Tư Liệu văn chương , lịch sử ... All mem ( chỉ đọc và Post ) !

Thảo luận trong 'Kỷ niệm Hội Vườn Đào' bắt đầu bởi Jukanius, 30/12/06.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Jukanius

    Jukanius Đào Viên Tiểu Họa Gia Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/1/05
    Bài viết:
    4,500
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Các anh em trong box có những tài liệu quý về lịch sử hay văn chương lịch sử ( liên quan 1 chút về Lịch sử thì hợp gu HVD hơn :D ) . Đều có thể post tại đây , nơi đây chỉ post và đọc , anh em nên đặt tiêu đề để người đọc biết tài liệu tên tuổi ra sao . Post vào đây tránh tình trạng lập nhiều topic , khi nào bàn luận có thể vào Duel tranh luận hoặc lấy làm tư liệu tranh luận :;)
     
  2. Dragon of South

    Dragon of South Red, Pokémon champion

    Tham gia ngày:
    2/9/04
    Bài viết:
    7,105
    Nơi ở:
    Hội Dzườn Đào
    Tào Tháo, thừa tướng của Hiến đế, tự lập làm Ngụy vương (năm 216) là đã có ý chiếm ngôi nhà Hán rồi. Bốn năm sau Tháo chết, con là Tào Phi tiếm ngôi, ép Hiến đế giao ấn cho mình, rồi lên ngôi, tức Ngụy Văn đế.
    Cảnh quần hùng cát cứ đã có từ khi giặc Hoàng Cân bị dẹp và Tào Tháo lộng quyền ở phương Bắc, Tôn Quyền ở Đông, Lưu Bị ở Tây chống lại, chia Trung Quốc làm ba khu vực. Năm 213, Tháo muốn diệt Tôn Quyền, đem quân tấn công, nhưng Tôn Quyền và Lưu Bị liên hợp với nhau kháng cự, thắng Tháo một trận lớn ở Xích Bích (miền Hồ Bắc ngày nay) bằng chiến thuật hỏa công.
    Tới khi Tào Phi xưng đế, Bị (dòng dõi nhà Hán, nhưng nghèo, sinh nhai bằng nghề làm dép cỏ, tự cho mình trách nhiệm lập lại nhà Hán) cũng xưng đế, rồi ít năm sau Quyền cũng xưng đế, và Trung Quốc chia làm ba nước: Ngụy ở Bắc, kinh đô là Lạc Dương, Ngô ở Đông Nam, kinh đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh ngày nay), Thục Hán ở Tây, kinh đô ở Thành Đô (Tứ Xuyên ngày nay).
    Chúng ta không biết được dân số Trung Hoa năm 220, chỉ biết rằng theo Eberhard (sách đã dẫn) thì năm 140, dân số của miền thuộc về Ngụy vào khoảng 29 triệu; thuộc về Ngô khoảng 12 triệu; thuộc về Thục Hán vào khoảng 7-8 triệu (không kể những bộ lạc mà Trung Hoa chưa thu thuế, kiểm soát được). Dân Hung Nô ít lắm, chỉ độ 3 triệu gồm 19 bộ lạc.
    Về phương diện kinh tế, phương Bắc vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vì có dân du mục ở Trung Á xâm nhập; ở phương Nam trồng lúa mùa (riz) như nước ta, đất rộng mà phì nhiêu; ở phía Tây có miền Thành Đô là nhiều ruộng, còn thì là rừng núi.

    Tình thế của Thục Hán
    Địa thế hẻo lánh, dễ giữ mà khó đem binh tấn công nước ngoài. Thương mãi khá thịnh vì có những đường cho các đoàn thương nhân từ Vân Nam lên, từ Tây Tạng qua.
    Lưu Bị là một ông vua tầm thường nhưng biết trọng người hiền nên được Gia[1] Cát Lượng (Khổng Minh) giúp sức. Lượng giỏi bày mưu, cầm quân, và rất trung thành, nhưng có lẽ vì ông có đức nhân, nể lời Lưu Bị, bỏ lỡ cơ hội, có khi phải thiệt hại.
    Ông biết rõ số dân và số lính của Thục ít quá, không thể nào tranh hùng với Ngụy được, nên ông tích cực thu dụng nhân tài, khuyến nông, sửa sang võ bị, đặc biệt là củng cố hậu phương, vừa mở mang đất đai, vừa thu phục nhân tâm (như khi chiến thắng một thủ lĩnh bộ lạc là Mạnh Hoạch, ông bắt sống được Hoạch 7 lần, lại thả 7 lần, khiến Hoạch phải phục ông vả trung với ông). Nhở chính sách đó, số dân của Thục tăng lên, số lính và thuế cũng tăng theo.
    Ông chủ trương liên kết với Đông Ngô thành cái thế chân vạc mà Ngụy tuy mạnh nhất, không chiếm hết được Trung Quốc. Nhưng vì một lầm lỗi của Quan Vũ, (em kết nghĩa của Lưu Bị) và sự nóng nảy phục cừu của Lưu Bị mà Thục mất đất Kinh Châu, mất tình hòa hảo với Ngô. Từ đó thế chân vạc lung lay. Ngụy đánh Thục thì Ngô không cứu, ngược lại cũng vậy.
    Lưu Bị chết, con là A Đẩu nối ngôi, tối tăm, nhu nhược; Lượng mấy lần đem quân đánh Ngụy, đều không thành công. Khi Lượng chết, Thục không còn người nào tài giỏi, tướng Ngụy là Tư Mã Chiêu tấn công Thục, diệt được (263). Thục bị diệt rồi thì số phận của Ngô cũng gần tàn.

    Ngô
    Tình thế của Ngô còn bất lợi hơn cả Thục. Ngô cũng như Thục đều là người miền Bắc xuống khai phá miên Nam và miền Tây nên bị thổ dân không ưa. Miền đất của Ngô nhiều mưa; nhiều đồng lầy, không trồng được các giống lúa miền Bắc, dân miền Bắc phải tập trồng lúa mùa như người bản thổ (Thái chẳng hạn); họ cũng phải bỏ việc nuôi cừu và bò mà nuôi heo và trâu. Nông sản thời đó còn ít, dân sống bằng nghề buôn bán sắt, gỗ. Đất tuy rộng mà dân còn bán khai, số cũng không đông. Vì vậy khi Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền đã có ý muốn xưng thần với Ngụy, nhưng sau nghe lời Lỗ Túc lại thôi. Lỗ Túc sáng suốt bảo: “Nhà Hán không thể phục hưng được, mình chỉ nên giữ cái thế chân vạc ở Giang Đông này mà coi thiên hạ tranh giành nhau”. Và Tôn Quyền từ đó mới xưng vương, sau lại xưng đế. Chính sách của Ngô là hòa bảo với Thục, thỏa hiệp với Ngụy, đứng ngoài xem hai bên choảng nhau, nhưng vẫn phòng ngự cẩn thận, không cho quân Ngụy xuống Nam, quân Thục qua Đông.
    Nhờ chính sách đó, Ngô được yên ổn, kinh tế khá lên, nông nghiệp tiến bộ, thương mại phát đạt, đất đai mở mang (dân tộc mình (V.N) thời này lệ thuộc nhà Ngô, và danh từ: “thằng Ngô” để chỉ người Tàu từ đó mà ra). Ngô đóng thêm tàu, cất thêm đường sá, đào thêm kinh, kinh đô (Kiến Nghiệp) đông đúc, thành một trung tâm văn minh.
    Nhưng về sau các vua Ngô tư cách tầm thường, Thục bị Tư Mã Chiêu diệt rồi, thì thế của Ngô hóa lung lay. Con Chiêu là Viêm ép vua Ngụy nhường ngôi cho (như trước kia Tào Phi đã ép Hán), lên ngôi Hoàng đế khai sáng nhà Tấn, trong mười mấy năm đầu còn lo củng cố địa vị, khi vững vàng rồi mới đem quân phạt Ngô, và vua Ngô xin hàng (280).

    Ngụy
    Tình thế Ngụy ở phương Bấc cũng không tốt đẹp gì lắm. Miền Bắc lả miền giàu nhất: cánh đồng Sơn Tây, nhất là cánh đồng ở phía Lạc Dương phì nhiêu và đông dân thật đấy, nhưng sau những năm loạn lạc cuối đời Hán, miền đó bị tàn phá nặng. Đế quốc Hán mất đi miền nam và tây nam, còn lại miền Trung Á, nhưng miền này là gánh nặng của Ngụy vì Ngụy phải đóng quân ở đó, rất tốn tiền.
    Lại thêm triều đình Ngụy đông và xa xỉ như triều đình Hán mặc dầu nguồn lợi đã giảm theo với đất đai. Nhất là Ngụy phải nhờ 19 bộ lạc Hung Nô giúp quân, ngựa để chống với Thục, Ngô, nên phải thưởng cho họ đất làm ruộng, tiền bạc.
    Khi còn Tào Tháo thì Ngụy mạnh nhất. Đọc truyện Tam Quốc chúng ta thấy ông ta là một nhân vật rất nhiều thủ đoạn. Ông lần lần lấn quyền của Hiền đế, tự phong là thừa tướng, bỏ các chức tam công đi, mọi việc tự ý quyết định lấy như một hoàng đế chuyên chế, sau tự xưng là Ngụy vương, không hiểu sao ông không chiếm ngôi ngay của Hiến đế mà để cho con làm việc đó sau khi ông chết rồi.
    Nhưng các sử gia đều phải nhận rằng ông đa tài: về quân sự, đương thời không ai hơn ông, về chính trị và văn học nữa, ông cũng không thua Gia Cát Lượng; ông biết dùng người, thu phục được nhiều nhân tài. Ông lại thức thời, sau lần đại bại ở Xích Bích, biết một mình khó thắng được liên quân Ngô Thục, nên tạm nghỉ giao chiến, yên ổn khuếch trương nông nghiệp để kiến thiết Trung nguyên.
    Con ông, Tào Phi (Ngụy Văn đế) không có tài, nhiều người trong giai cấp cầm quyền không phục (giai cấp đó vốn là đại điền chủ), và có một họ, họ Tư Mã, rất đông, có thế lực, đã giúp cho Tào Phi thoán vị và giữ được ngôi, vì vậy Phi phải kiêng nể, tặng họ Tư Mã nhiều địa vị tại triều đình. Tới cuối thời Văn đế, một người trong bọn họ, Tư Mã Ý ngày càng lộng hành và khi Văn đế chết, con lên nối ngôi, hiệu là Minh đế, thì quyền hành do Ý nắm hết.
    Ý có tài, dùng chính sách của Tào Tháo về cả quân sự lẫn nội chính, cũng tự phong là thừa tướng như Tào Tháo. Khi Ý chết, con là Sư lên nối chức, thắng được quân Thục nhiều trận. Triều đình Ngụy có nhiều phe đảng; anh em, họ hàng Ngụy bất hòa với nhau, một người trong họ Tư Mã nhân cơ hội đó giết vua này, lập vua khác, rồi tự xưng là Tấn vương. Sau cùng, năm 265, Tư Mã Viêm phế vua cuối cùng của Ngụy, tự xưng Hoàng đế của một triều đại mới, triều đại Tấn. Họ Tư Mã đã theo đúng thuật của họ Tào để diệt họ Tào. Nhà Ngụy chấm dứt sau 46 năm cầm quyền.
    --------------------------------------------------------------------------
    Bài này được copy từ bài của huynh Sep trong HVD khi trước. Cảm ơn huynh ^ ^ !
     
  3. Jukanius

    Jukanius Đào Viên Tiểu Họa Gia Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/1/05
    Bài viết:
    4,500
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Lịch Sử Nhật Bản ( tái hiện từ bản quyền của chủ topic Hayashi )

    Sengoku Jidai là gì?
    Đó là thời đại mà đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành nhiều tỉnh nhỏ. Mỗi tỉnh được cai trị bởi một lãnh chúa gọi là Daimyo. Tuy đất nước vẫn có Thiên Hoàng nhưng không nắm quyền hành gì cả, mọi quyền hành đều về tay Shogun - Tương tự như thủ tướng bây giờ (Điều này anh Roninvn và Hung Long đã có nói qua).
    Nhưng Shogun từ đâu mà ra ?
    Thực sự trước đó, Thiên Hoàng nắm mọi quyền hành từ thời Asukanara(645-794) và cho đến thời Heian (794-1185). Nhưng vào năm 858 thời Heian, hoàng đế Kammu chết đã để lại nhi hoàng đế Seiwa lúc đó 5 tuổi, và tộc trưởng (người đứng đầu dòng họ) Fujiwara Yoshifusa (804-872) trở thành người thay thế hoàng đế Seiwa quản lý đất nước. Có thể nói Shogun bắt đầu từ khi đó. Dòng họ Fujiwara cai trị đến năm 1068 thì chuyển giao cho dòng họ khác, thời kì này cũng đã xảy ra nhiều cuộc nội chiến tranh giành lãnh thổ, và tước hiệu Shogun.

    Đây là bản niên biểu các thời kì của Nhật Bản:
    Asuka Nara (645-794)
    Heian (794-1185)
    Kamakura (1185-1333)
    Muromachi (1334-1447)
    Sengoku (1478-1605)
    Edo (1603-1867)
    Meiji và thế chiến (1868-1945)
    Ngày nay

    Nhật Bản được chia làm 4 đảo lớn: Honsu, Shikoku, Kyushu và Hokkaido nhưng chiến trường chính nằm ở Honsu.

    Các nhân vật quan trong nhất của thời kì Sengoku Jidai này:
    Akechi Mitsuhide (1526-1582)
    Asai Nagamasa (1545-1573)
    Asakura Yoshikage
    Chosokabe Motochika (1539-1599)
    Date Masamune (1566-1626)
    Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi (1536-1598)
    Hojo Ujiyasu (1515-1571)
    Imagawa Yoshimoto (1519-1560)
    Ishida Mitsunari
    Maeda Toshiie
    Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) (1543-1616)
    Mori Motonari (1497-1571)
    Mori Terumoto (1553-1625)
    Niwa Nagahide
    Oda Nobunaga (1534-1582)
    Saito Dosan
    Sanada Masayuki (1544-1608)
    Shibata Katsuie (1530-1583)
    Shimazu Yoshihisa (1533-1611)
    Takeda Harunobu (Shingen) (1521-1573)
    Takeda Katsuyori (1546-1582)
    Uesugi Kagetora (Kenshin) (1530-1578)

    1508 : Oda Nobuhide (ông này là ba của Nobunaga) ra đời
    1521 : Oda Nobuhide mở cuộc chiến tranh với họ Imagawa. Từ Owari tấn công và chiếm lấy thành Nagoya
    11/1541 : Oda Nobuhide chiếm thành Anjo ở tỉnh Mikawa (một thành khác của Imagawa)
    9/1542 : Oda Nobuhide đánh bại quân Imagawa ở Azukizaka
    20/9/1545 : Oda Nobuhide đánh bại Matsudaira Hirotada (Ông này là ba của Tokugawa Ieyasu) trong một trận đánh mà Hirotada muốn lấy lại thành Yasuyoshi ở tỉnh Mikawa
    1546 : Oda Nobunaga được đặt tên là "Saburo Nobunaga"
    1547 : Saito Dosan đánh bại Oda Nobuhide ở Kanoguchi thuộc tỉnh Owari
    Oda Nobunaga tham gia trận đánh đầu tiên trong đời mình ở Mikawa
    1548 : Oda Nobuhide thiết lập hoà bình với Saito Dosan, và cho Oda Nobunaga kết hôn với con gái của Dosan. Sau đó Oda Nobuhide tấn công thành Okazaki được trấn giữ bởi Matsudaira Hirotada. Hirotada gửi con trai của mình là Takechiyo (Tokugawa Ieyasu) cho Imagawa để được giúp sức. Tuy nhiên Takechiyo bị Oda Nobuhide và được bị Oda đưa ra uy hiếp Matsudaira đầu hàng và dâng Okazaki, nếu không thì sẽ giết chết Takechiyo. Mặc dầu vậy, Oda Nobuhide không hề có ý định giết một đứa trẻ.
    1549 : Oda Nobuhide qua đời
    1556 : Oda Nobuhiro, anh trai của Nobunaga liên kết với Saito Yoshitatsu (người thừa kế Saito Dosan) chống lại Nobunaga.
    1557 : Oda Nobuyuki (em trai của Nobunaga) cùng với Shibata Katsuie nổi loạn ở Owari. Shibata đầu hàng, Nobuyuki bị giết.
    1558 : Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) chiếm thành Terabe từ tay Nobunaga
    1559 : Matsudaira Motoyasu chiếm thành Otaka
    (Chú ý là trong thời gian này Matsudaira Motoyasu là một trong các tướng của họ Imagawa)
    1560: 1/5 : Imagawa Yoshimoto bắt đầu xưng bá
    10/5: Quân tiên phong của Imagawa Yoshimoto được Matsudaira Motoyasu dẫn dắt tiến vào Owari
    12/5: Yoshimoto dẫn đại quân tiến đi
    16/5: Yoshimoto đến Okazaki
    18/5: Yoshimoto vào Owari
    19/5: Oda Nobunaga tiêu diệt đại quân của Imagawa Yoshimoto ở Okehazama chỉ với 1/10 quân số so với Imagawa, Yoshimoto bị giết chết.
    (Sau trận này, Matsudaira Motoyasu đổi tên thành Tokugawa Ieyasu, trở về Mikawa và tách ra khỏi họ Imagawa)
    1562 : Oda Nobunaga liên Minh với Tokugawa Ieyasu
    1567 : Oda NObunaga tấn công Inabayama, thành chủ của họ Saito. Saito bị xoá sổ, và người chủ soái trong trận này là Hashiba Hideyoshi. Sau đó thành được đổi tên thành Gifu
    9/1568 : Oda Nobunaga đến Kyoto để dự lễ lên ngôi vị Shogun của Ashikaga Yoshiaki (vị Shogun Ashikaga thứ 15 và là cuối cùng)
    1569 : Oda Nobunaga trở thành trợ lý cho Shogun
    1570 : Oda Nobunaga thông qua quyền hạn của Yoshiaki hội tụ các lãnh chúa phải đến Kyoto gấp. Asakura Yoshikage thoái thác và tỏ ra không phục tùng trước Shogun lẫn hoàng đế. Nobunaga tuyên chiến với Asakura và tấn công vào Echizen. Oda Nobuharu (em trai của Nobunaga)bị giết chết trong trận này
    Tháng 3 : Nobunaga cùng vơi Ieyasu tấn công thành chủ của Asakura, tuy nhiên Asai Nagamasa (lãnh chúa của Oumi và là em rể của Nobunaga) lại đem quân đến giúp Asakura. Nobunaga rút về Kyoto.
    Tháng 7 : Nobunaga đánh bại quân Asai trong trận Anegawa
    Tháng 12 : Nobunaga gây hấn với các giáo sĩ Nagashima (các giáo sĩ này là cac Warrior Monk được lãnh đạo bởi họ Honganji, cũng là Monk nốt)
    1571 : Tháng 5 : Oda Nobunaga tấn công thành của các Monk ở Ise
    20/10 : Oda xoá sổ các giáo sĩ này ở núi Hiei
    1572 : Tháng 4 : Oda Nobunga đánh bại họ Rokkaku ở Oumi
    Tháng 9 : Đánh thành chủ Odani cảu Asai
    1573 : 3/5 : Nobunaga bao vây Kyoto và buộc Ashikaga Yoshiaki từ chức
    18/8 : Nobunaga đánh bại Ashikaga Yoshiaki bên sông Uji, Ashikaga Yoshiaki bị lưu đày. Kết thúc dòng họ Ashikaga làm Shogun
    Tháng 9 : Nobunaga bao vây Odani và tiêu diệt viện quân của Asakura Yoshikage. Asakura Yoshikage tự sát khi quân của Oda tiên vào Echizen. Asai Nagamasa cũng theo chân đồng minh Asakura, tự sát ở Odani ngay sau đó.
    1574 : Nobunaga lấy thành Itami của họ Ikeda ở Settsu
    1575 : Tháng 5 : Chiến tranh với họ Miyoshi ở Settsu
    28/6 : Liên quân Oda Nobunaga, Tokugawa Ieyasu đánh bại Takeda Katsuyori (thừa kế ngôi vị của Takeda Shingen) trong trận đánh Nagashino. 10000 quân Takeda bị giết chết.
    1576 : Chiến tranh với Mori. Oda đưa hai chiến tướng hay nhất của mình là Hashiba Hideyoshi và Akechi Mitsuhide để đối phó với Mori
    Tháng 4 : Oda bại trận trước Mori trong một trận thuỷ chiến Kizugawaguchi lần 1.
    1577 : 28/9 : Matsunaga Hisahide nổi loạn nhưng sau đó bị buộc phải tự sát sau khi thành Shigi thất thủ (tỉnh Yamato)
    Tháng 11 : Uesugi Kenshin đánh bại Oda Nobunaga trong trận Tedorigawa ở tỉnh Kaga
    Tháng 12 : Hashiba Hideyoshi tấn công thành Kozuki ở Harima
    1578 : Tháng 4 : Hideyoshi chiếm Kozuki
    Trận thuỷ chiến Kizugawaguchi lần 2 nổ ra, lần này dưới sự dẫn dắt của Kuki Yoshitaka, Oda thắng Mori
    1580 : Hideyoshi lấy thành Miki ở tỉnh Inaba
    Tháng 12 : Quân Oda do Shibata Katsuie dẫn dắt tấn công Kaga
    1581 : Oda lấy Etchu từ Uesugi
    1582 : Tháng 4 : Hideyoshi tấn công thành Takamatsu ở Bingo, một thành quan trọng của Mori
    Tháng 5: Oda Nobunaga và Tokugawa Ieyasu tấn công Shinano và Kai, Takeda Katsuyori tự sát. Họ Takeda bị xoá sổ.
    Cho đến đây lãnh địa của Oda Nobunaga đã trải rộng suốt miền trung nước Nhật, chỉ còn miền Bắc, đảo Kyushu, Shikoku là chưa đụng đến, miền Nam thì Hideyoshi đang chiến đấu với Mori. Nhưng.....
    20/6 : Oda Nobunaga bị giết bơi Akechi Mitsuhide ở đền Honnoji
    25/6 : Hideyoshi giảng hoà với Mori và tức tốc trở về đánh Akechi
    2/7 : Trận Yamazaki nổ ra ở Settsu, Akechi bị đánh bại và bị giết.
    Oda Nobunaga chết cũng là đánh dấu sự xoá sổ của họ Oda luôn.
    1583 : Oda Nobutaka (Con trai của Nobunaga) bị Hideyoshi đánh bại ở Gifu. Oda Nobutaka tự sát.
    1584 : Oda Nobuo được đưa lên kế vị Nobunaga, nhưng chỉ là bù nhìn.
    26/4 : Hideyoshi tấn công Owari
    Tháng 6: Hideyoshi tấn công Oda Nobuo. Tất nhiên người chiến thắng là ai thì mọi người cũng biết và kết cục của người thua sẽ ra sao.

    ---------------------------------------
    1508 : Oda Nobuhide (ông này là ba của Nobunaga) ra đời
    1521 : Oda Nobuhide mở cuộc chiến tranh với họ Imagawa. Từ Owari tấn công và chiếm lấy thành Nagoya
    11/1541 : Oda Nobuhide chiếm thành Anjo ở tỉnh Mikawa (một thành khác của Imagawa)
    9/1542 : Oda Nobuhide đánh bại quân Imagawa ở Azukizaka
    20/9/1545 : Oda Nobuhide đánh bại Matsudaira Hirotada (Ông này là ba của Tokugawa Ieyasu) trong một trận đánh mà Hirotada muốn lấy lại thành Yasuyoshi ở tỉnh Mikawa
    1546 : Oda Nobunaga được đặt tên là "Saburo Nobunaga"
    1547 : Saito Dosan đánh bại Oda Nobuhide ở Kanoguchi thuộc tỉnh Owari
    Oda Nobunaga tham gia trận đánh đầu tiên trong đời mình ở Mikawa
    1548 : Oda Nobuhide thiết lập hoà bình với Saito Dosan, và cho Oda Nobunaga kết hôn với con gái của Dosan. Sau đó Oda Nobuhide tấn công thành Okazaki được trấn giữ bởi Matsudaira Hirotada. Hirotada gửi con trai của mình là Takechiyo (Tokugawa Ieyasu) cho Imagawa để được giúp sức. Tuy nhiên Takechiyo bị Oda Nobuhide và được bị Oda đưa ra uy hiếp Matsudaira đầu hàng và dâng Okazaki, nếu không thì sẽ giết chết Takechiyo. Mặc dầu vậy, Oda Nobuhide không hề có ý định giết một đứa trẻ.
    1549 : Oda Nobuhide qua đời
    1556 : Oda Nobuhiro, anh trai của Nobunaga liên kết với Saito Yoshitatsu (người thừa kế Saito Dosan) chống lại Nobunaga.
    1557 : Oda Nobuyuki (em trai của Nobunaga) cùng với Shibata Katsuie nổi loạn ở Owari. Shibata đầu hàng, Nobuyuki bị giết.
    1558 : Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) chiếm thành Terabe từ tay Nobunaga
    1559 : Matsudaira Motoyasu chiếm thành Otaka
    (Chú ý là trong thời gian này Matsudaira Motoyasu là một trong các tướng của họ Imagawa)
    1560: 1/5 : Imagawa Yoshimoto bắt đầu xưng bá
    10/5: Quân tiên phong của Imagawa Yoshimoto được Matsudaira Motoyasu dẫn dắt tiến vào Owari
    12/5: Yoshimoto dẫn đại quân tiến đi
    16/5: Yoshimoto đến Okazaki
    18/5: Yoshimoto vào Owari
    19/5: Oda Nobunaga tiêu diệt đại quân của Imagawa Yoshimoto ở Okehazama chỉ với 1/10 quân số so với Imagawa, Yoshimoto bị giết chết.
    (Sau trận này, Matsudaira Motoyasu đổi tên thành Tokugawa Ieyasu, trở về Mikawa và tách ra khỏi họ Imagawa)
    1562 : Oda Nobunaga liên Minh với Tokugawa Ieyasu
    1567 : Oda NObunaga tấn công Inabayama, thành chủ của họ Saito. Saito bị xoá sổ, và người chủ soái trong trận này là Hashiba Hideyoshi. Sau đó thành được đổi tên thành Gifu
    9/1568 : Oda Nobunaga đến Kyoto để dự lễ lên ngôi vị Shogun của Ashikaga Yoshiaki (vị Shogun Ashikaga thứ 15 và là cuối cùng)
    1569 : Oda Nobunaga trở thành trợ lý cho Shogun
    1570 : Oda Nobunaga thông qua quyền hạn của Yoshiaki hội tụ các lãnh chúa phải đến Kyoto gấp. Asakura Yoshikage thoái thác và tỏ ra không phục tùng trước Shogun lẫn hoàng đế. Nobunaga tuyên chiến với Asakura và tấn công vào Echizen. Oda Nobuharu (em trai của Nobunaga)bị giết chết trong trận này
    Tháng 3 : Nobunaga cùng vơi Ieyasu tấn công thành chủ của Asakura, tuy nhiên Asai Nagamasa (lãnh chúa của Oumi và là em rể của Nobunaga) lại đem quân đến giúp Asakura. Nobunaga rút về Kyoto.
    Tháng 7 : Nobunaga đánh bại quân Asai trong trận Anegawa
    Tháng 12 : Nobunaga gây hấn với các giáo sĩ Nagashima (các giáo sĩ này là cac Warrior Monk được lãnh đạo bởi họ Honganji, cũng là Monk nốt)
    1571 : Tháng 5 : Oda Nobunaga tấn công thành của các Monk ở Ise
    20/10 : Oda xoá sổ các giáo sĩ này ở núi Hiei
    1572 : Tháng 4 : Oda Nobunga đánh bại họ Rokkaku ở Oumi
    Tháng 9 : Đánh thành chủ Odani cảu Asai
    1573 : 3/5 : Nobunaga bao vây Kyoto và buộc Ashikaga Yoshiaki từ chức
    18/8 : Nobunaga đánh bại Ashikaga Yoshiaki bên sông Uji, Ashikaga Yoshiaki bị lưu đày. Kết thúc dòng họ Ashikaga làm Shogun
    Tháng 9 : Nobunaga bao vây Odani và tiêu diệt viện quân của Asakura Yoshikage. Asakura Yoshikage tự sát khi quân của Oda tiên vào Echizen. Asai Nagamasa cũng theo chân đồng minh Asakura, tự sát ở Odani ngay sau đó.
    1574 : Nobunaga lấy thành Itami của họ Ikeda ở Settsu
    1575 : Tháng 5 : Chiến tranh với họ Miyoshi ở Settsu
    28/6 : Liên quân Oda Nobunaga, Tokugawa Ieyasu đánh bại Takeda Katsuyori (thừa kế ngôi vị của Takeda Shingen) trong trận đánh Nagashino. 10000 quân Takeda bị giết chết.
    1576 : Chiến tranh với Mori. Oda đưa hai chiến tướng hay nhất của mình là Hashiba Hideyoshi và Akechi Mitsuhide để đối phó với Mori
    Tháng 4 : Oda bại trận trước Mori trong một trận thuỷ chiến Kizugawaguchi lần 1.
    1577 : 28/9 : Matsunaga Hisahide nổi loạn nhưng sau đó bị buộc phải tự sát sau khi thành Shigi thất thủ (tỉnh Yamato)
    Tháng 11 : Uesugi Kenshin đánh bại Oda Nobunaga trong trận Tedorigawa ở tỉnh Kaga
    Tháng 12 : Hashiba Hideyoshi tấn công thành Kozuki ở Harima
    1578 : Tháng 4 : Hideyoshi chiếm Kozuki
    Trận thuỷ chiến Kizugawaguchi lần 2 nổ ra, lần này dưới sự dẫn dắt của Kuki Yoshitaka, Oda thắng Mori
    1580 : Hideyoshi lấy thành Miki ở tỉnh Inaba
    Tháng 12 : Quân Oda do Shibata Katsuie dẫn dắt tấn công Kaga
    1581 : Oda lấy Etchu từ Uesugi
    1582 : Tháng 4 : Hideyoshi tấn công thành Takamatsu ở Bingo, một thành quan trọng của Mori
    Tháng 5: Oda Nobunaga và Tokugawa Ieyasu tấn công Shinano và Kai, Takeda Katsuyori tự sát. Họ Takeda bị xoá sổ.
    Cho đến đây lãnh địa của Oda Nobunaga đã trải rộng suốt miền trung nước Nhật, chỉ còn miền Bắc, đảo Kyushu, Shikoku là chưa đụng đến, miền Nam thì Hideyoshi đang chiến đấu với Mori. Nhưng.....
    20/6 : Oda Nobunaga bị giết bơi Akechi Mitsuhide ở đền Honnoji
    25/6 : Hideyoshi giảng hoà với Mori và tức tốc trở về đánh Akechi
    2/7 : Trận Yamazaki nổ ra ở Settsu, Akechi bị đánh bại và bị giết.
    Oda Nobunaga chết cũng là đánh dấu sự xoá sổ của họ Oda luôn.
    1583 : Oda Nobutaka (Con trai của Nobunaga) bị Hideyoshi đánh bại ở Gifu. Oda Nobutaka tự sát.
    1584 : Oda Nobuo được đưa lên kế vị Nobunaga, nhưng chỉ là bù nhìn.
    26/4 : Hideyoshi tấn công Owari
    Tháng 6: Hideyoshi tấn công Oda Nobuo. Tất nhiên người chiến thắng là ai thì mọi người cũng biết và kết cục của người thua sẽ ra sao.

    ------------------------------------------------

    Trận thứ 4 mở màn vào tháng 10 năm 1561 địa điểm là trên cánh đồng Kawanakajima thuộc tỉnh Shinano.
    Cũng nói thêm vào năm 1561, Uesugi Kenshin nhận chức vị Kanto-Kanrei. Chức vị Kanrei tương đương với phó thống lãnh, chỉ dưới quyền Shogun. Có chức vị Kanrei là Kyoto-Kanrei và Kanto-Kanrei. Uesugi tấn công vào bắc Shinano và cửa ải đầu tiên là thành Kaizu do Kosaka Masanobu (một tướng giỏi của Shingen) trấn giữ. Với 13000 quân, Kenshin có thể lấy Kaizu dễ dàng. Nhưng kenshin đợi Kosaka Masanobu cầu cứu Shingen. Khi nhận được thư cầu cứu, Shingen lập tức khởi binh đến cưu Kaizu và gặp lại kỳ phùng địch thủ của mình. Kenshin đóng quân trên núi Saijo ở phía tây thành Kaizu. Còn Shingen đóng quân tại thành Amenomiya khoảng một tuần trước khi đến Kaizu. Trong thời gian đó quân Kenshin vẫn bất động, Kesnshin muốn Shingen hành động trước. Tất cả như dự báo sắp có một trận đánh vô cùng khốc liệt mà không thể nào tránh khỏi.

    Quân của Shingen vào khoảng 20000, được chia làm hai cánh, cánh thứ nhất 8000 hành quân vào cao nguyên Hachiman và cánh thứ hai được dẫn đát bơi hai tướng giỏi Kosaka Masanobu và Baba Nobufusa tấn công núi Saijo. Hai cánh đều hành quân vào ban đêm. Theo dự tính của Shingen, cho dù cánh thứ hai có thành công hay không, Kenshin sẽ phải rút quân về phía bắc, khi đó cánh thứ nhất sẽ mai phục, khi đó hai mặt giáp công lại. Thế nhưng....

    Kenshin đã đoán được phần nào ý đồ của Shingen, Kenshin cho quân bí mật rời núi Saijo. Kenshin để 3000 quân cho Naoe Kanetsugu và Akamasu Kagemochi chặn cánh quân thứ 2 nếu cánh quân thứ 2 của Shingen phát hiện núi Saijo không có ai. Còn lại 10000 quân dưới sự chỉ huy của Kenshin đứng chờ bình minh lên, bình minh mà trên cánh đồng Kawanakajima trở thành mồ chôn của quân Takeda...

    Quân Kenshin đánh tan tiền quân của Shingen, tướng tiên phong của Kenshin là Kakizaki Kageie đánh thốc vào tận trung quân, giết chết Takeda Nobushige, em trai của Takeda Shingen và cũng là một tướng giỏi của Singen. Lát sau, quân Shingen lại gặp tổn thất nữa khi Takeda Yoshinobu con trai lớn của Shingen bị thương. Rồi tới lượt tướng Morozumi Torasada. Tướng giỏi nhất trong hàng ngũ quân Takeda là Yamamoto Kansuke chiến đấu dũng cảm nhưng vẫn không lật ngược được tình thế, cuối cùng cũng tự rút kiêm tự sát trên chiến trường trước khi bị bắt. Còn Shingen? Shingen đánh nhau tay đôi với Kenshin.

    Còn lúc này, Kosaka Masanobu và Baba Nobufusa đến Saijo thì thấy không có ai thì đã biết bị mắc mẹo nên vội vàng quay về thì bị quân của Naoe Kanetsugu chặn đánh. Sau khi đánh lui được Naoe, quân Takeda của Kosaka và Baba quay về giải cứu cho cánh quân của Shingen vừa kịp lúc quân Shingen không còn chống cự nổi Kenshin nữa. Do yếu thế hơn, Kenshin đành để mất cơ hội có một không hai có thể đánh bại Shingen, cho quân rút về.
    Kết thúc trận Kawanakajima lần thứ tư.

    Tổng kết lại :
    Quân Takeda có 20000 quân, thiệt hại khoảng 12000 quân. Chết các tướng: Takeda Nobushige, Morozumi Torasada, Yamamoto Kansuke, Hajikano Tadatsugu.
    Quân Kenshin có 13000 quân, thiệt hại khoảng 3000 quân. Chết các tướng :
    Shida Yoshitoki, Shoda Sadataka.

    Đây có thể nói là một chiến thắng lớn của Uesugi Kenshin trước Takeda Shingen
    ---------------------------------------------
    Đầu tiên là Okehazama :
    Năm 1560, Imagawa Yoshimoto quyết định chinh phục phía tây, thực hiện ý đồ xưng bá. Lúc này họ Imagawa vẫn còn là một dòng họ rất mạnh, họ Oda do Nobunaga mới lên nắm quyền không thấm vào đâu so với Imagawa. Ý đồ của Imagawa là đưa quân dọc theo bờ biển Tokaido, dẹp hết mọi vật cản (đầu tiên là Oda) để tiến thẳng vào kinh đô Kyoto, uy hiếp Nhật hoàng và lên làm Shogun. Tháng 6, Yoshimoto huy động 20000 quân ở 3 tỉnh Suruga, Mikawa, Totomi, để con trai Imagawa Ujizane ở lại điều hành chính sự. Cuộc tấn công này Yoshimoto còn đem theo Matsudaira Motoyasu (Tokugawa Ieyasu) lúc này giống như là một chư hầu của Imagawa. Yoshimoto ra lệnh cho Tokugawa đem quân hạ thành Marume còn mình thì dẫn đại quân đi hạ thành Washizu thuộc tỉnh Owari. Tướng giữ hai thành trên đã gửi thư về thành Kiyosu (kinh đô của họ Oda) báo cho Nobunaga biết. Nếu Nobunaga là một lãnh chúa tầm thường, thì sẽ chọn lựa một là tử thủ, hai là hàng. Nhưng Nobunaga chọn con đường thứ 3 : đó là tấn công vào quân Imagawa.

    Sáng hôm sau, trong lúc hai thành Marume và Washizu chìm trong khói lửa thì Nobunaga dẫn một cánh quân tinh nhuệ rời Kiyosu trực chỉ quân Imagawa thẳng tiến. Dọc đường Nobunaga có đừng lại đền Atsuta để cầu nguyện cho sự chiến thắng.

    Trong khi đó, quân Imagawa đang ăn mừng chiến thắng. Quân Imagawa đóng quân tại khe Dengakuhazama, nghỉ ngơi, uống rượu ca hát, không phòng bị gì cả. Yoshimoto còn tỏ ra hả hê trước những cái đầu (đã bị chặt ) của quân Oda. Nobunaga đến thành Narumi của Imagawa để nghe ngóng tin tức, sau đó, Nobunaga cho cắm cờ hiệu trên một ngọn đồi để lừa quân Imagawa ở Narumi là mình đang ở đây. Thực chất Nobunaga dẫn quân đến Dengakuhazama. Và lúc này vận may của Oda đã đến, một cơn bão mùa hè kéo đến bất chợt, giúp cho quân Oda đến gần trại Imagawa. Trong lúc mưa tầm tã rơi, Nobunaga ra lệnh tấn công.

    Nhanh chóng, dứt khoát, không khoan nhượng đó là những gì có thể nói về trận này. Quân Imagawa rối loạn hoàn toàn trước cuộc tấn công bất ngờ này. Không ai có thể cứu được ai. Chính chủ tướng Imagawa Yoshimoto bị bao vây bơi một toán quân Oda, Yoshimoto định rút kiếm chống cự thì Mori Shinnosuke đã chặt Yoshimoto thành hai rồi. Sau khi nghe tin chủ tướng bị giết, toàn bộ quân Imagawa chỉ còn cách là tháo chạy hoặc xin hàng để thoát thân.

    Cái chết của Imagawa Yoshimoto đã đánh dấu sự kết thúc của họ Imagawa. Sau này Imagawa Ujizane phải chịu mất dần đất đai của tổ tiên mình về tay Tokugawa và Takeda, để rồi sống ẩn ở Kyoto rồi chết năm 1614.

    Chiến thắng vang dội của Oda Nobunaga là một chiến thắng mang ý nghĩ lcịh sử to lớn trong thời đại nay. Thứ nhất đó là đưa Nobunaga lên tầm cao. Thừ nhì đó là Matsudaira Motoyasu trở thành Tokugawa Ieyasu, Mikawa không còn là chư hầu của Imagawa nữa.

    Tổng kết:
    Oda Nobunaga có 2000 quân
    Imagawa Yoshimoto có 20000 quân. Số quân thiệt hại : Không rõ.
    Chết : Imagawa Yoshimoto.
    -------------------------------------------------

    Trận Akechi (Không phải là Akechi Mitsuhide đâu nhé) 1573
    Takeda Katsuyori VS Oda Nobunaga.
    Kết quả : Takeda Katsuyori thắng

    Anegawa 30/7/1570 tỉnh Omi
    Oda Nobunaga (20000), Tokugawa Ieysasu (8000) VS Asai Nagamasa,Asakura Yoshikage (20000)
    Kết quả : Liên quân Oda - Tokugawa chiến thắng, Asai Nagamasa va Asakura Yoshikage tự sát sau đó không lâu.

    Hetsugigawa 1586 tỉnh Bungo thuộc đảo Kyushu
    Otomo Yoshimune, Chosokabe Motochika, Sengoku Hidehisa (7000) VS Shimazu Yoshihisa (15000)
    Kết quả : Shimazu Yoshihisa thắng, thống nhất toàn đảo Kyushu ở phía nam.

    Hitadori 1585 tỉnh Mutsu phía bắc.
    Hatakeyama, Ashina, Soma, Satake (30000) VS Date Masamune (7000)
    Kết quả : Date Masamune chiến thắng, trận này đưa Date Masamune lúc đó mới có 19 tuổi trở thành huyền thoại, sau này sát cánh cùng Tokugawa thống nhất Nhật Bản (Làm thông gia với Tokugawa). Date Masamune nổi tiếng với biệt danh One Eyes Dragon (Độc nhãn long).

    Iwamura 1585 tỉnh Mino
    Oda Nobutada (Oda Nobunaga) (30000) VS Akiyama Nobutomo (Takeda Katsuyori) (3000)
    Kết quả : Oda Nobutada thắng.

    Kawanakajima thứ 2 tháng 11/1555 tỉnh Shinano
    Takeda Shingen (12000) VS Uesugi Kenshin (8000)
    Kết quả : Bất phân thắng bại.

    Kawanakajima thứ 4 tháng 10/1561 tỉnh Shinano
    Takeda Shingen (20000) VS Uesugi Kenshin (13000)
    Kết quả : Dường như là Kenshin thắng.

    Kurokawa tháng 7/1589 tỉnh Mutsu
    Date Masamune (23000) VS Ashina Morishige (16000)
    Kết quả : Date Masamune thắng, sau khi chiến thắng ở trận Hitadori, Masamune bắt đầu chinh phạt phương bắc và trở thành lãnh chúa mạnh nhất phương bắc lúc 25 tuổi.

    Mikatagahara 6/1/1573 tỉnh Totomi
    Takeda Shingen (28000) VS Tokugawa Ieyasu (14000)
    Kết quả : Takeda Shingen uy hiếp được Tokugawa Ieyasu rút quân về Hamamatsu

    Miki 1578-1580 tỉnh Harima
    Toyotomi Hideyoshi VS Bessho Nagaharu
    Kết quả : Toyotomi Hideyoshi thắng trong chiến dịch chinh phạt Phương nam do Nobunaga chỉ thị

    Mimasetoge 1569 tỉnh Sagami
    Hojo Ujiyasu (20000) VS Takeda Shingen (10000)
    Kết quả : Takeda Shigen thắng nhưng sau đó rút về Kai

    Mimigawa 10/12/1578 tỉnh Hyuga đảo Kyushu
    Tawara Chikataka (50000) VS Shimazu Yoshihisa (30000)
    Kết quả : Một chiến thắng vang dội của Yoshihisa trong cuộc chinh phục Kyushu của họ Shimazu

    Nagakute 1584 Tỉnh Owari
    Ikeda Tsuneoki VS Tokugawa Ieyasu
    Kết quả : Ikeda Tsuneoki bị giết.

    Nagashino 1575 tỉnh Mikawa
    Takeda Katsuyori VS Oda Nobunaga-Tokugawa Ieyasu
    Kết quả : Takeda Katsuyori thua thê thảm, chết hết tất cả các tướng tài giỏi nhất của họ Takeda

    Odawara 1590 tỉnh Sagami
    Toyotomi Hideyoshi VS Hojo Ujiyasu
    Kết quả : Họ Hojo diệt vong, Hideyoshi từng bước để trở thành Shogun

    Okehazama 1569 Tỉnh Owari
    Oda Nobunaga VS Imagawa Yoshimoto
    Kết quả : Imagawa Yoshimoto bị giết chết.

    Osaka 1614 Tỉnh Settsu
    Tokugawa Ieyasu VS Toyotomi Hideyori
    Kết quả : Tokugawa giết chết người Toyotomi cuối cùng

    Sekigahara 1600 Tỉnh Mino
    Tokugawa Ieyasu VS Ishida Mitsunari
    Kết quả : Tokugawa Ieyasu chiến thắng và không còn trở ngại nào để Tokugawa trở thành Shogun nữa, trận chiến này là trận chiến lớn cuối cùng của thời đại Sengoku này.

    Sendaigawa 1587 tỉnh Satsuma
    Shimazu Yoshihisa VS Toyotomi Hideyoshi
    Kết quả : Shimazu đầu hàng, Toyotomi đưa bản đồ đảo Kyushu vào đế chế cai trị của mình.

    Shizugakute 1583 tỉnh Omi
    Toyotomi Hideyoshi VS Shibata Katsuie
    Kết quả : Toyotomi thắng

    Takamatsu 1582 tỉnh Bitchu
    Toyotomi Hideyoshi VS Mori Terumoto
    Kết quả : Nghị hoà vì Hideyoshi đưa quân trỏ về đánh Akechi Mitsuhide.

    Taketenjin 1574 Mikawa
    Takeda Katsuyori VS Tokugawa Ieyasu
    Kết qua : Taketenjin thuộc về Takeda

    Yamazaki 1582 Tỉnh Settsu
    Toyotomi Hideyoshi VS Akechi Mitsuhide
    Kết quả : Akechi Mitsuhide bị giết chết.
    --------------------------------------------------
    <br>
    ___________________________
    <br>
    Thống nhất Nhật Bản​


    Nhận được tin dữ (hoặc tin mừng) , ngày 2/7/1582, Habashi Hideyoshi vội ký kết hoà ước với nhà Mori, đem quân về đánh trận chiến Yamazaki. Akechi Mitsuhide chết khi đang bỏ trốn, trở thành Shogun 13 ngày!

    Việc nối nghiệp Nobunaga giờ rơi vào các tướng lĩnh của ông và trong số đó có Shibata Katsuie. Được sự hỗ trợ của Oda Nobutaka, con thứ 3 còn sống của Nobunaga, nhưng ko may cho Katsuie, Nobutaka ko phải kẻ có thể dựa được. Vào muà đông 1583, khi mà Echizen vẫn còn trong tuyết thì Nobutaka tuyên chiến với Hideyoshi, trong khi Katsuie ko thể cất quân vì tuyết phủ. Nobutaka bị hạ nhanh chóng và bị buộc tự sát. Đến khi tuyết tan, Shibata Katsuie kéo quân ra được thì chạm trán quân Toyotomi Hideyoshi (tên chính thức lúc này) tại Shizugatake, đại tướng của Katsuie là Morimasa tử trận. Katsuie thấy thất bại trước mắt và cùng vợ mình Oichi tự sát, nhưng đưa 3 con gái của Oichi cho Hideyoshi. Một trong 3 sẽ là mẹ của Toyotomi Hideyori, Kokomi, kế tự của Hideyoshi sau này.

    Lúc này, chỉ còn có Tokugawa Ieyasu là đối thủ của Hideyoshi và cả hai đều có những đồng minh mạnh trong hàng ngũ cựu tướng của nhà Oda. Sau trận chiến Nagakute, chiến trường còn lại 4000 xác chết của quân Toyotomi và 600 quân Tokugawa, nhưng điều đó chẳng làm nên gì cả. Cuối cùng, khi Hideyoshi và Oda Nobuo ký hoà ước, Ieyasu cũng phải thần phục Hideyoshi vì Nobuo là chủ nhân hợp lệ của Ieyasu. cùng với nhau, 2 người ko còn đối thủ và thời Sengoku kết thúc vào năm 1591 với sự thống nhất của Nhật Bản.

    Sau đó là chiến dịch chinh phạt Triều Tiên thất bại và Hideyoshi bệnh mất, sau khi giao quyền hành lại cho 5 nhiếp chính, trong đó mạnh nhất là Tokugawa Ieyasu. Hiển nhiên, con trai của Hideyoshi, Hideyori ko phục và trận chiến Sekigahara cùng với sự sụp đổ của thành Osaka kết thúc quyền lực cuối cùng của nhà Toyotomi.

    Năm 1603, Tokugawa Ieyasu được phong Shogun, danh hiệu 30 năm ko còn được dùng đến. 2 năm sau, ông qua đời vì bệnh ung thư dạ dày. Bắt đầu thời nhà Mạc(Tokugawa)

    Bản quyền của Wiwi
     
  4. Jukanius

    Jukanius Đào Viên Tiểu Họa Gia Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/1/05
    Bài viết:
    4,500
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thời đầu Sengoku
    (1478-1559)
    (Phần này do wiwi tách ra chứ ko phải các sử gia tách ^_^)​

    Bắt đầu từ khi cuộc chiến Onin kết thúc vào năm 1478, các daimyo (lãnh chúa-tạm dịch) trên toàn Nhật Bản bắt đầu dùng vũ lực để giải quyết các xung đột cá nhân, cũng như để tranh giành quyền lực. Cuộc chiến Onin đã chỉ ra sự hèn mạt của Shogunate (dòng họ giữ ngôi Shogun-tạm dịch) Ashikaga và các daimyo ko còn cảm thấy điều gì trông đợi ở họ nữa, ngoại trừ các danh hiệu mà họ có thể ban cho để gia tăng danh tiếng của các daimyo. Từ đây các daimyo nổi lên như các thế lực cát cứ, ko còn chịu sự tiết chế của chính quyền trung ương. Họ có thể là các Shugo (dạng như tỉnh trưởng) của triều đình, cũng có khi là các gia tộc samurai hùng mạnh, thậm chí trong số đó có cả những người xuất thân từ nông dân. Vậy nên số lượng các daimyo của thời Sengoku là rất nhiều nhưng đa phần an phận phục vụ một gia tộc mạnh nào đó, có khi bị tiêu diệt hoặc tiêu tán trong công cuộc tranh giành quyền lực, còn lại là các gia tộc hùng mạnh sẽ quyết đinh vận mênh Nhật Bản. Ở đây, xin điểm qua các thế lực đáng chú ý hình thành và tồn tại đến năm 1559-năm Oda Nobunaga nắm quyền daimyo của nhà Oda ở tỉnh Owari.

    Đảo Kyushu(đảo chính ở cực tây Nhật Bản):
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)​

    Nhà Shimazu-tỉnh Satsuma:
    Đứng đầu là Shimazu Takahisa (1514-1571). Nhà Shimazu lúc này chỉ là một trong những gia tộc samurai mạnh trong tỉnh Satsuma và sẽ phải đấu tranh miệt mài để có thể gây dựng một sự nghiệp riêng cho mình cùng với các đối thủ mạnh mẽ khác như nhà Tomotsuki và Hisikari.
    Shimazu Takahisa sẽ được biết đến nhiều hơn với tư cách là cha của Shimazu Yoshihisa-một trong những daimyo lỗi lạc của thời Sengoku.

    Nhà Otomo-tỉnh Bungo:
    Đứng đầu là Otomo Sorin(1530-1587), tên khai sinh Yoshishige. Nhà Otomo là một trong những hậu duệ trực hệ của nhà Fujiwara, Shogunate của Nhật Bản trước khi nhà Taira giành lấy vị trí đó vào năm 1160. Được sắc phong Shugo của tỉnh Buzen và Bungo (2 tỉnh phía bờ đông đảo Kyushu), nhà Otomo nhanh chóng phất lên như một thế lực đứng đầu Kyushu, phạm vi ảnh hưởng rộng khắp đảo và giành ngôi vị “Tandai của đảo Kyushu” từ tay Imagawa Sadyo (xin đừng lầm với một chi hệ khác của nhà Imagawa ở phương Đông trên đảo Honshu).
    Otomo Sorin lên đứng đầu nhà Otomo năm 1550, kế nghiệp cha là Yoshiaki sau khi Yoshiaki bị giết bởi một bộ tướng dưới trướng, nhanh chóng chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình-Daimyo thứ 21 của nhà Otomo- khi chiếm nhập tỉnh Chikuzen vào lãnh thổ nhà Otomo (mặc dù sẽ gây phiền phức lâu dài với gia tộc Akizuki-một gia tộc sẽ nổi dậy nhiều lần dưới thời Sorin). Đến năm 1568 thì mặc dù để rơi thành Moji vào tay nhà Mori nhưng Otomo Sorin vẫn nắm giữ hầu hết tỉnh Bizen, chiếm giữ các tỉnh Bungo, Chikugo, Chikuzen và đặt một ảnh hưởng (hay đe doạ) lớn lên 2 tỉnh Higo và Hizen, một điều cho thấy sự vượt trội của nhà Otomo trên đảo Kyushu.

    Nhà Ryuroji-tỉnh Hizen:
    Đứng đầu là Ryuroji Takanobu (?-1584), tàn nhẫn và mạnh mẽ, nhà Ryuroji đóng giữ tỉnh Hizen, chịu áp lực lớn từ daimyo hùng mạnh Otomo Sorin, nhưng Takanobu sẽ ko từ bỏ tham vọng làm chủ Kyushu của mình và vẫn còn một cuộc chiến để đánh với nhà Shimazu.

    Đảo Shikoku(đảo chính ở tây nam Nhật Bản, phía đông của đảo Kyushu):
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương Tây Nam ở đây có nghĩa là phương Đông Nam trên quả địa cầu)​

    Đảo chính khá nghèo nàn nếu so với Kyushu và Honshu, thậm chí cả với Hokkaido lạnh giá nhưng các trận chiến trên đảo cũng ko dễ dàng gì:
    -Gia tộc Chosokabe sẽ đánh bại gia chủ của mình đoạt lấy quyền kiểm soát toàn tỉnh Tosa, nhưng vào năm 1559 thì nhà Chosokabe tạm thời chỉ có nửa đông tỉnh Tosa, phần còn lại thuộc gia chủ của họ là nhà Ichijo.
    -Nhà Sogo nắm giữ tỉnh Awa.
    -Nhà Miyoshi(xin đừng nhầm với họ hàng của họ ở Yamashiro, kinh đô Kyoto) nắm giữ tỉnh Sanuki.
    -Nhà Kono nắm giữ tỉnh Iyo.

    Phía tây đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):
    (Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía tây.)
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương tây ở đây có nghĩa là phương Nam trên quả địa cầu)​

    Nhà Amako-tỉnh Izumo:
    Vốn dòng dõi một gia tộc samurai quyền quý từ thời của Shogunate Hojo thế kỷ 13, Amako Tsunehisa (1458-1541) đã đưa nhà Amako lên thành một daimyo mạnh ở phía tây Nhật Bản bằng việc chiếm hoàn toàn tỉnh Izumo từ lâu đài Gassan-Toda của mình, nhân lúc cuộc chiến Onin diễn ra ở Kyoto. Sau đó chiếm tỉnh Iwari năm 1528. Thậm chí Tsunehisa còn có một thời gian khuất phục được Mori Motonari làm chư hầu cho mình ở Aki năm 1522.
    Tsunehisa mất năm 1541 vào lúc cuộc chiến giành quyền lực ở tây Nhật giữa nhà Amako và nhà Oichi đang căng thẳng, trao lại quyền hành cho cháu trai Amako Haruhisa (con trai Tsunehisa nổi loạn năm 1532 và đã bị buộc phải tự sát).
    Tsunehisa là một trong những daimyo khá tài ba trong quân sự và nội trị, mặc dù bị qua mặt bởi các daimyo “hậu bối” nhưng nhờ Tsunehisa mà nhà Amako nắm quyền cai trị 2 tỉnh Izumo, Iwari đồng thời tạo điều kiện cho Amako Haruhisa xâm chiếm Oki, phần lớn Mimasaka và cả 1 phần Harima cho đến năm 1559.

    Nhà Ouchi-tỉnh Suo(bị tiêu diệt năm 1550):
    Là một chư hầu của nhà Yamana-một trong các thế lực ở kinh đô Kyoto muốn giành ngôi Shogun, nhà Ouchi được giao quyền cai quản tỉnh Suo. Ouchi Masahiro đã vượt lên quyền của gia chủ mình, đồng thời thể hiện tham vọng ngôi Shogun. Con trai Masahiro là Ouchi Yoshioki giúp đưa nhà Ouchi thành thế lực mạnh nhất phương Tây khi chiếm lấy tỉnh Nagato, mở rộng địa bàn ra tỉnh Buzen, thu phục Mori Motonari làm chư hầu ở Aki năm 1528. Phần còn lại của lịch sử nhà Ouchi là cuộc chiến liên miên với nhà Amako, hầu như ko đưa đến thành công nào như cuộc tranh chấp ở Bingo và các trận chiến thành Koriyama(thắng), thành Gassan-Toda(thua) ngoài việc Yoshioki mất năm 1528, để người con trai là Ouchi Yoshitaka lên nắm quyền.
    Yoshitaka cũng ko thể hiện tài lãnh đạo mà cha và ông mình có được qua trận thua Gassan-Toda(1543). Ko những vậy, Yoshitaka mất ý chí chiến đấu và quay về với việc vui chơi ở kinh đô giàu sang Yamaguchi tỉnh Suo, bất chấp sự khuyên can của bộ tướng là Sue Harutaka cùng với Mori Motonari (mặc dù có vẻ như Mori chỉ khuyên ngoài mặt) rằng việc đó có thể nuôi dưỡng tham vọng của một samurai nào đó dưới trướng. Và chính Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 như để chứng minh việc đó! Ouchi Yoshitaka buộc phải tự sát, còn Harutaka lập một Ouchi bù nhìn khác lên để thao túng. Quyền lực nhà Oichi coi như kết thúc.

    Nhà Mori-tỉnh Aki:
    Thuộc danh môn samurai Oie Hirotomo, nhà Mori được phong làm Jito ở tỉnh Aki dưới thời Mori Motochika năm 1336.
    Mori Hirotomo(?-1506) đã phải tranh chấp quyết liệt với nhà Takeda(xin đừng lầm với chi hệ của nhà Takeda ở tỉnh Kai) quyền bá chủ tỉnh Aki và mất trước khi nhìn thấy Takeda Motoshige bị hạ. Con trai lớn là Okitomo lên kế nghiệp nhưng mất vào năm 1516, cháu trai là Komatsumaru cũng mất vào năm 1523 và vì vậy Mori Motonari-con trai thứ 2 của Hirotomo lên nắm quyền.
    Motonari nhanh chóng thể hiện tài năng của mình khi đánh bại Takeda Motoshige, tiêu diệt thế lực của nhà Takeda ở tây Nhật, làm chủ tỉnh Aki. Năm 1528, khi Ouchi Yoshioki mất, Mori chuyển về phía Ouchi và thành chư hầu của gia tộc này. Thời gian sau là dành cho việc củng cố quyền cai trị của nhà Mori trên Aki bằng các liên minh và quan hệ thân hữu với các gai tộc lớn của Aki. Nhưng Amako Haruhisa cảm thấy muốn mở rộng lãnh thổ, đồng thời chặt bớt vây cánh của nhà Ouchi và năm 1540 đem một đạo quân khá lớn tiến đánh thành Koriyama, đốt cháy thị trấn Yoshida buộc Mori đầu hàng. Amako Haruhisa quyết định đóng quân lại để công thành khi Mori ko hàng và có vẻ như đó là một quyết định sai lầm. Ouchi Yoshitaka lệnh cho đại tướng Sue Harutaka đem quân cứu Mori, vây đánh quân Amako vào tháng 10 và Haruhisa buộc phải rút lui, mất đại tướng Uyama Hisakane khi làm việc đó.
    Năm 1542, Ouchi Yoshitaka cùng Mori Motonari đem quân đánh nhà Amako, mọi việc thuận lợi cho đến khi bại trận Gossan-Toda năm 1543 và phải rút lui. Mori về Koriyama của mình để dưỡng quân còn Yoshitaka rút lui phải chiến trận, vui chơi ở Yamaguchi, tỉnh Suo. Bất mãn vì điều này (hay thừa cơ hội), Sue Harutaka nổi loạn năm 1550 buộc Ouchi Yoshitaka tự sát, lập Ouchi Yoshinaga làm bù nhìn cho quyền lực của mình hợp phép.
    Mori Motonari cảm thấy cần phải trả thù cho cố chủ của mình cũng như thu phục lãnh thổ của nhà Ouchi vào bản đồ Mori, phục vụ chiếu lệ trong vài năm, mở rộng lãnh thổ sang một phần Bingo, liên minh với Murakami Torayasu-daimyo của một gia tộc cướp biển. Lại thêm một chiến lược mới của Mori Motonari, ông cho 2 người con làm con nuôi của 2 gia tộc hùng mạnh nhất Aki: con thứ 2 Motoharu vào nhà Kikkawa, con thứ 3 Takakage vào nhà Kobayakawa và đến năm 1550 thì cả 2 trở thành thủ lĩnh của 2 gai tộc hùng mạnh đó.
    Đến năm 1554 thì Mori chính thức tuyên chiến với Ouchi Yoshinaga, hay thực tế hơn là với Sue Harutaka. Mặc dù đã khá mạnh vào lúc đó nhưng Mori Motonari cũng ko thể kêu gọi được một đội quân bằng phân nửa đội quân 30000 người của Sue Harutaka. Nhưng Motonari vẫn tỏ ra tài ba hơn torng lĩnh vực quân sự bằng chiến thằng Oshikihata vào tháng 6 trong cuộc chiến đầu. Với việc mua chuộc, dụ dỗ một số tướng lĩnh của Harutaka (một phong cách trở thành truyền thống nhà Mori), Motonari cũng xoay xở để cầm hoà với Sue.
    Mùa hè năm 1555 là một thời điểm mệt mỏi tiếp với Motonari khi Sue Harutaka trở lại uy hiếp Aki. Và Mori Motonari đã nghĩ ra một mưu kế cao siêu để đánh bại Sue bằng cách ra lệnh chiếm Miyajima-một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Aki, dựng một thành luỹ nhỏ gần ngôi đền Itskusima. Sue Harutaka quả nhiên rơi vào bẫy khi đổ bộ lên Miyajima, cướp lấy thành lũy yếu ớt đó. Từ quan điểm của Sue thì Miyajima là một điểm chiến lược lợi hại, từ đây có thể đổ bộ lên bất cứ nơi nào của bờ biển Aki, thêm nữa là Mori Motonari lại lui về phòng thủ khắp bờ biển đúng như Sue dự tính. Và Sue mắc một sai lầm lớn tiếp theo: tự mãn.
    Và đến lúc Motonari thực hiện ý đồ của mình, ông chiếm lại thành Sakurao-thành luỹ gần nhất trên đảo chính Honshu đến Miyajima- chỉ trong một tuần. Quân Sue Harutaka trở nên cô lập và quân số ko còn ý nghĩa gì nữa. Ngày 1 tháng 10, Motonari tung quân bài lợi hại nhất từ thành công ngoại giao của mình: Murakami Torayasu và đạo hải quân hùng mạnh xuất thân từ cướp biển. Mori lệnh cho tướng Kobayakawa Takkage (vốn là con trai thứ 3 của mình) giả vờ đem thuyền vòng qua quân Sue, còn Mori Motonari, Mori Takamoto và Kikawa Motoharu (vốn là con trai thứ 2 của mình) đổ bộ lên phía đông đảo/ Và đám quân hỗn loạn của Sue nhanh chóng bị bao vây đánh bại, Sue Harutaka tự sát.
    Mori Motonari đã loại được đối thủ đáng gờm nhất và đến năm 1557, Oichi Yoshinga tự sát, giao 2 tỉnh Suo và Nagato vào tay nhà Mori. Mori Motonari trở thành Daimyo mạnh nhất tây Nhật vào năm 1559.

    Các thế lực khác:
    -Urakami Munekage làm chủ tỉnh Bizen với sự hỗ trợ của chư hầu hùng mạnh nhất của mình Ukita Naoie (1530-1582) mặc dù sau này cuối cùng Ukita Naoie sẽ lật đổ nhà Urakami vào năm 1573, đồng thời liên minh với nhà Mori với tư cách là “lá chắn” phái đông cho nhà Mori ở Bizen.
    -Nhà Akamatsu nắm giữ tỉnh Harima một thời gian dài là đối thủ với nhà Ukita.
    -Bessho nắm giữ tỉnh Harima.
    -Yamana nắm giữ Inaba
    -Yamato nằm dưới tay của daimyo hèn yếu Matsunaga.
    -Miyoshi chokei nắm giữ thủ phủ Yamashiro cùng kinh đô Kyoto
    -Tỉnh Kii và thành Nagashima, tỉnh Ise là một trong các khu vực kiểm soát bởi lực lượng sùng đạo cực đoan Ikko-Ikki, các chiến binh thầy chùa và nông dân sùng tín. Đặc biệt là tỉnh Kawachi giàu mạnh (giáp giới tây Yamashiro) nơi có tổng hành dinh toà-thành-ngôi-chùa Ishiyama Hongan-ji sáng lập bởi Rennyo Kosa, được biết đến 1 thế kỷ sau này với một cái tên nổi tiếng khác: thành Osaka.
    -Iga nằm ngay phía nam thủ phủ Yamashiro (có kinh đô Kyoto) là nơi tập trung của các Ronin-samurai vô chủ thiện chiến cùng với các Ninja nổi tiếng của phái Iga.
    -Kaga tương đối phía đông bắc Yamashiro, đáng lẽ là thuộc đông Nhật nhưng cũng thuộc sự kiểm soát của Ikko-Ikki nên đưa vào đây cho gọn ^_^.
    -Các Ikko-Ikki sẽ gây nhiều rắc rối và tham dự vào nhiều sự kiện trọng đại của thời Sengoku, nhất là sự đối đầu của họ với các Daimyo theo Đạo Thiên Chúa.
    Chú ý là các Ikko-Ikki ko hề có mối liên hệ với nhau mà hoạt động độc lập với nhau và với các Daimyo, mặc dù sau này Ikko-Ikki sẽ nhận nhiều ủng hộ của nhà Mori-một gia tộc rất sùng đạo Phật.

    -------------------------------------------------------------------------

    Phía đông đảo Honshu(đảo chính lớn nhất Nhật Bản):
    (Tức là tính từ tỉnh Yamashiro-thủ phủ của Nhật Bản với kinh đô Kyoto-sang phía đông.)
    (Xin chú ý là bản đồ Nhật được xét theo phương nằm ngang, nên phương đông ở đây có nghĩa là phương Bắc trên quả địa cầu)​

    Nhà Saito-tỉnh Mino:
    Xuất thân từ một thương nhân, Saito Toshimasa là một người tàn nhẫn và độc ác đã lật đổ nhà Toki-“Shugo của Mino”- nhưng lại thiếu bản lĩnh của một Daimyo, cuối cùng phải “trao quyền” lại cho con trai Yoshitasu sau khi bị Yoshitasu giết chết!

    Nhà Asai-tỉnh Omi:
    Giáp giới phía Đông thủ phủ Yamashiro, nhà Asai có đủ thực lực để đoạt lấy danh hiệu Shogun cho mình nhưng lại thiếu tham vọng và tài năng cho điều đó! Nhà Asai còn có quan hệ liên minh lâu đời với nhà Asakura.

    Nhà Asakura-tỉnh Echizen:
    Nhanh chóng thu phục tỉnh Wasaka của nhà Takeda (xin đừng nhầm với chi hệ của họ ở Kai và Aki) vào trong lãnh thổ mình vào năm 1560, nhà Asakura là một gia tộc mạnh của trung Nhật, nhưng dường như thiếu tham vọng để tiến lên một danh hiệu cao hơn là “Shugo của Echizen”. Họ có liên minh lâu đời với nhà Asai.

    Nhà Oda-tỉnh Owari:
    Do Oda Nobuhide (1508-1549) đứng đầu, nhà Oda trải qua nhiều năm chiến tranh với các gia tộc samurai khác của Mikawa, Omi và sau này là với nhà Matsudaira ở Mikawa và nhà Imagawa ở tỉnh Suruga.
    Liên quân Matsudaira-Imagawa nhiều lần chạm trán dữ dội với Oda Nobuhide ở biên giới đông Owari chẳng giúp ích gì cho hai phe, ngoại trừ việc Matsudaira dần trở thành chư hầu của Imagawa. Đúng lúc đó thì Nobuhide mất (năm 1548) để lại một gia tộc Oda chia rẽ về nhiều mặt.
    Oda Nobunaga (1534-1582), con thứ 2 của Nobuhide lên nắm quyền ở Kiyosu, tỉnh Owari. Trong vòng 3 năm, Nobunaga nhanh chóng thu phục được các chi phái chia rẽ trong nhà Oda, thống nhất tỉnh Owari, mặc dù sau đó trải wa 2 cuộc nổi loạn năm 1556 của anh mình là Nobuhiro và năm 1557 của em trai là Nobuyuki cùng với Shibata Katsuie và Hayashi Michikatsu, lần này thì Nobunaga ko còn tử tế mà tha cho Nobuyuki nhưng lại tha cho Shibata và Hayashi, để họ thành bộ tướng của mình, có lẽ là vì muốn răn đe những âm mưu phản loạn khác.
    Đến năm 1559 thì Nobunaga đã nắm chắc quyền thống trị của mình trên Owari nhưng nội loạn Owari đã tạo cơ hội cho Imagawa Yoshimoto cướp lấy Mikawa cùng với nhà Matsudaira, đồng thời Nobunaga cũng dính vào cuộc chiến với “anh vợ” của mình ở Mino, Saito Yoshitasu. Nhà Oda đang trong hoàn cảnh rất tệ.

    Nhà Matsudaira-tỉnh Mikawa:
    Làm chủ tỉnh Mikawa có vẻ khá khó khăn với Matsudaira Hirotada khi có 2 daimyo bên sườn là Oda Nobuhide và Imagawa Yoshimoto. Nhưng có vẻ như Nobuhide là một samurai dũng cảm thiện chiến chứ ko phải là nhà ngoại giao tài ba khi liên tục tấn công Mikawa, buộc Matsudaira Hirotada phải cầu viện Imagawa Yoshimoto. Điều đó đưa nhà Matsudaira thành chư hầu của nhà Imagawa qua việc Hirotada phải gửi con trai 6 tuổi của mình là Matsudaira Takechiyo (nổi tiếng với tên gọi Tokugawa Ieyasu) cho Imagawa Yoshimoto làm con tin. Liên quân Matsudaira-Imagawa hầu như chỉ giúp giữ vững Mikawa và đưa Mikawa dần vào tay Imagawa chứ ko thể tiêu diệt nhà Oda thậm chí nhân lúc Nobuhide vừa qua đời (mặc dù chính Hirotada cũng qua đời vào năm sau).
    Imagawa Yoshimoto tận dụng sự mất chủ của nhà Matsudaira để đưa tướng lĩnh của nhà Imagawa nắm giữ các thành luỹ quan trọng của Mikawa, chiếm lĩnh gần như hoàn toàn Mikawa. Đến khi Matsudaira Takechiyo (lúc này gọi là Motoyasu) trưởng thành và được tha về chỉ thấy được sự suy tàn của gta tộc mình. Matsudaira Motoyasu nhanh chóng củng cố nhà Matsudaira và tham gia một số trận chiến với tư cách tiên phong của Imagawa Yoshimoto chống lại nhà Oda.

    Nhà Imagawa-tỉnh Suruga:
    Khác với chi hệ trên đảo Kyushu, nhà Imagawa ở Suruga phát triển mạnh mẽ và thu phục tỉnh Totomi vào tay.
    Imagawa Yoshimoto (1519-1560) chứng tỏ mình là một Daimyo đúng mực với tài nội trị của mình, đưa Sumpu ở Suruga thành một trung tâm văn hoá của đông Nhật. Về mặt quân sự thì tuy ko giỏi giang gì nhưng Yoshimoto được sự hỗ trợ mạnh mẽ và hiệu quả của chú mình: đại tướng-nhà sư Sessai Choro nên củng cố các địa phận của nhà Imagawa một cách chắc chắn. Ko những vậy, Yoshimoto còn là một nhà ngoại giao tài ba, từng làm trung gian trong các xung đột giữa “tam hùng”là 3 nhà: Takeda, Uesugi và Hojo trên đồng bằng Kanto ở phía đông.
    Còn ở phía tây thì Yoshimoto chạm trán với nhà Oda ở Owari, đặc biệt là Oda Nobuhide, trong nhiều trận chiến, nhất là trận Azukizaka 1542, mà chiến thắng nghiêng về Oda. Từ đó mọi việc chinh chiến Yoshimoto đều giao cho Sessai, cho đến khi Sessai mất năm 1555. Lúc này (1559) thì trong tay Imagawa Yoshimoto đã có một thế lực hùng hậu, đặc biệt là tướng quân samurai trẻ tuổi Matsudaira Motoyasu ở Mikawa, cùng với một sự yên bình phía đông và sự suy yếu của nhà Oda phía tây. Cơ hội để tiến binh vào Kyoto, đoạt lấy danh hiệu Shogun dường như mở rộng đối với Yoshimoto hơn tất cả các daimyo khác.


    Cung cấp 2 bản đồ cho các huynh đệ nào muốn nhìn rõ hơn về lãnh thổ của các Daimyo phía tây và trên đảo Shikoku, Kyushu:
    Bản đồ lãnh thổ năm 1560
    Bản đồ các tỉnh của Nhật thời Sengoku
    Phần tiếp theo sẽ là các sứ quân trên đồng Bằng Kanto và Cực Đông Nhật Bản.....

    -----------------------------------------------------------------------

    Đồng bằng Kanto
    (tận cùng phía đông Nhật)​


    Được coi là vựa lúa của nước Nhật từ thời mở nước với đồng bằng phì nhiêu của các tỉnh Mushashi, Hitachi, Echigo, Kozuke, Sagami, Mimosha. Phía tây giáp giới là xứ Kai giàu mạnh với mỏ vàng quý giá, phía bắc là khu vực đồi núi giàu tài nguyên của các tỉnh Dewa, Mutsu. Chính nơi đây là nền tảng cho gia tộc Minamoto thống trị Nhật Bản trong thế kỉ 12 và trong thời Sengoku lại khai sinh các Daimyo tài ba nhất nước Nhật, thậm chí trong cả lịch sử Nhật Bản.


    Nhà Hojo-tỉnh Izu:
    Được coi là gia tộc đầu tiên thiết lập nền độc lập của mình với tư cách Daimyo, nhà Hojo được “khai sinh” theo đúng nghĩa của nó do Ise Shinkuro (1432-1519), một samurai ko tên tuổi xuất thân từ một chú tiểu trong chùa Daitoku-ji ở kinh đô Kyoto. Cuộc chiến Onin đã đưa Ise Shinkuro đến Suruga để tỵ nạn nhà anh rể mình Imagawa Yoshitada. Đến khi Yoshitada mất trên chiến trường năm 1476 thì Ise trở thành người phân giải trong 2 cuộc tranh chấp ngôi vị daimyo giữa con trai và cháu họ của Imagawa Yoshitada kết thúc bằng việc Ise giết chết Norimitsu, cháu họ Yoshitada năm 1478. Con trai 8 tuổi của Yoshitada, Imagawa Ujichika, trả ơn cho cậu mình bằng toà thành Kokokuji, tạo điều kiện cho Ise Shinkuro (giờ đây đổi tên thành Nagauji) phát triển một thế lực riêng.
    Khi đó tỉnh Izu lân cận (phía đông Suruga) đang rơi vào nội chiến tranh giành quyền kế vị chức vụ Kamakura Kubo của Ashikaga Masamoto mới mất. Năm 1493, Ashikaga Chachamaru giết anh trai mình cùng với các thế lực ủng hộ, làm cho một phần các tướng lĩnh của nhà Ashikaga bỏ chạy sang với Ise Nagauji. Ise thấy cơ hội của mình để độc lập khỏi nhà Imagawa ở Suruga, đem quân chiếm Izu dễ dàng, đuổi Ashikaga Chachamaru chạy sang Kai (về sau bị giết năm 1498).
    Ise Nagauji cảm thấy cần phải có một cái họ danh dự hơn hoặc có vẻ “thế gia vọng tộc” hơn, nên cái tên Hojo Nagauji ra đời, mặc dù được biết nhiều hơn với cái pháp hiệu Phật giáo: Hojo Soun. Họ Hojo là Shogunate của Nhật Bản có công đánh luôi quân Mông Cổ trước khi nhà Ashikaga cướp lấy cho đến thời Sengoku, và thực tế là Hojo Soun hoàn toàn ko có liên hệ gì với nhà Hojo đó cả! Nhưng điều đó chẳng có gì đặc biệt khó vì sau này Hojo Soun sẽ cưới một người con gái trực hệ của nhà Hojo cho con trai mình và Hojo Ujiyasu-daimyo thứ 3 của “nhà Hojo mới” mới thực sự có dòng máu Hojo!
    Lại nói về Hojo Soun giờ đang có trong tay tỉnh Izu, tham vọng chưa dứt thúc đẩy Hojo lập kế đoạt tỉnh Sagami, đặc biệt là thành Odawara của Omori Fujiyori. May mắn là Hojo Soun có quan hệ bạn bè với Omori và một cuộc săn bắn tiêu khiển chung quá đủ để tiêu diệt Omori, giúp Hojo đoạt thành Odawara dễ dàng! Thành Odawara dần dần sẽ được nâng cấp lên theo thời gian và là một trong những pháo đài đồ sộ và vững chắc nhất thời Sengoku cho đến khi thành Osaka xuất hiện.
    Năm 1512, Hojo tiêu diệt nhà Miura và năm 1516 đánh hạ thành Arai chiếm hoàn toàn tỉnh Sagami. Hojo Soun từ giã binh nghiệp, trao quyền daimyo cho con trai là Ujitsuna và mất năm 1519. Hojo Soun được coi là một trong những Daimyo lỗi lạc “đời trước”, cùng với Mori Motonari.
    Hojo Ujitsuna ko có tài năng như cha mình nhưng rõ ràng kế thừa được truyền thống của nhà Hojo: “phòng thủ chắc, phản công nhanh”(^_^) dựa vào các thành lũy của gia tộc Hojo để cho đối thủ kiệt sức rồi tiêu diệt. Điều đó thể hiện qua loạt pháo đài dọc sông Sumida của tỉnh Musashi, mà quan trọng nhất là Kagawoe. Ujitsuna mất năm 1541 để lại một lãnh thổ ko thêm gì nhiều từ thời Hojo Soun ngoại trừ việc gia cố các thành trì của nhà Hojo thành những thành luỹ vững chắc nhất Nhật Bản vào lúc đó.
    Hojo Ujiyasu lên nắm quyền khi cha mất và trở thành Daimyo tài ba nhất của nhà Hojo, sánh ngang với Takeda Shingen và Uesugi Kenshin thành “Tam hùng”, mà các trận chiến của họ sẽ nhuộm đỏ đồng bằng Kanto. Dù vậy Ujiyasu trước tiên phải đối mặt với nhà Uesugi “cũ”, chủ nhân “hợp pháp” của Kanto, để giành quyền làm chủ các tỉnh phía nam Kanto vào năm 1545.
    Được sự hỗ trợ của nhà Imagawa, nhà Uesugi cùng chư hầu là nhà Ashikaga (một nhánh của Shogun hiện thời ở Kyoto) tấn công thành Kagawoe do Hojo Tsunanari trấn giữ. Trận chiến Kagawoe là trận tập kích đêm kinh điển và xuất xắc nhất của thời Sengoku do Hojo Ujiyasu chỉ huy (5/1545), dẫn đến chiến thắng của nhà Hojo và thay đổi cục diện của Kanto. Từ đây đến các năm kế tiếp, nhà Ogigayatsu-Uesugi sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn trong khi nhánh tách ra của họ, nhà Yamouchi-Uesugi bị đánh lui về Kozuke, giao cho nhà Hojo quyền chiếm lĩnh hoàn toàn các tỉnh Musashi, Shimosa và Kazusa.
    Mặc dù bận rộn chiến chinh, Ujiyasu vẫn dành thời gian quyết đoán chính sự trong nước, đưa thành Odawara thành trung tâm buôn bán, giao thương lớn nhất đông Nhật (cũng là toà thành vững chắc nhất nước Nhật). Các trạm thư tín, chợ búa nổi rộng khắp lãnh thổ Hojo.
    Năm 1551, Ujiyasu đánh bại Uesugi Norimasa tại Harai đuổi Norimasa chạy trốn đến Echigo, nhà Yamouchi-Uesugi coi như bị diệt nhưng thực tế thì ko (đọc thêm về nhà Uesugi để biết chi tiết). Tỉnh Kozuke đã nằm sẵn cho nhà Hojo nhưng ko bao giờ họ có thể nắm được mà phải giữ “chung” với 2 láng giềng là Uesugi Kenshin và Takeda Shingen, mặc dù vậy, Hojo Ujiyasu vẫn chiếm thêm được các tỉnh Kazusa, Shimosa và Awa của đồng bằng Kanto. Từ đây cho đến năm 1559, nhà Hojo sẽ đối đầu theo kiểu “tam giác” với hai “góc nhọn” là Takeda Shingen và Uesugi Kenshin ở phía Tây và phía Bắc, còn phía Đông sẽ phải thường xuyên chạm trán với nhà Satomi ở tỉnh Hitachi trong 1 thời gian dài (lý do là nhà Hojo xâm phạm vào tỉnh Hitachi).


