lại là một trong những game hiếm hoi đương thời có cái nhìn khác.
    Chủ đề xuyên suốt 78 màn chơi của game là về chiến tranh, và qua tất cả màn chơi này, người ta sẽ nhận ra một điều là không có cái thiện thuần túy, và cũng không có cái ác thuần túy.
    Thiện hay ác đôi khi chỉ là do góc độ nhận thức. Nếu ta đứng ở cương vị này thì sẽ nhận thấy nhân vật nọ, sự việc kia là ác.
    Nhưng nếu ta đặt mình vào vị trí khác thì sẽ thấy nhân vật đó, sự việc đó lại là thiện.
    Thế giới nội tâm của hệ thống nhân vật trong Der Langrisser cũng cực kỳ phong phú.
    Có những nhân vật gây ác cảm cho người chơi ngay từ đầu, nhưng dần dà về sau, qua những tình tiết nho nhỏ, ta hiểu được động cơ của nhân vật đó mà hình thành nên sự cảm thông, yêu thích. Những nét tô điểm nho nhỏ đó nằm rải rác khắp game, không tập trung quá dày đặc. Điều này khiến người chơi có động lực thử nhiều hướng đi, nhiều phân nhánh, đọc hết mọi lời thoại của nhân vật để hiểu hết về các nhân vật. Đây cũng là yếu tố khiến Der Langrisser có giá trị chơi lại rất cao. Ở mỗi phân nhánh lại tiết lộ một vài tình tiết khác nhau về nhân vật, góp phần vào việc xây dựng toàn cảnh về nhân vật đó.
    Đôi khi ta không cần nhìn lên bầu trời, mà chỉ cần quan sát một vũng nước dưới chân cũng đủ thấy được mây trôi, chim bay, trời xanh thế nào.
    Cách kể câu chuyện, cách tả về nhân vật trong trong Der Langrisser cũng kiểu như thế.
    Nhân vật chính trong Der Langrisser cũng là một điều đáng nói. Nhân vật này không có tính cách cố định. Đây là điều khá hiếm thấy so với game đương thời.
    Tính cách của nhân vật này thay đổi chóng vánh tùy vào lựa chọn rẽ nhánh của người chơi. Khi thì là hiện thân của vị thiện thần, khi thì là bạo chúa khát máu, lúc lại là một tôi tớ trung thành của ác ma.
    Tình bạn, tình yêu đôi lứa, tình yêu đơn phương, tình yêu thành tựu, tình yêu đau khổ, tình chiến hữu, tình đồng chí, lòng trung thành, lý tưởng nhân sinh, sự phản trắc tráo trở, âm mưu thâm độc, mưu trong mưu kế trong kế là những gì người chơi tìm thấy trong nội dung của Der Langrisser.
    Nếu chấm điểm nội dung, tôi cho 9/10. Sở dĩ nó không được điểm tối đa là do những đoạn tình cảm nam chính nữ chính khá rườm rà.
    Cái hay thứ tư là ở lối chơi.
    Der Langrisser thuộc thể loại chiến thuật theo lượt, cũng giống như dòng Fire Emblem hay Đại chiến Siêu Robot đương thời.
    Tuy nhiên Der Langrisser có khá nhiều điểm khác biệt trong lối chơi, mang lại trải nghiệm rất mới mẻ so với những game cùng thể loại đương thời.
    Der Langrisser tái hiện lại cảnh giao tranh giữa quân đội với quân đội, chứ không phải giữa cá nhân với cá nhân như Fire Emblem.
    Mỗi nhân vật trong game có thể thuê nhiều đơn vị lính khác nhau, mỗi đơn vị gồm 10 lính. Khi hai bên giao tranh thì trên màn hình xuất hiện tối đa 20 nhân vật. Điều này khiến trận đấu có cảm giác khí thế và "có lực" hơn hẳn.
    Ngoài ra, sự khác biệt của Der Langrisser còn nằm ở khái niệm phạm vi chỉ huy của tướng và ở hệ thống ma pháp của nó.
    Số lượng ma pháp tuy không nhiều, nhưng mỗi món đều có vai trò riêng, góp phần định hình nên phong cách chiến thuật của người chơi.
    Đặc biệt, những món ma pháp gây sát thương diện rộng trong game này đóng góp rất lớn trong tính chiến thuật của nó.
    Một điểm khác biệt nữa so với dòng Fire Emblem là nhân vật trong game này chỉ chết theo sự kiện, không chết vì hành động của người chơi.
    Khi nhân vật bị đánh bại trong trận đấu thì nhân vật đó chỉ tạm thời rút lui khỏi chiến địa, rồi lại xuất hiện ở màn chơi sau.
    Anh ta/cô ta/hắn ta chỉ thật sự chết và hết xuất hiện khi nhà sản xuất bảo phải chết.
    Tổng kết, Der Langrisser là một game cực kỳ đáng chơi trên hệ máy Sufami.
