[TP]Việt Nam nói về dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi rebaron, 11/4/24.

  1. BÔ-MAN

    BÔ-MAN Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    17/11/22
    Bài viết:
    976
    Nơi ở:
    toilet
    Nói lại thì rộng 100m cũng chả là gì, khúc đấy đo trên map sông rộng cả 1km cơ nên lo việc bị mất lưu lượng nước k nên nặng nề quá. Lợi ích kinh tế của nó thì nó phải lo thôi, nó khá lên miền Tây mình đôi khi lại có thêm thằng mua hàng.
    Quan ngại duy nhất có lẽ là an ninh vì nếu có thì đúng là tàu chiến vào đc từ đường cam, nhưng nếu tàu chiến Tung của vào thì sao k vào từ Hòn ngọc viễn vông cho đỡ rách việc, hay đứng ngoài spam tên lửa vào cũng đủ khóc rồi chứ cần gì phải dí nam dương thần kiếm đi vào
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  2. zantan

    zantan Glory to Mankind CHAMPION ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/10/06
    Bài viết:
    21,443
    Tầu mà đánh thì làm như 79 thôi, trên đánh xuống, dưới đánh lên pepe-18
     
  3. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,268
    peepo_bored chả cần đánh,
     
  4. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken GameOver ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,902
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Đừng đánh , ngộ sợ chết lắm pepe-18
     
  5. Gin Melkior

    Gin Melkior Manchester is red

    Tham gia ngày:
    18/8/20
    Bài viết:
    8,467
    Chắc nó làm gì TQ thích thôi để hoàn thiện vành đai con đường chứ kể cả nó có cảng nhưng tàu nó ko vào thì làm được gì đâu
     
  6. nhinhonhinho

    nhinhonhinho Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/9/07
    Bài viết:
    14,460
    Đánh đấm gì giờ này, bất quá nó đóng biên cho 1 tháng là nát mẹ rồi. Còn CPC thì nói thật, mấy ông chỉ cần ra chỗ biên giới như Tây Ninh chẳng hạn xong đứng bên mình nhìn qua bên nó là hiểu à. Tàu nó xây hàng thành phố cho CPC cơ , meanwhile bên ta là mấy bãi đất hoang và kho rỗng.
     
  7. Thái Tổ Bản Triều

    Thái Tổ Bản Triều T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/2/22
    Bài viết:
    636
    Trong nước còn thế này thì ko trách thằng Cam đcpeepo_dead

    B970DF11-E2EB-4E40-BCB1-30D6D53D3C81.jpeg
     
  8. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,746
    pepe-40pepe-40pepe-40
     
  9. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    dân Việt thì coi cam như mọi( miên), cam thì coi đất nam bộ là của nó, cái này thì còn khá lâu mới hết được( đến cả trong nước còn chia vùng miền chửi nhau ầm ầm)
    Cơ mà Hunsen kêu thủy điện làm lũ lụt thì chắc báo nó xạo chó, chứ lãnh đạo 1 nước mà kiến thức cơ bản ko biết???
     
    FFVIIIFan11 thích bài này.
  10. Thái Tổ Bản Triều

    Thái Tổ Bản Triều T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    11/2/22
    Bài viết:
    636
    Tiếp Phó thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập chuyện sông Mekong

    Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Campuchia hợp tác chặt chẽ trong sử dụng, quản lý và bảo vệ sông Mekong, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông.

    [​IMG]
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun ngày 6-5 - Ảnh: VGP

    Nhân dịp sang Việt Nam dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun đã đến gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 6-5.

    Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng và nhấn mạnh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi chung của ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

    Người đứng đầu Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia trên tất cả các lĩnh vực.

    Trong đó hợp tác đảng tiếp tục định hướng quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp, trên cơ sở đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lợi ích của nhau.

    Thủ tướng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong việc sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông.

    Các hợp tác này, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cần dựa trên cơ sở Hiệp định Mekong và các quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của cộng đồng người dân trên lưu vực.