    Nhà Uesugi cũ-tỉnh Musashi:
    Thống trị đồng bằng Kanto tiếp nối truyền thống của nhà Minamoto, nhà Uesugi dưới thời Tomooki bước vào giai đoạn Sengoku. Gia tộc Uesugi cho thấy sự già nua lỗi thời của mình với thời đại mới khi bị uy hiếp bởi các Daimyo mới nhưng tài năng và đầy tham vọng muốn bức khỏi chế độ cũ, đặc biệt là nhà Hojo với Daimyo kiệt xuất của họ: Hojo Ujiyasu.
    Năm 1545 Uesugi Tomosada, con trai lớn của Tomooki bao vây thành Kagawaoe, do Hojo Tsunanari trấn giữ, bên bờ sông Sumida cùng với chư hầu Ashikaga Haruuji của mình, dưới sự hỗ trợ của đồng minh Imagawa Ujichika (có lẽ mong bớt đi một phía lực ở cận đông). Viện binh của nhà Hojo do đích thân Ujiyasu chỉ huy, thông qua một cuộc tập kích đêm thông minh, cùng với Tsunanari đánh tan quân Uesugi và các đồng minh. Thất bại Kagawoe ko chỉ đem đến cái chết của Tomosada, từ đó dẫn đến sự tiêu diệt hoàn toàn của nhà Ogigayatsu-Uesugi, mà còn lật đổ hoàn toàn nền thống trị của nhà Uesugi trên Kanto bằng việc đẩy chi hệ thứ 2 của họ là nhà Yamaouchi-Uesugi vào tỉnh Kozuke.
    Năm 1551, một thất bại quan trọng nữa trước Hojo Ujiyasu trong trận Harai đã buộc Uesugi Norimasa, thủ lĩnh nhà Yamouchi-Uesugi, chạy đến Echigo nương nhờ nhà Nagao, chư hầu của nhà Uesugi.
    Nagao Kagetora chấp nhận che chở “chủ tướng” của mình với điều kiện Norimasa phải nhận Nagao làm con nuôi và Uesugi Kagetora khai sinh, bắt đầu sự xuất hiện của nhà “Yamaouchi-Uesugi mới”, còn nhà Uesugi trên thực tế biến mất với tư cách 1 daimyo của thời Sengoku năm 1551.


    Nhà Nagao-tỉnh Echigo:
    Vốn chỉ là một chư hầu của nhà Uesugi sau nhiều trận ác chiến giữa 2 bên với sự trợ lực của các chiến binh samurai dày dàn kinh nghiệm sau hàng trăm trận chiến để đem lại vị thế daimyo cho nhà Nagao. Nagao Tamekage (?-1536) có vẻ là một tướng lĩnh ko tồi sau các trận thắng trước Uesugi Sadanori (1509) rồi Uesugi Funayoshi trong trận công thành Nishihama.
    Sau đó, khi đối đầu với các gia tộc samurai nổi loạn của Echigo và các Ikko-Ikki ở Kaga, Tamekage đã thần phục nhà Uesugi (cũ), có lẽ để dễ dàng dẹp yên Echigo.
    Nhưng các Ikko của Kaga ko để yên cho Tamekage. Cuộc nổi loạn năm 1536 do các phần tử sùng đạo khởi xướng làm cho Tamekage quyết định dẹp yên Kaga. Trận chiến Sendanno đã giết chết Tamekage và cho thấy sức mạnh của các Ikko trong thời Sengoku. Cái chết của Nagao Tamekage dẫn đến một cuộc xung đột giữa các thế lực của nhà Nagao, làm chết con trai thứ là Kageyasu, đồng thời giữ vững ngôi vị của trưởng tử Harukage. Con út của Tamekage là Nagao Kagetora bỏ trốn đến chùa Rizen-ji và học ở đó đến năm 14 tuổi (có lẽ đây là lí do khiến ông sùng đạo), khi mà Usami Sadamitsu cùng các cựu tướng khác của nhà Nagao đến xin Kagetora trở về hạ bệ Harakage, bởi vì dường như Harakage gây bất mãn cho các gia tộc samurai hùng mạnh của Echigo dẫn đến nguy cơ tan rã tỉnh Echigo.
    Sử viết dù có lưỡng lự khi gây chiến với anh ruột mình (tất nhiên là sử của nhà Nagao ^_^), nhưng cuối cùng Kagetora đã quyết định chiến đấu vì tương lai của Echigo (mà sau này đúng là vậy). Điều đó cũng ko khó lắm với các trận thắng liên tục và kết thúc năm 1547 khi Nagao Harakage tự sát. Nagao Kagetora lên làm chủ nhà Nagao ….(vì Nagao Kagetora cùng Takeda Harunobu khá nổi tiếng nên phần sử của họ từ đây đến năm 1559 sẽ gộp luôn vào phần sau Sengoku.)


    Nhà Takeda-tỉnh Kai:
    Nhà Takeda vốn dòng hậu duệ của Minamoto Yoshimitsu (em trai của samurai huyền thoại Minamoto Yoshiie), đã là một thế lực mạnh mẽ ở xứ Kai từ thế kỷ XII khi mà Takeda Nobuyoshi theo phe Minamoto Yoritomo trong cuộc chiến Gempei (giữa Shogunate Taira và nhà Minamoto).
    Dưới thời Shogunate Ashikaga, nhà Takeda phát triển mạnh mẽ đặc biệt là chi hệ ở các tỉnh Kai, Aki (sau này bị Mori Motonari tiêu diệt năm 1516) và Wakasa (sau này thành chư hầu của nhà Asakura tỉnh Echizen năm 1560, biến mất khỏi lịch sử).
    Buới vào thời Sengoku, nhà Takeda do Nobutora (1493-1573) lãnh đạo, đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kai giàu mạnh (có 1 trong 2 mỏ vàng của Nhật, mỏ kia ở Mino), đóng kinh đô Takeda ở Fuchu và đắp thành Yogai-jo cao 820 mét. Là một tướng quân thiện chiến, Nobutora đã đẩy lui 2 cuộc tấn công của nhà Imagawa (1521) và nhà Hojo (1526) bảo vệ yên bình cho xứ Kai. Với sức mạnh của các kỵ binh samurai xứ Kai, nhà Takeda đủ uy lực và tham vọng để xưng bá khắp Kanto nhưng năm 1541, Takeda Harunobu, con trưởng của Nobutora, nổi loạn. Nobutora nhanh chóng khuất phục trước quyền lực mới cùa con mình vốn được ủng hộ bởi nhiều gia tướng của nhà Takeda và cùng năm đó, Nobutora phải đi lưu đày đến Suruga, ở đó cho đến hết những ngày cuối cùng.
    Takeda Harunobu lên đứng đầu nhà Takeda, đưa nhà Takeda thành nhà Daimyo mạnh nhất thời Sengoku……(cũng như Nagao Kagetora, Takeda Harunobu sẽ viết riêng tiểu sử vào phần sau của Sengoku.)


    Các thế lực khác:
    -Nhà Date là một trong các daimyo mạnh của tỉnh Mutsu, thống trị khu Rikuzen bên cạnh các Daimyo khác (như Oura, Ashina). Vào năm 1560, Date Terumune sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nhà Date, mở rộng lãnh thổ nhà Date ra 30 quận của tỉnh Mutsu và đưa gia tộc sang một trang mới bằng việc…sinh hạ Date Masamune nổi tiếng (^_^).
    -Tỉnh Noto xa xôi ở phía bắc Echizen, tây Etchu, do gia tộc Katakeyama thống trị gần như hoàn toàn. Nhà Katakeyama có sự đối đầu truyền đời với nhà Date của Mutsu.
    -Tỉnh Shinano bị chia rẽ bởi các daimyo yếu đuối như Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Chẳng mấy chốc đến năm 1551 thì Shinano gần như nằm trong lòng bàn tay của Takeda Harunobu và mặc dù đã cầu viện được Uesugi Kagetora của Echigo đến nhưng Kagetora cũng ko làm gì nhiều hơn là thu nốt một phần nhỏ phía bắc Shinano vào bản đồ của mình!
    -Như đã nói đến trong phần trước, tỉnh Kaga nằm trong tay của các Ikko-Ikki rắc rối nhưng mạnh mẽ và sẽ mất một thời gian dài đến khi bị khuất phục (hay tiêu diệt đẫm máu) bởi Oda Nobunaga, trước đó thì các daimyo chung quan cũng đã phải chịu sự quấy rối thường xuyên của họ (có cả Uesugi Kagetora).
    -----------------------------------------------------------------------

    Nửa sau thời Sengoku
    (1560-1591)
    (Phần này do wiwi tách ra chứ ko phải các sử gia tách ^_^)​


    Đến đây thì cục diện lịch sử thời Sengoku sẽ dính sát với tiểu sử của các Daimyo hùng mạnh nên chỉ việc đọc tiểu sử của họ cũng đủ để nắm diễn tiến từ đây.


    Mori Motonari-Chugoku Kanrei (1497-1571)


    Đến đầu năm 1560 thì Mori Motonari đã có một hậu phương mạnh mẽ để nhìn qua nơi khác, đầu tiên là đối thủ truyền kiếp giờ đã suy yếu : nhà Amako, đứng đầu bấy giờ là Haruhisa (một phần do Haruhisa giết chú mình, Kunihisa).
    (Trước đó thì Mori Motonari đã vươn thế lực sang tỉnh Buzen trên đảo Kyushu bằng việc chiếm toà thành trọng yếu Moji ở cực bắc tỉnh này. Mặc dù phải giao tranh vất vả với nhà Otomo khi làm điều này nhưng cuối cùng Mori Takamoto (con trai lớn của Motonari) cũng bảo đảm sự vững chắc của Moji vào năm 1561 và cũng ko tiến sâu vào Kyushu, có lẽ vì tập trung đối phó với nhà Amako.)
    Sự việc càng thuận lợi hơn với Mori Motonari khi Amako Haruhisa, lãnh đạo ít ra là không đến nỗi tệ của nhà Amako, qua đời năm 1562, để lại cuộc tranh đấu cho người con kém tài, Amako Yoshihisa. Motonari ko mất thời gian để lỡ cơ hội này, tung quân chiếm tỉnh Iwami cùng năm đó. Năm 1563, Mori Takamoto, con trưởng và người thừa kế của Motonari, qua đời, có lẽ do bàn tay của Ninja vì khá đúng lúc chinh phạt nhà Amako. Điều đó chỉ cho nhà Amako thêm chút thời gian (vì để tổ chức tang lễ) và năm 1564, Mori Motonari đem quân hạ thành Shigara, pháo đài ngoại vi bảo vệ kinh đô Gassan-Toda của nhà Amako, nhưng sau lại bị đẩy lui bởi quân đội Amako đang trong cảnh “chó cùng dứt dậu”.
    Năm 1565, Motonari quay lại bao vây Gassan-Toda, lần này với ý định tuyệt lương thực buộc Amako Yoshihisa đầu hàng. Một kế phản gián nhỏ của Motonari khiến Yoshihisa giết đại tướng Uyama Hisanobu, càng làm cho tinh thần của đội quân sắp chết đói thêm hoang mang. Và vào tháng 1/1566, khi Motonari vừa giãn quân cho người trong thành ra thì hàng ngàn tướng-sĩ-sắp-chết-đói Amako tràn ra xin hàng. Amako Yoshihisa cũng ko còn chọn lựa nào ngoài việc đầu hàng và thật bất ngờ là Mori Motonari tha chết cho Yoshihisa, cho phép Yoshihisa đi tu (nếu xét đến việc các tướng lĩnh giữ thành phải tự sát sau khi hàng, nhất là chủ tướng một gia tộc, thì việc tha chết này là một điều khá bất ngờ trong thời Sengoku).
    Giờ đây, Motonari ko còn đối thủ ở Tây Nhật nữa (ko kể đảo Kyushu và Shikoku vì Motonari ko có ý định mở rộng ra các đảo đó), bắt đầu lấn sang phía đông ở các tỉnh Bitchu, Hoki, Inaba và một phần Mimasaka.
    Một sự kiện diễn ra vào năm 1568 làm thay đổi quan hệ ngoại giao của nhà Mori và sau này sẽ đem đến rắc rối cho họ: shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki ở Kyoto gửi thư cầu cứu các thế lực ngoài cõi mong gỡ bỏ vị trí của Oda Nobunaga, trong đó có Motonari (cùng với Takeda Shingen, Uesugi Kenshin, Hojo Ujiyasu). Vậy nên trước khi nhắm mắt để lại nhà Mori cho cháu trai Terumoto vào năm 1571 (con của Takamoto đã mất năm 1563), Mori Motonari đã thề ko đội trời chung với Oda Nobunaga và chính thức tuyên chiến với nhà Oda.

    Mori Motonari là một Daimyo tài ba, đã gây dựng một lãnh thổ rộng lớn gồm 9 tỉnh của Chugoku (khu vực tây Nhật-và sau này Terumoto sẽ lấy thêm tỉnh Bingo) đến tận biên giới Harima và Bizen. Motonari còn được biết đến với câu chuyện “3 mũi tên” (mặc dù có thể là chuyện kể nhưng thực tế cho thấy Motonari đã làm được điều ngụ ý trong câu chuyện): “Motonari đưa 3 mũi tên cho các con trai là Mori Takamoto, Mori Motoharu, Mori Takakage và chỉ ra sự yếu đuối của chúng khi tách ra cũng như sức mạnh khi gộp lại”. Sau này khi Motoharu và Takakage lên làm chủ 2 gia tộc Kikkawa và Kobayakawa (trước đó được Motonari gửi làm con nuôi 2 nhà), họ đã hết sức phụng thờ nhà Mori một cách đắc lực ,đặc biệt là với cháu ruột của mình Mori Terumoto, và trở thành 2 đại tướng tài ba của nhà Mori: “Lưỡng Giang” (chơi chữ “Kawa’ trong họ 2 người, có nghĩa là “sông” trong tiếng Nhật)

    Mori Terumoto tuân theo gần như đúng di huấn của Motonari: ko mở rộng lãnh thổ nữa và tuyên chiến với nhà Oda. Được thừa hưởng sự hỗ trợ của 2 đại tướng-chú ruột mình là “Lưỡng Giang”, 9 tỉnh của Chugoku cùng với lực lượng hải quân mạnh nhất nước Nhật (cho đến thời điểm đó của lịch sử Nhật), Terumoto trở thành 1 trong các daimyo hùng mạnh nhất thời Sengoku sớm nhất, nhưng hầu như ko làm gì nhiều ngoại trừ lấn sang phía đông chút ít và chiếm thêm tỉnh Bingo (nhờ quân của Ukita Naoie) để có 10 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku (khu vực phía tây Nhật tính từ biên giới Harima) chỉ trừ tỉnh Bizen, do Ukita Naoie đứng đầu, đồng minh của nhà Mori từ năm 1575. Từ đó hầu như Terumoto giữ vị thế thụ động cho đến khi có sự kiện làm thay đổi điều đó (xem tiểu sử của Toyotomi Hideyoshi để biết chi tiết).


    Oda Nobunaga-“Phó” Shogun(1534-1582)


    (Phần tiểu sử của Nobunaga đã có post phía trên trong tổng lược nên ở đây chỉ nhận xét)
    Được coi là Con Quỷ lâu đài Gifu, Nobunaga là một daimyo tàn nhẫn, độc ác với các cuộc “tắm máu” kinh hoàng (như trận Nagahima, Hongan-ji, tiêu diệt Hideyori,…). Một chiến thắng hoàn hảo với Nobunaga đồng nghĩa với sự tiêu diệt hoàn toàn địch thủ. Mặc dù vậy Nobunaga vẫn tự coi mình là một “đấng cứu thế” (theo ghi chép của nhà quan sát tây phương Luis Frois) và thực sự ông đã thực sự thay đổi chiến tranh Nhật Bản. Dưới thời Nobunaga, binh sĩ chiến đấu hoặc làm nông, những chiến binh nông dân (Ashigaru) ko phải trở về gặt hái hay trồng trọt, họ chỉ việc chiến đấu! Nobunaga cũng được coi là người cách mạng chiến trường: ông ko phải là người đầu tiên dùng súng trường (hoả mai) trong quân, nhưng chính Nobunaga đã thiết lập đội hình bắn từng hàng/phần nên đội súng của Nobunaga có thể nã đạn chừng 1 loạt/20 giây. Chính điều đó đã đem lại sự nguy hiểm và hữu dụng của các đội binh súng hoả mai (được chứng minh qua trận chiến Nagashino 1575 và Shizugatake 1583) vốn dễ đào tạo hơn một đội cung thủ samurai rất nhiều: “thảy súng cho một nông dân, anh ta sẽ biết bắn ngay”!


    Hojo Ujiyasu(1515-1571)-thủ lĩnh nhà Hojo, chủ nhân pháo đài Odawara


    Đến năm 1561 thì trong tay Ujiyasu đã có một lãnh thổ rộng lớn trên đồng bằng Kanto sau hơn 60 năm chinh chiến của nhà Hojo và cảm thấy gần như thỏa mãn. Dù vậy, Ujiyasu vẫn ko tránh khỏi xung đột với nhà Satake, chủ nhân tỉnh Hitachi, vì sự lớn mạnh nhanh chóng của mình và đó là nguyên nhân dẫn đến 2 trận công thành Konodai, tỉnh Kazusa, với kết quả toàn thắng của nhà Hojo cả 2 lần (1538 và 1564). Nhà Satake ko thể đủ sức quấy rối Hojo Ujiyasu nữa nhưng cái gai bên sườn, nhà Satomi ở Shimosa, vẫn cứ nhức nhối mãi đến năm 1590.
    Bởi vì Ujiyasu có mối lo khác đáng ngại hơn là 2 kình địch trên Kanto: Takeda Shingen và Uesugi Kenshin.
    Uesugi Kenshin với tham vọng làm chủ Kanto đã từng đem quân bao vây Odawara, kinh đô của nhà Hojo ở Sagami, năm 1561. Các bức tường kiên cố của Odawara đã làm Kenshin phải rút lui sau 2 tháng vây phủ, đốt phá một số thị trấn của Odawara trước khi đi, và quay lại năm 1563 do Uesugi Norikatsu lãnh đạo, chiếm được Matsuyama, tỉnh Mushashi, trước khi bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui.
    Với nhà Takeda, đặc biệt là Takeda Shingen, thì quan hệ còn rắc rối hơn: từ đồng minh cho đến đối thủ truyền kiếp. Năm 1562, Hojo Ujiyasu ký kiên minh với Takeda Shingen để rồi đến năm 1568-69 đổ vỡ do tranh chấp trên tỉnh Suruga với một số chiến thắng ban đầu của Ujiyasu dẫn đến cuộc công thành Odawara do Takeda Shingen chỉ huy (rút về sau 1 tuần) và sau đó là trận tập kích thất bại của Ujiyasu trên Mimasetoge.
    Hojo Ujiyasu tuyên bố nghĩ hưu, giao quyền lại cho con trai Ujimasa năm 1560 nhưng vẫn quyết định các sự vụ quan trọng cho đến khi mất năm 1571.

    Là một Daimyo tài ba về quân sự và xuất xắc trong nội trị, tài năng của Hojo Ujiyasu sánh ngang với cả Shingen và Kenshin danh tiếng (tam hùng của Kanto) mặc dù ko có các sự kiện nổi trội bằng 5 trận chiến giữa 2 người kia. Dưới thời Ujiyasu, nhà Hojo đã mở rộng và thiết lập thế lực vững chắc của mình ở Kanto, cũng như trở thành gia tộc nổi tiếng với các pháo đài và thành trì kiên cố.

    Nhà Hojo sẽ giữ vị thế thụ động trong các năm còn lại dưới sự lãnh đạo của Hojo Ujimasa (xem tiểu sử của Toyotomi Hideyoshi để biết thêm về nhà Hojo).
    -----------------------------------------------------------------------

    Takeda Shingen-Con Hổ Xứ Kai(1521-1573)


    Con trưởng của Takeda Nobutora và người thừa kế chính thống của nhà Takeda, Takeda Katsuchiyo (“katsuchiyo” có nghĩa là “vạn thắng”), lại ko được Nobutora ưa thích. Một cuộc hôn nhân năm 13 tuổi của Katsuchiyo với con gái nhà Uesugi(cũ) ko thành, do cô dâu bệnh mất, làm mất đi một sự liên minh chiến lược với nhà Uesugi(cũ)-lúc đó còn làm chủ vùng Kanto.
    Mặc dù chàng trai trẻ Takeda Katsuchiyo (lúc này đã lấy tên trưởng thành gọi là Harunobu) đã thể hiện tài năng của mình trong trận thắng trước Hiraga Genshin năm 1536, nhưng Takeda Nobutora vẫn ko thay đổi ác cảm với Harunobu và thậm chí còn có ý định gửi Harunobu đến tỉnh Suruga (thuộc nhà Imagawa-có lẽ để lưu đày) để lập con thứ là Nobushige.
    Năm 1541, Harunobu đột nhiên nổi loạn với sự ủng hộ của hầu hết các gia tướng mạnh nhất của nhà Takeda. Nobutora nhanh chóng khuất phục thế lực của con trai mình và bị lưu đày, trớ trêu thay, đến tỉnh Suruga (được Yoshimoto, thủ lĩnh lúc này của nhà Imagawa thu nhận). Còn về phần Nobushige thì ko có sự chống đối gì anh mình và phục vụ đắc lực Harunobu đến khi hi sinh trong trận Kanawakajima thứ 4.
    Xứ Kai lại yên bình và Harunobu nhìn lên tỉnh Shinano rộng lớn ở phía Bắc dưới sự thống trị của 4 gia tộc samurai, đứng đầu là Murakami Yoshikiyo (1510-1573), Ogasawara Nagatoki (1519-1583), Suwa Yorishige (? -1542), và Kiso Yoshiyasu. Nhưng dường như họ cũng biết cảm thấy sự đe doạ của Daimyo mới lên-qua việc Harunobu củng cố các đạo quân trấn thủ phía bắc xứ Kai. Và “liên quân Shinano” tiến đến tỉnh Kai vào tháng 4 năm 1542, bị đánh úp và đại bại tại Sezawa dưới tay Takeda Harunobu. Harunobu cũng ko bỏ qua hiệu quả của chiến thắng Sezawa nên tiến vào Shinano cuối năm đó. Uehara và Kuwahara của nhà Suwa bị hạ nhanh chóng và Suwa Yorishige cùng em trai phải đầu hàng, được dẫn về Kai và buộc phải tự sát (hoặc bị giết) bởi tay Itagaki Nobutaka (mặc dù đã được Harunobu hứa tha mạng). Harunobu lần lượt đánh bại nhà Tozawa (1542) và Takato (1544-45), chiếm được thành Takato, bảo đảm một nửa lãnh thổ Shinano trong tay nhà Takeda. Cũng năm 1544, Takeda Harunobu tiến quân vào tỉnh Suruga dẫn đến hoà ước ‘tay ba” với Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu trước khi kịp giao chiến cùng Hojo Ujiyasu, có lẽ là để rảnh tay chiếm Shinano.
    Một điểm khựng trong chuỗi chiến thắng của Takeda Harunobu có lẽ là trận thua Murakami ở thành Ueda (và mất 2 đại tướng là Amari Torayasu và Itagaki Nobutaka) năm 1548 khi lần đầu tiên đối đầu với vũ khí mới lạ: súng hoả mai. Nhưng Harunobu nhanh chóng lấy lại thế chủ động trong trận phản công đánh bại nhà Ogasawara, và thừa thế đuổi nhà Murakami cùng với nhà Ogasawara ra khỏi Shinano năm 1552.
    Năm 1551, Takeda Harunobu lấy pháp hiệu Shingen cùng với việc tu hành (tại gia, ko cạo đầu), một điều hơi kỳ dị đối với một Daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku với tài quân sự, chính trị, nhìn nhận thấu đáo cùng với…sự háo sắc (^_^)! Giờ đây, cái Shingen cần có lẽ chỉ là một đối thủ ngang sức cản trở trên con đường thống nhất Nhật Bản (^_^) và điều đó cũng đến ngay với hình thức một Daimyo kiệt xuất: Uesugi Terutora (hay nổi tiếng hơn với cái tên Uesugi Kenshin).
    Năm 1552, nhà Ogasawara và Murakami trốn đến Echigo cầu xin viện trợ của Uesugi Terutora, tất nhiên nhận được sự nhiệt tình hơn cả mong đợi (có lẽ là nhiệt tình vì Shinano chứ ko phải vì họ ^_^)! Thế là đầu năm 1554, trận Kanawakajima đầu tiên diễn ra giữa 2 kỳ phùng địch thủ ở bắc Shinano một cách thận trọng hay nhàm chán: sau một chút giao tranh, cả 2 lui binh. Nhưng, một huyền thoại đã bắt đầu. Hai người sẽ gặp nhau 4 lần nữa trên Knawakajima vào các năm 1555, 1557, 1561 và 1564. Các cuộc đụng độ đó thường dẫn đến một trận chiến nhàm chán thường niên bằng cách nhìn nhau rồi lui binh (!?) ngoại trừ trận Kanawakajima 1561, đó là một trong các trận chiến ác liệt và đẫm máu nhất của thời Sengoku (xem tiểu sử Uesugi Kenshin để biết thêm chi tiết) với kết quả là sự tổn thất binh lực của cả 2 bên và chỉ làm lợi cho láng giềng của họ (đặc biệt là Hojo Ujiyasu). Nhưng Takeda Shingen có lẽ cảm thấy tổn thất hơn với sự hi sinh của 2 đại tướng là Takeda Nobushige, em ruột Shingen, và Yamamoto Kansuke trong trận chiến đó.
    Ko những vậy, trong vòng 5 năm, Takeda Shingen diễn ra 2 cuộc nội biến với sự nổi loạn của cháu trai năm 1560 (gọi bằng bác) và con trai Yoshinobu năm 1565 (với sự trợ lực của Obu Toramasa, vệ sĩ riêng của Shingen từ nhỏ), tất nhiên dẫn đến cái chết của cả 3 người.
    Nhưng thế lực của nhà Takeda vẫn ko hề giảm sút mà còn mạnh mẽ hơn hết sau năm 1564, khi Takeda Shingen thu thập nốt phần còn lại của tỉnh Shinano rộng lớn, và bắt đầu nhìn sang tỉnh Kozuke bằng việc Shingen hạ 2 thành của nhà Uesugi ở đó. Các năm kế tiếp, Shingen dành thời gian thu phục các khu vực nhỏ lân cận và chỉnh đốn việc nội trị, trong đó có thành quả to lớn là công trình đập nước sông Fuji (những năm 1560), có giá trị ảnh hưởng lâu dài mãi đến sau thời Sengoku và được coi là 1 trong các thành quả kinh tế lớn nhất của thế kỷ 16.

    Mở rộng lãnh thổ:
    Đến năm 1568, Takeda Shingen lại động binh, lần này là xuống phía nam với ý định chiếm cứ phần đất còn lại của nhà Imagawa, giờ đang trong sự lãnh đạo tồi tệ của Ujizane-con trai của Imagawa Yoshimoto(mất năm 1560 dưới tay Oda Nobunaga). Trước đây, con trai của Shingen là Yoshinobu đã cưới em gái của Ujizane nhưng kể từ khi Yoshinobu mất (do nổi loạn năm 1565) thì quan hệ hai nhà càng ngày càng tệ. Takeda Shingen đã ký kết một hoà ước với Tokugawa Ieyasu (ở Mikawa) chia đôi phần đất còn lại của nhà Imagawa (dù hòa ước này ko tồn tại đủ lâu), và kết cục là tỉnh Totomi rơi vào tay Ieyasu, còn Shingen chiếm được tỉnh Suruga, tiêu diệt thế lực cuối cùng của nhà Imagawa (mặc dù nhà Imagawa vẫn còn tồn tại). Cùng với thành công là kẻ thù, Hojo Ujiyasu hoặc cảm thấy nguy hiểm cho biên giới tỉnh Sagami hoặc cảm thấy tiếc rẻ tỉnh Suruga, tiến binh xâm phạm biên giới nhà Takeda nhiều lần với vài chiến thắng đáng lo ngại. Mối lo ngại đó chọc giận Takeda Shingen và năm 1569, quân Takeda tiến vào Sagami, bao vây thành Odawara dễ dàng. Nhưng Shingen cũng ko làm gì được tòa thành vững chắc nhất Nhật Bản thời bấy giờ và rút quân chỉ sau 1 tuần bao vây (trên đường về đánh bại một đội quân phục của nhà Hojo Mimasetoge).

    Giờ đây, vào năm 1570, Takeda Shingen có một lãnh thổ gồm 3 tỉnh Kai, Suruga và Shinano(mặc dù một phần nhỏ phía bắc nằm trong tay Uesugi Kenshin) cùng với một phần Kozuke, Hida và Totomi. Ở tuổi 49, Shingen trở thành Daimyo mạnh nhất đông Nhật tính từ Mino, cùng với tài quân sự, chính trị kiệt xuất và một đội ngũ tướng lĩnh tài ba (thường gọi là “Shingen Nhị thập tứ tướng”, gồm 24 đại tướng của nhà Takeda), được hỗ trợ bởi các kỵ binh uy mãnh của xứ Kai. Ko chỉ như vậy, cùng lúc đó thì một trong “tam hùng” của Kanto, Hojo Ujiyasu, qua đời. Con trai là Hojo Ujimasa nhanh chóng ký một hoà ước với Shingen, cũng là một bản “báo tử” với Tokugawa Ieyasu, giờ đây đang đối đầu với Shingen qua việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, gần biên giới Suruga năm 1570. Ieyasu dường như còn cố châm thêm dầu vào lửa khi bắt liên lạc và ký hòa ước liên minh tương trợ với Uesugi Kenshin. Shingen đủ lí do coi đây là một hành động khiêu khích và tiến quân vào Totomi, đánh hạ thành Futamata năm 1572 (mặc dù có lẽ là vì Shingen nhận thấy cơ hội tiến vào Kyoto của mình khi shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki gửi thư cầu viện trợ). Mùa đông năm 1572, quân Takeda tiến đến thành Hamamatsu và trận chiến Mikata ga hara diễn ra với thất bại của Tokugawa Ieyasu (và một ít quân Oda). Bất ngờ là Takeda Shingen bỗng rút quân về, ko tiến tiếp nữa. Nguyên nhân của việc đó ko được biết nhưng có khả năng cao là vì Shingen cho rằng có thể tiêu diệt cả Ieyasu và Nobunaga chỉ trong một chiến dịch nữa nên muốn rút về đợi đến sang xuân.

    Điều đó ko bao giờ có thể xảy ra được, vì mùa xuân năm 1573 khi đang vây thành Noda ở Mikawa (tỉnh nhà của Tokugawa Ieyasu) thì Takeda Shingen qua đời ở tuổi 51. Nguyên nhân được cho là Shingen trúng đạn rồi trở nặng mà mất hoặc bệnh mất; với nguyên nhân thứ nhất có vẻ hợp lý hơn khi Shingen mới chỉ 51 tuổi, khó mà bị quật ngã bởi một căn bệnh. Takeda Katsuyori lên kế vị, một thảm hoạ cho nhà Takeda vì Katsuyori ko thể sánh kịp người cha tài ba của mình (mặc dù là cũng ko mấy người sánh kịp Shingen ^_^).

    Takeda Shingen, con hổ xứ Kai, là một daimyo kiệt xuất của thời Sengoku với những điều tuyệt vời và tệ hại nhất mà một lãnh chúa có thể có. Shingen có một tính cách đáng quý hoặc tệ hại tuỳ lúc. Trước đây, khi hạ nhà Suwa, Shingen đã ra lệnh giết hoặc buộc họ tự sát mặc dù đã ký hòa ước hứa bảo toàn mạng sống cho Suwa Yorishige cùng em trai. Sau đó lại còn cưới cả con gái của Yorishige, bất chấp đó là cháu ruột của mình (thông qua em gái Shingen gả cho nhà Suwa), một đòn chính trị với nhà Suwa (cùng với nhân dân ủng hộ họ) hoặc một biểu hiện tính háo sắc của Shingen!!! Vào năm 1565 thì đày con trai Yoshinobu và vệ sĩ trung thành trước đây, Obu Toramasa, vào chùa rồi lệnh cho họ tự sát (dường như là vậy vì cái chết của họ ko rõ ràng) vì âm mưu phản loạn trước đó. Tài năng trong nội trị của Shingen cũng chẳng kém gì tài quân sự, mặc dù vẫn thể hiện sự bất thường của Shingen: một mặt, Shingen lập ra 2 vạc dầu để luộc sống một số tội phạm (!!) (bị Tokugawa Ieyasu dẹp bỏ sau này khi chiếm Kai), mặt khác, Shingen là daimyo đầu tiên thay thế các cực hình để xử lý những vụ tranh chấp, ẩu đả bằng hệ thống tiền phạt-điều làm cho Shingen được lòng kính ngưỡng của nhân dân- và cũng là một trong số ít các daimyo thu thuế mọi thần dân của mình như nhau (tức là kể cả các gia tộc Samurai lẫn các tổ chức Phật giáo vốn được miễn giảm thuế) bằng vàng hoặc thóc (đi trước các daimyo khác). Hệ thống quản trị của Shingen quá tốt đến nỗi sau này, khi Tokugawa Ieyasu phải thay đổi hệ thống kinh tế, quản trị của mình thì Ieyasu đã lấy gần như toàn bộ hệ thống của Shingen để lại và đó là nền tảng của nền kinh tế chính trị Kandaka mà nhà Mạc (Tokugawa) sử dụng hơn 250 năm!!!
    Chuyện kể rằng khi hấp hối trên giường thì Shingen đã cho gọi đại tướng Yamagata Masakage vào và bảo cắm cờ hiệu của mình trên cầu Seta, cổng truyền thống phía đông dẫn đến Kyoto. Takeda Shingen rồi mới nằm xuống giường và qua đời.


    Kết cục của nhà Takeda sẽ được nhắc đến trong tiểu sử của Tokugawa Ieyasu…


    Uesugi Kenshin-Con Rồng Echigo(1530-1578)


    Chào đời vào tháng 2 năm 1530, Nagao Kagetora là con trai thứ tư của Nagao Kamekage, lãnh chúa mạnh nhất của tỉnh Echigo. Năm 1536, Nagao Kametora hi sinh trong trận chiến Sendanno ở tỉnh Etchu trước các chiến binh “tự trị” Ikki ở tỉnh Kaga. Gia tộc Nagao rơi vào cảnh rắn mất đầu và hỗn loạn khi con trưởng Tamekage là Nagao Harukage lên nắm quyền nhưng gặp sự bất đồng của các tướng lĩnh nhà Nagao, dẫn đến cuộc nổi loạn làm chết một con trai khác của Tamekage là Kageyasu. Tình hình hỗn loạn đó buộc Nagao Kagetora phải lánh nạn đến chùa Rizen-ji từ năm 7 tuổi và ở đó đến khi trưởng thành (14 tuổi).

    Trong khi đó, anh trai của Kagetora ở Echigo ko làm sao đạt được sự ủng hộ của các gia tộc samurai dưới trướng. Nguy cơ nội loạn có khả nănga làm tan rã tỉnh Echigo hoàn toàn. Vậy nên Usami Sadamitsu, cùng các cựu tướng khác của nhà Ngago, đã đến mời tứ công tử Nagao Kagetora về đoạt lấy đại quyền để hưng phục nhà Nagao cũng như tỉnh Echigo. Kagetora bị thuyết phục và cuộc nội chiến nhanh chóng chấm dứt sau 3 năm và Harukage tự sát năm 1547 (có thuyết nói Harukage được Kagetora tha mạng và đối đãi tốt cho đến hết đời-cũng hợp lý nếu so với tính cách của Kagetora).

    Nhà Nagao đã bị cuộc chiến làm suy yếu. Nagao Kagetora bắt tay vào công cuộc chấn hưng và thống tỉnh Echigo hoàn toàn, một công việc tốn khá nhiều thời gian cho đến năm 1551. Vào lúc này Uesugi Norimasa, daimyo của nhà Yamaouchi-Uesugi, bị Hojo Ujiyasu đánh chạy đến Echigo, mong nương nhờ chư hầu của nhà Uesugi là nhà Nagao. Kagetora rất sẵn lòng đón tiếp “chủ nhân” của mình với điều kiện Norimasa nhận Kagetora vào nhà Uesugi và từ chức daimyo, một điều mà Norimasa ko còn chọn lựa nào khác. Thế là Uesugi Kagetora được khai sinh, tạo cho Kagetora một cái danh rất hợp lệ cho danh hiệu Kanto-Kanrei (tức là “quyền-Shogun ở vùng Kanto”) cũng như danh chính ngôn thuận cho việc thống trị tỉnh Echigo.

    Công việc chấn chỉnh Echigo thuận lợi tạo diều kiện cho Kagetora nhìn sang các tỉnh lân cận để phát triển thế lực và cơ hội đó cũng đến khá đúng lúc. Cuối năm 1553, 2 bại tướng của tỉnh Shinano là Murakami Yoshikiyo và Ogasawara Nagatoki chạy đến Echigo xin Kagetora đem binh ngăn cản sự lấn tới của “Con Hổ xứ Kai”-Takeda Shingen. Kagetora hơn cả nhiệt tình, đem quân đến Shinano vào tháng 12/1553, gặp quân Takeda Shingen trên bãi đất bằng Kanawakajima. Sau một hồi kình địch nhau bên bờ sông, cuối cùng tính thận trọng của 2 thủ lĩnh đã chiến thắng khi đều lui binh trước khit hật sứ có một trận chiến hoàn chỉnh.
    Bãi đất Kanawakajima bao vây 3 mặt bởi 2 con sông Sai và Chikuma trở thành một địa điểm lịch sử với 5 cuộc chạm trán giữa 2 daimyo kiệt xuất nhất thời Sengoku (1553, 1554, 1557, 1561 và 1564).
    Sau lần đầu gặp mặt, Takeda Shingen lại quay lại vào tháng 11/1554, lần này 2 bên thật sự có một trận chiến, với kết cục là vài đại tướng của Shingen hi sinh trong đó có Itagaki Nobutaka, trước khi lui về thế phòng thủ như trước. Sau một tháng ròng “nhìn nhau”, 2 người lại lui binh. Với 2 kình địch bên hông là Imagawa Yoshimoto và Hojo Ujiyasu thì sự thận trọng của Takeda Shingen là dễ hiểu, còn với Uesugi Kagetora thì ko những binh lực yếu hơn Shingen mà còn có tỉnh Echigo sau lưng với các gia tộc Samurai ngoan cố cùng các Ikki phiền phức ở Kaga.

    Danh tiếng của Kagetora lại càng nổi lên khi đến thăm và cống lễ vật cho shogun-hữu-danh-vô-thực Ashikaga Yoshiteru năm 1559. Yoshiteru đáp lễ rất đúng ý của Kagetora khi ban cho chức danh Kanto-Kanrei (tức là “quyền-Shogun ở vùng Kanto”) cùng với việc được phép dùng chữ “Teru” trong tên gọi và Kagetora lại đổi tên là Uesugi Terutora, nhưng lại thường sử dụng pháp hiệu “Kenshin” nổi tiếng! Một người sùng tín Phật giáo như Uesugi Kenshin ko bao giờ cưới vợ sinh con (ko như Takeda Shingen ^_^), một điều thật quái dị với một lãnh chúa nên có những lời đồn cho rằng thật sự Kenshin là phụ nữ!!! Nhưng Phật giáo ko cấm Kenshin uống rượu nên mỗi ngày Kenshin lại nốc một lượng rượu khổng lồ!

    Năm 1560 Uesugi Kenshin bước vào cuộc chiến giữa 2 nhà Jinbo và Shiinai, ở tỉnh Etchu, với tư cách người giảng hòa (!!), rồi sau nghiêng về phe Shiinai khi đánh chiếm thành Toyama của nhà Jinbo tháng 4/1560. Sau nữa thì dường như nhà Shiinai có quan hệ mật thiết với Takeda Shingen và Kenshin nổi giận (hoặc mượn cớ) đánh lấy thành Matsukura của nhà Shiinai năm 1575, trở thành chủ nhân của tỉnh Etchu! Nhưng trước khi đến việc đó thì vẫn còn một trận Knawakajima thứ tư đẫm máu cho Kenshin.

    Trận Kanawakajima lần thứ tư:

    Mùa thu năm 1561, Uesugi Kenshin chính thức nhận danh hiệu Kanto-Kanrei và gần như ngay lập tức tiến quân vào lãnh thổ nhà Hojo để đòi lại vùng Kanto của nhà Uesugi, dường như ko để ý rằng mình ko thật sự là hậu duệ của nhà Uesugi “cũ” (^_^). Dù sao thì tài năng quân sự của Kenshin ko thể phủ nhận khi nhanh chóng vượt qua Musashi và đến tỉnh Sagami, bao vây kinh đô Odawara của Hojo Ujiyasu. Toà thành Odawara tỏ ra sự vững chắc của mình sau khi được củng cố, nâng cấp liên tục của trong suốt 3 đời daimyo nhà Hojo! Kenshin phải rút binh vì hết lương sau 2 tháng vây thành.
    Trên đường về, ko biết vô tình hay cố ý lại đến Kanawakajima! Với 13.000 quân, Uesugi Kenshin có thể dễ dàng hạ thành Kaizu, nhưng Kenshin lại đóng quân, cho tướng giữ thành thống báo về Kai cầu viện binh. Takeda Shingen lập tức khởi 20.000 quân tiến đến bắc Shinano. Kenshin duờng như chờ Shingen động trước cứ ở yên vị trí đến khi sau 1 tuần “nhìn nhau”, Shingen quyết định phải đánh một trận thì Kenshin mới chịu lui.

    Takeda Shingen quân thành 2 đạo: 8000 quân do mình lãnh đạo trong đêm tiến đến đồng bằng Hachima ở phía bắc , 12000 quân còn lại giao cho Kosaka Masanobu và Baba Nobufusa tiến ra sau đồi Saijo tập hậu Kenshin. Dù Kosaka và Baba thắng hay bại thì Shingen cho rằng Kenshin cũng sẽ lui quân về bắc, rơi ngay vào bẫy của Shingen.
    Kenshin dường như đoán được ý đồ và hành tung của Shingen, ngay đêm đó lập tức chuyển binh thần tốc vượt sông Chikuma, giao 2000 quân cho Amakasu và Amenomiya đoạn hậu ngăn đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo, 1000 quân tải lương đi vòng về Echigo còn 10.000 quân của mình xếp hàng tiến tới Hachima.

    Khi trời vừa sáng, Kenshin dẫn 10.000 quân xông vào đạo binh phục của Shingen làm Shingen ko kịp trở tay thì Kakizaki Kageie, tiên phong của Kenshin đã dẫn kỵ binh chém hạ em trai Takeda Nobushige của Shingen. Kenshin đã dùng đội hình “xe lăn” để vừa chuyển binh sĩ bị thương hay kiệt sức ra sau vừa giữ được áp lực luôn luôn lên quân địch. Chẳng mấy chốc Yoshinobu, con trai Shingen, đã bị thương, và đại tướng Yamamoto Kansuke thì tự sát. Theo tương truyền thì Kenshin đã đích thân lãnh binh xông thẳng vào trung quân và chạm kiếm vào quạt trận của Shingen trước khi bị bộ tướng của Shingen đẩy lui!
    Kenshin đang đến rất gần một chiến thắng quyết định thì đạo binh thứ 2 của Shingen do Baba và Kosaka lãnh đạo đã phát hiện đồi Saijo ko người, nhanh chóng rượt theo đánh tan quân chặn cũa Kenshin và bao vây từ phía sau. Uesugi Kenshin ko còn chọn lựa ngoài việc lui binh để lại trên Kanawakajima hơn 10000 xác chết.

    Đó dường như là lần đối đầu cuối cùng của 2 daimyo hùng mạnh. Uesugi Kenshin và Takeda Shingen còn gặp nhau lần nữa trên Kanawakajima vào năm 1564 và một số trận giao chiến ở tỉnh Kozuke (ko phải do 2 người lãnh đạo) khi Kenshin cố tiến sâu vào tỉnh Kozuke (bị liên quân Takeda-Hojo đẩy lui). Kenshin từ đó dành trọn thời gian cho việc đối đầu với Hojo Ujiyasu để lấy (lại) đồng bằng Kanto, đồng thời dẫn đến giao tranh với nhà Ashina ở tỉnh Mutsu.
    Bên cạnh các trận chiến ko ngừng, Uesugi Kenshin cũng dành nhiều thời gian cho việc phát triển kinh tế của Echigo bằng việc khuyến khích giao thương, xây dựng nhiều cơ sở kinh tế trong đó có thành Kasugayama, vừa là kinh đô, vừa là thành phố giàu mạnh.

    Mở rộng lãnh thổ:
    Công việc kinh tế cùng sự lấn dần sang Etchu và Mutsu ngốn thời gian của Kenshin ko ít. Cho đến năm 1576, 2 kình địch của Kenshin là Hojo Ujiyasu và Takeda Shingen đều đã mất (1571 và 1573), thì Uesugi Kenshin mới bắt đầu nhìn sang phía tây, tức là hưởng ứng lời kêu gọi của shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki. Oda Nobunaga giờ là daimyo hùng mạnh ở trung Nhật sau khi Takeda Shingen mất. Trước đó, Kenshin và Nobunaga đã có một thời gian là đồng minh chiến lược (thông qua chư hầu Tokugawa Ieyasu) chống lại Takeda Shingen. Giờ không còn Shingen nữa, Kenshin chẳng còn liên minh gì với Nobunaga, bặt đầu tiến binh về phía tây bằng việc kết thúc vụ lằng nhằng ở Etchu khi giết chết Shiina Yasutake năm 1576, chiếm trọn tỉnh Etchu.

    Các Ikko-Ikki ở Kaga trước cũng gây rối khá nhiều cho Kenshin nhưng đến năm 1576 thì họ chỉ lo tập trung đối phó với Oda Nobunaga nên coi như một hòa ước được tạm ký giữa 2 bên. Điều đó giúp Kenshin rảnh tay tiến vào làm chủ tỉnh Noto (bắc Etchu), tiêu diệt nhà Hatakeyama. Sau khi thu phục lòng trung thành của các tướng lĩnh ở Noto, Kenshin tiến tới Kaga. Nobunaga cũng đem binh đến Echizen (phía đông Kaga) hợp với bộ tướng Shibata Katsuie và Maeda Toshiie.
    50000 quân Oda gặp 30000 samurai của Kenshin ở Tedorigawa. Kenshin giả vờ gửi một toán quân nhỏ lên thượng nguồn sông Tedori. Nobunaga cho rằng quân của Kenshin đã chia ra để bao vây, bèn nhân lúc trời hừng sáng, vượt sông Tedori đánh thẳng vào thành Matsuo. Kenshin đã chờ sắn với toàn quân và đánh bại Nobunaga giết hơn 1000 binh Oda. Nobunaga lui binh về tỉnh Omi. Kenshin xay dựng một vài pháo đài ở Kaga rồi cũng lui về Echigo, định mở một chiến dịch thứ 2 tiêu diệt Nobunaga vào năm 1577-78.

    Cũng như Shingen, Uesugi Kenshin ko có cơ hội để làm điều đó khi qua đời ngày 15 tháng 4 năm 1578 ở tuổi 48. Trước đó 4 ngày, Kenshin dường như bị tai biến mạch máu khi đang đi nhà xí rồi ngả bệnh, từ đó người ta cho rằng Nobunaga đã dùng một Ninja núp trong nhà xí để tiêu diệt đối thủ lợi hại của mình. Các học giả hiện đại thì cho rằng Kenshin bị ung thư bao tử do uống rượu quá nhiều.

    Uesugi Kenshin (Nagao Kagetora) là một trong những lãnh chúa cũng như samurai nổi tiếng nhất thời Sengoku với một sự yêu thích chiến trận cũng như một sự đam mê học tập và nghệ thuật cùng với tinh thần trọng danh dự võ sĩ đạo thuần khiết. Tam hùng của Kanto vẫn thường cất lời ngợi khen nhau (mặc dù 2 người kia khen Hojo Ujiyasu chắc là vì tài xây thành đắp lũy ^_^), trong đó thì Kenshin được 2 đối thủ của mình hết lòng ngợi khen vì tài năng và nhân phẩm của ông. Người ta nó Oda Nobunaga đã nhảy cẫng lên sung sướng khi nghe tin Kenshin qua đời, thông báo sự vô địch của nhà Oda khi 4 daimyo kiệt xuất của đảo Honshu (Mori Motonari, Hojo Ujiyasu, Takeda Shingen và Uesugi Kenshin) đều đã qua đời.

    Uesugi Kenshin mất đi gây ra cảnh hỗn loạn của Echigo vì chưa định người kế vị trong 2 con nuôi là Uesugi Kagetora (1522-1579, con trai Hojo Ujiyasu) và Uesugi Kagekatsu (1555-1623, con trai Nagao Masakage, anh ruột Kenshin). Mặc dù Kagekatsu sẽ tiêu diệt được Kagetora vào năm 1579 nhưng nội chiến đã làm suy yếu thế lực của nhà Uesugi và tạo thời gian cho Nobunaga đánh chiếm Kaga và tiến tới tận biên giới tỉnh Etchu.
    Kết cục của nhà Uesugi sẽ nằm cùng với tiểu sử Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu…
    -----------------------------------------------------------------------

    Tiếp tục nào :
    Takeda Katsuyori và trận Nagashino cho đến sự sụp đổ của nhà Takeda năm 1582
    Takeda Katsuyori và trận Nagashino
    Takeda Katsuyori là con trai thứ ba của Takeda Shingen, người duy nhất còn lại của họ Suwa (bản thân Katsuyori chỉ đượcc công nhận là họ Suwa chứ không được xem là một người của Takeda). Năm 1542, Takeda Shingen đánh bại Suwa Yorishige và bắt con gái của Suwa làm con tin. Shingen đã yêu công nương Suwa và sinh hạ Katsuyori năm 1546. Điều này gây ra rất nhiều chuyện phiền phức cho Shingen : Thứ nhất, đây có thể xem là loạn luân vì theo vai vế, công nương Suwa là cháu gái của Takeda Shingen. Thứ hai : Công nương Suwa là con tin của một dòng họ bị đánh bại, không thể nào sánh với vợ chính thức của Shingen là phu nhân Sanjo - một công nương quý tộc. Mặc dù Shingen rất thương Katsuyori nhưng ông phải đặt tên Katsuyori theo họ Suwa là Suwa Katsuyori (tương đương với ý nghĩa là con hoang)
    Nhưng Shingen vẫn thương Katsuyori nhất trong các người con có lẽ vì thương cho số phận của chú bé (Công nương Suwa chết vì bệnh lao khi còn rất trẻ, bản thân của chú bé Katsuyori còn bị săn đuổi bởi những samurai cũ của Suwa muốn giết chú bé để xoá đi vết ô nhục của họ Suwa). Shingen luôn mang theo Katsuyori trong các cuộc chiến và ở đó Katsuyori trở thành một chiến binh dũng cảm giỏi giang.
    Năm 1565, Takeda Yoshinobu con trai truởng của Shingen (con phu nhân Sanjo) nguời kế vị chính thức của họ Takeda âm mưu nổi loạn và bị buộc phải tự sát. Đây là một sự kiện gây nhiều tranh cãi cho các nhà sử học : phải chăng Takeda Yoshinobu bị buộc phải tự sát vì nổi loạn hay là Shingen muốn Katsuyori kế vị (vì con thứ hai của Takeda bị mù và đã quy y)
    Sau đó Shingen cho con trai của Katsuyori là Nobukatsu là nguời kế vị còn Katsuyori là nguời bảo vệ ngôi vị cho con mình (Katsuyori kết hôn với con gái nuôi của Oda Nobunaga)
    Katsuyori rất giỏi trên chiến truờng,ở các trận chiến, Katsuyori chiến đấu rất dũng cảm. Nhưng cho đến 1573, Shingen chết đột ngột, Katsuyori bất ngờ phải thừa kế một bộ máy chiến tranh Takeda và một hệ thống cai trị đồ sộ mà Shingen tốn 30 năm để dựng nên (và có lẽ chỉ dành cho Shingen) . Katsuyori chấp nhận thử thách và gánh trên vai cuộc chiến với Tokugawa Ieyasu, Katsuyori định đánh hạ thành Taketenjin vào nâm 1974 và năm sau diệt luôn Tokugawa. Đầu tiên, Katsuyori đem quân đánh lấy thành Hamamatsu, do có nôi ứng trong thành sẽ mở toang cửa thành khi quân Takeda kéo đến. Nhưng thật không may cho Takeda vì Tokugawa đã phát hiện ra . Do đó, Takeda Katsuyori chuyển hứơng tấn công sang Nagashino. Nhưng Nagashino là một bức tường vững chắc, các tướng sĩ trong thành chiến đấu ngoan cường quyết giữ lấy thành.
    Tokugawa Ieyasu muốn đến cứu Nagashino nhưng lúc này Tokugawa không thể chống lại Takeda một mình. Và Tokugwa Ieyasu đi một nước bài liều, gửi một lá thư cho Oda Nobunaga : Đại ý là hăm dọa Oda rằng Tokugawa sẽ hàng Takeda chống lại Oda (Thực chất là thư xin giúp đỡ). Oda không còn cách nào khác là phải đem quân đến cứu Tokugawa. Oda Nobunaga đem 30000 quân cùng với hầu hết các tướng giỏi nhất của mình kể cả Shibata Katsuie, Toyotomi Hideyoshi và Takigawa Kazumasu đi đánh Takeda. Còn về phần Tokugawa thì góp 8000 quaân.
    Tháng 6 năm 1575, liên quân Oda - Tokugawa đưa Takeda vào tình thế khó khăn. Quân Takeda còn 14000 quân và hầu hết đã mệt mỏi, các tướngTakeda khuyên Katsuyori nên rút quân về. Katsuyori đã bỏ ngoài tai lời khuyên của các tướng, không thể trở về tay không đươc và cho rằng đây là một cơ hội tốt để tiêu diệt một lúc Oda lẫn Tokugawa luôn thể. Thực chất không phải là Katsuyori ngu hay là quaù tham chiến mà là không còn lựa chọn nào khác. Nếu Katsuyori rút quân về thì họ Takeda sẽ gặp khó khăn lớn, và đứng dứơi cương vị của một lãnh đạo, Katsuyori không thể trốn chạy được. (Điều này do ảnh hưởng của Shingen). Katsuyori vẫn hy vọng về chiến thắng của Takeda. Thực chất Katsuyori có cơ hội chiến thắng. Nhưng .... đáng buồn thay.
    Katsuyori chia quân ra làm 2 : 2000 tiếp tục chiếm Nagashino, 12000 đem quân chống lại Oda - Tokugawa. Katsuyori dựa vào trời mưa để tấn công vì trời mưa súng của quân Oda không thể sử dụng được. Nhưng thời tiết thất thường tháng 6 cũng đã giết chết quân Takeda.
    Đầu tiên, đêm 27, Sakai Tadatsugu (quân Tokugawa) tấn công vào trại Takeda, giết chết Takeda Nobuzane (chú của Katsuyori). Sáng hôm sau, trời không mưa. Katsuyori không còn cách nào khác, dựa vào sức mạnh kỵ mã của Takeda tấn công Oda - Tokugawa với 38000 quân với súng và một địa thế thuận lợi. Yamagata Masakage và Naito Masatoyo, hai người trong số các tướng giỏi nhất của Takeda tử trận, Yamagata thì bị chết dưới làn đạn còn Naito thì bị giáo đâm chết. Rồi đến các tướng giỏi khác của Takeda ngã xuống.
    Oda cho Ashigaru tràn lên tiêu diệt quân Takeda. Cuộc chiến này gần như là một cuộc tàn sát thì đúng hơn. Sau hơn một giờ sau, Katsuyori buộc phải chạy và Baba Nobuharu (tướng Takeda) bảo vệ Katsuyori cho đến khi bị giết. Katsuyori đã bỏ lại 10000 quân Takeda chết tại Nagashino. Nhà Takeda không còn gượng dậy nữa.
    Chính Tokugawa Ieyasu đã nói :" Nếu Takeda Katsuyori không nóng vội tấn công mà đóng quân ở ngoài sau sông Takigawa, tại đó có thể giữ vững được. Ta không đánh được tất phải rút về nghỉ ngơi thì Takeda có thể nhân cơ hội đó để tấn công chúng ta, lúc đó 1 có thể chọi lấy 10, ta sẽ thua. Takeda Katsuyori đúng là ngu" (Nguyên văn : He was such a fool)
    Sự sụp đổ của Takeda

    Sau trận thua ở Nagashino, Katsuyori càng bị mất lòng tin ở người dân. Năm 1581, Taketenjin trở về tay Tokugawa. 1582, Kiso Yoshimasa nổi loạn ở Shinano. Vài tháng sau, liên quân 3 nhà : Oda - Tokugawa - Hojo tấn công Kai và Shinano. Đa số quân Takeda bỏ quên chủ tướng của họ, và Takeda Katsuyori đã thấy được đoạn cuối của đời mình, cùng với Takeda Nobukatsu con trai duy nhất tự sát tại Temmokuzan khi mà những tướng còn trung thành với Takeda chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Takeda không còn nữa.
    Oda tỏ ra hả hê trước cái chết của Katsuyori. Ngược lại, Tokugawa Ieyasu tỏ ra thương tiếc cho Katsuyori, ra sức bảo vệ các tướng trung thành với Takeda không bị Oda xử tử
    Takeda sụp đổ là lý do vì đâu ?
    Phải chăng do Katsuyori ngu si. Không phải, có lẽ lý do lớn nhất là ở cái chết của Shingen. Nếu Shingen không chết đột ngột mà chỉ già đi rồi về hưu, truyền lại cho Katsuyori, lúc đó sẽ khác, Katsuyori rất có thể kế thừa tốt Shingen. Cái chết của Shingen là một cú sốc lớn cho chính Katsuyori và tất cả mọi người.
    Có thể tổng kết 2 điều sau :
    1 : Cái bóng quá lớn và cái chết của Shingen
    2 : Những bước đi sai lầm của Katsuyori tại Nagashino (cũng do nguyên nhân 1 mà ra)

    Về phần Hayashi tôi đây, không giấu gì các huynh đệ hôi vườn đào Hayashi thích 4 nhân vật trong thời này là:
    1 : Toyotomi Hideyoshi (các bạn biết quá rõ)
    2 : Date Masamune (One Eye Dragon)
    3 : Chosokabe Motochika (biệt danh Công chúa nhỏ)
    4 : Takeda Katsuyori
    Khoâng phải tôi thích Katsuyori vì giỏi đâu mà tôi thấy được sự cảm thông cho nhân vật này. Katsuyori từ nhỏ đã mất mẹ, bị xem là con hoang. Lớn lên muốn chứng tỏ cho cha mình thấy là mình xứng đáng được cha kỳ vọng nhưng lại không vượt được cái bóng của cha mình. Bản thân kết hôn với con gái nuôi của Oda Nobunaga nhưng nàng cũng chỉ sinh hạ cho Katsuyori người con trai duy nhất là Nobukatsu rồi chết do sinh khó. Đến cuối cùng thì tự sát cùng con trai tai Temmokuzan. Cuộc đời của Takeda Katsuyori rất cô đơn, ông còn muốn học hỏi ở cha nhiều thứ - người cha mà ông rất kính yêu. Kế thừa vào ngôi vị của cha đã là một ức chế tâm lý rất lớn cho Katsuyori
    Tôi nhớ trước đó trên HTV7 có chiếu phim Takeda Shingen tôi rất thích, tôi thấy trong phim có thằng nhóc (Takeda Katsuyori) trông khá thông minh, lanh lợ, tôi nghĩ thằng nhóc này rồi cũng là nhân vật không tầm thường taøi. Cũng vì xem phim này xong tôi mới bắt đầu tìm hiểu lịch sử Sengoku Jidai.
    Tôi không biết các huynh đệ hội vườn đào có cùng suy nghĩ với tôi về Takeda Katsuyori không nhỉ.
    (Còn tiếp)
     
  5. Jukanius

    Jukanius Đào Viên Tiểu Họa Gia Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/1/05
    Bài viết:
    4,500
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Toyotomi Hideyoshi-Kampaku thợ mộc huyền thoại(1536-1598)


    Huyền thoại ra đời:

    Truyện kể rằng, con người huyền thoại này được sinh ra với cái tên Hiyoshimaru-“quà tặng của mặt trời”, (nông dân thường ko có họ) ở ngôi làng Nakamura, tỉnh Owari, năm 1536, ngay giữa thời Sengoku. Là con trai của một chiến binh nông dân hay ji-samurai, Hiyoshimaru thuở nhỏ sống trong chùa đến khi quyết định đi chu du. Và Hiyoshimaru đã phục vụ Imagawa Yoshimoto một thời gian rồi bỏ trốn về Owari (năm 1557) với một số tiền (^_^).

    Tokichiro (đổi tên để trốn chủ nợ đa ^_^) nhanh chóng được nhận vào phục vụ Oda Nobunaga nhờ gây được chú ý trong mắt Nobunaga trẻ tuổi, trở thành đốc công trong việc xây lại thành Kiyoshu, công việc mang đến cho Tokuchiro danh hiệu thợ mộc (vốn học thuở nhỏ) cùng với sự đố kỵ của các tướng lĩnh nhà Oda. Tokichiro sau trở thành “người xách dép” cho Nobunaga và xuất hiện trong trận chiến Okehazama 1560, trận chiến thay đổi vận mệnh nhà Oda. Đến năm 1564, Kinoshita Hideyoshi thật sự làm cho Nobunaga ấn tượng về tài năng của mình khi thuyết phục (với một ít tiền bạc ^_^) được một số tướng lĩnh tỉnh Mino cho họ rời bỏ nhà Saito, sau đó lại 1 pháo đài gần Sunomata và phát hiện ra một con đường bí mật dẫn đến sau lưng thành Inabayama, dẫn đến việc đánh hạ Inabayama (kinh đô của nhà Saito) dễ dàng năm 1567.

    Đến năm 1570, Hideyoshi được giao lãnh một đội quân trong trận chiến Anegawa giữa liên quân Oda-Tokugawa với liên quân Asai-Asakura và chính thức bước vào lịch sử năm 1573 với tên gọi Hashiba Hideyoshi (“Hashiba” được ghép chiết tự từ họ của Niwa Nagahide và Shibata Katsuie, đồng liêu của mình ở nhà Oda). Cùng lúc này, mẹ ruột của Hideyoshi tái giá, kết quả của cuộc hôn nhân thứ 2 này là Hidenaga,người em trai cùng mẹ thân thiết và tin cậy nhất của Hideyoshi, ra đời.

    Hideyoshi là một người rất bất thường cả trong lịch sử lẫn trong diện mạo: thân hình lùn và ốm, gương mặt có hình dạng như khỉ đã làm cho Nobunaga gọi vui trợ thủ của mình là “Khỉ” hay “Chuột hói đầu”. Được kể là rất thích rượu và phụ nữ, Hideyoshi lúc trẻ rất dễ kết bạn - hầu hết tướng lĩnh của Oda đều là bạn của Hideyoshi hoặc ít ra là ko chán ghét. Tài năng của Hideyoshi ko phải ở lĩnh vực quân sự hay nội trị mà ở khả năng thu hút và hiểu ý người khác, một khả năng chắc hẳn đã đưa Hideyoshi nhanh chóng lên hàng trợ thủ thân cận của Nobunaga mặc dù có sử gia cho đó là “nịnh”.

    Hashiba Hideyoshi:

    Vào năm 1573 thì Oda Nobunaga đã diệt nhà Asai và giao 3 quận phía bắc tỉnh Omi cho Hideyoshi. Sau khi chuyển quân đến cảng Imahaba, Hideyoshi đạt thành tựu kinh tế đầu tiên của mình là tăng sản lượng của xưởng hỏa khí Kunimoto. Cùng với các chiến dịch liên tiếp của Nobunaga, Hideyoshi nhanh chóng nắm bắt được binh pháp cùng kinh nghiệm trận mạc, đưa biểu tượng “Hồ Lô Vàng” của mình đến các trận đại chiến Nagashima (với Ikko-Ikki năm 1573, 1574), Nagashino (với Takeda Katsuyori năm 1575) và Tedorigawa (với Uesugi Kenshin nổi tiếng năm 1577).

    Hashiba Hideyoshi ko có nhiều thời gian nhởn nhơ ở tỉnh Omi vì sau khi tuyên chiến với nhà Mori năm 1576, Oda Nobunaga liền lệnh cho 2 trợ thủ đắc ý của mình là Hideyoshi và Akechi Mitsuhide đem quân tiến đánh nhà Mori. Akechi Mitsuhide sẽ đánh lấy các tỉnh phía bờ Bắc vùng Chugoku (tức “mạch Sanin” gồm Tamba, Tango, Tajima và Inaba) trong khi Hideyoshi sẽ chiếm các tỉnh phía Nam (“mạch Sanyo” gồm Settsu, Harima, Bizen và Bitchu). Mặc dù cả 2 đều muốn tự chứng tỏ mình nhưng Nobunaga ko bao giờ cho phép quyền hành tự tung của bộ tướng mình, ngoại trừ Shibata Katsuie là được toàn quyền chống cự với các Ikko-Ikki ở Echizen và Kaga.

    (Nhà Mori dưới sự lãnh đạo của Mori Terumoto, cháu trai của Mori Motonari tài ba, đã giữ thế thụ động trong một thời gian dài, thỏa mãn với quyền kiểm soát 10 trong tổng 11 tỉnh của vùng Chugoku. Giờ đây, tuân di nguyện của ông nội, Terumoto tuyên chiến với Nobunaga và dùng hải quân phá vỡ vòng bao vây của Nobunaga ở Ishiyama Hongan-ji, toà thành-ngôi chùa trung tâm của các Ikko-Ikki sùng tín cực đoan. Nobunaga nổi giận và bắt đầu cuộc chiến với nhà Mori, ngay sau trận thắng Nagashino (làm suy yếu thế lực của nhà Takeda) và cái chết của kình địch Uesugi Kenshin năm 1578.)

    Chiến dịch của Hashiba Hideyoshi bắt đầu dễ dàng với việc hạ thành Himeji (nhờ vào Kuroda Kanbei-bạn thân và trợ thủ đắc lực sau này của Hideyoshi) Kozuki và Sayo. Kozuki được giao cho chư hầu mới là Amako Katsuhisa (hậu duệ của nhà Amako vùng Chugoku) với trợ thủ trung thành là samurai “nguyệt thực” huyền thoại Yamanaka Shikanosuke. Giữa lúc đó thì Hideyoshi phải đem quân về vây thành Miki vì thủ lĩnh của nó, Bessho Nagaharu đã phản Nobunaga. Cùng lúc, Mori Terumoto, dường như nổi giận với việc kẻ thù ko đội trời chung của (ông nội) mình là nhà Amako đang hợp lực với Oda Nobunaga, nên đem binh tiến đánh thành Kozuki, cử động duy nhất của nhà Mori suốt cuộc chiến. Hashiba Hideyoshi dù đang vây thành Miki, vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki nhưng bị Oda Nobunaga ngăn lại, bảo để cho nhà Amako tự giải quyết chuyện của họ, dẫn đến kết quả là thành Kozuki bị hạ, Amako Katsuhisa tự sát còn Yamanaka Shikanosuke qua đời sau đó (bị kẻ thù cũ là Kikkawa Motoharu ám sát). Còn Hideyoshi thì vây thành Miki đến tận năm 1580 thì Bessho Nagaharu mới chịu hàng và Hideyoshi mới rảnh tay tiếp tục cuộc chiến với nhà Mori. Ukita Naoie, chủ nhân tỉnh Bizen, ngay lập tức thấy vị trí nguy hiểm của mình khi ở ngoại vi nhà Mori nên chạy sang phe Oda, bảo đảm độ an toàn cho tỉnh Harima mới chiếm, điều đó giúp Hideyoshi đẩy nhanh chiến dịch “chậm chạp, chán nản nhưng ít ra là hiệu quả” của mình với nhà Mori. Hideyoshi ko tỏ ra tài ba trong quân sự nhưng tỏ ra kiên nhẫn và kiệt xuất trong các vấn đề như hậu cần, chi viện, tiếp lương, những điều đặc biệt quan trọng trong việc vây thành. Cho nên, mặc dù khá kiên cố nhưng thành Tottori của tỉnh Inaba cũng phải đầu hàng sau …200 ngày bao vây (nửa năm ^_^!).

    Sự chậm chạp đó làm cho đến tận tháng 4/1582, Hashiba Hideyoshi mới tiến quân đến tỉnh Bitchu, bao vây thành Takamatsu, pháo đài tiền phương bảo vệ nhà Mori. Nếu Takamatsu thất thủ thì Bitchu và tỉnh Bingo kế cận cũng sẽ thất thủ, mở một con đường rộng rãi cho Hideyoshi tiến vào tỉnh Aki, quê hương của nhà Mori với kinh đô Koriyama. Từ đầu cuộc chiến vào năm 1578, Mori Terumoto tỏ ra là một Daimyo dường như quá cẩn trọng và thụ động, dựa chủ yếu vào các thành lũy ngoại vi để ngăn quân địch, cử động duy nhất của Terumoto là trong trận chiến Kozuki (ở trên). Điều đó đã phần nào giúp Hashiba Hideyoshi trong “chiến dịch đơn độc” với chỉ 15000 quân(vì nhà Oda lo đối phó với phía đông), đã đẩy lui (dần) một gia tộc mạnh nhất Nhật Bản. Giờ thì Terumoto ko còn nhẫn nại được nữa, đã khởi hết quân cả nước (tức là 8 tỉnh của vùng Chugoku!!!) đến cứu thành Takamatsu. Hideyoshi ngay lập tức nhận ra vị thế của mình, liền nghĩ ra một cách khá mới mẻ để công thành Takamatsu: khơi sông Ashimori gần đó để nước tràn vào đồng bằng quanh thành Takamatsu, tạo thành một cái hồ nhân tạo cô lập hoàn toàn Takamatsu. Khi Mori Terumoto cùng đội quân khổng lồ đến nơi (theo tính toán thì cũng phải hơn 40.000 quân!!!) thì bỗng trở nên do dự và đóng quân lại bên ngoài “hồ nước” đó. Hideyoshi biết rõ mình ko có nhiều thời gian trước khi Terumoto bị các quân sư thuyết phục tiến binh, nên ra sức tấn công thành Takamatsu bằng chiến thuyền, súng hỏa mai và cả đại bác! Đồng thời, Hideyoshi lập tức gửi thư về xin viện binh vì lúc này Oda Nobunaga đã tiêu diệt hoàn toàn nhà Takeda, mối lo lớn nhất ở phương Đông. Điều đó được đáp lại bằng một tin tức ko lấy gì vui mừng lắm!

    Trận chiến Yamazaki:

    Trong khi Hashiba Hideyoshi tiến hành chiến dịch chậm chạp của mình thì đồng liêu Akechi Mitsuhide có vẻ như ko thành công lắm. Năm 1578, sau khi tấn công nhà Hatano ở Tamba, Akechi đã thuyết phục được họ đầu hàng với sự bảo đảm an toàn tính mạng cho họ. Nhưng ko hiểu sao, Nobunaga sau đó lại xử tử daimyo của nhà Hatano, điều đó làm cho nhà Hatano giận dữ, bằng cách nào đó bắt được mẹ già của Akechi ở tỉnh Omi, hành hạ khốc liệt cho đến chết! Như để thêm dầu vào lửa, Nobunaga còn nhiều lần chỉ trích Akechi công khai, dường như vì sự thất bại trong chiến dịch ở Tango. Dù sao đi nữa thì điều đó cũng ko đem lại tình cảm tốt giữa 2 người. Và tháng 6/1582, khi Nobunaga nhận lời thỉnh cầu viện binh của Hashiba Hideyoshi thì ngay lập tức, điều động hầu như tất cả quân đội của mình trong điều kiện có thể để đến Bitchu, trong đó có Akechi Mitsuhide. Với một lí do bí ẩn tới nay vẫn chưa được biết, Akechi Mitsuhide đem binh tiến vào Kyoto, bao vây chùa Honno-ji, giết chết Oda Nobunaga và con trưởng Nobutada ngày 20 tháng 6 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide, ngay lập tức, tiêu diệt mọi thứ mang “mác” Oda trong tầm với, kể cả lâu đài Azuchi, rồi tự lập làm Shogun. Biết rằng chẳng mấy chốc phải đối diện với các tướng lĩnh “trung thành” của Nobunaga, đặc biệt là Shibata Katsuie, Hashiba Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu (trốn kịp khỏi vùng kinh đô nhờ vào ninja Hattori Hanzo), Akechi lập tức tìm kiếm đồng minh trong kinh đô như nhà Minamoto (gia tộc mà Akechi nói là tổ tiên mình), hay “ông sui” Hosokawa Fujitaka nhưng đều bị khước từ, có lẽ vì việc tráo trở của Akechi là điều ko thể chấp nhận với một samurai hay họ đều nhìn thấy việc nguy hiểm khi đứng chung với một kẻ tạo phản!

    Dù sao đi nữa, Akechi Mitsuhide vẫn còn một cơ hội trong tay: tin tức về cái chết của Oda Nobunaga sẽ là động lực rất lớn cho Uesugi Kagekatsu, đang giao chiến với Shibata Katsuie, và Mori Terumoto, đang giao chiến với Hashiba Hideyoshi, miễn là họ biết tin này, khi đó 2 kình địch lớn của Akechi chắc chắn sẽ bị trói chân. Chỉ trong 48 giờ, người mang tin đã đến tỉnh Bitchu và, thật ko may cho Akechi, rơi vào tay của Hideyoshi. Là một nhà ngoại giao tài ba, Hideyoshi ngay lập tức biết rằng, cơ hội duy nhất có thể đàm phán với nhà Mori để rút binh chính là phải hạ được thành Takamatsu, lợi dụng thời gian trước khi chuyện ở chùa Honno-ji lan đến đây. Hideyoshi, một lần nữa chứng tỏ tài ngoại giao kiệt xuất của mình, hứa với tướng Shimizu, người giữ thành Takamatsu, rằng sẽ bảo toàn tính mạng cho gia đình và tướng sĩ thành Takamatsu. Shimizu cảm thấy yên tâm, và leo lên một chiếc thuyền nhỏ, chèo ra ngoài thành rồi mổ bụng tự sát giữa sự chứng kiến của hàng ngàn binh sĩ: thành Takamatsu đã bị hạ. Mori Terumoto, vốn ko có chí tiến thủ, ngay lập tức nhận lời đàm phán với Hideyoshi, có lẽ nhờ vào tình bạn của Hideyoshi với 2 nhân vật quan trọng của nhà Mori là Kobayakawa Takakage (1 trong “Lưỡng Giang”, chú ruột của Terumoto) và Ankokuji Ekei (quân sư của nhà Mori từ thời Mori Motonari). Mori Terumoto thở phào nhẹ nhõm khi Hideyoshi chỉ đòi giữ lại phần đất các tỉnh đã chiếm và rút quân, mặc dù chính Hideyoshi mới là người thở phào nhẹ nhõm vì đã thoát khỏi cái lọng ^_^. Nhờ vào tài ngoại giao, Hideyoshi giờ mới chính là người làm cho Akechi Mitsuhide ko kịp trở tay khi tiến binh đến Settsu, trên đường đi thu thêm 2 tướng Niwa Nagahide và Takayama Ukon, đẩy quân số lên 20000, gấp đôi quân của Akechi. Akechi, quá bất ngờ, ko còn chọn lựa nào khác hơn là giao chiến với Hideyoshi ở Yamazaki vào ngày 2 tháng 7 năm 1582.