    Điểm trừ to duy nhất của game này nằm ở giới hạn kỹ thuật.
    Phần code chưa khai thác hết sức mạnh phần cứng của Sufami, khiến CPU di chuyển khá lề mề.
    Nhược điểm này đã được khắc phục qua mấy bản remaster trên những hệ máy mạnh hơn vào thời kỳ sau đó, chẳng hạn như Langrisser I&II trên Sony PlayStaion 1, Der Langrisser FX trên NEC PC-FX, Langrisser I&II Dramatic Edition trên Sega Saturn.
    Về nội dung, Der Langrisser trên Sufami là phiên bản thứ #2 trong series, nhưng về phân loại thời gian thì nó là phiên bản thứ #3.
    Bản Langrisser đầu tiên ra đời năm 1991 trên máy Sega Megadrive, có tên là "Langrisser - hậu duệ ánh sáng".
    Đó là câu chuyện một chiều về tổ tiên của nhân vật chính trong Der Langrisser. Nội dung game không có gì đặc sắc, mà chỉ là câu chuyện khuyến thiện trừng ác thường thấy.
    Phiên bản thứ hai là Langrisser II trên máy Sega Megadrive năm 1994.
    Đây là tiền thân của Der Langrisser, cũng câu chuyện đó và hệ thống nhân vật đó, nhưng chỉ có duy nhất một hướng đi, 20 màn chơi.
    Năm 1995, Masaya di thực Langrisser II từ Megadrive sang Sufami, cùng với đó là cập nhật khá nhiều cải tiến đồ sộ, mà đáng chú ý hơn cả là sự rẽ nhánh trong nội dung, với 78 màn chơi. Đồng thời, hãng cũng đổi tên game thành "Der Langrisser", khối lượng lời thoại tăng lên đáng kế, làm hệ thống nhân vật trở nên sinh động hơn, có chiều sâu hơn bản Megadrive.
    Sau đó, nội dung của Der Langrisser cũng được di thực sang các hệ máy khác như kể trên (PS1, PC-FX, Saturn).
    Những phiên bản sau này của Der Langrisser đều khắc phục được nhược điểm tính toán chậm của Der Langrisser, và mỗi bản lại có những nét khác nhau nho nhỏ. Phiên bản Der Langrisser FX trên PC-FX có hình ảnh khác biệt nhất, được Urushihara thiết kế lại toàn bộ avatar của nhân vật. Bản PC-FX cũng có nhiều đoạn movie hơn bản PS1 và Saturn.
    Phiên bản Langrisser I&II trên PS1 là tổng hợp nội dung của Langrisser-hậu duệ ánh sáng và Der Langrisser, có thêm nhiều đoạn movie.
    Phiên bản Langrisser I&II Dramatic Edition về cơ bản là giống với bản PS1, nhưng có thêm một số màn chơi mới.
    Năm 2019, Masaya tung ra bản remake Langrisser I&II, phát hành trên PC, PS4, Switch.
    Về nội dung thì hầu như không khác mấy so với trước, nhưng nó có khá nhiều cải tiến cũng như cải lùi, khiến nó nhận được khá nhiều ý kiến khen chê lẫn lộn. Cái chê lớn nhất của phiên bản hiện đại năm 2019 là phần thiết kế nhân vật không còn do Urushihara Satoshi đảm trách, khiến nhân vật trở nên vô hồn và ngờ nghệch.
    Tôi bắt đầu chơi Der Langrisser trên Sufami từ năm 1997, 2 năm sau khi nó được phát hành.
    Đây là một trong những game mà tôi dành nhiều thời gian chơi nhất, và cũng là game mà tôi chơi với cách khác người nhất.
    Đương thời, khi tôi chơi game này ngoài hàng thì luôn mang theo cuốn tập và cây bút để ghi lại từng lời thoại trong game.
    Mỗi khi nhân vật nói chuyện, tôi lại ghi lời thoại vào tập, bấm nút để nhân vật nói tiếp, rồi lại tiếp tục ghi.
    Vài năm sau, một bà cô của tôi mở tiệm kinh doanh trò chơi điện tử, thế là tôi có nhiều thời gian hơn để ghi được nhiều lời thoại hơn.
    Có những hôm tôi dậy từ 2, 3 giờ sáng trong khi mọi người còn đang ngủ, chỉ để chơi và ghi lại lời thoại của game này.
    Bản dịch tiếng Việt của Der Langrisser được hoàn thành năm 2018, đánh dấu một cột móc mới trong đời dịch game của tôi.
    Ở các bản game dịch trước đó, tôi chỉ đơn thuần là dịch theo những thủ thuật được hướng dẫn trên Net mà không hiểu gì về hệ thống.
    Ở bản dịch Der Langrisser, tôi nắm được hệ thống phần cứng, nên độ hoàn thiện của bản dịch Der Langrisser là cao nhất so với những bản dịch game trở về trước.
     
