[Tổng hợp] Căng thẳng Liên Triều

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi LAX Girl, 17/10/24.

  1. LAX Girl

    LAX Girl Liu Kang, Champion of Earthrealm GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/8/06
    Bài viết:
    5,398
    Nơi ở:
    Wonder Land
    Dạo này tình hình Bắc - Nam Triều Tiên liên tục căng thẳng. Mạo muội xin phép mod cho lập topic tổng hợp. Cá nhân mình đánh giá căng thẳng Liên Triều và căng thẳng Trung - Đài sẽ mang nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Nên làm thớt tổng hợp cho tiện theo dõi.
    -------------------------------------------------------------------------------
    Tin 17/10

    Phá hủy tuyến đường biên giới kết nối với Hàn Quốc, Triều Tiên dường như muốn gây tiếng vang và thể hiện sự phẫn nộ với Seoul, nhưng vẫn tránh nguy cơ xung đột toàn diện.

    Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 15/10 công bố video cho thấy Triều Tiên đã kích nổ mìn phá hủy nhiều đoạn thuộc tuyến đường Gyeongui và Donghae ở phía bắc Đường phân giới Quân sự (MDL) ngăn cách hai nước. Quân đội Hàn Quốc đã nổ súng cảnh cáo ở phía nam MDL và tăng cường giám sát tình hình, trong khi Triều Tiên chưa lên tiếng về thông tin.

    Tuyến Gyeongui nối thành phố biên giới Paju của Hàn Quốc với Kaesong của Triều Tiên, còn Donghae chạy dọc bờ biển phía đông. Hai tuyến đường này được coi là thành tựu của giai đoạn quan hệ hai miền ổn định những năm 2000, trước khi căng thẳng bùng lên, liên quan chương trình hạt nhân Triều Tiên và các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.

    Theo giới chuyên gia, dù hạ tầng này đã bị đình chỉ từ lâu, việc phá hủy chúng vẫn gửi đi thông điệp rõ ràng là Triều Tiên không muốn đàm phán với Hàn Quốc.

    "Đây là động thái liên quan đến tình trạng thù địch giữa hai nước mà Triều Tiên thường xuyên đề cập", Yang Moo-jin, hiệu trưởng Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, Hàn Quốc nói với AFP. Triều Tiên có thể bố trí thêm chướng ngại vật dọc biên giới và việc phá hủy hai tuyến đường là "công việc chuẩn bị".

    Triều Tiên phá hủy hai tuyến đường chỉ vài ngày sau khi tuyên bố drone của Hàn Quốc đã xâm nhập Bình Nhưỡng để thả truyền đơn, gọi đây là hành động khiêu khích về quân sự, chính trị và cảnh báo "thảm họa" nếu còn tái diễn. Nước này ngày 13/10 cho biết đã triển khai 8 đơn vị pháo binh được trang bị vũ khí đầy đủ tại biên giới và "trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa".

    Quân đội Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc triển khai drone xâm nhập Bình Nhưỡng, sau đó cho hay họ không thể xác nhận liệu tuyên bố từ Triều Tiên có đúng sự thật hay không.

    Truyền thông địa phương cho rằng đây có thể là drone do các nhà hoạt động chống Triều Tiên ở Hàn Quốc vận hành, bởi nhóm này thường xuyên dùng bóng bay thả truyền đơn cùng vật phẩm sang Triều Tiên.

    Dù tình hình căng thẳng, giới chuyên gia không cho rằng động thái của Triều Tiên sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện, bởi cả Bình Nhưỡng lẫn Seoul đều hiểu rất rõ cái giá phải trả nếu chiến sự nổ ra. Theo ước tính của Bloomberg Economics, nền kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại khoảng 4.000 tỷ USD trong năm đầu tiên, tương đương 3,9% GDP, nếu căng thẳng hai miền Triều Tiên biến thành chiến tranh.

    "Nếu lên kế hoạch tấn công, tôi sẽ không cho nổ tung các con đường dẫn xuống miền nam", sử gia Jim Hoare, cựu nhà ngoại giao Anh tại Triều Tiên, cho biết, thêm rằng hành động nổ mìn của Bình Nhưỡng chỉ mang tính biểu tượng, "không làm thay đổi tình hình thực địa".

    "Động thái phá đường của Triều Tiên dường như nhằm tạo tiếng vang, thu hút sự chú ý từ cả trong và ngoài nước về sự không hài lòng với Hàn Quốc mà không có nguy cơ dẫn đến một phản ứng quân sự đáp trả", Peter Ward, nhà nghiên cứu tại viện chính sách Sejong, Seoul, Hàn Quốc nói với Financial Times. "Vì họ chỉ đang phá hủy phần đường trên lãnh thổ của mình. Nếu muốn tái thiết, họ cũng có thể khôi phục chúng dễ dàng".