    Akechi Mitsuhide dàn quân ở phía nam thành Shoryuji với sông Yodo bên phải và đỉnh Tennozan bên trái, vị trí có thể nói khá thuận lợi để thủ. Hideyoshi ngay lập tức cố chuyển bất lợi về cho Akechi bằng cách lệnh cho 3 tướng Kuroda Kanbei, Hashiba Hidenaga và Mikoda Masaharu tiến lên chiếm ngọn Tennozan, rồi dùng trung quân đánh thẳng vào quân của Akechi. Đội hình của Akechi gần như rối loạn khi chịu sức ép của quân Hideyoshi từ trên đỉnh Tennozan đánh xuống. Để đẩy nhanh chiến thắng, Hideyoshi lệnh cho Ikeda Nobutora vượt sông Yodo đánh vào cánh phải của quân Akechi, 3 mặt đánh dồn lại. Akechi toàn quân thất bại liền đào tẩu, trên đường bị bọn giặc cướp bắt được và đánh đến chết, trở thành “Shogun 13 ngày”. Hideyoshi giờ có thể long trọng dâng thủ cấp của Akechi trong tang lễ của Oda Nobunaga và trở thành trung tâm của mọi sự kiện kế tiếp.

    Trận chiến Shizugatake và chiến dịch Komaki:

    Hashiba Hideyoshi (tên sử dụng sau năm 1582), con trai của một nông dân, từng làm thợ mộc, người xách dép cho Nobunaga, giờ đã xếp vào hàng các gia tướng hàng đầu của nhà Oda cùng với Shibata Katsuie, Niwa Nagahide và Ikeda Nobutora (Tokugawa Ieyasu giống như chư hầu và đồng minh thân cận ở Mikawa hơn một gia tướng). Thực sự thì việc Hideyoshi thăng tiến cực nhanh trong hàng ngũ tướng lĩnh Oda đa phần nhờ tài năng và tính quyết đoán của mình nhưng một phần nữa cũng là vì Oda Nobunaga dường như ko còn tin tưởng vào các cựu tướng của nhà Oda nữa, có lẽ vì sự dính líu đến các âm mưu nổi dậy và Nobunaga e rằng lòng trung của họ nằm ở “nhà Oda” chứ ko phải bản thân Nobunaga! Vì vậy nên Nobunaga ra sức tìm kiếm các nhân tài mới, trong đó có đại tướng Shibata Katsuie, samurai trẻ tuổi Akechi Mitsuhide và chàng thợ mộc Kinoshita Tokichiro (tức Toyotomi Hideyoshi).

    Giờ đây, tình hình trở nên căng thẳng về vấn đề người kế vị Nobunaga khi mà Shibata Katsuie ủng hộ con thứ 3 của Nobunaga là Nobutaka, người đã góp mặt trong trận Yamazaki, còn Hideyoshi lại cho rằng con trai của Nobutada, tức cháu trai của Nobunaga là Oda Samboshi(hay Hidenobu, tên sử dụng từ năm 1582), chưa đầy năm, hợp lệ hơn! Vây cánh của Shibata có vẻ yếu thế khi tại “hội nghị Kiyosu”, 2 quyền-nhiếp-chính Kyoto còn lại (cùng với Shibata và Hideyoshi) là Ikeda Nobutora và Niwa Nagahide ngả về phe Hideyoshi. Lãnh thổ của nhà Oda sẽ chia ra cho các tướng lĩnh, với Tamba, Yamashira, Kwatchi vào tay Hideyoshi, còn Shibata vẫn giữ Echizen và thêm vào phần phía bắc Omi.

    Chiến tranh là điều ko thể tránh khỏi giữa các tướng lĩnh của nhà Oda và họ cật lực tìm kiếm đồng minh. Ngoài Niwa và Ikeda, Hideyoshi còn có 2 người ủng hộ dù chỉ trên tinh thần (nghĩa là họ sẽ ko tham chiến) là Maeda Toshiie, cha vợ mình, và Sassa, 2 thủ lĩnh của 2 tỉnh Noto, Etchu phía bắc Echizen. Tokugawa Ieyasu ở Mikawa tỏ ra trung lập, hay đang chờ đợi cơ hội để về phe chiến thắng. Về phần Shibata, Oda Nobutaka hiển nhiên là đồng minh đắc lực ở lâu đài Gifu (tỉnh Mino), ngoài ra còn có thêm Takigawa ở Ise, đang củng cố lại thành trì. Shibata ít ra là cũng ko thua Hideyoshi về quân lực và thậm chí còn hơn về khả năng điều binh. Biết rằng một khi Hideyoshi thất thế thì các lực lượng ủng hộ ngay lập tức sẽ biến mất, Shibata hăng hái chuẩn bị chiến tranh.

    Thật ko may cho Shibata Katsuie là có các đồng minh ko thể tin cậy được. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka tuyên chiến với Hashiba Hideyoshi, vì các lời đe doạ lộ liễu của Hideyoshi đến các gia tướng của mình. Takagawa ở Ise, ko còn chọn lựa nào khác là phải theo lao, trong khi Shibata ở Echizen ko thể nào xuất quân vì khắp nơi phủ đầy tuyết. Hideyoshi nhanh chóng dẹp yên Gifu, buộc Nobutaka phải hàng rồi tiến đến Ise bao vây Takagawa. Đến tháng 3/1583, Shibata Katsuie mới có thể xuất quân, sau khi 2 đồng minh đã bị giải giới, có lẽ vì vẫn tin vào đội quân cùng các tướng lĩnh thiện chiến của mình. Shibata lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công các thành luỹ phía bắc Omi của Hideyoshi, một việc Sakuma hoàn thành khá tốt khi Takayama Ukon bỏ trốn khỏi thành Iwasaki. Sakuma lập tức tiến đến thành Shizugatake và gặp sự chống cự quyết liệt ở đó mặc dù tướng giữ thành là Nakagawa đã tử trận. Lúc này Hideyoshi đã quay binh về và có đủ thời gian tiến đến Shizugatake vì Sakuma, từ chối lệnh rút quân của Shibata, cố lấy thành Shizugatake cho được. Trận chiến Shizugatake đơn giản chỉ là một cuộc chém giết của 20000 binh sĩ Hideyoshi dành cho 8000 quân của Sakuma. Trận chiến này đánh dấu một thế hệ tướng lĩnh mới, các tướng lĩnh của “nhà Toyotomi”, bằng việc “7 ngọn giáo” (tức 7 đại tướng của Hideyoshi như Kato Kiyomasa, Fukushima Masanori, Kato Yoshiaki,…) xông vào xé nát đội hình của Sakuma. Quân thất trận của Shibata bị đuổi chạy về tận thành Kit-no-sho ở Echizen. Shibata Katsuie nhận thấy cơ hội của mình đã hết, nhận lời của Hideyoshi, trao trả Oichi (em gái Nobunaga) cùng 3 người con gái lại, nhưng Oichi quyết định ở lại với Shibata và 2 người tự sát trong thành Kit-no-sho rực lửa. 1 trong 3 người con gái đó trở thành phu nhân Yodo, mẹ của Toyotomi Hideyori sau này.

    Chiến thắng trước Shibata đã đặt Hideyoshi vào vị trí người kế vị của Nobunaga còn Oda Hidenobu nhanh chóng bị quên lãng ở lâu đài Gifu sau khi Nobutaka tự sát (vì nghe tin Shibata tự sát). Nhưng vẫn còn một thử thách cho Hideyoshi: Tokugawa Ieyasu, chư hầu mạnh nhất của Oda Nobunaga, giờ đang ủng hộ quyền thừa kế của Oda Nobuo, con thứ 2 của Nobunaga. Các đồng minh mà Ieyasu tìm kiếm được như Chosokabe ở đảo Shikoku, Sassa ở tỉnh Etchu và các Ikko ở Kii dường như ko giúp được gì nhiều, còn đồng minh mạnh nhất ở Mino là Ikeda Nobuteru lại nghiêng về phe của Hideyoshi. Ieyasu đành phải tự mình đi bước đầu bằng việc tiến binh vào tỉnh Owari, đóng quân ở thành Komaki. Ikeda Nobuteru liền lệnh cho con rể là Nagayoshi tiến đánh Komaki nhưng thất bại trước tướng Sakai Tadakatsu.

    Ngày 7/5/1584, Hashiba Hideyoshi tiến quân khỏi kinh đô ở Osaka phát động chiến dịch chống lại Tokugawa Ieyasu mà được lịch sử gọi là chiến dịch Komaki. Hai bên đóng quân cách nhau chừng vài trăm dặm, chờ đợi cho bên kia tiến trước. Với một đội súng hỏa mai mạnh nhất Nhật Bản, Hideyoshi có lí do để mong Ieyasu tấn công trước rồi nhận kết quả của Takeda Katsuyori ở trận thảm bại Nagashino 1575. Nhưng Hideyoshi cũng dè chừng vì tài năng nổi trội của Ieyasu trong lĩnh vực quân sự. Kết quả của sự thận trọng ở cả 2 bên là gần cả tuần bất động. Đến cuối cùng, Ikeda Nobuteru dâng kế sách đi vòng qua tỉnh Owari đến đánh úp tỉnh Mikawa vì đa phần quân của Ieyasu đã tập trung ở Komaki. Hideyasu đồng ý và lệnh cho Ikeda Nobuteru cùng con trai, con rể tấn công Mikawa. Tokugawa Ieyasu, ko còn chọn lựa, phải lui quân về Mikawa và nhờ vào tình cảm của nhân dân dành cho Ieyasu, chủ nhân lâu đời của họ, Ieyasu đã về Mikawa trước đội quân tấn công của Ikeda, chuẩn bị sẵn sàng “tiệc đón mừng” Ikeda ở Nagakute ngày 15/5. Trận chiến kết thúc với hơn 2500 xác chết của quân Hideyoshi với cả Ikeda cùng con trai và con rể, trong khi quân của Ieyasu chỉ mất chừng 400 người. Ieyasu lui quân về phòng thủ ngay khi chiến thắng, ko kịp cho Hideyoshi đến gỡ gạc chút thể diện.

    Kampaku huyền thoại:

    Hashiba Hideyoshi quyết định quay lại đối phó với Oda Nobuo, kém tài và yếu hơn Ieyasu, vốn đã mất một số thành trì từ đầu chiến dịch. Đến tháng 12/1584, Nobuo “hăng hái” ký hòa ước với Hideyoshi, ủng hộ quyền thừa kế của Oda Hidenobu mới 2 tuổi, ít ra là Nobuo còn giữ được một phần lãnh thổ và cái thủ cấp của mình! Tokugawa Ieyasu ko còn chọn lựa nào khác hơn là đồng ý khuất phục Hideyoshi vào tháng 1/1584. Giờ đây, Hideyoshi ko còn đối thủ nào nữa và tiến dần đến việc củng cố địa vị của mình. Hideyshi chiếm lấy các tỉnh trung tâm (như Yamashiro, Kwatchi, Yamato,..) rồi đem phần đất ngoại vi giao cho các tướng lĩnh cũ của nhà Oda mà trung thành với mình (như Ikeda, Maeda, Niwa,…) và các bộ tướng của mình (như Kuroda Kanbei, Kato Kiyomasa, Ishida Mitsunari,…). Như vậy, Hideyoshi có thể tránh lãnh thổ của mình khỏi các cuộc nội lọan cũng như ngoại xâm.

    Hideyoshi lại bắt đầu thể hiện tài ngoại giao của mình khi đàm phán thành công, biến nhà Mori và nhà Uesugi thành 2 chư hầu đắc lực của mình, mặc dù họ được đối xử như đồng minh. Trong nước, Hideyoshi tiêu diệt các Ikko ở Nerogoji nhưng tha cho các chiến binh thầy chùa ở Kii, buộc họ đầu hàng. Để tỏ ra ủng hộ Phật giáo, Hideyoshi cho phép trùng tu chùa Hongan-ji và Enryakiyu vốn đã bị tiêu hủy bởi Nobunaga. Điều này ko có nghĩa là Hideyoshi sùng Phật mà chỉ là ko muốn xung đột với một tôn giáo có tín đồ trên hầu hết nước Nhật, tất nhiên miễn là họ từ bỏ thói ham chiến của mình!

    Hideyoshi giờ đã ổn định với hầu hết đảo Honshu (ngoại trừ phần phía Bắc Kanto của nhà Hojo và các tỉnh cực đông như Dewa, Mutsu) nên bắt đầu chú ý đến đảo Shikoku bằng việc lệnh cho Chosokabe Motochika, giờ đang làm chủ toàn bộ Shikoku, giao nộp 2 tỉnh Iyo và Awa. Chosokabe cố gắng đàm phán để chỉ giao tỉnh Awa, điều này chống lại quan điểm ko thỏa thuận một cuộc đàm phán ko đúng ý mình của Hideyoshi. Kết quả là một cuộc đổ bộ đông đảo nhất lịch sử cho đến thời điểm đó lên đảo Shikoku với 60000 quân tiên phong do Hashiba Hidenaga (em trai cùng mẹ của Hideyoshi) và con trai Hidetsugu chỉ huy cùng với viện trợ của 30000 binh sĩ nhà Mori do “Lưỡng giang” Kobayakawa Takakage và Kikkawa Motoharu thống lĩnh. Sau một hồi chống cự lèo bèo, chosokabe đầu hàng. Một điềm khác biệt trong quan điểm của Hideyoshi với Nobunaga, Hideyoshi chiếm Iyo, Awa, Sanuki nhưng chừa tỉnh Tosa và thủ cấp của Chosokabe lại, thậm chí cho tiếp tục giữ quyền daimyo! Nếu là Nobunaga thì sự việc có lẽ đã khác, khi ta nhìn lại các cuộc tàn sát nhà Asai, Asakura, Saito và đặc biệt là nhà Takeda. Nói cho công bằng thì Hideyoshi có lý do tha mạng cho nhà Chosokabe để có một đồng minh trung thành trên đảo Shikoku (cũng như sau này với nhà Shimazu trên đảo Kyusu). Và nếu nhìn lại thì Hideyoshi đã ko tha cho Shibata Katsuie vì chẳng hề có lí do gì cho việc đó cả, cũng như việc ủng hộ Phật giáo khác với Nobunaga chứng tỏ Hideyoshi có tầm nhìn chiến lược và ngoại giao hơn Nobunaga. Chỉ trong một tháng rưỡi, 4 tỉnh của Shikoku đã bị hạ dễ dàng với nhà Mori-gia tộc mạnh nhất Nhật Bản- làm tiên phong, Hideyoshi đã cho thấy tài năng của mình trong lĩnh vực ngoại giao và chính trị lợi hại như thế nào.

    Ngày 6 tháng 8 năm 1585, Hashiba Hideyoshi được phong chức Kampaku (hoàng triều nhiếp chính). Một sự kiện làm cả nước Nhật chú ý vì từ thời Kamamura đó là chức danh chỉ dành cho gia tộc Fujiwara. Để làm cho chức danh của mình hợp lệ hơn, Hideyoshi xin làm con nuôi của Konoe Sakihisa, một quý tộc có dòng dõi thế gia. Hideyoshi nhanh chóng tiến hành các biện pháp kiểm soát kinh tế như ban hành 5 thượng thư trong coi công việc của Kyoto và sắc lệnh cấm các phường giao thương, đồng thời với lệnh khảo sát thực địa lãnh thổ. Như để đánh dấu quá trình bắt đầu phát triển kinh tế, Hideyoshi đổi họ lại thành “Toyotomi” một từ phát âm bao gồm từ “nhà kinh tế tài ba”, và Toyotomi Hideyoshi chính là cái tên nổi tiếng nhất của ông. Mọi việc giờ chỉ là thu nước Nhật trở lại với biên giới đúng của nó. Đầu tiên là đảo Kyushu với gia tộc Shimazu hùng mạnh.

    (Nhà Shimazu bắt đầu phất lên kể từ khi Shimazu Yoshihisa lên nắm quyền lãnh đạo năm 1566. Ko phải là một nhà quân sự đại tài nhưng Yoshihisa đã phát huy được tài cầm quân của các tướng lĩnh nhà Shimazu, anh em mình, cùng với các samurai dũng mãnh nhất nước Nhật của tỉnh Satsuma như trong trận chiến Kizakihara, với chỉ 300 quân tiêu diệt 3000 quân của nhà Ito, chiếm lấy hoàn toàn tỉnh Osumi rồi chiếm luôn nửa nam tỉnh Hyuga, đẩy nhà Ito lên phía bắc cầu viện Otomo Sorin đem quân xuống nam. Trận chiến Mimigawa (năm 1578) là một trận chiến thay đổi cục diện Kyushu, với 30000 samurai nhà Shimazu đánh bại hơn 60000 quân của nhà Otomo, để lại trên bờ sông hơn 20000 xác chết, đồng thời chứng tỏ sức mạnh của các samurai tỉnh Satsuma. Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà Ryuzoji đã lấn áp gia tộc Arima ở Hizen, làm họ cầu viện đến Shimazu Yoshihisa. Một lần nữa, các samurai nhà Shimazu chứng tỏ họ là các “bậc thầy dưới cơ” khi đánh bại 20000 quân Ryuzoji với chỉ 3000 người (Shimazu + Arima) trong trận chiến Okinawate, đem đến cái chết cho daimyo nhà Ryuzoji cùng với vị thế bá chủ của nhà trên đảo Kyushu. Giờ đây, năm 1585, Shimazu Yoshihisa tấn công tỉnh Bungo để đem lại 1 đảo Kyushu hợp nhất.)

    Ngày 12/11/1585, nhận lời cầu việc của Otomo Sorin ở đảo Kyushu, Toyotomi Hideyoshi lệnh cho nhà Shimazu ngưng ngay các hành động thù địch với nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa đáp lại bằng một lời từ chối ngụ ý miệt thị, quá đủ lí do cho Toyotomi Hideyoshi ban lệnh phát động chiến dịch tấn công đảo Kyushu. Và vào tháng 12 cùng năm, một đạo quân cứu viện do Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa lãnh đạo từ đảo Shikoku, đổ bộ lên đảo Kyushu ở tỉnh Bungo, quê hương của nhà Otomo với kinh đô Funai. Con trai của Otomo Sorin là Yoshimune quyết định cùng với Sengoku Hidehisa giải vây cho một pháo đài gần đó đang bị Shimazu Yoshihisa tấn công, bất chấp lệnh ngăn cản của Hideyoshi và sự phản đối của Chosokabe. Trận chiến Hetsugigawa đã đặt dấu chấm hết cho nhà Otomo. Shimazu Yoshihisa tiến binh vào Funai để tận hưởng chiến thắng cuối cùng của mình cũng như quyền làm chủ toàn bộ Kyushu, dù chỉ tạm thời.

    Ngày 20/1/1586, Toyotomi Hidenaga dẫn 60000 quân đổ bộ lên Kyushu ở tỉnh Buzen cùng với 90000 quân của nhà Mori do Kobayakawa Takakage lãnh đạo. Đối diện với đội quân khổng lồ này thì Shimazu Yoshihisa dường như ko có chọn lựa nào hơn là phòng thủ và lui dần về phía nam. Tháng 2 năm đó, Toyotomi Hideyoshi đem thêm 30000 quân nữa đổ bộ lên Kyushu, bảo đảm chắc chắn sự đầu hàng của các lãnh chúa trên Kyushu đã bị nhà Shimazu chinh phục trước giờ như nhà Akizuki, Arima, Goto, Nabeshima, Omura và Ryuzoji. Quân Toyotomi tiến chậm chạp mặc dù quân Shimazu chỉ chống cự thật sự ở trận chiến bên sông bờ Sendai, một trận tử chiến của các samurai nhà Shimazu. Vài ngày sau, Shimazu Yoshihisa xuống tóc và đến gặp Hideyoshi để đầu hàng. Hideyoshi tha mạng cho Yoshihisa, chỉ bắt phải từ nhiệm để đi tu, giao quyền daimyo lại cho em trai là Shimazu Yoshihiro, thống lĩnh một lãnh thổ gồm 2 tỉnh Satsuma, Otsumi và phía nam tỉnh Hyuga.

    Thời gian ở trên Kyushu của Toyotomi Hideyoshi được dùng để chia các lãnh thổ chiếm được cho tướng lĩnh của mình như Konishi Yukinaga (Higo), Kato Kiyomasa (Higo), Kuroda Kanbei (Buzen) và Kobayakawa Takakage (Chikuzen). Cùng thời gian đó, Hideyoshi nhận ra sự ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo trên đảo Kyushu. Không chấp nhận nguy cơ về một cuộc xung đột tôn giáo trên đất nước, Hideyoshi thảo sắc lệnh “Trục xuất Thiên Chúa Giáo” (sắc lệnh 1) buộc mọi giáo sĩ truyền giáo phải rời khỏi Nhật Bản trong 20 ngày. Trong sắc lệnh ban hành trước đó vẫn cho phép người dân bản địa tại Nhật theo Thiên chúa giáo, chỉ cấm mọi hình thức ép theo đạo nhưng Hideyoshi ko tăng thêm sức ép lên vấn đề nữa, một phần có lẽ vì vài đại tướng của Hideyoshi (như Kuroda Kanbei, TakayamaUkon,…) theo đạo.

    Giờ đây, trên toàn nước Nhật chỉ còn có đồng bằng Kanto của nhà Hojo và một vài lãnh chúa ở Dewa, Mutsu là nằm ngoài kiểm soát của Hideyoshi (trong đây đáng chú ý nhất là Date Masamune và Mogami Yoshiakira). Nhưng Hideyoshi ko tỏ ra vội vàng, chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế và làm quen với một số sở thích quý tộc, đặc biệt là kịch Noh, thậm chí Hideyoshi còn tự viết một vài vở với mình đóng vai chính (1593-94), mời các lãnh chúa đến xem, trong đó có cả Tokugawa Ieyasu! Năm 1585, Hideyoshi còn tổ chức buổi lễ hội trà lớn nhất nước Nhật, một số thực khách được chính tay vị Kampaku quyền lực nhất nước pha trà! Năm 1585, Hideyoshi ban hành một sắc lệnh sẽ thay đổi toàn bộ kết cấu xã hội Nhật cho đến tận cuối thời nhà Mạc (Tokugawa): sắc lệnh trưng thu Kiếm. Mọi vũ khí dưới mọi hình thức nằm trong tay các chiến binh nông dân (Yaemon) và cảc ji-samurai (samurai nông dân) bị tịch thu để dùng làm nguyên liệu đúc bức tượng Phật Tổ khổng lồ. Rồi sau là “Sắc lệnh đổi vị trí xã hội” ko công nhận các samurai đã bỏ đi hoặc trở về làng là samurai, ngăn cấm nông dân chuyển lên thành thị và tham gia buôn bán. Từ nay về sau, chỉ có các samurai mới được mang vũ khí, và tôn ti trật tự trong xã hội ko thể nào thay đổi, cũng có nghĩa là sẽ ko bao giờ có Toyotomi Hideyoshi thứ 2 nào xuất hiện!

    Năm 1590, Hideyoshi gửi thư mời Hojo Ujimasa đến kinh đô dự tiệc, một lời từ chối là quá đủ cớ cho Hideyoshi phát động chiến dịch cuối cùng của thời Sengoku, đem đồng bằng Kanto về với nước Nhật, với nhà Toyotomi. Tokugawa Ieyasu, giờ đang có một lãnh thổ rộng lớn gồm lãnh thổ của mình với lãnh thổ cũ của nhà Takeda, lập tức trở thành mũi nhọn tiên phong của chiến dịch. Ieyasu sẽ lãnh quân đánh tới từ bờ biển Tokaido trong khi nhà Sanada và Uesugi sẽ tiến công nhà Hojo từ tỉnh Kozuke, còn Chosokabe ở Shikoku cùng các đội quân khác thì dùng đường biển đổ bộ lên tỉnh Izu. Hojo Ujimasa, con trai của daimyo kiệt xuất Ujiyasu, đã dùng lại phương pháp “gia truyền”: lui binh vào sau bức tường kiên cố của thành Odawara, hi vọng vấn đề lương thực sẽ làm cho Hideyoshi phải rút quân. Nhưng rất ko may cho Hojo Ujimasa, Toyotomi Hideyoshi là một thiên tài trong lĩnh vực hậu cần và chi viện, nên trận bao vây Odawara trở thành một cuộc ăn chơi phè phởn của binh sĩ Toyotomi! Thậm chí Hideyoshi còn cho phép tướng sĩ đem theo tỳ thiếp và vợ con vào doanh trại, chẳng khác gì một chuyến picnic nghỉ hè! Ngày 12/8/1590, Hojo Ujimasa tự sát, thành Odawara đầu hàng. Nhờ sự can thiệp của Tokugawa Ieyasu, vốn đã kết bạn với Hojo Ujimasa trong lúc còn là “láng giềng” trước chiến dịch, Hojo Ujinao được tha mạng nhưng tước hết bổng lộc đất đai, trở thành một gia tộc tự do! Đến lúc đó thì Date Masamune của tỉnh Mutsu mới đến trình diện, sau khi thấy rõ phe chiến thắng, trở thành mũi nhọn trong chiến dịch ngắn ngủi, thu phục nốt phần còn lại của Bắc Nhật. Tháng 1 năm 1591, Nhật Bản hoàn toàn thống nhất.

    Hideyoshi dành thời gian để củng cố quyền thống trị của gia tộc Toyotomi với mối lo duy nhất chính là Tokugawa Ieyasu, kỳ phùng địch thủ của Hideyoshi. Hideyoshi bèn truềyn cho Ieyasu rời khỏi tỉnh nhà Mikawa, chuyển đến vùng đồng bằng Kanto đang bỏ trống do nhà Hojo bị tước hết quyền lực. Một quyết định có vẻ lợi trên giấy tờ khi Ieyasu đổi quyền sở hữu 5 tỉnh để giữ 8 tỉnh của đồng bằng Kanto nhưng thực chất 3 tỉnh Awa, Hitachi và Shimotsuke đã có chủ! Hideyoshi sau đó chia vùng đất trống đó cho các bộ tướng trung thành của mình như Asano Nagamasa (Kai), Kyogoku Takamoto (Shinano), Ikeda Terumasa (Mikawa) và Yamaouchi Kazutoyo (Totomi). Hideyoshi ra lệnh xây dựng thành Osaka trở thành thành trì đồ sộ nhất Nhật Bản, nơi tập trung quyền lực của nước Nhật bấy giờ.

    Hồi kết thúc:

    Cuối đời của Hideyoshi là 2 cuộc chinh phạt Triều Tiên thất bại (1592-94 và 1597-98), nhưng đó là một khoảng ko đáng chú ý lắm bằng việc tranh chấp ngôi vị sau đó. Hideyoshi đến mãi năm 1591 chỉ có một con trai Tsurumatsu nhưng lại mất bất ngờ vào tháng 9/1591. Hideyoshi phải trông cậy vào 2 người kế thừa đúng lý là em trai cùng mẹ Hidenaga và cháu trai Hidetsugu, vấn đề tranh chấp của họ được giải quyết nhanh chóng khi Hidenaga qua đời vì bạo bệnh cùng năm. Nhưng vấn đề lại nảy sinh khi đứa con thứ 2 của Hideyoshi, Toyotomi Hideyori ra đời và trước đó Hideyoshi đã trao chức Kampaku lại cho Hidetsugu, trở thành Taiko của Nhật Bản (Nhiếp chính về hưu). Hidetsugu phải bị đày và tự sát sau đó.

    Mùa hè năm 1598, Hideyoshi ngã bệnh và cho triệu 5 nhiếp chính (Tokugawa Ieyasu, Maeda Toshiie, Mori Terumoto, Ukita Hideie và Uesugi Kagekatsu) để gửi gắm con trai Hideyori mới 4 tuổi, hi vọng 5 người sẽ kiềm chế lẫn nhau. Đặc biệt, Hideyoshi trông cậy vào daimyo hùng mạnh của Kaga là Maeda Toshiie, cha vợ của mình, sẽ có thể ngăn cản Tokugawa Ieyasu nếu có ý đồ gì khác. Ngoài ra Hideyoshi còn đặt thêm 5 quản sự thượng thư ở kinh đô Kyoto lo việc nội trị, mà trong đó nổi nhất là Ishida Mitsunari. Mọi việc đã ổn thỏa , có vẻ như vậy trong mắt Hideyoshi, và Toyotomi Hideyoshi qua đời ngày 18 tháng 9 năm 1598.

    Từ một người nông dân bình thường, Toyotomi Hideyoshi đã vươn lên nhờ vào tài năng và tính quyết đoán để trở thành người định đoạt số phận của Nhật Bản. Thường được mô tả như một anh hùng, hơn là hình ảnh ác quỷ của Nobunaga, Hideyoshi rất khác biệt với các daimyo kiệt xuất như Takeda Shingen hay Uesugi Kenshin. Hideyoshi ko nổi trội trong lĩnh vực quân sự cũng như kinh tế, chỉ dựa vào tài ngoại giao bẩm sinh cùng với sự khôn khéo mà tạo lập nên một giang sơn vững chắc, một xã hội ổn định cho nhà Mạc sau này. Mặc dù vẫn có nhiều điều cần phải tranh cãi nhưng dù sao cũng ko thể phủ nhận đóng góp của Hideyoshi trong việc thay đổi Nhật Bản mãi mãi, bằng vào tài năng của một chàng trai bình thường của làng quê Nakamura tỉnh Owari.
    ----------------------------------------------------------------------

    Tokugawa Ieyasu-Shogun đầu tiên của nhà Mạc(1543-1616)


    Con trai nhà Matsudaira:

    Năm 1543, Matsudaira Hirotada đón chào đứa con trai trưởng của mình, Matsudaira Takechiyo, ra đời giữa lúc nhà Matsudaira đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Ở giữ tỉnh Mikawa nằm giữa 2 láng giềng hùng mạnh và hiếu chiến là nhà Oda tỉnh Owari và nhà Imagawa ở Suruga, Matsudaira Hirotada ko có nhiều khả năng để tự mình giữ lại cơ nghiệp, nên dần nghiêng về phía Imagawa Yoshimoto, giỏi ngoại giao hơn là Oda Nobuhide hiếu chiến. Oda Nobuhide đánh hơi được chuyện đó, liền đem binh xâm lược Mikawa lần nữa vào năm 1548, đẩy cho Matsudaira Hirotada chọn lựa duy nhất là nhờ Imagawa Yoshimoto viện trợ. Yoshimoto khôn ngoan (hay gian xảo), chỉ chịu xuất binh giúp nhà Matsudaira với điều kiện chịu gửi con trai 5 tuổi Takechiyo sang làm con tin ở Suruga. Hirotada, dù bị nhiều lời phản đối, đồng ý và dẫn đến việc vài thành viên nhà Matsudaira chạy về phe Oda Nobuhide. Nobuhide, có lẽ nhờ vào các hàng tướng này, biết chuyện giao dịch đó và cho người chặn đường cướp được chú bé Matsudaira Takechiyo, dùng uy hiếp Hirotada đầu hàng. Hirotada cứng cỏi từ chối, bảo rằng cái chết của con trai ông chỉ giúp cho thấy lòng trung thành với lời giao ước cũng như với nhà Imagawa. Oda Nobuhide rất ko vui, nhưng cũng ko làm gì Takechiyo cả cho đến khi qua đời năm 1549, cùng năm với Matsudaira Hirotada.

    Imagawa Yoshimoto tận dụng cơ hội 2 đối thủ của mình còn đang bối rối việc tang, lệnh cho chú mình là đại tướng Sessai tấn công các thành biên giới nhà Oda, bao vây được Oda Nobuhiro, con trưởng của Nobuhide, ở thành Anjo. Thay vì đẩy mạnh tấn công tiêu diệt Nobuhiro, Sessai gửi thư muốn dùng thành Anjo và mạng sống Nobuhiro để trao đồi lấy chú bé Matsudaira Takechiyo về Suruga. Oda Nobunaga, lúc này đang tạm thời nắm quyền ở Owari, ko còn chọn lựa nào khác là trả chú bé cho Sessai lui quân. Thế là trễ hơn 1 năm thì Matsudaira Takechiyo mới đến được Suruga. Nhà Matsudaira trở nên như rắn mất đầu và Imagawa Yoshimoto ko tốn nhiều thời gian lắm để đưa các tướng lĩnh của mình đến đồn trú tại các nơi hiểm yếu ở Mikawa, đem tỉnh Mikawa vào bản đồ của mình. Matsudaira Takechiyo sống nmột cuộc sống con tin dù ko tự tại lắm nhưng cũng khá thoải mái cùng với các hầu cận của mình (sau đều thành bộ tướng, trong đó có Ishikawa Kazumasa) đến khi đủ tuổi năm 1556 (14).

    Chư hầu ở Mikawa:

    Matsudaira Motoyasu (tên trưởng thành của Takechiyo) được tha về Mikawa để thấy một quê hương tiêu điều vì chiến tranh, các samurai chán nản vì thất bại. Motoyasu bắt đầu tổ chức lại quân đội, kinh tế của Mikawa, đồng thời kiếm một số chiến thắng cho tên tuổi của mình (trước nhà Oda) như trận Odaka, Motoyasu đã lừa đội quân bao vây thành Odaka dời đi rồi đem binh vào thành tiếp tế lương thực, giúp thành trì giữ vững được.

    Cùng lúc đó thì Imagawa Yoshimoto ko để ý đến Mikawa nữa mà chỉ lo kế hoạch đoạt danh hiệu Shogun cho mình và năm 1560, 20000 quân Imagawa được tập hợp để tiến vào Kyoto, để lại tỉnh nhà Suruga cho con trai Ujizane giữ. Lúc này, đại tướng Sessai đã mất nên Yoshimoto phải tự mình thống lãnh đội quân đông đảo đến Owari. Matsudaira Motoyasu được cử đem quân hạ thành Marune, nhờ đó tránh được trận chiến Okehazama, trận chiến dẫn đến cái chết của Yoshimoto cùng với sự suy yếu của nhà Imagawa và đưa Oda Nobunaga vào thế ko đối thủ ở trung Nhật. Cái chết của Imagawa Yoshimoto đã giải thoát Matsudaira Motoyasu khỏi sự khống chế của nhà Imagawa và lui binh về Mikawa.

    Vợ con của Motoyasu vẫn còn trong tay Imagawa Ujizane ở Suruga, và Motoyasu biết cách để giải quyết chuyện đó. Năm 1561, Motoyasu đem quân đánh chiếm thành Kaminojo của nhà Imagawa và nắm giữ trong tay 2 đứa con trai của nhà Udono, một gia tộc mạnh dưới trướng của nhà Imagawa mà giờ đây Ujizane có lẽ ko muốn mất sự ủng hộ của họ! Thế là Ujizane đành chấp nhận thả vợ con Motoyasu ra để đổi lại 2 đứa con trai của nhà Udono, và Motoyasu giờ thoải mái làm bất cứ việc gì mình thích như việc về phe Oda Nobunaga! Matsudaira Motoyasu bắt đầu tiến binh dọn dẹp các thành trì của Imagawa trong lãnh thổ tỉnh Mikawa của mình, chủ yếu là để chia cho các đại tướng dưới trướng, trong đó có Honda Tadakatsu và Ishikawa Kazumasa.

    Năm 1564, Motoyasu đem binh dẹp các Ikko-Ikki ở Mikawa và may mắn thoát chết khi bị một viên đạn bắn vỡ giáp nhưng ko bị thương! Năm 1566 thì Motoyasu đã hoàn thành việc thu hồi toàn bộ tỉnh Mikawa và đệ đơn xin triều đình (ở Kyoto) cho phép đổi tên là Tokugawa Ieyasu, cái tên sẽ chính thức đi vào lịch sử Nhật Bản!

    Mặc dù có chút tự do trong công việc nhưng nhà Tokugawa là một chư hầu chính thức của nhà Oda, đặc biệt là của Nobunaga vì thế nên đa phần các hành động của Ieyasu là vì Nobunaga. Nhưng trong đó ko có việc mở rộng sang phía đông (^_^), năm 1569, Ieyasu mở quân tiến qua định thu nốt phần đất còn lại của nhà Imagawa, sau khi đã đi đến một thỏa thuận với Takeda Shingen ở xứ Kai. Ujizane ko thể nào chống cự với 2 thiên tài quân sự này và tỉnh Totomi vào tay Ieyasu, còn Suruga vào tay Shingen. Lúc này dường như Ieyasu tiếc rẽ thỏa thuận trước đó, bắt đầu tỏ ra thù địch với Takeda Shingen như việc dời đô đến Hamamatsu, tỉnh Totomi, rồi sau còn bắt tay kiên minh với Uesugi Kenshin, kình địch của Shingen ở Echigo! Tokugawa Ieyasu sau đó phải đem quân sang giúp Nobunaga trong trận Anegawa trước liên quân Asai-Asakura, đến khi quay về thì đón nhận đợt tiến công của Takeda Shingen vào Totomi bắt đầu bằng việc để mất thành Futamata năm 1572. Lúc này Oda Nobunaga đang gần như bị bao vây với nhà Asai-Asakura ở phía bắc, các Ikko-Ikki ở Nagashino và Ishiyama Hongan-ji, têhm một kình địch từ phương đông (Takeda Shingen) sang nữa thì tức là báo tử cho Nobunaga! Vì vậy Nobunaga cố hết sức mình gửi một đội quân 3000 người sang cho Ieyasu đang phòng thủ ở Hamamatsu. Ieyasu ko còn chọn lựa nào là phải xông ra để liều chết cản đường của Takeda Shingen và trận chiến Mikata ga hara là một thát bại suýt chết cho Tokugawa Ieyasu nhưng là một thành công đáng kể cho Nobunaga và Takeda Shingen! Shingen cũng lui quân về, định bụng tiến quân vào mùa xuân ấm áp, nhưng chẳng may qua đời vào mùa hè năm 1573, Ieyasu giờ có thể ngủ yên chiếu vì Takeda Katsuyori ko thể nào sánh kịp cha mình!

    Năm 1574, Katsuyori cố gắng đánh chiếm được thành Taketenjin rồi bao vây thành Nagashino năm 1575. Ieyasu kêu gọi viện trợ từ Nobunaga và lần này, ko còn ai ở sau lưng, Nobunaga có thể đem toàn quân 30000 viện trợ, cùng với một số đại tướng trong đó có cả Toyotomi Hideyoshi, đẩy tổng quân số Oda-Tokugawa lên 38000 so với 14000 kỵ binh của nhà Takeda (các chiến binh samurai của Tokugawa luôn lấy kỹ năng bù cho số lượng ít ỏi của mình 8000)! Katsuyori sử dụng chiến thuật cũ rích của nhà Takeda mong cân bằng thế trận: giáp lá cà bằng kỵ binh! Nhưng Katsuyori ko biết rằng chiến tranh đã thay đổi! Kỵ binh Takeda đã cố băng qua vũng lầy trước mô đất đóng quân của Nobunaga và đội súng hỏa mai 3000 người của Nobunaga cho thấy làm sao họ đã tạo nên tên tuổi của mình: toàn quân Takeda bị bắn tan, những ai thoát được các loạt súng của pháo binh thì đều bị bộ binh của Nobunaga chém hạ, ngay cả quân trong thành Nagashino cũng xong ra tham gia cuộc đồ sát! Takeda Katsuyori chạy khỏi trận chiến với 4000 tàn binh, để lại trên chiến trường 16000 xác chết, trong đó có các đại tướng nhà Takeda (trong nhóm “Shingen nhị thập tứ tướng”) như Baba Yoshifusa, Yamagata Masakage, Naito Masatoyo… Nhà Takeda ko còn là một thế lực ở phương đông nữa!

    Năm 1579, con trưởng và vợ Tokugawa Ieyasu dính líu đến một âm mưu móc nối với Takeda Katsuyori. Dưới ảnh hưởng của Nobunaga, Ieyasu lệnh cho con trai tự sát và xử trảm vợ mình! Ieyasu chứng tỏ mình cũng là một daimyo tính khí thất thường, thỉnh thoảng tàn nhẫn như kình địch của mình khi trước, Takeda Shingen! Tokugawa Hidetada được phong làm thế tử, vì con thứ 2 đã cho Toyotomi Hideyoshi làm con nuôi!

    Năm 1582, Tokugawa Ieyasu đem quân trợ chiến Nobunaga trong chiến dịch cuối cùng tiêu diệt nhà Takeda với khoảng 70.000 quân! Các samurai của Shinano và Kai đã mất hết lòng tin vào daimyo của mình, dễ dàng bị liên quân Oda-Tokugawa-Hojo xé nát. Kai và Shinano rơi vào tay Oda Nobunaga còn Takeda Katsuyori thì tự sát trong bóng tối của ngọn Temmoku-zan, kết thúc triều đại từng một thời huy hoàng của nhà Takeda. Tokugawa Ieyasu được thưởng tỉnh Suruga, dường như ko xứng đáng lắm với công lao khó nhọc nhưng có còn hơn ko ^_^! Điều đó làm cho lãnh thổ Tokugawa giáp giới nhà Hojo do Ujimasa lãnh đạo, chiến tranh chưa kịp diễn ra thì Ieyasu đã đi đến đàm phán thành công với Ujimasa, nhờ vào một người bạn cũ từ hồi đi làm con tin ở Kumpu, Hojo Ujinori, em trai của Ujimasa.

    Ngày 20/6/1582, khi Akechi Mitsuhide tạo phản và giết Oda Nobunaga ở chùa Honno-ji thì Tokugawa Ieyasu đang ở Sakai gần thành Osaka. Akechi hiển nhiên biết Ieyasu là một mối hoạ trong tâm phúc, nên các đội binh được triển khai để chặn hết đường lối về Mikawa. Ieyasu, may mắn có trong tay ninja “quỷ” Hattori Hanzo phái Iga, được các ninja và ronin của vùng rừng núi tỉnh Iga hộ vệ về đến Mikawa an toàn! Sau đó, tận dụng sự tranh chấp ngôi kế vị ở Kyoto, Ieyasu đem quân xâm lấn Kai và Shinano, điều này làm cho Hojo Ujimasa lo ngại và cũng tiến quân vào Kai. Tokugawa Ieyasu lập tức điều đình bằng cách nhường một vài vùng của Kai và Shinano cho nhà Hojo, đồng thời gả con gái cho Hojo Ujinori để giữ hoà hiếu! Rồi khi giao tranh diễn ra giữa Shibata Katsuie và Toyotomi Hideyoshi, Ieyasu cố tránh bị lôi vào cuộc chiến khi từ chối đề nghị của Shibata, nhưng sau trận chiến Shizugatake 1583, Ieyasu biết mình ko thể sống lâu cùng với Hideyoshi.

    Khoảng thời gian nhàn hạ:

    Tokugawa Ieyasu tuyên bố sự ủng hộ con trái thứ 2 của Oda Nobunaga là Nobuo năm 1584, dẫn đến chiến dịch Komaki của Toyotomi Hideyoshi. Trận chiến thực sự duy nhất ở Nagakute là một chiến thắng cho tài cầm binh của Ieyasu với cái chết của 3 tướng nhà Ikeda, nhưng điều đó ko quyết định được gì! Oda Nobuo cuối cùng đi đến hòa ước với Hideyoshi buộc Ieyasu ko còn chọn lựa là phải thần phục Hideyoshi. Dù vậy, chiến dịch Komaki đã gieo vào Hideyoshi một sự nghi kỵ với Ieyasu và từ đó các chiến dịch quân sự của Hideyoshi được miễn cho nhà Tokugawa tham chiến! Năm 1585, Ishiyama Kazimasa, tướng lĩnh thân cận lâu năm của Ieyasu chạy về phe Hideyoshi, buộc Ieyasu phải thay đổi toàn bộ hệ thống quân sự, kinh tế của mình, mà người ta bảo rằng lấy trọn hệ thống nội trị của chủ nhân cũ ở xứ Kai, Takeda Shingen!

    Mặc dù được thung dung khá lâu nhưng cuối cùng Tokugawa Ieyasu cũng phải bước ra chiến trường với tư cách tiên phong khi Toyotomi Hideyoshi lệnh phát động “chiến dịch Odawara” tiêu diệt nhà Hojo, láng giềng lâu năm của Ieyasu, mặc dù Ieyasu có vẻ như đã cố khuyên ông bạn cứng đầu Ujimasa! Và 30000 quân Tokugawa tràn vào đồng bằng Kanto cùng với cánh quân của Uesugi Kagekatsu và Maeda Toshiie, nhanh chóng chiếm hết Kanto, hợp với đại quân bao vây thành Odawara. Trong cuộc vây thành-picnic này, Hideyoshi đã đề nghị một đề nghị-ko-thể-từ-chối là Ieyasu chuyển sang cai trị vùng Kanto sau khi nhà Hojo bị diệt trừ. Theo giấy tờ thì đó có vẻ lợi hơn khi rời “5 tỉnh Mikawa, Totomi, Suruga, Kai và Shinano” để đổi lấy “8 tỉnh Kanto” (đóng đô ở Edo, Tokyo ngày nay!) nhưng thực tế thì 3 tỉnh trong đó đã có chủ nhân hợp pháp rồi! Rõ ràng Hideyoshi muốn đẩy đối thủ nguy hiểm cho nền thống trị của nhà Toyotomi ra một nơi xa xôi, mặc dù giờ Ieyasu giàu nhất Nhật Bản với thu nhập 1000000 koku/năm (1 koku tương đương lượng lương thực cho 1 người đàn ông ăn 1 năm) nhưng bị hạn chế đằng sau dãy núi Hakone nếu bội phản.

    Sau đó, Ieyasu còn tham gia vào 2 chiến dịch chinh phục Triều Tiên với tư cách quân sư của Hideyoshi nhưng có vẻ như Hideyoshi chỉ muốn giữ đối thủ nguy hiểm này ở bên cạnh khi mình đi xa thôi!

    Chiến dịch Sekigahara:

    Năm 1598, Tokugawa Ieyasu được gọi đến bên giường của Hideyoshi để phong làm 1 trong 5 nhiếp chính (cùng với Maeda Toshiie, Uesugi Kagekatsu, Mori Terumoto và Ukita Hideie) cho con trai 4 tuổi Toyotomi Hideyori đến khi Hideyori trưởng thành.
    Nhưng ngay khi Hideyoshi qua đời vào tháng 12/1598, Ieyasu lập tức liên minh với các gia tộc như nhà Date, Mogami ở phía đông, Ikeda, Asano ở phía tây để chống lại các nhếip chính khác bằng việc chiếm thành Fushimi rồi thành Osaka. Các thế lực chống đối Tokugawa Ieyasu tập trung lại dưới cờ của Ishida Mitsunari gọi là Tây Quân với lực lượng chính là nhà Mori của vùng Chugoku. Ieyasu cũng thành lập được Đông Quân để chuẩn bị chiến tranh (trong đó có Kato ở đảo Kyushu, Hosokawa ở vùng kinh đô).

    Ishida Mitsunari trông cậy vào Uesugi Kagekatsu để cầm chân quân Tokugawa càng lâu càng tốt để rảnh tay thu phục hết vùng kinh đô (vùng trung Nhật quanh Kyoto) nhưng chính Kagekatsu mới là người bị cầm chân bởi Date Masamune cùng với đồng minh Mogami ở tỉnh Dewa và Mutsu tháng 8/1600. Điều đó giúp Tokugawa Ieyasu có thời gian để tập hợp quân đội ở thành Edo và tiến về kinh đô Kyoto vào tháng 10/1600. Trong khi đó, Ishida Mitsunari cố gắng thu phục thành Fushimi nhưng bị một đội quân Samurai vài trăm người quyết tử để phòng thủ làm cho chậm trễ việc tiến quân. Ko những vậy, đạo quân 15000 người bao vây nhà Hosokawa ở Inaba ko đủ nhanh để quay về kịp (thực tế là do tướng lãnh đạo kính trọng Hosokawa Fujitaka, một học giả nổi tiếng, nên cố ý chậm trễ). Về phía mình, Ieyasu cũng ko có toàn lực vì con trai Hidetada đang cầm 36000 quân vây thành Ueda ở Shinano chưa về. Nhưng 2 bên vẫn phải gặp nhau ở Sekigahara sáng ngày 21/10/1600.

    May mắn cho Tokugawa Ieyasu, Tây Quân chưa bao giờ là một lực lượng thống nhất, nhờ vào tính tình tệ hại của Ishida Mitsunari, vì vậy khi trận chiến diễn ra trong sương mù thì toàn quân nhà Mori (chủ lực của Tây Quân) do Kikkawa Tsunie lãnh đạo chỉ đứng ngoài bất động vì trước đó Mitsunari đã sỉ nhục Mori Terumoto, làm cho Kikkawa Tsunie quyết định thỏa thuận riêng với Ieyasu! Và khi sương mù tan, Kobayakawa Hideaki với 16000 quân đóng trên núi Matsuo, thay vì tấn công Đông Quân lại đem binh xông vào “thủ lĩnh” của mình: Ishida Mitsunari! Trận chiến đã có kết quả, ko phải nhờ tài cầm quân hay binh sĩ của Tokugawa mà nhờ vào một liên minh tệ hại do Ishida kiến lập! Ishida cùng tùy tùng chạy thoát nhưng bị bắt và xử trảm ở Kyoto vài ngày sau, trong đó có quân sư của nhà Mori: Ankokuji Ekei (vì đã khuyên Mori Terumoto về phe Tây Quân)!

    Trận chiến Sekigahara đã đưa Tokugawa Ieyasu thành người thống trị duy nhất của Nhật Bản, ngoài ra nó còn dẫn đến sự hưng thịnh hay suy sụp của các gia tộc tùy theo họ về phe nào trong chiến dịch! Ví dụ như nhà Mori bị tước một phần lãnh thổ làm giảm thu nhập từ 1200000 koku/năm xuống còn 370000 koku/năm để ban cho Maeda Toshinaga vùng đất với thu nhập 360000 koku/năm, nhà Maeda trở thành lãnh chúa giàu thứ 2 Nhật Bản chỉ sau Ieyasu; nhà Shimau ở đảo Kyushu ko bị phạt gì cả, còn nhà Chosokabe, Ukita, Miyabe thì bị tước hết lãnh thổ! Giờ chỉ còn có Toyotomi Hideyori trong toà thành vĩ đại Osaka là đủ mạnh để quấy rối Tokugawa Ieyasu.

    Shogunate Tokugawa:

    Năm 1603, Nhật Hoàng ban cho Tokugawa Ieyasu danh hiệu Shogun, 1 phần nhờ vào “dòng dõi Minamoto” mà Ieyasu lúc nào cũng tuyên bố! Sau đó, vị tân Shogun lui về Sumpu để sửa sang việc chính trị ở các tỉnh cũ của mình như Mikawa, Suruga và truyền ngôi Shogun cho con trai Hidetada năm 1605. Đến năm 1611, Ieyasu đem 50000 quân về Kyoto nhân dịp Nhật Hoàng Go-Yozei nhường ngôi cho thái tử Go-Mizonoo, đồng thời triệu tập các chư hầu ở miền tây Nhật ký tên vào “bản tam ước“ hứa trung thành với Edo (tức nhà Tokugawa, ko trung thành với Nhật Hoàng ở Kyoto). Sau đó, Ieyasu thảo bản Kuge Shohatto giới hạn quyền tổ chức lễ hội và nghệ thuật của các lãnh chúa năm 1613 rồi đến năm 1615 thì ban hành bản Buke Shohatto quy định bộ luật nhà Mạc. Để giữ vững triều đại thống trị của nhà Mạc (Tokugawa), Ieyasu cuối cùng ban hành lệnh Trục Xuất Đạo Thiên Chúa hoàn chỉnh, theo đó, bất cứ phần tử sùng đạo Thiên Chúa đều phải rời khỏi Nhật Bản (trong đó nổi tiếng có Takayama Ukon, đại tướng của Hideyoshi).

    Giờ chỉ còn một trở ngại cho Ieyasu, Toyotomi Hideyori vẫn còn yên vị ở thành Osaka. Mặc dù có vẻ như Hideyori ko có ý định nào về việc tạo phản nhưng Ieyasu ko cho phép sự mạo hiểm nào tồn tạo trong triều đại nhà Tokugawa nhất là khi Ieyasu giờ đã già rồi. Hideyori lập tức chiêu tập ngay được một đội quân Ronin (samurai vô chủ), nhờ vào danh tiếng của cha mình cùng với lệnh ngăn cấm các lãnh chúa thu phục Ronin của Ieyasu (trong số này có nhiều danh tướng và samurai nổi tiếng)! Chiến dịch “Osaka mùa Đông” ko thu được kết quả tốt khi quân Tokugawa bị chống cự ác liệt. Ieyasu bèn dùng thám tử (đặc biệt là các ninja Iga trong đội quân của Ieyasu) dò ra vị trí phòng của phu nhân Yodo (mẹ Hideyori, con gái phu nhân Oichi) và nã đại bác vào khu vực đó của lâu đài Osaka. Hideyori phải đàm phán và Ieyasu đồng ý, giả vờ lui quân nhưng thật ra lệnh cho Honda Masazumi lấp hào nước quanh thành Osaka. Hideyori buộc phải đánh nhau và trận chiến Tennoji diễn ra ác liệt với sự chiến đấu ngoan cường của các samurai nhà Toyotomi, trận chiến ghi dấu samurai nổi tiếng Sanada Yukimura, xông tới tận trước ngựa của “ông già” Ieyasu rồi mới bị đánh lui và tự sát! Thành Osaka gần như bị phá huỷ hoàn toàn khi quân Tokugawa tràn vào, còn Toyotomi Hideyori cùng mẹ tự sát. Ieyasu ko cho phép mầm hoạ nào còn tồn tại nên con trai 2 tuổi của Hideyori bị đưa ra pháp trường!

    Tokugawa Ieyasu nhanh chóng ngã bệnh sau chiến dịch “Osaka mùa Hè” và qua đời. Nhưng ko như Toyotomi Hideyoshi, Ieyasu qua đời để lại một sự vững chắc cho nền móng của nhà Mạc (Tokugawa) với 3 chi hệ ở tỉnh Kii, Owari và Mino, sẽ sẵn sàng có một người kế vị ngôi Shogun nếu dòng chính ở thành Edo ko có con trai. Các daimyo của Nhật giờ đa phần thích sống trong nhung lụa, chán cảnh chiến tranh nên họ ko còn đe doạ gì cho nhà Mạc ngày càng vững chắc. Nhưng nhà Mạc cũng là triều đại độc đoán nhất khi mọi hành vi của con người trong xã hội đều có quy định chi tiết, còn các daimyo thì cũng chịu sự chi phối trực tiếp của triều đình nhà Mạc cho đến tận khi shogun thứ 3 Iemitsu qua đời năm 1651. Ít ra, nhà Mạc cũng sẽ giữ cho nước Nhật hoà bình hơn 200 năm!

    Hiếm có thủ lĩnh nào của Nhật khó đánh giá như Tokugawa Ieyasu. Một cuộc đời chinh chiến anh hùng với nhiều thăng trầm, lại còn bức tử con trưởng cùng vợ mình. Nhưng có khi lại rất chân thành l lắng cho gia đình như việc chăm sóc cháu gái (góa phụ của Toyotomi Hideyori!) tận tình làm người ta cũng cảm động. Ieyasu còn tỏ ra khá thương cảm với các chết của kẻ thù mà mình từng gọi là thằng ngốc: Takeda Katsuyori, lại còn che chở cho các tướng lĩnh nhà Takeda tránh khỏi sự trừng phạt của Oda Nobunaga. Ieyasu còn được miêu tả là rất phân minh, ko quên chỉ một câu chửi của kẻ tù nhân hồi mình còn nhỏ đến một người bạn tình nghĩa, chưa bao giờ để một tướng lĩnh dưới trướng ko được thưởng công. Ieyasu là điển hình của các Samurai cổ điển tỉnh Mikawa, ko ưa việc chơi bời hát xướng, dành hết thời gian rảnh cho việc săn bắn và bơi lội.
    Là một chàng trai trẻ hiếu thắng và một ông già trầm tĩnh, Tokugawa Ieyasu ko phải lúc nào cũng chiến thắng như Uesugi Kenshin mà luôn thắng những trận chiến có bước ngoặt lớn. Cuối cùng, công lao của Ieyasu tạo cho nước Nhật một thời đại mới được đền bù bằng cách trở thành vị thần Mặt Trời của phương Đông: To-sho-gu!

    ----------------------------------------------------------------------

    Shimazu Yoshihisa(1533-1611)-chủ nhân đảo Kyushu


    Cha của Shimazu Yoshihisa là Takahisa, một trong các daimyo của tỉnh Satsuma, người đã dành hết cuộc đời để chiến đấu cho quyền độc lập của nhà Shimazu ở Satsuma. Lên nối nghiệp cha năm 1566, Yoshihisa tiếp tục cuộc chiến của gia tộc mình với các daimyo khác của Satsuma và cuối cùng làm chủ cả 2 tỉnh Satsuma và Osumi. Sau khi kết nạp thêm 2 chư hầu mạnh mẽ là nhà Ikiri-in (nhà ngoại của Yoshihisa) và Togo, Shimazu Yoshihisa bắt đầu quay sang láng giềng nguy hiểm của mình: Ito Yoshisuke.

    Nhà Ito kiểm soát nửa nam tỉnh Hyuga, nằm kề biên giới tỉnh Osumi, là một mối đe doạ lớn cho biên giới nhà Shimazu. Nhà Ito cũng cảm thấy ko yên tâm về daimyo mới lên này, kết quả là trận chiến Kizakihara diễn ra với chiến thắng của 300 samurai nhà Shimzau trước 3000 quân Ito năm 1572! Trận thua đó đã đưa nhà Ito hùng mạnh vào thế bị động và năm 1576, Shimzau Yoshihisa cùng các em trai dẫn 6000 quân tấn công vào tỉnh Hyuga, đánh bại Ito Yoshisuke 2 trận lớn ở Takabaru (1577) và Kamiya (1578). Ito Yoshisuke phải dẫn gia tộc chạy lên phía bắc cầu viện nhà Otomo, đang nắm chức Kyushu-Kanrei và một lãnh thổ rộng lớn cùng đội quân đông đảo.

    Otomo Sorin cùng con trai, Yoshimune, liền khởi quân tiến xuống phía nam tỉnh Hyuga, chiếm lấy thành biên giới Matsuo. 2 cha con Otomo ở lại thành Matsuo, lệnh cho đại tướng Tawara lãnh đại binh tiến tới. Tawara tấn công đến thành Takajo năm 1578, do Shimazu Iehisa-em trai Yoshihisa giữ, và gặp sự chống cự dữ dội của Iehisa. Shimazu Yoshihisa lập tức triệu tập hết gia tộc Shimazu cùng chư hầu được 30000 quân tiến đến cứu thành Takajo, chạm trán với hơn 60000 quân của nhà Otomo do Tawara thống lãnh. Trận chiến Mimigawa diễn ra vô cùng ác liệt: vài tướng lĩnh nhà Shimazu hi sinh ngay khi quân Otomo tiến công, đánh sát đến dưới cờ của Yoshihisa. Yoshihisa, chứng tỏ tài lãnh đạo của mình, trấn an binh sĩ, ra sức cầm cự ko để quân Otomo tiến thêm một bước nào nữa, rồi ra lệnh cho 2 cánh vòng ra kẹp quân Otomo lại. Shimazu Iehisa lúc đó cũng mở thành Takajo xông ra trợ chiến, các samurai nhà Shimazu nhanh chóng biến trận chiến thành một cuộc truy sát, quân Otomo quăng giáp cuốn cờ trốn chạy, hàng ngàn người ngã xuống sông chết. Với hơn 20000 chiến binh Otomo đã hi sinh trong trận Mimigawa, nhà Otomo ko còn thế lực hùng mạnh một thời do chính Otomo Sorin kiến tạo nữa. Với sự suy yếu trầm trọng đó của nhà Otomo, Shimazu Yoshihisa ko lo lắng gì, ký hòa ước với Otomo Sorin, để rảnh tay mở rộng lãnh thổ, đầu tiên là tỉnh Higo (bên trái tỉnh Hyuga) với sự quy thuận nhanh chóng của các daimyo nhỏ ở đây.

    Nhưng ko chỉ nhà Shimazu hưng thịnh nhờ sự suy sụp của nhà Otomo (mặc dù chính họ gây ra sự suy sụp đó ^_^), mà nhà Ryuzoji ở tỉnh Echizen, phía bắc đảo Kyushu, cũng bắt đầu nổi lên chiếm các quận còn lại của tỉnh Higo, chạm trán với nhà Shimazu. Ryuzoji Takanobu thống lãnh nhà Ryuzoji tiêu diệt các daimyo nhỏ của tỉnh Hizen, chỉ còn nhà Arima tồn tại. Arima Harunobu đã cầu viện các tu sĩ truyền giáo Bồ Đào Nha để có sự hỗ trợ của họ là súng hỏa mai, cầm cự được với nhà Ryuzoji một thời gian, đến cuối cùng đành phải gửi thư cầu viện Shimazu Yoshihisa! Yoshihisa lúc này đang bận giao tranh với nhà Ryuzoji tại tỉnh Higo, ko thể giúp được gì. Mãi đến khi Arima Harunobu bị đánh lui đến mức chỉ còn một dải đất nhỏ với một thành phố cảng thì Yoshihisa mới có thể gửi viện binh đến: 2000 samurai do đại tướng Iehisa, em trai Yoshihisa lãnh đạo. Tháng 5/1584, Ryuzoji Takanobu đích thân thống lĩnh 20000 quân tấn công để tiêu diệt hoàn toàn nhà Arima. Trận chiến Okinawate chứng tỏ cho cả nước Nhật thấy một lần nữa: các samurai nhà Shimazu là những chiến binh dũng mãnh nhất Nhật Bản, với 3000 samurai (Shimazu 2000 + Arima 1000) đánh bại 20000 quân Ryuzoji, giết chết cả Ryuzoji Takanobu cùng các đại tướng nhà Ryuzoji! Nhà Ryuzoji coi như chấm hết khi người kế vị Ryuzoji Masaie ký hòa ước xin giao nộp các vùng đất chiếm được ở tỉnh Higo cho nhà Shimazu, một điều mà Yoshihisa ưng thuận để tiêu diệt đối thủ cuối cùng của mình, nhà Otomo ở tỉnh Bungo!

    Otomo Sorin, già nhưng chưa lẫn, dùng kế sách cuối cùng: đích thân đến thành Osaka cầu viện Kampaku của Nhật Bản bấy giờ là Toyotomi Hideyoshi! Hideyoshi, vừa mới chiếm đảo Shikoku năm ngoái, liền ra lệnh cho Shimazu Yoshihisa ko được tiếp tục gây hấn với nhà Otomo nữa. Yoshihisa, có vẻ như hơi kiêu hãnh, thoái thác và còn kể ra trong thư về dòng họ samurai quý tộc của mình, chê bai Hideyoshi xuất thân nghèo hèn! Hideyoshi có quá đủ cớ để gây chiến, trước hết lệnh cho Chosokabe Motochika cùng với Sengoku Hidehisa, đang đóng quân trên đảo Shikoku, đem quân đổ bộ lên đảo Kyushu viện trợ cho nhà Otomo. Mặc dù được lệnh ngồi yên cầm cự chờ đại quân đến nhưng Sengoku nằng nặc đòi dẫn quân tấn công, chiếm lại một số thành trì của nhà Otomo, bất chấp sự can ngăn của Chosokabe. Có vẻ như Yoshihisa lui quân về để nghỉ ngơi nhưng ngay lập tức nhận biết hành động của Otomo cùng đồng minh, dẫn đại quân quay trở lại tấn công, đánh bại quân đồng minh trong trận chiến Hetsugigawa. Chosokabe và Sengoku, thiệt hại quân lực khá nhiều, nhổ neo quay về đảo Shikoku, bỏ lại thành Funai bơ vơ, dễ dàng rơi vào tay Shimazu Yoshihisa. Giờ đây, Shimazu Yoshihisa là chủ nhân đảo Kyushu!

    Điều đó ko kéo dài lâu. 20/1/1587, đại tướng Hashiba (hay Toyotomi) Hidenaga, em trai cùng mẹ của Toyotomi Hideyoshi, đem 60000 quân đổ bộ lên đảo Kyushu cùng với đại tướng nhà Mori, Kobayakawa Takakage và 90000 quân, rồi sau đó là thêm 30000 quân của Hideyoshi đổ bộ vào tháng 2/1587. Nhà Shimazu ko thể nào đương cự với lực lượng khổng lồ này, phải lui binh liên tục về phía nam đảo Kyushu. Quân Toyotomi-Mori tiến chậm chạp dến tận tháng 6/1587 mới đến miền nam mặc dù hầu như ko gặp sự kháng cự nào của quân Shimazu, ngoại trừ một đợt quyết tử của samurai nhà Shimazu trên bờ sông Sendai vào ngày 6/6. Ngày 14/6/1587, Shimazu Yoshihisa chọn lựa đúng đắn, xuống tóc và đến trại của Hideyoshi quy hàng. Hideyoshi khá rộng rãi (mặc dù có lẽ là vì muốn dùng lực lượng hùng mạnh trên Kyushu cho chiến dịch chinh phục Triều Tiên) tha mạng cho Yoshihisa, cho nhà Shimazu được giữ lại tỉnh Satsuma, Osumi và nửa nam tỉnh Hyuga với điều kiện Yoshihisa phải nhường ngôi Daimyo cho em trai Yoshihiro. Yoshihisa nhanh chóng thực hiện và quy y ngã Phật với pháp danh Ryuhaku, trải qua cuộc đời nhàn hạ đến năm 1611 mới mất, mặc dù phải chứng kiến gia tộc mình bại trận một lần nữa trong chiến dịch Sekigahara 1600 (chưa giao chiến gì nhiều chỉ vì phe Tây Quân đã bại trên đảo Honshu; may mắn là Tokugawa Ieyasu ko trừng phạt gì nhà Shimazu như một số gia tộc ủng hộ Tây Quân).

    Shimazu Yoshihisa đã dành trọn cuộc đời mình chiến đấu cho gia tộc Shimazu với những chiến công đáng nể, đưa nhà Shimazu lên ngôi bá chủ đảo Kyushu (ko lâu lắm ^_^). Mặc dù ko phải là một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng nhưng Shimazu Yoshihisa đã kết hợp được tài dùng binh của các đại tướng nhà Shimazu (có các em trai ông như Yoshihiro, Iehisa, Toshihisa) với sự dũng mãnh thiện chiến của các samurai tỉnh Satsuma (do các tướng như Ijuin Tadamune, Niiro Tadamoto, Uwai Akitane dẫn đầu), điều đó thể hiện bản lĩnh thực sự của Yoshihisa với tư cách một daimyo.

    Yamanaka Yukimori(1545-1578)-Samurai Huyền Thoại Nguyệt Thực


    Ra đời với cái tên Shikanosuke vào đúng đêm nguyệt thực, Yamanaka Yukimori được cho là “con của mặt trăng” với sự dũng mãnh bẩm sinh, chém hạ đối thủ đầu tiên năm 13 tuổi. Trở thành thuộc hạ của nhà Amako, tỉnh Izumo, Yukimori đối diện với một sự suy sụp của gia chủ mình khi daimyo kiệt xuất Mori Motonari tấn công lấn chiếm dần lãnh thổ của nhà Amako. Yukimori cố sức giúp gia chủ mình khôi phục quyền lực bằng sự dũng mãnh trên chiến trường nhưng ko được nhiều thành công lắm.

    Năm 1565, danh tiếng của Yukimori đã lan rộng đến nỗi khi thành Gassan-Toda, kinh đô nhà Amako, bị quân Mori bao vây thì một tướng nhà Mori là Shinagawa Daisen thách Yukimori đấu 1-chọi-1. Trận chiến diễn ra nhanh chóng, Yukimori chộp lấy đối thủ của mình, cắt lấy thủ cấp giơ lên trước ba quân “Hươu đã giết sói!” (từ “shika” trong tên “Shikanosuke” còn có nghĩa là “con hươu”, và Daisen thì cố tình đổi tên là “sói”-okami để trêu Yukimori!!)

    Dù vậy thành Gassan-Toda cũng phải đầu hàng vào năm sau, nhà Amako coi như bị tiêu diệt. Nhưng cuộc chiến của Yamanaka Yukimori cẫn chưa kết thúc khi Yukimori thuyết phục được chú (họ) của daimyo Amako là Amako Katsuhisa bỏ việc tu hành, hoàn tục để khôi phục nhà Amako. Và thế là từ năm 1568, 2 chủ tớ tổ chức các lực lượng chống đối quấy phá trong tỉnh Izumo, gây ra mối thù với đại tướng Kikkawa Motoharu tài ba (con trai của Mori Motonari).

    Năm 1577, Oda Nobunaga tổ chức chiến dịch tiêu diệt nhà Mori với 2 tướng lãnh đạo là Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi và Akechi Mitsuhide. Mặc dù có vẻ như ko hoà lắm với Nobunaga, Yamanaka Yukimori và Amako Katsuhisa cũng cố để tham gia vào chiến dịch với Hideyoshi. Sau khi lấy thành Kozuki từ tay Bessho, Ukita Naoie ở tỉnh Bizen (đồng minh của nhà Mori) đem binh tiếp viện, may mà Yukimori đánh lui được, lấy lại thành Kozuki. Hideyoshi giao thành Kozuki cho Yukimori và Amako Katsuhisa giữ, rồi đem binh quay về bao vây thành Miki.

    Mori Terumoto, có vẻ như nổi giận vì sự hiện hiện của nhà Amako ở thành Kozuki (có lẽ là do Kikkawa Motoharu xúi bẩy ^_^), dẫn 30000 quân tấn công thành Kozuki. Hideyoshi dù đang bận vây thành Miki nhưng vẫn cố gửi viện binh đến Kozuki. Nobunaga bỗng gửi lệnh cho Hideyoshi tập trung vào chiến dịch của mình, mặc kệ thành Kozuki tự sinh tự diệt! Bị áp đảo về quân số, bỏ rơi bởi đồng minh, thành Kozuki đầu hàng và Amako Katsuhisa tự sát. Yamanaka Yukimori được tha và cho giữ một vùng nhỏ ở tận phía tây vùng Chugoku nhưng bị giết khi trên đường đến đó bởi tay kẻ thù cũ ở Izumo là Kikkawa Motoharu!

    Yamanaka Yukimori là một samurai nổi danh trong thế kỷ 16 ko chỉ nhờ vào võ nghệ và dũng khí trên chiến trường mà còn nhờ vào lòng trung thành và tận tụy của mình với gia chủ Amako. Việc đầu hàng ở Kozuki mặc dù có giảm chút danh tiếng cua Yukimori nhưng ko thể lu mờ hình ảnh của chàng “samurai dưới ánh trăng lưỡi liềm”!
    ----------------------------------------------------------------------

    Akechi Mitsuhide(1526-1582)-Thi Sĩ Samurai


    Là con trai của Akechi Mitsukuni ở tỉnh Mino, Akechi Mitsuhide trước theo lao động đường phố nhà Saito ở tỉnh Mino rồi sau theo nhà Asakura ở tỉnh Echizen khi nhà Saito bị Oda Nobunaga diệt. Năm 1566, vì Asakura Yoshikage cuối cùng ko thể giúp Shogun-lang-thang Ashikaga Yoshiaki nên Akechi Mitsuhide theo lao động đường phố Yoshiaki, trở thành hộ vệ-người truyền tin cho Yoshiaki. Sau khi Yoshiaki được Oda Nobunaga chấp nhận hỗ trợ thì Akechi Mitsuhide hiển nhiên thành một tướng dưới trướng Nobunaga, nhanh chóng chứng tỏ tài năng lãnh đạo của mình và được Nobunaga trọng dụng.

    Năm 1577, khi tuyên chiến với nhà Mori và mở chiến dịch xâm lược vùng Chugoku, Oda Nobunaga lệnh 2 đại tướng đắc lực của mình là Akechi Mitsuhide và Hashiba (hay Toyotomi) Hideyoshi lãnh đạo 2 cánh quân chủ lực. Akechi được giao cánh quân phía bắc, tiến theo bờ biển bắc của vùng Chugoku, chiếm tỉnh Tamba và Tango. Đồng thời một sự kiện được cho là nảy mối hiềm khích giữa Mitsuhide và Nobunaga diễn ra: sau khi Mitsuhide thuyết phục nhà Hatano tỉnh Tamba đầu hàng và đưa 2 thủ lĩnh của họ về kinh đô Kyoto, Nobunaga bỗng ra lệnh chém 2 người! Nhà Hatano giận dữ vì sự tráo trở này, làm cách nào đó bắt được mẹ của Akechi Mitsuhide và hành hạ bà ta đến chết! (nhưng dường như điều đó có vẻ hơi bất thường nên ta có thể coi đó như là một sử liệu để tham khảo hơn là sự thật) Có vẻ như Nobunaga ko thích đại tướng đắc lực của mình vì tài làm thơ của Mitsuhide và đặc biệt còn công khai chỉ trích nhiều lần, có lẽ vì chiến dịch xâm lược khu bắc Chugoku ko thành công của Mitsuhide, hoặc là Mitsuhide vốn thù Nobunaga từ khi Nobunaga tiêu diệt chủ nhân cũ của mình là nhà Asakura ở tỉnh Echizen; nhưng có thể chắc chắn một điều là 2 người ko thể ưa gì nhau được.

    Năm 1582, Hashiba Hideyoshi cầu viện binh khi phải đối diện với toàn quân nhà Mori. Oda Nobunaga lập tức lệnh cho tất cả các tướng lĩnh của vùng cận kinh đô Kyoto cất bản bộ binh đi viện trợHideyoshi, trong đó có 10000 quân của Akechi Mitsuhide. Cuộc chuyển binh làm cho 2000 quân hộ vệ thường trực của Nobunaga chỉ còn 100 người. Và ngày 20/6/1582, khi Nobunaga đang ở chùa Honno-ji, Akechi Mitsuhide đem binh bao vây và giết chết Nobunaga! Sau đó, Mitsuhide lập tức giết hết tất cả họ hàng của Nobunaga trong phạm vi cho phép, thậm chí đốt hạ thành Azuchi, rồi tự lập làm Shogun! Điều đó có lẽ ko đem lại tiếng tốt gì nên ko có gia tộc nào ở kinh đô ủng hộ Mitsuhide cả. Ko may cho Mitsuhide, trông mong cuối cùng của Mitsuhide, là nhà Mori sẽ giữ chân được Hashiba Hideyoshi đủ lâu cho mình củng cố thế lực, tan thành may khói khi người mang tin cái chết của Nobunaga đến tỉnh Bitchu và bị Hideyoshi bắt được. Hideyoshi hành quân mau chóng về Kyoto sau khi hòa đàm với Mori Terumoto và 2 bên gặp nhau tại Yamazaki ngày 2/71582. Akechi Mitsuhide đại bại và bỏ chạy nhưng bị giặc cướp bắt được, đánh đến chết, trở thành Shogun-13-ngày!

    Có lẽ Akechi Mitsuhide sẽ trở thành 1 trong những người nổi tiếng nhất của lịch sử Nhật Bản nếu ko phản phúc vào cuối cùng. Với tài năng cả trong quân sự và chính trị, Mitsuhide hoàn toàn có thể đối chọi với Toyotomi Hideyoshi và thậm chí cả với Tokugawa Ieyasu tài ba, lập nên một trang sử riêng vẻ vang cho mình. Nhưng cuối cùng, Mitsuhide qua đời trong cảnh trốn chạy, với tư thế một phản thần, để lại một bí mật lớn về nguyên nhân chính xác tại sao lại tấn công Nobunaga cũng như Mitsuhide đã định làm gì sau đó!

    Shibata Katsuie(1530-1583)-Đại Tướng Trung Thành Của Nobunaga


    Ngay từ lúc còn trẻ, Shibata Katsuie đã là một tướng lĩnh của nhà Oda, thậm chí từng hợp mưu tạo phản với em trai của Oda Nobunaga là Nobuyuki và tướng Hayashi, nhưng có lẽ vì sợ suy yếu nhà Oda nên Nobunaga đã tha cho Shibata Katsuie. Và có lẽ cũng chính từ điều này mà Shibata Katsuie dường như là một trung thần nhất mực của nhà Oda, đặc biệt là của Nobunaga, đến ngày cuối đời!

    Bắt đầu từ những ngày Oda Nobunaga chỉ mới là một daimyo của tỉnh Owari, Shibata Katsuie luôn là một đại tướng quan trọng của Nobunaga, tham gia nhiều trận chiến như trận Okehazama (với Imagawa Yoshimoto) và các trận chiến với nhà Saito tỉnh Mino. Đến năm 1567, Katsuie được giao trách nhiệm quan trọng là lãnh quân đi tiên phong dẹp 2 gia tộc Miyoshi và Matsunaga để mở đường cho Nobunaga đưa shogun-bù-nhìn Ashikaga Yoshiaki về kinh đô Kyoto. Năm 1570, Katsuie lại thể hiện mình trong trận chiến giữ thành Chokoji: với chỉ 400 quân, Katsuie quyết tử tấn công hơn 4000 quân của Rokkaku, ác liệt đến nỗi Rokkaku phải kui binh!

