[Z] Tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi nh0x@, 11/2/25 lúc 14:19.

  1. nh0x@

    nh0x@ Godslayer Κράτος Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/9/08
    Bài viết:
    14,535
    [​IMG]
    Tư tưởng Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế
    • Tâm Anh
    • Thứ ba, 11/2/2025 10:55 (GMT+7)
    Tinh thần đời đạo không hai được coi là tinh hoa của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử mà Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, cũng như những sáng tác mà ông để lại cho hậu thế.

    [​IMG]

    Trần Nhân Tông (1258-1308) là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị về lịch sử, văn học và Phật giáo. Trong đó, Cư trần lạc đạo phú là nổi bật hơn cả, được đánh giá là truyền tải trọn vẹn tư tưởng "ở đời vui đạo" của ông.

    Bài phú gồm 10 hội và khép lại với phần Kệ kết thúc, đề cao lối sống giản dị, thanh cao không chấp vào hình thức mà hướng đến bản chất của sự tu học. Từ đó tác phẩm khuyến khích con người sống ngay giữa thế gian nhưng giữ được tâm trong sáng, an nhiên, giác ngộ ngay trong cuộc sống thường ngày, không bị ràng buộc bởi vật chất, quyền lực.

    Tác phẩm đã được học giả, nhà nghiên cứu nhiều thế hệ bình giải, phân tích, được xem là mẫu mực trong việc truyền bá tinh thần Trúc Lâm Yên Tử trong bối cảnh hiện đại, do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng.

    Trong tác phẩm Trái tim của Trúc Lâm đại sĩ, thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn xuôi nguyên tác để gần gũi hơn với đại chúng ngày nay, đồng thời đưa ra những lời bình giải phù hợp với bối cảnh hiện đại.

    Bốn mùa đời người
    Bên cạnh sách chú giảng Cư trần lạc đạo phú, sư Nguyễn Thế Đăng còn viết Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai, qua đó làm rõ những tư tưởng của Phật hoàng thông qua tác phẩm này và một số tác phẩm khác của ông như Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca và qua việc đối chiếu, so sánh với Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cương, Kinh Bát Nhã...

    Kệ kết thúc:

    Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên

    Cơ tắc san hề khốn tắc miên

    Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

    được dịch là:

    Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

    Đói thì ăn, hề, mệt ngủ yên

    Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm

    Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.

    [​IMG]
    Sách Trần Nhân Tông, Đời - Đạo không hai của sư Nguyễn Thế Đăng. Ảnh: T.A.

    Phần này được sư Nguyễn Thế Đăng nhận định là tương đồng với "Không thiền định", cấp độ cuối cùng của Thiền Đại Ấn (Mahamudra) Tây Tạng.

    Trần Nhân Tông là nhân vật có cuộc đời đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, vừa là một vị vua anh minh, vừa là một thiền sư giác ngộ, ở cả hai nhiệm vụ đều lỗi lạc, cuộc đời trải qua đủ bốn mùa "con đường xưa" như tác giả Nguyễn Thế Đăng đã phân tích: "Đóng góp quan trọng nhất của ngài là sự kết hợp hài hòa giữa con người xã hội và con người tâm linh".

    Song song với Nho giáo, Tứ thư, Ngũ kinh, từ nhỏ ông đã sớm được học đạo với Tuệ Trung Thượng Sĩ. Giai đoạn này là mùa xuân của đời người.

    Đến tuổi thành niên, ông mang nguyện vọng xuất gia và mong muốn nhường ngôi Thái tử cho em trai, nhưng cuối cùng năm 20 tuổi vẫn vâng lời cha mình là vua Trần Thánh Tông nối nghiệp giang san. Trong thời gian trị vì Đại Việt (từ năm 1278 đến 1293), Trần Nhân Tông có nhiều cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội và hai lần đánh bại quân Nguyên Mông (1285 và 1288), bảo vệ nền độc lập của đất nước. Thực hành đạo cả trong thời bình lẫn thời chiến, thời kỳ này là mùa hè trong cuộc đời của ông.

    Năm 1293, ông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rút lui bớt việc đời và bắt đầu mùa thu đời mình, như ngày nay được gọi là nghỉ hưu. Dù vậy, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông vẫn làm tròn phận sự con người xã hội của mình: Ông thân chinh Chiêm Thành, sắp xếp việc bang giao và gả con gái Huyền Trần Công chúa.

    Những năm tháng về sau ứng với mùa đông cuộc đời ông: Trần Nhân Tông lên núi Yên Tử, sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, được cho là kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo và đời, đậm đà bản sắc dân tộc. Ông không ở ẩn hoàn toàn mà dốc lòng truyền bá đạo Phật với tinh thần nhập thế, để lại di sản tinh thần sâu sắc trong lịch sử Việt Nam.