    Giới phân tích thêm rằng loạt động thái "ăn miếng trả miếng" giữa Triều Tiên và Hàn Quốc là biểu hiện của màn thi gan, trong đó bên nào xuống nước trước sẽ bị coi là kẻ thua cuộc.

    "Cả hai đều không nhượng bộ", giáo sư Kim Dong-yup, Đại học Nghiên cứu Triều Tiên, nói. Và do hai nước luôn có sự ngờ vực lẫn nhau, Seoul "cần phải cân nhắc chiến lược ứng phó khủng hoảng".

    Căng thẳng liên quan cáo buộc drone xâm nhập nhiều khả năng chỉ là "màn đấu khẩu" giữa hai bên mà không tạo ra những động thái đột biến có thể dẫn đến chiến tranh, giáo sư Nam Sung-wook, chuyên về nghiên cứu Triều Tiên tại Đại học Hàn Quốc ở Seoul, đánh giá.

    Vụ nổ trên một đoạn đường kết nối Triều Tiên với Hàn Quốc ở phía Triều Tiên ngày 15/10. Ảnh: AFP
    [​IMG]
    Vụ nổ trên một đoạn đường kết nối Triều Tiên với Hàn Quốc ở phía Triều Tiên ngày 15/10. Ảnh: AFP

    Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh, sau khi cuộc chiến 1950-1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình.

    Giai đoạn 2017-2022, quan hệ hai miền ấm lên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Moon Jae-in, người chọn cách tiếp cận mềm mỏng trong vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai sau đó tăng nhiệt, Triều Tiên đẩy mạnh thử vũ khí và đưa ra thông điệp đe dọa, còn Hàn Quốc đáp trả bằng cách tăng cường tập trận chung với đồng minh Mỹ.

    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cuối năm ngoái tuyên bố quan hệ giữa hai miền là "thù địch" và tìm kiếm hòa giải, thống nhất với Hàn Quốc là "vô nghĩa". Hồi tháng 1, ông Kim Jong-un từng đề cập tách rời hoàn toàn với Hàn Quốc, phá hủy các tuyến đường kết nối đến mức "không thể vãn hồi".

    Edward Howell, nhà nghiên cứu tại Chatham House, viện chính sách có trụ sở tại Anh, nhận định "những ngôn từ quyết liệt này là một phần trong chiến lược leo thang căng thẳng của Triều Tiên". Howell thêm rằng Triều Tiên cũng thường gia tăng hoạt động khiêu khích trong năm Mỹ bầu cử tổng thống.

    "Họ muốn thử và xem liệu Mỹ có sự nhượng bộ nào không", ông Howell nói.

    -------------------------------------------------------------------------------

    Tin 16/10

    Triều Tiên xác nhận đã cho nổ nhiều đoạn trên tuyến đường bộ và đường sắt liên Triều, đồng thời tuyên bố Hàn Quốc là "quốc gia thù địch".

    "Các tuyến giao thông đã bị phong tỏa hoàn toàn sau vụ nổ", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết hôm nay, xác nhận thông tin trước đó từ quân đội Hàn Quốc rằng Bình Nhưỡng đã cho nổ nhiều đoạn thuộc tuyến đường Gyeongui và Donghae nối liền hai nước.

    Theo KCNA, đây là biện pháp "hợp pháp, không thể tránh khỏi" và phù hợp với hiến pháp Triều Tiên, trong đó xác định Hàn Quốc là "quốc gia thù địch". Các vụ nổ diễn ra trên đoạn đường bộ và đường sắt dài 60 mét ở phía đông và phía tây biên giới với Hàn Quốc.

    "Những biện pháp này được thực hiện do tình hình an ninh nghiêm trọng dẫn đến bờ vực chiến tranh khó lường, do hành động khiêu khích chính trị và quân sự từ các lực lượng thù địch", KCNA cho hay.

    Đoạn đường nối với Hàn Quốc bị Triều Tiên cho nổ hôm 15/10. Ảnh: KCNA

    [​IMG]
    Đoạn đường nối với Hàn Quốc bị Triều Tiên cho nổ hôm 15/10. Ảnh: KCNA

    Hãng Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên gần đây đã sửa đổi hiến pháp và đây là lần đầu tiên tài liệu này chính thức đề cập Hàn Quốc là quốc gia thù địch.

    Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối bằng đường bộ và đường sắt dọc tuyến Gyeongui, nối thành phố biên giới phía tây Paju của Hàn Quốc với Kaesong của Triều Tiên, và tuyến Donghae dọc bờ biển phía đông. Đây là thành tựu của thời kỳ quan hệ hai bên giảm căng thẳng, trong đó có hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in.