    Sau khi nhà Asai và Asakura đều bị tiêu diệt vào năm 1573, Katsuie được giao cho giữ tỉnh Echizen của nhà Asakura, rồi còn được ban thưởng công nương Oichi, em gái của Nobunaga, làm vợ. Chính xác mà nói thì phải là Nobunaga “trả lại vợ” cho Katsuie vì 2 người vốn đã kết hôn, nhưng vì lí do ngoại giao, năm 1563 Nobunaga đã “đòi” Oichi lại để gả cho Saito Nagamasa, chủ nhân tỉnh Mino, mà sau này bị chính Nobunaga giết chết năm 1573! (Có lẽ vì điều “thiệt thòi” này mà Nobunaga đặc biệt ưu đãi Katsuie chăng? ^_^)

    Ở tỉnh Echizen, Katsuie chỉ có chút nghỉ ngơi sau khi đóng bản doanh ở thành Kita-no-sho rồi phải đánh dẹp cái chiến binh Ikko-Ikki từ Hongan-ji, và còn phải đem binh trợ giúp Nobunaga (hay chính xác hơn là trợ giúp Tokugawa Ieyasu) trong trận chiến Nagashino (1575) nổi tiếng. Năm 1577, cùng với Maeda Toshiie và Sassa Narimasa, Katsuie lãnh quân tiến lên phía bắc, thâm nhập vào tỉnh Kaga, đánh bại lực lượng “dân quân tự vệ sùng tín” Ikko-Ikki ở đây, nhưng rồi bị chặn lại bởi “con rồng Echigo”, Uesugi Kenshin và các samurai thiện chiến của tỉnh Echigo! Shibata Katsuie được “vinh hạnh có mặt” trong trận đại bại Tedorigawa trước Kenshin (^_^) và bắt đầu chuỗi giao tranh giữa Katsuie với nhà Uesugi, may mắn là Uesugi Kenshin đã qua đời năm 1578 sau trận Tedorigawa! Đáng chú ý là từ khi nhận lãnh thổ riêng là tỉnh Echizen năm 1573, Shibata Katsuie chưa bao giờ bị thuyên chuyển đi vòng vòng các tỉnh khác như hầu hết các tướn lĩnh của Nobunaga được đất phong! Có lẽ cũng vì Nobunaga tin tưởng tài năng của Katsuie để giữ yên mặt bắc chống lại nhà Uesugi hoặc là Nobunaga đặc biệt ưu ái “em rể” mình (mặc dù đã giết ko nương tay “ông em rể hờ” là Saito Nagamasa ^_^). Nhà Uesugi rơi vào nội chiến giành quyền kế vị đến khi Uesugi Kagekatsu lập lại được ổn định thì Shibata Katsuie, Maeda Toshiie và Sassa Narimasa đã chiếm trọn tỉnh Etchu tiến sát biên giới tỉnh Echigo năm 1581.

    Ngày 18/6/1582, Shibata Katsuie chiếm được thành Uzu từ tay nhà Uesugi, làm dấy động quân Uesugi, thế là Katsuie bị kẹt với cuộc chiến này và chỉ có thể giương mắt nhìn (hay chính xác hơn là dỏng tai nghe báo cáo ^_^) Oda Nobunaga bị Akechi Mitsuhide giết chết (20/61582) rồi Hashiba (Toyottomi) Hideyoshi đánh bại Akechi ở Yamazaki (2/7/1582)! “Thành tích trả thù” này đã đưa Hideyoshi lên thành nhân vật số một của nhà Oda. Và trong “hội nghị Kiyosu”, Shibata Katsuie thất bại trong cuộc tranh giành với Hideyoshi về nhân vật thừa kế Nobunaga vì Katsuie ủng hộ Oda Nobutaka, con thứ 3 của Nobunaga, còn Hideyoshi ủng hộ Oda Samboshi, cháu đích tôn của Nobunaga mới sinh (có lẽ để dễ thao túng)! Katsuie ko còn cách nào hơn là trở về tỉnh Echizen mưu tính, sau khi nhận lấy phần bắc tỉnh Omi vào lãnh thổ theo kết quả chia chác (^_^), vì 3 nhiếp chính Kyoto còn lại đều ủng hộ Hideyoshi. Ko nói thì cũng biết quan hệ giữa Shibata Katsuie và Hashiba Hideyoshi càng lúc càng xấu, chiến tranh là ko thể tránh khỏi vì vậy 2 bên lo tìm kiếm đồng minh. Katsuie trước tiên đã có sự ủng hộ của Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, bản doanh nhà Oda, rồi Takigawa ở tỉnh Ise cũng bắt tay hợp tác. Tương đối thì Katsuie có lợi thế hơn Hideyoshi khi bộ ba đồng minh của Katsuie giữ 3 khu vực trọng yếu trên con đường cắt ngang vùng trung Nhật, nhưng đồng thời, Katsuie cũng thất vọng khi Tokugawa Ieyasu, tỉnh Mikawa, tuyên bố giữ vị trí trung lập cùng với Maeda Toshiie ở tỉnh Noto.

    Nhưng Shibata Katsuie ko có những đồng minh đáng trông cậy. Tháng 12/1582, Oda Nobutaka ở lâu đài Gifu, rơi vào bẫy khiêu khích của Hideyoshi, tuyên chiến trong khi tỉnh Echizen đang ngập đầy tuyết và Katsuie ko thể nào xuất binh hỗ trợ. Takigawa ở tỉnh Ise đành phải đem quân trợ chiến Nobutaka và cả 2 bị hạ nhanh chóng vừa khi tuyết tan. Katsuie vẫn chưa chịu thua, lệnh cho đại tướng Sakuma Morimasa tấn công vào hàng rào phòng thủ phía bắc của Hideyoshi ở tỉnh Omi, mọi chuyện thuận lợi cho đến khi Sakuma gặp sự kháng cự quyết liệt ở thành Shizugatake, giằng co đủ thời gian cho Hideyoshi tiến quân đến phía bắc, đánh bại quân của Sakuma nhanh chóng trong trận chiến Shizugatake, bắt sống cả Sakuma và 2 con nuôi của Katsuie. Quân thua trận chạy về đến Kita-no-sho báo tin và Shibata Katsuie thấy sự thất bại trước mắt, nhận lời giao trả công nương Oichi và 3 con gái (của Oichi và Saito Nagamasa) cho Hideyoshi. Mặc dù vậy, công nương Oichi đã quyết định ở lại bên Shibata Katsuie và cùng nhau tự sát trong lâu đài Kita-no-sho rực lửa. Sau đó, Oda Nobutaka cũng tự sát theo.

    Là một đại tướng tài ba dưới trướng của Oda Nobunaga, Katsuie cũng là người ủng hộ trung thành nhất của Nobunaga đến tận sau khi Nobunaga qua đời. Mặc dù Katsuie có lẽ là một samurai danh dự hoặc là một người nghĩa khí, nhưng lại được biết đến nhiều hơn ở quan hệ với công nương Oichi và được coi như một người em rể trung thành và thân cận của Nobunaga.
    -----------------------------------------------------------------------

    Akokuji Ekei(mất năm 1600)-Quân Sư nhà Mori


    Là một thầy tu tẻ của vùng Chugoku, Ekei (pháp danh) được daimyo kiệt xuất của nhà Mori là Motonari để mắt đến. Ekei trở thành quân sư thân cận của Motonari mà theo sử gia, chính là một phần ko nhỏ về thiên tài trong quân sự của Motonari với các chiến thắng liên tục, cuối cùng làm chủ 9 trong 11 tỉnh của vùng Chugoku.

    Năm 1572, Mori Motonari qua đời. Ekei ra đi chu du thiên hạ một thời gian, đánh bạn với Kinoshita (Toyotomi) Hideyoshi một thời gian ở tỉnh Mino rồi quay trở về với nhà Mori, trở thành quân sư cho Mori Terumoto. Terumoto cho Ekei làm trụ trì ở chùa Anoku-ji và thường triệu đến để hỏi về các vấn đề quan trọng, có lẽ chính Ekei là người đã khuyên bảo Terumoto giữ đúng lời hứa với ông nội quá cố (Motonari) là ko mở rộng lãnh thổ nữa để tránh sinh linh đồ thán. Đến khi cuộc chiến nổ ra giữa nhà Oda với nhà Mori, hay chính xác hơn là giữa Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi với nhà Mori, thì Ekei trở thành trung gian hòa giải cùng với Kobayakawa Takakage để cho Hashiba Hideyoshi rút quân năm 1582 (về để báo thù cho Nobunaga).

    Sau khi Hideyoshi làm chủ nhà Oda năm 1584, bắt đầu thống nhất nước Nhật thì chính Ekei là người đại diện hòa giải để nhà Mori trở thành chư hầu cho Hideyoshi, mặc dù được coi như là một đồng minh thân cận ở vùng Chugoku. Ekei được Hideyoshi thưởng cho tỉnh Iyo trị giá 60000 koku sau chiến dịch xâm lược đảo Shikoku, từ đó trở thành một trong những quân sư thân cận nhất của Hideyoshi (cùng với học giả nổi tiếng Hosokawa Fujitaka). Trong chiến dịch Odawara (1590), Ekei xuất hiện với tư cách quân sư của liên quân trong đại trại, rồi đến 2 chiến dịch Triều Tiên (1592-93; 1597-98) thì là quân sư của quân Mori tham chiến. Các bức thư của Ekei cho Terumoto chứng tỏ rõ rằng Ekei ko chỉ đơn thuần là một quân sư của nhà Mori, mà thực tế, Terumoto xem ý kiến của Ekei như của ông nội mình Motonari(tức là gần như “thượng phụ” đó ^_^)!

    Nhưng cũng chính điều đó đã dẫn đến sự thất bại của nhà Mori. Năm 1600, Đông-Tây quân bắt đầu tìm kiếm đồng minh cho chiến dịch Sekigahara. Và Ekei khuyên Mori Terumoto ngả về phía Ishida Mitsunari-Tây quân, cũng khá rõ ràng cho quan điểm của Ekei: nếu ngả về Tokugawa Ieyasu thì bất quá nhà Mori cũng chỉ là một chư hầu mạnh ở phương Tây, còn nếu cùng với Ishida đánh bại Ieyasu thì nhà Mori gần như có trong tay ngôi vị Shogun! Nhưng tiếc cho sự trông cậy của Ekei: Ishida Mitsunari ko phải là người sáng suốt lắm hay ko muốn nói là hơi ngu si! Quan hệ tệ hại của Ishida làm cho Kikkawa Hiroie, thống lĩnh 25000 quân Mori, lực lượng chủ lực của Tây Quân, quyết định thỏa thuận ngầm với Tokugawa Ieyasu. Sự bất đông của đại quân Mori mở đầu cho thất bại của Tây Quân trong trận Sekigahara và kết thúc bằng sự phản bội của Kobayakawa Hideaki! Ekei nhận ra thất bại và nhanh chóng bỏ chạy nhưng bị bắt lại trên thuyền.

    Tokugawa Ieyasu ko đối xử tốt với Ekei lắm, vì dù sao, Ieyasu cũng cần ai đó để chém đầu thị chúng chứ! Vài ngày sau trận chiến, Ankokuji Ekei bị xử trảm ở Kyoto cùng với Ishida Mitsunari và Konishi Yukinaga.

    Là một “tiểu tăng” ưa thích của Mori Motonari, Ekei đã gây nên sự sùng Phật của nhà Mori, và có lẽ đã bắt đầu sự ủng hộ của nhà Mori với các Ikko-Ikki ở Hongan-ji. Ekei đã đóng góp trí tuệ sáng suốt của mình trong suốt cuộc chiến của nhà Mori và điều đó giúp ko ít cho thành công của họ. Tuy nhiên, cuối cùng thì về theo phe bại trận ko bao giờ là một ý kiến sáng suốt cả, chính sự “ngu đột xuất” này đã giết chết quân sư nổi tiếng Ankokuji Ekei!

    Kikkawa Motoharu(1530-1586) và Kobayakawa Takakage(1532-1596): Lưỡng Giang nhà Mori


    Vốn là 2 con trai thứ của Mori Motonari, ở tuổi trưởng thành năm 1550, Motonari sắp xếp cho 2 người thành con nuôi của 2 gia tộc mạnh ở tỉnh Aki là nhà Kikkawa và nhà Kobayakawa. Thế là 2 người danh chính ngôn thuận thành thủ lĩnh 2 gia tộc mạnh của tỉnh Aki, hỗ trợ nhà Mori trên con đường thống nhất vùng Chugoku.

    Kikkawa Motoharu chứng tỏ tài năng trên chiến trường của mình ko thua kém gì người cha tài ba Mori Mononari và nhanh chóng trở thành đại tướng nhà Mori cùng với 2 anh em của mình: anh cả Mori Takamoto và em trai Kobayakawa Takakage. Sau khi Takamoto qua đời bất ngờ, 2 người trở thành trụ cột chính của nhà Mori, đánh thắng hàng trăm trận chiến trong đó các trận như Miyajima (1555) đoạt lấy quyền lực trong tay nhà Ouchi, chiến dịch Gassan-Toda (1563-66) tiêu diệt nhà Amako, các trận chiến giành quyền kiểm soát thành Moji trên tỉnh Bizen trong tay nhà Otomo trên đảo Kyushu(1557-63), rồi trận chiến Torisaka trên tỉnh Iyo ở đảo Shikoku,…Các trận chiến này diễn ra với cặp bài trùng 2 anh em Kikkawa Motoharu-Kobayakawa Takakage chiến đấu bên nhau với “Motoharu là tay chân, Takakage là cái đầu”.

    Sau khi làm chủ Chugoku, Motoharu được giao 2 tỉnh Izumo và Hoki, còn Takakage trở thành quân sư cho cháu ruột Mori Terumoto ở tỉnh Aki. 2 người trở thành “Lưỡng giang của nhà Mori”(“kawa” trong tên 2 người có nghĩa là “sông”). Đến khi nhà Mori quy thuận Toyotomi Hideyoshi thì 2 người tiếp tục chiến đấu cho nhà Mori dưới danh nghĩa chư hầu của Hideyoshi với các chiến dịch xâm lược đảo Shikoku (1585), đảo Kyushu (1587). Kikkawa Motoharu mất năm 1586 sau chiến dịch Shikoku, để lại lãnh thổ cho cháu trai Kikkawa Hiroie vì con trai Motonaga mất ngay vào năm 1587. Kikkawa Hiroie trở thành trụ cột duy nhất của nhà Mori vì sau chiến dịch Kyushu thì ông chú Kobayakawa Takakage được Hideyoshi ban cho 2 tỉnh Echizen và Hizen trên Kyushu. Takakage mất vào năm 1596, trước khi chiến dịch Triều Tiên lần 2 (1597-98) bắt đầu.

    Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage là 2 đại tướng tài ba của thời Sengoku, trải qua hàng trăm trận chiến ghi dấu ấn chiến thắng. Đặc biệt hơn nữa, họ luôn cống hiến trung thành và tận tụy với nhà Mori, với gia tộc “gốc” của mình. Câu chuyện về 3 chiếc đũa của 3 anh em nhà Mori chính là nguồn gốc của biểu tượng Daimyo nhà Mori: “Nhất cội Tam tú” (là 1 đường gạch ngang và 3 chấm phía dưới, ko biết chữ Kanji nên chịu ^_^).

    Mori Terumoto(1553-1562)-Daimyo nhà Mori cuối thời Sengoku


    Terumoto tiếp nhận cơ nghiệp 9 tỉnh vùng Chugoku từ tay ông nội tài ba Motonari của mìn, có lẽ là một trách nhiệm hơi to lớn cho Terumoto cũng như Takeda Katsuyori đảm nhận lãnh thổ của người cha Shingen tài ba. Nhưng Terumoto khác với Katsuyori, Terumoto có sự hỗ trợ tuyệt vời về quân sự của 2 người chú tài ba Kikkawa Motoharu và Kobayakawa Takakage cùng với các ý kiến về chính trị đúng đắn của lão thần Ankokuji Ekei. Trong suốt cuộc chiến với nhà Oda, hay chính xác với Hashiba (Toyotomi) Hideyoshi, Terumoto chỉ tấn công có 1 lần là trong trận chiến Kozuki.

    Nhưng có lẽ Terumoto cũng có một quyết định sáng suốt là quy thuận Hideyoshi, trở thành tiên phong trong chiến dịch chinh phục đảo Shikoku và Kyushu, rồi đóng vai trò quan trọng trong 2 chiến dịch Triều Tiên. Nhà Mori nhờ đó mà trờ thành một lãnh chúa cực mạnh vào sau thời Sengoku và khi Hideyoshi qua đời năm 1598, Mori Terumoto làm chủ một lãnh thổ rộng lớn giàu mạnh (chỉ thua Tokugawa Ieyasu) với thu nhập 1,2 triệu koku/năm (1 koku tương đưong lượng lương thực đủ nuôi sống một người đàn ông trong 1 năm), được Hideyoshi phó thác con côi, là 1 trong 5 nhiếp chính với quyền lực mạnh thứ 2, chỉ thua Tokugawa Ieyasu vì Maeda Toshiie, người mà Hideyoshi trước khi qua đời cho là sẽ đương cự nổi với Ieyasu, đã qua đời ngay sau Hideyoshi vào năm 1599.

    Nhưng cũng chính Terumoto đem lại sự suy sụp cho nhà Mori khi quyết định nghe lời Ankokuji Ekei về phe Tây quân trong chiến dịch Sekigahara năm 1600. Nắm giữ lực lượng chủ lực của Tây quân, Terumoto được bầu làm “Tổng chỉ huy” nhưng do dự về việc lãnh đạo lực lượng này, kết quả là Ishida Mitsunari nắm lấy chức vụ, bảo Terumoto ở giữ thành Osaka. Điều này làm cho đại tướng Kikkawa Hiroie ko vừa ý, khuyên Mori Terumoto bí mật thương lượng với Tokugawa Ieyasu để chuyển phe. Trận chiến Sekigahara ngày 21/10/1600 chứng kiến cảnh 25000 quân Mori, xương sườn của Tây Quân, đứng bất động ko thèm tham chiến, trước khi Kobayakawa Hideaki, thống lĩnh 16000 quân, cũng quyết định tạo phản, trợ giúp Đông Quân.

    Thế nhưng khi Tokugawa Ieyasu đến thành Osaka, lại tuyên bố rằng Terumoto đã ko tỏ ra một người đáng tin cậy vì vậy bắt nhà Mori phải nhường một phần lãnh thổ của mình (gồm 5 tỉnh, có cả tỉnh Aki, quê hương nhà Mori) cho Kikkawa Hiroie! Nhà Mori chỉ còn thu nhập 360000 koku/năm, ko còn là một gia tộc mạnh thứ 2 nước Nhật nữa. Mori Terumoto đi tu, theo nhiều người, là để sám hối những sai lầm của mình trong quá trình thống lĩnh nhà Mori.

    Nhận được một di sản khổng lồ của ông nội Mori Motonari, bao gồm cả sự trợ giúp về văn (Ekei) lẫn võ (“Lưỡng Giang”), tuy nhiên, Mori Terumoto ko phải là một Daimyo được như ông nội mình, chỉ thừa hưởng được khả năng chiêu dụ nhân tài nhưng dường như ko sử dụng tốt khả năng đó. Terumoto dường như thực hiện đúng lời hứa ko mở rộng lãnh thổ với ông mình nhưng có lẽ chính xác hơn, Mori Motonari tài ba đã nhận thấy sự yếu kém trong lãnh đạo của cháu mình và ko muốn Terumoto đi tìm rắc rối về cho nhà Mori!
    ------------------------------------------------------------------
    Sanada Yukimura(1567-1615)-thủ lĩnh của Hàng Rào Sanada thành Osaka


    Yukimura là con trai thứ của Sanada Masayuki-một trong “Shingen Nhị Thập Tứ Tướng”. Sinh ra trong thành Ueda tỉnh Shinano, Yukimura đáng lẽ là một tướng lĩnh của nhà Takeda đến khi Masayuki quyết định rời bỏ nhà Takeda, do Katsuyori lãnh đạo, giống như đa phần các tướng lĩnh khác trong thời kỳ suy tàn của nhà Takeda. Nhà Sanda mở rộng lãnh thổ sang phía đông, chiếm lấy Numata, ở tỉnh Kozuke năm 1580 từ tay nhà Hojo. Nhà Sanada yên phận trung lập cho đến khi Takeda Katsuyori tự sát năm 1582, lãnh thổ nhà Takeda rơi vào tay Tokugawa Ieyasu năm 1583 (nhân cuộc nội chiến giữa Toyotomi Hideyoshi và Shibata Katsuie).

    Tokugawa Ieyasu e ngại một xung đột với láng giềng Hojo Ujimasa ở vùng Kanto nên ký hòa ước nhường một phần lãnh thổ của nhà Takeda cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Sanada Masayuki. Masayuki chỉ trích Ieyasu là hèn nhát, làm Ieyasu nổi giận gửi quân đến đánh nhưng bại trận tại thành Ueda. Sanada Masayuki e ngại vị trí trung lập của mình sẽ bị đe dọa bởi các láng giềng hùng mạnh nên gửi con trưởng là Sanada Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, rồi gửi con thứ là Sanada Yukimura cho nhà Uesugi ở tỉnh Echigo làm con tin. Yukimura ở với Uesugi Kagekatsu suốt thời gian cho đến khi nhà Sanada tuyên bố về phe Tây Quân trong chiến dịch Sekigahara-tức là đồng minh với nhà Uesugi, nên Yukimura được tha về thành Ueda chuẩn bị chiến tranh với Đông Quân.

    Tháng 10/1600, khi bắt đầu chiến dịch, Tokugawa Ieyasu đích thân dẫn quân tiến về phía Tây, giao một cánh quân 38000 người cho thế tử Tokugawa Hidetada (sau này là Shogun thứ 2 của nhà Mạc). Ban đầu Hidetada được giao nhiệm vụ tấn công nhà Uesugi để Ieyasu rảnh tay tiến về phương Tây nhưng sau vì liên quân Date-Mogami làm việc đó quá tốt nên Hidetada được gọi về cùng tiến đến tỉnh Mino hội quân (ở Sekigahara). Trên đường đi, Hidetada bỗng nổi giận về sự bất phục của nhà Sanada ở thành Ueda, liền tấn công định lấy thành trước rồi đến Sekigahara sau. Sanada Yukimura cùng cha là Masayuki chống cự vô cùng quyết liệt, giữ vững thành Ueda, từ đó làm chậm trễ cuộc tiến quân của Hidetada và khi trận chiến Sekigahara diễn ra thì Tokugawa Ieyasu chỉ có nửa quân lực của mình, may là vẫn thắng nhờ sự bất đồng nội bộ của Tây Quân. Thế là đại quyền vẫn về tay Ieyasu và nhà Sanada bị tước hết lãnh thổ vì về phe địch quân chống lại “Shogun tương lai”, đày đến Kudoyama, tỉnh Kii.

    Yukimura sống cuộc sống ẩn dật nhưng ko chịu đầu hàng quyền lực của nhà Mạc (Tokugawa), cùng với đội ninja phái Koga thân cận đến trú ngụ ở chùa Kunoichi-ryu. Cơ hội khôi phục danh tiếng cho gia tộc Sanada trở lại khi Toyotomi Hideyori tuyên chiến nhà Mạc ở thành Osaka năm 1614, làm cho Tokugawa Ieyasu bắt đầu chiến dịch “mùa đông Osaka”. Làn sóng các Ronin và samurai vẫn trung thành với nhà Toyotomi đổ về thành Osaka, trong đó có Sanada Yukimura cùng 10 cận vệ dũng mãnh, các Jyuyuushi. Yukimura cho xây dựng thành Sanada làm vệ tinh cho thành Osaka, ngăn cản các đợt tấn công trực diện của quân Tokugawa, được gọi là “Hàng Rào Sanada” của thành Osaka. Chiến dịch mùa đông tạm ngưng khi 2 bên đàm phán nhưng Ieyasu lật lọng vào phút cuối, lợi dụng lấp hào quanh thành, dẫn đến trận ác chiến Tennoji (chùa Tenno). Dù cho quân Toyotomi thất bại tơi tả nhưng Sanada Yukimura vẫn dùng sự dũng mãnh của mình xông thẳng đến trước mặt Ieyasu 3 lần đến khi bị đẩy lui, bao vây và kiệt sức, Yukimura rút gươm tự sát.

    Một samurai dũng mãnh nhưng lại luôn đứng về phe thất bại trong 2 cuộc tranh hoành sau thời Sengoku. Yukimura thể hiện phong cách của một samurai chân chính bằng sự dũng cảm, tài năng trên chiến trận và lòng trung thành một cách danh dự.

    Kato Kiyomasa(1562-1611)-Kishokan


    Xuất thân cùng quê với Toyotomi Hideyoshi, Kato Kiyomasa trở thành thuộc hạ của Hideyoshi và nổi lên trong trận chiến Shizugatake với tư cách 1 trong “7 ngọn giáo”, trận chiến quyết định thắng bại giữa Hideyoshi và Shibata Katsuie. Tham gia vào chiến dịch Shikoku 1586 và Kyushu 1587, Kato Kiyomasa lại nổi danh một lần nữa khi đánh bại đại tướng Niiro Tadamoto nhà Shimazu, trong trận chiến Sendaigawa, 1-chọi-1. Thu phục xong Kyushu, Kiyomasa được giao lãnh thổ rộng lớn với thu nhập 250000 koku/năm ở Higo. Nhưng Kiyomasa gây hiềm khích với Konishi Yukinaga láng giềng của mình về việc bài đạo Thiên Chúa trong khi Konishi theo Thiên Chúa giáo!

    Mặc dù vậy, cả 2 lại là đại tướng dẫn đầu chiến dịch chinh phục Trung Hoa, mà trong vòng 2 tháng đã đánh bại Triều Tiên như chẻ tre, tiến đến tận biên giới Trung Hoa năm 1592. Nhưng Kato Kiyomasa phải chiến đấu ác liệt với quân Trung Hoa cùng du kích Triều Tiên trong khi hải quân Nhật bị đánh tơi tả trên biển và phải rút lui vì cạn lương. Chiến dịch lần 2 năm 1597 còn tệ hại hơn khi Kiyomasa cùng Asano Yukinaga cạn lương thực nhưng vẫn phải chống cự trong vòng bao vây nhiều tháng liền và đến khi hòa ước kí kết mới lui được.

    Sau khi Toyotomi Hideyoshi qua đời năm 1598, với tư cách một thuộc hạ trung thành và 1 người bạn của Hideyoshi, đáng lẽ Kato Kiyomasa phải về phe Tây Quân nhưng có 2 điều làm Kiyomasa chạy sang Tokugawa Ieyasu: 1-Ishida Mitsunari bị hầu như mọi tướng lĩnh nhà Toyotomi ghét vì khi được cử đi giúp đỡ và coi xét chiến sự Triều Tiên 2 (1597-1598) thì Mitshunari đổ tội bại trận lên đầu các tướng lĩnh, cũng vì việc đó mà Kiyomasa bảo Mitsunari là “con buôn giỏi dính mũi vào chiến sự”; 2-trong lực lượng Tây Quân có Konishi Yukinaga! Mặc dù hải quân của Konishi có giúp đỡ chút ít cho Kato Kiyomasa trong chiến dịch Triều Tiên 1 (1592-94) nhưng 2 bên vẫn chẳng ưa nhau, có lẽ vì sự khác biệt quan điểm tôn giáo! Khi chiến dịch Sekigahara diễn ra, Kiyomasa chiếm được một số lâu đài của Konishi rồi định xâm lược lãnh thổ nhà Shimazu trước khi Tokugawa Ieyasu lệnh cho ngưng lại. Vì sự ủng hộ Đông Quân, Kiyomasa được giao phần lãnh thổ phía nam tỉnh Higo (do Konishi bị xử trảm sau chiến dịch) nâng thu nhập lên 500000 koku/năm.

    Kato Kiyomasa mất năm 1611, có lẽ do Ieyasu nhúng tay vào để bảo đảm tiêu diệt một lực lượng trung thành với nhà Toyotomi, nhưng đa phần khả năng là do bệnh “giang mai Trung Quốc” mà nhiều chiến tướng nhiễm phải sau 2 chiến dịch Triều Tiên. Sau này, con trai của Kato Kiyomasa bị Shogun thứ 3 của nhà Mạc kết tội mưu phản và bị đi đày.

    Kato Kiyomasa là một tướng quân samurai tài ba dũng mãnh. Kiyomasa chỉ là một tướng lĩnh ko hơn ko kém: đã ra lệnh cho các tướng rằng thơ từ ca phú , hát múa là một điều xấu hổ với 1 samurai, những ai tham gia trò đó thì nên tự sát để rửa nhục! Kiyomasa là một chiến binh dũng mãnh nhưng tàn ác, chỉ yêu thích chiến trận và chém giết-phản ánh qua việc tiêu khiển bằng trò cầm thương săn hổ khi ở Triều Tiên! Cũng vì vậy mà Kato Kiyomasa thường được gọi bằng biệt danh: Kishokan hay “Tướng Quân Quỷ Dữ”!

    Date Masamune(1566-1636)-Độc Nhãn Long


    Sinh vào tháng 9/1566, Masamune là con trai trưởng của Date Terumune, một trong các daimyo hùng mạnh của tỉnh Mutsu (ở cực bắc Nhật), và được khai sinh với tên Botenmaru. Sau Terumune giã từ binh nghiệp năm 1584, Masamune trở thành thủ lĩnh nhà Date và đối diện với sự phản bội của một cựu tướng nhà Date tên Ouchi Sadatsuna. Masamune cho Ouchi thấy tài năng của mình trong trận chiến Otemori và bắt Ouchi trả giá đắt cho sự phản bội.

    Đối thủ truyền kiếp của nhà Date là nhà Hatakeyama liền cố tìm cách giảng hòa với Masamune nhưng vô hiệu. Hatakeyama Yoshitsugu đành phải liên lạc với Date Terumune, mời đến ăn tiệc bàn việc giảng hòa, rồi bắt sống Terumune! Date Masamune liền tấn công nhà Hatakeyama và 2 bên gặp nhau trên bờ sông Abukuma. Terumune bảo con trai mình cứ tấn công bất kể an nguy của mình nhưng Masumune chần chừ ko quyết. Đến khi Masamune tiến binh thì Hatakeyama Yoshitsugu liền chém Terumune. Masamune nổi giận, bắt được rồi chém cả Yoshitsugu cùng tùy tùng.

    Nhà Hatakeyama đã đi quá xa trong cuộc xung đột này nên kêu gọi các gia tộc khác của tỉnh Mutsu, liên kết tấn công tiêu diệt nhà Date. Liên quân 30000 người này nhanh chóng đánh hạ 3 thành ngoại khi quận Motomiya. Date Masamune chỉ có 7000 samurai liền lui về cố thủ thành Motomiya. Liên quân vây thành chỉ được vài ngày thì may mắn cho Masamune, nhà Satake, chủ lực của liên quân phải lui về bảo vệ lãnh thổ, điều này làm liên quân bị thiếu hụt lực lượng và phải lui về. Từ đây, “Độc Nhãn Long” Date Masamune, biệt danh do con mắt bị hỏng hồi trẻ và chính tay Masamune đã móc ra, sẽ bắt đầu làm chủ phía cực Bắc Nhật Bản.

    Năm 1589, Date Masamune tiêu diệt nhà Soma, rồi mua chuộc 1 đại tướng nhà Ashina, tiến quân tấn công nhà Ashina ở bản doanh Kurokawa. Ngày 5/6/1589, quân 2 bên gặp nhau ở Suriagehara. Masamune đích thân dẫn quân xông vào xé nát đội hình của quân Ashina. Quân Ashina phải nhảy xuống sông bỏ trốn, vì chiếc cầu duy nhất đã bị quân Date phá hủy và những ai ko chết đuối đều bị xử tử khi đặt được chân lên bờ: hơn 2300 quân Ashina bị giết, nhà Ashina bị tiêu diệt! Đây là một trong những trận chiến đẫm máu của thời Sengoku và là lần mở rộng cuối của nhà Date.

    Năm 1590, Toyotomi Hideyoshi hạ thành Odawara, tiêu diệt nhà Hojo. Date Masamune đã được truyền hịch đến tham chiến nhưng giả vờ chậm chạp để chắc rằng về theo phe chiến thắng! Hideyoshi tha cho nhưng tịch thu các vùng đất mới chiếm được của Masamune, điều này có lẽ làm cho Masmune ko được vui. Vì vậy ko có gì lạ khi Date Masamune quyết định nghiêng về Tokugawa Ieyasu, láng giềng của mình trên Kanto, trong chiến dịch Sekigahara 1600.

    Khi chiến dịch bắt đầu, Date Masamune cùng đồng minh là nhà Mogami tỉnh Dewa tấn công Uesugi Kagekatsu, cầm chân nhà Uesugi lại phía bắc. Điều đó khiến Tokugawa Ieyasu rảnh tay tiến quân về phía tây chạm trán Ishida, chiến thắng trong trận Sekigahara. Date Masamune được mở rộng lãnh thổ gấp 3 lần từ phần đất của nhà Uesugi, thu nhập đến 600000 koku/năm. Nhưng Masamune thể hiện tính tình quái dị của mình vào năm 1613, khi che chở cho Cha xứ Soteho, vốn bị kết tội tử do chống lệnh “Trục Xuất Thiên Chúa Giáo” của Shogun Tokugawa, đã vậy lại còn gửi một đại tướng ra nước ngoài, với sự bảo lãnh của Cha Soteho. Tokugawa Ieyasu ko tỏ vẻ vui lòng với các hành động đó của chư hầu mạnh nhất dưới trướng mình dù chuyến du hành đó ko đem lại kết quả gì cho Masamune. Trong chiến dịch Osaka năm 1614, Date Masamune từng hạ lệnh cho quân mình nổ súng vào đồng minh Jinbo vì thái độ rề rề ko chịu xung trận của họ! Date Masamune qua đời năm 1636, được nối ngôi bởi con trai Tadamune, cùng sự thờ phụng trung thành của các daimyo vùng bắc Kanto.

    Date Masamune là một đại tướng của thời Sengoku dù sinh sau đẻ muộn nhưng cũng đã chứng tỏ tài năng của mình trong lĩnh vực quân sự qua các trận chiến thắng trong binh nghiệp, xây dựng một cơ nghiệp đồ sộ cho nhà Date. Nhưng Masamune cũng là một người nóng tính và thất thường còn hơn cả Takeda Shingen và Tokugawa Ieyasu với những hành động ko thể hiểu nỗi. Nên tuy là đồng minh trung thành và mạnh mẽ nhất của nhà Mạc, Date Masamune vẫn ko được Ieyasu hoàn toàn tin tưởng. Dù vậy, “Độc Nhãn Long của Sendai” là daimyo hùng mạnh nhất xuất hiện bên giường lúc Ieyasu đang hấp hối, tặng cho vị Shogun đầu tiên của nhà Mạc 1 bài thơ Zen!
    ---------------------------------------------------------------------

    Shingen Nhị Thập Tứ Tướng (Nhà Takeda)


    1. Takeda Nobushige(1525-1561):

    Là em ruột của Takeda Shingen, Nobushige lúc trước đã được cha định chọn làm kế vị thay cho Takeda Shingen. Tuy nhiên, sau này khi Takeda Shingen bắt Takeda Nobutora đi đày, đoạt lấy đại quyền thì Nobushige cũng ko hề tỏ ý thù địch gì và trở thành một trong các đại tướng của Shingen tài ba cả trong võ nghệ lẫn kiến thức (nên mới có tên ở đây ^_^). Năm 1561, trong trận chiến Kanawakajima thứ 4, Takeda Nobushige dẫn quân ngăn đợt tấn công trực diện của nhà Uesugi và bị đại tướng Kakizaki Kagaie chém đầu (và được Yamadera Nobuaki lấy lại thủ cấp). Nobushige từng soạn quyển luận Takeda, gồm 99 quy tắc cho các thành viên gia tộc Takeda.

    2. Takeda Nobukado(1529-1582):

    Là một em trai khác của Takeda Shingen, ko tài ba trong quân sự nhưng là một họa sĩ tài ba và một người ham học hỏi, Nobukado nhiều lần thay thế vị trí của Shingen. Sau khi Shingen qua đời, Nobukado ở giữ thành Takato tỉnh Shinano đến khi giao lại cho con rể để dưỡng lão. Tuy nhiên, Nobukado cũng ko thoát khỏi số phận của nhà Takeda, bị bắt năm 1582 bởi quân Oda và bêu đầu ở Zenkoji (chùa Zenko) tỉnh Shinano.

    3. Ichijo Nobukatsu(?-1582):

    Một em trai khác mẹ của Takeda Shingen, Ichijo từng tham gia nhiều trận chiến nổi tiếng như Mikata ga hara và Nagashino năm 1575. Cuối cùng, Ichijo bị xử trảm cùng con trai Nobunari khi Taokugawa Ieyasu bắt được (cùng với Oda Nobunaga).

    4. Takeda Katsuyori(1546-1582):

    (Xem chi tiết trong “sự sụp đổ của nhà Takeda”)

    5. Akiyama Nobutomo(1526-1575):

    Từng ở giữ Takato nhiều năm đến khi giao nó lại cho Takeda Nobukado để đem quân đánh lấy Iwamura dưới thời Takeda Shingen, Akyama giữ thành Iwamura ngăn cản các cuộc tấn công của Oda Nobunaga dưới thời Takeda Katsuyori từ sau trận Nagashino. Dù đẩy lui được lần đầu nhưng đến lần sau thì thành Iwamura bị hạ, Akiyama bị xử trảm.

    6. Amari Torayasu(?-1548):

    Một đại tướng tài ba của Takeda Nobutora và sau đó là của Takeda Shingen nhưng hi sinh trong trận chiến Uedahara, bởi thứ vũ khí lần đầu xuất hiện trên chiến trường Kanto: súng hoả mai!

    7. Anayama Nobukimi(1541-1582):

    Trờ thành em rể của Takeda Shingen và tham gia nhiều chiến dịch của nhà Takeda (trong đó có các trận chiến Kanawakajima 1561, Minowa 1566, Odawara 1569, Mikatagahara 1573 và Nagashino 1575), Anayama sau được giữ thành Ejiri. Dưới thời của Shingen, Anayama được coi là một chuyên gia chất nổ nhưng chạy theo phe Oda Nobunaga năm 1582 và bị ám sát sau đó, có lẽ bởi các tướng lĩnh khác của nhà Oda.

    8. Baba Nobufusa(1514-1575):

    Đại tướng khá nổi tiếng trong số 24 tướng về sự dũng mãnh và kiến thức. Baba Nobufusa (hay Nobuharu) xuất hiện trong tất cả các trận chiến nổi tiếng của Takeda Shingen (như trận Kanawakajima 1561 mà Baba cùng Kosaka lãnh 1 cánh quân đi bọc hậu Uesugi Kenshin). Sau khi Shingen qua đời, Baba tiếp tục thờ phụng Takeda Katsuyori với lòng trung nhất mực, mặc dù Katsuyori ko nghe theo kế hoạch của Baba dẫn đến trận đại bại Nagashino 1575. Mặc dù Baba sống sót sau đợt tấn công buổi sáng (chết hơn 10000 quân Takeda) nhưng đã lãnh một đội quân nhỏ ngăn quân Oda-Tokugawa truy sát Katsuyori và hi sinh trong trận chiến đó. Trước trận chiến Nagashino (tức là trước khi tử trận), Baba Nobufusa chưa bao giờ bị thương trong bất kỳ trận chiến nào (ko phải vì núp sau lá khiên đâu nhé ^_^).

    9. Hara Toratane(1497-1564):

    Từng là chư hầu cho nhà Chiba tỉnh Shimosa, Hara Toratane sau đó theo lao động đường phố Takeda Nobutora và nổi tiếng là một mãnh tướng của nhà Takeda sau trận chiên tiêu diệt nhà Fukushima năm 1521. Sau này Hara từng bỏ sang nhà Hojo một thời gian ngắn nhưng được thuyết phục quay lại năm 1553 và đóng vai trò quan trọng trong các trận chiến chiếm tỉnh Shinano rồi qua đời do vết thương ở trận Warikadake 1561. Hara nổi tiếng trên chiến trường với hơn 50 lần bị thương sau 30 trận chiến (ko phải tại võ nghệ kém cỏi đâu nhé ^_^), và trớ trêu là sau khi qua đời, chức Mino no Kami của Hara Toratane lại được phong cho Baba Nobufusa, người cũng rất nổi tiếng vì chưa bao giờ bị thương trên chiến trường (đến khi tử trận nagashino 1575)!

    10. Hara Masatane(?-1575):

    Vốn có họ hàng với Toratane do có cùng tổ tiên, Masatane cũng là một mãnh tướng của nhà Takeda. Hara Masatane lãnh quân tiên phong xung trận Nagashino 1575 và, cùng với hơn 5000 kỵ binh Takeda, bị bắn hạ bởi đội súng hỏa mai 3000 người của Oda Nobunaga!

    11. Itagaki Nobutaka(?-1548):

    Itagaki Nobutaka trước tiên là một đại tướng của Takeda Nobutora nhưng lại là người bày mưu cho Takeda Shingen lật đổ Nobutora. Trở thành quân sư đắc lực của Shingen, Itagaki nổi tiếng trong các mưu kế và chiến thuật, đã bày kế dụ nhà Suwa đầu hàng Shingen (và bị giết ngay sau đó!) năm 1542, ngoài ra còn tổ chức một hệ thống gián điệp cho Shingen. Trong trận Uedahara, Itagaki tử trận vì bất cẩn khi đối đầu với quân Murakami.

    12. Kosaka Masanobu(1527-1578):

    Ban đầu chỉ là một vệ sĩ của Takeda Shingen rồi dần trở thành đại tướng dưới trướng Shingen, Kosaka được giao giữ thành Kaizu ở phía bắc tỉnh Shinano. Khi Uesugi Kenshin đem quân đến Kanawakajima năm 1561, Kosaka được giao nhiệm vụ cùng Baba Nobufusa lãnh 1 đội quân tập hậu trại của Kenshin trên đỉnh Saijo nhưng đến sau khi Kenshin đã nhổ trại tấn công trực diện Shingen! Baba và Kosaka liền đem quân đánh úp phía sau kịp lúc, cứu được Takeda Shingen một trận thua khủng khiếp.
    Sau khi Shingen qua đời và lúc trận chiến Nagashino diễn ra, Kosaka may mắn đang thăm dò lực lượng biên phòng của Uesugi Kenshin ở phía bắc Shinano. Khi nghe tin bai trận từ Nagashino, Kosaka nhanh chóng dẫn quân về yểm trợ cho Takeda Katsuyori rút quân. Mặc dù vậy, Kosaka ko có được sự tin dùng của Katsuyori và qua đời ở ngoại vi biên giới Takeda vì bệnh. Các con của Kosaka đều tử trận hoặc bị xử trảm sau khi quân Oda tiêu diệt nhà Takeda.

    13. Naito Masatoyo(1522-1575):

    Naito là một trong các đại tướng được tin cậy nhất của Takeda Shingen, được tham gia tất cả các trận chiến nổi tiếng của Shingen. Trong trận Mikata ga hara 1573, Naito thể hiện mình bằng việc lãnh quân xông thẳng vào xé nát đội hình quân Tokugawa. Naito được giao lãnh quân tiên phong cùng với Hara Masatane trong trận Nagashino 1575, trúng hàng chục mũi tên trước khi bị chém ngã bởi Asahina Tasukatsu. Dù vậy, Naiyo ko được phong chức cao trong quân Takeda, theo một số ý kiến thì có lẽ là vì Naito chống lại việc Shingen xử tử con trưởng Yoshinobu năm 1565.

    14. Obu Toramasa(1504-1565):

    Được nhận làm con nuôi nhà Obu, Toramasa là tướng của Takeda Nobutora rồi sau là vệ sĩ của Shingen. Đến khi Shingen nắm đại quyền thì Obu trở thành sư phụ của con trưởng của Shingen là Takeda Yoshinobu. Obu từng chống lại đợt tấn công của 8000 quân Uesugi Kenshin với chỉ 800 quân, giữ vững thành Uchiyama. Nhưng cuối cùng, Obu Toramasa bị buộc tự sát năm 1565 vì (nghi ngờ) có dính líu đến việc Yoshinobu (định) tạo phản. Obu có phong cách cho lính mình trang bị toàn đỏ, điều này được học theo bởi Yamagata Masakage, em ruột Obu (thậm chí cả Ii Naomasa cũng vậy ^_^).

    15. Oyamada Nobushige(1539-1582):

    Oyamada phục vụ Takeda Shingen tích cực trong các trận chiến như Kanawakajima 1566 và Mikata ga hara 1573. Dù là một tướng lĩnh tài ba, Oyamada bỏ rơi Takeda Katsuyori khi liên quân Oda-Tokugawa sắp tiến tới tiêu diệt nhà Takeda. Nhưng oda Nobunaga, dường như ko ưa tất cả thứ gì có liên quan đến Takeda, cho rằng một samurai ko bao giờ được phản bội và xử tử Oyamada.

    16. Saigusa Moritomo(1537-1575):

    Saigura là con rể của Yamagata Masakage và một đại tướng của nhà Takeda. Saigura đã chiến đấu tại Mikata ga hara năm 1573 và hi sinh trong trận Nagashino năm 1575 cùng lúc với Takeda Nobuzane.

    17. Sanada Yukitaka(1512-1574):

    Yukitaka được cho là con của Unno, 1 trong các daimyo tỉnh Shinano. Sau khi nhà Unno bại trận năm 1541, Yukitaka theo nhà Nagato và nổi danh đến nỗi Takeda Shingen mời Yukitaka về theo mình năm 1544. Là một dũng tướng và quân sư tài ba, Yukitaka nhiều lần hỗ trợ Shingen trong các chiến thuật quân sự. Sau khi Shingen qua đời thì Yukitaka cũng qua đời vào năm sau.

    18. Sanada Nobutsuga(1537-1575):

    Là con trưởng của Yukitaka, Nobutsuga tham gia nhiều trận chiến và là một mãnh tướng của nhà Takeda. Nobutsuga ko tránh khỏi số phận khi lãnh 200 kỵ binh xung trận ở Nagashino 1575, hi sinh cùng em trai Masateru.

    17. Sanada Masayuki(1544-1608):

    Masayuki trở thành thủ lĩnh nhà Sanada khi 2 anh trai đều tử trận ở Nagashino 1575. Cáhn nản với Takeda Katsuyori, Masayuki tự mở rộng lãnh thổ từ lâu đài Ueda, tỉnh Shinano, sang tỉnh Kozuke. Sau khi Tokugawa Ieyasu chiếm lãnh thổ nhà Takeda và kí hòa ước giao một phần lãnh thổ cho nhà Hojo, trong đó có lãnh thổ của Masayuki ở Kozuke nhưng Masayuki từ chối việc đó và còn đẩy lui một đạo binh của Ieyasu gửi đến. Sau đó Masayuki gửi con trưởng Nobuyuki cho Ieyasu làm con tin, con thứ Yukimura cho Uesugi Kagekatsu làm con tin.
    Đến chiến dịch Seki ga hara 1600 thì Masayuki cùng con trai về phe Tây Quân, bảo vệ thành Ueda trước 38000 quân của Tokugawa Hidetada nhưng cũng bị đi đày sau khi Tokugawa Ieyasu chiến thắng trận Seki ga hara. Masayuki ẩn dật ở Kudoyama, tỉnh Kii đến khi qua đời.

    18. Tada Mitsuyori(1501-1563):

    Phục vụ Takeda Nobutora và Takeda Shingen trong vai trò thủ lĩnh bộ binh của gia-tộc-kỵ-binh Takeda trong suốt 29 trận chiến, Tada chiến đấu dưới sự chỉ huy của Itagaki Nobutaka. Tada nổi tiếng với kỹ năng tác chiến ban đêm và được Shingen sử dụng trong trận Sezawa(1542). Tada mất năm 1563.

    19. Tsuchiya Masatsugu(1545-1575):

    Chiến đấu trong nhiều năm dưới trướng Takeda Shingen, Tsuchiya đã định tự sát khi Shingen qua đời năm 1573 nhưng được Kosaka thuyết phục tiếp tục phục vụ nhà Takeda. Nhưng 2 năm sau, Tsuchiya cũng bị bắn hạ trong trận Nagashino khi chiến đấu với quân Oda-Tokugawa. 3 con trai của Tsuchiya có mặt trong số những thuôc hạ cuối cùng của nhà Takeda, liều mạng cầm chân quân Oda cho Takeda Katsuyori mổ bụng tự sát!

    20. Yamagata Masakage(1524-1575):

    Yamagata là em ruột của Obu Toramasa và trở thành thuộc hạ nhà Takeda năm 1565 rồi nhanh chóng leo lên vị trí hàng đầu trong các tướng của Takeda Shingen. Giống như anh trai Obu, Yamagata thích trang bị cho bản bộ binh của mình toàn màu đỏ và được gọi là “Hồng Hỏa Quân”. Là một mãnh tướng của Shingen, Yamagata đã quyết định chiến thắng trong trận Mimasetoge (1569) bằng đợt tấn công dữ dội thẳng vào hàng ngũ quân Hojo. Năm 1575 ở Nagshino, Yamagata hi sinh khi lãnh cánh trái của Katsuyori tấn công quân Oda-Tokugawa, một kế hoạch mà Yamagata và Baba cùng vài tướng khác đã phản đối. Theo truyện kể, Tokugawa Ieyasu đã thú nhận rằng mình sợ Yamagata Masakage nhất trong các tướng lĩnh của nhà Takeda.

    21. Yamamoto Harukyu(1501-1561):

    Yamamoto là thuộc hạ của nhà Imagawa và được Itagaki Nobutaka giới thiệu cho Takeda Shingen, nhanh chóng xếp hàng đầu trong các tướng và là quân sư thân cận của Shingen. Chính Yamamoto đã bày mưu giúp chiếm một số thành quan trọng của tỉnh Shinano dù cho bị khiểng một chân và chột một mắt. Kế hoạch mà Takeda Shingen dùng trong trận Kanawakajima thứ tư năm 1561 do chính Yamamoto bày ra (làm cho nhà Takeda suýt thua và tổn thất ko ít), và Yamamoto đã tự sát sau khi bị thương quá nặng. Yamamoto được coi là tác giả của quyển sách chiến thuật Heiko Okugi Sho, được chính Shingen nghi vấn vài điều trong đó. Tuy nhiên, sử gia hiện đại cho rằng các chuệyn về Yamamoto đều phóng đại hay là được chế ra để đề cao tài trí Yamamoto và giảm bớt tài năng của Shingen.

    22. Yakota Takatoshi(?-1550):

    Ko phải là một đại tướng tài ba nhưng Yakota là một chiến binh dũng mãnh và bắn tên rất tài, đến nỗi Shingen đem Yakota làm gương bảo các tướng khác học tập. Tuy nhiên, Yakota hi sinh trong trận giáp chiến với quân Murakami tại Toishii, tỉnh Shinano năm 1550.

    23. Sone Masayo(?_?):

    Một tên tuổi bí ẩn của nhà Takeda, chỉ biết rằng Sone từng nổi lên trong trận Mimasetoge. Sau khi nhà Takeda sụp đổ, Sone theo lao động đường phố nhà Tokugawa và thường được coi là 1 trong 24 đại tướng của Shingen.

    24. Obata Nobusada(1540-1592):

    Gia nhập hàng ngũ tướng lĩnh Takeda năm 1560, trở thành một tướng đáng tin cậy nhất của Shingen, được giao cho nắm giữ các đạo quân lớn ở Mimasetoge năm 1569 và Mikata ga hara năm 1573. Trong trận Nagashino, Obata lãnh khoảng 500 quân và may mắn sống sót sau trận chiến đến khi nhà Takeda sụp đổ năm 1582. Obata bèn chạy sang thành Ueda với Sanada Masayuki, tiếp tục chống lại Tokugawa!

    Trong số Nhị Thập Tứ Tướng của nhà Takeda thì đã có 5 người hi sinh trong trận Nagashino 1575 và 6 người hi sinh khi quân Oda-Tokugawa diệt nhà Takeda (ko tính Katsuyori) đủ thấy cái dũng thất phu của Takeda Katsuyori trong trận Nagashino quan hệ lớn đến thế nào! Các tướng tài cùng đạo kỵ binh hùng mạnh là xương sống của nhà Takeda, thế mà Katsuyori vứt gần hết sau trận chiến đó!
    <br>
    ___________________________
    <br>
    Chosokabe Motochika (1539 - 1599) - Lãnh chúa Shikoku

    Chosokabe Motochika là lãnh chúa của nhà Chosokabe và sau này là một trong các chư hầu của Toyotomi Hideyoshi. Chosokabe Motochika được sinh ra để cai trị tỉnh Tosa va toàn đảo Shikoku (tuy chỉ trong thời gian ngắn). Nhà Chosokabe là một dòng họ nhỏ, được phong làm Jito (một chức quan nhỏ lam nhiệm vụ thu thuế va thi hành luật pháp) của tỉnh Tosa vào thế kỷ 12 và cho đến thế kỷ 16 là chư hầu của nhà Ichijo ở phía tây Tosa.

    Đảo Shikoku có 4 tỉnh Iyo, Tosa, Sanuki và Awa trong đó tỉnh Tosa có diện tích lớn nhất trong 4 tỉnh. Nhưng đảo Shikoku là một đảo rất nghèo.

    Motochika sinh ra ở thành Oka thuộc quận Nagaoka tỉnh Tosa, là con trai trưởng của Chosokabe Kunichika (1503 - 1560). Từ nhỏ Motochika rất ít nói và hay mắc cỡ, người xung quanh đã đặt biệt danh cho cậu bé hay mắc cỡ Motochika là Himewakako có nghĩa là Công chúa nhỏ (Little Princess). Điều này đã làm cho cha cậu là Kunichika rất lo lắng vì tâm tính của cậu bé. Nhưng tương lai đã làm cho điều lo lắng của Kunichika tan biến đi bởi vì Motochika càng lớn càng thông minh, không chỉ ham sách vở mà còn là một dũng tướng.

    Khi Motochika trưởng thành, nhà Chosokabe dưới sự dẫn dắt của cha cậu là Kunichika đã có ý định tách ra khỏi sự kìm hãm của nhà Ichijo và thực hiện ý đồ mở rộng ảnh hưởng của dòng họ trên đảo Shikoku. Sau cai chết của Kunichika năm 1560, Motochika đã kế thừa cha mình và Motochika đã làm một lãnh chúa tài ba nhất đảo Shikoku. Năm 1562, Choskabe đánh bại kẻ thù gần nhất Motoyama trong trận chiến Asakura, và liên kết với các thế lực nhỏ khác trong tỉnh. Motochika nhận thấy vẫn chưa đủ sức để chống lại nhà Ichijo đã cai trị tỉnh Tosa bao thế kỷ qua nên vẫn còn tỏ ra vâng lời nhà Ichijo. Vài năm sau, nhà Chosokabe đã lớn mạnh và tiêu diệt họ Aki ở phía đông Tosa năm 1569. Sau khi được phong tuoc Kunai no sho (một chức quan trong triều), Chosokabe Motochika tuyên chiến với Ichijo. Lãnh chúa Ichijo lúc này là Ichijo Kanesada (1542 - 1585) bị mất lòng tin nơi dân chúng và chịu nhiều cuộc nổi loạn của các tướng dưới trướng. Lợi dụng điểm này, Motochika lập tức cho quân tấn công kinh thành Nakamura của Ichijo và năm 1573 Ichijo Kanesada bị đánh bại phải chạy đến Bungo. Nhà Otomo cho thuyền đưa Ichijo trở về và hỗ trợ Ichijo nhưng Chosokabe dễ dàng đánh bại. Ichijo Kanesada bị bắt và bị đày đến tỉnh Iyo cho đến 1585 bi giết chết theo lệnh của Motochika.
    Motochika giờ đây là lãnh chúa của toàn tỉnh Tosa.

    Motochika bắt đầu nhìn lên phía bắc là tỉnh Iyo. Lãnh chúa của tỉnh này là Kono Michinao. Nhà Kono dựa vào sự hỗ trợ của nhà Mori nhưng trong hoàn cảnh này, nhà Mori phải chiến đấu vơi Oda nên Kono lâm vào thế khó khăn. Tuy dựa vào tình thế khó khăn như vậy, Kono cũng chiến thắng Chosokabe ở trận Mimaomotegawa năm 1579. Nhưng năm sau, Motochika đem 30000 tấn công Iyo và buộc Kono Michinao phải chạy qua Bungo. Mặc dù nhà Mori và Otomo có can thiệp vào ít nhiều nhưng cũng không ngăn cản dược Chosokabe. 1582, Chosokabe tấn công Awa tiêu diệt họ Sogo. 1583, Chosokabe làm chủ cả Awa và Sanuki, giấc mơ thống nhất toàn Shikoku của Chosokabe Motochika thành hiện thực.

    Vị thế của Chosokabe Motochika lên rất cao và trở thành một mối lo lớn cho Toyotomi Hideyoshi. Hideyoshi đưa Sengoku Hidehisa đến Shikoku để làm sứ giả của Hideyoshi, thực chất là kìm hãm Motochika. Tháng 5 năm 1584, Hideyoshi ra lệnh tổng tấn công Shikoku. Hashiba Hidenaga đem 60000 quân cùng với 30000 quân của nhà Mori đổ bộ lên đảo Shikoku. Nhà Chosokabe cai trị đảo Shikoku nhỏ bé và nghèo khó này không đủ sức để chống lại quân số lơn như vậy nên Motochika đành xin hàng. Hideyoshi tỏ ra hào phóng, Motochika được toàn mạng và cho giữ lại tỉnh Tosa.

    Nam 1587, Motochika tham gia vào chiến dịch Kyushu, làm cánh quân tiên phong bên cạnh Sengoku Hidehisa. Nhiêm vụ chính của cánh Chosokabe - Sengoku này là giúp đỡ nhà Otomo hiện đang bị tấn công bởi nhà Shimazu. Mặc dù Motochika hết lời can ngăn, Otomo va Sengoku không chịu nghe theo lời của Motochika là hãy phòng thủ thay vì tấn công. Otomo và Sengoku bị đại bại tại trận Hetsugigawa trước nhà Shimazu (xem chi tiết bên tiểu sử Shimazu Yoshihisa) . Motochika còn phải chịu sự mất mát to lớn trước cái chết của người con trai (và cũng là người thừa kế) Chosokabe Nobuchika (1565 - 1787). Hideyoshi hết lòng ca ngợi và tặng danh hiệu Osumi cho Motochika để bù đắp nỗi mất mát nhưng Motochika khẳng khái từ chối. Năm 1590, Motochika chỉ huy một đội thủy quân trong trận đánh thành Odawara va năm 1592 chỉ huy 3000 quân trong cuộc tấn công Triều Tiên. Khi trở về, Motochika về hưu và sống thanh bần như một nhà sư, rồi mất năm 1599.

    Người kế thừa ngôi vị của Motochika là Morichika (1575 - 1615) cũng như Mori Terumoto, chọn con đường sai lầm trong chiến dịch Sekigahara, tham gia cùng Ishida Mitsunari trong trận đánh vĩ đại này. Và cũng như Mori và Ankokuji, Morichika đã đầu hàng khi quân miền Tây bị đánh bai. Morichika tuy được tha mạng nhưng đã mất đi hết tất cả đất đai của tổ tiên (Tỉnh Tosa về tay Yamanouchi Kazutoyo). Morichika sống ẩn dật ở Kyoto cho đến 1614, tham gia vào đội quân bảo vệ thành Osaka, đến cùng ngày với Sanada Yukimura. Năm sau thì thành Osaka thất thủ, Morichika định chạy trốn nhưng bị bắt tại núi Hachiman và bị xử tử tại Kyoto. Nha Chosokabe kết thúc.

    Chosokabe Motochika nếu được so sánh thì tài cầm quân không thua gì các lãnh chúa lỗi lạc khac nhu Shimazu Yoshihisa, Otomo Sorin, Ukita Naoie.... Không ai kể cả bố ruột của Motochika có thể ngờ được rằng một cậu bé hay mắc cỡ và ít nói lại có thể trở thành một lãnh chúa tài ba, đưa danh tiếng dòng họ Chosokabe vượt khỏi đảo Shikoku. Công lao của Motochika đối với dòng họ Chosokabe và đảo Shikoku là rất lớn, ngoài những chiến công hiển hách ngoài mặt trận, Motochika còn chăm lo cho kinh tế của đảo Shikoku (vốn nghèo nàn) được phát triển.
    ---------------------------------------------------------------------

    Ieyasu Tứ Đại Đội Trưởng (Nhà Tokugawa)


    1. Hattori Hanzo(1541-1596):

    Là thủ lĩnh đội cận vệ Ninja nổi tiếng của thành Edo (Tokyo sau này), Hattori Hanzo cùng cha là Yasunaga phục vụ Tokugawa Ieyasu từ những năm đầu của nhà Tokugawa.

    Xuất thân là một ninja phái Iga, Hanzo nhanh chóng vươn lên hàng các đội trưởng thân tín của Ieyasu kể từ trận chiến Anegawa (1570) và Mikata ga hara (1572). Nhưng sự kiện đặc biệt nổi tiếng của Hanzo là vào năm 1582, khi mà Akechi Mitsuhide tạo phản và giết chết Oda Nobunaga. Tokugawa Ieyasu cùng các bộ tướng đang ở thành Osaka khi hay tin này và nhanh chóng bỏ trốn vào rừng trước khi quân Akechi vươn tay đến. Nhưng vòng vây của Akechi đã khép chặt hết vùng kinh đô (Kyoto) và tỉnh Mikawa yên bình còn ở rất xa. Đúng lúc này thì Hattori Hanzo, vẫn đang hộ vệ cạnh Ieyasu, đề nghị chủ nhân mình đi tắt qua tỉnh Iga. Tỉnh Iga vốn được coi là một trung tâm của các ronin (samurai vô chủ) và là cái nôi của các ninja phái Iga. Kể từ sau khi Nobunaga đàn áp đẫm máu quyền tự trị của họ từ năm 1580, các ronin và ninja đã lui vào vùng rừng núi Iga hiểm trở để tự bảo vệ độc lập, ko ai có thể xâm nhập vào đó kể cả đội quân 10000 người của Akechi! May mắn, Hattori Hanzo có liên hệ mật thiết với các ronin và ninja ở đây (vì Hanzo là một ninja phái Iga) nên dễ dàng được họ đồng ý cho mượn đường, thậm chí còn cử hẳn một đội hộ tống Tokugawa Ieyasu cùng tướng lĩnh đến tận quê hương Mikawa. Sau này, Hanzo còn được giao nhiệm vụ trợ giúp việc Tokugawa Nobuyasu, con trưởng của Ieyasu, tự sát và Hanzo khảng khái từ chối làm điều đó vì lòng thành của mình với Nobuyasu!

    Hattori Hanzo là ninja nổi tiếng nhất thời Sengoku và cũng chính là sợi dây liên hệ giữa nhà Tokugawa với các ninja Iga, từ đó hình thành nên đội vệ sĩ ninja 200 người nổi tiếng ở thành Edo, kinh đô nhà Mạc (Tokugawa).

    2. Honda Tadakatsu(1548-1610):

    Là cận vệ trung thành của Tokugawa Ieyasu, Honda Tadakatsu thể hiện lòng dũng cảm trong mọi trận chiến tham gia và được thăng lên làm một tướng dưới trướng Ieyasu.

    Trước trận chiến Mikata ga hara, Honda dưới trướng Okubo Tadayo lãnh một đội binh nhỏ xông vào cướp trại của Takeda Shingen, dĩ nhiên, để nhận thất bại nhưng nhờ vào Honda mà quân Tokugawa mới rút về thành Hamamatsu bình yên. Khi trận chiến Mikata ga hara diễn ra (tức là khi Ieyasu quyết định khai thành đánh một trận với Shingen) Honda lãnh cánh tả quân Tokugawa và liều mình đương cự sức ép từ đạo kỵ binh tiên phong của Naito Kiyomasa, đạo kỵ binh Takeda nổi tiếng, đủ lâu cho Ieyasu chạy vào được thành. Năm 1575, Honda tham gia chỉ huy đội súng hỏa mai nổi tiếng đã bắn nát đội hình 10000 quân Takeda trong trận Nagashino. Danh tiếng của Honda lên cao nhất trong chiến dịch Komaki (1584) của Toyotomi Hideyoshi chống lại Tokugawa Ieyasu. Khi Ieyasu đem đại quân rút về để bảo vệ tỉnh Mikawa và chiến thắng trận Nagakute thì Honda Tadakatsu được giao giữ ở thành Komaki, cầm chân đại quân của Hideyoshi. Khi thấy khói bụi bốc lên cho thấy đại quân Hideyoshi (khoảng 50000-60000 người) đang tiến đến chuẩn bị đuổi theo Ieyasu, Honda đã suất lãnh bản bộ quân ra đối địch, khiêu chiến với kẻ thù đông gấp 50-60 lần mình trên bờ sông Shonai!!! Hideyoshi bất ngờ và thán phục trước lòng quả cảm của chàng samurai tỉnh Mikawa, lệnh cho quân ko được làm hại Honda (và bộ tướng Ishikawa), làm chậm đợt tiến quân, giúp Ieyasu chiến thắng trận Nagakute và kịp lui về phòng thủ ở Mikawa. Honda còn tham gia hầu hết các trận chiến của Ieyasu, đặc biệt là trong trận Sekigahara (1600) đến khi qua đời năm 1610, 2 con trai của Honda tiếp tục theo lao động đường phố Ieyasu trong 2 chiến dịch Osaka (1614-15) và cũng lập được chút thành tích trong chiến thắng cuối cùng của Tokugawa Ieyasu.

    Được coi là tướng lĩnh trung thành nhất của Tokugawa Ieyasu, Honda Tadakatsu thể hiện lòng dũng cảm và kỹ năng trên chiến trường ưu tuyệt đến mức cả Takeda Shingen cũng phải bật lời khen ngợi. Honda có thể coi là tướng lĩnh dũng mãnh nhất của Ieyasu, nổi tiếng trên chiến trường với chiếc mũ sừng hươu trước hàng ngũ các samurai Mikawa.

    3. Ii Naomasa(1561-1602):

    Trở thành bộ tướng của Tokugawa Ieyasu năm 1578, Ii Naomasa lập tức chứng tỏ mình là một dũng tướng của tỉnh Totomi và được Ieyasu trọng dụng. Trong trận chiến Nagakute năm 1584 (chiến dịch Komaki, tranh chấp giữa Ieyasu và Hideyoshi), Naomasa thống lĩnh 3000 lính súng hỏa mai và gây thương vong lớn cho quân Toyotomi dưới trướng của Ikeda Nobutora, góp phần gây ra cái chết cho Ikeda và 2 con trai, con rể. Đến trận chiến Sekigahara (1600), mặc dù được giao bảo vệ Tadayoshi, con trai Ieyasu, nhưng Naomasa lại là người xông lên đầu tiên, mở màn cuộc sát phạt thắng lợi của quân Tokugawa. Ko may, Ii Naomasa trúng đạn của các xạ thủ nhà Shimazu trong trận chiến và qua đời sau đó năm 1602.

    Ii Naomasa nổi tiếng trên chiến trường ko chỉ vì sự dũng mãnh của mình mà còn vì đội quân samurai “Quỷ Đỏ” dưới trướng, “mượn” cách ăn vận toàn đỏ của Obu và Yamagata (2 tướng nhà Takeda). Naomasa được phong chức Hyobu-shoyu và một tài sản khổng lồ vì công lao với nhà Tokugawa

    4. Sakai Tadatsugu(1527-1596):

    Là một đại tướng của nhà Matsudaira và sau này là nhà Tokugawa, Sakai góp phần trong việc khuyên Ieyasu tách khỏi sự lệ thuộc vào nhà Imagawa và rõ ràng đem lại lợi ích ko nhỏ cho Ieyasu.

    Trong trận chiến Mikata ga hara (1572), Sakai thống lĩnh hữu quân của Ieyasu và một mình phá khỏi vòng vây của quân Takeda khi các binh sĩ dưới trướng (đa phần là lính nhà Oda) đều bỏ chạy cả. Đêm trước trận Nagashino (1575), Sakai lập được một chiến công khi đề nghị đem quân cướp trại Takeda, điều mà có lẽ đã chọc giận Takeda Katsuyori, dẫn đến quyết định sai lầm của Katsuyori là tấn công liên quân Oda-Tokugawa trong trận chiến Nagashino. Trong chiến dịch Komaki (1584), Sakai được giao quân đánh bại đạo quân tiên phong của nhà Toyotomi do Mori Nagayoshi lãnh đạo.

    Là một tướng tài của Ieyasu, Sakai Tadatsugu thể hiện là một samurai tự trọng khi ko hề chối tội dính líu đến chuyện Tokugawa Nobuyasu, con trưởng Ieyasu, bày kế chống lại Oda Nobunaga ngay trước lời buộc tội của Nobunaga. Vì sự trực tín đó, dù được phong thưởng khá cao nhưng Sakai Tadatsugu ko được Ieyasu tin cậy và trọng dụng lắm về sau!
    ------------------------------------------------------------------

    To đại tướng : Tôi chưa từng chơi FFX, và tôi cũng chưa từng chơi PS2 mà đi lên xa đến thế. Mến.
    To Wiwi : Theo ý kiến của huynh thì đệ kể thiếu một người. Theo ý huynh thì Tokugawa Ieyasu có Ngũ đại đội trưởng lận. Người còn lại là Sakakibara Yasumasa.

    5\ Sakakibara Yasumasa (1548 -1606)
    Yasumasa đã ở bên Ieyasu ngay từ khi còn bé và trở thành một trong những tướng tâm phúc nhất của Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu phục vụ trong trận Anegawa. Sau đó được Ieyasu cho đóng quân ở Shinano để cự nhau với Naito Masatoyo (một trong nhị thập tứ tướng nhà Takeda)

    Trong chiến dịch Komaki 1584, Yasumasa nắm quân chiến đấu với Hideyoshi và giúp đỡ Oda Nobuo (con trai của Oda Nobunaga) và sau đó là được giao trọng trách vô cùng quan trọng là tháp tùng Ieyasu đến Osaka để gặp Toyotomi Hideyoshi năm 1586. Sau chuyến đi, Yasumasa được phong tặng danh hiệu cao quý Shikibu Taiyuu. Năm 1590 tham gia vào chiến dịch Odawara. Yasumasa được Ieyasu cho giữ thành Tatebayashi. Trong quá trình Ieyasu phải đến Kyushu tham gia chiến dịch xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi thì Sakakibara Yasumasa ở lại và trở thành một trong những người nhiếp chính của Tokugawa Hidetada và sau đó là cự nhau với Uesugi Kagekatsu năm 1600

    Con của Yasumasa la Yasukatsu cũng tham gia vào trận đánh thành Osaka và cũng lập được một ít công lao. Gia đình Sakakibara trở thành một trong những gia đình trung thành nhất với Tokugawa trong thời Edo

    Sakakibara Yasumasa là một tướng lãnh trung thành của Tokugawa Ieyasu. Cùng với Honda Tadakatsu họp lại thành tả hữu cận vệ của Ieyasu, góp phần đưa Ieyasu trở thành Shogun của Nhật Bản.
    ----------------------------------------------------------------------

    Lược sử Ninja

    “Ninja” (Nhẫn Giả), thử hỏi có ai chưa từng nghe đến từ này? Nhưng nếu hỏi có ai đã từng nghe đến Ninjitsu hay biết đến nguồn gốc các Ninja thì có lẽ ta được cùng một câu trả lời: rất ít!

    Lịch sử của Ninja từ lâu cũng bí ẩn như chính họ vậy. Có rất ít, hay hầu như không có ghi chép chính thức nào về họ - những con người chọn cho mình sự nghiệp trong bóng tối – và có lẽ, về phương diện nào đó, các Ninja thích điều này. Vì vậy, hầu như những kiến thức về Ninja mà con người hiện đại có đều được truyền miệng từ đời này sang đời khác, bởi thường dân, samurai, lãnh chúa và chính bản thân các Ninja.

    “Nonuse” hay “Nghệ thuật ám động” chính thức xuất hiện dưới ánh sáng vào năm 522 (sau Công Nguyên), được gọi là một nghi thức để lĩnh hội Phật học – tôn giáo chính và duy nhất của nước Nhật bấy giờ, bởi các tu sĩ đã tiếp thu một phần võ học của Trung Hoa. Bản thân các tu sĩ không phải là các võ sư và cũng không hoạt động cho ai cả. Họ chỉ được mời đến bởi các lãnh chúa và dưới vỏ bọc của việc sùng tín đạo Phật, các lãnh chúa khai thác thông tin từ họ. Nên, từ “Ninja” chỉ chính thức xuất hiện sau đó, rất lâu sau.

    Suốt thời gian đó, các tu sĩ ngày càng hoàn thiện kỹ năng chiến đấu của mình, phát triển thành một môn phái võ nghệ mới, từ những gì tiếp thu được từ võ Trung Hoa và võ cổ truyền Nhật, với cái tên “Ninjitsu”-“Nghệ thuật nhẫn chiến”. Đó chỉ là một trường hợp ép buộc, giữa sự đam mê võ học của các võ sư và sự lấn át ngày càng nhiều của triều đình Nhật Hoàng đến quyền lợi của họ. Và đó, “Ninja” ra đời, theo như chúng ta dự đoán, vào năm 645 tức là đầu “Thời Asuka-Nara” (645-794) trong lịch sử Nhật. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự như những gì các câu chuyện miêu tả. Lúc này, họ chỉ là một nhóm võ sư, chiến đấu bằng một kỹ thuật lạ lùng, tự do và ít được biết đến. Đó là cho đến khi “Thời Heian” (794-1185) bắt đầu năm 794…

    Hoàn cảnh lịch sử

    Dưới sự thống trị của gia tộc Fujiwara, trong cái “mác” “Nhiếp Chính”, triều đình Nhật và cả nước Nhật dần thay đổi. Từ đây, Nhật Hoàng không còn là “người nắm quyền lực” nữa, mà chỉ là “biểu tượng quyền lực” cho gia tộc nào nắm giữ được Hoàng Gia (họ Yamato). Và cũng từ đây, chính quyền trung ương không còn mạnh mẽ để kiểm soát toàn nước Nhật. Nhiệm đó được giao cho các địa chủ giàu có và dĩ nhiên, hùng mạnh, để họ trở thành các “Daimyo” hay “Lãnh Chúa” (theo cách quen gọi dù rằng không đúng thật với ý nghĩa của từ này). Đơn giản chỉ vì nông dân vui vẻ nộp tô ruộng của mình cho các Daimyo hơn là gồng mình gánh thuế vụ nặng nề của triều đình, còn các Daimyo sẵn sàng mở túi nhận tiền cùng quyền lực của họ trong khi triều đình (hay chính xác là nhà Fujiwara) thoát khỏi trách nhiệm kiểm soát những lãnh thổ rộng lớn hay đàn áp các cuộc nổi dậy.

    Tuy nhiên, theo thời gian và thế hệ, các Daimyo ngày càng mạnh mẽ hơn và hình thành các “Clan” hay “Gia Tộc” cha truyền con nối, thống trị đất phong. Họ không còn vui vẻ với một túm dân ít ỏi trong lãnh thổ - vốn không nhỏ bé gì - của mình và các cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi. Sự cần thiết thông tin quân sự làm xuất hiện nhu cầu thám tử và các Ninja nhanh chóng được chấp nhận như những người săn tin siêu hạng bởi khả năng thâm nhập dễ dàng vào quần chúng hay bất kỳ cộng động nào đó. Tuy nhiên, đó chỉ mới là buổi bình minh cho sự nghiệp sáng chói (trong bóng tối) của các Ninja khi mà xã hội thời Heian là một xã hội “Võ Sĩ Đạo Trị”…

    Các Samurai…

    Cùng xuất hiện với nghệ thuật Ninjitsu là một “tôn giáo”, có vẻ như vậy, đáng chú ý và là nền móng cho gần nửa lịch sử phong kiến Nhật: “Bushido” hay “Võ Sĩ Đạo”. Một nguyên tắc bất di bất dịch quy định về một dạng tinh thần thượng võ cho những người học theo, để bảo tồn danh dự của con người. Đó chính là nguyên tắc làm người của các Samurai và thật là thiếu sót nếu không nhắc đến họ khi bàn về các Ninja.

    “Samurai” xuất hiện cùng với sự ra đời của “Bushido” nhưng chính thức thì nó xuất hiện vào giữa thời Heian trong không khí căng thẳng của các cuộc gây hấn giữa 2 đại gia tộc của nước Nhật: nhà Minamoto và nhà Taira. Các samurai, không đơn giản chỉ là những chiến binh thô kệch xuất thân từ bình dân, và sau này là các “gia tộc Samurai cao quý”. Họ là những chiến binh ưu việt, thông thạo mọi môn nghệ thuật (đặc biệt là kiếm thuật hay “Kendo”) và nhất là có một lòng kiên quyết theo Võ Sĩ Đạo. Nếu họ chệch khỏi con đường này thì để bảo tồn danh dự, theo Võ Sĩ Đạo, họ phải tự sát bằng nghi thức Hara-Kiri (mổ bụng, thậm chí cắt ruột mình quăng ra trước mặt đối thủ để kiêu hãnh về danh dự trước khi chết).

    Các Daimyo thấy được sự lợi hại của các Samurai cũng như Võ Sĩ Đạo, vì sự quy định lòng trung thành với chủ là một trong những nguyên tắc kiên quyết Võ Sĩ Đạo. Các đội quân Samurai ra đời dần dần và càng mạnh hơn theo các cuộc chiến đến khi thời Heian chính thức kết thúc thì các Samurai đã thiết lập ưu thế tuyệt đối của mình trong lịch sử cũng như đời sống Nhật bấy giờ. Nhưng chính sự ưu việt của họ, hay chính xác hơn, sự ưu việt của Võ Sĩ Đạo, thứ làm họ được kính ngưỡng, lại là điểm yếu chết người của các Samurai khi họ đối diện với “Sengoku Jidai” hay “Thời Chiến Quốc”(1478-1605) - những trang vàng của lịch sử Ninja…

    …Và Ninja

    Thời Sengoku bắt đầu cho hơn 100 năm loạn chiến đẫm máu của các Gia Tộc hùng mạnh tranh giành danh hiệu “Seiitaishogun” hay “Bình Phiên Đại Tướng Quân”, thường được biết đến ngắn hơn: Shogun. Các cuộc chiến đã diễn ra từ trước thời này (từ sau thời Heian, qua thời Kamakura, thời Muromachi) đã chứng minh rõ ràng cho các Daimyo thấy: chiến tranh không chỉ cần có những chiến binh dũng cảm liều chết là đủ. Vì vậy, chiến trận trong thời này là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự, hay nói đúng hơn, nghệ thuật phản phúc và gian xảo! Một chiến thắng hoàn hảo không phải là một chiến thắng đẫm máu trên chiến trường mà là một cái chết nhanh gọn, êm ái của kẻ địch bởi tay một Ninja!