    Cốt lõi "tương tùy" của Phật giáo đời Trần
    Trong khuôn khổ tọa đàm "Từ 'khóa hư' của Trần Thái Tông đến 'cư trần lạc đạo' của Trần Nhân Tông" diễn ra vào sáng 9/2 tại TP.HCM, nhà văn, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã cùng độc giả nhìn lại cuộc đời vĩ đại của hai vị vua-thiền sư có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

    Trần Nhân Tông không chỉ được học đạo từ người thầy xuất chúng Tuệ Trung Thượng Sĩ, mà từ nhỏ đã lớn lên với sự dạy dỗ của ông nội Trần Thái Tông (1218-1277) và cha Trần Thánh Tông (1240 - 1290) - hai vị vua cũng học đạo từ sớm và dành trọn những năm cuối đời hướng Phật.



    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu tại tọa đàm. Ảnh: Sách Thiện Tri Thức.

    Tinh thần đạo Phật nhập thế trong Cư trần lạc đạo phú mà nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đánh giá là "tuyên ngôn của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử" phần nào chính là sự tiếp nối, phát triển từ Khóa hư lục - tác phẩm về Phật học được viết bằng chữ Hán của Trần Thái Tông.

    Sách gồm 3 quyển: Quyển thượng vào đầu là bài tựa ngự chế của Trần Nhân Tông, giải thích đại ý hình tượng tứ sơn (4 núi) tượng trưng cho sinh lão bệnh tử, bốn nỗi khổ lớn của con người. Sau tựa là các bài như Tứ sơn (Bốn núi), Giới định tuệ luận (Luận về giới, định, tuệ), Toạ thiền luận Luận về ngồi thiền)... bàn về những triết lý đạo Phật, giảng giải về cách thiền định và phương pháp tu hành theo Thiền tông.

    Quyển trung gồm các bài kệ, tụng hàng ngày Dần thì cảnh sách kệ, Lục thì lễ sám, Sơ nhật chúc hương, Thử thời vô thường kệ. Quyển hạ gồm các bài kệ Hoàng hôn khuyến chúng kệ, Bát khổ kệ, Cảnh sách khuyến chúng kệ.

    "Cốt tủy của đạo Phật thời Trần là triết lý 'tương tùy'", nhà nghiên cứu Nhật Chiêu nói. Trong đó "tùy" tức là "tùy duyên" như trong "Ở đời vui đạo hãy tùy duyên", còn "tương" nghĩa là không chỉ "ta sống cho ta, cho người khác" mà "người khác cũng tùy duyên cho ta". Tinh thần này bộc lộ xuyên suốt trong mối quan hệ vua - tôi, trong việc điều hành và bảo vệ đất nước dưới đời Trần, ở cả những nhân vật lỗi lạc khác như Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải,...

    (*) Hình ảnh đầu bài: Trích bức trường quyển Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ.

    https://znews.vn/tu-tuong-phat-hoang-tran-nhan-tong-de-lai-cho-hau-the-post1530563.html
     
    Clone_nhatanh, zondaR and hbmd like this.
  2. hoibideptrai

    hoibideptrai The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/4/07
    Bài viết:
    46,731
    tưởng lục mạch thần kiếm
     
  3. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,281
    Phật hoàng hồi đó cũng theo hạnh đầu đà
     
  4. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,606
    pikapika tựa đọc ko xuôi miệng chút nào
     
  5. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,224
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Đời Đạo không hài là sao ta :| Hài chỗ nào
     
  6. Gaorangers.DARK

    Gaorangers.DARK Sonic the Hedgehog

    Tham gia ngày:
    29/7/17
    Bài viết:
    4,606
    Đời đạo không hai.

    Nghe như tỉ số đời 0 - đạo 2 ấy :))
     
  7. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,224
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Mọe, nhìn nhầm.
    Mà nghe không hai nó cũng kỳ quá :|
     
  8. Red Mosnter

    Red Mosnter Red, Pokémon Champion ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    20/8/03
    Bài viết:
    42,474
    Tưởng bí kíp Long hình quyền, Hổ Hạc song hình quyền
     
  9. MewSoSick

    MewSoSick Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/11/08
    Bài viết:
    1,201
    Hay gốc bann đầu là Đời đạo vô song chân kinh nhưng nghe tàu quá nên chuyển thành (không nhị)? Giống mấy bà dịch thuật cho game hồi xưa thuê, không có hay đọc convert đi dịch ra 1 skill tên là “Chiến bất khả thắng” mình bảo quái nghe lạ tai vl, sau truy ra thì nó đơn giản là “Bất khả chiến bại”qnlafav-png.
     