    Các chuyên gia cho biết hạ tầng giao thông mang tính biểu tượng này đã bị đóng cửa từ lâu, nhưng phá hủy nó sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng rằng lãnh đạo Triều Tiên chưa sẵn sàng đàm phán với Hàn Quốc.

    Bộ Thống nhất Hàn Quốc chỉ trích Bình Nhưỡng "hành động khiêu khích cực kỳ bất thường", thêm rằng Seoul đã chi số tiền lớn để xây dựng các tuyến đường này. "Triều Tiên vẫn có nghĩa vụ hoàn trả khoản tài trợ đó", cơ quan này cho hay.



    Vụ nổ trên các tuyến đường Gyeongui và Donghae ngày 15/10. Video: JCS

    Động thái của Triều Tiên diễn ra khi căng thẳng hai nước gia tăng. Triều Tiên cáo buộc thiết bị bay không người lái (drone) Hàn Quốc mang theo tờ rơi tuyên truyền chống nước này xuất hiện trên bầu trời Bình Nhưỡng vào ngày 3/10, 9/10 và 11/10. Triều Tiên mô tả đây là hành động khiêu khích quân sự và chính trị, có thể dẫn tới xung đột vũ trang.

    Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc, nhưng sau đó cho hay họ không thể xác nhận tuyên bố từ Triều Tiên có đúng sự thật hay không. Quân đội Hàn Quốc giải thích họ không muốn đưa ra bình luận để "tránh bị Bình Nhưỡng kéo vào chiến thuật tạo cớ khiêu khích".

    Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un, hôm 15/10 tuyên bố Triều Tiên có bằng chứng cho thấy quân đội Hàn Quốc đã điều khiển drone xâm nhập Bình Nhưỡng và cảnh báo Seoul sẽ phải "trả giá đắt".
    Việc Triều Tiên phá hủy các tuyến đường liên Triều không tạo ra nhiều khác biệt vì chúng đã không được sử dụng trong nhiều năm. Tuy nhiên, hành động này mang theo một thông điệp leo thang rất rõ ràng.

    [​IMG]
    Ngày 15-10, Triều Tiên đã cho nổ tung các đoạn đường bộ và đường sắt ở bên phía nước này nối với Hàn Quốc tại khu vực biên giới, khiến quân đội Hàn Quốc phải nổ súng cảnh cáo.


    Động thái diễn ra sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un triệu tập cuộc họp an ninh để chỉ đạo thực hiện kế hoạch "hành động quân sự ngay lập tức".

    Căng thẳng leo thang
    Căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên với việc Bình Nhưỡng tuần trước tuyên bố sẽ cắt đứt hoàn toàn các tuyến đường bộ và đường sắt liên Triều, đồng thời củng cố thêm khu vực biên giới - một phần trong nỗ lực thúc đẩy hệ thống "hai nhà nước", hủy bỏ mục tiêu thống nhất lâu nay.

    Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết vào khoảng giữa trưa 15-10, một số phần phía bắc của các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc đã bị phá hủy.

    Bộ Thống nhất Hàn Quốc lên án vụ việc, cho rằng hành động này "cực kỳ bất thường", vi phạm rõ ràng các thỏa thuận liên Triều trước đây.

    "Thật đáng chê trách khi Triều Tiên liên tục có hành vi thoái lui như vậy", người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Koo Byoung Sam phát biểu trước báo giới. Phản ứng với các vụ nổ, quân đội Hàn Quốc đã bắn cảnh cáo về phía nam đường phân định quân sự.

    Về lý thuyết, hai miền Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh sau khi Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) kết thúc bằng hiệp định đình chiến, không phải bằng hiệp ước hòa bình.

    Các tuyến đường bộ và đường sắt xuyên biên giới giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là những dấu tích còn lại từ các nỗ lực cải thiện quan hệ hai miền, bao gồm cả hội nghị thượng đỉnh liên Triều năm 2018.

    Theo dữ liệu từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc, Seoul đã chuyển hơn 132 triệu USD dưới dạng các khoản vay ưu đãi cho Bình Nhưỡng để tái thiết các tuyến đường này.

    "Đây là một dự án hợp tác lớn liên Triều được thực hiện theo yêu cầu của Bình Nhưỡng", người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Koo Byoung Sam cho biết, đồng thời nói thêm Bình Nhưỡng vẫn có nghĩa vụ phải trả các khoản vay.

    Năm 2020, Triều Tiên đã cho nổ tung văn phòng liên lạc chung được thành lập tại một thị trấn biên giới sau khi các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ sụp đổ. Sau đó, Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên bồi thường thiệt hại khoảng 45 tỉ won (33 triệu USD) do việc phá dỡ văn phòng chung.