    Danh tiếng của các Ninja càng tăng cùng với những kỹ năng được “huyền thoại hóa” bởi những người dân thường, những Samurai và Daimyo, đặc biệt là từ chính các Ninja. Dù có trang bị ưu việt đến thế nào đi nữa, các Ninja cũng vẫn là một đối thủ lép vế trước các Samurai thiện chiến đã trải trăm trận. Vì vậy, các ý tưởng về khả năng siêu phàm của Ninja (tách thành 5 người, hoà vào môi trường, giả dạng người khác, hóa thú, tàng hình,…) tạo một sự thuận lợi cho họ khi đối đầu với những đối thủ mà họ biết rõ là hoàn toàn không hiểu gì về mình! Nhưng điều đó không có nghĩa là các Ninja đều là những tay sát thủ máu lạnh, những “gã xấu” như thường được dựng lên trong phim ảnh, sách truyện. Đa số họ là những hiệp sĩ dạng như Robin Hood với châm ngôn bảo vệ người dân lương thiện chống lại các thế lực bóc lột. Hành động ám muội của họ không xuất phát từ sự thiếu danh dự của họ mà được coi là sự biểu hiện của lòng trung thành đặc biệt đối với chủ nhân của mình, tương tự như các Samurai!

    Nhưng các Samurai không bao giờ có thể làm những điều như lẻn vào nhà để ám sát, phá hoại, thám thính hay bất cứ điều gì “đê tiện”, phi thượng võ, không thì phải mổ bụng tự sát để bảo tồn danh dự theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo. Nhưng các Ninja thì chẳng có những nguyên tắc như vậy! Nguyên tắc tối thượng và duy nhất của họ là: đạt mục đích bằng mọi giá! Nên hoàn toàn không có gì xấu hổ nếu một Ninja tấn công một Samurai từ sau lưng, hay thậm chí dùng thủ đoạn để ám toán trong một trận chiến “tay đôi” được xem (và được các Daimyo khai thác triệt để) là điều hiển nhiên với Ninja!

    Chính vì vậy, với các Samurai chân chính (và ngoan đạo), thì Ninja là một đối thủ đáng nguyền rủa, “nhơ nhớp” và đáng sợ. Một nỗi sợ hãi mà các Ninja trông đợi…

    Ninja trong Lịch Sử

    Mọi Daimyo trong thời Sengoku đều không phải là những samurai chân chính như những người tiền nhiệm của mình trong thời Heian. Họ không hề có ý tưởng liều chết trên chiến trường để bảo tồn danh dự như các Samurai. Danh dự của các Daimyo đạt được từ thành quả chiến trận của họ chứ không phải từ Võ Sĩ Đạo. Vì vậy, trong thời Sengoku, không có từ “công bằng” trong chiến trận (với các Daimyo) và trong tình yêu, trong hai lĩnh vực đó, chỉ có “thắng” và “thua”!

    Hiển nhiên điều đó không ngăn một số Daimyo theo nguyên tắc Võ Sĩ Đạo đàng hoàng nhưng chắc chắn là họ không thành công. Và điều đó thể hiện qua hình ảnh của Tokugawa Ieyasu (thống nhất nước Nhật, sáng lập nhà Mạc sau thời Sengoku), một danh tướng, một chính trị gia tài ba và gian xảo nhưng chưa bao giờ được coi như một Samurai chân chính! Và vì vậy, các Ninja, những thám tử và sát thủ siêu hạng mà không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới, được coi như một con bài chiến thuật của mọi Daimyo thực thụ! Hàng loạt hệ thống bẫy rập, cửa giả, phòng trống tìm thấy trong các lâu đài cổ đã cho thấy Ninja là một mối đe doạ rình rập mà các Samurai và Daimyo quan tâm thực sự.

    Các Ninja phát triển rất mạnh trong thời Sengoku đặc biệt là Ninja phái Koga, làm thành đội hộ vệ cho samurai Sanada Yukimura trong cuộc chiến cuối cùng oanh liệt của Yukimura trước quân Mạc Phủ. Nhưng sự kiện đáng chú ý của các Ninja (vì hoạt động của họ không bao giờ được đưa ra ánh sáng) lại được xoay quanh cuộc kháng cự mãnh liệt của họ bên cạnh các Ronin (samurai vô chủ) của vùng rừng núi Iga chống lại sự xâm lấn của quân đội Oda Nobunaga. Dù bị đàn áp đẫm máu, nhưng các Ninja Iga vẫn giữ vững được thánh địa Iga của mình bằng kỹ năng chiến đấu ưu việt trong rừng núi cùng với cái chết đột ngột của Oda Nobunaga.

    Sau thời Sengoku, nhà Mạc (Tokugawa) ra đời, các Ninja lui về cuộc sống bí ẩn của họ nhưng vẫn liên tục phục vụ cho triều đình hay địa chủ thuê mướn họ, nổi tiếng nhất chính là đội Ninja phái Iga bảo vệ thành Edo (Tokyo sau này) – kinh đô nhà Mạc suốt 250 năm! Và theo ghi nhận lịch sử còn lại, người Ninja cuối cùng đã phục vụ triều đình Nhật đến tận Đại Chiến Thế Giới II!

    Ngày nay, vùng Koga vẫn là trung tâm đào tạo nghệ thuật Ninjitsu hàng đầu của nước Nhật. Mặc dù có vẻ kém cạnh hơn Kendo và Judo, Ninjitsu vẫn tồn tại và phát triển, một phần nhờ vào sự bí ẩn của nó, nhờ vào lịch sử oanh liệt của các Ninja mà ai cũng muốn được biết đến, dù chỉ một lần…
     
  6. therebex

    therebex T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/12/03
    Bài viết:
    622
    Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu ?
    Những điều hư cấu của La trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.
    Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.
    À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do tôi viết ra nên chính tôi cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa ? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra ? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy

    CÁC SỰ KIỆN CHÍNH
    Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình
    -Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian
    -Điêu Thuyền không có thật
    -Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi
    -Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
    -Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật
    Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”
    -Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”
    -Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo
    -Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà
    -Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác)
    VỀ CÁC NHÂN VẬT CHÍNH
    Lưu Bị
    -Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả
    -Kết nghĩa vườn đào không có thật
    -Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay không hơn không kém) quanh quẩn ở Trác quận
    -Quân khởi nghĩa không hề giết Trình Viễn Chí, đối đầu với Trương Bảo Trương Lương, cứu Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn (là những đạo quân chủ lực của trung ương)
    -Trương Bảo không hề trúng tên của Lưu Bị. Bị không hề dùng máu dê máu chó đồ tanh hôi phá ma thuật của Trương Bảo, không hề cứu Đổng Trác
    -Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
    -Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc
    -Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả là mưu của chính Lưu Bị
    -Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị
    -Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị
    -Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn
    -Ngoài A Đẩu còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu)
    Quan Vũ
    -Kết nghĩa vườn đào không có thật
    -Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương)
    -Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo
    -Không hề quá ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa không quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị
    -Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung
    -Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh (thực ra chuyện cạo xương chữa thuốc cũng chẳng có gì ghê gớm, trong chiến tranh chống Mỹ trang bị y tế thiếu thốn bộ đội ta phải trải qua phẫu thuật không hề có thuốc thậm chí không có cả dao kéo chuyên dụng là chuyện rất bình thường)
    -Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu
    -Trận lụt Phàn Thành không phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu không có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô
    -Là một viên tướng võ biền, chỉ khoẻ chứ không có mưu mẹo gì, trên thực tế Trương phi rất khôn ngoan, hơn Quan Vũ rất nhiều
    Trương Phi
    -Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu
    -Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật không có thật
    -Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên
    -Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này
    Triệu Vân
    -Không hề theo Viên Thiệu
    -Trong lần bỏ Công Tôn Toản cùng Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm, Vân theo Bị luôn, không trở về với Toản nữa. Chứ không phải mãi sau này Vân mới làm cướp núi rồi theo Bị
    -Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Nhưng không hề đánh với Trương Cáp. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt
    -Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật
    -Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật
    -Vân không giết Chu Nhiên ở Di Lăng
    -Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật
    -Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Đồng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương Duy (truyện không nhắc tới) tuy không giữ các vai trò quan trọng
    -Vân là tướng chỉ có sức khoẻ chứ không phải có mưu trí
    Mã Siêu
    -Không tham gia trận đánh Lí Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lí Mông
    -Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết béng
    -Không đánh Trường An của Chung Do. Chung Do là quan văn chứ không phải võ tướng
    -Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu
    -Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu
    -Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức
    -Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại
    -Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề cơ ngợi Mã Siêu
    -Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ
    -Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh,cũng như không hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Siêu Đại chủ động theo Bị, không rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm
    -Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục
    Gia Cát Lượng
    -Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về
    -Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục. Do đó không hề có chuyện “Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương” Dĩ An và Hề Nê là nhân vật không có thật
    -Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ không tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”
    -Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử. Có thể nói, lão La “phịa” nhiều về nhân vật này nhất. Nếu viết ra (mà ai cũng biết cả) thì sẽ rất dài
    Bàng Thống
    -Làm tri huyện Lỗi Dương rất tệ, ông ta không có tài an dân trị quốc, chỉ có tài quân sự
    -Không phải tướng mạo xấu xí thôi đâu mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài” Lưu Bị Tôn Quyền Tào Tháo đều là những người biết xem tướng đều không nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% gặp Thống thì trật
    -Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương (làm thế tức là tự sát, người như Thống đương nhiên biết điều đó, họ La múa bút vớ vẩn)
    -Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng con Đích Lư. Chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành (một cái chết rất vớ vẩn, giống như Takeda Shingen chết)
    Lã Bố
    -Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác
    -Đinh Nguyên là thái thú Tịnh Châu, không phải Kinh Châu
    -Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố
    -Chuyện “tam anh chiến Lã Bố” không có thật
    -Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ không phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam
    -Có 1 vợ chính thức họ Nghiêm (chứ không phải họ Tào) do đó Tào Báo không phải bố vợ Lã Bố
    Tào Tháo:
    -Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man
    -Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu
    -Không hề xử chém Tả Từ
    -Có đến 25 con trai, trrong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng
    -Không mắc mưu Chu Du chém Thái Mạo Trương Doãn. 2 người này chết khi quân ngô đánh trận Xích Bích
    -Không phải bị mắc mưu Bàng Thống mà xích thuyền lại, ông ta buộc phải làm thế vì binh sĩ bị bệnh quá nhiều
    -Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực
    NHỮNG NHÂN VẬT KHÁC
    Cam Ning
    -Chết vì bệnh chứ không phải bị Sa Man Kha giết chết
    Chu Du
    -Tưởng Cán không hề đến thăm Du
    -Chu Du không hề muốn giết Gia Cát Lượng. Cuộc chiến mưu trí giữa Chu Du và Gia Cát Lượng hoàn toàn do La bịa ra. Chu Du không hề hẹp hòi. Câu “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng”nổi tiếng không có thật
    Chu Thương
    Đây là nhân vật chỉ có trong quyển “Tam quốc chí bình thoại” xuất hiện đầu thời Nguyên
    Đào Khiêm
    -Trên thực tế rất độc ác, cai trị tàn bạo chứ không có nhân từ như trong truyện
    -Là phe đồng minh với Đổng Trác chứ không phải tham gia chư hầu đánh Trác
    -Không hề nhường Từ Châu cho Lưu Bị. Lưu Bị do nhân dân Từ Châu đưa lên
    -Đích thân chủ mưu sắp đặt để giết Tào Tung cha Tào Tháo cướp của
    Đổng Trác
    -Không hề được Lưu Quan Trương cứu khỏi giặc Khăn Vàng
    Điển Vi
    -Không hề dùng búa, đao hay giáo mà dùng đôi kích
    Hạ Hầu Đôn
    -Không hề đuổi theo và đấu võ với Quan Vũ
    -Không hề bị Tào Tính bắn đui mắt, không hề nuốt con ngươi, không hề bị chột mắt
    Hàn Huyền
    -Không hề bị Ngụy Diên giết,mà tự đầu hàng và dâng nộp thành trì
    -Không hề tàn bạo và ác độc như truyện mô tả mà còn là một quan văn cai trị tốt
    Hoa Đà
    -Không chết ở trong tù và trao sách cho Ngô áp ngục. Đà cũng có rất đông học trò
    -Khi bị Tào Tháo goị đến chữa bệnh, Đà than đau yếu thoái thác không đến chữa, Tháo phát giác ra và giết Đà, không giam ngục. Chứ không phải đòi bửa đầu Tháo ra rồi bị Tháo tống ngục
    Hoa Hùng
    -Không giết Tổ Mậu. Tổ Mậu bị Từ Vinh giết
    -Không bị Quan Vũ giết. Bị quân của Tôn Kiên giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
    Hoàng Cái
    -Không hề dùng khổ nhục kế trá hàng Tào Tháo
    Hoàng Trung
    -Chết trước khi chiến dịch đánh Ngô của Lưu Bị diễn ra
    -Không đấu với Quan Vũ cũng như Quan Vũ không tha Hoàng Trung
    Kỉ Linh
    -Không hề dùng đao ba mũi như truyện mô tả
    -Không hề đấu tay đôi với Quan Vũ (thực sự có đấu tay đôi với Trương Phi và bị Phi giết)
    Lã Mông
    -Không hề giả ốm lừa Quan Vũ mà là ốm thật
    -Không hề bị vong hồn Quan Vũ vật chết mà thật ra bị bệnh rồi mất
    Lục Tốn
    -Công lao mưu mẹo đánh Kinh Châu thật ra hoàn toàn là của Lục Tốn
    -Không hề được Hám Trạch đem cả nhà ra đảm bảo về tài năng, chính Tôn Quyền biết tài Tốn mà cử Tốn ra Hạ Khẩu và cử làm đô đốc phá Thục
    Lưu Tôn
    -Không là con ruột Thái phu nhân (điều này khiến ta có thể nghi ngờ chuyện họ Thái thao túng chính trị Kinh Châu khi Lưu Biểu mất có thể không chính xác, biết đâu chính Lưu Biểu chủ ý muốn đầu hàng Tào Tháo ?)
    Ngụy Diên
    -Không giết Hàn Huyền cứu Hoàng Trung
    -Không giết Vương Song
    -Là một viên tướng văn võ song toàn, đa mưu túc trí chứ không phải chỉ biết võ nghệ
    -Không phản bội sau khi Gia Cát Lượng chết
    Pháp Chính
    -Là quân sư chính trong chiến dịch Lưu Bị lấy Hán Trung, không phải là Gia Cát Lượng
    Quan Bình
    -Là con đẻ chứ không phải con nuôi Quan Vũ
    Quan Hưng
    -Là quan văn chứ không phải là võ tướng
    -Không đấu tay đôi với Trương Bào, không làm tiên phong đánh Ngô và ra Kì Sơn, không giết Phan Chương, không đoạt long đao, không được vong linh Quan Vũ cứu
    Tả Từ
    -Không hề “quăng chén đùa Tào Tháo”, không hề làm trò ma thuật, không hề hại Tào Tháo mắc bệnh, không hề bị Tào Tháo xử chém
    Thái Mạo
    -Thực ra là 1 quan văn chứ không phải là 1 võ tướng và cũng không thạo về thủy chiến
    -Vì thế, chuyện Mạo được phong làm đô đốc thủy quân và bị Tào Tháo giết do mưu của Chu Du là chuyện bịa
    Tôn Kiên
    -Trong chiến dịch đánh Đổng Trác, Kiên tham gia như một phe dưới lệnh Viên Thuật, chứ không phải chư hầu một trấn
    -Đưa ngay ngọc tỉ cho Viên Thuật khi tìm được ở Lạc Dương chứ không giữ
    -Không hề bị Lưu Biểu chặn đánh đòi ngọc tỉ (có đâu mà đòi) ngược lại chính Viên Thuật lệnh cho Kiên đánh Biểu trước
    Tôn Quyền
    -Chính Quyền quyết định đánh Tào ở trận Xích Bích, chứ không phải vì bị Gia Cát Lượng thuyết phục
    -Chính Quyền cử Lục Tốn ra thay Lã Mông bị bệnh và làm đô đốc phá Thục
    Tôn Sách
    -Không đưa ngọc tỉ cho Viên Thuật (có đâu mà đưa)
    -Không hề bắt Vu Cát bỏ ngục
    -Không chết vì bị hồn Vu Cát theo ám hại
    Tôn Thiều
    -Không hề cãi lời Từ Thịnh, cũng như không hề bị lôi ra chém
    Trần Cung
    -Không hề cứu Tào Tháo ra khỏi nhà tù
    Tư Mã Ý
    -Không hề bị Gia Cát Lượng đốt sém chết trong hang Thượng Phương
    Từ Hoảng
    -Không bị Mạnh Đạt giết
    Văn Sú
    -Không phải bị Quan Vũ giết mà bị quân Tào mai phục giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)
    Văn Ương
    -Không hề một mình một ngựa đẩy lui trăm tướng Tào trên cầu Lạc Gia
    Vu Cát
    -Không hề bị Tôn Sách giết
    -Không hề ám hại Tôn Sách đến chết
     
  7. *Infernal_Kami*

    *Infernal_Kami* Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    15/1/08
    Bài viết:
    473
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Trước mình qua HVĐ,có thấy topic Nghi Án Lịch Sử,do anh Trịnh Ru Ni lập nên,lúc đó mình cũng tính post bài vào,nhưng chưa đủ dữ liệu nên thôi:D.Giờ vào thì thấy cái topic đâu rồi,nên tạm thế này.Có gì sai sót xin thông cảm:D

    Trần Nguyên Hãn-Cháu đích tôn của Trần Quang Khải,con cô cậu với Nguyễn Trãi,cháu Trần Nguyên Đán,là danh tướng trong thời kì chống Minh,ông có mặt trong Hội Thề Đông Quan,chức hiệu Thái Uý.Sau này,ông làm tới chức Tể Tướng,nhưng chỉ 1 thời gian ngắn sau,ông từ quan,quay về quê sống an nhàn.
    Nhưng,thảm kịch bắt đầu từ khi ông lấy gỗ,làm nhà,tụ họp dân lang thang tứ xứ,cho họ khai khẩn,làm ăn.Những kẻ trong triều vin vào đó,nói ông làm phản,dựng lại nhà Trần.Chúng còn đưa ra những câu thơ,đại ý nói ông ví mình như con trai , mình mặc giáp,thân có ngọc,nhả sóng,phun mây,tung hoành nơi biển cả.Hoặc lại có câu thơ nói ông ví vua như con cò thân cô thế cô,còn danh tiếng ông vang danh bốn bể.Quả nhiên,vua Thái Tổ nổi giận,sai Khâm sai Đại Thần bắt ông về triều chịu tội
    "....Quan Khâm sai đại thần tới nhà ông vào lúc nửa đêm,đọc lệnh bắt ông.Gia tướng nhà ông,Trần Nguyên Kiệt sai người nhà chuẩn bị gậy gỗ,khí giới.Nhưng ông lừ mắt,họ vội buông vũ khí ra.Con trai ông,xin đánh trống ngũ liên,để đề phòng chuyện mời ám,nhưng ông ngăn lại,sợ làm mất giấc thường dân.Ông chấp nhận chịu bị giải về triều,sau khi đọc kĩ tờ biểu và thấy tận mắt dấu triện của vua.Quan Khâm sai nói:"Mọi việc giờ đã rõ,xin quan cho cùm tay giải về triều".Ông không đồng ý và nói:"Ta đây không hề làm gì nên tội,hãy để ta mặc nguyên bộ phẩm phục này về triều.Ta không hề muốn chạy trốn,bởi vì nếu Hãn này muốn chạy trốn thì bao nhiêu gông xiềng của các ngươi cũng sẽ tan tành.Hãy xem đây!"Nói rồi ông giật nhanh cây giáo trên tay 1 lực sĩ xá nhân gần đó,vặn thành mấy vòng,rồi vứt xuống đất.Quan Khâm sai run lẩy bẩy,van xin mãi,nói rằng vì sợ bề trên bắt tội.Cuối cùng,ông cũng chấp nhận để họ cùm tay,và không quên dặn dò gia nhân,không để kinh động mọi người trong làng.
    Thế là,ông đi trên con thuyền cùng với 24 lực sĩ xá nhân,2 gia nhân của ông và viên Khâm sai đại Thần.Ông bất chợt hỏi viên quan đại thần:"Ta đang đi trên sông Lô,nếu giờ ta đi ngược lên phương Bắc thì nếu xảy ra việc gì,như ta chết chẳng hạn,thì ắt là các tay sử gia khuyển phệ sẽ nịnh nọt bề trên,ghi là ta chết do tàu tông phải đá ngầm.Nhưng nay ta đi về Đông Kinh,liệu khi ta chết,họ sẽ viết thế nào,hay sẽ đổ tội cho những sự kiện huyền bí,hoang đường?"(*)
    Viên quan khâm sai mặt tái xạm,rồi kiếm cớ thoái lui.1 lúc sau,tiếng chèo nước bì bõm,rồi 1 chiếc thuyền xuất hiện.Trong bóng thuyền thấp thoáng bóng Nguyễn Tông Chi,...Viên Khâm sai vội nói Nguyên Hãn cứ việc đi tiếp,hắn sẽ bắt thuyền theo sau,rồi sau đó hắn nhảy lên bờ.Bất chợt hơn hai mươi tên thủy thủ lực lưỡng xuất hiện,nhảy xuống nước,cầm dùi và đụcMột lát sau,thuyền thủng,Nguyên Hãn cùng 2 gia nhân dìu nhau lên bờ.Nhưng bỗng,các bàn tay túm ông lại,cả 3 người chống chọi không được,Nguyên Hãn bị vây kín,2 tên tiểu đồng may mắn vào được bờ.Ông tuy khỏe,nhưng phần vì bộ triều phục vướng víu,phần vì ông đã thấm mệt,không quên đánh thủy,nên ông bị chúng dìm xuống nước,rồi cột chặt vào buồm...
    Hẳn đôi mắt ông,đôi mắt ông không bao giờ được vuốt,trên khuôn mặt có nếp nhăn vì dân vì nước ấy,sẽ còn mở,để nhìn những gì người ta nói về cái chết này...
    Vậy,ông đã bị giết vì ai?Do chính lệnh của vua?Hay do bè lũ Nguyễn Tông chi gây nê?Có sự tham gia của các vua Minh hay chăng?Hay chỉ đơn thuần là xích mính giữa 2 phái: Đông Quan và Lũng Nhai?
    ___________________________
    *: Dự đoán của Trần Nguyên Hãn phản ánh chính xác sau này:Phan Huy Chú và Lê Quý Đôn,khi viết về vấn đề này đều viết rằng:Khi thuyền đi đến sông Lô,Nguyên Hãn ngửa mặt lên trời than:"Tôi cùng vua giúp nước,nay vua nghi tôi làm phản,Hoàng Thiên soi xét cho"Dứt lời thì một làn sấm đánh xuống,thuyền vỡ đôi,mọi người trên thuyền đều chết,chỉ 2 gia nhân đi cùng ông sống sót...
     
  8. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Lược Sử - Nguồn Gốc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa


    1. Đời Tam Quốc tức là khoảng thời gian gần sáu mươi năm, trong đó đế quốc Trung Hoa chia làm ba nước, mà ba vị vua đều xưng "Hoàng đế" cả. Nhưng vì phải kể từ các nguyên nhân dẫn đến những biến cố mở đầu tạo ra thế "ba chân vạc", nên bộ Tam Quốc phải chép những biến cố từ lúc nhà Đông Hán suy vi cho đến lúc nhà Tấn gồm thau ba nước, tức là chép những chuyện từ năm Trung bình thứ nhất đời Hán Linh Đế đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (và cũng là năm nhà Tấn thôn tính nước Ngô). Thời gian này gồm 97 năm, từ năm 184 đến năm 280.

    2. Về sách truyện, trước hết có bộ Tam Quốc Chí do Trần Thọ tức Trần Thừa Tộ đời nhà Tấn mà soạn ra. Sách chép tất cả 61 liệt truyện (26 truyện nước Nguỵ, 15 truyện nước Thục, 20 truyện nước Ngô).
    - Đến đời Tống, vua Văn Đế xem bộ Tam Quốc Chí thấy còn chưa đầy đủ, mới truyền cho Bùi Tùng Chi bổ chú thêm vào. Họ Bùi sưu tầm những câu chuyện sự tích đời Tam Quốc rải rác khắp nơi, rồi ghi thêm vào sách, thành ra co thể đối chiếu khảo chứng rõ ràng. Bộ này gồm 65 quyển và đã được đặt vào hàng chính sử.

    3. Những sách, những tuồng kịch về Tam Quốc:
    - Cũng đời nhà Tống, có những sách bình thoại về Tam Quốc Chí như Thuyết Tam Phân, Đông Kinh Mộng Hoa Lục, Đông Pha Chí Lâm. Trong bộ Đông Pha Chí Lâm này có viết rằng: "Trẻ con họp nhau nghe kể chuyện cổ tích, khi nghe kể chuyện Tam Quốc, đến chỗ Tào Tháo thua thì chúng reo lên vui vẻ."
    Đến đời Kim, đời Nguyên, có nhiều vở "tạp kịch" diễn sự tích Tam Quốc.
    - Khoảng năm Chí Trị, có họ Ngu khắc bản Tam Quốc Chí với các tượng đồ. Lại có một bộ Tam Quốc Chí gồm ba quyển: Thượng - Trung - Hạ, bình thoại những chuyện từ khi Tư Mã Ý ra cầm quân đến chỗ tướng tinh Khổng Minh sa xuống Ngũ Trượng Nguyên là hết. Rồi Quan Hán Khanh viết tuồng Quan Đại Vương Đan Đao Phó Hội; Vương Trọng Văn viết tuồng Thất Tinh Đàn Tế Phong ...

    4. Đến đời Minh có một nhà văn đại tài, có lẽ là La Quán Trung tham khảo hết thảy những tài liệu nói trên, rồi viết thành bộ tiểu thuyết ký sự, đặt tên là "Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa"
    - Sách này lúc đầu có bản khắc Hoằng Trị. Nhưng vì hiếm quá, ít ai có mà đọc, sau thất lạc hết cả.
    - Đến cuối đới Minh, có Lý Trác Ngô đưa ra một bản Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa với lời bình điểm. Nhưng sau đó, bị sao đi khắc lại, dần dần sai lạc quá nhiều.

    5. Đầu đời Thanh, có Kim Nhân Thụy tức Thánh Thán, căn cứ theo bản cũ, sắp xếp thành bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa gồm 120 hồi.
    - Đến năm Khang Hi, có Mao Tôn Cương tuyên bố tìm được bản cổ, sửa sang đính chính lại, khắc thành bản mới, với lời chú thích và phần phê bình. Phần này bắt chước Thủy Hử và Tây Sương Ký cho nên gọi là phần "Thánh Thán Ngoại Thư".
    - Bản khắc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Mao Tôn Cương đó chính là bản in lưu hành đến ngày nay.
    - Sau đó một thời gian, bỗng có người tìm được bản cũ nhất, tức là bản khắc Hoằng Trị, thấy chia làm 24 quyển, có chú thích âm nghĩa hẳn hoi, nhưng không chia thành các hồi gì cả. Bản Hoằng Trị này chính là bản cũ mà Thánh Thán căn cứ đính chính bản in của Lý Trác Ngô vậy.

    Lời Tựa Của Thanh Khê Cư Sĩ


    Xưa kia Trần Thừa Tộ có tài lương sử, đã soạn ra bộ Tam Quốc Chí chép chuyện ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Sách gồm 65 thiên, đã nhập vào chính sử.

    Phạm Quần khen văn từ ấy có nhiều ý nghĩa khuyên răn, nêu rõ việc phải trái, có ích cho phong hóa.

    Bùi Tùng Chi bổ chú Tam Quốc Chí có thể gọi là toàn tự khả quan. Sự việc được thẩm chính, tuy còn sơ lược. Ông sưu tầm những chuyện tản mác khắp mọi nơi, phàm những chuyện không thể chép vào chính văn, đều được để vào phần chú thích. Như thế, sự tích đời Tam Quốc tạm đủ.

    Việc đem Tam Quốc Chí ra "Diễn Nghĩa" khởi nguồn từ đời Nguyên và cung cấp chuyện cho các cụ già thôn xóm đam thuyết giải trí. Nhưng các câu chuyện đều căn cứ vào bộ sách của Trần Thừa Tộ và Bùi Tùng Chi, chứ không bịa đặt thêm. Chủ ý để cao trung nghĩa, mục đích là khuyên văn. Người đọc đem so với chính sử mới biết lời lẽ, sự việc đều có nguồn gốc chính xác. Truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa không thể bị coi như các loại tiểu thuyết.


    Năm Hàm Phong thứ ba, tiết Mạnh Hạ
    Người đất Câu Ngô là

    Thanh Khê Cư Sĩ đề

    Lời Tựa Của Thánh Thán *


    Trước đây, ta đã chọn sáu "Tài tử thư" là Trang - Tao - Sử Ký của Tư Mã, Luật Thi của Đỗ, Thủy Hử và Tây Sương, rồi lạm phê bình cẩu thả, hiệu đính câu được câu chăng. Thế mà hải nội chư quân lại cho ta là kẻ biết nhận xét.
    Gần đây lại đọc đến bộ Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, thì thấy rằng chuyện đều căn cứ vào những biến cố có thực, không phải do tưởng tượng, so với kinh sử rất là gần gũi. Xem thế thì không gì kỳ diệu bằng Tam Quốc Chí vậy.

    Hoặc hỏi rằng: "Từ Tần Chu về trước, Hán Đường về sau, có rất nhiều chuyện "diễn nghĩa" dựa vào sử mà viết, nào có khác gì Tam Quốc Chí, mà sao lại khen Tam Quốc Chí là kỳ?"
    Thưa rằng: "Cục diện Tam Quốc đã là một cuộc tranh thiên hạ ly kỳ đệ nhất cổ kim, mà người "diễn nghĩa" Tam Quốc lại là tiểu thuyết gia có tay bút kỳ diệu đệ nhất kim cổ."

    Trong các cuộc tranh thiên hạ ở những đời khác, chỉ có những việc thường thường. Người căn cứ theo sự việc để viết truyện, cũng chỉ là những cây bút thường. Cho nên những truyện ấy không thể ào so sánh với Tam Quốc Chí được.

    Ta thường ngẫm cuộc tranh thiên hạ đời Tam Quốc mà than rằng: Vận trời biến chuyển thật có chỗ không thể nào lường được. Như cái lúc Hiến Đế nhà Hán bó tay, Đổng Trác lạm quyền, các tay anh hùng nổi dậy một loạt, bốn bề chia lìa, giả sử Lưu hoàng thúc sớm gặp được tình cá nước Nam Dương, được đất Kinh Châu rồi kéo thẳng lên Hà Bắc, truyền hịch ra Hoài Nam, kế đến bình định Giang Đông, Tần Ung...thì có phải là mọt Quang Vũ thứ hai khôi phục nhà Hán không? Thế mà cơ trời không thiện biến như vậy cho! Đổng Trác bị giết, thì lại có Tào Tháo hiếp thiên tử để sai khiến chư hầu. Danh vị nhà vua tuy là hư hão, nhưng chính sóc vẫn được để nguyên. Lưu hoàng thúc phải chạy nạn loanh quanh chưa gặp dịp để tỏ rõ đại nghĩa cùng thiên hạ thì khắp quốc thổ hai bên bờ nam bắc Trường Giang đã về tay Ngụy, Ngô nắm giữ. Họ Lưu chỉ còn một khoảnh nhỏ ở phía tây nam làm chỗ trú chân. Đã vậy, nếu không được Khổng Minh ra đời, giúp cho một trận Xích Bích phía đông, vung tay choán một vùng Hán Trung phía tây, thì các đất Lương, Ích ắt cũng lọt vào tay Tào, mà Ngô cũng không đứng nổi làm một nước độc lập. Như thế có phải Tào Tháo lại là một Vương Mãng thứ hai cướp hết thiên hạ nhà Hán không? Nhưng cơ trời cũng chẳng biến đổi giản dị như thế. Sau khi Tháo trốn thoát Hoa Dung, lại gặp "gân gà" mà bỏ Hán Trung thì đành ngồi giữ có một phần thiên hạ, và cái thế "ba chân vạc" mới thành từ đó.

    Xét một Tào Tháo, trong đời đầy rẫy tội ác, thần với người đều giận. Nào kẻ truyền hịch kết tộ Tháo, nào người chửi rủa Tháo, nào đam chém, nào phục độc, nào đánh phá, nào đốt lửa, nào bắn tên...
    Tháo đã từng cụt râu, gẫy răng, từng sa hầm, ngã ngựa...hụt chết cũng nhiều, kẻ hùa giúp Tháo cũng lắm. Âu đó cũng là ý trời muốn chia ba thiên hạ, nên mới để kẻ gian hùng ấy sống làm tên giặc sâu mọt nhà Hán vậy. Vả lại trời sinh ra Du để làm đối thủ của Lượng, lại sinh ra Ý để kế họ Tào, có lẽ cũng sợ một trong ba chân vạc bị gẫy, nên cho nhân tài xuất hiện trùng điệp để cầm giữ lẫn nhau

    Từ xưa, cảnh chia cắt đất đai đã có, cảnh xưng vương xưng bá từng phương đã có: nào lathiền hạ chia mười hai nước, nào chia bảy nước, chia sáu nước, nào là Nam Bắc Triều, nào là Đông Tây Ngụy, nào là Tiền Hậu Hán...nhưng thoảng được, thoảng thua, hoặc còn hoặc mất...nhà nào bền lắm thì được một đời, chóng thì không đầy một năm, dăm bảy tháng. Chứ chưa bao giờ có cái cảnh chia cắt suốt sáu mươi năm, khi lên cùng lên, khi mất cùng mất như cục diện ly kỳ của ba nước Ngụy - Thục - Ngô vậy.

    Nay xem cái kỳ diệu văn diễn nghĩa Tam Quốc, thấy rằng sách này bậc học sĩ thượng lưu trí thức đọc đến phải thích thú, mà người làng quê xóm nhỏ, ít học đọc đến cũng thích thú. Anh hùng hào kiệt đọc mà thích thú. Tục tử phàm phu đọc đến cũng thích thú!

    Xưa, Khoái Thông xui Hàn Tín dựng nghiệp độc lập, đã đưa lý thuyết "Tam phân". Nhưng bấy giờ Tín đã làm tôi Hán, vì nghĩa không thể bội. Hạng Vũ thì thô bạo vô mưu, có mỗi một mưu sĩ Phạm Tăng mà cũng không biết dùng, thế tất thiên hạ phải gồm thâu vào một nhà Hán, vì Hán có đủ mưu thần võ tướng hiệp lực đồng tâm. Thì ra cái thiên hạ chia ba đã có điềm mờ mờ báo trước từ lúc nhà mới Hán lên, và đến khi Hán suy đồi thì thiên cơ ấy thành hình rõ rệt. Vả lại, Cao Tổ xưng vương ở đất Hán để rồi hưng đế nghiệp, tiên chúa lại xưng vương ở đất Hán để rồi mất nghiệp. Một bên dẹp được Tam Tần, một bên chẳng khôi phục Trung Nguyên được thước tấc...Có lẽ Trời xanh kia tạo ra nhà Hán, muón cho nổi lên như thế, rồi bắt phải chấm dứt như kia, và sớm đã bày sẵn cuộc cờ huyền ảo...cho nên những nhân vật, những biến cố đời Tam Quốc mới mỗi người một tài, mỗi việc một vẻ, bờ cõi riêng biệt vững bền...khác hẳn muôn đời như vậy. Đó chẳng phải là việc tối kỳ diệu của hóa công sao?

    Người viết Tam Quốc Diễn Nghĩa đã dùng cái kỳ diệu của văn chương mà ghi lại cái kỳ diệu của sự việc, lại không xuyên tạc, chỉ đem sự thực chắp nối lại thành thứ tự đầu đuôi. Đây là điều kỳ lạ chưa từng thấy trong nhân sự kim cổ.

    Một cuộc diện ly kỳ như thế, một cuốn sách kỳ diệu như thế, lẽ nào không có ai đem ra bình luận? Nhưng nếu người ta đem ra bình luận mà chẳng phải người "cẩn tâm tú khẩu", không thể vì người xua mà nhất nhất truyền lại đúng tâm tư người xưa...thì bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa này rốt cuộc cũng đến như những bộ sách diễn nghĩa từ thời Chu Tần về trước, Hán Đường về sau mà thôi. hâu thế làm sao thấy rõ cai kỳ diệu và nhận chân được cái kỳ diệu?

    Ta vẫn muốn tìm ra cái kỳ diệu của bộ truyện này để nêu lên cho đời sau suy ngẫm. Nhưng còn đang băn khoăn chưa nghĩ dứt, bỗng một hôm đến nhà bạn, thấy trên án có bản cảo "phê bình Tam Quốc Chí" của Mao Tử**. Nhận thấy bút mực ấy quả là thú vị, tâm tư ấy quả là thâm linh, lòng ta tán đồng ngay. Và một lần nữa, ta lại thích thú mà khen rằng: Suy đi xét lại, "Đệ nhất tài tử thư" quả là Tam Quốc Chí.

    Vậy nay ta đề mấy lời tựa này, trao tay Mao Tử vào ngày khắc bản, để in vào đầu sách, cho đời sau đọc đến biết rằng ta với Mao Tử đồng tâm nhất ý.


    Đời Thuận Trị, năm Giáp Thân
    Ngày mùng 1 tháng Chạp

    Kim Nhân Thụy - Thánh Thán đề

    ...................................
    (*) Thánh Thán là nhà phê bình lỗi lạc đệ nhất của Trung Hoa, người cuối đời Minh đầu đời Thanh. Quê ở Thường Châu. Trước vốn họ Trương, tên Thái. Sau đổi ra họ Kim, tên Khoái. Lại một tên nữa là Kim Nhân Thụy.
    Kim Thánh Thán tức Kim Nhân Thụy đã phê bình "Lục tài tử" và đặc biệt là hai bản phê bình Thủy Hử, Tây Sương Ký rất được người đời ca tụng
    (**) Mao Tử: tức là ông Mao Tôn Cương, bạn của Thánh Thán


    -=[Phép Đọc Tam Quốc Chí]=-


    Của Mao Tôn Cương và Thánh Thán


    1. Đọc Tam Quốc Chí, phải phân biệt ba hạng triều đại:

    - Chính thống: Nhà Thục Hán là chính thống.
    - Nhuận vận: Nhà Tấn là nhuận vận.
    - Tiếm quốc:Nhà Ngụy, nhà Ngô là tiếm quốc.

    Tại sao Ngụy không được coi là chính thống? Vì lấy đất mà luận thì Trung Nguyên là chủ, nhưng lấy lý mà luận thì họ Lưu mới là chủ. Luận đất không bằng luận lý, cho nên sách Thông giám của Tư Mã Quang đã lầm ở chỗ coi Ngụy là chính thống. Sách Cương mục của Tử Dương (Chu Hi) coi Thục là chính thống, như thế mới chính đáng, đúng đắn. Sách Cương mục, sau năm Kiến an cuối cùng của Hán Hiến Đế, chép tiếp ngay là năm Chương vũ thứ nhất của Hậu Hán Chiêu Liệt hoàng đế Lưu Bị. Còn phần hai nước Ngô, Ngụy chỉ được chi ra ghi ở dưới. Như thế là lấy vua Thục làm con cháu nhà Hán, để lên làm chủ thiên hạ. Ngụy là giặc cướp nước đáng đánh dẹp, cho nên phần trên sách chép việc Lưu Bị khởi binh ở Từ Châu đánh Tào Tháo. Phần cuối sách chép việc Hán thừa tướng Gia Cát Lượng xuất sư đánh Ngụy. Thế là đại nghĩa rõ rệt đến thiên cổ vậy. Vì họ Lưu chưa mất hẳn, nhà Ngụy chưa thống nhất được thiên hạ thì Ngụy không được coi là chính thống. Đến khi họ Lưu mất hẳn, nhà Tấn thống nhất mà Tấn vẫn không đáng gọi là chính thống là vì sao?
    Thưa rằng: Tấn cũng là bề tôi giết vua, rồi cướp nước. Tấn cũng giống như Ngụy, và truyền ngôi chẳng được bao lâu, cho nên chỉ đáng coi là triều đại "nhuận vận" không phải là chính thống. Đến như nhà Đông Tấn chạy ra một phương, dĩ ngưu địch mã...lại càng không đáng gọi là chính thống. Cho nên Tam Quốc bị gồm vào nhà Tấn cũng chỉ như Lục Quốc bị gồm thâu vào nhà Tần, Ngũ Đại bị gồm thâu vào nhà Tùy mà thôi. Nhà Tần chẳng qua là kẻ khu trừ, dẹp đường cho nhà Hán. Tùy chẳng qua là kẻ khu trừ giúp cho Đường. Triều đại chính thống trước là Hán. Còn Tần, Ngụy, Tấn đều không phải cả. Triều đại chính thống sau này là Đường, là Tống. Còn Tề, Lương, Trần, Tùy, Nam Tống, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu đều không phải cả. Mà không những Ngụy, Tấn mới kém hán về tư cách chính đáng, đến ngay như Đường, Tống cũng chưa chính đáng bằng Hán. Vì Dượng Đế nhà Tùy vô đạo thì Đường lên thay. Như thế không được hiển nhiên như nhà Chu thay nhà Thương. Và ngưôi mở nghiệp Đường trước cũng xưng Đường công, đòi cửu tích, tức là cũng đi vào vết xe cũ của Ngụy, Tấn...thì việc lấy thiên hạ cũng không chính đáng bằng nhà Hán. Đến nhà Tống, 16 châu Yên Vân vẫn chưa được gồm vào bản đồ Trung Quốc, qui mô còn kém nhà Đường, lại thêm người mở nước nhân lúc Trần Kiều binh biến, mặc hoàng bào vào mình, nhận lấy thiên hạ từ tay người mẹ góa con côi, thì Tống được thiên hạ tuy có chính đáng, vẫn chưa chính đáng bằng Hán vậy.
    Đường, Tống còn kém Hán, thì Ngụy, Tấn còn đáng bàn làm gì? Đức Cao Tổ nhà Hán trừ nhà Tần bạo ngược, đánh Sở về tội giết Nghĩa Đế, mà hưng thịnh lên. Vua Hán Quang Vũ thì giết Vương Mãng mà lấy lại cơ nghiệp nhà. Vua Hán Chiêu Liệt thì đánh Tào Tháo để giữ lấy tộng tự nhà Hán ở Tây Xuyên. Tổ tiên mở nước đã chính đáng, con cháu nối nghiệp cũng chính đáng. Lại cũng đừng nghĩ Quang Vũ thống nhất thiên hạ mới là chính thống, mà bảo rằng Chiêu Liệt Đế thiên an một phương thì không phải chính thống. Chiêu Liệt Đế được coi là chính thống mà Lưu Dụ, Lưu Trí Viễn cũng là con cháu nhà Hán lại không được coi là chính thống vì sao?
    Thưa rằng: Dụ với Trí Viễn tuy dòng dõi họ Lưu nhưng đã quá lâu đời và không có bằng cớ. Còn Lưu Bị là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, trong hoàng phả có ghi. Hơn nữa, Dụ với Trí Viễn đều giết vua cướp ngôi mà lấy nước, cho nên không thể so sánh với Huyền Đức được. Lý Tồn Húc nhà Hậu Đường sao không được coi là chính thống? Vì Tồn Húc vốn không phải họ Lý, họ Lý chỉ là họ được ban, so vớ Lã Tần, Ngưu Tấn không xa mấy. Cho nên không thể ví với Chiêu Liệt nhà Thục Hán. Lý Thăng nhà Nam Đường cũng không được kế nhà Đường làm chính thống là vi sao? Vì đã quá lâu, quá xa đời, cũng như Lưu Dụ, Lưu Trí Viễn nhà Hậu Hán vậy. Không thể ví với Huyền Đức. Lý Thăng không được kes chính thống nhà Đường, sao Cao Tông nhà Nam Tống lại được kế nhà Tống làm chính thống?
    Xin thưa: Cao Tông lập con cháu Tống Cao Tổ nối ngôi mình, để nghiệp Tống lâu dài mãi mãi, cho nên Cao Tông được coi là chính thống. Cao Tông có lỗi giết Nhạc Phi, tin dùng Tần Cối, lại không tâm niệm đến Nhị Thánh, mà người chép sử còn lấy việc nối dài nghiệp Tống, để đặt Cao Tông vào chính thống. Huống chi Chiêu Liệt Đế nhà Thục Hán. vua tôi đồng tâm thề giết giặc nhà Hán? Thế thì Chiêu Liệt Đế được coi là chính thống, thật đúng lắm rồi, không còn nghi gì nữa. Bộ Tam Quốc Chí của Trần Thọ chưa đề cập tới điểm này để biện minh. Cho nên nay ta chiết trung Tử Dương Cương Mục để phụ chính vào bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa này vậy.
    (nguồn Lương sơn bạc)
    Tiếp theo là đoạn ta quen gọi là " Bình giảng TQC " Tào Mạnh Đức huynh đã từng post nên khỏi chêm thêm nữa
     
  9. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 1: Tiệc vườn đào, anh hùng kết nghĩa
    Chém Khăn Vàng, hào kiết lập công




    Mở đầu truyện đã có ba tên giặc cỏ xưng hiệu Thiên Công, Địa Công, Nhân Công, đó là cái điềm báo trước cho đất nước chia thành ba mảnh, bởi lẽ ba nước Nguỵ, Ngô, Thục sau này xây dựng trên ba yếu tố: Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà.

    Cũng như, khi Lưu Bang chưa dấy nghiệp đã có Ngô Quảng, Trần Thiệp dẫn trước. Lưu Tú sắp lên ngôi thiên tử cũng đã có Xích Mi, Đồng Mã xuất hiện trước.

    Đưa ra ba anh em tên giặc họ Trương, rồi lại đưa ra ba anh em khác họ kết nghĩa, đó là phép lấy vai khách làm nổi vai chủ trong truyện vậy.

    - Người đời hay thề trước bàn Quan Công để kết nghĩa, nhưng thực ra ít ai giữ được trọn lời thề như vậy. Có kẻ muốn thân thiết với ai lại còn kết làm họ hàng. Thực ra cái yếu tố thâm trọng không phải ở chỗ đồng tông, đồng tính, mà ở chỗ đồng đức, đồng tình.

    Xem như ba anh em Lưu, Quan, Trương nào phải đồng tông đồng tộc, mà họ ở với nhau như vậy, còn ba anh em Trương Giốc, Trương Bảo, Trương Lương cùng một máu mủ mà có ra gì? - Những câu sấm, lời truyền, nếu đem xuyên tạc cũng có tác dụng làm cho lòng dân mù quáng, mê hoặc. Cứ như câu "Thượng thiên đã chết, Hoàng thiên dựng nên" lẽ nào lại có ở trong thiên thư của Nam Hoa Lão Tiên? có lẽ Trương Giốc đã đặt bậy để mê hoặc lòng dân đó thôi.

    Riêng kẻ ngu này thì việc Hoàng Cân xưng Hoàng Thiên, nếu xét theo việc trước thì đó là điềm bọn hoạn quan làm loạn nước (huỳnh môn quan), còn nếu xét về việc sau thì đó là điềm Tào Phi cướp ngôi Hán, đổi niên hiệu là Hoàng Sơ vậy.

    Khởi đầu, đang kể chuyên loạn lạc, chiến chinh, tác giả lại xen vào kể đời tư của Lưu Bị và Tào Tháo. Một người thì từ nhỏ đã có chí cứu nước an dân, đứng trên thiên hạ, một người thì từ nhỏ đã gian ngoan xảo quyệt. Một người là dòng dõi Tĩnh Vương, một người thì con cháu nuôi bọn Thập Thường thị. Bên hơn bên kém đã rõ. Đấy thế mà đời sau viết truyện, chép sử còn có

    người lấy nhà Nguỵ làm chính thống, và khi viết đến Thục đánh Ngụ lại viết là; Giặc thục kéo ra đánh phá... thế là ý nghĩa gì?

    Hứa Thiệu bảo Tào Tháo là một tôi thần giỏi về đời thịnh trị, mà gian hùng vè thời loạn, thế mà Tào Tháo lại đắc ý. Cái đắc ý ấy thật quả là nham hiểm, thâm độc, đúng với nội tâm của Tào Tháo vậy. Chỉ một sự vui mừng như vậy cũng đã bộc lộ bản sắc gian hùng của Tào Tháo rồi.




    Hồi 2: Trương Dực Đức giận đánh đốc bưu
    Hà quốc cữu mưu giết hoạn quan
    -


    Trương Phi đòi cứu Lư Thực mà không cứu được, đòi giết Đổng Trác mà không giết được, nay gặp đốc bưu làm sao mà không nổi nóng?

    Đốc bưu là hạng người hại nước thì cũng coi như giặc Hoàng Cân. Trương Phi đánh đốc bưu cũng như đánh giặc Hoàng Cân vậy.

    - Trương Phi rất nóng, Hà Tiến rất chậm chạp, thế mà tính nóng không làm lỡ việc, còn tính chậm chạm lại không thành sự.

    - Hạng Vũ không biết nhịn, ấy là tính nóng. Hán Cao Tổ nhẫn nhịn ấy là tính chậm chạp. Nếu nói thế thì sai rồi. Hạng Vũ khắc ấn phong tướng mà cứ chần chừ mãi không trao. Trong tiệc Hồng Môn, Phạm Tăng ba lần khuyên Hạng Vũ giết Hán Cao Tổ, mà Hạng Vũ chần chừ mãi. Đó mới chính là cái tính chậm chạp. Đến như Hán Cao Tổ lúc cần phải bỏ bốn vạn cân vàng để cứu nguy thì bỏ ngay. Các đất Tam Tề, Đại Lương cần phải cắt thì cắt ngay. Đấy sáu nước

    đã khắc, nhưng xét thấy cần phải bỏ thì bỏ liền. Đó chính là tính cương quyết, ai bảo là chậm chạp.

    Như vậy tính nóng không phải là nhanh nhẹn, tính ôn hoà không phải là chậm chạp như mọi người tưởng.

    - Nhà Tây Hán thì có ngoại thích nghi ngờ hoạn quan. Đời Đông Hán thì bọn hoạn quan làm loạn vì ngoại thích.

    Thường thường, nhà vua rối loạn là do hai loại người này. Hoạn quan là ung độc bên trong, còn ngoại thích là sài lang, hổ báo bên ngoài. Đằng nào phạm đến triều đình cũng đem đến mầm tai vạ.

    - Hồi trước, đang kể chuyện Lưu Huyền Đức bỗng kể xen chuyện Tào Tháo.

    Hồi này đang kể chuyện Huyền Đức cũng lại xen chuyện Tôn Kiên. Như thế là tác giả muốn mở lần vào các nhân vật quan trọng.

    Phần này là chỗ đại quan mục của bộ truyện. Trước khi ba nước lớn sắp hưng lên thì ba tên giặc nhỏ dẫn mối. Ba tên giặc nhỏ đã chết, vẫn còn rớt lại nhiều tên giặc cỏ khác để làm dư ba. Tam Quốc chí diễn nghĩa hay ở chỗ đó, chứ không phải kể chuyện một cách đột ngột, cộc lốc như các tiểu thuyết khác.



    Hồi 3: Tiệc Ôn Minh, Đổng Trác mắng Đinh Nguyên
    Dùng tiền bạc Lí Túc dụ Lữ Bố


    Hành binh cần phải thần tốc, trừ gian cốt phải cẩn mật. Trác kéo quân về triều trừ gian mà lưỡng lự đóng quân ngoài thành thì sao gọi là thần tốc được? Còn trừ gian mà dâng biểu về kinh, thì làm sao gọi là cẩn mật được?

    Thế mà Đổng Trác lại làm được việc, đó là do mưu của Lí Nho. Lí Nho cố tạo cảnh "cò ngao tương tranh" để cho triều thần nội loạn, chém giết lẫn nhau, rồi Trác mới xen vào hưởng lợi. Đó là cái khôn của Lí Nho vậy duy chỉ có Hà Tiến kém sáng suốt, không biết nhìn đời nên mới chịu thảm hoạ.

    Lí Nho là kẻ đa mưu túc trí, thế mà lại để cho Lữ Bố nhận Đổng TRác làm cha nuôi thì thật không khôn ngoan tí nào! Ôi, một đứa con nuôi đã giết nghĩa phụ, rồi lại bái người khác làm nghĩa phụ thì làm sao có thể trung nghĩa với ai được? Chỉ đáng cười cho Lí Nho. Còn như Đổng Trác và Lữ Bố thì hai kẻ ngu phu như nhau. Trác không ngờ Bố, Bố không nghi Trác cũng là chuyện thường.


    Hồi 4: Phế Hán Đế, Trần Lưu lên ngôi
    Lừa Đổng tặc, Mạnh Đức dâng kiếm



    - Đầu đời Hán, vì Lã hậu thảm sát nàng Thích Cơ mà Huệ Đế (con của bà) không có con để nối hậu. Cuối đời Hán, vì Hà Hậu giết Vương Mĩ nhân mà Thiếu Đế mất ngôi, chết bất tử. Trước có Hà Tiến giết Đổng Hậu, sau Đổng Trác lại giết Hà Hậu, phải chăng đó là quả báo của luật trời.

    - Đinh Quảng, Ngũ Phu liều thân giết Đổng Trác để rồi chịu chết. Tào Tháo mưu giết Đổng Trác để rồi ứng biến kế "dâng dao" mà thoát nguy. Thế mới biết Tháo không trung nghĩa như Quảng, Phu, nhưng là kẻ gian hùng khi mưu toan việc gì thì không chịu liều mình mà phải lo bảo toàn lấy mình trước.

    - Nếu Trần Cung bắt tháo giải về kinh, hoặc Bá Xa đi báo cho người đến bắt Tháo thì Tháo sẽ chết về tay Đổng Trác. Nhưng sử sách sau này chép rằng: "Cuối đời Hán, Tào Tháo là vị trung thần nghĩa sĩ bậc nhất không ai bằng..."

    Thế mới biết việc xét người không phải dễ.

    - Tào Tháo giết cả gia nhân của Bá Xa vì lầm lẫn thì còn có thể dung thứ, chứ như việc giết luôn ông lão, bạn của cha mình thì thật đúng như lời Trần Cung nói: "Đại bất nghĩa".

    Tuy nhiên Tháo cũng còn là kẻ biết thú thực, nên mới nói: "Thà mình phụ người hơn là để người phụ mình". Trong đời có biết bao người hành động đại bất nghĩa như Tháo nhưng không đủ can đẩm nhìn nhận việc mình làm là trái, cứ mở miệng ra là nói chuyện tốt. Những kẻ này còn đáng chê hơn Tháo nữa.

    - Nếu Trương Phi đâm chết Đổng Trác, Trần Cung cũng hại đời Tào Tháo đi thì thật là chuyện thống khoái. Nhưng cũng chỉ là chuyện thống khoái nhất thời, biết đâu sau này còn lắm chuyện li kì hơn nữa xẩy ra.

    Có lẽ trời xanh kia muốn lưu hai kẻ gian hùng ấy để đóng vai chính trong nhiều tấn tuồng sau này.


    Hồi 5: Phát hiệu triệu, các trấn hưởng ứng Tào Công
    Phá cửa quan, ba anh hùng đánh Lữ Bố



    - Tám chư hầu to quan lớn chức, nhưng lạ bất tài vô dụng cho nên không biết đến ba anh em đào viên kết nghĩa. Viên Thuật thì nhỏ nhen, ngu tối đã đành, không đáng trách, chỉ trách cho Viên Thiệu, làm một Minh chủ, lại nổi tiếng là tay hào kiệt, mà cũng không biết dùng người. Duy có Tào Tháo là có mắt trên đời, thấy được người anh hùng trong lúc hàn vi. Người đời cứ gọi Tháo là gian hùng, xảo quyệt, nhưng thiết nghĩ, không thiếu gì những kẻ còn thua kém Tháo. Như vậy, cũng không nên a dua mà chửi rủa Tháo làm gì.

    - Buồn thay, lúc anh hùng chưa gặp vận, lâm cảnh hàn vi thường bị những cặp mắt tầm thường khinh rẻ. Có ai ngờ viên huyện lệnh đứng sau lưng Công Tôn Toản mà sau này lên ngôi thiên tử? Cũng không ai ngờ hai kẻ hầu hạ viên huyện lệnh kia mà sau này làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa?

    Người đời mắt thịt, chỉ biết đánh giá con người ở địa vị hiện hữu, không mấy ai xét người ở tư cách và tài năng. Cho tới khi người ta đã làm nên sự nghiệp lớn, có địa vị cao sang, bấy giờ mới đổ xô nhau vào nịnh bợ, tán tụng.

    - Kẻ có trí có tài khi gặp bước gian truân, dù có phải ẩn mình cũng thường lấy một nguồn an ủi cho lòng. Nguồn an ủi ấy là nụ cười, khi thấy được những nét phàm phu tục tử. Như ba anh em Huyền Đức thấy mười bảy lộ chư hầu đông quân đủ tướng, mà ai cũng phải sự Hoa Hùng cả, thế thì không cười sao được?

    Đó là cái cười khinh đời của người anh hùng khi chưa gập vận.
    ___________________________
    Hồi 6: Đốt kim quyết, Đổng Trác làm càn
    Giấu ngọc tỉ, Tôn Kiên trái ước.



    Ép vua thiên đô là một chuyện bậy, lại dời cả dân chúng thì lại còn bậy hơn. Đưa vua đi đã khó mà dời dân đi lại còn khó hơn. Vì vậy, trước kia Hán Vũ Đế vào Quan Trung chỉ đem theo hào kiệt và một số phú hào, còn dân nghèo thì cho ở lại hết. Cho đến nay, Đổng Trác lại giết hết nhà giàu để vét của, lại đày dân nghèo đi, thế là giàu cũng chết vì giàu mà nghèo cũng chết vì nghèo.

    - Xưa, vua Bình Vương dời đô sang Đông mà nhà Chu suy, Quang Vũ đóng đô bên Đông mà nhà Hán Thịnh. Vì sao?

    Đó là Quang Vũ giết được Vương Mãng, chính nghĩa phân minh, còn Bình Vương không đánh được Thân Hầu, nghĩa vua tôi bị huỷ diệt. Bàn Canh trở lại đô cũ của vua Thành Thang mà nhà Ân thịnh, Hiến Đế cũng trở lại đô cũ (Tràng An) của Hán Cao Tổ mà nhà Hán vẫn suy. Đó là vì một đằng thì Thiên tử tự làm, một đằng gian thần bạo nghịch ép chúa ép dân. Vua được tôn thì bình trị, vua nhu nhược bị ép thì loạn. Dân được an thì trị, dân ị nguy thì loạn. Đóng đô bên Đông hay Tây, điều đó không đủ để phục hưng hoặc an định việc nước.

    - Đời sau đó nhiều người cho "Đổng Trác và Tào Tháo đều là hạng gian hùng". Nói như thế là không xét rõ nghĩa hai chữ gian hùng.

    Phàm là kẻ gian hùng thì phải biết giả danh, mượn nghĩa thu phục dân tâm, làm những việc mị dân mà đem lại ích lợi cho dân thì mới là ghê gớm chứ? Đằng này Đổng Trác tàn bạo giết vua hại dân, đào mồ mả, đốt chuông điện... hành động đại ác không khác một tên tướng cướp, như thế Đổng Trác chỉ có

    thể ví với bon giặc Khăn Vàng, làm sao ví với Tào Tháo nổi? Trác đâu phải là gian hùng?

    - Ở đời phàm muốn chung sức làm việc lớn thì ai ai cũng phải một lòng. Thế mà bọn chư hầu đời Hiến Đế mỗi người một ý thì làm gì nên việc. Trước thì Tôn Kiên bị Viên Thuật cất lương nên bị thua, sau thì Tào Tháo bị Viên Thiệu không giúp sức nên bại trận, thậm chí đến chỗ Lưu Đại giết Kiều Mạo

    để cướp lương, đoạt quân. Và sau này Viên Thiệu lại cướp đất Hàn Phức rồi cũng Công Tôn toản đánh nhau tranh ăn. Thật đáng buồn thay!

    - Ngàn quân dễ được, một tướng khó tìm. Tháo được một tướng như Tào Hồng thật hiếm có. Gặp lúc gian nguy mới biết bụng người. Tào Hồng nói câu "Thiên hạ vô Hồng bất khả vô Tháo" thật đã tỏ rõ cái trung liệt của Hồng vậy.

    - Mới kể từ hồi này mà Tào Tháo đã ba lần chết hụt:

    Lần thứ nhất Tháo ám sát hụt Đổng trác rồi bỏ chạy, đến huyện Trung Mâu
    bị bắt.

    Lần thứ hai Tháo nằm ngủ, suýt bị Trần Cung giết.
    Lần thứ ba ngã ngựa ở Huỳnh Dương, được Tào Hồng cứu.
    Tháo thoát nạn ba lần, người đời mừng cho Tháo. Riêng tôi, tôi tiếc cho Tháo sao không chết vì một trong ba nạn ấy để được lưu danh trung nghĩa muôn đời?

    - Cái ngọc tỉ truyền quốc khắc tự đời Tần, quý thật đấy nhưng thử hỏi trước đời Tần đã có những vua Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ, Thương, Chu... không có ấn ấy sao cũng trị dân được?

    Cho đến khi Tần Thuỷ Hoàng được ấn chưa đầy một năm đã phải mất ngôi. Xem thế thì ngọc tỉ đâu phải là của quý mà khiến người tranh giành như vậy? Viên thiệu, Lưu Biểu tối mắt vì ấn ngọc đã đành, còn Tôn Kiên trung nghĩa, anh dũng như thế mà cũng tham ấn ngọc là sao? Thật đáng buồn cười!


    Hồi 7: Viên Thiệu qua cầu đánh Công Tôn
    Tôn Kiên sang sông dả Lưu Biểu



    Các trấn chư hầu đã không đồng tâm hiệp lực giết loạn lao động đường phố vua, lại còn xấu xé nhau, chia thiên hạ làm mấy chục mảnh. Thế là một Đổng Trác chưa trừ được, mà đã có thêm vô số Đổng Trác khác. Tình thế này, dù là một kẻ trí lược, muốn dẹp yên bốn phương thu về một mối, cũng khó làm được.

    - Cái mưu chiếm Kí Châu của Viên Thiệu cũng khéo thật, nhưng người đời chỉ thấy Hàn Phức, Công Tôn Toản mắc mưu Viên Thiệu mà không thấy chỗ Viên Thiệu mắc mưu Đổng Trác. Ôi, trước đây Thiệu làm Minh chủ để đánh Đổng Trác, thế mà lúc này Đổng Trác đứng ra giải hoà, Thiệu lại tuân theo. Thế thì mối căm hận trước kia ở đâu?

    - Thói đời, kẻ trộm cắp, gian manh mới hay thề thốt. Còn như Tôn Kiên đường đường một danh tướng, thế mà lại giấu ngọc tỉ, rồi lại thề thốt là nghĩa gì? Đọc hồi này thấy Tôn Kiên thật đáng buồn.

    - Từ hồi này trở lên, tác giả đi sâu vào cuộc chiến đấu giữa Tôn Sách, Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lưu Biểu... ấy chính là phép lấy vai khách để tả vai chủ sau này"



    Hồi 8: Vương tư đồ khéo dụng liên hoàn kế
    Đổng thừa tướng náo động Phượng Nghi đình




    - Mười tám lộ chư hầu không ai giết nổi Đổng Trác, thế mà một thiếu nữ đào tơ, liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương anh hùng như thế mà không thắng nổi Lữ Bố, thế mà chỉ một mình Điêu Thuyền cũng làm cho Lữ Bố phải đầu hàng.

    Điêu Thuyền đã lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy sóng mắt nụ cười làm gươm dao, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt làm tên đạn, xem thế thì sắc đẹp của người đàn bà không đáng sợ hay sao? Điêu Thuyền về dinh Đổng Trác, chúng ta có thể ví nàng như một nữ tướng xuất quân vậy. Và chúng ta cũng phải khen tư đồ Vương Doãn là kẻ cao mưu.

    "Tư đồ diệu kế cao thiên hạ,

    Chỉ dụng mĩ nhân, bất dụng binh".

    Tây Thi với Điêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ, việc làm của Điêu Thuyền còn khó hơn nhiều. Tây Thi chỉ đánh một Ngô Vương Phù Sai, Điêu Thuyền đồng thời phải đánh ngã cả Lữ Bố và Đổng Trác, phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, phải luôn luôn thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên.

    Theo tôi nghĩ, cái công của Điêu Thuyền phải được ghi vào sử xanh. Vì, nếu sau khi Đổng Trác bị giết, Vương Doãn không vụng về mà gây nên cái loạn Lí Thôi, Quách Dĩ có phải cơ đồ nhà Hán đã phục hưng ngay lúc đó không? Và như thế thì một cô gái như Điêu Thuyền há không đáng tạc tượng ở chỗ Lân Đài sao?

    - Sự việc hồi này trình bày khéo ở chỗ sau khi Đổng Trác mắng Lữ Bố và vác kích đuổi theo phóng ở Phụng Nghi Đình, lúc này sao Bố không lấy kích giết Trác mà lại chạy a khỏi hoa viên? Có lẽ Bố còn nghĩ đến chỗ Đổng Trác hối hận gọi vào an ủi và thưởng vàng nên không nỡ.

    Cái tuyệt diệu của kế liên hoàn không phải là làm cho Đổng Trác giết lữ Bố, vì nếu Trác cầm kích phóng chết Lữ Bố chẳng khác nào Trác tự chặt tay mình. Vương Doãn và Điêu Thuyền chắc không ai mong như vậy, mà họ chỉ chú trọng đến Lữ Bố. Thế nào Bố cũng phải giết Trác. Cái chủ đích là ở hành động của Lữ Bố.

    - Riêng tôi, tôi mến nàng Tây thi thật lòng trở về với Phạm Lãi và cũng mến Điêu Thuyền giả vở sống chết với Lữ Bố. Thật ra, Điêu Thuyền có thương Bố chút nào đâu. Tuy thân đứng trước Lư Bố mà lòng Điêu Thuyền luôn ở với Vương Doãn.

    - Có một điều đáng buồn cười là ngày nay có kẻ bảo rằng: "Điêu Thuyền về sau bị Quan Công giết". Thử hỏi: Nàng có tội gì mà giết? Lẽ ra nàng đáng được truy tặng phẩm tước là khác. Vả lại có ai biết nàng chết tại đâu? Sau khi thành Hạ bì thất thủ, Lữ Bố bị chết đâu còn bóng dáng của Điêu Thuyền?

    Nàng chính là con rồng thiêng, chỉ xuất hiện để làm công việc lúc cần, rồi biến mất. Thế mới tồn tại thanh danh của nàng chứ!

    - Đọc Tam Quốc chí, từ hồi đầu đến hồi thứ bảy, chúng ta chỉ thấy toàn những chuyện đao kiếm chạm nhau. Đến hồi này bỗng thấy lời oanh tiếng yến, lúc ôn lúc nhu, lúc trữ tình, lúc thống thiết, làm cho chúng ta có cảm tưởng như qua cơn sấm sét bão tố, cảnh gió mát trăng trong lại trở về với cảm quan con người. Tác giả Tam Quốc chí quả thật thần tình thay!


    Hồi 9: Trừ hung bạo, Lữ Bố giúp tư đồ
    Chiếm Trường An, Lí Thôi nghe Giả Hủ.



    - Kẻ loạn thần giết một ông vua, lập nên một ông vua thì ông vua mới lập lên không thể không lo ngại rằng mình cũng có ngày bị giết như ông vua trước. Đứa con nuôi giết cha rồi bái một người khác làm cha, thế thì đến ông cha sau cũng không khỏi nơm nớp lo âu đến lượt mình bị giết. Hiến Đế biết sợ Đổng Trác, còn Đổng Trác thì không hề nghi ngờ Lữ Bố. Đã vậy, Trác lại còn nộ khí xung thiên vác kích phóng nơi viên môn làm tuyệt tình cha con, rồi trước khi chết còn gọi tên Phụng Tiên nữa. Xem thế thì Trác quả là người ngu ngốc.

    - Vương Doãn dùng lời khích Lữ Bố giết Đổng Trác rất tuyệt diệu. Lúc thì khoan thai, lúc lại thúc bách, có khi khiêu khích, có lúc bỏ lửng. Lời lẽ này so với lời lẽ Lí Túc lúc xui Lữ Bố giết Đinh Nguyên còn khéo léo hơn nhiều.

    - Người đời nay cho Đổng Trác khóc Đinh Nguyên là việc bậy, nhưng nghĩ lại thì tình người có nguyên do, sự việc có căn cứ. Phàm là kẻ sĩ đều có thể chết với nỗi lòng của mình. Như Kiệt, Trụ, là hai vị vua tàn nhẫn, vô đạo, nhưng những kẻ đã chịu ơn Kiệt, Trụ tất phải coi Kiệt, Trụ như Nghiêu, Thuấn. Đổng Trác đã hậu đãi Thái Ung, Thái Ung nặng tình với Đổng Trác thì lúc Trác chết, Ung nhỏ vài giọt nước mắt tưởng còn hơn những kẻ xu thời, lúc người ta có thế lực thì a theo nịnh bợ, lúc họ thất thế thì hùa nhau mà nguyền rủa không tiếc lời.

    - Từ khi Lữ Bố chết, không ai biết Điêu Thuyền lưu lạc về đâu.

    Như thế chúng ta xem Điêu Thuyền cũng như con rồng thần, chỉ cho người

    thấy đầu mà không thấy đuôi. cũng như ta không thể thắc mắc khi thấy quan

    đại phu họ Phạm cỡi du thuyền đi chơi khắp nơi mà không biết rõ nàng Tây

    Thi ở đâu nữa.

    - Họ Trương vì không giết võ Tam Tư mà bị hại. Đó là tội đáng giết mà lại xá. Còn Lí Thôi và Quách Dĩ đóng quân ngoài thành, thì tội nên xá, để rồi tìm cách trừ dần, thì Vương Doãn lại ra tay quá gấp rút. ở đời, thế cùng tắc biến. Cái bệnh của họ Trương là bệnh diên trì, còn bệnh của Vương Doãn là bệnh nóng nảy.


    Hồi 10: Giúp nhà vua, Mã Đằng khởi nghĩa
    Báo thù bố, Tào Tháo cất quân


    - Cái mưu đắp luỹ đào hào của Giả Hủ tức là cái mưu của Lí Tả Xa. Trần Dư không nghe lời Lí Tả Xa tức là Tả Xa chưa gặp được người hay. Lí Thôi tuy biết nghe lời Giả Hủ nhưng Giả Hủ cũng chưa chọn được đúng chủ. Tôi hiền phải nhờ thánh chúa thì mới nên việc.

    - Đọc hồi này chúng ta thấy Mã Siêu rất anh hùng. Nhưng tại sao lúc quân Tây Lương hợp cùng chư hầu đánh phá Hổ Lao, không thấy Mã Siêu vung đao đánh với Lữ Bố? Có lẽ hồi đó Mã Siêu còn nhỏ, chưa theo cha đi lược trận, hoặc vì Mã Siêu thấy Viên Thiệu làm Minh Chủ không biết dùng người, nên không ra tài. Ngày nay, Mã Đằng đánh Lí Thôi, dẹp loạn cho triều đình, Mã Siêu mới ra hết sức mình.

    - Tào Tháo giết cả nhà Bá Xa là cố ý, Đào Khiêm hại cả nhà Tào Tung là vô tình. Tháo căm thù Khiêm cũng được nhưng giết hại bách tính Từ Châu thì quả là ác tâm. Cho đến việc giận Trần Cung thì Tháo lại càng đáng ghét nữa.
     
  10. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 11: Lưu Hoàng Thúc cứu Khổng Dung ở Bắc Hải
    Lã Ôn hầu phá Tào Tháo thành Bộc Dương



    - Đọc hồi này thấy Đào Khiêm cầu cứu Khổng Dung mà Khổng Dung lại phải đi cầu cứu người khác. Còn Huyền Đức tuy tiếng đẩy lui Tào Tháo lại chính là Lữ Bố làm chõ Tháo phải lui. Sự việc biến chuyển thật bất ngờ.

    - Tào Tháo xua quân sang đánh Từ châu để báo thù, binh lực ấy ai cũng tưởng sẽ biến Từ Châu ra thành tro bụi. Thế mà lại khác hẳn. Đó chỉ là một việc đầu voi đuôi chuột, khiến độc giả hồi hộp không ít. Rút quân về để cứu Duyện Châu, Tháo coi việc giữ nhà trọng hơn việc báo thù cha, sau lại vuốt ve Lưu Bị để mua chuộc cảm tình. Than ôi! Người anh hùng trong thiên hạ đã muốn báo thù cha còn phải mua chuộc cảm tình sao? Hiếu tử báo thù cha thì không kể thân mình, Thái Sử Từ vì mẹ mà báo ân, thế mới chính là hiếu đạo, còn Tào Tháo trả thù cho cha không xong như thế không phải là hiếu tử.

    - Lưu Bị khăng khăng không chịu nhận lấy Từ Châu là thực tâm từ chối chăng? Nếu quả Lưu Bị thật bụng không muốn chiếm đoạt đất đai sau này sao lại chiếm í ch Châu của Lưu Chương?

    Có người bảo rằng: "Càng từ chối chừng nào càng muốn nhận chừng ấy". Đó

    là thuật xử thế của bậc đại anh hùng vậy.

    - Xét như lúc Điển Vi trổ thần lực ra cứu Tào Tháo mấy lần thì sức Điển Vi có thể ngang hàng với Lữ Bố, thế mà Tháo lại không sai Điển Vi ra đấu với Lữ Bố mà lại sai các tướng khác.

    Có lẽ Tháo thừa biết năng lực của Điển Vi mà không dám sai, vì sợ phật

    lòng các tướng cũ.

    Trong đời, có biết bao nhiêu người như Điển Vi, bị những kẻ hư danh ém

    tài đi. Đó cũng chỉ là chuyện thường có trong xã hội.


    Hồi 12: Đào Cung Tổ ba lần nhượng Từ châu
    Tào Mạnh Đức một phen đánh Lữ Bố



    - Tào Tháo đã chiếm được Duyện Châu có thể đánh lên phía Bắc, tại sao lại quay về Đông mà đánh Từ Châu? Vì Từ Châu chính là chỗ Tháo phải tranh vậy. Tuy Tháo tạm bỏ Từ Châu nhưng ý tưởng của Tháo không bao giờ bỏ được mục tiêu ấy.

    Huyền Đức tuy được Đào Khiêm nhượng Từ Châu nhưng ai cũng có cảm tưởng

    rằng Huyền Đức không thể giữ được.

    - Tuân Húc lấy đất Duyện Châu mà ví với đất Hà Nội xưa, tức là Tuân Húc đã muốn lấy gương Hán Cao Tổ khuyên Tháo, tại sao sau này Tháo muốn được gia phong Cửu tích, Tuân Húc lại phản đối. Trước thì hết lòng giúp, sau lại giận là ý gì?

    - Mỗi lần Lữ Bố nghe lời Trần Cung là mỗi lần Bố thắng một trận. Như thế Trần Cung cũng là tay tài trí vậy. Tuy nhiên việc họ Điền làm phản chính là do Trần Cung mà ra. Vì Trần Cung dạy cho họ Điền cái mẹo từ trước, chứ Trần Cung già dặn hơn một chút thì cứ sai sứ tới trại Tào, giả người nhà họ Điền là xong, việc gì phải sai người nhà họ Điền thật mới được. Chính họ Điền đã lộng giả thành chân.

    Hồi 13: Lí Thôi, Quách Dĩ một trận giao tranh
    Dương Phụng, Đổng Thừa hai lần cứu giá



    - Vương Doãn dùng kế mĩ nhân để li gián giặc; Dương Bửu cũng dùng kế mĩ nhân để cho giặc bị li gián, thế mà Vương Doãn dùng kế thì đổi loạn ra bình còn Dương Bửu dùng kế thì loạn lại càng thêm rối loạn hơn. ấ y chỉ vì Lữ Bố chịu phục tùng Vương Doãn, chịu để Vương Doãn điều khiển, Còn Dĩ thì lại không chịu để cho Dương Bưu lợi dụng.

    Nếu như Dĩ có giết được Lí Thôi đi nữa thì cũng như giết một Đổng Trác, còn lại một Đổng Trác , à thôi, vì Thôi với Dĩ coi như hai Đổng Trác. Và, còn một Đổng Trác thì cơ đồ nhà Hán có khoi phục được chăng? huống chi Thôi với Dĩ hợp rồi lìa, lìa rồi hợp. Chúng càng mâu thuẫn nhau, tranh giành nhau thì Thiên tử, công khanh càng khổ sở hơn.

    - Dương Bửu trước dùng kế li gián thôi, Dĩ, sau lại cố giản hoà. Đã gây chia rẽ rồi lại cầu hoà thì quả là chủ trương bất định, có hại cho việc lớn.

    - Lữ Bố giết Đổng Trác là phụng chiếu vua. Quách Dĩ đánh Lí Thôi là sự thôn tính cá nhân để trả hận riêng. Việc làm của Lữ Bố tuy cũng vì hận riêng mà lại thuận, còn việc làm của Quách Dĩ hoàn toàn nghịch, nên Dĩ không thể bì với Lữ Bố.

    - Có người nghĩ rằng: "Nếu mưu Vương Doãn trước kia bị tiết lộ thì có gây ra đại loạn như Lí thôi, Quách Dĩ chăng"

    - Chúng tôi xét thấy Đổng Trác không chết thì cũng không cướp ngôi thiên tử, còn Lữ Bố không thắng Đổng Trác thì cũng không cướp công khanh, làm khổ cho triều đình như Thôi, Dĩ. Hơn nữa, cái mầm li gián của Thôi, Dĩ không sâu sắc bằng Trác và Bố. Điêu Thuyền đã nắm vững được tâm hồn của Trác và Bố thì sớm muộn Trác và Bố cũng phải một còn một mất, và nhất định Điêu Thuyền sẽ bám sát để điều khiển cuộc chiến đén cùng, không như mưu phản gián giữa Thôi, Dĩ, chỉ gây ra rồi phó mặc cho sự việc, không có bàn tay điều khiển.

    - Trương Dực Đức bình sinh chỉ chịu có hai người làm anh, thế mà Lữ Bố lại đòi làm anh nữa thì làm sao Dực Đức không tức giận đòi đấu ba trăm hiệp.

    - Dương Phụng và Giả Hủ đều giúp Lí Thôi, nhưng sau thấy Lí Thôi và Quách Dĩ đều là những người làm ác nên cả hai đổi ý. Một khi đã lìa thì không tái hợp nữa. NHư vậy hai người này đã tỏ ra biết ăn năn để chuộc lỗi.

    Quách Dĩ thì phản phúc bất thường, hợp với Thôi rồi lại chia, chia rồi lại hợp. Quách Dĩ kém Giả Hủ, Dương Phụng xa.