    Leaf_leave_tree thích bài này.
  10. snoopyy

    snoopyy Liu Kang, Champion of Earthrealm ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/1/05
    Bài viết:
    5,383
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Minh
    :3cool_shame: có khi nào trong 1 bộ bản gốc của cụ có bí kíp võ công + bày binh bố trận của Nhà Trần thật thì sao. 2 lần đánh quân Nguyên là cụ lúc đang đang làm vua luôn đấy, còn Thái thượng hoàng lúc đó là cụ Trần Thánh Tông còn bá hơn, cả 3 lần chống Nguyên - Mông đều có cụ.
     
  11. Trư Bát Giới

    Trư Bát Giới Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    27/9/16
    Bài viết:
    6,351
    Nơi ở:
    BC-Canada
    Vâng, đây là một trong số dòng họ mà tranh giành nhau để..."nhường suất làm vua ". Ông nào cũng thích ra trận rèn binh, không thì đi tu. Chắc do chánh khí cao , vì dù gì cũng là giật ngai vàng thời Trần Thủ Độ .

    Thích dongc họ Trần vì thời các cụ kích nam tráng tập gym nên ngay cả dân binh cũng có khí lực hơn người .

    Ba thời đại phong kiến mình thích
    LÝ - LÊ - TRẦN
     
  12. doctor who

    doctor who Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    6,131
    Lý Trần xong mới đến Lê chứ nguyên soái
     
  13. lanhdiendiemla

    lanhdiendiemla Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/3/03
    Bài viết:
    4,918
    Nơi ở:
    Mineral Town
    Hồi xưa đọc bộ chưởng gì không nhớ tên, nhưng vẫn nhớ y nguyên Trần Hưng Đạo có Sát na vô lượng thần công bá vãi chưởng :sungchan:
     
    snoopyy thích bài này.
  14. Trùm online

    Trùm online Godslayer Κράτος ⚔️ Dragon Knight ⚔️ CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/7/06
    Bài viết:
    14,540
    Trong truyện Tàu tu tiên mà tay nào xưng danh Phật hoàng thì đều là bá đạo một phương, hoàng giả trong Phật nhưng lại ở giữa nhân gian. Và thường thì nhân vật này không đc tích cực cho lắm.

    Cơ bản đã theo Phật thì làm gì còn hoàng, đời sau gán ghép tào lao.

    Các danh hiệu chính thức của Trần Nhân Tông không có cái nào Phật hoàng. Toàn từ thời hiện đại gắn vô ebbuoyd-png
     
  15. kokoronokuukyo

    kokoronokuukyo T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    17/6/15
    Bài viết:
    618
    Nơi ở:
    TP. HCM
    Chắc "Không Hai" là "Vô Nhị", ý chỉ là không đứng thứ hai, chỉ đứng thứ nhất. !logic
     
  16. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,546
    Ko hai nghĩa là ko dùng nhị nguyên để phân tích đó:
    Ví dụ: ko có ai ác tuyệt đối, ko có ai thiện tuyệt đối
     
  17. Long khô máu

    Long khô máu C O N T R A

    Tham gia ngày:
    20/5/21
    Bài viết:
    1,733
    Với ae yêu nước mõm thì phật hoàng là thằng u mê
     
  18. Dante2689

    Dante2689 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    13/5/21
    Bài viết:
    5,238
    Thời này đi tu nhưng thấy con cái có vấn đề là toàn bắt grab về pặc co với con luôn
    Vua thời Trần đời đầu và giữa có tục xăm mình (dân chài hay xăm để tránh thuỷ quái). Nên đi tu chắc nhìn k khã gì giang hồ hoàn lương thời này luôn ;))
     
    Clone_nhatanh and >.O like this.
  19. tructruc

    tructruc Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/10/04
    Bài viết:
    3,281
    dịch ko 2 thì ko hết ý , nó là bất nhị chứ ko phải vô nhị
    bất nhị là ko dùng có hoặc ko để nói dc, nói nó phải cũng ko đúng mà nói nó ko phải cũng ko đúng nên gọi là bất nhị
    cái này logic ko tới dc
     
    meoden1008 thích bài này.
  20. zuzu90

    zuzu90 T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/9/07
    Bài viết:
    521
    Đời đạo ko 2 (Bất nhị) là đời và đạo ko phải là 2 thể riêng biệt ko liên quan đến nhau. Nếu theo vô ngã của Phật thì đầy đủ là vô nhất bất nhị: ko phải cùng 1 thứ nhưng cũng ko phải 2 cái riêng biệt.
     

Chia sẻ trang này