    Các chuyên gia chỉ ra những tuyến đường trên đã bị đóng cửa từ lâu, nhưng giờ đây việc Triều Tiên phá hủy chúng sẽ gửi thông điệp rõ ràng tới Hàn Quốc rằng Bình Nhưỡng không còn sẵn sàng đàm phán với Seoul nữa.

    "Đây là một biện pháp quân sự thực tế, liên quan đến hệ thống hai nhà nước thù địch mà Triều Tiên thường xuyên đề cập", ông Yang Moo Jin, hiệu trưởng Đại học Nghiên cứu Triều Tiên tại Seoul, bình luận.

    Ông Yang đánh giá Triều Tiên cũng có thể đang tìm cách dựng thêm nhiều rào cản dọc biên giới, và các vụ nổ mới nhất có thể là "công tác chuẩn bị".

    Chuyện gì tiếp theo?
    Thời gian qua Bình Nhưỡng đã thực hiện các bước để cắt đứt quan hệ liên Triều, xác định lại Hàn Quốc là quốc gia thù địch kể từ khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố Hàn Quốc là "kẻ thù chính" trong năm nay và thừa nhận việc thống nhất không còn khả thi nữa.

    Gần đây, giới lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể việc sử dụng những lời lẽ gay gắt trong các tuyên bố công khai. Trong tháng này, ông Kim Jong Un đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để hủy diệt Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng bị tấn công.

    Lời đe dọa được đưa ra sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cảnh báo nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân, họ sẽ "phải đối mặt với sự kết thúc".

    Căng thẳng giữa hai bên gia tăng sau khi Triều Tiên tuần trước cáo buộc Seoul gần đây điều drone xâm nhập Bình Nhưỡng.

    Triều Tiên cho biết những drone này đã rải "một lượng lớn" truyền đơn chống Triều Tiên, và bà Kim Yo Jong, người em gái quyền lực của ông Kim Jong Un, đã cảnh báo Seoul sẽ có "thảm họa khủng khiếp".

    Quân đội Hàn Quốc ban đầu phủ nhận việc đưa drone tới Bình Nhưỡng, nhưng sau đó từ chối bình luận, ngay cả khi Bình Nhưỡng đổ lỗi trực tiếp cho Seoul. Hôm 13-10, Triều Tiên cảnh báo nếu phát hiện thêm drone, họ sẽ coi đó là "lời tuyên chiến".

    Hôm 14-10, ông Kim Jong Un đã triệu tập cuộc họp an ninh quốc gia cấp cao.

    "Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra chỉ đạo hành động quân sự ngay lập tức và chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành trong hoạt động răn đe chiến tranh và thực hiện quyền tự vệ", Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên thuật lại.

    Theo nhà nghiên cứu Cheong Seong Chang tại Viện Sejong, giờ đây câu hỏi đặt ra là liệu: "Triều Tiên sẽ đáp trả bằng cách đưa drone sang Hàn Quốc hay sẽ có hành động mạnh mẽ nếu drone xâm nhập lãnh thổ nước này một lần nữa hay không?".
    Nhóm đa quốc gia mới có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, thay nhóm chuyên gia cũ không được Liên Hiệp Quốc gia hạn.

    [​IMG]
    TV tại một nhà ga ở Hàn Quốc chiếu cảnh Triều Tiên cho nổ tuyến đường liên Triều ngày 15-10 - Ảnh: AFP

    Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-10, đại diện Chính phủ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tuyên bố thành lập một nhóm đa quốc gia mới với nhiệm vụ giám sát việc thi hành các biện pháp trừng phạt chống lại Triều Tiên.

    Cơ chế mới này mang tên Nhóm Giám sát trừng phạt đa phương, bao gồm 11 thành viên: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Canada, Úc và New Zealand.

    Nhóm đa quốc gia mới trên được công bố trong buổi họp báo chung tại Seoul với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Kurt Campell, người đồng cấp bên phía Hàn Quốc Kim Hong Kyun và Phó thủ tướng Nhật Bản Masataka Okana.

    Nhiệm vụ của nhóm mới thành lập này là tiếp nối phần công việc dang dở của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc từng phụ trách giám sát Triều Tiên trong 15 năm qua, bao gồm việc thực hiện các báo cáo định kỳ về tình hình thi hành biện pháp trừng phạt.

    Hằng năm Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đều phải biểu quyết để gia hạn hoạt động của nhóm chuyên gia này. Tuy nhiên, hồi tháng 3, Nga đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn việc gia hạn, qua đó chấm dứt sự tồn tại của nhóm trên.

