[TT]Bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi í_no_good2099, 29/3/22.

  1. oldangelvn

    oldangelvn Dante, the strongest Demon Slayer CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/9/05
    Bài viết:
    14,292
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, thông tin mới nhất về việc điều tra các vụ án liên quan Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Phúc Sơn.

    [​IMG]
    Trung tướng Tô Ân Xô - Ảnh: DANH KHANG

    Chiều 2-3, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, đã trả lời kết quả điều tra các vụ án liên quan Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh, Phúc Sơn tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ.

    Nếu thao túng thị trường chứng khoán sẽ sớm mời về "sinh hoạt trong một không gian hẹp"
    Trung tướng Tô Ân Xô cho biết thông qua vụ án FLC, Tân Hoàng Minh, Bộ Công an đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh hiện tượng thao túng thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu.

    Theo đó, cơ quan điều tra đã có kết luận điều tra, viện kiểm sát đã có cáo trạng và tòa sẽ đưa ra xét xử sớm.

    Về việc làm sao cho thị trường chứng khoán được lành mạnh, ông Xô cho hay qua quá trình điều tra đã phát hiện việc thao túng thị trường chứng khoán của FLC được thể hiện qua hai hành vi.

    Thứ nhất là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lập, ký khống hồ sơ góp vốn tại Công ty CP xây dựng Faros, nâng khống 3.102 tỉ đồng. Tức tăng vốn từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng.

    Sau đó hợp thức hóa hồ sơ để cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán chấp nhận đăng ký lưu ý để thực hiện hành vi chiếm đoạt 3.620 tỉ đồng.

    Hành vi thứ hai là thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể, Quyết chỉ đạo mượn giấy tờ cá nhân của 400 người thân trong gia đình, lập khống 20 công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, sử dụng danh nghĩa pháp nhân để mở 500 tài khoản chứng khoán, tiến hành các hành vi thao túng chứng khoán.

    Thủ đoạn thao túng là liên tục mua bán cùng một loại chứng khoán, mua bán khớp lệnh nội nhóm để không dẫn đến chuyển nhượng quyền sở hữu. Đặt nhiều lệnh mua bán, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa.

    Đồng thời đặt lệnh mua bán sau đó hủy nhằm tạo cung cầu giả, lùa nhà đầu tư mua theo.

    Trong quá trình thực hiện các hành vi tội phạm, theo ông Xô, từ ngày 26-5-2017 đến 10-1-2022, nhóm này đã sử dụng 190 tài khoản thực hiện hành vi thao túng, thu lợi bất chính 723 tỉ đồng.

    Qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra rút ra có 6 vấn đề còn có những sơ hở, thiếu sót.

    Một, cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát, kiểm soát với việc góp vốn điều lệ tại các doanh nghiệp nên thao túng không ai kiểm tra, giám sát, dẫn đến việc khai khống.

    Hai, thiếu kiểm soát việc mở tài khoản chứng khoán, mở tài khoản chứng khoán rất dễ dàng, nhờ người khác đứng tên và mở nhiều tài khoản.


    Ba, chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe với các đối tượng vi phạm.

    Bốn, quy định quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng và dịch vụ kiểm toán, trách nhiệm cá nhân ở các vị trí này còn chưa cụ thể, lỏng lẻo.

    Năm, thiếu kiểm soát mạng xã hội.

    Một số đối tượng lợi dụng hội nhóm kín để hô hào lôi kéo nhà đầu tư, điều khiển và thao túng.

    Sáu, chưa có quy định, hướng dẫn làm cơ sở cho việc xác định thiệt hại cho nhà đầu tư trong quá trình tham gia trong giai đoạn chứng khoán bị thao túng.

    "Cơ quan công an gửi thông điệp đến những người chơi chứng khoán là không nên lợi dụng sơ hở để thao túng thị trường chứng khoán.

    Nếu còn cá nhân, tổ chức nào tiếp tục có thủ đoạn thao túng thị trường chứng khoán, chắc chắn cơ quan điều tra sẽ sớm mời về sinh hoạt trong một không gian hẹp, để thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh", ông Xô nhấn mạnh.

    Gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ, nợ thuế hàng chục ngàn tỉ đồng
    Về Công ty Phúc Sơn, trung tướng Tô Ân Xô thông tin báo chí, dư luận quần chúng đã đề cập từ một số năm. Đến tháng 2-2024 đã khởi tố vụ án.

    Theo thông tin ban đầu cơ quan điều tra cung cấp thì Công ty Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004, là công ty ở mức vừa phải, hoạt động ở cấp huyện về xây lắp. Nhưng từ 2015 vươn mình lên rất mạnh mẽ, nhận nhiều công trình từ Bắc đến Nam.

    Đến nay, công ty này có 21 dự án với tổng mức đầu tư trên 40.000 tỉ đồng.
    Bước đầu xem xét hai dự án ở Vĩnh Phúc, cơ quan điều tra nhận thấy công ty đã bỏ ngoài sổ sách, không kê khai tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước trên 640 tỉ đồng. Hiện công ty này còn nợ hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuế.

    Nhiều dự án bất động sản chưa đủ các điều kiện để bán, đi vào thị trường nhưng đã bán, thu tiền mà không giao đất cho các nhà đầu tư nên gây thiệt hại cho người dân hàng chục ngàn tỉ đồng, gây rất nhiều bất ổn cho nhà đầu tư, người dân.

    Sự việc này bước đầu cho thấy các cơ quan quản lý không kiểm soát hoạt động kê khai tài chính của công ty nên đang thiếu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên môn.

    Mặc dù các công ty không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, thuế nhưng vẫn được hoạt động hay không nắm được thực tế của doanh nghiệp khi nhận dự án.

    Ông Xô dẫn chứng doanh nghiệp Phúc Sơn này là doanh nghiệp nhỏ cấp huyện mà vươn lên đi khắp nơi, trúng thầu nhiều dự án hàng ngàn tỉ đồng nhưng năng lực, mức độ rất vừa phải. Trong khi nhiều tập đoàn, công ty hùng mạnh không có được các dự án lớn như thế.

    "Năng lực theo báo cáo thì phó tổng giám đốc của công ty này mới học xong lớp 4. Ở đây cần thấy là có học và nghèo vượt khó vươn lên thì khuyến khích và nghèo vượt khó làm giàu nhưng không được làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người dân, Nhà nước.

    Cơ quan điều tra đang tập trung điều tra, mở rộng điều tra để đảm bảo xử lý đúng người đúng tội, thu hồi tối đa tài sản", ông Xô nêu thêm.
    https://tuoitre.vn/trung-tuong-to-a...c-son-moi-hoc-het-lop-4-20240302163232555.htm
     
  2. Eternal Suffering

    Eternal Suffering Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    31/3/23
    Bài viết:
    1,488
  3. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,043
    Hmm hmm hmmpu_pepeboss

    [​IMG]
     
  4. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    received_805602618137490.jpeg received_1801016693743345.jpeg received_450083104041436.jpeg
     

    Các file đính kèm:

    MAGNUM44 and Ờ mày giỏi like this.
  5. Rây chồ

    Rây chồ Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    20/5/23
    Bài viết:
    837
  6. KeXaQue

    KeXaQue Chironia, Centaur Archer ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/10/06
    Bài viết:
    7,679
    Nơi ở:
    SaiGon
  7. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    sau vụ này lâu thế nhỉ, vụ vạn thịnh phát thì lời nói sau cùng rồi
     
  8. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    16 tượng ko thu hồi đc
     
  9. Only God Is Free

    Only God Is Free Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    13/9/23
    Bài viết:
    400
    1 tượng = bn tỷ?
     
  10. dread_nought

    dread_nought Geralt of Rivia Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/10/09
    Bài viết:
    20,005
    Nơi ở:
    TP HCM
  11. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261
    Em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC bị cáo buộc giúp anh lừa đảo, thao túng chứng khoán
    VIỆT DŨNG - Thứ bảy, 20/04/2024 18:01 (GMT+7)
    Ngoài Trịnh Thị Minh Huế, cơ quan công tố cũng chỉ ra sai phạm của em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết khi giúp sức tích cực cho anh trai chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, thao túng thị trường chứng khoán.