  13. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Bản dịch tiếng Việt của FE4 Hệ phả thánh chiến được hoàn thành vào năm 2012, với 100% lời thoại được dịch.
    Sau hơn 10 năm thì cảm thấy bản dịch này đã lỗi thời, còn thiếu quá nhiều thứ so với dự định, suy nghĩ.
    Nên sẽ làm một bản dịch hoàn toàn mới, gọi là FE4 Rematra.
    Bản này sẽ có 150% lời thoại được dịch, bổ sung thêm nhiều tính năng, nhiều event đáp ứng những nỗi niềm của người chơi FE4 qua bao thế hệ.
    Chẳng hạn như cứu vợ chồng Cuan trên sa mạc.
    Hay quyết chiến thành Barhara, chấm dứt đợt tàn sát của Arvis....
    Và ngoài ra còn khá nhiều tính năng khác mà bản gốc, các bản hack ngoại quốc khác đều không có.

    Những tính năng này chỉ được kích hoạt như những easter egg, không làm ảnh hưởng tới trải nghiệm game của những người chưa chơi lần nào.
    Dưới đây là minh họa 2 trong số những tính năng được bổ sung: nhấn nút để avatar nhếch mép + nhấn nút để tăng/giảm số lượng sao của vũ khí.

     
    SyIvian, squall9588, namff and 4 others like this.
  14. dark_slayer_83

    dark_slayer_83 Long Phụng Hòa Minh Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/4/02
    Bài viết:
    16,608
    [​IMG] Con máy cầm tay bên phải lạ quá.
     
  15. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    dark_slayer_83 thích bài này.
  16. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Bổ sung event #1 vào FE4 Rematra mà bản gốc không có.

     
  17. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,859
    Nơi ở:
    Hyrule
    Cái game Chrono Trigger trên SNES sao hồi mới ra bán mắc vậy ta? Thấy giá bán từ 60$ đến 90$!ngacnhien

    Có lẽ công lao lớn nhất Sony khi cho ra PlaySation là ổn định lại giá bán game.
     
  18. SPC700

    SPC700 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    1/10/20
    Bài viết:
    1,073
    Không phải là CT bán mắc, mà nhìn chung giá băng AAA hồi đó có mặt bằng khá cao.
    Như cái FE4 giá 75.000 En tức khoảng 75 $. Tầm siêu phẩm thì từ 60$ trở lên thôi.
    Nó có lý do của nó, do công nghệ lưu trữ lúc đó còn rất kém nên vài chục KB memory thôi cũng tốn rất nhiều tiền.
    Sony không có công lao gì trong việc ổn định giá game cả. Đó là do thành tựu kỹ thuật của nhân loại thôi.
    Nhớ thời 1995 mua cái floppy disk 1.4MB khoảng 10K, rất to với thời đó.
    Mấy năm sau thì mua cái CD-Rom trắng cao hơn vài k..
    Tầm 2003 mua cái USB 64MB giá 200K, bằng nửa tháng tiền ăn sinh viên.
    Giờ thì 200K có thể mua được cái USB vài trăm GB.
     
    dangquocthai2 and Anji Mito like this.
  19. vondutch2550

    vondutch2550 Mayor of SimCity ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/08
    Bài viết:
    4,493
    Game dạng siêu phẩm đấy. Tui chơi đi chơi lại mấy lần. Giờ vẫn muốn chơi lại bản 3ds mà k có tiền mua nên cứ treo đó nè pepe-18
     
  20. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,859
    Nơi ở:
    Hyrule
    Bản CT cho DS đó hả? Bấn quá thì mua DS Lite cũng được.
     

Chia sẻ trang này