    Tuyên bố chung về việc thành lập Nhóm Giám sát trừng phạt đa phương khẳng định: "Chúng tôi nhấn mạnh quyết tâm chung cho việc thi hành đầy đủ các nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc liên quan đến Triều Tiên, nhắc lại con đường đến đối thoại vẫn đang mở.

    Chúng tôi kêu gọi các quốc gia chung tay vào nỗ lực toàn cầu nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế trước những mối đe dọa đến từ Triều Tiên".

    Một quan chức Hàn Quốc thừa nhận sáng kiến mới này có thể không có tính pháp lý quốc tế dành cho hoạt động chính thức của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, nhóm vẫn hứa hẹn sẽ giám sát Triều Tiên hiệu quả hơn vì không còn bị Nga và Trung Quốc ảnh hưởng.

    Cả Matxcơva và Bắc Kinh đều có quan hệ chặt chẽ với Triều Tiên và đã bị nghi giúp Bình Nhưỡng che giấu việc né tránh những biện pháp trừng phạt.

    Một quan chức Hàn Quốc khác khẳng định: "Việc thiếu vắng nhóm giám sát Triều Tiên đã mở ra nhiều cuộc đối thoại. Nhận thức chung của các bên là cần cấp bách giải quyết lỗ hổng này vì Triều Tiên đang tiếp tục vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

    Nhóm mới cởi mở với tất cả quốc gia sẵn lòng cam kết và đóng góp. Chúng tôi mong rằng nhiều nước khác sẽ tham dự".

    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết Nga sẽ hỗ trợ quân sự cho Triều Tiên nếu nước này bị tấn công, theo như hiệp ước giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chụp ảnh sau cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên ngày 19-6 năm nay - Ảnh: REUTERS

    "Nếu có hành động gây hấn nào xảy ra với CHDCND Triều Tiên, mọi biện pháp cần thiết sẽ được thực hiện theo luật pháp của chúng tôi và theo luật pháp của CHDCND Triều Tiên" - Hãng tin Tass hôm 15-10 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko.

    Các điều khoản mà ông Rudenko nhắc đến nằm trong Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên, được ký kết trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6 vừa qua.

    "Hiệp ước đã được ký kết, nên sẽ được công khai. Điều 4 của hiệp ước đề cập đến việc hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị gây hấn. Theo đó, các bên - trong trường hợp một trong hai bên bị gây hấn - sẽ cung cấp cho nhau bất kỳ sự hỗ trợ cần thiết nào, gồm cả hỗ trợ quân sự", ông Rudenko nói.

    Hôm 14-10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình hiệp ước lên Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) để phê chuẩn. Hiệp ước này được ký kết tại Bình Nhưỡng vào ngày 19-6.

    Hiệp ước nêu rõ trong trường hợp Nga hoặc Triều Tiên bị một/nhiều quốc gia tấn công vũ trang và rơi vào tình trạng chiến tranh, thì bên còn lại trong hiệp ước sẽ ngay lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự và các hình thức hỗ trợ khác bằng mọi phương tiện mà mình có, phù hợp với điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo luật pháp của Nga, Triều Tiên.

    Tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt.

    Hôm 15-10, Mỹ kêu gọi Triều Tiên ngừng các hành động có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột, sau khi Bình Nhưỡng cho nổ tung các tuyến đường liên Triều nối với Hàn Quốc.

    "Chúng tôi đang theo dõi tình hình tại Triều Tiên, có sự phối hợp chặt chẽ với đồng minh Hàn Quốc của chúng tôi. Chúng tôi tiếp tục thúc giục CHDCND Triều Tiên giảm căng thẳng và chấm dứt bất kỳ hành động nào có thể làm tăng nguy cơ xung đột, và chúng tôi khuyến khích Triều Tiên quay lại con đường đối thoại và ngoại giao" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói.

    -------------------------------------------------------------------------------

    Tin 15/10

    Ông Kim Jong-un họp với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu Triều Tiên, đưa ra kế hoạch "hành động quân sự tức thời" giữa lúc căng thẳng với Hàn Quốc gia tăng.

    Cuộc họp giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng các quan chức an ninh cấp cao, như Tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong-gil, lãnh đạo Tổng cục Trinh sát Ri Chang-ho, diễn ra ngày 14/10 ở Bình Nhưỡng, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay.

    "Ông Kim Jong-un đưa ra kế hoạch 'hành động quân sự tức thời' và đề xuất các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong chiến dịch răn đe chiến tranh, thực hiện quyền tự vệ để bảo vệ chủ quyền quốc gia", hãng thông tấn cho biết thêm, nhưng không nêu chi tiết.

    Cuộc họp diễn ra sau khi Triều Tiên ngày 11/10 nói thiết bị bay không người lái (drone) của Hàn Quốc xâm nhập Bình Nhưỡng để thả truyền đơn, gọi đây là hành động khiêu khích về quân sự, chính trị.