    Hồi 14: Tào Mạnh Đức rời giá đến Hứa Đô
    Lã Phụng Tiên đang đêm cướp Từ Quận



    - Dương Bưu không xin vua triệu Huyền Đức mà lại xin triệu Tào Tháo về triều bảo giá là vì Lưu Bị quân ít thế yếu hơn Tào Tháo. Vả lại , lúc bấy giờ, các trấn chư hầu đều nắm binh lực, nếu một kẻ ít binh, thế yếu thì không sao bảo vệ được triều đình được. Do đó Lưu Bị không được lựa về triều cũng là lẽ phải.

    - Tuân Húc khuyên Tào Tháo nên về triều cứu giá, nếu chậm một chút e rằng có kẻ làm trước. Như thế Húc đã thấy việc bảo giá là quan trọng, mà Viên Thiệu, Viên Thuật có thể làm được lại không biết làm, còn Lưu Huyền Đức thì biết làm lại không đủ sức. Chỉ có Tào Tháo là đủ điều kiện hơn.

    - Tào Tháo dời vua về Hứa Đô, Đổng Trác ép vua về Tràng An, Lí Thôi, Quách Dĩ buộc vua về Mi ổ , nhưng việc làm của Trác và Thôi là nghịch, còn việc làm của Tháo là thuận, bởi lẽ Tháo là quân "cần vương" khác hẳn với quân "cướp giá".

    - Lưu Bị trước không muốn giết Bố là muốn dùng Bố địch với tháo. Về sau, tại lầu Bạch Môn, Bị lại khuyên Tháo giết Bố là sợ Bố trở thành vây cánh của Tháo. Trước thì không giết, sau khuyên giết, cái sở kiến của bậc anh hùng người tầm thường không thể theo kịp vậy.

    - Tào Tháo đi đánh Từ Châu báo thù cho cha mà không phá được Từ Châu. Lữ Bố đánh Từ Châu trả thù cho cha vợ mà Từ Châu bị Bố chiếm. Nếu Bố là kẻ vì vợ mà trả thù thì sao Vương Doãn bị nạn Lí Thôi, Quách Dĩ hành hình mà Bố không trả thù? Việc trả thù cho Tào Báo chỉ là tâm bình phong che đậy lọng tham vọng chiếm đất của Bố mà thôi.


    Hồi 15: Thái Sử Từ ham đả tiểu Bá Vương
    Tôn Bá Phù hăng đánh Nghiêm Bạch Hổ



    - Lữ Bố đánh úp Duyện Châu thì Tào Tháo lấy được Duyện Châu lại. Còn Lữ Bố đánh úp Từ Châu mà Huyền Đức không lấy Từ Châu lại được. Như vậy không phải Lưu Bị kém Tào Tháo mà chính là cái thế của Lưu Bị kém Tào Tháo.

    - Lưu Bị đang là chủ mà trở thanh khách, còn Lữ Bố đang là khách trử thành chủ. Thật kì.

    - Tôn Sách tin Thái Sử Từ, Thái Sử Từ không lừa dối Tôn Sách. Cả hai đều thuộc vào hàng tín nghĩa. Còn Lữ Bố thì trước nghe lời Viên Thuật đánh Lưu Bị, sau thấy Viên Thuật lừa dối lại Lưu Bị trở về ở chung. Con người Lữ Bố thật khó lường. Cho nên Trương Phi cứ muốn giết Lữ Bố là phải.

    - Tôn Kiên được ấn ngọc mà chết. Tôn Sách bỏ ấn ngọc làm bá chủ Giang Đông. Thế mới biết cái ấn ngọc kia chẳng phải quý báu gì. Muốn mưu đồ đại sự phải làm sao thu phục nhân tâm, tận dụng nhân tài, chứ không phải cứ có ấn ngọc mà được.

    - Trong truyện Tam Quốc, phần trước tác giả chú ý kể chuyện Tào Tháo dựng sự nghiệp, rồi ở đây phần này tác giả lại kể đến phần Tôn Sách dựng sự nghiệp.

    - Hai nhà Tôn, Tào đều lập nghiệp cả, chỉ có Huyền Đức mãi còn lận đận chưa xong.

    - Tuy nhiên tác giả cho Huyền Đức vẫn là chính thống, nên mặc dù Huyền Đức chưa dựng nên đại nghiệp, câu chuyện Huyền Đức vẫn kể rành rẽ, còn việc Tào Tháo và Tôn Sách có nhiều chỗ chỉ tóm lược.
    ___________________________
    Hồi 16: Cửa nha môn, Phụng Tiên bắn kích
    Sông Vị Thuỷ, Mạnh Đức thua quân
    .


    - Tào Tháo muốn giết Lữ Bố mà Lưu Bị đưa mật thư cho Lữ Bố xem. Viên Thuật muốn đánh Lưu Bị thì Lữ Bố lại bắn kích Viên môn để can ngăn.

    - Kể ra, trước thời cuộc, không ai vì ai cả. Đó cũng chỉ là cái mưu nhất thời. Lưu Bị không nghe Tào Tháo mà giết Lữ Bố là ý muốn dùng Lữ Bố để địch với Tháo sau này. Lữ Bố không muốn giết Lưu Bị chính là sợ Viên Thuật chiếm Tiểu Bái gây rắc rối cho mình về sau.

    - Đến như lúc Lưu Bị trở lại hàng Tào. Tào Tháo không giết Lưu Bị cũng không phải Tào Tháo tốt với Lưu Bị đâu. Trước kia Tào Tháo đã nhiều lần cậy tay Lữ Bố hoặc Viên Thiệu giết Lưu Bị, thì nay Lưu Bị đem thân đến nạp tại sao lại không giết?

    - Chính Tháo là gian hùng, muốn dùng tay người khác giết Lưu Bị, riêng Tháo thì muốn dùng tay người khác giết Lưu Bị, riêng Tháo thì không muốn mang lấy tiếng bất nhân.


    Hồi 17: Viên Công Lộ cất bảy cánh quân
    Tào Mạnh Đức gặp ba ông tướng



    - Con hươu mà muốn mang lốt cọp, đó là cái đích cho những tay xạ thủ.

    Viên Thuật tiếm xưng đế vị, làm sao khỏi thiên hạ vây đánh.

    - Có kẻ nói: "Ba nước Thục, Nguỵ, Ngô sau này đều xưng hoàng đế, sao vẫn giữ được ngôi? Còn Viên Thuật lại không thành.

    - Sở dĩ Viên Thuật mưu việc không thành là vì lúc đó, chư hầu đang phân tán, tuy Tào Tháo chuyên quyền, nhưng vua Hiến Đế còn tại vị, quần hùng đang vững chân khắp nơi như Lưu Bị, Tôn Sách, Viên Thiệu, Công Tôn Toản, Lữ Bố, Trương Tú, Trương Lỗ, Lưu Chương, Mã Đằng, Hàn Toại. Chẳng lẽ họ để cho Viên Thuật là kẻ bất tài đoạt lấy đế vị sao?

    - Như Tào Tháo, uy quyền thế lực trong tay, thế mà không chiếm ngôi vua thì thật là khôn đáo để. Làm vua, cái danh vị ở chỗ lấy quyền khiến thiên hạ, nhưng Tháo đã đoạt hết quyền, tức là Tháo đã bỏ cái danh lấy cái thực, còn Viên Thuật đã không có cái thực mà lại háo danh.

    - Người yêu quân lính mà không biết yêu dân thì không thể làm tướng. Người biết yêu tướng mà không biết yêu dân thì không thể làm vua. Cho nên ai giỏi điều khiển binh lính thì có thể trị được bình mình, mà còn trị được binh của kẻ khác nữa. Tào Tháo đem binh đi đánh Trương Tú mà quân sĩ phải xuống ngựa mỗi khi qua ruộng lúa, như thế đủ biết Tào Tháo xứng đáng làm tướng vậy. Còn Viên Thuật đi đánh Từ châu, để quân sĩ cướp bóc dân chúng như thế thật chưa đủ tư cách làm một người điều khiển.

    - Trong thâm tâm, Tào Tháo rất sợ Lưu Bị, mà cũng rất sợ Lữ Bố, cho nên khi Lưu Bị hợp với Lữ Bố thì Tào Tháo tìm cách chia rẽ hai người. Rồi đến khi họ chia rẽ, tuy bề ngoài công khai khuyên hợp, nhưng bên trong lại ngầm mưu hại. Lúc đầu thì dùng chước "Nhị hổ tranh thực" rồi đến mưu "Khu hổ thôn lang" cuối cùng là kế sách "Quật khanh đãi hổ"...

    - Tào Tháo luôn nghĩ đến chuyện phá hoại hai người nhưng Lữ Bố thì không hiểu nên bị thao túng, còn Lưu Bị tuy biết rõ, nhưng phải tạm thời nghe theo.

    - Tào Tháo suốt đời chuyên mượn cái này để chế cái khác. Tháo mượn Thiên tử để chế chư hầu, mượn chư hầu để diệt chư hầu. Đến lúc muốn an lòng quân lại mượn thủ cấp người khác để trấn an quân sĩ. Thậm chí lại mượn ngay búi tóc mình để bảo vệ luật pháp. Tháo quả là một tay "Thiên cổ đệ nhất gian hùng vậy".


    Hồi 18: Giả Văn Hoà liệu kế đánh thắng giặc
    Hạ Hầu Đôn rút tên nuốt con ngươi




    - Tướng giỏi là giỏi ở mưu chước chứ không phải giỏi ở dũng. Như Giả Hủ biết mình biết người, quyết đoán được thắng bại... thật là tướng giỏi thay! Lại như Quách Gia nghị luận mười điểm ưu, liệt giữa Viên, Tào phá tan mối nghi ngại cho Tháo. Lời lẽ hùng hồn minh triết thật chẳng khác mấy lời của Hoài Âm hầu Hàn Tín khi đăng đàn vậy. Như Giả Hủ , Quách Gia ấy mới là có tài đại tướng. Chứ đến như Hạ Hầu Đôn nhổ mũi tên nuốt con ngươi, thì bất quá chỉ là cái dũng của một kẻ vũ phu mà thôi.

    - Xét nghị luận của Quách Gia về mười điểm (tất thắng) của Tào Tháo, ta thấy lời lẽ hùng hồn và chính xác. Riêng chỉ có hai điểm "Nhân" thắng "Đức" thì ta không thể tin được, cần phải biện minh như sau:

    - Thử hỏi Tháo có gì là nhân? Có gì là đức? Nhân của Tháo là nhân giả. Đức của Tháo là đức mượn. Vậy nên chỉ nói là "Tài" thắng "Thuận" thì đúng hơn.

    - Tháo khóc Điển Vi không phải thực lòng vì Vi mà khóc. Điển Vi đã chết mà để cho hết thảy những Điển Vi còn sống phải cảm khái thì đó không phải điểm trung hậu của Tháo. Đó là một cử chỉ của kẻ gian hùng đó thôi. Hoặc có người hỏi: "Tháo tuy gian hùng thật đấy, nhưng nước mắt kia ở đâu mà sẵn thế?" Xin thưa rằng: "Miệng Tháo tuy khóc Điển Vi nhưng lòng Tháo đang khóc con trưởng, cháu ruột đấy. Ai biết được?"

    - Việc binh cơ trước sau. Tay hùng lược xử thế dụng binh phải biết tuỳ cơ, việc nào nên làm trước, việc nào làm sau mới được. Tháo muốn đánh Viên Thuật nhưng sợ Lữ Bố rình núp sau lưng cho nên phải tạm bỏ thuật mà đánh Bố trước. Một khi đã diệt được Bố, bấy giờ Tháo mới an lòng vững chí, tha hồ mưu đồ tới Thuật. Việc làm trước, việc làm sau, cần phải rõ rệt như thế, không thể làm đảo lộn được vậy.

    - Mưu mẹo Tào Tháo thật là khéo léo thay! Khi Viên Thuật vừa đánh Lữ Bố, thì Tháo giúp ngay Lữ Bố để đánh Thuật, là vì sợ Bố hoà với Thuật. Bố phá Thuật rồi, Tháo mới liên kết với Bị và thông hoà với Bố, vì Tháo biết Bố với Thuật không thể tái hợp với nhau được nữa. Bị với Bố liên hoàn thì mối lo của Tháo rất lớn. Thuật với Bố hoà hợp Tháo lại càng lo hơn. Nay Thuật đã lìa Bố, thì Bố hoàn toàn cô lập rồi, diệt trừ Bố không khó nữa. Tháo quả có "lão mưu thâm toán" hơn người vậy.


    Hồi 19: Thành Hạ Bì Tào Tháo dùng binh
    Lầu Bạch Môn, Lữ Bố tuyệt mệnh
    .



    Giả sử sau khi bức mật thư gửi Tháo bị tiết lộ, rồi trong chiến trận Tiểu Bái, Lưu Bị bị Lữ Bố giết chết, như vậy chắc Tào Tháo thích thú hơn, và nói:

    - Không phải ta giết Lưu Bị! Chính Lữ Bố giết Lưu Bị đấy.

    Cho tới khi Toà tháo sai Lưu Bị trấn giữ yếu lộ Hoài Nam, nếu Lưu Bị để Lữ

    Bố chạy thoát, thế nào Tào Tháo cũng dùng quy luật mà giết Lưu Bị. Chừng

    đó Tháo lại nói: "Không phải ta giết đâu, chính Lưu Bị chết vì quân lệnh".

    Ôi, Tào Tháo lúc nào cũng muốn giết Lưu Bị, nhưng lại giả nhân giả nghĩa

    để tránh tiếng.

    - Lưu Bị đã biết Lữ Bố là kẻ phản phúc, sao khuyên Tào Tháo dùng Lữ Bố, để hại Tào Tháo, như đã hại Đinh Nguyên, Đổng Trác trước kia? Xét rằng:

    Tào Tháo không như Đinh Nguyên, Đổng Trác. Nếu Tháo không giết Bố ắt dùng

    được Bố, mà Tháo được Bố thì như cọp thêm vây. Huyền Đức doạ cho Tào Tháo

    giết Lữ Bố là phải.

    - Dịch Nha xưa giết con để làm thịt dâng vua, Quản Trọng cho là hạng "phi nhân tình". Lưu An giết vợ làm thịt dâng cho Huyền Đức có phải "phi nhân tình" chăng? Xin thưa: Không giống nhau. Dịch Nha vì lợi, Lưu An vì nghĩa. tuy nhiên, Lữ Bố thì yêu vợ quá, còn Lưu An lại hại vợ, cả hai đều bậy. Chỉ có Huyền Đức là giữ được mức trung bình. Lúc không thể giữ vợ nổi, đành phải bỏ mà chạy.

    - Trước kia Trương Phi muốn chừa rượu, lại mời ngay mọi người uống một bữa, rồi cùng chừa. Nay, Lữ Bố muốn chừa rượu tự mình uống cho say mèm, rồi lại cấm không cho ai uống. Cái tính ngông cuồng của Trương Phi cũng lạ, mà cái tính gàn dở của Lữ Bố cũng kì.

    - Nếu Hầu Thành gặp Trương Phi dâng rượu thì chắc là tương đắc. Tào Báo không chịu uống rượu bị Trương Phi đánh, còn Hầu Thành xin uống rượu lại bị Lữ Bố đánh. Hai việc tuy trái ngược, nhưng kết quả giống nhau là "sinh loạn"


    Hồi 20: Tào A Man ra săn ruộng Hứa Điền
    Đổng quốc cữu vâng chiếu trong nội các.



    - Đời vua Nhị Thế nhà Tần, Triệu Cao chỉ con hươu nói con ngựa để dò ý thuận nghịch của triều thần. Đời Tam Quốc Tào Tháo bắn hươu để dò lòng các quan. Đến như việc mượn cung không trả, cũng chỉ là để thử lòng xem ai thuận ai nghịch.

    - Quan Công muốn chém Tào Tháo ở Hứa Điền, tức là muốn làm cái bổn phận trung thần. Huyền Đức không cho Quan Công giết cũng là sợ mất tiếng trung thần. Kẻ ác ở bên cạnh vua, nếu giết kẻ ác mà phạm đến vua thì tai hại không vừa.

    - Đổng Thừa trước kia đánh Lí Thôi , Quách Dĩ để cứu giá, nay lại mưu giết Tào Tháo để cứu vua, tức là Đổng Thừa đã vâng chiếu lần thứ hai vậy.

    - Đến lúc này ý kiến thoán nghịch của Tào Tháo mới rõ rệt. Nên sau khi đã có "Y đái chiếu', những kẻ khởi binh chống lại Tào Tháo đều được coi là khởi binh chống lại giặc vậy.

    - Trước kia Hà Tiến tru diệt hoạn quan, đến đoạn này Đổng Thừa tru diệt gian tướng. Hai việc tuy giống nhau, nhưng hai người không thể đánh giá ngang nhau được. Vì Hà Tiến có tội bỏ thuốc độc giết Đổng Thái hậu còn Đổng Thừa tuân lệnh theo Hiến Đế, nghiêng lòng cứu nước.

    Ôi! Việc vâng mật chiếu là việc kín đáo, mà lại tụ họp đến năm sau ngươi,

    chích huyết ăn thề, còn lập từ nghĩa trạng, ghi tên họ như thế thì tránh

    sao khỏi tiết lộ?

    hưng khí số nhà Hán đã hết dẫu Đổng Thừa có kín đáo đến bực nào cũng

    không thể thành công.
     
  11. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 21: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
    Quan Công lừa mưu giết Xa Trụ




    - Tờ "Y đái chiếu" của Hiến Đế do vụ Hứa Điền mà thành. Vì thấy hành động của Quan Công mà Mã Đằng biết rõ tâm trạng của Huyền Đức. Tất cả sự việc đều nối nhau rất mạch lạc.

    Hai con cọp không thể sống chung nhau. Đã sống chung nhau tất phải tiêu diệt lẫn nhau. Lưu Bị đã bị Tào Tháo liệt vào anh hùng tức là Tào Tháo đã có ý định giết Huyền Đức rồi. Như thế Lưu Bị làm sao không bối rối. Hơn nữa, Lưu Bị vừa kí tên trong từ nghĩa trạng, tâm trí lại càng phải lo lắng hơn.

    - Lúc này, Tào Tháo vẫn chưa cho Tôn Sách là anh hùng, mãi đến khi ra trước trận, Tào Tháo gặp Tôn Quyền mới nói: "Sinh con nên sinh người như Trọng Mưu kia". Mắt Tháo quả tinh đời lắm. Thì ra lúc Tháo uống rượu với Huyền Đức, Tháo mới chỉ thấy có hai người, còn thiếu một nhân vật nữa.

    - Huyền Đức không muốn giết Xa Trụ vì lúc ấy tờ "Y đái chiếu" chưa lộ, mưu của Đổng Thừa chưa bị khám phá, nên Huyền Đức còn muốn liên lạc với Tào Tháo để còn tính nhiều mưu khác. Vân Trường lòng dạ ngay thẳng, đâu có tính toán như vậy. Gan ruột hai người cùng là hào kiệt nhưng lại không giống nhau.

    - Trong tờ " Nghĩa trạng" của Đổng Thừa có viết năm chữ "Tả tướng quân Lưu Bị", vì vậy, sau này kế nghiệp Hán, Lưu Bị không hổ thẹn là vì có tên trong nghĩa trạng này.

    Chính như Khổng Minh sáu lần ra Kì Sơn, Khương Duy chín lần đánh Trung Nguyên cũng đều danh chính ngôn thuận và cũng do tờ "Y đái chiếu" đó cả.


    Hồi 22: Viên, Tào đều cất ba quân mã bộ
    Quan, Trương cùng bắt hai tướng Vương Lưu



    - Người tiến cử Lưu Bị là Công Tôn Toản. Kẻ giết Công Tôn Toản là Viên Thiệu. Kẻ hàng Viên Thiệu là Viên Thuật. Người diệt Viên Thuật là Lưu Bị. Thế mà Lưu Bị lại viết thư nhờ Viên Thiệu giúp.

    Độc giả ai cũng đoán rằng Viên Thiệu sẽ từ chối, thế mà không. Viên Thiệu đem quân giúp Lưu Bị. Việc thật li kì, không thể ngờ được. Tháo với Bị đang hợp bỗng lìa. Thiệu với Bị đang lìa bỗng hợp.

    - Trần Đăng muốn cầu viện binh cho Huyền Đức, nếu chúng ta vội đoán thì thế nào cũng cho rằng Trần Đăng sẽ cầu cứu Mã Đằng, vì Mã Đằng cùng Huyền Đức có cái thần trong việc cùng kí tên trong bản nghĩa trạng.

    Nhưng rồi Trần Đăng không nghĩ đến Mã Đằng mà nghĩ đến Viên Thiệu là tại làm sao?

    Xin thưa: Mã Đằng đóng quân ở Tây Lương, đường sá xa xôi, còn Viên Thiệu ở Kí Châu rất gần. Bỏ chỗ xa lấy chỗ gần mới hợp với quân cơ vậy.

    Huyền Đức sở dĩ cầu được Viên Thiệu là nhờ có Trịnh Huyền giới thiệu. Huyền Đức bình sinh thờ Trịnh Huyền và Lư Thực như hai vị tiên sư. Lư Thực từ đầu truyện đã nói đến còn Trịnh Huyền đến đây mới xuất hiện. Và sau khi Quan Công chém tướng, Viên Thiệu hưng binh, lại xen vào cảnh phong lưu của nhà họ Mã với bầy nữ ca nhạc xinh đẹp của nhà họ Trịnh...

    thật là một đoạn văn phong nhã, chẳng khác trời đang nắng gắt có đám mây phủ đến.

    - Tào Tháo có mười điểm tất thắng, Viên Thiệu có mười điểm tất bại. Cái luận thuyết này đưa ra từ hồi thứ mười tám, những tưởng sau đó hai bên sẽ đánh nhau ngay, thế rồi câu chuyện lại im đi, cho đến hồi này mới thấy việc động binh của hai nhà. Bên nào cũng hùng hổ kéo tới, rồi lặng lẽ rút lui về. Rõ là chuyện đầu voi đuôi chuột, thật buồn cười.

    - Trần Lâm làm tờ hịch kể tội Tháo, thế mà Tháo không giận lại khỏi bệnh là ý làm sao?

    Việc này cũng giống như, việc Hứa Thiệu nói Tháo là gian hùng mà Tháo không giận lại mừng thì Trần Lâm chửi Tháo không giận cũng là chuyện thường vậy.

    Trong khi không ai biết mình là gian hùng, mà có một ngườ biết thì người đó là tri kỉ. Trong khi chưa có ai biết chửi Tháo mà có Trần Lâm biết chửi Tháo thì Tháo đắc ý là phải.

    Sự thành bại ở đời không đáng kể. cái văn chương của người anh tài thật vạn cổ lưu danh.

    Chỉ tiếc rằng lúc Trần Lâm kể tội Tào Tháo, Đổng Phi hãy còn sống, Phục Hậu cũng chưa bị giết, bọn Đổng Thừa sáu người, bọn Cảnh Kỉ năm người và Khổng Dung chưa bị hại. Cho nên tờ lịch của Trần Lâm chỉ mới kể được một phần tội ác của Tào Tháo mà Thôi. Thế mà Tào Tháo đọc qua cũng phải toát mồ hôi như tắm, chứ nếu sau này Trần Lâm còn hùng hồn đến đâu, và Tháo còn phải toát bao nhiêu mồ hôi nữa?

    - Lúc Lưu Bị còn đứng sau lưng Công Tôn Toản trong hội "Chư hầu đồng minh", Lưu Đại đã ngồi cao chót vót, thế mà lúc này Lưu Đại trở thành nanh vuốt cho Tào Tháo, rồi lại bị Quan, Trương tóm đầu lôi về, ấn cổ thả ra, gọi giật lại quát mắng, rồi xua tay đuổi đi. Y hệt như một trò trẻ con.

    Ngày nay có những người ngất ngưởng ngồi trên cao, được thế bắt nạt kẻ dưới, họ có biết đâu, tạo vật đổi dời, rồi có thủa sa cơ như Lưu Đại?

    Hồi 23: Nễ Chính Bình khoả thân mắng giặc
    Cát thái y đầu độc bị hình



    Nễ Hành, Khổng Dung, Dương Tu, cả ba đều có tài như nhau, nhưng phẩm chất lại khác nhau. Dương Tu thì thờ Tào Tháo. Khổng Dung tuy không thờ Tháo nhưng lại làm quan với Tháo. Nễ Hành thì không những không thờ Tháo mà cũng không chịu làm quan với Tháo nữa. Xét trong ba người chỉ có Nễ Hành là người khí tiết hơn hết.

    Tháo vốn tự phụ là gian hùng, thế mà Nễ Hành ngạo nghễ khinh bỉ, coi Tháo như cỏ rác, thật là kẻ đảm lược.

    - Trần Lâm mắng Tháo thậm tệ mà Tháo không giết thì Tháo Sợ gì Nễ Hành? Có kẻ nói: Nễ Hành làm nhục Tháo, nên Tháo muốn đưa Nễ Hành đi một công việc, để không thành Tháo sẽ làm nhục lại một phen. Nhưng Hoàng Tổ đã giết Nễ Hành mất, đó cũng là việc không may cho Nễ Hành. Nếu nói thế e không đúng. Nễ Hành mắng Tháo bằng miệng, Trần Lâm mắng Tháo bằng bút. Tuy cả hai cùng mắng cả, nhưng một bên mắng thẳng, còn một bên chửi mướn.

    Lúc Trần Lâm bị bắt cóc có nói với Tháo: "Mũi tên đã đặt sẵn trên cung, không thể không bắn". Thế là Trần Lâm chửi Tháo, rồi cuối cùng lai theo Tháo. Còn Nễ Hành chửi Tháo để quyết không bao giờ theo Tháo. Vì thế, Tháo tha cho Trần Lâm mà giết Nễ Hành là lẽ đó.

    Các giấc mộng của Đổng Thừa trong đêm Nguyên tiêu làm hả dạ người đọc không ít. Tiếc thay, nếu mộng ấy là thực thì may cho nhà Hán biết bao. Tuy nhiên đời là cõi mộng. Nhà Hán biến đổi thành ba nước, ba nước tiến thành nhà Tấn, chuyện bể dâu khác gì cõi mộng.

    - Cát Bính là vị thầy thuốc không phải chữa bệnh cho từng người mà chữa bệnh cho quốc gia, quả xứng đáng với cái tên "Thái y". Thuốc ấy đem trị bệnh cho Tào Tháo là thuốc độc, nhưng đem trị bệnh cho vua Hiến Đế thì lại là thuốc hay.

    Thầy thuốc có nhiệm vụ là cứu người. Nhưng giết một người để cứu cả bách tính thì thầy thuốc ấy lại càng hay hơn.


    Hồi 24: Quốc Tặc hành hung giết Quý Phi
    Hoàng Thúc thua chạy sang Viên Thiệu


    - Tôi thường đọc Đường thi thấy bài "Điếu Mã Ngôi" lời thơ rất thống thiết. Tuy nhiên Dương Quý Phi chết là vì anh nàng là sai việc nước, còn Đổng Quý Phi chết vì anh nàng cứu nước yêu vua. Ôi Dương Quý Phi bị chết, người đời còn than tiếc lắm, huống chi Đổng Quý Phi bị chết thì còn phải thương tiếc đến bao nhiêu.

    - Từ khi tờ "Y đái chiếu" bị lộ, Đổng Quý Phi bị giết, lẽ ra trung thần khắp nơi phải nức lòng trừ gian diệt nịnh. Thế mà những tay hào kiệt bốn phương cứ trì trệ, năm này qua năm khác để lỡ mất cơ hội. Than ôi, Trong khi thiên tử không giữ nổi phi tần thì chư hầu còn lo giữ vợ con nhà cửa làm chi. Thậm chí như Viên Thiệu, chỉ vì đứa con đau ghẻ mà không lo nghĩ đến việc quốc gia. Gẫm lại dòng dõi tam công, ăn lộc nhà Hán như Viên Thiệu mà không bằng viên thấy thuốc Cát Bình, thật đáng buồn.

    - Đọc "Tứ thanh viên" Của Từ Văn Trường thấy có cả một bài nói về Nễ Hành mắng Tào Tháo. Sau khi chết lại có cả một thiên văn tự bổ túc, đọc lên tất thống khoái. Tiếc thay bài hịch của Trần Lâm, sau này tội ác của Tào Tháo còn xảy ra nhiều việc nữa, sao không ai bổ túc vào cho hoàn bị.

    Tuy nhiên, chính cái tội Viên Thiệu phái Viên Thuật mưới là đáng chê cười

    hơn. Viên Thiệu không có mệnh vua mà lừa Hàn Phúc, cướp Kí Châu, không có

    mệnh vua mà tự tiêu diệt Công Tôn Toản, Lí Thôi, Quách Dĩ làm loạn mà

    Thiệu không khởi nghĩa cần vương. Còn Thuật thì tiếm xưng đế vị, nếu kể

    tội Tháo thì cũng chỉ nên mắng Tháo một lần là đủ.


    Hồi 25: Đóng Thổ Sơn, Quan Công giao ước ba việc
    Cứu Bạch Mã, Tào Tháo thoát khỏi vòng vây




    - Có người hỏi: Vân Trường vốn thờ nhà Hán, thì sao lại nói đầu Hán? Xin thưa: nói hai tiếng "đầu Hán" để nhấn mạnh ba tiếng: "chẳng đầu Tào" mà thôi. Tháo đã mượn danh nghĩa "Hán" để áp đảo Tào Tháo mà thôi. Như bọn trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại tiếng là hàng Hán, nhưng thực ra là hàng Tào. Bọn Lữ Bố, biết phân tích như thế tức là một kẻ trí thức. Trước khi Vân Trường đưa ra ba diều hẹn, Trương Liêu đã kể ra ba cái tội. Tội thứ nhất là tội phụ Hoàng Thúc, tội thứ hai là để người chị dâu bị thất tiết, tội thứ ba là không sống để lao động đường phố nhà Hán. Còn ba điều hẹn của Quan Công thì: Thứ nhất là về Hán, thứ nhì là bảo vệ hai chị, thứ ba là đi tìm anh. Điều thứ nhất phân biệt nghĩa vua tôi, điều thứ hai giữ lễ nam nữ, điều thứ ba thì làm sáng tình huynh đệ.

    - Lưu Bị đồng mưu với Đổng Thừa, đã kí tên vào bản nghĩa trạng, Tháo biết rõ, đã giết cả bảy trăm người trong vụ, thế tại sao Cam phu nhân và Mi phu nhân Tháo lại không giết? Đó chỉ vì Tháo yêu quan Công, muốn mua lòng đấy thôi.

    Quan Công được tặng áo bào, chỉ nhận lấy, nhưng khi dược người quý thì lại tạ ơn. Nhất cử nhất động Quan Công đều không quên Huyền Đức, thật là một kẻ có nghĩa.

    - Huyền Đức đã theo Viên Thiệu, mà Quan Công lại giết tướng của Viên Thiệu, nếu Viên Thiệu bắt tội Huyền Đức thì sao?

    - Tuy nhiên đó không phải lỗi của Quan Công, vì Quan Công biết Huyền Đức qua hàng Viên Thiệu đâu?

    - Về phần Quan Công muốn lập công báo ơn Tào để ra đi thì việc giết tướng của Viên Thiệu tức là tìm đường về với Huyền Đức vậy.

    Tào Tháo hậu đãi Vân Trường, Viên Thiệu cũng hậu đãi Huyền Đức. Nhưng Tháo thì một mặt thuỷ chung, còn Thiệu lại bỗng chốc đổi lòng. Cứ nhìn thuật mua chuộc người cũng thấy Viên Thiệu không bằng Tào Tháo rồi. Viên Thuật thì không hàng Tào, cũng không hàng Hán. Đến như bọn Hoa Hâm, Vương Lãng, Quách Gia, Trình Dục, Trương Liêu, Hứa Chử thì chỉ biết có Tào mà thôi. Như Tuân Húc, Tuân Du thì cho rằng: "Hán tức là Tào, Tào tức là Hán" mà không hiểu rõ Hán, Tào không phải là một.

    Hồi 26: Viên Bản Sơ bao binh tổn tướng
    Quan Vân Trường treo ấn gói vàng



    Có những người ngày nay đọc cái tước "Hán thọ đình hầu" của Quan Công, lại cho rằng "Hán" là quốc hiệu, còn cái tước này chỉ gồm ba chữ "Thọ đình hầu" mà thôi. Như thế là lầm. Cái làm này có lẽ do sách " Tục bản diến nghĩa". Sách tục bản giải rằng:

    "Tào Tháo đúc ấn Thọ đình hầu ban cho Vân Trường, không có chữ Hán". Về sau người ta gọi Vân Trường là Hán Thọ đình hầu có nghĩa là "ông Thọ đình hầu nhà Hán". Rồi độc giả lầm tưởng vậy." Giải như thế là sai. Vì có vùng đất tên là "Hán Thọ". Còn "Đình hầu" là tên cái tước lúc bấy giờ. Đời Hán có những tước "đình hầu", "hương hầu". Như Chung Do là Đông Vũ đình hầu, Lưu Huyền Đức là Nghi Thành đình hầu. Trong sách có chép rằng: "Đại tướng quân Phí Vi hội chư tướng ở đất Hán Thọ". Vậy thì "Hán Thọ đình hầu" có nhĩa là tước đình hầu của đất Hán Thọ. Há lại bỏ chữ "Hán" đi, mà gọi Quan Công là Thọ đình hầu sao?

    - Tào Tháo hết đem ngựa xe lương thực dụ địch, lại vung vàng bạc để dụ Quan Công, ý nghĩa hai việc đều giống nhau, nhưng Tháo dụ Văn Sứ thì được mà dụ Vân Trường thì hỏng.

    - Nhan Lương chết vì bị chém trong lúc bất ngờ, còn Văn Sứ thì không phải xuất kì bất ý. Nếu Văn Sứ biết làm như Cung Đô đem tin tức Huyền Đức báo cho Vân Trường biết thì chắc khỏi chết.

    - Quan Công chém hai tướng của Viên Thiệu, Viên Thiệu suýt chém Huyền Đức hai lần. Thế mà Quan Công không hay biết gì cả. Cho đến khi Tôn Càn nói lại Quan Công mới biết mình đã hai lần sáp làm thiệt mạng Huyền Đức.

    - Tào Tháo bình sinh gian hùng xảo trá, nhưng nay đứng trước nghĩa khí chói ngời của Quan Công cũng làm cho Tào Tháo thấy rõ một phần nào cái phẩm cách của con người, ắt hẳn Tào Tháo cũng bỏ đi ít nhiều xấu xa, nên mới phục Quan Công như vậy. Đó không phải tào tháo có lòng nhân, mà chính là tiết nghĩa Quan Công đã khiến cho kẻ gian hùng phải kính nể vậy.

    - Con người ta mấy ai không tham tiền của? Nhưng có kẻ khinh tiền của mà tham tước lộc, hoặc có kẻ khinh tiền của tước lộc thì lại chuyển lòng trước cái kính nể của kẻ khác. Chỉ có Vân Trường là hoàn toàn vì nghĩa. Chỉ biết có nghĩa cả mà thôi.

    Tào Tháo sở dĩ mua chuộc được nhiều người cũng chỉ vì đem tiền của, tước lộc, kính nể ra mà cảm dụ, nhưng Vân Trường ba thứ đó đều không xiêu lòng thì Tào Tháo còn cách gì dụ nổi.

    - Đi, ở đàng hoàng, ơn đền nghĩa trả, hành động sáng như ban ngày, không một chút bợn. Quan Công quả thật đáng nêu gương cho đời sau vậy.


    Hồi 27: Mĩ Nhiệm Công cưỡi một ngựa bay nghìn dặm
    Hán Thọ hầu chém sáu tướng phá năm quan



    - Đọc hồi này, chúng ta không thế không khen cái nghĩa của Tháo, nhưng cũng không thể không thấy cái gian ngoa Tháo.

    Khi nhắm không thể cầm chân Quan Công được, Tháo tặng nào vàng, nào áo, lại thân đưa tiễn, mục đích là để lưu chút tình về sau. Điêu ngoa nhất là Tháo không cấp cho Quan Công giấy thông quan. Nếu Quan Công bị các ải phục binh hoặc đốt lửa giết đi, ắt Tháo sẽ nói: "Đâu phải tại ta, chính là tướng giữ ải của ta giết đấy". Như thế Tháo vẫn được tiếng nhân từ, ái hiền đãi sĩ. Thật là gian hùng. Kẻ tiểu nhân dù có lên mặt anh hùng, thì rốt cuộc cái tiểu nhân vẫn không sao giấu nổi con mắt người đời.

    Từ hồi thứ hai mươi lăm đến nay, tác giả kể chuyện Vân Trường nhưng cũng không lạnh nhạt vai trò Huyền Đức và Trương Phi. Trong khi nói Vân Trường đều có liên hệ cho độc giả luôn luôn hình dung được bộ ba Lưu, Quan, Trương.


    Hồi 28: Chém Sái Dương, anh em hoà giải
    Hội Cổ Thành, vua tôi tụ nghĩa



    - Quan Công ra đi, Tháo không cho người dẫn đường ra khỏi biên cương. Đó là Tháo bên ngoài đề cao đại nghĩa mà bên trong cố muốn hại Quan Công đó. Đến khi thấy Quan Công đã vượt qua năm ải, các tướng giữ ải không làm gì được, mới sai sứ ra ngăn cản các tướng của mình để mua chuộc nhân tình. Như thế bảo Tháo không gian hùng sao được?

    - Chu Thương là một tên giặc "Khăn Vàng", nếu không theo Quan Công lao động đường phố, thì bất quá trọn đời cũng chỉ là một têm lục lâm, thảo khấu mà thôi. May thay, kẻ biết chân chúa mà thờ tấm thân mới quý giá, lưu tiếng muôn đời ấy vậy, người ta không biết lựa chúa, thí cái tài kia cũng mai một.

    - Người đời thường chỉ biết Vân Trường hàng Hán không hàng Tào là đại nghĩa, nhưng họ không thấy Dực Đức còn phân biệt Hán, Tào rành mạch hơn. Tháo là tên giặc nhà Hán, thì kẻ nào theo Tháo cũng đều là giặc nhà Hán cả. Trương Phi nghi kị Quan Công chính là nặng tình quân vương hơn tình huynh đệ, lấy lời chiếu của vua để phân dịnh bạn thù.

    Xem thì, nếu Trương Phi bị vây ở Thô Sơn, Trương Phi đã lao mình vào trăm ngàn gươm giáo, hoặc liều tử chiến chứ nhất thiết không quyền biến như Vân Trường.

    Trương Phi bình sinh rất ghét Lữ Bố, vì thấy Lữ Bố là đứa giết cha. Trương Phi lại cũng ghét Tào Tháo vì Tào Tháo là đứa bội chúa. Cái ghét của Trương Phi như vậy, chứng tỏ Trương Phi là kẻ nặng tình phụ tử, tha thiết với quân thần vậy.

    Trương Phi để mất Từ Châu, Vân Trường quở Trách em; Vân Trường gửi thân nơi Hứa Đô, Trương Phi Trách Vân Trường. Biết lấy điều nghĩa mà trách nhau như vậy thật là anh hiền, em thảo. Nói cách bất minh ra để rồi thương nhau nhiều hơn, thế mới thực tâm đoàn kết.

    Ba anh em Huyền Đức có hai lần tan hợp. Một lần thất tán vì Lữ Bố đánh úp Từ Châu nơi Tiểu Bái, một lần bị Tào Tháo đánh Từ Châu. Lần trước đánh Huyền Đức phải chạy theo Tào, lần sau chạy đến Viên Thiệu, Quan Công thì lần trước chạy ra Đông Hải, lần sau về Hứa Đô. Còn Trương Phi thì cả hai

    lần đều vào núi Mang Đường. Tác giả kể chuyện thất tán lần trước thì sơ sài, lần này lại rất tỉ mỉ,

    chính là để đề cao cái nghĩa khí của Quan Công vậy.


    Hồi 29: Tiểu Bá Vương giận chém Vu Cát
    Ngô Tôn Quyền ngồi lĩnh Giang Đông



    - Tôn Kiên vì khinh suất, dẫn mấy tên quân kị vào rừng nên bị thiệt mạng. Tôn Sách cũng khinh suất vào rừng một mình, đến nỗi bị hại. Hai cha con chết vì khinh suất cả. Ôi, tấm thân vạn thặng mà không biết giữ gìn, Kiên với Sách đều không thể mưu nổi nghiệp đế.

    - Xưa, Trí Bá được một gia khách hiền là Dự Nhượng, nay Hứa Cống có đến ba người gia khách hiền, Chẳng biết Hứa Cống đối đãi với ba gia khách này có bằng Trí Bá đãi Dự Nhượng chăng?

    Dự Nhượng phục dưới gầm cầu, rồi nuốt than huỷ mình mà chưa động được vào mình Triệu Tương Tử, chỉ mới đánh cái áo ngoài mà thôi, còn ba gia khách của Hứa Cống đã đâm trúng Tôn Sách, đem thân ra chịu nạn. Tuy rằng ba người này không tên tuổi truyền lại, song nghĩa tử như thế cũng thật đáng được đề cao.

    - Tôn Sách không tin Vu thần tiên, đó là Tôn Sách anh hùng. Anh minh đến như Hán Vũ Đế cũng còn cảm thần tiên, chuộng bọn "phương sĩ". Cái chết của Tôn Sách là do vận số đã hết, và tình cờ gặp đúng lúc mà thôi, không phải Vu Cát làm chết Sách được. Người đời không xét kĩ cho tôn Sách chết vì Vu Cát, nếu vậy trước kia Trương Giốc từng khoe được Nam Hoa lão tiên truyền cho bộ Thái bình yêu thuật là chuyện thực hay hư? Nếu Vu Cát giết nổi Tôn Sách thì sao Nam Hoa lão tiên không cứu nổi Trương Giốc?

    - Tôn Sách nổi giận không phải giận Vu Cát mà chính là giận bọn sĩ phu của Đông Ngô. Tại sao lại thì thụp lạy một láo đạo sĩ như vậy trớc mặt vị chân chúa của mình, như vậy thì còn kể chúa mình vào đâu?

    Nếu quả Vu Cát là thần tiên thì bị giết cũng không chết. Trái lại, Cát đã chết hẳn hoi, rồi hiện hình đòi mạng? Hoặc giả những chuyện đòi mạng ấy là khi Tôn Sách xắp chết, tâm thần mê loạn nên trông thấy như vậy chăng?

    Trong chính sử chỉ có chép rằng: "Tôn Sách bị gia khách của Hứa Công đâm trọng thương mà chết" chứ không nói gì đến chuyện Vu Cát cả.

    - Thường chỉ có chuyện cha mở nghiệp rồi truyền lại cho con, chưa thấy truyện ánh sáng nghiệp truyền lại cho em bao giờ. Thế mà Tôn Sách yểu vong, lại truyền cho em là Tôn Quyền nối dõi. Tôn Sách sinh ra đời chỉ để xung thành phá trận, còn toạ hưởng một sự nghiệp, cái dũng của Tôn Sách thật chưa đầy đủ vậy.

    - Lỗ túc giúp lương cho Chu Du chỉ là tình bạn, không phải để cầu báo ơn. Chu Du tiến cử Lỗ túc cũng là tiến cử người hiền để giúp chúa, chứ không phải để đền ơn. Lời nói của Lỗ Túc mới gặp Tôn Quyền, với lời nói của Khổng Minh lúc gặp mới Lưu Bị có hơi giống nhau, như vậy sở kiến của Lỗ Túc cũng

    không phải là không anh mẫn.

    - Người ta cho rằng: Quản Trọng không bằng Bào Thúc là vì Bào Thúc biết tiến cử người tài, còn Quản trọng không biết tiến cử người. Nay Chu Du tiến cử Lỗ túc, Lỗ Túc lại tiến cử Gia Cát Cẩn, Trương Hoành lại tiến cử Cố Ung, luân lưu như thế thật hấp dẫn. Còn quản Trọng thì cho đến lúc lâm chung vẫn không tiến cử được người nào để thay thế mình. Xem thế thì Chu Du, Lỗ túc, Trương Hoành thật đã hiền hơn Quản Trọng vậy...

    - Viên Thiệu là người xúi Lưu Biểu chẹn đường Tôn Kiên, Tào Tháo là người bảo Tào Nhân gả con chô Tôn Khuông. Tôn Sách muốn kết liên với Viên Thiệu đánh Tào Tháo, Tôn Quyền lại thuật với Tào Tháo mà bỏ Viên Thiệu. Từ chỗ hợp đến chỗ tan, rồi từ chỗ tan đến chỗ hợp, thật không thể nào lường trước được.

    - Hồi trên kể chuyện Huyền Đức thoát li Viên Thiệu, hồi dưới lại kể chuyện Viên Thiệu đánh Tào Tháo, mà hồi này lại xen vào kể chuyện Đông Ngô, chẳng khác đem một hòn núi chặn ngang vào giữa. Văn tự biến ảo như vậy thật kì thú.


    Hồi 30: Đánh Quan Độ, Bản Sơ bại trận
    Cướp Ô Sào, Mạnh Đức đốt lương



    - Trong lúc Tào Tháo kéo binh đến đánh Lữ Bố, lẽ ra Viên Thiệu có thể thừa cơ đánh úp Hứa Đô, thế mà Viên Thiệu không đánh. Rồi đến lúc Tào Tháo đánh Huyền Đức, Viên Thiệu cũng có thể thừa lúc này mà đánh úp Hứa Đô nữa, thế mà Viên Thiệu cũng không thể làm. Để cho đến lúc Tào Tháo diệt xong Lữ Bố, phá xong Huyền Đức thì Viên Thiệu mới cử đại binh đánh Tháo nơi Quan Độ. Như thế đã muộn. Tuy nhiên, nếu nghe lời Hứa Nhu, đem một đạo binh đi bọc hậu, thừa lúc Tào Tháo hết lương, đánh lấy Hứa Đô thì cũng chưa đến nỗi phải bại binh. Đã bỏ lỡ ba dịp tốt thì làm sao Viên Thiệu không thua được.

    - Xưa, Hạng Vũ cùng Hán Cao Tổ ước cắt đất Hồng Câu để chia đất xưng vương, rồi Cao Tổ lại muốn trở về. Nếu không có Trương Lương khuyên can thì Hán, Sở chưa biết bên nào thắng bại. Nay Tào Tháo và Viên Thiệu chống nhau ở Quan Độ, nếu không có Tuân Húc khuyên Tháo đừng trở về thì Viên, Tào chưa biết ai thắng ai bại.

    Đọc truyện đến đây, thấy như trên bàn cờ còn đầy dẫy quân cờ, thắng phụ chỉ sơ hở một nước mà thôi.

    - Viên Thiệu đa nghi, Tào Tháo cũng đa nghi, nhưng Tháo nghe lời chịu Huân Túc, còn Viên Thiệu thì không chịu nghe lời Hứa Du nên Thiệu phải bại. Tháo tuy đa nghi nhưng biết tin những việc đáng tin, còn Thiệu thì tin những điều không đáng tin, rồi lại nghi những việc không đáng nghi cho nên thua là phải lắm.

    - Vua Quang Vũ đốt hết thư tín thông dịch để bọn phản trắc lúc trước được sống yên lòng. Đó là khoan thứ cho mọi người sau khi thiên hạ đã bình định.

    Còn Tào Tháo đốt hết thư từ, để mọi người hết nghi ngờ áy náy mà trở về với mình. Đó là lòng yêu người trong lúc tình thế chưa yên. Một bên là độ lượng, một bên là quyền mưu. Việc làm tuy giống nhau, nhưng cái dụng tâm không giống nhau. Đế Vương có khí tượng đế vương, gian hùng có mánh khoé

    gian hùng, trông rõ ràng lắm.
    ___________________________
    Hồi 31: Tào Tháo ở Thương Đình, phá vỡ Bản Sơ
    Huyền Đức sang Kinh Châu, nương nhờ Lưu Biểu


    - Trước kia, khi Trần Lâm thảo hịch kể tội Tào Tháo thì chưa có tờ "Y đái chiếu". Vì lúc ấy mưu Đổng Thừa chưa bị tiết lộ, nên tờ mật chiếu chưa được công bố. Cho đến lúc đối trận với Tào Tháo ở Quan Độ, Viên Thiệu mới nói đến "Y đái chiếu". Tuy nhiên, Thiệu vẫn chưa đọc tờ mật chiếu ấy ra. Mãi cho đến lúc Huyền Đức đối trận với Tháo ở Nhương Sơn, Huyền Đức mới đem mật chiếu ra đọc từng câu, từng chữ giữa ba quân, chứng tỏ rằng Huyền Đức đánh Tháo vì đại nghĩa, chứ không phải tranh giành địa vị quyền lợi. Huyền Đức đã thắng Tào Tháo ở điểm đó chứ đâu phải căn cứ vào thắng bại mà luận.

    - Tô Lão Tuyền đọc truyện Tam Quốc đến đây thở dài than: "Tào Tháo với Viên Thiệu hơn kém nhau ở cái độ lượng con người. NHư Tào Tháo trước khi đánh Ô Hoàn, có người can mà Tào Tháo không nghe, vẫn cử binh đánh, à vẫn chiến thắng, Nhưng sau khi thắng trận, Tào Tháo đã không trách phạt người can gián, mà khen: " Ta gặp may mắn mà thắng đấy thôi. Người can gián lúc trước chỉ vì lo cho ta bại mà can vây". Rồi Tào Tháo vân thưởng cho người ấy và nói: "Từ nay ai có ý gì cứ việc nói, đừng ngại gì cả". Ngược lại, Viên Thiệu bị thua ở Quan Độ lại nghĩ rằng: " Ai nghe ta bại trận cũng buồn, riêng có Điền Phong thì đắc ý, vì đã nói trúng". Thế rồi Viên Thiệu ra lệnh giết Điền Phong trong ngục.

    Than ôi, bày mưu cho kẻ trí, tuy lơi trung nghĩa không được ứng nghiệm vẫn được tiếng khen, còn bày mưu cho kẻ ngu đần, lời nói có phải cũng bị tội. Sao đôi bên lại khác biệt đến thế?

    - Huyền Đức với Tào Tháo trước là bạn mà sau là thù. Huyền Đức với Viên Thiệu trước không ưa nhau, sau kết làm vây cánh. Huyền Đức với Lữ Bố trước là địch thủ mà sau là bạn rồi lại là thù. Huyền Đức với Tôn Quyền trước là bạn mà sau là địch thủ, rồi lại kết làm vây cánh.

    Huyền Đức ở Từ Châu, trước làm chủ, sau hoà thành khách. Duy có hồi ở với Lưu Biểu có thể nói là thuỷ chung nhất, tiếc rằng Biều không biết cùng Huyền Đức làm nên việc lớn.

    - Huyền Đức cùng các tướng uống rượu trên bãi sông mà tỏ lời tiếc tài các tướng, khuyên cấc tướng bỏ ra đi... chính là để giữ vững lấy lòng các tướng vậy. Cũng như xưa kia, Cửu Phạm theo Trùng Nhĩ về nước Tấn, ngỏ lời từ biệt công tử Trùng Nhĩ, mà muốn theo Trùng Nhĩ vậy.

    Khuyên ra đi, mà lòng người càng trung kiên, từ biệt người mà lòng càng cố kết. Đó chính là một phương pháp khiêm tốn để tỏ rõ đức độ con người vậy.

    - Trong hồi này tác giả đã dùng rất nhiều bút pháp: Phục bút có, bổ bút có, chuyển bút có, hoán bút có. Như truyện anh em Viên Đàm, Viên Thượng tranh nhau, chỉ là mối lo, thế mà đã phát xuất từ miệng Quách Đồ, đó là một lối phục bút. Việc Lưu Bị nương tựa Tôn Quyền, còn cách mấy hồi nữa mớ tới, thế mà hồi này Tôn Càn đã nói ra miệng, đó là hai phục bút.

    Việc Lưu bị vọt ngựa. Qua Đàn Khê trốn nạn cũng còn cách nhiều hồi nữa, mà ở hồi này Sái Mạo đã nói lộ ý muốn hại Lưu Bị, đó là phục bút.

    Sao Hoàng tinh xuất hiện là việc xảy ra từ đời Hoàng Đế, đến đây được bổ thêm một nét bút.

    Việc Viên Thiệu yêu đứa con út đã được nói đến ở hồi trước, nhưng chưa nói rõ con út là ai, đến dây mới nói rõ là Viên Thượng, đó là bổ bút.

    Việc Viên Đàm trấn thủ Thanh Châu, Viên Hi, Cao Cán giữ U Tinh cũng đã nói từ trước, nhưng chưa rõ, đến đây mới kể rõ ràng đó là phép bổ bút vậy.

    Viên Thiệu bại trận nản lòng, đang bàn việc lập con kế nghiệp, bỗng nhân việc hai con kéo về trợ chiến mà Thiệu lại phấn khởi, kéo binh đi đánh Tào. Đó là lối chuyển bút.

    Tào Tháo thừa thắng, đang tiến binh đánh Thiệu, bỗng nhân chuyện làm mùa của dân mà ngừng, rồi thêm việc lưu Bị đến đánh Hứa Đô phải về cứu gấp. Đó là một chuyển bút.

    Lưu Bị đã sang Kinh Châu, Tháo muốn tiến binh sang đánh Lưu Biểu, bỗng vì Trình Dục can ngăn, lại để Biểu đó mà quay về đánh Thiệu. Đó cũng là lối chuyển bút vậy.

    Trận đánh Thương Đình, Tào Tháo bày mưu, Viên thiệu mắc mưu, hai lần trước sau kể rõ ràng. Đến trận đánh Nhữ Nam chỉ kể việc Lưu Bị mắc mưu lừa, mà không kể đến việc Tào Tháo bày kế đó, chính là lối hoán bút vậy.

    Viên Thiệu giết Điền Phong, việc Điền Phong tự tử, cũng như việc Lưu Bị sang đầu Lưu Biểu, Lưu Biểu đón tiếp Lưu Bị, đều được kể rõ ràng hai mặt. Còn việc Cung Đô bị thua thì lại chỉ phớt qua. Đó cũng là lối Hoàn bút vậy.

    Viết kí sự mà dùng những bút pháp như vậy quả thực tuyệt diệu.

    Hồi 32: Cướp Kí Châu, Viên Thượng tranh hùng
    Khơi sông Chương, Hứa Du hiến kế



    Ngẫm cuộc nội loạn nhà họ Viên, chúng ta thấy rằng xưa nay việc mưu đồ dại sự, không thể nào có sự chi rẽ mà nên được.

    Ba anh em Lưu, Quan, Trương không phả tình máu mủ mà đồng tam hiệp lực nhau, hết lòng mưu tính việc lớn, nên việc lớn mới thành.

    Tôn Quyền trấn Đông Ngô thì có người anh biết nói: "Anh không bằng em về điểm này, em không bằng anh về điểm nọ"

    Con Tào Tháo lập nước Ngụy thì có người em biết nói: "Trong thiên hạ có thể thiếu Hồng, chứ không thể thiếu chúa công được".

    Đến như Viên Thiệu với Viên Thuật đã không hợp nhau, còn trách gì sau này

    Đàm với Thượng tranh giành nhau mà hại nhau?

    - Khuyên giải cho anh em cốt nhục nhà người ta, Vương Tu thật giỏi thay! Cứ theo di chúc người cha để lại thì Viên Thượng là chúa. Còn cứ theo lẽ phải là Viên Đàm kế vị. Cả hai đều có cái thế để tự cho mình là phải. Tiếc thay, Viên Đàm không thể làm như Thái Bá, còn Thượng cũng không thể làm như Thúc Tề thì tránh sao được cái tai vạ nội loạn?

    - Cái nạn "bè phái" gây ra tai hoạ thảm khốc. Xem như nhà họ Viên, Lúc đầu các mưu sĩ lập đảng chia phe, sau đến hai anh em ruột đấu chọi nhau. Lúc đầu thì Điền Phong với Thơ Thụ một phe, Thẩm Phối Và Quách Đồ một phe, về sau Điền Phong, Thư Thụ bị hạ rồi lại đén lượt Quách Đồ và Thẩm Phối chia nhau làm hai đảng, kẻ giúp Đàm, người giúp thượng. Rồi, chính trong cái đảng Thẩm Phối cũng chia thánh hai cánh, và trong đảng Quách Đồ lại có Tân Bình chia thành hai phe. Thậm chí đến anh em Thẩm Phối và Thẩm Vinh cũng phản cả đến người chú nữa. Con em ruột của Tân Bình là Tân Tỉ lại phản anh mà theo kẻ thù. Như thế có thể nói: Họ Viên diệt vong là vì cái nạn bè phái vậy.

    - Tào Tháo khơi sông Chương để hạ thành Kí Châu, cũng như khởi sông Tứ để lấy thành Hạ Bì. Tuy nhiên, Tháo dùng thuỷ công ở miền nam không lạ, mà dùng nước ở Hà Bắc mới kì. Cái mưu "Ao binh" ở hạ bì do mưu sĩ của Tào Tháo đưa ra không lấy làm lạ, cái mưu dội nước vào Kí Châu lại do bề tôi của Thiệu đưa mới là ngộ.

    Có lẽ Tháo dùng nước ở Hạ Bì là để báo thù ngọn lửa ở Bộc Dương. Nhưng Kí

    Châu thì Tháo lại dùng cả hai thứ: lửa và nước. Lửa đốt Ô Sào, nước dội

    Kí Châu, mà Viên Thiệu không có một chước độc nào cả.

    - Chỉ một dải đất Kí Châu mà thay đổi nhiều người. Hàn Phức mất Kí Châu, Công Tôn Toản cũng tranh mất Kí Châu mà Kí Châu về tay Viên Thiệu. Sau đến Viên Đàm mất Kí Châu, Viên Thượng tranh Kí Châu mà Tào Tháo được Kí Châu. Thật là chuyện Hưng vọng chớp nhoáng khó lường.

    Trần Lam viết hịch chửi cả Tào Trung lẫn Tào Đằng. Chửi như thế còn hơn ác nữa. Thế mà Tào Tháo lại tha cho Trần Lâm và phong chức. Còn Đào Khiêm chỉ bị người khác để lại cho cái thù giết cha, mà Tào Tháo quyết đánh. Kể cũng lạ thay


    Hồi 33: Tào Phi nhân loạn lấy Chân Thị
    Quách Gia dặn kế định Liêu Đông




    - Vợ Viên Thiệu có máu ghen khốc liệt, thế mà lại không biết bảo tồn tiết hạnh, đem Chân Thị, dâu mình, gả cho Tào Phi để cầu sống, và cầu vinh. Sao mà hèn hạ đến thế? Đã ghen tuông thì mình phải là trinh phụ.

    - Viên Đàm không lấy con gái Tào Tháo, mà Tào Phi lại lấy con dâu Viên Thiệu. Thế thì Tào Tháo mất một tràng rể mà được một nàng dâu. Con gái Tào Tháo chưa lấy chồng mà đã trở thành như goá phụ, vì chồng (Viên Đàm) chết rồi. Vợ Viên Hi chồng chết nhưng lại tái giá ngay. Thật là chuyện hi hữu.

    - Thư Thụ bất khuất, Thẩm Phối cũng bất khuất, nhưng Thư Thụ hết lòng thờ họ Viên, công Thẩm Phối thì chỉ có biết Thượng mà thôi. Như vậy Thẩm Phối không bằng Thư Thụ. Hứa Du hàng Tào, Vương Tu cũng hàng Tào, nhưng Hứa Du thì giúp Tào diệt Viên. Thế là Vương Tu có nghiã hơn Hứa Du nhiều.

    - Kẻ giết Hứa Du không phải là Hứa Chử, mà phải nói là Tào Tháo. Vì Hứa Du nhiều lần làm nhục Tào Tháo, nhưng Tào Tháo sợ giết Hứa Du sẽ mang tiếng giết bạn và giết công thần, nên Tháo mới mượn tay Hứa Chử đó. Xưa, Điên Hiệt đốt nhà Hi Phụ Ki thì Trùng Nhĩ giết Điên Hiệt. Nau Hứa Chử giết Hứa Du mà tháo không trị tội Hứa Chử, có phải là Tháo đã bảo Hứa Chử giết Hứa Du không?

    - Tào Tháo nhờ sức Hứa Du mà lấy được Kí Châu, Huyền Đức nhờ Pháp Chính giúp mà lấy được Tây Xuyên. Thế mà Pháp Chính cậy công hống hách vẫn không bị Huyền Đức giết, còn Hứa Du cậy công thì lại bị Tháo Giết. Như vậy đem Huyền Đức so với Tháo thì Tháo quả là đứa bạc nghĩa.

    - Những lời hoà giải của Vương Tu đối với ba anh em Viên Đàm, Viên Thượng chính là thật thà, thành tâm, còn những lời Lưu Biểu hoà giải anh em họ Viên là lời giả tạo vu vơ. ý Lưu Biểu chỉ để bào chữa việc mình không đem binh đến giúp mà thôi. Tuy nhiên, Đổng Trác cũng từng hoà giải cho Viên Thiệu và Công Tôn Toản, Tào Tháo cũng từng hoà giải cho Huyền Đức và Lữ Bố. Ôi! người ngoài tranh nhau mà còn hoà giải được thay, huống hồ trong anh em? Thế mà Viên Đàm, Viên thượng không biết nghe thật đáng trách vậy.

    - Tào Tháo có lúc tỏ ra nhân từ, có lúc lộ chân tướng tàn bạo. Như việc miễn thuế cho dân Kí Châu ấy là lòng nhân, đến khi bắt trăm họ nam bì phá băng kéo tuyết thì thật là ác. Không giết dân, khuyên dân bỏ trốn, mà không khuyên quân sĩ đừng hành hạ dân, ấy là mị Tháo giết cha con Viên Thiệu cướp đất, cướp vợ cho con mình, rồi lại đến mồ Viên Thiệu khóc, cái khóc ấy là dối trá, gian hùng lắm vậy?

    - Trong nguy cấp thì hợp nhau, hết nguy thì lại lìa nhau. Đó là "yếu luận" mà Quách Gia dùng làm căn bản để xui Tào Tháo thắng anh em họ Viên.


    Hồi 34: Sái phu nhân nấp nghe chuyện kín
    Lựu Hoàng thúc nhảy ngựa Đàn Khê



    - Quản Trọng lập đài "Tam Quy" có thể nói lập dài vì việc nước, mà cũng có thể nói lập đài vì người con gái. Hai ý kiến đó chưa biết bên nào bên đúng.

    Vì Quản Trọng có người con gái lấy tên là Tam Quy, mà cái đài ấy cũng là Tam Quy.

    Đến như Tào Tháo lập đài Đổng Tước thì không phải thế. Cái tiếng "nhị kiều" mà Tào Thực nói, chỉ có nghĩa là "hai cái cầu" nối hai toà Ngọc Long và Kim Phượng được xây trên đài mà thôi. Còn cái ý "nhị Kiều" của Tào Tháo là nhắm tới hai nàng Kiều: Vợ của Tôn Sách và vợ của Chu Du thì thật không phải nghĩa. Vì chữ "kiều" là cầu, với chữ "kiều" là nàng Kiều khác nhau.

    - Hồi này bắt đầu từ câu chuyện "chim sẻ" và kết thúc bằng chuyện "ngựa".

    Nhân chuyện Tào Tháo được chim sẻ dẫn ra chuyện mẹ vua Thuấn nằm mộng thấy chim sẻ, rồi tiếp đến mẹ Lưu Thiện nằm mộng thấy sao Bắc Đẩu. Trước có phượng, rồng, sau có ngựa. Đến như chuyện Trương Vũ mất ngựa, Triệu Vân đoạt ngựa, Huyền Đức biếu ngựa, Lưu Biểu trả ngựa, Y Tịch can đừng cưỡi ngựa...Thật là liên tiếp như sóng dồn. Văn đã dịu, cảnh lại dẹp.

    - Ở hồi trước, giữa cảnh chinh chiến hỗn loạn lại kẻ chuyện Tào Phi. Đến hồi này, cũng đang cảnh hỗn loạn kể chuyện Tào Phi. Đến hồi này, cũng đang cảnh hỗn loạn, lại kể chuyện sinh Lưu Thiện ở Tân Dã. Ý hẳn tác giả đã sắp đặt để lưu ý độc giả biết sau này hai cậu bé là hai ông vua, làm vua hai nước.

    - Viên Thiệu yêu vợ kế, Lưu Biểu cũng yếu vợ kế. Viên Thiệu yêu con út, Lưu Biểu cũng yêu con út... Viên Thiệu nhu nhược không quyết đoán. Hai bên giống nhau ở chỗ cậy gia thế mà làm nên. Tuy vậy Lưu Biểu hơn Viên Thiệu ở chỗ không nghe lời gièm pha mà giết bậy.

    - Khi Tào Tháo đánh lấy Kí Châu, Huyền Đức chưa khuyên Lưu Biểu đánh úp Hứa Đô, là vì Kí Châu với Hứa Đô còn gần, có thể đem quân cứu viện dược. Đến khi Tào Tháo đã vào sa mạ, Lưu Bị mới khuyên Lưu biểu đánh lấy Hứa Đô, dó là một mưu rất cao. Vả lại, trước kia Lưu Biểu không cứu Viên Đàm, Tào Tháo cho rằng Lưu Biểu sợ, và sẽ khinh thường Lưu biểu mà không phòng bị. Trước giả nhút nhát, sau thừa cơ đánh úp lẹ làng, đó chính là một diệu kế nhà binh. Lưu Biểu không nghe lời Lưu Bị, để lỡ cơ hội, thật đáng tiếc.

    - Cái lối lúp sau rèm nghe trộm của người dàn bà thật dáng sợ. Không những Lưu Biểu phải sợ, mà Huyền Đức cũng phải sợ. Không những Huyền Đức phải sợ mà độc giả xem đến đoạn ấy cũng phải dùng mình.

    Ngày nay, trong những gia đình chồng sợ vợ, tình cảnh vẫn thế. Cho nên, khi khách khứa đến nhà bàn chuyện tưởng cũng nên tinh tế giữ gìn. Nếu để câu chuyện kín lọt vào tai "Người đứng núp sau gièm thì thật là nguy hại.


    Hồi 35: Huyền Đức qua Nam Chương, gặp người ẩn dật
    Đan Phúc đến Tân Dã, tiếp chúa anh minh


    - Hồi này là hồi mở đầu cho việc Lưu Bị đi cầu Khổng Minh. Trước khi tả cảnh thảo lư của Khổng Minh thì tác giả đã tả cảnh trang viện của Thuỷ Kính ở Nam Chương. Trước khi có Khổng Minh làm quân sư thì lại có Đan Phúc xuất hiện trước.

    - Thuỷ Kính không cho biết rõ Phục Long, Phụng Sồ là ai mà ngay Đan Phúc cũng không nói rõ tên thật của mình. Hai tiếng Nguyên Trực đã được Thuỷ Kính gọi trong đêm mà Huyền Dức ngủ tại trang viện của Thuỷ Kính , nhưng Huyền Đức lại cũng không biết chính người đó là Đan Phúc. Thật là kì nhân ẩn hiện như người đẹp núp sau rèm châu, chỉ để lộ nửa mặt hoa, khiến người đọc ngơ ngẩn chẳng hiểu ra làm sao. Đến như ba tiếng "Gia Cát Lượng" thì trọn hồi không đả động đến. Lối văn diễn tả như vậy làm cho người đọc không ít.

    - Thuỷ Kính tiến cử Phụng Long, Phụng Sồ với Huyền Đức, nhưng tiến cử như vậy cũng chưa tiến cử. Mà xét lại cho kĩ thì như thế mới thật cao thâm. Vì, tiến cử có trịnh trọng thì người nghe mới trịnh trọng. Người viết có trịnh trọng thì mới lưu ý được độc giả.

    - Triệu Vân ở hội Tương Dương từ trong thành chạy ra Đàn Khê đi tìm Huyền Đức mà không thấy, tình thế thật gấp rút. Giá như Trương Phi thì lúc gặp Sái Mạo ông ta đã cho Sái Mạo một xà mâu rồi. Đằng này thì Triệu Vân thì không nóng nảy như vậy. Triệu Vân trở về Tân Dã, xem chủ mình có trở về không, rồi lại dẫn quân đi tìm khắp chốn.

    Quan, Trương, Triệu, ba tướng cùng uy dũng ngang nhau nhưng tâm tính thì lại mỗi người một ý. Triệu Vân tỏ ra một người cực kì thần trọng và tinh tế.

    - Huyền Đức vừa thoát được một cơn sóng gió bỗng nghe có tiếng sáo vi vu, êm dịu của thằng bé chăn trâu, rồi lại nghe tiếng đàn dìu dặt của các vị ẩn sĩ. Vừa thoát qua chỗ chớp giật lại đến ngay chỗ thanh tịnh, tùng trúc xanh rờn, có khác gì qua nơi Thuỷ Nhược ngắm cảnh Bồng Lai, thật là huyền diệu.

    - Xem đến chỗ Huyền Đức gặp Đan Phúc lời văn rất uyển chuyển và khúc chiết. Tại sao lúc gặp Huyền Đức nơi trang viện, Nguyên Trực (Đan Phúc) không yết kiến Lưu Bị để tiến thân mà đợi Lưu Bị trở về Tân Dã rồi mới đón đường hát nghêu ngao như vậy? ấy bởi người tài lúc nào cũng tự trọng muốn để cho kẻ dùng mình phải mời về mới chịu.

    Lúc Gặp Lưu Bị, Đan Phúc còn cố ý thử Lưu bị một câu ròi mới chịu tùng

    phục. Mới biết tôi hiền bao giờ cũng phải chọn chân chúa mà thờ


    Hồi 36: Huyền Đức dùng mẹo đánh úp Phàn Thành
    Nguyên Trực tế ngựa tiến cử Gia Cát



    - Khổng Minh là người tài giỏi nhất trong thời Tam Quốc thế mà mãi đến hồi thứ ba mươi lăm mới thấy xuất hiện. Khiến độc giả phải nóng lòng thay! Thuỷ Kính giới thiệu Khổng Minh với Huyền Đức mà chỉ nói hai tiếng Phục Long, chứ không chịu nói rõ tên, mãi cho đến hồi này Từ Thứ mới tiết lộ. Rồi, Khi Từ Thứ đến gặp Khổng Minh, muốn giới thiệu Khổng Minh với Huyền Đức thì Khổng Minh lại làm mặt giận làm cho độc giả nơm nớp lo lắng, không biết Lưu Bị có cầu Khổng Minh được hay không? Lối viết chuyện được như thế thật màu mè, lí thú.

    - Hồi này tác giả chỉ điểm qua tài nghệ của Từ Thứ đôi chút mà cũng làm cho độc giả thấy được tài năng quán thế của Từ Thứ. NHưng đó cũng chỉ là để mở màn cho cái tài kinh thiên động địa của Khổng Minh sau này. Vì vậy, với Từ Thứ chỉ là vai khách. Cho đến Bàng Thống cũng là vai khách, nên tác giả kể qua không chú trọng mấy.

    - Tào Tháo thả Quan Công ra dể trong nghĩa anh em, Huyền Đức không giữ Từ Thứ để trọn tình mẫu tử. Tuy việc làm của hai người có giống nhau, song tâm trạng mỗi người một khác.

    Tào Tháo bề ngoài thả Quan Công nhưng trong lòng ngầm giữ lại. Cho đến khi ngăn cản không nổi mới sai sứ đem công văn đi tiễn. Còn Huyền Đức tiễn đưa Từ Thứ thì chỉ một lòng thành thực, dù rất tiếc tài năng. Vả lại, trong thâm tâm, Tào Tháo muốn cho Viên Thiệu giết Huyền Đức để mình dùng Quan Công, còn Huyền Đức thì lại mong cho Tào Tháo không giết Từ mẫu. Một bên xảo quyệt gian hùng, một bên thành thực, trọng nhân nghĩa.

    - Xem đoạn Huyền Đức tiễn Từ Thứ chúng ta rất cảm động và có cảm giác bùi ngùi. Đọc một đoạn này chẳng khác nào chúng ta đọc cả mười ấy bà Đường thi về tống biệt. Thật là kì sự, kì văn vậy.

    - Cao Tiệm Li lấy cây đàn trúc đánh Tần Thuỷ Hoàng, thì Tần Thuỷ Hoàng giết Cao Tiệm Li. Mẹ Từ Thứ lấy nghiên mực ném Tào Tháo mà Tào Tháo không dám giết. Xem thế cái uy của Từ mẫu cũng lớn lắm. Một bà lão dám đánh một vị thừa tướng thì thật không còn gan dạ nào hơn. Đó cũng là một "kì phu nhân" trong thiên hạ vậy.

    - Sái Mạo làm giả thư Huyền Đức mà Lưu Biều không tin. Trình Dục giả thư Từ mẫu mà Từ Thứ tin. Như thế không phải Từ Thứ không tin anh bằng Lưu Biểu, ấy chính là tình mẫu tử quả thiết tha, làm cho Từ Thứ mắc lừa như vậy. Lòng thư thái thì dễ xét đoán, ruột rối như bòng bong thì khó suy luận. Nếu Từ Thứ dùng dằng, chậm trễ, không về ngay thì Từ Thứ đâu phải là kẻ hiếu đạo. Cho nên chúng ta không chê trách Từ Thứ ở diểm sơ xuất đó.

    Hồi 37: Tư Mã Huy hai lần tiến cử danh sĩ
    Lưu Huyền Đức ba lượt đến tận lều tranh


    - Thuỷ Kính tiến cử Khổng Minh, Từ Thứ cũng biết tiến cử Khổng Minh, nhưng mỗi người mỗi khác. Từ Thứ thì hết lòng vì Lưu Bị, sợ Khổng Minh không chịu ra lao động đường phố, nên tận tâm kiệt lực giúp đỡ. Còn Thuỷ Kính thì bên trong cũng cố tình, nhưng bên ngoài lại rất lánh đạm với sự việc. Hai trạng thái giữa hai người, tác giả diễn tả rất khéo léo.

    - Huyền Đức khát vọng Khổng Minh như kẻ đang khát nước. Nghe Thuỷ Kính đến cửa, Huyền Đức cũng tưởng Khổng Minh, gặp Thôi Châu Bình, Huyền Đức cũng tưởng Khổng Minh, thấy Thạch Quảng Nguyên, Huyền Đức cũng tưởng Khổng Minh, nghe Gia Cát Quân ngâm thơ, Huyền Dức cũng tưởng Khổng Minh nữa.

    Thật chẳng khác như kẻ ngồi trong đêm tối đang chờ ánh sáng. Thấy ánh trăng cũng tưởng trời hừng sáng, thấy ánh đèn cũng tưởng trời hừng đông

    - Cứ cái thế thiên hạ mà các cao nhân đã thấy trước rằng: "Thuận trời thì an nhàn, nghịch trời thì lao khổ". Tuy nhiên, nếu ai cũng quyết tâm an nhàn như Thuỷ Kính, Thôi Châu Bình, Thạch Quảng Nguyên, Mạnh Công Uy, mà không có một người như Khổng Minh quyết chí đến thân tàn thì lấy ai là ngời nêu cao cái nghĩa "lao động đường phố Hán" để tiếng khen thiên cổ?

    - Hồi này chính là tác giả muốn tả tư cách Khổng Minh, nhưng trọn hồi lại không thấy Khổng Minh xuất hiện. Thì ra, chính là lối dễn tả như thế lại làm nổi bật con người tài của Khổng Minh hơn. Huyền Đức tuy chưa gặp Khổng Minh nhưng có thể hình dung tài năng và đức độ của Khổng Minh qua các nhân vật liên hệ. Như thế thì bảo sao Huyền Đức nản lòng được.

    - Mỗi khi tả Huyền Đức đi tìm Khổng Minh, tác giả lại xen vào đấy lời nói nóng nảy của Trương Phi. Đó là chính là tác giả muốn làm nổi bật tính kiên nhẫn và chí thành của Huyền Đức vậy.

    - Nghe Thuỷ Kính nói: "Ngoạ Long chẳng gặp được thời" rồi lại nghe Thôi Châu Bình nói: "... e rằng lao tâm mệt sức thôi..", thế thì, tuy Khổng Minh chưa ra lao động đường phố Lưu Bị nhưng tác giả đã cho chúng ta thấy trước sự nghiệp của Khổng Minh sau này đi đến đâu rồi. Lối diễn tả như thế thật mạch lạc và chặt chẽ, đầu đuôi đều có liên quan với nhau. Thật khéo thay!


    Hồi 38: Long Trung quyết kế thiên hạ chia ba
    Tôn thị báo thù, Trường Giang đại chiến


    - Huyền Đức đi tìm Khổng Minh lần thứ ba thì không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên, cũng không phải đến mà gặp liền. Văn còn chia ra nhiều khúc chiến tuyệt diệu: Gia Cát Quân không dẫn khách về nhà mà phải do Lưu Bị tự tìm đến. Đến nơi, nhờ Đông Tử thông báo, nhưng Khổng Minh vẫn còn ngủ ngày chưa dậy, Huyền Đức không dám làm kinh động, đứng im mà đợi. Mãi đến nửa giờ sau, Khổng Minh mới tỉnh giấc, nhưng còn ngâm thơ, rồi lại hỏi Đồng Tử: "Có tục khách đến chăng? " Khi đã có Huyền Đức tới vẫn chưa tiếp ngay, còn vào nhà thay áo... Đó là những khúc chiết trong lúc gặp mặt. Rồi đến khi gặp mặt, Huyền Đức hai ba lần xưng tụng, Khổng Minh hai lần từ khước, khiêm nhượng. Cho đến khi Huyền Đức khẩn cầu, Khổng Minh mới hỏi xem chí nguyện của huyền Đức như thế nào. Lại đợi cho Huyền Đức bước xuống chấp tay bày tỏ nỗi lòng, Khổng Minh mới vạch cho một kế sách. Nhưng như thế Khổng Minh vẫn mới chỉ kế cho Lưu Bị chứ chưa chịu ra giúp, mãi cho Đến khi Huyền Đức phải khóc lên, và năn nỉ, Khổng Minh mới nhận lời. Lối văn tự, diễn tả thật khúc chiết, thú vị.

    - Khổng Minh nói: "Không nên tranh phong với Tào Tháo". Rồi lại nói: " Sẽ mưu chiếm Trung Nguyên". Như thế là ý nghĩa như thế nào?