    Về phần mình, Phó thủ tướng Campuchia Net Savoeun bày tỏ vinh dự dẫn đầu đoàn đại biểu Campuchia sang dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.


    Ông cũng khẳng định Campuchia coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi sự đoàn kết là thắng lợi chung của hai nước.

    Nhìn lại quan hệ Việt Nam - Campuchia thời gian qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Neth Savoeun đánh giá có sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

    Trong đó, hợp tác thương mại là điểm sáng với kim ngạch thương mại ba tháng đầu năm 2024 đạt gần 3 tỉ USD. Hợp tác an ninh, quốc phòng tiếp tục được củng cố, giao lưu nhân dân duy trì thường xuyên không để lực lượng thù địch lợi dụng, chống phá quan hệ hai nước.

    Thời gian tới, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, đẩy mạnh hợp tác và kết nối kinh tế, đặc biệt là kinh tế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia.

    Không để bên thứ ba sử dụng lãnh thổ làm phương hại Việt Nam, Campuchia
    [​IMG]
    Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun khẳng định Campuchia coi trọng thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, coi sự đoàn kết là thắng lợi chung của hai nước - Ảnh: VGP

    Cũng trong cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn Campuchia tiếp tục quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho người gốc Việt tại nước này.

    Trong đó tạo điều kiện cho người Campuchia gốc Việt ổn định cuộc sống và hòa nhập sở tại, làm cầu nối hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

    Việt Nam và Campuchia nhất trí tiếp tục kiên định nguyên tắc không cho thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này gây phương hại đến an ninh cũng như lợi ích nước kia.

    Đồng thời, hai nước sẽ nỗ lực giải quyết phân giới cắm mốc khoảng 16% đường biên giới còn lại, nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.
     
  11. Kinas

    Kinas GVN Hero GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    14/6/03
    Bài viết:
    53,286
    Nơi ở:
    WwW.GaMeVn.CoM
    Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
    Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.

    "Dự án này có tác động tối thiểu đến môi trường", Phó thủ tướng Campuchia Sun Chanthol ngày 7/5 nói, cho biết lượng nước qua kênh Funan Techo là 5 mét khối mỗi giây, còn dòng chảy sông Mekong là 8.000 mét khối mỗi giây. "Lượng nước được chuyển hướng chỉ bằng một giọt nước trong xô".

    Kênh Funan Techo dài 180 km sau khi nâng cấp sẽ có chiều rộng 100 m, độ sâu tới 5,4 m, cho phép sà lan và tàu có trọng tải 3.000 tấn đi qua, Phó thủ tướng Campuchia cho biết.

    Theo ông Sun Chanthol, Campuchia đã thông báo cho Ủy hội sông Mekong (MRC) về dự án này, nhưng sẽ không tham vấn với các nước khác trong khu vực về kênh đào. "Nếu được yêu cầu, Campuchia sẽ cung cấp thêm thông tin với MRC, nhưng không có nghĩa vụ pháp lý phải làm vậy", ông nói.

    Theo Hiệp định Mekong năm 1995, các dự án ảnh hưởng dòng chính của sông phải được Ủy hội sông Mekong (MRC) "xem xét kỹ thuật", nhận ý kiến đóng góp từ các quốc gia thành viên bao gồm Việt Nam, Lào và Thái Lan.

    [​IMG]
    Nhà nổi dọc một đoạn sông Mekong gần thủ đô Phnom Penh tháng 2/2021. Ảnh: Reuters

    Đây là căn cứ pháp lý quốc tế quan trọng cho Việt Nam, đòi hỏi phía Campuchia phải lấy ý kiến rộng rãi từ các nước trong khu vực về dự án kênh đào này.

    Tuy nhiên, MRC cho hay Campuchia không chia sẻ kết quả nghiên cứu khả thi của dự án kênh đào, dù họ đã nhiều lần đề nghị và hai lần gửi công văn vào tháng 8 và tháng 10/2023.