    Theo KCNA, ông Kim Jong-un cùng các quan chức dự họp đã nghe báo cáo về "sự khiêu khích nghiêm trọng của kẻ thù". Lãnh đạo Triều Tiên "bày tỏ lập trường chính trị và quân sự cứng rắn".


    [​IMG]
    Ông Kim Jong-un họp cùng các quan chức an ninh cấp cao Triều Tiên ngày 14/10. Ảnh: KCNA

    Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên leo thang trong những tháng gần đây, khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đẩy mạnh thử vũ khí và đưa ra các thông điệp đe dọa, còn Hàn Quốc đáp trả bằng cách tăng cường tập trận chung với đồng minh Mỹ.

    Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, ngày 12/10 cảnh báo Triều Tiên sẽ đáp trả mạnh tay nếu Bình Nhưỡng tiếp tục phát hiện drone Hàn Quốc. Ngày 14/10, bà cáo buộc quân đội Hàn Quốc đứng sau vụ drone xâm nhập Bình Nhưỡng, nhưng không đưa ra bằng chứng.

    Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 14/10 tuyên bố chính quyền Triều Tiên sẽ đối mặt "kết thúc" nếu gây tổn hại đến người dân nước này. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết họ không thể xác thực tuyên bố của Triều Tiên về drone.

    Về mặt kỹ thuật, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh, sau khi cuộc chiến 1950-1953 kết thúc bằng hiệp định đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình. Bộ Tư lệnh Liên Hợp Quốc, giám sát hiệp định đình chiến, cho biết họ đã nắm thông tin liên quan cáo buộc về drone và đang điều tra sự việc.

    Vị trí bán đảo Triều Tiên. Đồ họa: CSIS
    [​IMG]
    Vị trí bán đảo Triều Tiên. Đồ họa: CSIS
    Seoul cho biết Bình Nhưỡng đã kích nổ mìn phá hủy nhiều đoạn của tuyến đường xuyên biên giới bên phía Triều Tiên, khi căng thẳng hai nước gia tăng.

    "Triều Tiên trưa nay đã cho nổ nhiều đoạn thuộc tuyến đường Gyeongui và Donghae ở phía bắc Đường phân giới Quân sự ngăn cách hai nước", Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 15/10 cho biết.
    Quân đội Hàn Quốc cho biết đã có hành động phản ứng ở phía nam Đường phân giới Quân sự sau hành động kích nổ của Triều Tiên, nhưng không nêu chi tiết. JCS trước đó nói rằng Seoul đã tăng cường năng lực giám sát và sẵn sàng ứng phó với các tình huống.

    Triều Tiên chưa lên tiếng về thông tin này.

    Hàn Quốc và Triều Tiên được nối với nhau bằng đường bộ và đường sắt dọc tuyến Gyeongui, nối thành phố biên giới phía tây Paju của Hàn Quốc với Kaesong của Triều Tiên, và tuyến Donghae dọc bờ biển phía đông. Đây là thành tựu của thời kỳ quan hệ hai bên giảm căng thẳng, trong đó có hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa lãnh đạo hai nước.


    Con đường nối với Triều Tiên tại huyện biên giới Goseong, Hàn Quốc ngày 9/10. Ảnh: Yonhap

    [​IMG]

    Con đường nối với Triều Tiên tại huyện biên giới Goseong, Hàn Quốc ngày 9/10. Ảnh: Yonhap

    Việc phá hủy tuyến đường nối với Hàn Quốc diễn ra sau khi Triều Tiên hôm 9/10 tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn biên giới với nước láng giềng phía nam bằng cách cắt đứt hoàn toàn các tuyến đường bộ và đường sắt giữa hai nước. Triều Tiên cũng xây dựng các công trình phòng thủ tiền tuyến để đối phó "cơn cuồng loạn" của lực lượng Mỹ và Hàn Quốc.

    Hai ngày sau, Triều Tiên cáo buộc drone Hàn Quốc mang theo tờ rơi tuyên truyền chống nước này xuất hiện trên bầu trời Bình Nhưỡng vào các ngày 3/10, 9/10 và 11/10. Triều Tiên mô tả đây là hành động khiêu khích quân sự và chính trị, có thể dẫn tới xung đột vũ trang.

    Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc, nhưng sau đó cho hay họ không thể xác nhận liệu tuyên bố từ Triều Tiên có đúng sự thật hay không. Quân đội Hàn Quốc cũng giải thích họ không muốn đưa ra bình luận để tránh "bị Bình Nhưỡng kéo vào chiến thuật nhằm tạo ra cái cớ để khiêu khích".