    [​IMG]
    Trịnh Văn Quyết khi còn làm Chủ tịch Tập đoàn FLC. Ảnh: TTXVN
    Trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn FLC, Viện KSND Tối cao đã làm rõ vai trò của Trịnh Thị Thúy Nga - em gái của Trịnh Văn Quyết.

    Trịnh Thị Thúy Nga - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS bị truy tố 2 tội danh cùng với anh trai là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

    Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, tháng 8.2012, Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC chỉ đạo Doãn Văn Phương - Tổng Giám đốc FLC (đã xuất cảnh ra nước ngoài) cùng một số cá nhân mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng (sau hai lần đổi tên thành Công ty FAROS).

    Sau đó, Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm đã nâng khống vốn điều lệ của doanh nghiệp này từ 1,5 tỉ lên 4.300 tỉ đồng và niêm yết bán cổ phiếu, từ đó chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

    Chuỗi sai phạm đó có sự giúp sức của nhiều người. Trong đó, ngoài Trịnh Thị Minh Huế, em gái thứ hai của Trịnh Văn Quyết - bị can Trịnh Thị Thúy Nga cũng được cơ quan công tố chỉ rõ sai phạm.

    Theo đó, Trịnh Thị Thúy Nga được Trịnh Thị Minh Huế giao ký hợp đồng nhận ủy thác đầu tư của Công ty FAROS để hợp thức nâng khống vốn góp. Nga đã ký 6 hợp đồng nhận ủy thác đầu tư của Công ty FAROS, với tổng số tiền 368 tỉ đồng để nâng khống vốn góp từ 1.125 tỉ lên 3.500 tỉ đồng. Bị can Nga cũng ký 50 ủy nhiệm chi chuyển hơn 1.300 tỉ đồng để Huế hợp thức hóa, che giấu số vốn góp khống.

    Ngoài ra, Nga trực tiếp nhờ 3 nhân viên cấp dưới ký 17 hợp đồng nhận tiền ủy thác đầu tư với tổng số tiền hơn 880 tỉ đồng của FAROS để hợp thức nâng khống vốn góp và mượn chứng minh nhân dân của nhân viên để đưa Huế sử dụng, mở 10 tài khoản chứng khoán mua bán cổ phiếu ROS.

    Cơ quan công tố xác định, Trịnh Thị Thúy Nga đã giúp Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế ký hợp đồng nhận ủy thác đầu tư để hợp thức việc nâng khống vốn góp của Công ty FAROS; Giúp Trịnh Văn Quyết niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HoSE, bán cổ phiếu chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán.

    Ở hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Trịnh Thị Thúy Nga bị xác định, thực hiện chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, bị can đã chỉ đạo Phòng dịch vụ chứng khoán cấp khống tiền do nhóm tài khoản của Huế quản lý, sử dụng để đặt lệnh mua cổ phiếu FLC, ART, HAI, AMD, GAB với tổng số tiền hơn 170 nghìn tỉ đồng; Tổng giá trị thiếu tiền khớp lệnh mua là hơn 11,6 nghìn tỉ đồng, giúp Huế và Quyết thao túng 4 mã cổ phiếu HAI, FLC, GAB, ART.

    Như vậy, Trịnh Thị Thúy Nga tham gia tích cực, chỉ đạo toàn bộ việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý, sử dụng để thao túng thị trường chứng khoán tại Công ty BOS. Bị can cũng giúp Trịnh Văn Quyết thu lợi bất chính 4 mã cổ phiếu HAI, GAB, ART, FLC số tiền hơn 684 tỉ đồng.

    “Hành vi của Trịnh Thị Thúy Nga có vai trò đồng phạm thực hành và giúp sức tích cực cho Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế”, cáo trạng nêu.


    Em gái thứ hai của cựu Chủ tịch FLC bị cáo buộc giúp anh lừa đảo, thao túng chứng khoán (laodong.vn)
     
  12. ngdinhluat

    ngdinhluat Ryu & Ken Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/3/07
    Bài viết:
    16,647
    Nơi ở:
    Hà Nội
  13. squall9588

    squall9588 Sam Fisher, Third Echelon Agent Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/05
    Bài viết:
    15,101
    k
     
  14. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    Không bắt bên nhà vợ à pepe-1?
     