    Phó thủ tướng Sun Chanthol cho biết 33% hàng xuất nhập khẩu của Campuchia hiện nay được vận chuyển dọc sông Mekong rồi tới các cảng của Việt Nam. Dự án kênh Funan Techo được kỳ vọng sẽ giảm 70% lượng hàng đi và đến Campuchia qua cảng Việt Nam.

    Tuyến đường ngắn hơn từ Phnom Penh ra biển qua kênh Funan Techo còn "giúp giảm phát thải khí nhà kính", ông cho biết.

    Dự án kênh đào Funan Techo được Hội đồng Bộ trưởng Campuchia phê chuẩn vào tháng 5/2023, dự kiến nối cảng sông Phnom Penh với vịnh Thái Lan ở tây nam Campuchia, đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep. Theo tài liệu Campuchia trình lên MRC tháng 8/2023, kênh Funan Techo sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2028.

    Dự án có trị giá ước tính 1,7 tỷ USD, dự kiến do công ty Trung Quốc thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng ngày 5/5 đề nghị Campuchia phối hợp các bên đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước và môi trường sinh thái tiểu vùng sông Mekong.

    Bà Hằng cho biết đối với dự án kênh đào Funan Techo, Việt Nam rất quan tâm, tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia theo tinh thần Hiệp định Mekong 1995, phù hợp với các quy định liên quan của MRC và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

    "Chúng tôi mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong", bà Hằng nói.

    Tiếp Phó thủ tướng Campuchia Neth Savoeun tại Hà Nội ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn cùng Campuchia và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động sử dụng, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững dòng sông Mekong trên cơ sở Hiệp định Mekong và các quy định của Ủy hội sông Mekong quốc tế, bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của cộng đồng người dân trên lưu vực.

    [​IMG]
    Kênh đào Funan Techo. Đồ họa: ST


    https://vnexpress.net/campuchia-tuyen-bo-khong-tham-van-them-ve-kenh-funan-techo-4743282.html
     
    Thái Tổ Bản Triều thích bài này.
  12. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Lên phương án ứng phó tác động kênh đào Phù Nam
    15/05/2024 | 06:46
    [​IMG]
    kênh đào Phù Nam - Techo nếu được thực hiện, những địa phương vùng ĐBSCL chịu tác động nhiều và dễ tổn thương nhất sẽ nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu, như: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng… Do đó, trước hết, mỗi địa phương cần có các kịch bản, giải pháp ứng phó chủ động của riêng mình, trước khi tính tới liên vùng, liên quốc gia.

    Thực tế, mùa khô năm nay, khi nắng hạn kéo dài, lượng nước thượng nguồn sông Mê Kông về vùng ĐBSCL sụt giảm vì một số đập thượng nguồn tích nước, xâm nhập mặn đã vào sâu nội địa hơn trung bình nhiều năm, thành một trong những mùa hạn, mặn lịch sử.

    Với thực tế biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, lượng nước ngọt suy giảm, có thêm kênh đào Phù Nam - Techo chia nước, khó tránh khỏi những mùa hạn, mặn nghiêm trọng hơn ở ĐBSCL trong tương lai.

    [​IMG]
    Kênh đào Phù Nam – Techo (Campuchia) khi đi vào hoạt động được dự báo sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng thiếu nước, khô hạn ở vùng ĐBSCL. Ảnh minh họa: Hòa Hội

    Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, một dòng sông bỗng có một dự án kênh đào cắt ngang, tất nhiên hạ du sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hiện chưa có thông tin cụ thể, chính xác về tác động của dự án kênh đào Phù Nam với vùng ĐBSCL, chẳng hạn như nếu gây thiếu nước sẽ ở mức độ nào, bao nhiêu phần trăm (%)

    “Địa phương cũng mới nắm thông tin từ các nhà khoa học, qua báo đài, người dân nghe tin cũng băn khoăn, lo lắng. Tuy nhiên, chưa nghe ai nói địa phương phải làm gì, nên tỉnh cũng còn chờ đợi thêm thông tin”, ông Ngời nói.