    Vị trí pháo binh được bố trí dọc bờ biển Triều Tiên nhìn từ Incheon, Hàn Quốc ngày 14/10. Ảnh: Reuters
    [​IMG]

    Vị trí pháo binh được bố trí dọc bờ biển Triều Tiên nhìn từ Incheon, Hàn Quốc ngày 14/10. Ảnh: Reuters

    Triều Tiên tuyên bố lực lượng nước này sẽ chuẩn bị "mọi phương tiện tấn công" để đáp trả nếu một lần nữa phát hiện drone Hàn Quốc trên lãnh thổ nước này. Bình Nhưỡng cuối tuần qua triển khai 8 đơn vị pháo binh "trong tình trạng sẵn sàng khai hỏa" tại biên giới.

    Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 14/10 họp với các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu và đưa ra kế hoạch "hành động quân sự tức thời", cũng như đề xuất các nhiệm vụ quan trọng cần thực hiện trong chiến dịch răn đe chiến tranh, thực hiện quyền tự vệ để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
    Điện Kremlin khẳng định nội hàm thỏa thuận phòng thủ chung giữa Nga và Triều Tiên 'đã rõ', trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang liên tục.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (bên phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiến hành hội đàm song phương sáng 19-6 - Ảnh: SPUTNIK

    Theo Hãng tin AFP, ngày 15-10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov chia sẻ về ý nghĩa thỏa thuận phòng thủ chung giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng.

    Khi được hỏi về ý nghĩa điều khoản "hỗ trợ lẫn nhau khi một trong hai nước bị tấn công", ông Peskov khẳng định "không cần phải làm rõ thêm" nội hàm của thỏa thuận.

    "Mọi việc đều khá rõ ràng. Nội dung chính của hiệp ước là về hợp tác chiến lược, sâu sắc trên tất cả lĩnh vực, trong đó có an ninh", người phát ngôn Điện Kremlin tuyên bố.

    Trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ký Hiệp ước Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó có điều khoản phòng thủ chung trên.

    Quan hệ hợp tác mảng quốc phòng giữa Nga và Triều Tiên đã là vấn đề được phương Tây mổ xẻ tích cực trong nhiều tháng qua.

    Nhiều nước cho rằng Triều Tiên cung cấp cho Nga đạn dược, vũ khí để sử dụng trên chiến trường Ukraine.

    Thậm chí gần đây Hàn Quốc và Ukraine còn cho rằng Triều Tiên đã cử binh sĩ đến hỗ trợ lực lượng Matxcơva trên chiến trường.

    Quan hệ hợp tác này một lần nữa bị chú ý, khi Triều Tiên vừa có động thái cho nổ tung một số đoạn trên tuyến đường liên Triều sáng 15-10.

    Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã gia tăng sau khi Triều Tiên cáo buộc Hàn Quốc điều thiết bị bay không người lái xâm nhập Bình Nhưỡng để rải truyền đơn. Bình Nhưỡng coi đây là hành động khiêu khích chính trị và quân sự có thể dẫn đến xung đột vũ trang.
     
  2. giangnam

    giangnam cái biệt hiệu Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/8/02
    Bài viết:
    5,357
  3. Mai fen đút đít không?

    Mai fen đút đít không? C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/21
    Bài viết:
    1,687
    với mức độ này khả năng nã pháo vào đảo hoặc bắn chìm tàu ngầm/thuyền như năm xưa cũng có thể đấy nhỉ peepo_cringe
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  4. Long khô máu

    Long khô máu Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    20/5/21
    Bài viết:
    1,497
    Quỳ xuống đưa tiền cho ủn đi ộp pa
     
  5. blazingphoenix145

    blazingphoenix145 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/11/20
    Bài viết:
    271
    Nếu muốn thống nhất thì bây giờ là thời điểm phù hợp nhất rồi.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  6. Spiderman (Peter Parker)

    Spiderman (Peter Parker) Chrono Trigger/Cross

    Tham gia ngày:
    30/4/16
    Bài viết:
    6,562
    Đánh nhau đi, doạ hoài peepo_shook
     
  7. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,720
    pu_pepeahegao vote HQ vì trai đẹp
     
  8. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Việt Nam rất quan ngại.
     
  9. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog GameOver Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,822
    Thú vui hàng ngày của tôi là lên internet xem
    - Tập mõm
    - Medvedev mõm
    - Ủn mõm
    - Giáo chủ Iran mõm
     
  10. DanteGVN

    DanteGVN Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    27/4/17
    Bài viết:
    5,205
    nhờ mấy lão mõm mà hàng ngày anh còn được lên internet đó :cuteonion36:
     
  11. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Mấy cụ trên hết mõm là đào hầm cml.
     
