PHCM dự kiến miễn 338 tỉ đồng tiền học phí cho học sinh các cấp ở 3 nhóm công lập, ngoài công lập và giáo dục thường xuyên THPT. TPHCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp từ năm học 2025-2026. Ảnh: Chân Phúc Sở GDĐT TP.HCM đề xuất miễn học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập và học viên GDTX THPT trên địa bàn thành phố với số tiền 338 tỉ đồng - dự toán năm học 2025-2026. Hiện cả nước có 9 địa phương miễn 100% học phí cho học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trong năm học 2024-2025 gồm: Quảng Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Yên Bái, Lào Cai. Ngoài ra, Long An cũng giảm học phí 50% cho trẻ mầm non dưới 5 tuổi, miễn học phí THCS ở trường công; Vĩnh Phúc giảm 50% học phí cho học sinh các cấp. Chính sách miễn học phí mà TPHCM vừa đề xuất áp dụng từ năm học 2025-2026, cùng với các địa phương khác đã và đang triển khai nhằm giảm áp lực tài chính cho phụ huynh, nhất là những gia đình có hoàn cảnh khó khăn là rất đáng hoan nghênh. Đây là chính sách nhân văn, đóng góp tích cực vào sự phát triển của giáo dục, đồng thời tạo ra cơ hội cho mọi trẻ em, đặc biệt là những em thuộc gia đình nghèo, có thể tiếp cận với môi trường học tập tốt hơn. Tuy vậy, với thực trạng của giáo dục hiện nay, học phí tuy là khoản chi chủ yếu nhưng không phải là yếu tố duy nhất khiến họ cảm thấy gánh nặng tài chính. Mà những khoản đóng góp ngoài học phí, những phí phát sinh hàng năm mới thật sự khiến nhiều gia đình phải đau đầu mỗi khi bước vào năm học mới. Đó là các khoản đóng góp nhân danh tự nguyện như tiền học tiếng Anh, tin học, kỹ năng mềm, phí cho các hoạt động ngoại khóa… Chưa kể những khoản có tính "lạm thu" đến hẹn lại lên mà nhiều trường học vẫn thực hiện vào đầu năm học, gây bức xúc kéo dài cho phụ huynh và cả xã hội. Những khoản tiền này dù nhỏ lẻ nhưng khi cộng lại lại trở thành một gánh nặng không nhỏ cho các gia đình, nhất là khi chúng không được công khai minh bạch và không có sự kiểm tra chặt chẽ từ cơ quan chức năng. Vậy nên, miễn giảm học phí như TPHCM đang đề xuất và nhiều địa phương đã thực hiện là tốt, là nhân văn. Nhưng điều mà phụ huynh và xã hội cần hơn cả là sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp ngành, các địa phương, để giảm thiểu các khoản đóng góp ngoài quy định. Các cơ sở giáo dục cần phải tổ chức thu chi minh bạch và hợp lý, tránh để những khoản phí ngoài học phí trở thành gánh nặng đối với các gia đình. Đặc biệt, ngành giáo dục cần có những biện pháp mạnh mẽ để xử lý tình trạng lạm thu và phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thu chi học phí và các khoản đóng góp khác. Làm được vậy thì mỗi gia đình có con đi học mới thực sự bớt đi gánh nặng, lo âu về tài chính khi bước vào năm học mới. Và chính sách miễn giảm học phí mới thật sự bền vững, có ý nghĩa sâu rộng! Phí ngoài học phí mới thật sự là gánh nặng cho phụ huynh
Mấy cái khoản tin học quốc tế, anh văn với người nước ngoài, chứng chỉ bơi, kỹ năng sống ... nó còn quá cha tiền học phí
Xã hội hoá mấy cái giáo dục với y tế thì sẽ hiển nhiên sẽ ra hậu quả là ai đủ tiền mới được đi học, mới được khám chữa bệnh thôi. Nhưng giờ ngân sách không chịu chi, thì ai sẽ phải chi
Vùng sâu vùng xa miễn phí từ ăn tới học, thậm chí con cái đi học bố mẹ còn dc thóc dc gạo nhưng có vài "thành phần cá biệt" cắn dày quá nên đôi khi hơi "phản cảm". Chưa kể "tư duy" người vùng đó còn nhiều bất cập nên chưa phát triển theo dc
VN làm cái này lâu rồi hồi bao cấp đó fen, cả y tế lẫn giáo dục. Xem phim về cuộc sống miền Bắc trước 75 thì hình như miền Bắc free giáo dục trước đó nữa Và như ta đã biết, ba cái học phí này nó không nặng bằng ba cái phí ngoài luồng đâu
Mình ko rõ nữa fen, mẹ mình kể lại là sau giải phóng thì được đi học Cao đẳng miễn phí luôn, học xong thì đi làm nhà nước. Còn mình thì nhớ là lớp 1 phường gửi giấy kêu đi học thôi, không nhớ có đóng tiền học ko nhưng bạn bè mình thời đó bỏ học quá trời (do nghèo), làm ám ảnh quá trời, nhớ tới giờ :( Còn trên phim thì thấy miễn học phí, nhưng bị nhũng nhiễu "nhắc khéo" đóng tiền CSVC, tiền chăm lo thầy cô... chả nhớ phim gì, mở tivi coi đại mà
quay lại thời đó làm gì. ko có động lực phát triển luôn, nếu như thúc đẩy phát triển thì quá cha tiền ngân sách. Ko giàu như bắc âu, đức, pháp thì đừng đú. đến thằng mỹ giàu sụ cũng éo chơi kiểu đó, mà bảo hiểm kiểu mẽo đặc trưng tư bản riêng nói vậy thôi, cũng quay về kiểu hybrid để đảm bảo an sinh xã hội như châu âu là hiểu. vn đang đi đúng hướng về mặt định hướng bhxh, bhyt. Vấn đề quản lý nguồn thu toàn xã hội (thuế, phí) ntn và phát triển kinh tế ra sao thôi. Nói rõ ra thì lại ra đảo thì …
Chi phí. Nhìn cơ sở vật chất những năm 90 so với hiện tại là rõ. Mà dân số thời ấy chỉ bằng nửa bây giờ.
Kiểu như nhân viên mát xa ko cần lương ấy vì thực chất thu nhập chính nó từ bo típ chứ trước h có bao h tụi nó có lương đâu, giờ kêu tăng lương cho gái mát xa mà vé bo típ vẫn y như cũ thì có tăng gấp đô hay ko tăng cũng thế.
thật ra dù có miễn phí thì chắc chắn trường miễn phí nó cũng cùi , chất lượng kém rồi phụ huynh đầu tư cho con cũng đóng phí mà chê các cơ sở công lập vì sợ con thua thiệt. Điểm quan trọng là tìm được mức chi phí hợp lí để vừa có dư cho trường , nhà nước bao lô luật , thuế , chính sách cho trường không bị áp lực kinh tê ... vừa đỡ chi phí cho gia đình
ở Đà Nẵng được học miễn phí đó, còn các tiền xây dựng trường này kia thì nhà nghèo có phải nộp đồng nào đâu toàn đc miễn giảm, toàn đem tiêu chuẩn của mấy trường cao xong cào bằng tất cả các nơi khác là sao vậy.