    Chính Khổng Minh đã thấy cơ trời, và cũng muốn tin ở sức người. Chia ba

    thiên hạ là cơ trời, còn chiếm Trung Nguyên tức lần dùng sức người vậy.

    Trước khi rời Long Trung, Khổng Minh lại tính chuyện về ở ẩn, nhưng sau

    này Khổng Minh không thực hiện được ý định đó chính vì Khổng Minh đã bị

    Huyền Đức kí thác tâm sự và gởi con, nên Khổng Minh đã đổi ý, đem thân

    lao động đường phố vua đến chết để tỏ trung can.

    - Có người hỏi: "Tại sao Khổng Minh khuyên Huyền Đức chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu và í ch Châu của Lưu Chương là những kẻ thân tộc nhà Hán thì sao phải?

    Xin thưa rằng: "Lưu Biểu và Lưu Chương là hai kẻ bất trí, không thể giữ

    nổi đất. Nếu Lưu Bị không chiếm thì cũng lọt vào tay kẻ khác. Như vậy,

    chiếm ở tay Lưu Biểu, Lưu Chương hoặc qua tay kẻ khác thì cũng thế thôi.

    - Sau khi Khổng Minh ra khỏi lều tranh, độc giả ai cũng mong mỏi được thấy tài của Khổng Minh thi thố, thì tác giả lại gác bỏ chuyện tân dã mà quay sang kể chyện Đông Ngô, Tào Tháo. Như vậy chung ta thấy tác giả đã dụng ý nêu lên thế lực hào hùng của họ Tôn và họ Tào trước khi đi vào tài năng của Khổng Minh nổi bật hơn nữa.

    - Đời nay có những kẻ học đòi Khổng Minh, nhưng không học nổi việc quyết kế, mưu lược, mà chỉ học đòi nổi cái ngủ ngày... Có kẻ bắt chước Cam Ninh, mà không bắt chước nổi cái việc " Cải tà quy chính, chỉ bắt chước cái ngông căng buồm gấm, đeo chuông đồng. Có kẻ muốn bắt chước Tôn Quyền, nhưng không bắt chước được việc "kính hiền đãi sĩ", mà chỉ bắt chước việc đội khăn tang đi gây chuyện đánh nhau. Có kẻ muốn học đòi Từ Thị, nhưng không học đòi được mưu tiết nghĩa, mà chỉ bắt chước cái điểm trang loè loẹt khi chồng mới chết. Thật đáng buồn cười.


    Hồi 39: Thành Kinh Châu công tử ba lần cầu kế
    Gò Bác Vọng quân sư bắt đầu dùng binh


    - Hai cảnh gia biến của Viên Thiệu và Lưu Biểu tuy giống nhau nhưng tình tiết lại khác nhau. Viên Thiệu từ trước đế nay chỉ một mực yêu con út. Lưu Biểu lúc lâm chung lại lập con trưởng kế nghiệp. Viên Thương cố tranh ngôi, Lưu Tông lại muốn nhường cho Lưu Kì. Viên Đàm hàng Tào Tháo là vì uất ức mình là con trưởng mà không dược kế nghiệp. Lưu Tông hàng Tào Tháo là vì nghe theo lời mẫu thân.

    - Nếu lúc lâm nguy mà Huyền Đức chiếm Kinh Châu của Lưu Biểu thì thật bất nghĩa. Nhưng đến lúc Lưu Biểu đã chết, Lưu Tông đem Kinh Châu dâng cho Tào Tháo, thế mà Huyền Đức lại cũng không chịu chiếm lấy thì thật là lầm lẫn.

    Chính cái lầm lẫn này của Huyền Đức mà hậu quả mới sinh ra chuyện rắc rối:

    mượn Kinh Châu, chia cắt Kinh Châu, trả Kinh Châu, đòi Kinh Châu...

    - Khổng Dung là vị cận thần tài cao, đức trọng, nói ra một lời nhiều kẻ nghe theo. Cho nên kẻ gian hùng như Tào Tháo làm sao không sợ Khổng Dung? Khổng Dung chết không phải do lời dèm pha của tân khách, mà chính là Tháo đã sợ Khổng Dung nên có ý muốn giết đi để tiện bề thao túng. Sách Cương mục chép việc Tháo giết việc Khổng Dung có ghi đầy đủ quan chức của Khổng Dung tức là kính trọng Khổng Dung lắm.

    - Có người bảo là: "Bọn văn nhân vô hạnh". Tài văn học như Thái Ung mà đem thân đi lao động đường phố Đổng Trác. Tài văn chương như Vương Xán mà khuyên chúa đi đầu Tào!". Điều này quả như thế, nhưng trong giới văn nhân lại có Khổng Dung, Nễ Hành, há chẳng xứng đáng với tiếng đó chăng? Chí khí, tiết tháo của hai người này cũng rửa đủ cái nhục cho những kẻ như Thái Ung, Vương Xán vậy.


    Hồi 40: Sái phu nhân bàn hiến Kinh Châu
    Gia Cát Lượng hoả thiêu Tân Dã



    - Huyền Đức ba lần đến cầu Khổng Minh, Lưu Kì cũng ba lần van nài Khồng Minh. Trước khi Khổng Minh dùng binh thì lại hiến kế cho Lưu Kì trước. Đó là lối văn dẫn trước.

    Mưu việc nước không thể khinh suất, cho nên phải đợi cầu ba lần mới ra.

    Mưu việc nhà không thể không kín đáo, cho nên phải đợi lên trên lầu mới

    nói:

    - Con trưởng của vua phải ở lại nhà để lo việc phụng thờ tông miếu, xã tắc, sớm tối coi chừng bữa ăn cho cha. Cho nên, đã là con trưởng không thể bỏ đi đâu xa được.

    Như thế Lưu Kì cầu cái kế của Khổng Minh không phải là việc cầu kế ngôi,

    mà cầu việc giữ mình. Nếu đã biết không được lập mà cứ miễn cưỡng mách kế

    cầu lập thì tất phải chết.

    Khổng Minh bắt đầu ra khỏi lều tranh đã dùng hoả công. Tả trận hoả công ở

    Bác Vọng, tác giả đã làm nổi bật quang cảnh chiến địa rất khéo léo.

    - Khổng Minh lúc nào cũng coi Tôn Quyền như đồng minh để chống Tào Tháo, đó là một sách lược. Vì vậy, Khổng Minh mới dặn Huyền Đức không nhận lời Lưu Biểu phạt Tôn Quyền để trả thù cho Hoàng Tổ.

    Cam Ninh lấy đất Giang Hạ làm chỗ tránh người thù, Lưu Kì lấy đất Giang Hạ

    làm chỗ tránh tai nạn. Khổng Minh bày kế cho Lưu Kì một phần nào cũng dụng

    ý cho Huyền Đức sau này làm chỗ nương thân, cầu viện.

    - Nhà Tấn thay nhà Ngụỵ còn hơn bảy tám chục hồi nữa mới đến, thế mà hồi này đã có Tư Mã ý xuất hiện với sự diễn tả khá tường tận qua ngòi bút tác giả về lai lịch chẳng khác nảo trời đang nóng bức lại có một luồng âm khí chen vào. Văn Tam Quốc thật là kì thú vậy.
     
  12. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 41: Lưu Huyền Đức đưa dân qua sông
    Triệu Tử Long một ngựa cứu chúa



    - Trước đây, Khổng Minh bày kế cho Lưu Kì cũng khuyên nên chạy lánh nạn.

    Đến hồi này, Khổng Minh cũng khuyên Huyền Đức chạy lánh nạn. Nhưng Huyền

    Đức chạy mấy chặng mà vẫn chưa thoát nạn. ấ y chỉ vì Huyền Đức đầy lòng

    nhân. Nếu Huyền Đức cướp đất của Lưu Biểu thì không phải chạy. Huyền Đức

    cướp đất của Lưu Tông cũng không phải chạy. Huyền Đức bỏ trăm họ đi một

    mình cũng không đến nỗi lâm nạn. Huyền Đức dã làm việc nhân đạo nên mang

    lụỵ chứ không phải Khổng Minh thấp mưu trí đâu.

    - Sái Thị và Lưu Tông không chết vì tay Huyền Đức, hoặc Lưu Kì mà lại chết vì tay Tào Tháo. Đó là cái khéo sắp xế của tạo vật vậy.

    Nhưng về phần Tào Tháo, tại sao Trương Tú ra hàng mà không giết? Còn Lưu

    Tông ra hàng lại giết? ấ y vì Tào Tháo đối với Lưu Tông có ba mối lo, nếu

    để Lưu Tông sống.

    Mối lo thứ nhất là ý Lưu Tông muốn làm chúa vĩnh viễn Kinh Châu, nếu để

    Lưu Tông sống ắt về sau Lưu Tông sẽ hối hận đem lòng phản phúc.

    Mối lo thứ hai, nếu Lưu Tông sống, chúa cũ còn đó, bọn tôi thần sẽ không

    hết lòng trung hậu với Tháo.

    Mối lo thứ ba, nếu để Lưu Tông sống, Lưu Tông sẽ kết liên với Lưu Kì, Lưu

    Bị thì nguy.

    Tào Tháo đã tính toán kĩ nên mới giết Lưu Tông, và đã thế thì dù Lưu Tông

    có làm thế nào cũng phải chết.

    ở Đàn Khê, Triệu Vân có ba trăm quân mà không cứu được Huyền Đức, ở Đương

    Dương, Tường Bản, Triệu Vân chỉ một mình một ngựa mà cứu được A Đẩu, thật

    là không thể lường trước được.

    - Tôn Sách tin Thái Sử Từ dù mới theo hàng cũng không dối trá. Huyền Đức tin Triệu Vân dù gặp hoạn nạn cũng không đổi lòng. Một đằng nhận xét nhất thời mà tin nhau. Một đằng xét kĩ hành động hàng ngày mà tin nhau. Nếu không có chuyện Mi Trúc tố cáo, Trương Phi nghi ngờ thì Triệu Vân cũng chưa nổi bật lòng trung nghĩa của mình, mà cũng không ai thấy được lối nhận xét tinh vi đó của Huyền Đức.

    - Mi phu nhân tự tử là để chết thay cho con, mong con được sống. Ngô phu nhân lúc chết đem con kí thác cho tướng tài. Cả hai thuộc vào hàng từ mẫu, đều không kể thân mình, mà chỉ nghĩ đến tương lai của con cái. Tuy nhiên, Ngô phu nhân phó thác con trong lúc lâm chung không có gì đáng nói, Mi phu nhân phó thác con trong lúc lâm nạn, phải liều thân, thật đáng khen.

    - Việc Huyền Đức chiếm Trường Sa, Ngụỵ Diên cứu Hoàng Trung còn cách nhiều hồi nữa mới đến, thế mà hồi này Ngụỵ diên đã hiện ra trên mặt thành Tương Dương. Kể việc này không phải là vô ích cho cốt chuyện, mà chính là mắc sẵn cho mối dây chuyền về sau.

    - Kể chuyện không khó ở chỗ kể thâu thâu gồm, tụ họp, mà khó ở chỗ kể phân tán. Như trận Tương Dương, Huyền Đức cùng hai phu nhân, A Đẩu thất lạc, chỉ mượn một Triệu Vân mà tác giả đã làm cho câu chuyện cấu kết đầy đủ, diễn tả rành mạch những cái khổ của từng người. Thật là hay.



    [CENTER]Hồi 42: Trương Dực Đức đại náo cầu Trương Bản
    Lưu Dự Châu thua chạy cửa Hán Tân[/CENTER]



    Hồi trước kể chyện Triệu Vân xông tên đụt pháo, phá vây cứu chúa. Hồi này, Trương Phi chỉ thét lên một tiếng cũng làm cho quân Tào phải lui. ở đời có hư có thật, vì thế cái thật mà người ta sợ cái hư.

    Đời nay, nhiều kẻ không có tài gì, đến lúc người ta tấn công, chỉ thét

    lên như một con quạ... Chả làm được trò trống gì cả.

    - Trương Phi hét một tiếng đẩy lui được quân Tào. Nhưng nếu trước kia không nhờ Vân Trường khoe tài em, thì giờ đây chưa chắc Tháo đã sợ Trương Phi đến như thế. Hơn nữa nếu không có Khổng Minh hai phen đốt quân Tào thì Tào Tháo cũng chưa đến nỗi sợ hãi như vậy. Ta có thể kết luận rằng: "Tào Tháo không phải sợ tiếng hét của Trương Phi mà chính là sợ lời nói của Vân Trường và cái oai của Khổng Minh đó.

    - Huyền Đức ném con xuống đất cũng phải lắm. Một tướng như triệu Vân mà mất đi thì uổng. Lưu Thiện một kẻ bát tài có sống thì sau này lại làm gì nên thân? Khổ thay, cha là một bậc anh hùng hào kiệt, mà sinh con là một đứa hư hèn. ở đời có kẻ anh hùng mà không gặp thời, mà người bất tài gặp may mắn.

    - Đọc truyện, nếu không có cái lo lắng trong lòng thì khi đọc đến chỗ vui mừng không thấy thú vị. Không có hồi hộp thì không thấy cái hả hê. ở hồi này, lúc Huyền Đức lâm nạn, Triệu Tử Long đơn thương xung trận, quân Tào đuổi gấp, gieo vào lòng độc giả từ hồi hộp này sang hồi hộp khác. Nhưng đến khi Vân Trường xuất hiện, Lưu Kì đem thuyền đến, Khổng Minh hội kiến thì độc giả cảm thấy như như mây tạnh mưa tan, trông thật khoan khoái.

    - Khổng Minh khuyên Huyền Đức liên kết với Tôn Quyền làm ngoại viện. Hai bên tuy giống nhau, nhưng Khổng Minh khéo ở chỗ không phải đi cầu người ta. Nếu lỗ Túc đến mà Khổng Minh ra tiếp liền thì trí còn kém mà câu chuyện không thú vị. Lúc gặp mặt mà đưa lời thuyết ngay cũng không giỏi. Cho đến khi Lỗ Túc mời Khổng Minh qua Giang Đông, Khổng Minh cũng còn làm cao, đợi Huyền Đớc ngăn giữ mãi, mới làm bộ miễn cưỡng ra đi.

    Trong lòng cầu người ta mà bên ngoài cứ thản nhiên như vậy thật là một

    đoạn văn kì thú.


    Hồi 43: Gia Cát Lượng khua lưỡi bẻ bọn nho
    Lỗ Tử Kính dùng sức bác lời chúng​



    - Khổng Minh muốn mượn quân Đông Ngô đánh với Tào Tháo mà ở hồi này Khổng Minh lại phải dùng ba tấc lưỡi để khích bác mọi người, đánh đổ bọn hủ nho, khích động Tôn Quyền.

    Xưa có câu: "Lưỡi tựa sông treo". Người ta ví lời nói như nước chảy. Nhưng

    lời nói của Khổng Minh không dịu hoà như nước mà lại như lửa đốt.

    Thế thì, trước khi đánh trận Xông Bích, Khổng Minh đã đánh một trận thuỷ

    chiến và hoả công với các nhân vật Đông Ngô rồi.

    - Việc Lưu Tông hàng Tào là một tấm gương sáng cho Tôn Quyền soi.. Bọn bề tôi của Lưu Tông như Vương Xán, Khoái Việt ra hàng đều được làm quan, riêng có Lưu Tông thì bị giết. Tôn Quyền ra hàng Tháo tránh sao khỏi như Lưu Tông. Lời Lỗ Túc nói rất đúng; " các quan đều có thể hàng, riêng chúa công thì không hàng được". Lời ấy quả là vàng ngọc.

    - Cái bệnh hoạn của giới văn nhân là: "Nghị luận rất nhiều nhưng không bổ ích cho công việc". Trong lúc Đông Ngô đang nguy ngập, quân Tào kéo đến đông như kiến cỏ, thế mà còn dùng văn hoa chót lưỡi để khích bác nhau trong sách vở, xoi mói lẫn nhau, thì thật quả vô dụng. Trong lúc bọn quần nho, cầm đầu là Trương Chiêu, đang vấn nạn Khổng Minh thì có Hoàng Cái đến, hét lên một tiếng như chuông báo động, văn chương, thi phú trở về với thực tại, thật là thống khoái.

    - Huyền Đức bôn ba lận đận từ miền Bắc sang dến Trung Nguyên, vừa nghỉ chân nơi Kinh Tương đã phải lật đật chạy xuống miền Nam, và chưa biết lưu lạc về đâu nữa, Tôn Quyển thì nối nghiệp giữ Giang Đông đã ba đời rồi, Thế mà Khổng Minh Thuyết với Tôn Quyền rằng: "Quân Tào bị phá ắt bỏ về Bắc, và thế lớn Kinh, Ngô tạo thành ba chân vạc". Nói như thế tức Khổng Minh đã có ý chiếm Kinh Châu cho Huyền Đức rồi.

    Lời nói ấy không phải đến lúc này Khổng Minh mới định, mà chính lúc mới

    ra khỏi lều tranh, Khổng Minh đã nói đến chuyện chia ba thiên hạ rồi. Vả

    lại, lúc này Lưu Biểu đã mất, nhưng Trương Lỗ, Lưu Chương, Mã Đằng, Hàn

    Toại vẫn còn, mà Khổng Minh đã nhắm đến í ch Châu, thì cái kế của Khổng

    Minh không phải nhỏ.

    - Trước kia Tào Tháo uống rượu mơ xanh luận vế anh hùng, đã bảo Huyền Đức: " Anh hùng trong thiên hạ chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi'. Đến lúc này Tôn Quyền cũng lại nói; " Không hợp lực với Lưu Dự Châu thì không ai chống nổi Tào Tháo được". ý tưởng sao mà giống nhau vậy? Cho hay, chỉ có anh hùng mới hiểu nổi anh hùng, không phải đợi đến lúc thành công mới thấy rõ ai là anh hùng vậy.

    Người đời nay mắt thịt, chỉ thấy cái thành công hiện tại mà ca tụng, lại

    khinh bỉ những kẻ chưa đắc thời, thật là mù quáng.

    - Văn tự sự hồi này thật là khúc chiết, nào việc Khổng Minh tới Giang Đông, nào việc Lỗ Túc chưa dẫn Khổng Minh vào yết kiến Tôn Quyền ngay, nào việc gặp các mưu sĩ Đông Ngô trước khi gặp Tôn Quyền, nào những lời khích lệ... những nét mâu thuẫn, giận dữ, làm cho độc giả có cảm tưởng như hai nhà Lưu, Tôn không thể hợp tác với nhau được. Thế mà sau này hai bên hợp tác với nhau phá Tào, thật là gay cấn hồi hộp.

    Tuy nhiên, vai trò quyết dịnh của Chu Du sau này mới làm nổi bật thiên tự

    sự này.




    Hồi 44: Khổng Minh dùng kế khích Chu Du
    Tôn Quyền quyết mưu đánh Tào Tháo​



    - Việc Tôn Quyền phá Tào là do Chu Du quyết định, nhưng cũng không phải do Chu Du quyết định mà chính là vì lời dặn dò của Tôn Sách lâm chung. Cho nên, có thể nói Chu Du phá Tào là do ý Tôn Sách kí thác lúc lâm chung. Không những thế, lời di chúc của Tôn Sách mà Tôn Quyền nhớ được là nhờ lời trăn trối của mẹ Tôn Quyền lúc sắp chết, và nhờ bà mẹ (mẹ thứ kiêm dì ruột) nhắc lại lời của chị.

    Ngoài ra, sở dĩ Chu Du có đủ can đảm đánh Tào là nhờ ở lời khích lệ của

    Khổng Minh, nhưng thực ra không có hai nàng Kiều thì Khổng Minh làm sao

    khích Chu Du được. Cho nên, việc phá Tào lại chính là vì hai nàng Kiều vậy.

    Ghê thay! Trận chiến lịch sử trên sông Xích Bích, một trận chiến vĩ đại,

    lưu truyền vạn thủa mà mấu chốt lại do hai nàng Kiều thì thật đáng sợ.

    Trương Chiêu được Tôn Sách ân cần phó thác lúc lâm chung, thế mà Trương

    Chiêu sắp làm hư việc lớn.

    Có người nói: "Trương Chiêu thì giỏi việc bên trong, sao việc bên ngoài

    đem hỏi Chương Chiêu làm gì"

    Nhưng trong thiên hạ không mấy ai giỏi việc nước lại không lo được việc

    bên ngoài. Bên trong, việc trị dân đã giỏi thì việc bên cũng có liên hệ

    với nhau, há lại bất tài đến định không nổi một kế sách sao?

    - Hồi trước Tôn Quyền đã nói: "Không có Lưu Dự Châu giúp sức thì không ai phá nổi Tào". Lúc này Khổng Minh khích Chu Du lại nói câu: "Tôi xin giúp ông một tay để phá Tào" Khổng Minh đi cầu Tôn Quyền để giúp Lưu Bị, cầu Chu Du để giúp mình, thế mà lại làm cho kẻ khác phải cầu mình thật là chuyện hi hữu.

    - Cái ý " Chống Tào" đã có trong lòng Chu Du, thế mà ngoài miệng Chu Du vẫn nói chuyện hàng Tào, đó là Chu Du muốn cho Khổng Minh cầu khẩn mình. Lỗ Túc không hiểu như thế, nên cực lực tranh luận với Chu Du. Khổng Minh thừa hiểu nên cứ nói xuôi, khiến cho Chu Du không sao khích Khổng Minh được. Du với Lương là hai tay cự phách, giữ miếng nhau, chỉ có Lỗ Túc thực thà, nên mới thốt ra lời lẽ cương trường như vậy.

    - Chu Du không sợ Khổng Minh mà chính là sợ Lưu Bị. Nếu Khổng Minh thuộc về Lưu Bị thì Du sợ. Nếu Khổng Minh về Giang Đông thì Du không còn sợ Khổng Minh nữa. Cứ coi việc Chu Du coi Gia Cát Cẩn đi dụ Khổng Minh thì rõ. Du không phải như Bàng Quyên ghen ghét Tôn Tẫn vì cũng thờ một chúa.

    Một đằng thì dụ người nước khác về mình, một đằng thì xua đuổi người đang

    cùng ở nước mình qua nước khác. Đem việc Bàng Quyên so với Chu Du thì Chu

    Du quá yêu mến Khổng Minh vô cùng vậy.




    Hồi 45: Cửa Tam Giang, Tào Tháo hao binh
    Hội Quần Anh, Tưởng Cán mắc mẹo​



    - Phàm một công việc gì lớn lao đều cởi mở mối trước. Mở mối có hai cách:

    "Thuận và nghịch".

    Nếu địch nghi sợ ta thì ta nên thua một trận nhỏ để làm cho địch tự kiêu

    mà tiến. Nếu địch đang khinh ta thì ta thắng một trận để địch nhụt chí

    hung hăng. Hai kế sách ấy gọi là nghịch kiến và thuận kiến.

    Như hồi này, Tào Tháo vừa thu được Kinh Tương, đuổi Huyền Đức, thế binh

    như nước vỡ, lại xua quân đến đánh Giang Đông, chẳng khác nào như hổ dữ

    toan nuốt chửng đàn dê, làm sao tháo không tự đắc. Trận hỏ mà Chu Du vừa

    thắng trên sông Tam Giang chính là cái thế "thuận kiến" để mở mối cho trận

    Xích Bích sau này đó.

    - Huyền Đức đã phải một lần vượt qua Đàn Khê, thật là nguy hiểm. Đến hồi này, qua Giang Đông khao quân lại gặp nguy hiểm hơn nữa. Không gì nguy hiểm bằng mình không biết cái nguy. ở Tương Dương, Sái Mạo nghe Huyền Đức kéo quân chạy thì vội đuổi theo, đó là mối nguy thấy rõ, còn ở bên sông Giang thì Chu Du tuy thất bại, nhưng sự việc lại không tiết lộ, Chu Du cứ thản nhiên tiễn chân Huyền Đức, sự việc thật là kì.

    - Văn tự có lúc dùng "chính thấn", có lúc lại phải dùng "phản thấn".

    Chính thấn gợi những tia sáng làm cho nổi sự việc. Phản thấn đem sự tương

    phản so sánh, làm cho ý càng nổi bật lên.

    Như tả Lỗ Túc thật thà thấy rõ cái tinh xảo của Khổng Minh, đó là lối ":

    phản thấn". Tả Chu Du tinh xảo, quỷ quyệt, lời nói trái với ý nghĩ, để

    thấy Khổng Minh còn tinh xảo hơn bội phần. Đó là lối "chính thấn". Cũng

    như muốn tả một cô gái quốc sắc mà đem một cô gái xấu xí ra so sánh không

    bằng đem ngay một cô gái già đét mà đối chiếu, rồi thêm vào đó vài lời làm

    cho một cô gái quốc sắc kia phải nổi bật lên.

    Nếu tả một hổ tướng mà đem một anh chàng ốm yếu ra phản chiếu thì không

    bằng đem một kẻ vũ dũng, lực lưỡng ra so sánh. Như thế viên hổ tướng còn

    nổi bật hơn nhiều. Đọc đoạn văn tả Chu Du, Khổng Minh đấu trí cũng thấy

    lối văn "tương thấn" là diệu.

    Khổng Minh trước khi ra khỏi lều tranh đã nói: "Đông hoà Tôn Quyền, Bắc cự

    Tào Tháo". Đó là quốc sách. Cho nên, Khổng Minh lúc nào cũng muốn hoà

    hoãn với Tôn Quyền.

    Chẳng những thế, mà lúc vào Tây Xuyên, Quan Công muốn chia quan cự Tào

    Tháo lẫn Tôn Quyền, Khổng Minh cũng không cho. Về sau, lúc Quan Công mất,

    Huyền Đức muốn khởi binh đánh Ngô, Khổng Minh cũng hết sức cản ngăn. Rồi

    từ cái ngày Huyền Đức gởi con côi nơi Bạch Đế thành, đến khi Khổng Minh

    chết, trọn đời không hề gây ác cảm với Đông Ngô.

    Đó không phải Khổng Minh có tình gì với Ngô mà chính là Khổng Minh muốn

    dùng Đông Ngô làm ngoại viện để đánh Tào cứu Hán vậy.

    Lỗ Túc tuy thật thà, nhưng chính sách lại hợp với Khổng Minh. Lỗ Túc lại

    muốn liên kết với Khổng Minh để đánh Tào, Chu Du muốn giết Khổng Minh. Lỗ

    Túc muốn được lòng Lưu Bị, Chu Du lại muốn giết Lưu Bị. Xem thế thì Lỗ Túc

    thua tài Chu Du, nhưng lại hơn Chu Du về kế sách.

    - Trước đây, Huyền Đức nằm trong trại của Thuỷ Kính nghe rõ tiếng nói:

    "Nguyên Trực đang đêm đến đây có việc gì...". Lời ấy Huyền Đức nghe rất

    rành mạch mà lại không hiểu gì cả. Nay Tưởng Cán nằm trong trại Chu Du nghe

    tiếng người vào báo tin, tuy không rõ đầu đuôi, nhưng đã hiểu ngay là

    người của Sái Mạo thì còn không nghi sao được.

    Lối diễn tả thật diễm ảo! Cùng là hai lối nghe ngóng, nhưng lối nghe không

    rõ thì đoán hiểu, còn lối nghe rõ ràng thì lại không biết được.

    - Chu Du và Tưởng Cán đều có tâm trạng giống nhau là nghi ngờ. Cán thì giả ngủ để lừa Du, Du thì giả ngủ để lừa Cán. Cái say của du là say tỉnh, cái tỉnh của Cán là tỉnh mê. Du khéo ở chỗ vừa gặp mặt đã chận ngay cổ họng không cho nói một lời du thuyết nào. Trong lúc nằm ngủ lại giả mê, kêu "Tử Dực", chửi mắng giặc Tháo khiến Cán sinh nghi. Thái đọ của Chu Du thật là cẩn trọng. Tưởng Cán cho mình thật là tinh ranh nhưng thực ra chỉ

    là một anh chàng si ngốc.

    Đoạn văn này tả Chu Du thật khéo lắm vậy.



    Hồi 46: Dùng chước lạ, Khổng Minh mượn tên
    Dâng kế mật, Hoàng cái chịu nhục​



    - Chu Du sai Khổng Minh đi đốt lương Tào Tháo nhưng đã biết không làm được. Thế thì Chu Du cũng là bậc trí. Khổng Minh hứa chế tạo tên cho Chu Du, Chu Du biết không làm được, mà Khổng Minh làm được, thế thì Chu Du đã thua trí Khổng Minh.

    Ôi, cái hạn mười ngày làm xong mươi vạn tên cũng đã không làm được rồi,

    thế mà cái hạn ba ngày lại làm cho nguy hiểm hơn. Thế mà Khổng Minh lại bỏ

    qua mất hai ngày không hành động gì, thì đến ngày thứ ba độc giả đã chắc

    Khổng Minh một trăm phần trăm nguy khốn, như đưa người đến chỗ thuỷ tận,

    tuyệt đường bí lối... Nào ngờ Khổng Minh trong khoảng khắc lại thành công

    một cách thích thú. Thật là diệu văn...

    - Cái mưu " mượn tên" được ba cái lợi lớn. Một là Đông Ngô bỗng dưng có mười vạn mũi tên để dùng, hai là làm cho địch mất đi mười vạn mũi tên. Ta được, địch mất tức là đã lợi bằng hai lần, cũng như ta được đến hai mươi vạn rồi. Ba là ta không tốn công làm tên mà được thì lại lợi về cái công nữa. Như thế có thể nói: "được mười vạn mũi tên tức là lợi đến ba mươi vạn mũi tên vậy".

    Chỉ một kế mọn của Khổng Minh mà Đông Ngô lợi như thế thì quả Khổng Minh

    không hổ tiếng : "quân sư" vậy.

    - Khổng Minh qua Giang Đông chỉ hai bàn tay không, cái gì cũng mượn.

    Trước mượn binh Đông Ngô đánh Tào, rồi lại mượn tên của Tào để giúp Đông

    Ngô. Lại mượn thuyền Lỗ túc đi lấy tên, mượn đêm sương mù để lừa giặc.

    Cài gì cũng chỉ mượn của người, của trời mà thành công.

    - Chu Du dùng lá thư giả gạt Tào Tháo, Tào Tháo lại đem Sái Trung, Sái Hoà để lừa Chu Du. Chu Du lại mượn Sái Trung, Sái hoà để gạt Tào Tháo. Đó là một cuộc đấu trí tiếp diến liên tục. Nhưng Sái Mạo, Trương Doãn chưa có bằng chứng gì hàng giặc mà tháo vội giết đi, còn Sài Trung, Sái Hoà có cớ xác đáng để đầu hàng mà Chu Du không làm, Thế thì Chu Du đã hơn Tào Tháo về trí lược.

    - Khổng Minh và Chu Du cùng viết trong bàn tay, luận vể kế sách. Hai người đều dùng một kế hoả công, như vậy trí của Chu Du không thua Khổng Minh lắm.

    Sau Hoàng Cái cũng lại cảm thông được kế sách ấy thì Hoàng Cái cũng tài

    tình.

    Cái biết ở Đông Ngô chẳng qua là do kinh nghiệm thuỷ chiến tạo nên, còn

    Khổng Minh thì do tài trí riêng mà hiểu. Nếu Tào Tháo mà biết rõ được điều

    này thì trận Xích Bích đã đổi chiều mất.

    Tào Tháo vụng về để mất Sái Mạo và Trương Doãn, lại dùng hai tướng thiếu

    kinh nghiệm thay vào thật là thất sách, báo trước cái thua của Tháo rồi.

    Đã vậy việc Tháo sai Sái Trung, Sái Hoà sang trá hàng, Chu Du lại biết

    được, tương kế tựu kế thì Tháo hỏng mất rồi.

    - Nếu Chu Du dùng hai Tên Sái Trung, Sái Hoà làm phản gián mà không nhờ kế "khổ nhục" của Hoàng Cái thì làm sao thành đại sự. ở đây, tác giả tả cái trí của Chu Du, cũng lại tả cái trung liệt của Hoàng Cái nữa. Nếu không có những cơ hội như vậy thì Chu Du khó tạo thành.

    Cái kế phản gián của Chu Du đối với Tưởng Cán diễn ra trong đêm tối, thế

    mà không che mắt nổi Tào Tháo thì cái kế khổ nhục của Hoàng Cái làm sao

    che giấu được Tháo. Tuy nhiên Chu Du trí rất cao, Sái Trung, Sái Hoà là cặp

    mắt của Tháo đưa sang, muốn che mắt của Tháo trước nhất phải che mắt Sái

    Trung, Sái Hoà đã che mắt Sái Trung, Sái Hoà mới có hi vọng lừa nổi Tháo.

    Riêng Khổng Minh thì không thể nào che giầu được. Trí của Khổng Minh có

    thể nói còn cao hơn Du và Tháo mấy bậc.

    - Nhắm lại kế khổ nhục của Hoàng Cái mà thành được thật là có trời giúp.

    Bởi vì, kế khổ nhục của Hoàng Cái có ba điều bất lợi.

    Thứ nhất, nếu Hoàng Cái bị đánh mà chết đi, có phải thân trung liệt kia đã

    không giúp ích gì được mà mất một viên đại tướng không?

    Thứ hai, nếu các tướng không hiểu đó là kế, sinh ra oán hận Chu Du, nổi

    lên phản loạn thì có phải nguy cho Đông Ngô không? Đã không thành kế mà

    lại làm lợi cho địch.

    Nếu Tào Tháo đã một lần bị lừa, cố tình dò xét, Không chấp nhận Hoàng Cái

    bị tan nát vô ích mà còn làm trò cười cho Tào Tháo nữa không?

    Có ba diểm đáng lo, nhưng Chu Du lại vượt qua được ba điểm ấy mà không

    xảy ra điều gì, phải chăng trời giúp Đông Ngô?


    Hồi 47: Hám Trạch mật dâng thư giả hàng
    Bàng Thống khéo dùng liên hoàn kế​




    - Lừa kế tầm thường thì dễ, lừa kẻ gian hùng không phải dễ. Hoàng Cái bị đòn không đến nỗi chết, còn Hám Trạch đem thân du thuyết bên Tào Tháo cái chết nhẹ như lông hồng. Thế mà Hám Trạch không chết lại có thể thuyết phục Tào Tháo thì thật là một việc không thể tưởng tượng được. Thuyết kẻ gian hùng cũng như thuyết người anh hùng đều không thể dùng phép thuận mà phải dùng phép nghịch mới xong.

    Người anh hùng tự phụ vì nghĩa. Trương Liêu sở dĩ thuyết phục được Quan

    Công là vì Trương Liêu khéo trách Quan Công coi rẻ tấm thân mà bỏ nghĩa.

    Còn kẻ gian hùng thì tự phụ về tài trí của mình. Hám Trạch sở dĩ thuyết

    phục Tào Tháo là vì Hám Trạch biết lợi dụng cái gian hùng của Tào Tháo.

    Trương Liêu, Hám Trạch đều dùng cái nghịch mà không dùng thuận. Nếu Trương

    Liêu mà dùng lời ngon ngọt dụ Quan Công thì không thế nào Quan Công nghe,

    cũng như hám Trạch nếu không khích Tào Tháo mà phục lạy cầu xin thì Tào

    Tháo nhất định giết Hám Trạch tức khắc.

    - Hồi trước tả Cam Ninh anh hùng, hồi này tả Cám Trạch can đảm. Nhưng cũng phải thấy cái thủ đoạn của Tào Tháo. Vì nếu không tả cái gian hùng ghê gớm của Tào Tháo thì không thấy rõ cái tài trí của Hám Trạch. Hám Trạch mắng vào mặt Tào Tháo để mà tự cứu mình. Càng mắng độc chừng nào thì mạng Hám Trạch càng dễ sống trừng ấy.

    Nếu Tào Tháo không đoán ra cái "khổ nhục kế" của Hoàng Cái thì đâu thấy

    cái tài của Hám Trạch. Tào Tháo đã biết kế mà Hám Trạch còn lừa được mới

    là tài. Tháo đã ngờ lá thư giả dối mà còn mắc mẹo, ấy mới thật là kì.

    Bởi vậy, dù mưu hay đến đâu mà người thi hành không giỏi thì mưu ấy cũng

    chẳng thành công. Kế tuy tầm thường mà người thi hành đủ tài thì kế cũng

    hoá thành kì diệu.

    - Sái Trung, Sái Hoà trá hàng tuy không nguy hiểm mà nguy hiểm, Hoàng Cái, Hám Trạch trá hàng, tuy thấy nguy hiểm mà lại không nguy hiểm. Hai tính chất khác nhau. Cái hay ở chỗ anh em họ Sái ở bên Đông Giang mà Hám Trạch qua sông rồi, anh em họ Sái vẫn chưa báo kịp. Như vậy hám Trạch mới có cơ hội trổ tài. Lối văn kí sự sắp xếp thật tài tình.

    Hoàng Cái bàn mưu riêng với Hám Trạch, sau khi Hám Trạch dâng thư hàng

    xong lại còn tìm đến Cam Ninh nữa để thổ lộ tâm tình, mưu gạt anh em họ Sái

    nữa thì thật là thú vị.

    - Cái phép chống chiến thuyền thật biến ảo. Lúc địch ràng thuyền thì ta chặt đứt, lúc địch để rời rạc thì lại xúi họ ràng vào cho chặt. Trước kia Hoàng Tổ buộc chiến thuyền lại, Cam Ninh muốn phá phải xông vào chặt đứt dây dàng, và thuỷ quân Hoàng Tổ tan nát. Nay chiến thuyền của Tào Tháo rời rạc thì Bàng Thống lại xui Tháo kết lại để đốt. Thật khó đề phòng. Tôn Tẫn dùng mẹo giảm số lò nấu ăn của quân mà thắng bằng quyên. Ngu Hu lại dùng mẹo tăng bội số lò mà thắng địch. Thì ra phải tuỳ cơ ứng biến, trong lối dùng binh không có một luật lệ nào nhất định.

    - Cái kế liên hoàn hồi này là nghĩa đen, còn cái kế liên hoàn của Vương Doãn nói ở đầu truyện là nghĩa bóng. Vương Doãn dùng Điêu Thuyền làm kế liên hoàn để cột Đổng Trác và Lữ Bố lại làm một , còn Bàng Thống bày kế liên hoàn cột thuyền Tào Tháo lại làm một khối.

    - Quân Tào Tháo mắc bệnh mà Bàng Thống lại đem kế liên hoàn ra chữa có khác nào cho uống thuốc độc. Chẳng riêng gì Bàng Thống mà Hoàng Cái, Hám Trạch đều dùng thuốc độc cả. Thuốc của Hoàng Cái rất đắng, thuốc của Hám Trạch rất ngọt, thuốc của Bàng Thống rất cay. Ba vị thuốc ấy họp lại thì độc không kể xiết. Khổng Minh lại đem một trận gió tán nhỏ ra, rồi Chu Du dùng lửa sao thêm. Thế là vị thuốc thành, và tám mươi ba vạn quân Tào làm sao sống được.



    Hồi 48: Mở tiệc yến, Tào tháo ngâm thơ
    Khoá chiến thuyền, bắc quân dùng võ​



    - Hồi trước, sau đoạn "chính văn" tả Hám Trạch lừa Tào Tháo, lại xen vào một đoạn "bàng văn" kể việc lừa anh em họ Sái để tô điểm thêm. Hồi này, sau đoạn chính văn kể việc Bàng Thống bày kế liên hoàn cho Tào tháo, lại kể đoạn văn Bàng Thống gặp Từ Thứ. Chính văn là quan trọng, bàng văn chỉ để tô điểm thêm. Tuy nhiên, nếu không có bàng văn thì không điêu luyện. Kể việc lừa họ Sái thì nhắc lại được Cam Ninh, làm cho vai trò Cam Ninh khỏi bị lu mờ và Hoàng Cái cũng khòi bị bỏ quên. Kể việc Bàng Thống gặp Từ Thứ khỏi bị lu mờ, và vai trò Mã Đằng cũng khỏi bị quên lãng. Cái điều sợ thiên nhiên phải có điệu văn thiên nhiên mới xứng. Các nhà viết truyện dài ít ai viết được chu đáo như thế.

    - Trong lúc Tào Tháo cắp ngọn giáo ca hát chắc là Tào Tháo vui lắm chứ, thế mà trong bài hát lại chất chứa nhiều mối sầu. ấ y là cái sầu đã có sẵn trong vui.

    Trước kia, Thuần Vu không can Tề Uy Vương nên bỏ những tiệc vui thâu đêm,

    và cũng nói: " Vui không nên quá vui, vì vui quá hoá ra sầu". (Lạc bát khả

    cực, cực tất sinh bi).

    Cho nên, không phải chỉ riêng con quạ bay về Nam kêu là điềm bất lợi, mà

    Tào Tháo đổ chén rượu xuống sông cũng là điềm dở vậy.

    - Thiên hạ thường nói: " Con người trước khi gặp một việc gì đau đớn ê chề thì trước đấy thường có cái vui để khơi mào. Trước khi tả trận đại bại của Tào Tháo ở Xích Bích tác giả đã tả cả một rừng thuyền trên sông, đèn đuốc rực trời, cờ quạt rợp nước, Tào Tháo đắc ý ngạo nghễ chỉ tay qua Vũ Xương, nhìn qua Hạ Khẩu bên bờ Giang Nam, thì ra cái vui ấy để chịu cái buồn sau này cho thấm thía hơn.

    Cũng như tả vua Ngô Phù Sai say rượu hoan hỉ hái sen, chính là để tả cái

    chết thảm nhục của Phù Sai đấy.

    Và cũng như tả Sở Bá Vương khi vua say yến ẩm ban đêm, không phải tác giả

    cố tả cái buổi dạ yến, mà chính là tác giả muốn làm cho nổi bật cái cảnh

    chết chóc ở Ô Giang vậy.

    Thế thì việc Tào Tháo đắc ý cầm gương ca hát trên sông có khác gì Ngô Phù

    Sa hái sen va Sở Bá Vương uống rượu.

    - Người trước làm thơ cũng thường mượn ý văn của người trước nữa. Như bài ca trên bến Xích Bích, Tào Tháo cầm ngang ngọn giáo ứng khẩu ngâm, có nhiều ý rút trong thơ Phong, thơ Nhã, của Kinh Thi. Rồi đời sau Tô Đông Pha làm hai bài Xích Bích phú cũng mượn ý trong bài thơ của Tào Tháo rất khéo.

    Thì ra, chẳng những người đời nay thường mượn văn người đời xưa, mà người

    thời xưa cũng mượn thơ của người xưa hơn nữa.

    - Muốn cho địch thua một trận lớn vì mẹo thì trước tiên phải làm cho địch thua một trận nhỏ vì mẹo của mình đã. Như Đông Ngô đánh giết Tiêu Xác, Trương Nam vậy. Mẹo của Đông Ngô là khoá thuyền để diệt địch, mà hai tướng Tào bị thua vì để thuyền lỏng bỏng, như vậy làm sao Tào Tháo không khoá thuyền mình cho chặt?

    Mưu mẹo khéo ở chỗ biết rằng dùng mẹo ấy thì thắng, nhưng chưa dùng vội,

    cứ dùng những trận nhỏ để làm cho địch rối trí. Cái mẹo chính yếu của Đông

    Ngô là dùng hoả công, thế mà Tháo vẫn không biết, cho nên khi Ngô dùng lửa

    đốt thình lình, Tháo không trở tay kịp.

    Nhiều người đọc truyện chỉ biết Chu Du phá Tháo bằng cách buộc thuyền ở

    hồi trước và phòng hoả Xích Bích ở hồi sau, mà xem hồi này như một đoạn

    "gián văn" chẳng liên lạc gì đến mưu kế lớn. Thực ra, sự việc hồi này có

    quan hệ đến hồi trước không phải ít.

    - Cái mẹo hoả công không phải chỉ có Khổng Minh, Chu Du, Hoàng Cái biết mà thôi, mà Từ Thứ, Trình Dục, Tuân Du cũng biết nữa. Từ Thứ không vạch cho Tháo biết, nhưng Tuân Du và Trình Dục thì có cho Tháo hay rồi. Chính trước khi hai người này nói đến, chính Tháo cũng có ý nghĩ ấy. Tuy nhiên vì Tháo quá gian ngoa, biết rằng gió không thể nào thổi từ Đông Nam sang được, nên không chịu đề phòng.

    Vả lại, gió đông thổi trái mùa một cách bất ngờ như vậy thì ai có thể

    đoán biết được. Thế mà lại có gió Đông, thật là chuyện hi hữu. Tào Tháo bị

    cháy vì cái bất ngờ ấy là phải.

    - Có những việc trước và sau trái ngược nhau, lại có những việc trước và sau ăn khớp nhau. Như Tào Tháo ăn tiệc trên sông Tràng Giang mà sau thất bại, như Chu Du thấy cây cờ vàng gãy mà ngã ra hộc máu mà sau lại thắng.

    Nếu văn không có những ý tương phản như vậy thì kém li kì. Văn Tam Quốc

    chính vì những cái li kì ấy làm cho người đọc thêm lí thú.


    Hồi 49: Đàn thất tinh, Gia Cát cầu phong
    Cửa Tam Giang, Chu Du phóng hỏa​



    - Tào Tháo giả bệnh, Cát Bình đem thuốc đến chữa, mà Tháo không chết ấy là Bình không biết Tháo giả. Chu Du mắc bệnh thật, Khổng Minh không chữa bằng thuốc, thế mà Chu Du lại khỏi bệnh, ấy là Khổng Minh biết Chu Du bị bệnh thật.

    Cái bệnh của quân Tào Tháo là sợ nước, Bàng Thống đã dùng dây xích sắt

    làm thuốc chữa, khoá hết các chiến thuyền thì quân Tháo được lành. Bệnh

    sợ nước vừa hết thì bệnh sợ lửa lại phát ra. Bệnh "nước" không nguy bằng

    bệnh "lửa".

    Cái bệnh của Chu Du là bệnh thích gió, Khổng Minh đã đem thang "thuận

    khí" mà chữa thì Chu Du phải lành.

    - Chu Du điều binh đánh trận Xích Bích, chưa phát quân đánh Xích Bích đã phát quân đi bắt Khổng Minh. Đánh quân Tào đến tám mươi ba vạn, mà Chu Du chỉ vận dụng có mười hai đội thuỷ lục quân, còn bắt một mình Khổng Minh, Chu Du lại điều động đến hai đạo thuỷ lục quân. Như vậy Chu Du xem việc bắt Khổng Minh còn trọng hơn việc đốt thuyền nơi trận Xích Bích nữa... Ôi, thế mà Khổng Minh vẫn không chết vì tay Chu Du. Người Đời cho Chu Du là cay nghiệt, không hiểu mình hiểu ta, làm cái việc mà sức mình không thể làm nổi, như vậy chẳng phải dại khờ sao?

    - Công việc xây cái lò sát sinh khổng lồ ở Xích Bích đã khởi đầu ở hai hồi trước, và do nhiều bàn tay góp vào. Lấy đại giang làm bếp, lấy Xích Bích làm lò. Hoàng Cái làm chàng đốn củi, Hám Trạch làm kẻ gánh than, rồi Bàng Thống lại tưới dầu thêm... Người bên Ngô đã thế bên Tào còn có những kẻ thế là chưa đủ, nên Tưởng Cán còn đi rước thêm than củi của người về nhóm. Sái Trung, Sái Hoà còn đi gánh giùm thêm rơm, bổi khô đem về rắc lên. Thế là Khổng Minh cầm quạt thốc cho một hồi, Chu Du xắn tay áo châm mồi lửa.

    Lửa bùng lên, tám mươi ba vạn quân Tào thành những con thịt nướng, bốc

    mùi khét lẹt.

    - Khổng Minh cầu gió chính là Khổng Minh mượn binh vậy. Cầm kiếm lên đàn ra hiệu lệnh nghiêm túc, chẳng khác một vị nguyên nhung điều binh bố trận. Yên định ngôi vị cho 24 sao và 64 quẻ, cũng như bố trí một trận đánh lớn. Tầng dưới đàn, lấy bốn thanh sắc: xanh, đỏ, trắng, đen chia cho cờ xí bốn phương, trông phảng phất như bốn đạo kì binh bố trí bốn mặt. Tầng giữa đàn lại lấy năm sắc xếp lộn rồi bày ra tám phương, trông như tám lộ kì hình. Tầng trên nhất dùng bốn người chia ra hai cánh tả hữu, cũng phảng phất như hai cánh kì binh nữa. Chỉ dùng một trăm hai mươi người mà khí thế chẳng khác gì muôn người ngàn ngựa, lại coi tám mươi ba vạn địch quân như đống cỏ khô, tiêu diệt chẳng khó khăn gì vậy.

    - Tác giả tả Chu Lang dùng binh không tả kĩ khi lâm trận, mà lại tả rất kĩ càng ngay cái lúc chưa đánh nhau.

    Bởi vì một trận đánh chiến lược, cái quan trọng là ở lúc dùng binh bố

    trận chứ không phải quan trọng ở lúc thắng giặc. Cứ như lối điều khiển của

    Chu Lang trước sau thì độc giả đã cảm thông được tài năng của Chu Lang và

    cái cớ thắng bại của hai bên rồi, cần gì phải tả lúc chém giết.

    Lúc chém giết chỉ nói sơ qua, mà ai cũng thấy được một trận chiến ghê hồn

    mới là một lối văn dộc đáo vậy.



    Hồi 50: Gia Cát Lượng khéo tính nẻo Hoa Dung
    Quan Vân Trường vì nghĩa tha Tào Tháo​



    - Phàm muồn lừa người thì trước nhất mình phải tự lượng xem mình là hạng người nào đã, thì mới làm cho địch mắc mưu được. Địch đã biết rõ mình là hạng người nào rồi, mà địch còn lầm mưu, thì mình càng giỏi hơn nữa. Cứ lừa là địch phải mắc.

    Họ tự cho họ là khôn mà ta lừa được cái khôn ấy tức là ta đoán lấy cái

    khôn của họ. Họ đã tỏ ra giỏi mà ta lại giả vờ là dốt để lừa họ thì họ

    không tránh được mưu lừa của ta.

    Khổng Minh đoán được lối chạy của Tào Tháo Hoa Dung là như thế. Đốt lửa

    một nơi, phục binh một nẻo là sợ thường làm của người khôn, thế nào Tào

    Tháo cũng biết.

    Đốt lửa chỗ nào phục binh ngay chỗ ấy là việc làm của người dốt, nhưng

    Tháo lại không ngờ đến. Vì Tháo làu thuộc binh thư nhớ cái phép hư hư thực

    thực mà hoá ra mắc mẹo Khổng Minh.

    - Có người bảo: "Quan Công đã có ý muốn giết Táo Tháo lúc đi săn Hứa Điền, tại sao lúc này lại tha Tháo".

    Xét rằng: Cái ngày Hứa Điền , Quan Công muốn giết Tháo là vì lòng trung.

    Còn ngày nay ở Hoa Dung, Quan Công không giết Tháo là vì nghĩa. Không

    biết phân biệt thuận nghịch không phải là người trung, ân oán không rõ rệt

    không phải là người nghĩa. Như Quan Công có thể nói là: Lòng trung cả như

    trời mây, nghĩa khí chói ngời như nhật nguyệt, thật là thiên cổ chỉ có một

    vậy.

    Nhớ ơn chỉ là cái tình của người thường, báo đức mới là cái chí của liệt

    sĩ. Tuy ai kia đại gian, đại ác có tội với triều đình, có tội với thiên hạ,

    nhưng không hại ta, lại đãi ta làm trang quốc sĩ, thì người ấy chính là

    chi kỉ của ta. Ta giết người chi kỉ thì ta không phải trượng phu. Một

    trang tính huyết nam tử như Quan Công há làm như thế ru? Nếu Quan Công cứ

    lấy công nghĩa mà bỏ tình riêng, mà nói rằng: Ta giết giặc cho triều đình,

    ta trừ kẻ hung bạo cho thiên hạ thì còn ai bảo không nên làm? Nhưng Quan

    Công nghĩ rằng: "Ai khác giết Tào Tháo đều hợp nghĩa, riêng một mình giết

    Tháo là bất nghĩa". Cho nên thà Quan Công chịu chết vì quân lệnh, chứ

    không nỡ ra tay.

    Tào Tháo có thể tha cho Trần Cung mà không tha Quan Công có thể giết Tháo

    mà không giết. Đó là Quan Công "nhân", Tào Tháo "ác".

    Thái Ung khóc Đổng Trác mà Vương Doãn trị tội Ung. Quan Công tha Tào Tháo

    mà Không Minh khoan thứ cho Quan Công. Thế thì Khổng Minh cao kiến hơn

    Vương Doãn vậy.

    - Khổng Minh đã biết trước Quan Công không giết Tào Tháo mà không sai Trương Phi, Triệu Vân mai Phục ở Hoa Dung đạo, chỉ vì Khổng Minh biết trước vận trời. Trời còn chưa muốn giết Tháo thì dù Khổng Minh có giao việc đó cho Trương Phi, Triệu Vân thì việc cũng không thành công được. Cho Quan Công đến Hoa Dung tức là Khổng Minh đã giúp Quan Công trả cái nghĩa cao đẹp.

    - Lúc Tào Tháo múa gươm trên thuyền trong đêm dạ yến đã cười rất lớn. Đến lúc chạy trốn lại cũng cười to. Cái cười trước kia là cái cười tự đắc, cái cười sau này là cười gượng. Cái cười trước kia để tâng bốc mình , cái cười sau này là để chửi mình.
     
  13. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 51: Tào nhân đại chiến quân Đông Ngô
    Khổng Minh chọc tức Chu Công Cẩn​



    - Người thức giả xem chiến cuộc ở Nam Quận mà than rằng: "Sự thắng bại của nhà binh thật không thể nào lương trước được". Sau khi thua trận Xích Bích, Tào Tháo để mật kế lại cho Tào nhân, khiến cho Chu Du vừa đại thắng ở Xích Bích lại phải trúng tên nơi Nam Quận. Đầy đủ chư tướng với tám mươi ba vạn quân mà không thắng nổi Chu Du, thế rồi chỉ một Tào Nhân lại gây hại Chu Du như vậy. Còn Chu Du cầm binh cả Tam Giang không chỗ nào là không thắng, thế mà một nơi Nam Quận lại bị thua. Việc đã lạ lại làm cho chúng ta khó nghĩ.

    Như trước kia, Hoàng Cái thắng lớn ở Tam Giang, bị trúng tên té xuống

    sông, tức là trong cái thắng lớn có cái thua nhỏ, nay Chu Du bị trúng tên

    nơi Nam Quận cũng là cái thắng lớn có cái thua nhỏ. Tào Tháo thua to ở

    Xích Bích để lại mật kế lừa được Chu Du tức là Tào Tháo trong cái thua lớn

    được cái thắng nhỏ. Tào Nhân bỏ mất Nam Quận tức là sau cái thắng nhỏ bị

    cái thua lớn. Ôi, việc đời được, thua khó lường trước nổi. Thế thì con nhà

    tướng khi dùng binh lẽ nào thắng lớn mà kiêu, thua lớn mà nản.

    - Đọc hồi trước thấy hai nhà Tôn, Lưu hoà hợp, đọc hồi này thấy hai nhà Tôn, Lưu chia rẽ. Thì ra, cùng trong hoạn nạn thì thân nhau, cùng trong mối lợi thì tranh nhau. Nhân tình thế thái là vậy. Như có lúc Tào Tháo kéo quân xuống miềm Nam, khí thế hùng hổ lăm le nuốt chửng Ngô, thì Đông Ngô đánh trận Xích Bích thật không phải vì Lưu mà là vì mình vậy. Đến khi Tào Tháo bỏ chạy, Bắc quân tan rã, Lưu Bị muốn chiếm cả Kinh Châu, Chu Du cũng muốn chiếm lấy Kinh Châu. Chính quyền lợi đã làm cho hai nhà Lưu, Tôn chia rẽ, thật đáng tiếc vậy.

    - Khổng Minh nhường cho Đông Ngô lấy Kinh Châu trước thì Huyền Đức lo ngại. Chu Du hứa để Huyền Đức lấy sau thì Lỗ Túc lại lo. Thì ra, Huyền Đức trước kia không muốn cướp đất Lưu Biểu tức là tỏ lòng nhân, nay Lỗ túc không muốn giết Huyền Đức cũng là lòng nhân. Cả hai đều muốn có được Kinh Châu, nhưng lại không muốn mâu thuẫn nhau. Chỉ có Khổng Minh tính toán trước, và Chu Du cũng đã sắp đặt trước.

    Khổng Minh thiết kế lừa Chu Du, Chu Du nói để lấy lòng Huyền Đức, cả hai

    đều có dự tính riêng về phần mình. Như vậy Huyền Đức, Lỗ Túc không bằng

    cái trí của Gia Cát, Chu Du vậy.

    - Lữ Bố mở cửa thành Bộc Dương để lừa Tào Tháo. Tào Nhân mở cửa thành Nam Quận để lừa Chu Du. Một bên lừa địch vào thành để đốt, một bên lừa vào thành để bắn. Lữ Bố sai người trá hàng để dụ Tào Tháo, Tào Nhân bỏ chạy để dụ Chu . Nhưng Lữ Bố sai người trá hàng thì rốt cuộc người ấy hàng thật, còn Tào Nhân giả vờ bỏ chạy rồi rốt cuộc cũng bỏ chạy luôn. Trong cái khác biệt lại có chỗ giống nhau, thật là kì sự kì văn vậy.

    - Tào Nhân giả thua để lừa Chu Du, Chu Du giả té ngựa hộc máu để lừa tào Nhân, Trước giả sau thật, Chu Du sau này cũng uất khí té ngựa hộc máu thật.

    - Chu Du lăn mình vào chỗ chém giết, vất vả cực nhọc, Khổng Minh ngồi không mà đoạt Nam Quận, như thế Chu Du làm sao không hộc máu? Tuy nhiên, Khổng Minh có chỗ biện bạch. Khổng Minh cướp Nam Quận trong tay Tào Tháo chứ không phải trong tay Đông Ngô. Khổng Minh cướp đất của Tào bỏ lại trong lúc ấy Đông Ngô cũng đang muốn cướp, thế thì ai cướp trước được là hơn Chu Du không nên oán trách Khổng Minh như vậy. Vả lại nếu Chu Du chín chắn hơn, trong lúc gạt được Tào Nhân ra ngoài thành để mai phục, sao không sai một đạo binh phục sẵn để chiếm thành, đã sở hở như vậy thì cũng không nên trách Khổng Minh.

    - Trong lúc Chu Du lăn mình đánh với quân Tào chính là lúc Khổng Minh điều binh khiển tướng lấy các thành Nam Quận, Kinh Châu và Tương Dương, thế mà tác giả chỉ tả những trận đánh của Ngô, Tào, không nói đến mưu tính của Lưu, thật là lối tả bằng hư bút vậy.



    Hồi 52: Gia cát Lượng khéo chối từ Lỗ Túc
    Triệu Tử Long lừa mẹo lấy Quế Dương

    Đất Kinh Châu là của nhà Hán đâu phải của riêng Lưu Biểu, mà dù của riêng Lưu Biểu thì Huyền Đức lại không có quyền chiếm đoạt sao? Khổng Minh đem việc giúp Lưu Kì giữ đất chẳng qua là một kế hoãn binh. Nếu không hoãn thì đông Ngô sẽ đánh gấp. Mà Đông Ngô giao tranh với Kinh Châu thì Tào Tháo sẽ lợi dụng diệt Lưu không khó gì. Khổng Minh đem việc Lưu Kì với Kinh Châu ra nói với Lỗ Túc chỉ là kế hoãn binh.

    - Lúc Huyền Đức chỉ mới lấy được một nửa Kinh Châu, thế mà Chu Du nghe lời Lỗ Túc rút binh về. Sở dĩ như thế là vì Chu Du nghe theo lệnh của Tôn Quyền trở về đánh Hợp Phì. Nhiều người chỉ thấy Chu Du đem thân ra đánh Tào Nhân để cho Lưu bị đoạt ba quận Kinh Châu mà ít người thấy rằng chính Tôn Quyền đánh Hợp Phì cũng là giúp Lưu Bị đoạt Kinh Châu nữa.

    - Mã Lương làm biểu tấu xin cho Lưu Kì làm quan mục Kinh Châu để nhân dân Kinh Châu an lòng. Xem thế thì lòng dân Kinh Châu còn mến Lưu Biểu lắm, và những ai theo Tào Tháo cũng chỉ vì thế bức bách vậy. Giả thử Lưu Biểu phó thác con côi mà Huyền Đức đoạt Kinh Châu thì chắc lòng người sẽ không phục Huyền Đức. Lòng người không phục thì sau này Tào Tháo đem binh đánh Kinh Châu chắc gì Huyền Đức giữ được. ấ y vậy Huyền Đức từ chối không lãnh Kinh Châu chưa hẳn đã là vụng tính.

    - Có người hỏi: "Người Kinh Châu không quên Lưu Biểu thì người í ch Châu cũng không quên Lưu Chương, tại sao Huyền Đức không chiếm kinh Châu mà lại chiếm í ch Châu?"

    Xét rằng: "Kinh Châu là đất Đông Ngô muốn tranh,nên Huyền Đức phải

    đưa con bài Lưu Kì ra ăn nói với Đông Ngô, còn í ch Châu, Trương Lỗ không

    giám tranh, nên không cần phải để Lưu Chương ngồi làm vì mà chặn Trương Lỗ.

    Lúc Tào Tháo đào ao Huyền Võ luyện thuỷ Quân, lòng Tào Tháo đã nghĩ đến

    Kinh Châu. Mối lo bên ngoài cấp bách thì Huyền Đức làm sao cho ổn lòng dân,

    để kịp cứu nguy bên trong cho được? Còn như lúc Tào Tháo phá Trương Lỗ

    chiếm Hán Trung, thì Tháo chưa thể rảnh tay dòm ngó í ch Châu được. Thế thì

    mối lo bên ngoài còn xa, Huyền Đức có thể vỗ về, làm cho dân í ch Châu cảm

    mến. Vì vậy việc lấy í ch Châu không giống như việc lấy Kinh Châu.

    - Huyền Đức lấy dâu Lưu Yên, Triệu Vân không chịu lấy chị dâu Trệu Phạm, thế là Triệu Vân hơn ở Huyền Đức điểm này.

    Trương Tú lấy việc Tào Tháo ái ân với thím mình làm điều sỉ nhục, còn

    Triệu Phạm tình nguyện dâng chị dâu cho Triệu Vân, thì tư cách Tiệu Phạm

    không bằng Trương Tú.

    Triệu Phạm yêu mến Triệu Vân nên kết nghĩa, gả chị dâu là muốn cho thâm

    tình mà lại hoá ra xa. Triệu Vân giận Triệu Phạm, có vẻ như muốn xa Triệu

    Phạm, mà kì thật lại rất thân.

    - Đọc truyện Triệu Vân vào Quế Dương không thể nhịn cười được. Giữa lúc quân hai bên đang hăm hở dánh nhau thì quan thái thú Triệu Phạm lại dẫn Triệu Vân vào chốn nhà hương tiệc ngọc, mời trang quốc sắc ra chào. Trong binh lửa lại nhen tình chăn gối. Tiếc thay, Triệu Vân quá khuôn phép, khiến cho giai nhân có một trên đời mà phải vén tay áo bỏ vào rèm trong.

    Thì ra, Triệu Vân vẫn học đòi Quan Công cầm đuốc, chứ không phải bắt

    chước khách đa tình Tào Thực. Câu chuyện thật thú vị.



    Hồi 53: Quan Vân Trường tha Hoàng Trung không giết
    Tôn Trọng Mưu đánh Trương Liêu bị thua​



    Khổng Minh chiếm bảy quận Kinh Tương, ba quận trước dùng mẹo đánh úp, bốn quận sau phải tấn công. Trong bốn quận sau có hai quan thái thú ra hàng, hai quan thái thú bị giết. Lối thuật chuyện rất khúc chiết và mạch lạc, rất kì thú.

    - Quan Công không giết Hoàng Trung là vì hiếu thắng chứ không phải là vì lòng bác ái từ bi. Quan Công cho rằng tướng ngã ngựa mà còn chém không phải khí phách của một anh hùng.

    ở đây Vân Trường đã lấy nghĩa tha Hoàng Trung, sau này lại có Trương Phi

    lấy Nghĩa tha Nghiêm Nhan. Hồi này lại có chuyện Hoàng Trung bắn chỏm mũ,

    không nỡ giết Quan Công, nhưng trước đây có chuyện Triệu Vân bắn đứt dây

    buồm không nỡ giết Từ Thịnh.

    Bốn viên đại tướng đều có một khí phách và hành động khác thường.

    - Văn kí sự phải có mạch lạc, tương ứng để mắc mối dây. Như việc Ngụỵ Diên giết Hàn Huyền dâng Trường Sa cho Huyền Đức, hồi này đã ứng việc Ngụỵ Diên đánh nhau với Văn Sính trên thành Tương Dương trước kia. Việc Ngụỵ Diên làm phản sau này, khi Khổng Minh chết... Đã được việc Khổng Minh thét chém Ngụỵ Diên ở hồi này mắc sẵn mối dây. Trong truyện Tam Quốc chí diễn nghĩa có biết bao nhiêu người, bao nhiêu việc, mà khéo ở chỗ được chắp nối, đáp ứng rất khéo, trăm hồi như liền một câu vậy.

    - Hoàng Trung là một vị đại tường của Lưu Bị sau này, thế mà sau hồi này mới xuất hiện, và được tác giả tả rất tỉ mỉ.

    Quan Công đến mời Hoàng Trung ấy là người trọng nghĩa. Hoàng Trung xin

    chôn Hàn Huyền cũng là người trọng nghĩa, và việc phong Lưu Bàn làm thái

    thú ấy cũng chính là người không vong bản.

    Hoàng Trung không những anh dũng hơn người mà còn có nhân cách rất cao,

    cho nên người đời sau đặt Hoàng Trung ngang hàng với Quan, Trương, Triệu

    cũng là phải lắm.

    - Kể chuyện Huyền Đức lấy thêm bốn quận xong lại kể tiếp chuyện Tôn Quyền lấy Hợp Phì. Đó là thời gian Huyền Đức lấy Hán Thượng chính là thờ gian mà Tôn Quyền đánh Hợp Phì, kêu Trình Phổ về giúp sức. Nếu Trình Phổ không rút quân thì làm sao Huyền Đức lấy trọn bốn quận sau đó được. Cho nên kể việc Tôn Quyền đánh Hợp Phì cũng tức là làm tỏ rõ việc Huyền Đức thôn tính Kinh Châu vậy .

    - Xem cái việc Trương Liêu đánh lui Đông Ngô giữ Hợp Phì đủ biết Trương Liêu có đủ tài làm tướng. Trước đây, Trương Liêu bắn Hoàng Cái chỉ mới là việc tỏ tài năng ở chiến trường. Hồi này mới chính là lúc Trương Liêu tỏ được tài làm tướng của mình.

    Trương Liêu có ba đức: "Thận, định, mưu". Đã thắng trận mà còn lo đề

    phòng ấy là thận trọng. Nghe có loạn mà không rối loạn trong lòng ấy là

    bình tĩnh, quyết định. Thừa cơ tương kế tựu kế để dụ địch, ấy là mưu, cho

    nên, Trương Liêu được nể vì, Quan Công kết giao làm bạn là phải. Vì chỉ có

    tay tướng mới biết nổi đại tướng. Việc tha cho Hoàng Trung tỏ rõ thần võ

    của Quan Công, việc giao tế với Trương Liêu tỏ rõ Quan Công có mắt tinh

    đời.

    - Chu Du phá nổi Tào Nhân mà Tôn Quyền không phá nổi Trương Liêu. Như thế không những kiến thức của Trương Liêu hơn Tào Nhân mà Tôn Quyền kiến thức còn kém Chu Du vậy. Thử hỏi một tên vô danh tiểu tốt như Qua Định làm sao đốt lửa mở cửa thành và giết nổi chủ tướng.

    Chúa vì khinh suất mà suýt vong thân, bầy tôi lại khinh suất mà bỏ mạng.

    Than ôi, Chu Lang có mặt ở trận chiến Hợp Phì thì dù không hạ nổi thành đi

    nữa, Thái Sử Từ cũng không đến nỗi chết uổng vậy.



    Hồi 54: Ngô Quốc Thái đến chùa xem rể hiền
    Lưu Hoàng Thúc động phòng cưới vợ mới​



    - á ng văn chương kì diệu đến những chuyện khánh tiết, tang chế, hôn nhân cũng kì diệu. Những chuyện hung, cát giữa chốn binh đao không lấy gì lạ, những chỗ rừng gươm mà tả được cảnh hoa chúc mới là hay. Đọc hồi này ai cũng phải công nhận cái bất ngờ thú vị.

    - Coi việc Tôn Quyền sai Lỗ Túc đi điếu tang mà than rằng: Nhân tình thế thái đời nay đều như thế cả. Lần trước, Tôn Quyền phúng điếu Lưu Biểu không phải vì Lưu Biểu mà phúng điếu đâu, chính là vì Lưu Bị vậy. Lần này Tôn Quyền lại điếu Lưu Kì, nhưng không phải vì Lưu kì mà chính vì Kinh Châu. Ôi, cái lễ điếu thường thường vì người chết mà ở đây lại hoàn toàn vì người sống. Điếu tang là việc vị tha mà té ra lại là việc vị kỉ. Nếu điếu tang mà không có lợi gì cho mình thì chắc gì Tôn Quyền đã làm? cái thói đời như thế há riêng gì Đông Ngô? Đời nay những kẻ thù tạc đáp lễ với nhau nên lấy chuyện Đông Ngô làm gương...

    - Khi Lưu Kì còn sống, Khổng Minh lấy Lưu Kì từ khước Lỗ Túc, đến khi Lưu Kì chết, Khổng Minh lại lấy việc Tây Xuyên ra từ khước. Nhưng hai lần từ khước, Khổng Minh có hai thái độ khác nhau. Lần trước Khổng Minh mềm mỏng, lần sau cố dùng lí lẽ để cho hết lời cãi vã.

    - Trước kia Khổng Minh đem bài phú Đổng Tước đài để khích Đông Ngô, nay Khổng Minh lại lập kế làm cho kế của con bị mẹ phá hỏng, kế của chàng rể bị bố vợ phá mất. Dùng ngay người nhà người ta để sai người ta thì Khổng Minh quả thật dã cao mưu lắm.

    - Viên Thuật sai Hà Dận đi làm mai kết thân với Lữ Bố, Hà Dận đi làm mai thật mà việc không thành. Tôn Quyền sai Lã Phạm đi làm mai cho Lưu bị. Lã Phạm đi làm mai giả mà việc thành. Nhưng xét kĩ thì Lã Phạm không phải ông mai, Tôn Càn cũng không phải ông mai, chính Kiều Công mới thật là ông mai vậy. Mà Kiều Công lại do Khổng Minh sai khiến, thế thì cuộc hôn nhân này do Khổng Minh làm làm mối đó.

    - Lưu Huyền Đức qua giang tả cầu hôn, chỉ đến nhà "Ngoại Thái Công" của nước Ngô thắp nén hương mà tránh được mọi cản trở. Nhờ uy thế của mẹ chàng rể được thẳng tay bắn sẻ, cửa thiền hoá ra cầu lam, khiến cho Tôn Quyền lòng độc ác thế kia, Chu Du kế sách dường ấy mà cũng đành phải bó tay. Thật là lí thú.



    Hồi 55: Huyền Đức khéo léo, nói khích Tôn phu nhân
    Khổng Minh hai phen trêu tức Chu Công Cẩn​



    - Vương Doãn dùng "mĩ nhân kế" lừa cả Đổng Trác và Lữ Bố, và chỉ lừa có một lần mà thành công. Còn Chu Du dùng "mĩ nhân kế" lừa một mình Lưu Bị, mà lừa đến hai lần vẫn thất bại. Vương Doãn dùng thật, Chu Du trước dùng giả để gạt Lưu bị, sau lại dùng thật để ru ngủ Lưu Bị. Hai lối dùng tuy giống mà khác nhau xa.

    - Tôn phu nhân dồn binh khí trong phòng mà Lưu Bị sợ, không phải sợ binh khí mà chính là sợ cái bà vợ ham thích binh khí vậy. ở đời này có nhiều ông chồng vợ không thích binh khí mà cũng phải sợ, ấy bởi vì tuy người vợ không có dàn binh khí bên ngoài mà chính trong lòng chứa đầy khí giới vậy.

    - Khổng Minh dùng kế tuyệt diệu, đã mượn bà mẹ Tôn Quyền và ông bố vợ của Chu Du tác thành việc hôn nhân cho Huyền Đức, mà còn dùng ngay em gái của Tôn Quyền giúp Huyền Đức trở về Kinh Châu nữa. Đã mượn được quốc thái, mượn được quốc lão, mượn được phu nhân thì còn khó gì mà không được Kinh Châu?

    - Tôn phu nhân kết duyên với Huyền Đức cũng giống như Tề Khương kết duyên với Trùng Nhĩ. Hai vị nữ Lưu này đều thuộc vào hạng trượng phu. Trùng Nhĩ không muốn về thì Tề Khương khuyên về, Huyền Đức muốn về thì phu nhân đưa về. Vì sự nghiệp của chồng là lẽ phải.

    - Huyền Đức đứng trước xe tỏ lời thống thiết để nhờ Tôn phu nhân che chở, chẳng khác hàng nữ lưu làm nũng với đức lang quân, Trái lại Tôn phu nhân tỏ vẻ khí khái trước nguy biến chẳng khác một trượng phu. Sự việc thật li kì, thú vị.

    - Lữ Bố đưa con gái về nhà chồng không xong là vì bị Tào Tháo đón đường, Tôn Quyền đuổi bắt em gái không xong là tại vì Khổng Minh cao kế. Viên Thuật đem quân đi đánh đòi con dâu không xong mà thiệt mất ông mai, Tôn Quyền không giết được em rể mà còn biếu không một cô em, sự việc trước sau rất kì thú.



    Hồi 56: Tào Tháo mở tiệc mừng đài Đồng Tước
    Khổng Minh ba lần trêu tức Chu Du​



    - ở Xích Bích Tào Tháo làm thơ khi còn chưa thua, ấy là thích thú mua vui. ở Đồng Tước đài, Tào Tháo vừa thua trận Xích Bích lại mở đại yến, đó là để giải buồn. Khi chưa thua thì lời lẽ kiêu căng, khi thua rồi thì lời lẽ đâm ra khiêm tốn. ấ y vậy câu nói: " Chỉ mong được ghi chữ Tào hầu trêm mộ..." chính là lời nói gian dối của kẻ gian hùng sau khi lượng sức mình không làm được ước vọng. Tháo không muộn chỉ lừa người thường mà muốn che mắt cả người đời sau nữa. Tháo nổi tiếng là"Lão Man" cũng phải lắm.

    - Tháo coi Lưu Bị được Kinh Châu như rồng gặp nước. Ngay ở cái hồi uống rượu "thanh mai", Tháo đã ví Lưu Bị với rồng rồi. Trước kia, một con rồng gặp nước, một con rồng chưa gặp nước, con rồng chưa gặp nước thì bó tay khuất phục dưới con rồng gặp nước. Tháo lấy đất Duyện, đất Hứa làm nước, còn Lưu bị lấy Kinh Tương làm nước. Nhưng Lưu Bị được Kinh Châu còn là chuyện mượn, sau lấy được Tây Xuyên mới thật là gặp nước.

    Khác với Tào Tháo, Lưu Bị không lấy việc được Kinh Châu hay Tây Xyên

    làm gặp nước, mà lấy việc được Khổng Minh làm gặp nước. Nếu lấy Khổng Minh

    làm "nước" thì lúc Huyền Đức chưa lấy Kinh Châu đã gặp nước rồi.

    Hơn nữa, Khổng Minh có tên là "Ngoạ Long" (rồng nằm) thì Huyền Đức gặp

    Khổng Minh là gặp nước rồi. Khổng Minh gặp Huyền Đức cũng như rồng gặp

    nước nữa.

    - Tôn Quyền xin cho Lưu Bị Làm Kinh Châu mục không phải là liên kết với Bị, chính là muốn cho Tào Tháo ghét Bị vậy. Nhường cái chỗ mình muốn cho kẻ khác để rồi lợi dụng mâu thuẫn thanh toán sau, đó là kế sâu độc lắm. Tào Tháo phong Chu Du làm thái thú Nam Quận không phải sợ Du mà chính là sợ Bị đó.

    - Lỗ Túc đi đòi Kinh Châu ba lần, Khổng Minh khước từ Lỗ Túc ba bận.

    Trước hết đem việc Lưu Kì ra khước từ, sau lấy việc Tây Xuyên ra từ chối,

    cuối cùng lại đem việc không nỡ lấy Tây Xuyên ra thoái thác. Trước không

    chịu lấy Tây Xuyên, sau lại lấy Tây Xuyên, đó là việc dối gạt.

    Cũng như Tôn Quyền muốn chiếm lại Kinh Châu mà lại dâng biểu xin cho Lưu

    Bị làm Kinh Châu mục. Tất cả đều là giả dối.

    Bên này giở trò dối trá, bên kia giở trò dối gạt cũng chỉ vì muốn đấu chí

    nhau mà thôi.



    Hồi 57: Cửa Sài Tang, Ngoạ Long đến viếng tang
    Huyện Lỗi Dương, Phượng Sồ quản công việc​



    - Lúc thiên hạ rối loạn, nhân tài đua nhau xuất hiện. Thời Tam Quốc không chỉ có một Khổng Minh mà có cả Chu Du, Lỗ Túc, Lữ Mông, Lục Tốn ở bên Tôn Quyền, lại có bọn Quách Gia, Trình Dục, Tuân Du giúp Tháo. Người Tài đối chọi với người tài thì mới thấy cái hay trong thế chiến. Cho nên Chu Du lúc chết than một câu: "Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng". Câu nói ấy ngẫm thật lí thú.

    - Khổng Minh khóc Chu Du có câu: "Từ nay trên đời còn ai là tri kỉ".

    Câu nói ấy Khổng Minh đã cho rằng trên đời không phải chỉ những người yêu

    mình, sợ mình là tri kỉ, mà chính những kẻ ghét mình, nhưng biết được tài

    mình là tri kỉ nữa.