  12. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    40,780
  13. Phọt Ra Quần

    Phọt Ra Quần Mười năm nay tao chưa đánh răng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    12,983
    Nơi ở:
    Ảo Tưởng Hương
    Nã pháo và bắn tên lửa thì Triều đều làm rồi. Về cơ bản thì hằng năm Triều đều làm 1 vài chuyện để lấy thêm viện trợ. Có thể vì pháo và tên lửa không còn hiệu quả nên sẵn sàng đẩy cường độ lên. Việc phá hủy đường liên Triều cơ bản nó là... phá của nó, chứ cũng không ảnh hưởng gì đến Hàn Quốc cả. Việc tuyển quân ở Triều thì cũng không lạ vì trên giấy tờ nó vẫn đang chiến tranh với Hàn, chưa bao giờ kết thúc.

    Cái Kim muốn là gì? Thống nhất Hàn Triều nhưng quan trọng là thống nhất xong Kim phải là vua chứ không có chuyện chia sẻ quyền lực. Để Hàn (nói đúng hơn là Mỹ) ngồi lên đầu lại càng không. Do đó không bất ngờ khi Ủn quyết định giật sập tượng đài hội nhập của bố ông nội, và tuyên bố đéo có chuyện thống nhất hòa bình. Nhưng với thực lực hiện tại Triều đánh Hàn hay có hành động xâm lấn là điều không thể. Vì không có cửa nào đánh thắng cả. Thắng ở đây là đánh bại quân đội Hàn/Mỹ và Kim lên ngôi vua thống nhất đất nước. Có cl làm được chuyện đó?

    Khả năng duy nhất của Triều là bắn phá, san phẳng Seoul. Nhưng sau đó thì sao? Không có sau đó vì quân tràn qua DMZ 100 chắc còn 10, Mỹ Hàn trả thù thì Pyongyang cũng chìm trong biển lửa. Việc ký hợp tác quân sự với Nga cũng không có ý nghĩa vì điều khoản ghi rõ Nga chỉ tham gia chiến tranh với Triều Tiên nếu Triều bị tấn công (giống điều khoản của NATO). Triều đánh trước thì Nga sẽ bảo ngu thì chết, kéo tao ăn c à?

    Đương nhiên Hàn cũng đéo ngu mà tấn công Triều. Mục đích hoàn toàn không có.

    => Tuy có vẻ nguy hiểm nhưng mình vẫn nghĩ lần này không có gì khác so với mọi năm.
     
  14. FiretrUCK

    FiretrUCK Mayor of SimCity Lão Làng GVN Sorcerer

    Tham gia ngày:
    6/2/10
    Bài viết:
    4,497
    Nơi ở:
    Làng ven đô
    Ta nhớ là thánh từng phán Nga không đánh U cà và bây giờ U cà nát bét
     
  15. Nguồn Tia Sáng

    Nguồn Tia Sáng Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/8/13
    Bài viết:
    3,698
    Khả năng Triều đánh hàn còn thấp hơn khả năng đường Metro Của TPHCM được chạy :)). Lo hão. Toàn bọn mõm
     
    Neverwon and snoopyy like this.
  16. Kinas

    Kinas GVN Hero GVN CHAMPION Moderator ♞ Blade Knight ♞

    Tham gia ngày:
    14/6/03
    Bài viết:
    51,810
    Nơi ở:
    WwW.GaMeVn.CoM
    Pọt debuff d3ultd1
     
  17. Phọt Ra Quần

    Phọt Ra Quần Mười năm nay tao chưa đánh răng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/6/08
    Bài viết:
    12,983
    Nơi ở:
    Ảo Tưởng Hương
    Hồi đó biết gì đâu, chém gió thôi. pikapika
    Vụ này thì pro rồi, phân tích rõ ràng chứ. Chiến tranh giờ đâu phải như mấy trăm năm trước hứng lên là đánh. Phải có mục tiêu rõ ràng, lợi hại vài thế hệ thì mới triển chứ.
     
    snoopyy thích bài này.
  18. katt1234

    katt1234 The Dragonborn

    Tham gia ngày:
    7/5/17
    Bài viết:
    19,939
    mõm thôi

    đánh thật thì ngày giật tượng đào mã treo cổ dòng họ nhà Kim đã tới


    peepo_justrightpeepo_justrightpeepo_justright
     
  19. xRyu

    xRyu Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/07
    Bài viết:
    5,278
    List thiếu is real mõm. Đợi cũng 2 tuần rồi chưa thấy trả đũa 34
     
  20. redie

    redie Claude, S.A gang boss ⛨ Empire Gladiator ⛨ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/4/07
    Bài viết:
    10,253
    Nơi ở:
    Hell
    Thánh đừng phán nữachkkwho-png
     

Chia sẻ trang này