    Về các giải pháp chủ động ứng phó từ địa phương khi kênh đào Phù Nam được thực hiện, ông Ngời cho biết, kể cả khi chưa có thông tin về dự án kênh đào của Campuchia, đã có những yếu tố khác ảnh hưởng đến nguồn nước trong vùng.

    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, tỉnh Vĩnh Long đã đưa ra nhiều giải pháp. Địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền cho người dân biết để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất. Dù vậy, có những giải pháp địa phương cũng “lực bất tòng tâm”, nên cần sự chia sẻ, phối hợp, hỗ trợ từ trung ương và cả vùng.

    Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh- ông Lê Văn Hẳn cũng thông tin, tỉnh rất quan tâm đến dự án kênh đào Phù Nam, vì các địa phương dọc sông Mê Kông sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

    “Chúng tôi cũng theo dõi thông tin qua báo chí, dư luận tỏ ra rất lo lắng. Chúng tôi đi chỗ này, chỗ kia thấy người dân cũng theo dõi thông tin rất sát. Thậm chí, có cán bộ hưu trí gặp tôi cũng hỏi về dự án này, cho thấy đây là vấn đề rất được quan tâm”, ông Hẳn nói.

    Ở góc độ địa phương, Trà Vinh dự kiến sẽ xem xét và họp các ngành chức năng để đề xuất, kiến nghị lên trung ương. Trường hợp dự án vẫn được triển khai, các địa phương ĐBSCL và Trà Vinh sẽ cần những giải pháp để chủ động ứng phó căn cứ theo thực tế địa phương sau này. Ông Hẳn cũng cho rằng, ở cấp tỉnh, vùng cần có kịch bản phải làm gì sau khi dự án đó được triển khai.

    Kênh đào Phù Nam - Techo (Funan Techo) được phía Campuchia dự kiến khởi công xây dựng cuối năm 2024, hoàn thành năm 2028, tổng vốn đầu tư khoảng 1,7 tỷ USD. Tuyến kênh đào dài khoảng 180km, rộng 100m, xây dựng 3 âu thuyền, phục vụ tàu tải trọng 1.000 DWT. Điểm đầu tuyến kênh nối với dòng Bassac – dòng chính sông Mê Kông (sông Tiền khi vào Việt Nam), gần cảng ở thủ đô Phnom Penh, sau đó đi qua các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot, Kep (Campuchia) và đổ ra vịnh Thái Lan.

    Chờ bước đi tổng thể

    Ông Bùi Văn Thắm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Bến Tre cho biết, Bến Tre nằm ở cuối nguồn sông Mê Kông, nên chịu tác động từ biến đổi khí hậu và các hoạt động điều tiết nước từ thượng nguồn như đập thủy điện, kênh đào Phù Nam.

    Dù muốn dù không vẫn phải tính toán các giải pháp ứng phó. “Bến Tre đang hoàn thiện hệ thống thủy lợi và các cống, đê bao xung quanh. Dự kiến, đến năm 2028, Bộ

    NN& PTNT hoàn chỉnh các cống của dự án quản lý nước, khi đó cơ bản làm chủ các đê bao bảo vệ toàn tỉnh” ông Thắm chia sẻ.

    Ông Thắm cho rằng, Bến Tre không thể tách rời với các giải pháp cho toàn vùng ĐBSCL. Bến Tre “phòng thủ” ở góc độ địa phương, còn ở phương diện vùng cần các nhà khoa học, cơ quan trung ương nghiên cứu mô hình mới về nguồn nước.