  15. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261
    worry-191
     
  16. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261
    Vì sao Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc dùng xảo thuật tăng vốn Faros gấp 2.866 lần?
    HÀ NỘIMua lại công ty có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc cùng em gái dùng thủ đoạn gian dối, khống vốn gấp 2.866 lần, lên 4.300 tỷ đồng.

    Ngày 22/7, ông Trịnh Văn Quyết, 49 tuổi, cùng 49 đồng phạm dự kiến bị TAND Hà Nội xét xử với nhiều tội danh. Đây là vụ án có số lượng người được triệu tập cao kỷ lục: hơn 30.000 bị hại và 63.000 nhà đầu tư có quyền nghĩa vụ liên quan đang nắm giữ cổ phiếu Faros.

    Tòa cho biết nhiều người tham gia tố tụng khác sẽ được triệu tập "khi xét thấy cần thiết", song chưa thông báo cụ thể.


    Trong loạt hành vi phi pháp bị cáo buộc kéo dài 9 năm, 2014-2022, với số tiền chiếm đoạt lên tới hơn 4.300 tỷ đồng, VKSND Tối cao chia 3 giai đoạn chính.

    Giai đoạn 1, nâng khống giá công ty Faros từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng; giai đoạn 2, "lo lót" để cổ phiếu Faros được đủ điều kiện lên sàn chứng khoán và giai đoạn 3, thao túng thị trường, "úp sọt" hơn 63.000 nhà đầu tư.

    [​IMG]
    Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tháng 8/2019. Ảnh: Ngọc Thành

    Faros khởi đầu là công ty có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng, được ông Quyết chỉ đạo ông Doãn Văn Phương khi đó là Tổng giám đốc Tập đoàn FLC mua lại để làm tổng thầu các dự án FLC là chủ đầu tư. Song theo cáo buộc, Faros không có nguồn vốn, không tài sản đảm bảo.

    VKS cáo buộc dưới sự tổng chỉ đạo của ông Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế (em gái út ông Quyết) chỉ trong 23 tháng, Faros đã nâng khống vốn điều lệ lên 4.300 tỷ đồng, tức cao gấp 2.866 lần khi ông Quyết mua lại vào năm 2012.

    Trong cả 5 lần nâng khống vốn này, VKS cho rằng thủ đoạn được anh em ông Quyết sử dụng gồm: nhờ anh em họ hàng đứng tên cổ đông; nhờ họ ký khống các giấy nộp tiền góp vốn vào Faros; lãnh đạo tại Faros ký sẵn giấy nhận tiền, dù đôi bên không giao nhận tiền của nhau.

    Theo cáo buộc, với mục đích tạo giao dịch chuyển tiền ảo trên hệ thống ngân hàng, vài chục tỷ đồng tiền "mồi" sẽ được Huế lấy từ ngân sách FLC, chuyển đến tài khoản các "cổ đông". Bà Huế sau đó lấy tiền này chuyển vào Faros rồi lại rút ra, lặp lại ít nhất 38 lần đến khi đủ số vốn cần khống. Tiền "mồi" sau đó được bà Huế rút ra, trả về tài khoản của FLC.

    Để tránh bị phát hiện số vốn khống, lãnh đạo Faros sau đó lại ký khống các hợp đồng đầu tư với các công ty thuộc "hệ sinh thái" FLC, rải hết số tiền vốn vừa khống được cho các thương vụ không hề tồn tại.

    Nâng khống hơn 200 tỷ đồng vốn cho Faros trong hai giờ

    Lần khống vốn đầu tiên là mô hình tiêu biểu cho thủ đoạn này, giúp anh em ông Quyết trót lọt thổi vốn cho Faros từ 1,5 lên 225 tỷ đồng chỉ trong hai giờ.

    VKS cáo buộc, ông Quyết là người chỉ đạo em gái soạn nghị quyết tăng vốn cho Faros, dù các cổ đông của Faros "không góp tiền để tăng vốn điều lệ".

    Ba cổ đông được anh em ông Quyết chọn làm cổ đông, đều là người nhà, gồm bị can Trịnh Văn Đại (anh họ); Hoàng Thị Thu Hà (em họ) và Nguyễn Văn Mạnh (em rể).