    “Khi có kênh đào Phù Nam, các đập thủy điện thượng nguồn Mê Kông hình thành, mô hình nguồn nước mới cho cả vùng ĐBSCL sẽ ra sao, theo hướng nào? Phải vạch ra được để từ đó bố trí, quy hoạch lại vùng dân cư, sản xuất cho phù hợp, giảm tác động tiêu cực do thiếu nước ngọt”, ông Thắm nói.

    Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Bến Tre, dù người dân đã nhiều đời thích ứng với hạn mặn, nhưng khi có kênh đào Phù Nam tình hình có thể sẽ rất khác. Do đó, vẫn phải có góc nhìn tổng thể cả vùng, mùa khô đáp ứng nguồn nước ngọt ra sao, lấy từ đâu để chủ động, không thể tới mùa hạn mặn lại lo lắng. Muốn vậy phải có nghiên cứu, đánh giá và các giải pháp tổng thể cho từng tỉnh và liên vùng.

    Góp ý về giải pháp ứng phó kênh đào trên, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, với việc hụt giảm nước ngọt do tác động của tuyến kênh, cần củng cố lại các kênh vùng Tứ giác Long Xuyên. Trước tiên, cần nạo vét (đào sâu) thêm các con kênh hiện có để trữ nước từ sông Vàm Nao đưa vào dự trữ, đi liền với kè chống sạt lở và xây dựng thêm các hồ chứa nước ngọt.

    Khi đó, nước ngọt sẽ tới Thoại Sơn, Núi Sập (An Giang), sang Hòn Đất (Kiên Giang). Còn hệ thống kênh vùng Đồng Tháp Mười đã gần hoàn chỉnh, cần củng cố thêm.
     
  13. nhat399

    nhat399 シェンムー Ryo Hazuki Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/8/11
    Bài viết:
    9,880
    Top 10 phương án xử lý
    Top 1: worry-65
     
  14. mangcuthahaha

    mangcuthahaha Mario & Luigi GameVN Lady

    Tham gia ngày:
    13/6/19
    Bài viết:
    824
    Đoạn này confirm là tư tưởng dân V nhiều người vậy nên dân Cam nó ghét nha.

    Dân VN mình toxic bm ra. Lúc bình thường thì khinh thằng Cam nó kém phát triển, nó phải dựa vào VN, nó ngu nó éo biết gì.

    Đến lúc dân Cam nó bị dân VN chèn ép quá tìm thằng khác bảo kê là TQ thì dân VN lại quay sang chửi Cam là phản bội các kiểu.

    Mình nghĩ gì dân nó hiểu hết. Đặt mình vào trường hợp của nó mình lại chả muốn Đông chinh quá đi chứ.

    Tư tưởng dân gian đối xử với ng khác ncc nhưng vẫn muốn bọn nó thờ mình pepe-23
     
  15. \\\

    \\\ Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,202
    Thay VN = TQ và Cam = VN không biết giống đc bao nhiêu %. pepe-23
     
  16. kuteboy99

    kuteboy99 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    5/4/19
    Bài viết:
    2,593
    Còn cái "ngày xưa VN hi sinh xương máu cứu mạng dân Cam khỏi nạn diệt chủng" pu_pepesummer
     
  17. doctor who

    doctor who Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    6,008
    Lại nghĩ mấy quả hàn nó khinh đông nam á và ghét nhật. Đổi hàn thành Việt thì kết quả không khác gìpepe-22
     
  18. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,619
    Dân Việt cũng khinh cả Đông Nam Á chứ không chỉ mỗi Cam, may ra trừ Singapore còn nể tí.
     
  19. squallkid4ever

    squallkid4ever Crash Bandicoot ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/10/06
    Bài viết:
    12,842
    Nơi ở:
    FF8-Balamb Garden
    Đông Lào thượng đẳng sao phải nể thằng nào? pikapika
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  20. harry999

    harry999 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/4/11
    Bài viết:
    1,908
    Nơi ở:
    Ferelden
    pu_pepepolicepu_pepepolicepu_pepepolice
     

Chia sẻ trang này