    Ông Quyết một mặt yêu cầu 3 người anh em ký khống sẵn 14 ủy nhiệm chi với nội dung chuyển tiền góp vốn vào tài khoản của Công ty Faros. Mặt khác, ông chỉ đạo bị can Nguyễn Tiến Dũng (bạn ông Quyết), Tổng giám đốc Faros, ký khống sẵn các giấy rút tiền mặt ra khỏi Faros.

    Với các giấy tờ khống có sẵn trong tay, ngày 25/4/2014, bà Huế chuyển 35 tỷ đồng "tiền mồi" vào tài khoản của cổ đông Thu Hà.

    Ba hôm sau, quá trình quay vòng khống vốn cho Faros được bà Huế liên tục thực hiện, từ 13-15h, ngày 28/4/2014, cáo trạng nêu.

    Cụ thể, bà Huế chuyển khoản 35 tỷ đồng từ tài khoản của bà Hà vào tài khoản công ty Faros. Ngay sau đó, bà Huế rút tiền mặt ra khỏi tài khoản này, chia nhỏ và chuyển vào tài khoản 3 cổ đông.

    Khi tài khoản ba cổ đông đã có tiền, bà Huế chuyển khoản vào tài khoản Faros để "góp vốn", sau đó lại tiếp tục rút tiền, nộp tiền và chuyển tiền nhiều lần.

    Kết quả điều tra xác định, sau 8 lần quay vòng luân chuyển tiền qua các tài khoản nêu trên, đến khi kết thúc lúc 15h cùng ngày, tài khoản của Faros phát sinh tăng 223,5 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn điều lệ của Faros khi này đã lên 225 tỷ đồng, như chỉ tiêu anh em ông Quyết đề ra.


    35 tỷ đồng "tiền mồi", cuối cùng được bà Huế rút hết về dưới dạng tiền mặt, cáo trạng nêu. Điều này đồng nghĩa, anh em ông Quyết đã nâng khống vốn cho Faros lên 225 tỷ đồng mà thực tế, không ai phải góp một đồng.

    Để hợp thức 225 tỷ đồng này, Chủ tịch Faros Doãn Văn Phương ký khống 3 hợp đồng ủy thác đầu tư, giao hết số tiền này cho các cá nhân là bạn bè của ông Quyết, hoặc các công ty trong "hệ sinh thái" FLC để làm các thương vụ không có thật.

    Tháng 5/2014, Faros được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ghi nhận vốn điều lệ 225 tỷ đồng, với 3 cổ đông như đã nêu.

    Lần khống vốn thứ hai, VKS cáo buộc anh em Quyết dùng thủ đoạn y hệt, song nhờ thêm 12 người đứng tên cổ đông, cũng là họ hàng, người quen.

    Bà Huế lần này dùng 65,7 tỷ "tiền mồi", quay vòng chuyển khoản 12 lần trong 2 ngày 27 và 28/5/2015 để khống 900 tỷ đồng. Tháng 6/2015, Faros được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi vốn điều lệ lên 1.125 tỷ đồng, với 15 cổ đông.

    Trong lần khống vốn thứ 4, diễn ra tháng 1/2016, Faros khi này có vốn điều lệ trên giấy tờ, 3.500 tỷ, ông Quyết bắt đầu động thái "lộ diện" trong danh sách cổ đông Faros.

    Ông chỉ đạo bà Huế soạn các hợp đồng để 11 cổ đông hiện hữu chuyển nhượng gần 180 triệu cổ phần cho mình với giá gần 1.800 tỷ. Vợ ông, bị can Lê Thị Ngọc Diệp, cũng được các cổ đông "chuyển nhượng" 24,5 triệu cổ phần.

    Vợ chồng ông Quyết khi này trở thành hai cổ đông lớn nhất của Faros với lần lượt 51% và 7% cổ phần.

    Trong lần khống vốn cuối cùng, từ 3.500 lên 4.300 tỷ đồng, ông Quyết chỉ đạo sáp nhập Công ty RTS (thuộc hệ sinh thái FLC), khi đó có 3 cổ đông, đều do ông Quyết nhờ đứng tên.

    Tài liệu điều tra xác định, trong 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ, Faros chỉ có số vốn thực góp khoảng 1.200 tỷ.

    Số tiền nâng khống hơn 3.100 tỷ đồng được thực hiện bằng các hợp đồng ủy thác đầu tư khống cho các tổ chức và cá nhân, nhằm "tạo dòng tiền, doanh thu, lợi nhuận giả để hạch toán chứng từ gian dối này vào sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và ghi nhận những thông tin này vào bản cáo bạch của Faros", cáo trạng nêu.

    Như vậy, trong 5 lần tăng vốn điều lệ của Faros, cơ quan điều tra xác định, số lần tăng vốn và số tiền tăng mỗi lần đều do ông Quyết và Phương bàn bạc. Ông Quyết sau đó trực tiếp yêu cầu em gái, Huế, chuẩn bị nguồn tiền "mồi", trao đổi với các nhân sự liên quan để thực hiện. Sau mỗi lần tặng vốn hoàn thành, ông Phương đều thông báo kết quả với ông Quyết.

    "Trịnh Văn Quyết là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo toàn bộ" việc mua và đổi tên công ty, dùng Faros làm công cụ phương tiện, chỉ đạo Phương và Huế và đồng phạm nâng khống vốn từ 1,5 lên 4.300 tỷ đồng, VKS cáo buộc.

    Cáo trạng cho rằng với việc khống vốn thành công, chuỗi sai phạm thứ hai của vụ án mở ra: Bị can Quyết và Phương bàn mưu niêm yết 430 triệu cổ phiếu Faros lên sàn chứng khoán, với sự hậu thuẫn của loạt cựu quan chức Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và sàn HOSE.

    Vì sao Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc dùng xảo thuật tăng vốn Faros gấp 2.866 lần? - Báo VnExpress
     
  17. Red_Coral

    Red_Coral Fire in the hole! CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/6/03
    Bài viết:
    2,694
    Mắt anh sáng dáng anh hiền worry-2
     
  18. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261
    Trước ngày xét xử, Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục hơn 210 tỷ đồng
    BẢN TIN 113Thứ Tư, 17/07/2024 16:22:39 +07:00
    (VTC News) -
    Ông Trịnh Văn Quyết vừa nộp thêm 23 tỷ đồng, như vậy đến nay, cựu Chủ tịch FLC đã nộp hơn 210 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án.


    Ngày 17/7, luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, cho biết người nhà bị cáo này vừa nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, ông Trịnh Văn Quyết đã nộp khắc phục hơn 210 tỷ đồng, đồng thời vận động người thân "tiếp tục nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và khi toà đang xét xử".

    Luật sư cũng cho biết thêm, đã có 376 văn bản với hơn 4.280 người ký tên xin giảm trách nhiệm hình sự cho ông Trịnh Văn Quyết cùng các bị cáo trong vụ án.

    Cựu Chủ tịch FLC đã nhận thức về các hành vi sai phạm, xin chịu trách nhiệm hình sự và dân sự như cáo buộc nêu. Bên cạnh đó, ông Trịnh Văn Quyết mong cơ quan chức năng áp dụng chính sách khoan hồng cho các bị cáo là người thân, đồng nghiệp cấp dưới liên quan vụ án.

    [​IMG]
    Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết trước khi bị khởi tố.

    Ngày 22/7 tới đây, TAND Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết cùng 49 đồng phạm. Trong vụ án này, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC bị đưa ra xét xử về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Trịnh Văn Quyết được xác định là chủ mưu, người quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng thành 4.300 tỷ đồng.

    Ngoài ra, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo việc đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.

    Bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do em gái là Trịnh Thị Minh Huế (Kế toán tập đoàn FLC) quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng.


    Trước ngày xét xử, Trịnh Văn Quyết nộp khắc phục hơn 210 tỷ đồng (vtcnews.vn)
     
  19. zenkychi

    zenkychi Sờ phát (bị) ra ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/7/03
    Bài viết:
    3,955
    giờ nộp khắc phục hơn 210 tỷ đồng
    vkl
     
  20. _Ultra-Violet_

    _Ultra-Violet_ Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    3,466
    ra tù à mà trong tù ngày ngày ăn bò bú vang cũng dc rồiraitien-gif
     
    ờ mày ngon thích bài này.

Chia sẻ trang này