    - Việc Bàng Thống chạy tới Kinh Châu, Từ Thứ tìm đến Tân Dã để xin giúp Huyền Đức, so với việc Khổng Minh nằm khểnh tại nhà, chờ mời ba làn mới đến, thật khác nhau xa.

    Từ Thứ tuy giúp Lưu, nhưng trước đã muốn giúp Tôn. Thế thì hai người này

    không quý bằng Khổng Minh. Khổng Minh trước sau chỉ một lòng vậy.

    Tuy nhiên, Bàng Thống được hai phong thư tiến cử, mà lúc đến yết kiến

    Huyền Đức không chịu đưa, chứng tỏ Bàng Thống cũng biết tự trọng lắm.

    - Tôn Quyền đã mất Chu Du lại mất cả Bàng thống, đó là điều thiệt thòi.

    Huyền Đức đã được Khổng Minh lại được Bàng Thống nữa, đó là lợi thế.

    Chu Du không tiến cử Bàng Thống, mà Lỗ Túc tiến cử Bàng Thống giúp Lưu Bị,

    Thế thì không những tài biết người của Lỗ Túc hơn Chu Du mà tâm lí của Lỗ

    Túc cũng khác Chu Du nhiều.

    - Sau khi bọn Đổng Thừa vâng "Y đái chiếu" lập bản nghĩa trạng thì bẵng đi một thời gian. Đến lúc Mã Đằng dấy binh về kinh mới nhắc lại. Như vậy câu chuyện vẫn được mạch lạc trước sau.

    - Đọc truyện ta có thể xem chuyện sau mà đoán được việc trước. Tào Tháo giết Miêu Trạch, khiến cho ta nghĩ rằng trước kia thế nào cũng giết Tần Khánh Đồng trong bóng tối, chứ không dung đâu. Tào Tháo giết cả nhà Hoàng Khuê không tha một mạng, lẽ đâu Tào Tháo lại tha một tên gia nô phản chủ như Tần Khánh Đồng.

    Kẻ tiểu nhân dĩ nhiên không bao giờ tha kẻ quân tử, mà chính chúng cũng

    không chịu tha nhau, mặc dù chúng kết bè kết cánh với nhau, nhưng rồi cũng

    mưu hại nhau. Câu chuyện hồi này chính là tấm gương để răn bọn tiểu nhân

    đó.


    Hồi 58: Mã Mạnh Khởi cát quân báo thù
    Tào A Man cắt râu, vứt áo​



    Chu Du còn sống thì Tôn, Lưu chia rẽ, Chu Du chết thì Tôn , Lưu hợp. Tào Tháo còn động binh thì Tôn, Lưu hợp nhau chống, Tào Tháo lui thì Tôn, Lưu chia rẽ. Đó là cái thế li hợp vì quyền lợi chung của hai nhà vậy.

    Rồi đến lúc Tôn vừa mượn Lưu để chống Tào thì Lưu lại mượn Mã để chống

    Tào. Sự việc thật là li kì.

    Hàn không nghe lời chống Mã, mà Mã lại hợp với Hàn để chống Tào. Sự việc

    còn li kì hơn.

    Đến như Lưu không giúp Mã mà Hàn lại giúp Mã, Lưu không ước hẹn Hàn mà Táo

    lại ước hẹn Hàn, Mã không phải cứu Tôn mà hoá cứu Tôn, mã không hưởng ứng

    Lưu mà hoá ra Lưu dùng được sức Mã, việc lại không thể lường được.

    - Tào Tháo, Tôn Quyền đánh báo thù cha, không phải vì vua, thế là việc tư, Mã Siêu tuy vì cha mà báo thù, những cũng lại vì vua nữa. Thế là Siêu vì việc công. Mã Đằng vì tờ "Y đái chiếu" mà chết là một trung thần. Mã Siêu vì thù cha khởi binh là hiếu tử, mà cũng là trung thần nữa, thế mà có những cuốn sử trước đây chép lầm Siêu là giặc, là kẻ phản thì thật ngoa vậy.

    - Tào Tháo, Tôn Quyền, Mã Siêu đều báo thù cha, nhưng Tháo thì không giết nổi Đào Khiêm chỉ vì nghe tin Lữ Bố kéo quân đánh Duyện Châu mà phải lui về. Tôn Quyền báo thù cha đã không giết nổi Lưu Biểu mà còn phải sai Lỗ Túc đi điếu tang, chỉ có Mã Siêu, tuy không giết được Tháo nhưng đã đâm mũi giáo vào thân cây, bắn những phát tên như mưa găm vào yên ngựa, làm cho Tào Tháo phải vỡ mật kinh hồn, như vậy cũng thoả mãn phần nào vậy.

    - Xem việc Tào Tháo cắt râu, cởi áo, kẻ hiểu việc đều cho rằng đó chính là cái uy của nhà Hán đó. Nếu không có tờ "Y đái chiếu" thì Mã Đằng không chết thì Mã Siêu không khởi binh. Vì có việc nhà vua cắt ngón tay lấy máu viết chiếu nên mới có việc Tháo Cắt râu, vì nhà vua cởi đai áo mà Tào Tháo phải vứt áo bào đi vậy.

    - Tào Tháo làm trận có Tào Hồng, Hứa Chử cứu. nhưng Tào Hồng, Hứa Chử không bằng Đinh Phỉ. Tào Hồng, Hứa Chử chỉ dùng sức mạnh, đột pháo xông tên, không giải nguy nổi, còn Đinh Phỉ chỉ ngồi trên núi thả trâu ngựa ra mà quân giặc hỗn loạn phả rút đi. Thế thì sức mạnh của Tào Hồng và Hứa Chử thực không bằng Đinh Phỉ vậy.

    - Trong lúc Mã Siêu đánh Đồng Quan,, nếu Tôn Quyền, Lưu Bị thừa cơ đánh úp Hứa Đô thì thóng khoái biết bao nhiêu, thế mà cả Tôn Quyền, Lưu Bị không ai dám làm việc ấy.

    Sở dĩ Tôn Quyền không dám đánh Hứa Đô là vì lúc này Đông Ngô đang chủ tâm

    dòm ngó Kinh Châu hơn là Trung Nguyên. Bởi vậy, một cái thành Hợp Phì nhỏ

    hẹp mà Đông Ngô vẫn để yên cho Tào Tháo đóng quân, không động đến.

    Còn Lưu Bị thì lúc này cái đích chính là chiếm Tây Xuyên, bành trướng thế

    lực, vì vậy, không bên nào nghĩ cơ hội Mã Siêu đánh Tào.

    - Hồi ở Xích Bích, Từ Thứ đã xin một đoàn quân về giữ Đồng Quan, phòng quân Tây Lương, nhưng đến hồi này lại thấy Trung Do giữ Trường An rồi giữ Đồng Quan, không nói đến Từ Thứ là tại làm sao?

    Bởi vì, Từ Thứ đã thề trọn đời không thi nhất kế, nếu Từ Thứ có mặt nơi

    Đồng Quan cũng chỉ mượn chốn an thân, không dính dự vào mưu lược nào. Và

    sau trận Xích Bích chẳng ai còn biết Từ Thứ đâu nữa.




    Hồi 59: Hứa Chử cởi trần đánh Mã Siêu
    Tào Tháo xoá thư lừa Hàn Toại​



    - Mã Siêu là một trong năm vị hổ tướng của nớc Thục sau này. Hồi này tuy Mã Siêu chưa vào Thục, nhưng đã được tác giả diễn tả tài năng của Mã Siêu rất tỉ mỉ. Trước khi tả cái sức mạnh kinh thiên của Hứa Chử, sau này tác giả đem Hứa Chử đối với Mã Siêu để làm nổi bật sức mạnh của Mã Siêu vậy. Tuy nhiên, Mã Siêu, Hứa Chử chỉ có sức khoẻ mà thôi. Mã Đằng dấn thân vào hang cọp phài thiệt thân, trung nghĩa có thừa nhưng mưu lược còn kém. Mã Siêu chỉ biết cậy oai cọp của mình, cũng là hạng có sức khoẻ mà thiếu mưu.

    - Phép dùng binh khéo ở chỗ li gián. Thắng một người thì khó mà thắng hai người thì dễ, chỉ vì nhiều người chừng nào thì nghi kị nhau chừng ấy. Để hai người một chỗ thì khó phá, phân hai người ra mỗi người một nẻo thì dễ phá hơn. Mã, Hàn còn đống một chỗ thì không thể li gián, Mã Hàn chia ra hai nơi thì Tháo li gián được.

    Tuy nhiên, nếu Tháo chỉ việc dùng nói bâng quơ trên ngựa thì cũng chưa

    đạt được mục đích, chính bức thư xoá bỏ nhiều đoạn mới là cái cốt yếu,

    tăng ý nghĩa câu chuyên đầu ngựa.

    Trước khi chém sứ của Tháo, Hàn Toại đã cho Mã Siêu xem một lá thư. Có

    lá thư hồi ấy thì lá thư hồi này mới đáng nghi.

    Khi cắt đất giải hoà, Hàn Toại cũng viết một bức thư, có thư di thư lại

    càng tăng vẻ nghi kị của Mã Siêu hơn.

    Tháo sở dĩ làm cho Mã Siêu nghi Hàn Toại được là vì Tháo thông hiểu phép

    phản gián trong binh pháp vậy.

    - Chu Du lừa Tưởng Cán khéo ở lúc đêm tối, Tào Tháo li gián Hàn Toại lại khéo ở lúc ban ngày. Lá thư Tưởng Cán khéo ở chỗ rõ ràng minh bạch. Lá thư Hàn Toại khéo ở chỗ bôi xoá, vu vơ. Những tiếng thầm thì trong trướng của Chu Du có vẻ tối quan hệ và khẩn cấp, còn những lời Tào Tháo nói với Hàn Toại trên yên ngựa toàn là vu vơ không có ý nghĩa gì. Phép lừa dối hai bên đều kì diệu, nhưng mỗi bên có một tính chất khác nhau.

    - Trong thiên hạ làm gì có chuyện hai bên dàn quân đấu chiến mà gặp nhau không nói đến chuyện binh cơ? Trong thiên hạ cũng không bao giờ có chuyện sai sứ đem thư lại gửi đi bản thảo. Rõ ràng là mưu li gián, thế mà Hàn Toại vẫn không biết, lại trả lời với Mã Siêu một cách vu vơ như thế thì bảo Mã Siêu không nghi làm sao được? Việc li gián tuy do Tháo gây nên, nhưng một phần do Hàn Toại u tối, nên mới hại đến Mã Siêu.

    - Mã Siêu chặt tay Hàn Toại cũng như tự chặt mất một cánh tay của mình.

    Mã Siêu đã nghi ngờ Hàn Toại thì Hàn Toại còn cách nào hơn là phải đầu

    Tháo. Hai người hợp lực nhau, nếu đã lìa nhau thì Tào Tháo thủ thắng là

    việc dĩ nhiên.

    - Việc binh của Tôn Quyền do đại đô đốc quyết đoán, việc binh của Lưu Bị do quân sư quyết đoán, chỉ có Tào Tháo là tự mình cáng đáng việc binh cơ, tuy có mưu sĩ giúp sức, nhưng quyết định cuối cùng vẫn do Tháo. Tháo tỏ ra xuất sắc hơn bề tôi, thế thì Tôn Quyền và Lưu Bị không thể bì với Tháo nổi.

    - Mỗi khi Tháo dự tính một âm mưu gì, các tướng đều không hiểu ra sao cả, cho đến lúc xong việc, Tháo mới đem giải thích cho các tướng hiểu, và ai cũng khâm phục. Vì vậy vua Đường có đề trên mộ Tháo một câu: "Nhất tướng chi trí hữu dư. Lương nhiên! Lương nhiên!" Thật cũng phải lắm.

    - Cuốn Mạnh Đức tân thư không được truyền lại đời sau, có người thấy thế tiếc chăng? Nếu tiếc tức là không hiểu cái lẽ "Binh bất tại thư" (việc dùng binh không căn cứ ở sách vở).

    Dù sách có truyền lại, nhưng cái ý trong sách ai mà truyền được. Nếu xem

    sách mà biết chế biến thì sách cũ cũng thành mới, còn nếu cứ khư khư theo

    sách, không biết áp dụng tuỳ thời thì sách mới cũng thành cũ. Hiểu được

    cái mầu nhiệm trong sách thì không dùng sách cũng giỏi, không hiểu được

    mầu nhiệm trong sách thì dùng sách có ích gì? Cho nên người giỏi dùng binh

    không căn cứ vào những nguyên tắc cố định của sách vở. Tào Tháo làm sách,

    Khổng Minh không làm sách, thế mà Khổng Minh dùng binh có thua Táo Tháo

    đâu?

    - Trương Tùng ngấm ngầm đem cả Tây Xuyên dâng cho Tào Tháo thế mà Tháo không nhận nổi. Huyền Đức vì khiêm tốn mà được. Trước kia Hứa Du cũng ăn nói ngạo nghễ với Tháo, mà Tháo nhịn được, chỉ vì lúc ấy Tháo chưa phá được Viên Thiệu, nên Tháo phải ép mình nhẫn nhục. Trương Tùng cũng ăn nói ngạo nghễ với Tháo, nhưng Tháo nổi giận, vì lúc này Tháo đã phá được Mã Siêu , uy thế đang lên. Con gười lúc tự mãn tâm ý khác hẳn lúc còn lận đận.

    - Văn hay ẩn hiện một cách phi thường. Như việc Trương Tùng bước chân đến Kinh Châu, độc giả chỉ thấy Triệu Vân, Quan Công, Huyền Đức đón tiếp Trương Tùng, tác giả không nói đến Khổng Minh, nhưng độc giả ai cũng hiểu mọi kế hoạch đều do Khổng Minh bố Trí cả. Văn tự như thế mới thuần diệu.

    - Khổng Minh trong lòng rất thèm muốn Tây Xuyên, nhưng lúc Trương Tùng đem Tây Xuyên đến bán, lại xui Huyền Đức giả cách không thiết. Ba ngày tiệc tùng không nói gì đến việc Tây Xuyên cả. Cho đến lúc tiễn biệt, Trương Tùng không chịu nổi phải thổ lộ tâm tư. Khổng Minh chẳng khác nào mậu dịch giỏi đời nay, muốn vậy ấy, nhưng làm ra cách thản nhiên, dợi người mời mọc mới mó đến.

    - Cái bức địa dồ Tây Xuyên ngay lúc Khổng Minh ở lều tranh đã vạch ra rồi, sao lại còn cần đến bức địa đồ của Trương tùng? Xin thưa: bức địa đồ của Khổng Minh vạch ra chẳng qua là đại lược, còn bức dịa đồ Trương tùng mời là chi tiết, trong đó chẳng những rành về đường lối mà còn chỉ rõ các chỗ đóng quân, chứa lương nữa. Nếu không có bản đồ ấy không thể vào một nơi hiểm trở như Tây Thục được.

    Vả lại, có bản đồ cũng chưa đủ, muốn vào Tây thục còn phải có người đón

    rước, dẫn đường nữa mới được.

    Cái mưu đón rước Trương Tùng là do Khổng Minh bàn ra, thế mà mưu kế lấy

    Tây Xuyên lại do Bàng thống làm chủ, là ý thế nào?

    Đó là Khổng Minh xem việc giữ Kinh Châu là trọng. Kinh Châu hai mặt bị

    Tào tháo, Tôn Quyền dòm ngó, nên phải cố thủ kĩ càng, nếu để mất đi thì

    Huyền Đức đánh chiếm Tây Xuyên không được sẽ biết về đường nào? Khổng Minh

    đã giữ lấy chỗ căn bản để làm bàn đạp tiến vào Tây Xuyên đó.
    ___________________________
    Hồi 61: Triệu Vân chặn sông giằng lại A Đẩu
    Tôn Quyền đưa thư thoái được Tào Man​



    - Chủ tâm Huyền Đức muốn lấy Tây Xuyên, nhưng nếu thừa lúc Lưu Chương ra đón mà giết đi thì lòng dân Tây Xuyên không phục. Vì thế Huyền Đức không muốn làm.

    Bàng Thống khuyên Huyền Đức không được nên muốn tự mình làm lấy, để tránh

    tiếng ác cho Huyền Đức. Nhưng như thế vẫn không ổn. Mếu có Khổng Minh ở

    đây tất Khổng Minh không làm như vậy. Cho nên, tuy mưu trí Bàng Thống

    không kém Khổng Minh, mà xét về chủ trương thì Bàng Thống không bằng Khổng

    Minh được.

    - Trong đời người anh hùng chỉ làm được một việc xuất sắc thì đã nổi tiếng muôn đời rồi. Thế mà trong Tam Quốc có những bậc anh hùng làm được nhiều việc phi thường cùng một lúc. Xét như Quan công, người đời thường chỉ nhắc đến việc "đơn đao phó hội" mà quên rằng trước đó, Quan Công đã đi phó hội Giang Đông với Huyền Đức một lần rồi.

    Mỗi khi ca tụng Triệu Tử Long thì người ta chỉ nói đến việc "lao động đường phố ấu chúa

    nơi Đương Dương, Trường Bản" mà quên rằng sau đó Triệu Tử Long còn triệt

    giang đoạt ấu chúa nữa.

    Chúng ta đọc qua sử sách ngàn xưa, tìm những anh hùng xuất sắc, chỉ thấy

    mỗi đời có một người, mỗi người làm dược một việc, chứ đời náo có những vị

    anh hùng như nhân vật Tam Quốc.

    - Tôn phu nhân khi ở Kinh Châu thì Tôn Quyền bị mẹ kiềm chế. Nếu A Đẩu sang Ngô, thì Huyền Đức sẽ bị Tôn Quyền kiềm chế.

    Thông minh như Tôn phu nhân tại sao không biết được việc Đông Ngô lừa

    phỉnh bồng A Đẩu về Ngô?

    Dẫu quốc thái có đau thật thì việc đem A Đẩu về ngô cũng không phải do ý

    quốc thái. Việc đem A Đẩu về Ngô đã không do ý quốc thái thì việc gọi phu

    nhân về cũng phải giả dối.

    Xét lại những hành động của phu nhân lúc theo Huyền Đức về Kinh Châu thì

    quả là bậc nữ lưu, nhưng xét về sau này thì lại thấy kiến thức của phu

    nhân không hơn gì hạng nữ nhi thường tình.

    Tuân Húc tự tử, có người cho rằng: Húc sát thân để thành thân.

    Nhận xét như thế e không đúng. trước kia Tuân Húc đã khuyên Tháo chiếm

    Duyện Châu và đã ví Tháo với Hán Cao Tổ, Quan Vũ. Đến khi gửi thư khuyên

    Tháo cố đánh trận Quan Độ, Húc lại ví trận ấy như trận Hán, Sở tranh hùng.

    Rồi bất cứ mưu mẹo gì do Húc bày ra cũng đều nhắm việc giúp Tháo quyền

    nhiếp triều đình cả. Đỗ mục đã chê Húc, và cho việc húc giúp Tháo như dạy

    kẻ trộm đào ngạch khoét vách. Luận như Đỗ Mục mới thật xác đáng.

    Húc đã đem cái thuật trộm cướp dạy cho Tháo, rồi lại đem cái luận điệu

    quân tử ra mà can là thế nào?

    Thì ra Húc đã lỡ chân bước theo Tháo từ trước. nên muốn cứu vãn chút

    tiết nghĩa, che đậy cái giả dối của mình. Như thế những bậc thức giả chê

    trách là phải.

    - Cha anh dựng nghiệp để lại cho con cá đã khó, mà con cái nối nghiệp cha anh cũng không dễ gì. Hồi Tào Tháo đánh Đổng Trác thì Tháo ngang hàng với Tôn Kiên, còn Tôn Quyền đối với Tháo là bậc hậu bối.

    Bởi vậy, Tháo nói: "Sinh con mà sinh được người như Trọng Mưu kia...",

    Tức là Tháo ám xưng mình là bậc tiền bối đó.

    Tuy nhiên, Viên Thuật khinh Tôn Sách vì trẻ tuổi, thì Tào Tháo lại trọng

    Tôn Quyền vì trẻ tuổi. Hai quan niệm nhận xét người thật khác nhau.

    - Tôn Quyền đánh Hợp phì thì Tôn Khiêm, Thái sử từ thiệt mạng. Còn khi Tôn quyền đánh Nhu Tu thì thắng luôn mấy trận.

    Thì ra Đông Ngô sở trường về thế thủ mà không giỏi về thế công. Trận Hợp

    Phì là trận đánh chiếm đất địch, trận Nhu Tu là trận tự vệ! Tấn công thì

    một thành không hạ nổi, còn tự vệ thì có thể đẩy lui bốn mươi vạn quân.

    - Hồi này cũng như hồi trước, đều chuyên nói việc Tây Xuyên, thế mà hồi này bỗng nhiên gác bỏ chuyện Tây Xuyên để nói qua việc Kinh châu, Tôn Quyền bày mưu lừa Tôn phu nhân về nước, rồi nhân việc ấy bàn đến chyện Tào Tháo hưng binh.

    Đến như việc Tôn Quyền dời đô ra Mạt Lăng, ứng theo vượng khí là đầu mối

    của việc họ Tôn tiếm xưng đế vị. Và việc xưng Nguỵ Công gia cửu tích là

    đầu mối của việc họ Tào tiếm xưng đế hiệu. Đến như việc Tào Tháo mơ thấy

    mặt trời, Tôn Quyền gửi thư... hai bên tỏ ý nể sợ nhau, chính là điểm dại

    quan của thế ba chân vạc vậy.

    Ba diểm đại quan ấy viết vào khoảng giữa bộ truyện này lại phân rẽ việc

    Tây Xuyên với Kinh Châu ra hai bên, Và tả Tào Tháo, Tôn Quyền gặp nhau lại

    một chỗ... thật là văn tự sự có dụng bút tinh thục lắm.



    Hồi 62 : Giữ Bồi Quan, Dương, Cao nộp mạng
    Đánh Lạc Thành, Hoàng, Nguỵ tranh công​



    - Đọc hồi này thấy Tôn và Lưu chia rẽ, và cũng thấy Chương, Bị ghét nhau.

    Tôn, Lưu chia rẽ vì lí do một bên đoạt con gái về, một bên đoạt con trai

    lại. Chương và Bị ghét nhau vì một bên tiếc lương, một bên xé thư.

    Tuy nhiên, Tôn, Lưu chia rẽ còn mong có ngày hoà hợp, còn Chương và Bị

    chia rẽ thì khó mà làm lành. Bởi thế cuộc hai bên không giống nhau. Tôn,

    Lưu chia rẽ chẳng qua bề ngoài, còn Chương và Lưu thì lại nằm trong gan

    ruột. Chương rước Lưu vào Tây Xuyên không dễ đuổi đi được. Lưu đã vào Tây

    Xuyên không thể bỏ Tây Xuyên. Vào đất người mà không cướp đất tức là tự

    trói mình, rước người vào mà không dùng được tất phải tìm cách trừ khử.

    Nằm trong cái thế ấy, nhất định Chương và Bị phải một còn một mất.

    - Huyền Đức trước lấy từ Châu làm nhà, rồi để Lữ Bố cướp mất. Sau này lấy Kinh Châu làm nhà, tuy Tháo bỏ chạy nhưng Quyền lại tranh. Thế thì cái nhà của Huyền Đức từ trước đến nay cũng chỉ như ở đậu, chỉ khi lấy được Tây Xuyên mới thực là nhà.

    Trước kia Lưu Biểu nhường Kinh Châu, Huyền Đức không nhận, nay lại cướp

    í ch Châu của Lưu Chương, cả hai người này đều anh em họ. Xét lại thì

    Huyền Đức không nhận Kinh Châu chỉ vì sợ mất đi như Từ Châu trước kia. Nay

    vì quá muộn màng, cơ nghiệp không thể để bê trễ mãi, nên Huyền Đức phải

    quyết định đoạt í ch Châu vậy. Cái cơ nhanh chậm trước sau khác nhau phải

    tuỳ thời mà biến đổi.

    - Bàng Thống đưa ra ba kế sách. Nhưng cái kế kéo binh trở về Kinh Châu không phải là kế đâu. Chính Bàng Thống định giết Lưu Chương trong lúc đãi tiệc mới là thượng kế, còn đánh thẳng vào Thành Đô là trung kế, đến như việc chiếm Phù Quan mới là hạ kế. Huyền Đức đã dùng hạ kế, nhưng như vậy lại hợp tình hơn. Vì lúc mới vào đất Thục đã giết Lưu Chương thì lòng dân không phục, khó ổn định được tình thế.

    - Xem việc Trương Túc, Trương Tùng mà ngán cái cảnh anh em ruột thịt vậy.

    Em thì bán chúa cầu vinh mà không cho anh biết, anh thì sợ mang vạ vào

    thân mà không nghĩ đến em. Anh em ruột mà còn đối xử với nhau như vậy

    huống hồ Lưu Bị và Lưu Chương chỉ là anh em họ. Đọc đến đây độc giả không

    khỏi ngậm ngùi.

    - Huyền Đức không dùng mưu "mạnh" mà dùng chước "già" cướp lấy Tây Xuyên, giết hẳn Lưu Chương ấy là dùng mưu mạnh, còn thong thả mà lấy là dùng chước già.

    Nguỵ Diên trẻ mạnh mà thua Hoàng Trung lão tướng. Làm tướng mà còn phải

    như thế thì việc điều khiển các tước mưu mô phải già dặn lắm mới được.

    - Hồi này có một đoạn gián bút là: Đang lúc kể chuyện gươm đao lại cắt ngang để nói chuyện Tử Hư thượng nhân khác nào như cây cổ thụ có quạ đêm đông, non xanh điểm vào những viên đá lạ vậy.

    Trong trận Phù Quan, Bàng Thống chưa chết, Khổng Minh chưa tới mà Tử Hư

    đã đoán trước, tức là tác giả muốn chắp một mối dây nối liền với hồi sau.

    Văn có chính bút, có kì bút. Như tả việc Huyền Đức giết hai tướng Dương,

    Cao, Bàng Thống chiếm Phù Quan, Lưu Hội yết kiến Tử Hư... đều là chính bút.

    Còn như việc Hoàng Trung cứu Nguỵ Diên, Huyền Đức vào trại địch, Nguỵ

    Diên bắt Lãnh Bào, Pháp Chính gặp Bàng Rạng... đều là những việc đột ngột

    xẩy ra và chính là những kì bút tạo nên. Văn tự như thế thật hay.


    Hồi 63 : Gia Cát Lượng đau lòng khóc Bàng Thống
    Trương Dực Đức vì nghĩa tha Nghiêm Nhan​



    - Trước đây đã có hai vụ khai nước: Tào Tháo khai nước sông Tứ, yểm bức Hạ Bì, và khai nước sông Chương, yểm bức Kí Châu. ở hồi này lại thấy một vụ khai nước nữa là vụ khai nước sông Phù, nhưng lại không xong. Trong truyện phải có việc thật, việc hư mới thú chứ nếu việc nào cũng thành công thì còn gì thú vị.

    - Xem việc Bàng Thống bị tử trận mà biết rằng sau này Kinh Châu sẽ mất, và Vân Trường sẽ chết. Vì sao? Vì rằng Bàng Thống không chết thì Tây Xuyên hoàn toàn uỷ thác cho Bàng Thống, và Khổng Minh chẳng rời khỏi Kinh Châu. Giả sử trước kia việc thu Tây Xuyên được giao cho Khổng Minh, việc giữ Kinh Châu uỷ thác cho Bàng Thống thì dù Lữ Mông, Lục Tốn có mưu mô đến đâu đi nữa cũng không thể qua mặt Bàng Thống được. Cho nên, Kinh Châu mất, Quan Công chết không phải vì Lữ Mông giỏi mưu, Lục Tốn giỏi kế mà chính là vì Bàng Thống chết sớm vậy. Như thế có thể nói rằng: Khổng Minh khóc Bàng Thống cũng là khóc Kinh Châu và Vân Trường nữa.

    - Do lòng ham tiến quá mạnh mà Bàng Thống lâm nguy. Lúc Bàng Thống chưa chết, tinh tú trên trời đã báo trước, rồi đến việc ngựa quỵ chân, thế mà Bàng Thống lại ngờ Khổng Minh ghen với mình muốn gấp rút lập công, để đến mỗi mang hại. Thật đáng tiếc. Than ôi! Tuy nói rằng số trời, nhưng cũng do người một phần lớn!

    - Khổng Minh từ lúc ngồi trong lều tranh vạch kế đã nói câu: "Đông hoà Tôn Quyền...". Nay rời Kinh Châu, giao lại cho Vân Trường vẫn không từ bỏ ý định ấy. Xem thế thì câu nói đó là một quốc sách mà Khổng Minh lúc nào cũng theo đuổi.

    Tuy nhiên, cái nguy lúc này là Tôn phu nhân đã trở về Ngô, Tôn Quyền có thể liên kết với Tào Tháo.

    Cứ như trận Nhu Tu, Quyền không viết thư cầu cứu Bị mà chỉ đưa thư cho Tháo để cầu giải binh, thì Quyền đã có ý hiệp với Tháo rồi.

    Tôn và Lưu lìa nhau thì chưa đủ no, nhưng Tôn với Tào hiệp nhau thật là mối nguy hại. Như thế, nếu chỉ biết Bắc cự Tào Tháo mà không biết Đông hoà Tôn Quyền thì làm sao chống nổi.

    - Trong đời Trương Phi được mấy chuyện thống khoái, như: trước đây Phi đánh đốc bưu, chửi mắng Lữ Bố, thét vang trên cầu Trường Bản, rồi chặn sông cướp A Đẩu. Tuy nhiên, những việc ấy chỉ có chứng tỏ cái dũng mà thôi. Đến như việc bắt sống Nghiêm Nhan ở hồi này mới tỏ được cái trí.

    Bắt Nghiêm Nhan đã giỏi, mà thu phục Nghiêm Nhan lại còn giỏi hơn. Hồi chưa có Khổng Minh thì Trương Phi dũng có thừa, còn trí thì thiếu. Sau khi Khổng Minh điều binh khiển tướng thì Trương Phi lại có đủ cả trí, dũng.

    Thế mới biết Khổng Minh là cái lò đào tạo nhân tài vậy. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

    - Đầu Nghiêm Nhan không bị chặt mà Nghiêm Nhan vẫn được đời sau tặng là "Đoạn đầu tướng quân". Bài "Chính khí ca" của Văn Thiên Tường có câu: "Vị Nghiêm tướng quân đâu...", và người đời Nguyên làm thơ có câu: "Trung như Thục tướng trảm Nhan thì...". Xem như thế thì cái trung nghĩa của Nghiêm Nhan đã được coi đời coi như đã mắng giặc mà chết. Tuy không huỷ mình, nhưng không phải là kẻ tham sống.



    Hồi 64 : Khổng Minh dùng mẹo bắt Trương Nhiệm
    Dương Phụ mượn quân phá Mã Siêu​


    - Trương Nhiệm gài bẫy hại Bàng Thống, Khổng Minh lại gài bẫy hại Trương Nhiệm. Cùng là lối phục binh, nhưng mỗi người một khác. Trương Nhiệm thì phục trên núi cao, hai bên có cây rậm, Khổng Minh chỉ phục nơi đường hẹp, hai bên có lau lách. Trương Nhiệm chỉ phục một nơi, còn Khổng Minh lại phục nhiều chỗ. Trương Nhiệm thì dùng tên bắn thác chủ soái, Khổng Minh thì dùng dao đâm chết các kị binh rồi mới bắt sống chủ tướng.

    - Huyền Đức bắt được Trương Nhiệm đáng lẽ phải giết đi để báo thù cho Bàng Thống thế mà cứ một mặt dụ hàng là vì sao?

    Vì Huyền Đức muốn dùng cái tài của Trương Nhiệm. Xưa, Chương

    Hàm bắn chết Hạng Lương mà Hạng Vũ nói gièm giết Lưu Diễn mà Hán Quang Vũ

    về sau trỏ tay xuống sông thề quên hết chuyện ấy. Cho hay lúc thiên hạ còn

    loạn lạc, người anh hùng không dám khăng khăng giữ lấy oán cừu, phải có

    lúc bỏ qua để đãi người và thu lòng người.

    Tào Tháo không giữ mối thù Điển Vi bị giết mà thu nạp Trương Tú. Tôn

    Quyền cũng bỏ qua mối thù giết Lăng Tháo mà nhận Cam Ninh. Những việc này

    cũng cùng một chủ đích như trên.

    - Dương Phụ báo thù cho Vi Khang ấy là có nghĩa, nhưng Phụ đánh Mã Siêu để giúp Tào Tháo thì lại phi nghĩa.

    Như Mã Đằng hai lần vâng mật chiếu, hai lần đánh giặc thế là trung nghĩa

    với nhà Hán.

    Đến như con Mã Đằng báo thù cho cha thì người con ấy chí hiếu, thế mà

    Dương Phụ lại trung thành với gian tướng, dối vua như Tào Tháo, vậy còn

    xem hành động ấy chính nghĩa làm sao được? Dương Phụ coi Siêu là giặc, mà

    không rõ chính Tháo mới là giặc. Cho nên, người quân tử không nhận cái

    nghĩa của Dương Phụ.

    Hoặc nói rằng: "Dương Phụ giúp Tháo trừ Mã Siêu cũng như Trần Đăng giúp

    Tháo để trừ Lữ Bố chứ có khác gì?".

    Nói thế không đúng. Diêu là một hiếu tử. Bố là một kẻ giết cha. Và Trần

    Đăng qua giúp Tháo thì chưa xảy ra việc săn hưu ở Hứa Điền, bấy giờ tờ "Y

    đái chiếu" chưa ban bố, Đổng Quý chưa bị giết, Tháo chưa xưng Nguỵ Công

    đoạt cửu tích, nghĩa là lòng phản nghịch Tháo chưa biểu lộ rõ ràng. Thế

    thì Tháo ngầm mượn Thiên tử để sai khiến chư hầu, và Trần Đăng phải giúp,

    có gì là lạ.

    Đằng này, khi Dương Phụ giúp Tháo thì tờ "Y đái chiếu" đã lộ, Đổng Phi đã

    chết, Tháo đã xưng Nguỵ Công và đoạt cửu tích. Tháo đương nhiên là kẻ phản

    quốc sờ sờ, thì giúp quốc tặc tức là mình thành giặc luôn. Dương Phụ chối

    cãi làm sao được?

    Trong số Ngũ hổ gồm Quan, Trương, Triệu, Hoàng đều là bốn đại tướng. Duy

    Mã Siêu thì chỉ là một chiến tướng chứ không thể gọi là đại tướng.

    Vì giết Vi Khang, làm cỏ Lịch Thành, Siêu đã không có lòng nhân. Không

    biết nghi ngờ Dương Phụ thì Siêu không phải là bậc trí. Trước kia đã bị

    Tháo lừa, Siêu quay lại đánh Hàn Toại, sau về hàng Trương Lỗ lại đòi đem

    quân đi chống Huyền Đức, thế thì kiến thức của Mã Siêu làm sao bì với bốn

    tướng kia được?

    - Người đời cho rằng bà mẹ Khương Tự cũng như mẹ Thái Sử Từ. Mẹ Thái Sử Từ khuyên con báo ơn Khổng Dung, mẹ Khương Tự khuyên con báo ân cho Vi Khang, cả hai đều đáng khen vậy.

    Tôi cho rằng mẹ Khương Tự kém hẳn mẹ Thái Sử Từ, vì mẹ Thái Sử Từ biết rõ

    Tháo là giặc, còn mẹ Khương Tự không hiểu mình giúp Tháo là giúp giặc.

    Người đời lại khen vợ Triệu Ngang và chê vợ Lữ Bố. Vì Nghiêm Thị (vợ Lữ

    Bố) ngăn chồng không cho xuất chinh. Vương Thị (vợ Triệu Ngang) thúc giục

    chồng khởi binh. Riêng tôi cho rằng vợ Triệu Ngang cũng một loại như vợ

    Lưu Biểu. Vì Thái Thị mưu hại Lưu Bị để giúp Tháo, còn Vương Thị giúp Tháo

    để đánh Mã Siêu, hai người đều như nhau.

    Tuy nhiên đến những kẻ tu mi như Quách Gia, Trình Dục, nổi tiếng là mưu

    trí trong thiên hạ, mà còn không rõ lẽ thuận nghịch, thì câu chuyện đàn bà

    còn phải phê phán làm chi.

    - Hồi này, sau khi Khổng Minh bắt Trương Nhiệm là đến chuyện Mã Siêu đánh Hà Manh quan. Nhưng Siêu đánh Hà Manh quan là do Trương Lỗ sai khiến. Lỗ sai khiến Siêu vì Siêu theo Lỗ, Siêu phải theo Lỗ vì Dương Phụ đánh Siêu.

    Lưu Chương với Dương Phụ vốn chẳng liên lạc gì với nhau, thế mà một đoạn

    nhắc lại Lũng Tây làm cho chúng ta thấy rõ căn cứ. Lối hành văn này giống

    như đoạn văn ở hồi thứ năm mươi chín.


    Hồi 65 : Mã Siêu đại chiến cửa Hà Manh
    Huyền Đức chiếm được đất Tây Thục​



    - Tôn Quyền có mối thù với Lưu Biểu, Lưu Chương cũng có mối thù với Chương Lỗ. Việc Hoàng Quyền cầu cứu với Hán Trung cũng giống như việc Lỗ Túc qua Giang Hạ cầu Lưu Bị. Thế mà, Huyền Đức giúp Tôn Quyền để đánh Tào, còn Trương Lỗ không giúp được Lưu Chương đánh Huyền Đức. ấ y bởi Tào Tháo không li gián được Tôn, Lưu. Còn Khổng Minh thì li gián được Chương, Lỗ. ở Kinh Châu có Sái Mạo khiến Huyền Đức không ở được. ở Hán Trung có Dương Tùng khiến Mã Siêu không yên thân. Tình cảnh hai người giống nhau. Nhưng Lưu Bị ở nhờ Lưu Biểu là để cự Tào, còn Mã Siêu ở với Trương Lỗ lại muốn đem quân đánh Lưu Bị. Xem thế thì Mã Siêu thạt là bất trí. Tào Tháo là kẻ thù cha, thù chúa, mình muốn báo thù cha đền nợ chúa, tại sao lại đi đánh kẻ đồng minh của mình. Mã Siêu đã quên tờ nghĩa trạng rồi sao? Nếu không có Dương Tùng làm cho Trương Lỗ ghét Mã Siêu thì Mã Siêu cũng không thể đánh nổi Hà Manh quan.

    Quan C ng muốn vào Tây Thục tỉ thí với Mã Siêu chỉ là việc nói chơi thế

    thôi. Quan Công nghe tiếng Mã Siêu anh hùng, không muốn để Mã Siêu kiêu

    căng, tự đắc với các tướng Thục. Xưa, Hán Cao Tổ tiếp Anh Bố mà cứ ngồi

    thòng chân vào chậu nước cho người hầu rửa, ấy là tỏ ra ngạo nghễ để làm

    nhục cái kiêu căng của Anh Bố. Mã Siêu mới về hàng Huyền Đức, xem các

    tướng Thục không ai bằng mình, sao khỏi kiêu căng? Sau khi thấy Khổng Minh

    viết lá thư gửi cho Vân Trường, Mã Siêu mới biết còn có một tướng võ nghệ

    tuyệt luân, giỏi hơn Vân Trường là đã biết rõ dụng ý của Vân trường rồi.

    H i Huyền Đức ở Tân dã còn long đong, không nỡ bỏ trăm họ chạy nạn một

    mình, lòng thương dân tha thiết như thế, mà lúc lấy được Tây Xuyên lại

    muốn lấy ruộng của dân thưởng cho các tướng.

    Triệu Vân can gián là phải. Triệu Vân quả là kẻ yêu dân mến nước. yêu

    nước thì không nghĩ đến nhà, không nghĩ đến bản thân. Trước kia đánh chiếm

    Quế dườn, Triệu Vân đã không nghĩ đến vợ con, nay vào Tây Xuyên chiến

    thắng, Triệu Vân cũng không nghị đến chiếm ruộng làm giàu, thật là một bậc

    đại thần thời xưa, không phải chỉ là một danh tướng mà thôi.

    - Xưa, thầy Tử Sản có nói: "Nước mát, dịu dàng, người ta coi thường đùa với nước, nên nhiều kẻ chết đuối. Lửa nóng bỏng, ai thấy cũng sợ, cho nên ít người bị chết cháy".

    Khổng Minh dùng chính sách khắc khổ ở nước Thục, phải chăng đã nghĩ đến

    quan niệm ấy? Hình pháp mà không nghiêm minh, bê tha khiến dân chúng không

    còn ai sợ nữa, đó chính là đã đưa dân chúng vào đường nguy hiểm. Còn hình

    pháp tuy khắt khe, nhưng thi hành đúng đắn, để cho dân chúng tìm lành lánh

    dữ, đó chính là giúp dân chúng tránh khỏi tội.

    Tào Tháo chiếm Kinh Châu, đuổi Lưu Tông đi Thanh Châu, rồi nửa đường cho

    người theo giết. Lưu Bị đưa Lưu Chương sang Công An trú ngụ cho cả gia

    quyến của cải theo. Thế thì Lưu Bị khác hẳn. Lưu Bị khoan nhân, Tào Tháo

    độc ác.



    Hồi 66 : Quan Vân trường một đao tới hội
    Phục hàng hậu vì nước bỏ mình​




    - Quan Công không lấy cá nhân mình đối xử với Đông Ngô, mà lấy danh nghĩa Đại Hán ra áp đảo Đông Ngô thì quả là người tường tận về Nghĩa Xuân Thu vậy. Trước mặt Tào Tháo, Lữ Bố nói: "Đất đai nhà Hán ai cũng có quyền giữ lấy một ít", thế thì Lữ Bố là kẻ vô phụ vô quân. Trước mặt Gia Cát Cẩn, Quan Công nói: "Đất đai nhà Đại Hán, há đem cắt đất giao cho ai?" thì Quan Công là bậc nhân thần.

    Huy n Đức đi lấy vợ, cái hay ở chỗ biết người bày mưu mà cứ đi. Quan Công

    đi phó yến hay ở chỗ không biết mưu lừa. Huyền Đức cưới vợ rồi ra về, khéo

    ở chỗ không từ biệt mà đi. Quan Công phó hội ra về, khéo ở chỗ công nhiên

    từ biệt.

    Lỗ Túc mời Quan Công thì Quan Công nhận lời ngay, còn Trường Liêu dụ Quan

    Công phải nhiều lần mới được. Quan Công từ giã Tháo không muốn cho Tháo

    tiễn đưa, còn từ giã Lỗ Túc lại bắt buộc Túc phải tiễn chân ra bến.

    Ngày trước Quan Công qua năm ải phải giết sáu tướng là vì có sáu tướng

    cản ngăn, nay ra bến thuyền không bị ai chận lại, nên lưỡi đao không nhúng

    máu. Ngày trước ruổi dong ngàn dặm cũng minh bạch đường đường, ngày nay

    cắp đao phó hội cũng uy dũng hiên ngang.

    Đọc truyện đến đây ai cũng khen rằng Quan Công bao giờ cũng thung dung tự

    tại, coi dưới mắt chẳng có ai, thật là một kẻ anh hùng dưới thế.

    - Việc Tào Tháo dùng gậy đánh chết Phục Hậu, thật là một hành động tàn ác chưa từng thấy trong lịch sử. Thân danh sĩ như Hoa Hâm mà đi giúp Tháo làm ác thì cái bụng tham danh lợi lúc đầu vẫn chưa gột rửa được. Thấy vàng nhặt lên xem, ấy là chưa quên lợi. Thấy quan sang ngồi xe chạy ra xem, ấy là cầu vinh. Chỉ vì tham danh lợi mà thành ra một đảng ác tặc bạo tàn. Quản Ninh rạch chiếu ngồi riêng thật cũng xứng đáng.

    - Có người bảo rằng: Quản Ninh nằm ngồi trên một cái lầu, không bước chân xuống đất, có lẽ Ninh nghĩ đất ấy là đất của Nguỵ, không muốn đặt chân xuống. Tuy nhiên Ninh đã quên rằng cái lầu dựng trên đất Nguỵ cũng là lầu của nhà Nguỵ.

    Xét như thế không đúng. Hiền nhân quân tử chỉ lấy một việc đại để nêu rõ

    cái cao thượng của mình mà thôi.

    - Tuân Húc chết vì ngăn việc Tào Tháo lên ngôi Nguỵ Vương. Kể ra Tào Tháo xưng Nguỵ Công tức là cái mầm muốn chiếm đế vị rồi. Việc giết Phụ Hậu tức cái cớ cướp nước. Dù sao, Tuân Húc, Tuân Du biết can ngăn Tào Tháo cũng còn tư cách làm người hơn là bọn Đổng Chiêu, Tưởng Cán, Hoa Hâm.


    Hồi 67 : Bình Hán Trung, Tào Tháo thành công
    Bến Tiêu Diêu, Trương Liêu khét tiếng​



    - Tháo coi Hứa Chử là trung thần. ấ y là kẻ tặc thần mà yêu trung thần.

    Tháo coi Dương Tùng là tặc thần. ấ y là kẻ tặc thần ghét tặc thần.

    ô i, mình là tặc thần mà cũng thích trung và ghét nịnh, mâu thuẫn thay!

    - Bàng Đức bỏ Mã Siêu để Tào Tháo thì còn kém hơn Dương Phụ là kẻ đánh Mã Siêu để hả dạ, chẳng qua vì mối thù Vi Khang. Còn Bàng Đức là kẻ một gia tướng của Mã Đằng sao lại cam tâm đi thờ kẻ giết Mã Đằng là Tào Tháo?

    - Tào Tháo đã chiếm được cả Đông Xuyên mà không dám tiến binh đánh Tây Xuyên là vì Tào Tháo có ba điều sợ sệt. Trước kia vừa phá xong đại quân Viên Thiệu đã vội vượt sông Hà, kéo đến sông Giang đánh Đông Ngô đến nỗi bị thua trận Xích Bích đó là một kinh nghiệm. Lăn vào đất Thục hiểm trở, không thể rút chân ra được, rủi Đông Ngô hợp binh với Kinh Châu Bắc phạt, đánh thẳng đến Tràng An thì sao? Đó là hai điều lo. Khổng Minh hiện đang lao động đường phố Lưu Bị, trước kia còn nép mình trong toà Bác Vọng, Tân Dã mà đã phá tan nhuệ khí của Tào, huống hồ nay đã đã được cả một vùng Tây Xuyên rộng lớn. Đó là ba điều ngại. Có ba điều áy náy trong lòng như vậy thì Tào Tháo làm gì dám tiến binh vào Tây Thục. Cái cơ "tự mãn" chỉ là tâm trạng của kẻ gian hùng che giấu lòng sợ sệt của mình trước ba quân tướng sĩ mà thôi, không phải Tháo không tham vọng lấy Tây Xuyên đâu.

    - Hai nhà Lưu, Tôn chia cắt Kinh Châu, nhưng sự thực chính là Tào Tháo đã cắt Kinh Châu đấy. Nếu Tháo không tiến binh đánh lấy Hán Trung thì Kinh Châu vẫn không bị cắt.

    Trước kia Huyền Đức hứa cắt mà vẫn không cắt, không phải là do Vân Trường

    ngăn trở đâu. Nếu do Vân Trường ngăn trở thì tại sao lúc này Y Tịch vừa

    đến Vân Trường đã chịu cắt ngay?

    - Việc binh có lúc chậm thì được, có lúc chậm thì hỏng. Lúc dẹp Liêu Đông không theo kế sách đánh chợp nhoáng của Quách Gia thì hỏng. Việc lấy Hoãn Thành không theo kế hoạch chợp nhoáng của Lữ Mông thì không cong. Việc giữ thành, có lúc nên mở cửa ra đánh thì thắng, có lúc cần cố thủ thì mới nên việc. Cho nên, trong Tam Quốc chí kế sách về binh lược muôn màu muôn sắc, chẳng kém gì trong binh thư Tôn tử.

    - Khổng Minh chặt cầu Kim Nhạn bắt được Trương Nhiệm, Trương Liêu chặt cầu Tiểu Sư mà không bắt được Tôn Quyền, đó không phải Trương Liêu kém mưu mà chính là Trời đã giúp Tôn Quyền đó.

    Kẻ sáng suốt xem việc Huyền Đức vượt ngữa Đàn Khê đã đoán biết ngôi báu

    Thành Đô dành sữn cho ai rồi. Cũng như xem việc Tôn Quyền vượt bến Tiêu

    Diêu đã thấy vượng khí đất Mạt Lăng như thế nào rồi.



    Hồi 68 : Cam Ninh trăm kị cướp Nguỵ doanh
    Tả từ quảng chén đùa Tào Tháo​



    - Cam Ninh bắn một phát tên mà giải oán được cho mình. Xưa, Liêm Pha giận Lạn Tương Như, Lạn Tương Như cứ nhường nhịn mà Liêm Pha phải hết giận. Giả Phục giận Khấu Tuân, Khấu Tuân cứ nhịn rồi cơn giận Giả Phục phải tan. Như Lăng Thống đối với Cam Ninh có thù giết cha, Cam Ninh không thể một lần nhường nhịn mà Lăng Thống quên được thù. Ninh nhịn Thống không khó, mà cứu Thống để giải thù mới khó. Nhường nhịn kẻ thù mình không lấy gì làm lạ, cứu kẻ thù mình mới là cao cả. Lăng Thống cảm xúc sâu xa, không thù với Cam Ninh nữa cũng là phải.

    - Tuân Du ngăn cản việc Tháo xưng vương mà phải chết, Thôi Diệm cũng ngăn cản việc Tháo xưng vương mà bỏ mình, cả hai chết vì một việc, nhưng người đời sau cho Du không bằng Diệm, vì Du trước kia đã theo Tháo, bày kế cho Tháo, sau mới thấy đến nhà Hán, cố buộc Tháo vào khuông phép. Còn Diệm thì từ trước vẫn không giúp Tháo, đến khi can không được, chửi Tháo cho đến lúc chết mới thôi. Cho nên các nhà bình luận coi Du là một mưu sĩ nhà Nguỵ, mà coi Diệm là bậc trung thần nhà Hán vậy.

    - Viên Đàm, Viên Thượng là hai anh em khác mẹ. Lưu Kì, Lưu Tông cũng là anh em khác mẹ. Cho nên Viên Thiệu, Lưu Biểu mà yêu con thức tức là yêu vợ lẽ hơn vợ chính đó. Còn trường hợp Tháo không phải thế. Tào Phi, Tào Thực đều là con của Biện Thị sinh ra cả, Tháo yêu Tào Thực hơn Tào Phi chỉ vì yêu tài, chứ không phải với ý thức như Viên Thiệu hoặc Lưu Biểu. Khi một người nặng lòng đắm đuối đàn bà thì không ai còn can ngăn nổi. Giả Hủ sở dĩ can Tháo được vì Tháo không ở trong trường hợp Viên Thiệu và Lưu Biểu.

    - Cái lúc Tháo xưng Nguỵ Vương, lập thế tử Giang Đông lại xin hoà, Tôn Quyền chịu thuận, đó chính là lúc Tháo đắc ý nhất, sẵn sàng ra uy, muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết. Thế mà bỗng gặp phải một tay quá quắt như tả từ khiến Tào Tháo phải bó tay. Gia hình không xong, làm nhục không nổi, mổ xẻ không nổi, tru diệt không xong! Thế là cái uy của kẻ gian thần bị mất, cái quyền bị phạm, cái thế phải quẩn, cái lực của kẻ gian hùng phải tận! Lại thêm một câu: "Chuột đất theo cọp vàng, ngày ấy gian hùng hết kiếp". Thế là giữa lúc Tháo cực kì hưng thịnh, Từ đã sớm cười cợt sự tiêu diệt của Tháo, chẳng khác việc Trần Tường Cước gặp Phong Mị, khiến độc giả thích thú lạ lùng.

    - Tào Tháo gặp Tả Từ, Tôn Sách gặp Vu Cát, hai chuyện tuy phảng phất giống nhau, mà có nhiều việc khác xa. Vu cát không tới yết kiến Sách. Tả Từ thì đến tìm gặp Tháo. Thế là Cát vô ý mà từ thì chủ tâm. Cát không dám xúc phậm đến Sách. từ dám chọc tức làm nhục Tháo. Thế thì Cát tầm thường, Từ gan dạ. Vu Cát đòi mạng, tả Từ không đòi mạng. Thế là Vu Cát bị giết thật, mà tả từ bất tử. Tôn Sách giết có một Vu Cát, rồi đi đâu, ở đâu cũng thấy Vu Cát. Tào Tháo giết vo số Tả từ một lúc, mà rồi chẳng thấy một tả từ nào nữa. Thế là Cát không biết phép "không thân". Tả từ biết phép "không thân". Vu Cát không phải là tiên, tả từ mới là chân tiên vậy. Vả lại, nên coi cáo có làm không, chẳng nên coi những cái không làm có. Tả Từ có lẽ đã mượn một "hình án không" để đùa cợt răn dạy Tào Tháo chăng? Kìa, trống chuông lầu hán, cung điện nhà Tào... Vừa chớp mắt chỉ còn thấy chiều tàn nước cuốn! Hoa cỏ cung Ngô, áo xiêm triều Tấn... mới thoáng đó đã biến thành rừng rậm gò hoang! Thế thì dù hán, dù Nguỵ, dù Ngô, dù Tấn chưa chắc đã chẳng là "không" hết thảy. Biết quá khứ đã "không", ắt rừng hiện tại chỉ là không. Không đợi đến lúc buông tay lìa đời mới thành "không", mà ngay cả cái lúc đang bắt tay vào đời biết đâu cũng chỉ là "không" đó thôi.

    Nếu Tháo hiểu được cái tư tưởng này, ắt Tháo đã không đến nỗi tham ngôi

    Nguỵ Vương, không tiếm đoạt xe loan, và không đến nỗi cướp ngôi nhà Hán

    vậy.


    Hồi 69 : Bói Chu Dịch, Quản Lộ biết cơ
    Đánh Tào Man, năm người tử tiết​




    - Hồi trước vừa kể chuyện Tả Từ, hồi này lại kể tiếp chuyện Quản Lộ.

    Thuật pháp của Tả Từ là ảo, lí số của Quản Lộ là thực. Thuật pháp ảo ảnh

    khiến người không thể lường, còn lí số cũng cao diệu khiến người không thể

    hiểu được.

    Đã biết số trời không thể đổi mà còn yêu cầu người ta dốc hết tài năng

    chỉ rõ cho mình để mình củng cố địa vị riêng của mình thì có ích gì. Cho

    nên, chẳng những thuật pháp của tả từ mới răn dạy, cảnh cáo tên giặc mà

    đến như lí số của Quản Lộ cũng để thức tỉnh kẻ gian hùng nữa.

    - Đang cái lúc Bàng Thống chưa chết, Khổng Minh chưa vào Tây Thục mà tám câu đoán của tử Hư thượng nhận đã báo điềm trước. Nay Hạ Hầu Uyên chưa chết, Tào Phi chưa cướp được ngôi Hán mà cũng đã có tám câu đoán của Quản Lộ. Đó đều là lối dùng "gián văn" để đặt phục bút vậy.

    - Nếu Kim Vi ước hẹn với Lưu Bị trước, đợi Tháo kéo binh đi lấy Hán Trung, rồi mới khởi sự, ắt Bị từ ngoài đánh vào, Vi từ trong đánh ra, thì chưa chắc cuộc khởi nghĩa đã thất bại. Tiếc rằng việc làm quá táo bạ vội vàng. Tuy nhiên việc thành bại nay chẳng đủ luận, mà cái trung can nghĩa khí mới là điều đáng nói. Nghĩa khí ba vị hiền này có kém gì ba hào kiệt nọ. Quan chép sử Nguỵ trước kia chép việc "bọn cảnh kỉ, Vi Hoảng mưu phản, bị tru lục..." thật là lầm lạc. Đến bộ sử Cương Mục, mới cải chính lại rằng:

    "Cảnh Kỉ, Vi Hoảng đánh Tào Tháo không xong tự tử". Như thế mới rặng nghĩa

    Xuân Thu đến muôn đời vậy.

    - Hoặc nói rằng: Trận hoả tai ở Hứa Xương, nếu Quản Lộ không nói trước thì Tào Tháo không đề phòng. Tháo không dự phòng thì Tháo đi Hán Trung, và việc nghĩa của năm vị trung thần chưa chắc đã thất bại.

    Cát Bình, Quản Lộ, một thầy thuốc, một thầy bói mà họ Cát trung nghĩa một

    nhà, Quản Lộ lại đi đề phòng lửa giúp Tháo, chẳng hoa ra khoa bói của Quản

    Lộ kém hơn khoa thuốc của Cát Bình sao?

    Tuy nhiên, đây không phải là lỗi của Quản Lộ, việc ngũ thần phóng hoả là

    do số định. Những lời Quản Lộ nói ra cũng là do số định như thế. Số đã

    định thì không thể tránh được, chỉ có điều là: kẻ gian hùng khi nghĩ đến

    định số thì đem lòng mưu việc sang đoạt, còn kẻ trung nghĩa không vì định

    số mà giảm ý đền ơn báo vua.

    - Xem việc các tôi tớ gian đình năm nhà khởi nghĩa mà tha rằng: Đổng Thừa còn kém năm vị trung thần này. Việc của Đổng Thừa chỉ vì một đứa đầy tớ Tần Khánh Đồng mà tiết lộ. Năm nhà sau này thì có đến gần ngàn tôi tớ dự mưu mà không một người nào phản chủ. Nếu năm vị trung thần không biết dùng người thì đâu có giữ được kín đáo như thế? Điền Hoành tử tiết thì năm trăm người theo Hoành và cũng nhờ đó mà lưu danh. Đối lại cũng nhờ năm trăm người chịu chết theo mà tên tuổi Điền Hoành càng vang dội hậu thế.

    Cái trung nghĩa của cả ngàn gia binh năm nhà, chúng ta càng thấy năm vị

    trung thần hiền lương không ai bì kịp.



    Hồi 70 : Trương Phi khoẻ, dùng mưu lấy Ngoã Khẩu ải
    Hoàng Trung già, bày kế đoạt Thiên Đãng sơn​



    - Mấy hồi trước tả việc Quan Công uống rượu, ở hồi này lại tả Trương Phi uống rượu. Chén rượu uống vào lúc "đơn đao phó hội" là chén rượu của người. Chén rượu uống nơi Ngoã Khẩu là chén rượu của mình. Quan Công uống rượu vì gan dạ, Trương Phi uống rượu vì mưu kế. Quan Công uống rượu thì thật hào hùng, Trương Phi uống rượu thì thật mưu kế.

    Gan dạ mà uống rượu thì làm cho gạn dạ thêm to, hào hùng mà uống rượu thì làm cho hào hùng thêm mạnh. Còn dùng chén rượu mà tăng thêm trí xảo thì khó lắm. Vì gan dạ và hào hùng có thể đi đôi với rượu, còn trí thì không thể đi đôi với rượu được... Việc làm không thể gần rượu, mà Trương Phi lại cứ gần nó để lợi dụng nó mà thành công. Như thế không phải cơ xảo sao?

    Trương Cáp dùng binh coi mạng quân như cỏ rác, nên lầm tưởng Trương Phi cũng dụng binh như mình. Cáp kiêu ngạo coi người như cỏ, còn Trương Phi thì khôn ngoan lấy cỏ làm người. Trương Phi say nhưng say tỉnh, còn Trương Cáp thì lại tỉnh say. Cái say của Trương Phi nơi Ngoã Khẩu ngày hôm nay khác với cái say của Trương Phi để mất Từ Châu thuở trước. Có thể nói rằng: "Trước sau hai ông Trương Phi khác hẳn nhau vậy!".

    Ông Trương Phi ngày hôm nay với ông Trương Phi lừa Nghiêm Nhan ngày trước là một. Lúc lừa Nghiêm Nhan có hai Trương Phi một đi trước, một đi sau, nay vụ lừa Trương Cáp cũng có hai Trương Phi, một bằng rơm, một bằng xương thịt. Mưu việc mà phảng phất như quỷ thần như vậy chẳng khác Tả từ, thì quả Trương Phi đã có cái mưu ít kẻ sánh bằng.

    - Trong Kinh Thi có câu: "Phương Thúc nguyên lão, khắc tráng kì do..." để ca ngợi vị lão tướng của Chu Tuyên Vương. Trong Kinh Dịch, phần Hệ từ cũng có câu: "Văn nhân tướng chi quý..." ý nói: việc dùng binh, lập kế có người lão thành thì mới tốt.

    Tuy nhiên, dùng người già mà cho người trẻ theo giúp, thì không bằng cho

    người già theo giúp người già. Tuân Yển giỏi, nhưng lúc nào cũng có anh

    chàng Loan yểm nóng nẩy theo bên mình, thì Tuân yển không thể thực hành

    được chuyện gì. Kiển Thúc giỏi, nhưng bên mình lúc nào cũng có "Tam suý"

    vũ dũng, hung hăng, thì Kiển Thúc cũng không thể dùng được mưu. Hoàng

    Trung nhờ có Nghiêm Nhan làm phó tướng mà hai lão già tâm đầu ý hiệp, làm

    được việc.

    - Việc binh cần dụ địch, địch cho ta là kẻ lỗ mãng thì nên tỏ ra thô bạo để địch lầm. Địch cho ta già nua thì ta cần phải làm bộ khiếp nhược để cho địch khinh. Tuy nhiên, có binh dụ trước phải có kì binh đánh sau thì mới thắng. Trương Phi, Hoàng Trung đều dùng đường nhỏ đánh vào sau ải, đó tức là đã dùng kì binh vậy. Không dụ địch thì không thể dùng kì binh, mà đã dùng kì binh thì phải dụ địch.
     
  14. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 71 : Chiếm Đối Sơn, Hoàng Trung sức nhàn thắng sức mỏi
    Giữ Hán Thuỷ, Triệu Vân quân ít phá quân nhiều​




    - Hạ Hầu Uyên lấy tên tự là Diệu Tài thì thật tài năng không xứng với tên hiệu ấy. Dương Tu mới xứng gọi là Diệu Tài, nhưng trước Dương Tu đã có Thái Ung, và trước Thái Ung đã có Hàm Đan Thuần "Diệu Tài" rồi. Trong lúc đang tả chiến trận một cách khẩn trương lại xen vào đoan văn chương, thật là hay.

    - Trận chiến Thiên Đãng sơn hai lão tướng lập được kì công rồi đến trận Định Quân sơn, riêng một lão tướng lại lập thêm một đại công nữa. Nếu chỉ mới lập được một lần công thì còn cho là may rủi, chứ như đã lập được lần công thứ hai thì chính là tài năng của Hoàng Trung quả đã già giặn như tuổi của lão rồi. Vả lại tướng già, ngày tháng không còn được bao nhiêu nữa, thì lòng báo ân phải hăng hái thêm. Lão tướng Hoàng Trung thật không hổ với chữ trung thần.

    - Khổng Minh dùng Hoàng Trung hai lần liên tiếp trong chiến cuộc, chính là Khổng Minh muốn dùng cái già dặn của Hoàng Trung đấy. Phải có mưu già mới làm nên việc lớn. Già mà khoẻ thì cái già ấy không nhu nhược. Khoẻ mà già dặn thì sức khoẻ ấy không khinh suất, khinh địch.

    - Hồi trước, khi kể đến chiến công của Hoàng Trung, đã kể đến chiến công của Trương Phi. Hồi này kể việc Hoàng Trung phá giặc lại kể đến chuyện Triệu Vân lập công. Triệu Vân cứu Hoàng Trung khỏi vòng vây hán Thuỷ, Bắc Sơn, không khác gì đã cứu A Đẩu nơi trận Dương Dương ngày trước. Tuy nhiên, việc chặn cầu cứu chúa ngày trước được phân công cho hai tướng, thì chưa li kì lắm. Đến hai việc cứu tướng và chặn sông mà chỉ có nhờ một người ấy mới kì hơn. Cứu A Đẩu còn có thể nói là nhờ hồng phúc của ấu chúa, còn cứu Hoàng Trung chỉ nhờ ở tài sức Triệu Vân, như vậy tuy việc trước sau giống nhau mà việc sau còn li kì hơn.

    - Triệu Vân một mình chống với cả chục vạn quân rầm rộ của Tào Tháo kéo đến, nếu không đóng chặt cửa trại tất bị chết, mà bỏ trại trốn cũng bị chết. Tử Long không bỏ trại mà cũng không đóng cửa, cứ ngả cờ im trống, một mình gò ngựa đứng bên ngoài, lấy nghi binh mà thắng địch. Như thế quả Triệu Vân chẳng những chỉ có cái dũng, mà còn có cả đảm lược nữa. Có người nói: Vì Triệu Vân to gan lớn mật nên làm lui quân tào.

    Xét như thế chưa chắc đúng. Triệu Vân chẳng những nhờ ở can đảm mà còn là

    mưu cao nữa. Nếu chỉ một việc lớn mậy là nên công sao Khương Duy mật lớn

    bằng cái trứng vịt mà vẫn thua Đặng Ngải?


    Hồi 72 : Gia Cát Lượng dùng mẹo lấy Hán Trung
    Tào A Man thu quân về Tà Cốc​



    - Kẻ lắm mưu thường hay đa nghi. Tào Tháo đa nghi, nên Khổng Minh dùng nghi binh để doạ Tháo và đuổi Tháo chạy như gió. Tuy nhiên, không phải ai cũng doạ được Tháo đâu. Sở dĩ Tháo đa nghi và sợ sệt như vậy là vì Tháo đã bị Khổng Minh mấy trận hoả công ở Bác Vọng, Tân Dã, bị Khổng Minh thúc vào sườn ở Ô Lâm, bị Khổng Minh chẹt ở Hoa Dung... Chính vì những vố ấy mà Tháo sợ bóng, sợ gió, nghĩ đến Khổng Minh dùng binh thì Tháo không an lòng, đâm ra hốt hoảng.

    Cho nên kẻ dám dùng nghi binh là kẻ đã tự xét mình và hiểu rõ được tâm

    trạng của đối phương, xem đối phương có kiêng nể minh hay không, sau đó

    mình mới dùng nghi binh được. Như Hàn Tín dựa lưng nơi mé sông mà thắng

    địch, còn Từ Hoảng dựa lưng nơi mé sông bày trận thì lại thua. Thế là cùng

    một chiến pháp mà được thua lại khác nhau mới biết trong binh pháp không

    phải là một nguyên tắc bất di bất dịch, mà kẻ vận dụng nói phải tuỳ cơ ứng

    biến, linh động biết tuỳ cơ thì mới thắng giặc được.

    - Tào Tháo không giữ được Hán Trung cũng như không thể giữ nổi Từ Châu vậy. Lưu Bị đã lấy được Tây Xuyên lẽ nào lại không lấy Đông Xuyên (Hán Trung). Người đã nằm cạnh giường khi nào lại chịu để kẻ khác nằm chung, để rồi họ hất mình xuống đất? Xem cái thế của Lưu Bị ở hồi này thấy rõ Tào Tháo thế nào cũng không giữ được Đông Xuyên.

    - Hán Cao Tổ phá Hạng Vương nhờ Bành Việt phá rối mặt sau, Huyền Đức phá Tào Tháo cũng nhờ Mã Siêu phá ở mặt sau. Hai việc trước sau cách nhau một thời gian, nhưng lại giống nhau.

    Trong số "Ngũ hổ" của Huyền Đức thì Quan Công mắc trấn giữ Kinh Châu,

    Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung đã lập được đại công ở hai hồi trước.

    Riêng có Mã Siêu thì hồi này mới nói đến. Nhưng Mã Siêu xuất hiện với

    những hành động anh hùng không kém gì bốn vị kia.

    - Khổng Dung, Tuân Húc, Dương Tu... đều xúc phạm đến Tháo mà chết. Nhưng Dương Tu không được như Khổng Dung, và cũng không được như Tuân Húc. Vì, Khổng Dung không chịu thờ Tháo, lấy lời chính trực chống lại Tháo mà bị Tháo giết. Tuân Húc thì trước đó đem thân thờ Tháo nên không được chính trực, nhưng sau lại lấy lẽ chính trực chống lại Tháo. Còn Dương Tu thì bất chính trực khuông lao động đường phố Tháo mà sau lại lấy điều bất chính chống lại Tháo. Dương Tu là con Dương Bửu mà đi uốn mình giúp Tháo, đã đáng thẹn cho nếp nhà, lại còn vì giúp Tào Thực, làm cho Tháo nghi ngờ, thật là không biết cư xử giúp tình cốt nhục nhà người ta.

    Lấy điều chính chống lại Tháo, bị Tháo giết đó là lỗi thại Tháo, nhưng

    lấy điều không ngay thẳng chống lại Tháo đến nỗi bị Tháo giết thì lỗi tại

    người đó không chính đáng.

    Có hai hạng sĩ có tài: một là mưu sĩ, hai là văn sĩ.

    Đem tài ra giúp Tháo như bọn Quách Gia, Trình Dục, Tuân Húc, Tuân Du, Giả

    Hư, Lưu Hoa,... để cho Tháo dùng mưu của mình, tức là mưu sĩ. Để cho Tháo

    dùng cái tài văn của mình như bọn Dương Tu, Trần Lâm, Vương Xán, Nguyễn Vũ.

    .. đó là hạng văn nhân.

    Tuy nhiên các văn sĩ không bị nghi ngờ bằng mưu sĩ. Tháo ghét Tuân Húc

    vì Húc cản trở việc Tháo chiếm chức Nguỵ Công gia cửu tích, chứ trước đó

    Tháo đâu có ghét Húc bao giờ.

    Ngoài ra, hầu hết các mưu sĩ không ai bị Tháo ghét cả. Mưu sĩ còn thế thì

    văn sĩ lẽ nào lại ghét?

    Đến kẻ chửi Tháo thậm tệ như Trần Lâm mà Tháo vẫn còn chưa trị tội thay.

    Thì ra, ai có tài mà Tháo không dùng được thì Tháo không ghét. nếu Dương

    Tu không là bè đảng của Tào Thực, lừa dối, che mắt Tháo thì Tháo đâu đến

    nỗi căm giận, và Dương Tu đâu đến nỗi chết? Ai nói Dương Tu có tài mà Tháo

    ghét là người ấy lí luận không vững vậy.

    - ở phía nam Định Quận, Tháo bị gãy một chân, đến phía đông hán Xuyên,

    Tháo lại gãy hai cái răng. Gãy chân chỉ mới là nghĩa bóng. gãy răng mới

    thực là nghĩa đen! ở trận Đồng Quan Tháo bị cụt tay, nay ở trận Hán Trung

    lại gãy răng thì còn đâu cái quý tướng nữa. Tiếc rằng lúc này không có

    Quản Lộ xem tướng lại thử.

    - Hồi này phép tự sự có "đảo sinh tại tiền" có "bổ cứu tại hậu". Như Tào Chương chưa đến, Tháo đã có lời khoe thằng con tóc vàng trước. Như Dương Tu đã chết rồi tác giả mới nhắc lại chuyện Tháo ghét Tu.

    Đang giữa chỗ chiến trận bỗng kể xen đời tư của Tào Chương và dương Tu

    vào. Đó là nhân việc người này mà kể xen việc người khác.

    Như nhân việc Tào Tháo bình miền Đại Bắc mà kể lại việc Tào Chương, nhân

    việc Tào phi ghen Tào Thực mà nhắc lại việc Dương Tu. Ngoài ra việc Trương

    Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Nguỵ Diên, Mạnh Đạt... xuất hiện một cách bất

    thần làm cho người đọc rất ngạc nhiên. Lối dùng bút của tác giả có thể

    sánh với lối dùng binh của Khổng Minh vậy.



    Hồi 73 : Huyền Đức lên ngôi Hán Trung vương
    Vân trường đánh chiếm tương Dương quận​



    - Lưu Bị trước làm Từ Châu mục, Từ Châu mục là do Tào Tháo mượn chiếu của thiên tử phong cho. Đến khi Lưu Bị làm í ch Châu mục thì tự ý xưng lấy. Tuy nhiên, tự xưng còn hơn là được Tào Tháo giúp. Vì đã coi Tháo là một tên quốc tặc thì chức tước của Tháo có quý gì?

    Lưu Bị làm tả tướng quân Nghi Thành đình hầu là do chính thiên tử phong

    cho, khi làm Hán Trung vương thì lại tự mình xưng lấy. Nhưng, Lưu Bị tự

    xưng vẫn không khác gì thiên tử phong cho, bởi vì Lưu Bị chủ trương đánh

    giặc Tháo là hợp ý của thiên tử mà.

    Tờ biểu tâu Hiến Đế có nhắc lại việc Bị cùng vâng chiếu với Đổng Thừa.

    Rồi vừa lên ngôi vương lại sai ngay Vân trường đi đánh Tháo phá Phàn Thành.

    Thế là đại nghĩa sáng tỏ như mặt trăng, mặt trời. Cuốn sử Cương Mục không

    chê trách Lưu Bị về việc tự lãnh í ch Châu mục và xưng Hán trung vương là

    vậy.

    - Tào Tháo áp bức nhà vua để lấy tước công, tước vương, rồi sau khi chết lại được con cháu truy tôn làm đế. Nhưng các danh hiệu ấy chỉ được xưng ở triều đình, còn dân gian không ai thèm biết đến. Đời sau không ai gọi Tháo là đế, là vương, là công, mà chỉ gọi Tháo bằng thằng giặc.

    Như Quan Công làm tiền tướng quân là do nước Thục ban cho, thế mà về sau,

    trong thiên hạ ai cũng kính trong, nể vì, và còn gọi là bậc thánh. thế

    mới biết chức tước không được kính trọng trong đời, mà chỉ có người mới

    đáng kính.

    - Tôn Quyền cầu thân với Quan Công, chúng ta có thể đứng về phía Quan Công mà luận rằng: Hai nhà hoà hay bất hoà không phải ở chỗ kết thân. Như Lưu Bị chẳng làm rể Đông Ngô nghĩ đến tình nghĩa thì đã có Tôn phu nhân đó, hà tất phải cầu thân với Quan Công nữa mới gọi là thân.

    Nhưng nếu Quan Công đem ý ấy mà từ chối mề mỏng thì không hại đến thể

    diện ĐÔng Ngô. Tiếc rằng Quan Công dùng lời lẽ quá cứng rắn.

    Mặc dù vậy, nhưng nếu nói rằng vì Quan Công từ hôn Đông Ngô mà mất Kinh

    Châu thì cũng không đúng. Con gái Tào Nhân đã lấy em trai Tông Quyền mà

    trận Xích Bích còn xảy ra. Con gái Thào Tháo đã làm chánh hậu vua Hiến Đế

    mà họ Tào vẫn không bỏ cái mộng cướp ngôi Hán. Hai việc này không đủ chứng

    minh rằng dù Quan Công không từ hôn thì Tôn Quyền cũng cướp Kinh Châu sao?

    Tôn Quyền đã sai tướng đuổi theo Huyền Đức lúc Huyền Đức rời bỏ Đông Ngô,

    không một chút gì nghĩ đến em gái mình, thì Tôn Quyền còn nghĩ gì đến con

    gái QUan Công mà nhân nhượng Kinh Châu. Có điều Quan Công đem so sánh "con

    hùm, con chó" thì thật quá đáng.

    - Nếu Khổng Minh không sai Quan Công tiến đánh Phàn Thành thì Kinh Châu có thể không mất.

    Nếu Quan Công lên mặt Bắc chiếm Phàn Thành nhưng cho một tường từ Tây

    Thục dang thay thế Quan Công giữ Kinh Châu thì có lẽ Kinh Châu cũng chưa

    mất.

    Thế mà Khổng Minh không nghĩ như vậy. Nhưng lỗi ấy không phải do Khổng

    Minh mà chính là do... trời vậy.

    Nếu Quan Công nghe lời Vương Phủ, đừng dùng Phan Tuấn thì Quan Công cũng

    chưa đến nỗi chết. Nếu không dùng Mi Phương, Phó Sĩ Nhân thì cũng chưa đến

    nỗi chết, ấy mà Quan Công lại cũng không nghĩ ra. Đó cũng không phải vì

    Quan Công dờ, mà chính cũng do ở trời cả. Trời không tựa nhà Hán nữa, thì

    việc trời định còn tránh sao được?

    - Hồi này kể chuyện Quan Công đại thắng ở Tương Dương, hồi sau lại kể chuyện Quan Công chém Bàng Đức, bắt sống Vu Cấm. Hai việc đều là thích thú. Thế mà lúc chưa ra quân đã có hoả tai báo điềm trước, lại thêm ác mông đưa tin chẳng lành. Những điềm này là mối dây móc sẵn cho hồi sau. Khơi mối dây cho chuyện buồn mà khơi lúc bắt đầu xảy ra chuyện buồn thì không lấy gì kì diệu. Khơi mối buồn mà khơi lúc bắt đầu chuyện vui thì mới là kì.


    Hồi 74 : Bàng Đức may áo quan quyết trận tử chiến
    Quan Công khơi dòng nước tràn ngập bảy đạo quân​

    - Quan Công trước kia muốn tỉ thí với Mã Siêu mà nay lại tranh phong với bộ tướng của Mã Siêu. Như thế có khác gì QUan Công đánh với Mã Siêu đâu. Quan Công và MAx Siêu đã về một nhà mà Bàng Đức cố tình tử chiến với Quan Công thì khác gì Bàng Đức cố tình tử chiến với Mã Siêu. Như thế Bàng Đức đã vô tình phản lại chủ cũ, Bàng Đức còn đâu là trung nghĩa. Bàng Đức không chịu hàng Quan Công sao trước kia Bàng Đức lại hàng tào Tháo? Kẻ thức giả không cho hành động của Bàng Đức là anh hùng.

    - Quan Công hai lần dùng nước để thắng địch quân. Lần trước tháo nước ở Chương Hà, lần sau tháo nước ở Tương Giang.

    Việc tháo nước ở Chương Hà là do kế của Khổng Minh, chỉ dùng rất ít, mà

    đạt kết quả cũng không bao nhiêu. Lần này dùng nước ở Tương Giang, QUan

    Công đã tự ý mình, và thắng địch rất lớn.

    Nhưng Quan Công khơi nước Tương giang dìm được bảy đạo quân mà không đủ

    sức nước cuốn để hạ Phàn Thành là tại làm sao?

    Vì nước cuốn quân thì dễ, mà nước cuốn thành thì khó. Nước cuốn quân thì

    thuận và nhanh chóng, nước cuốn thành thì chậm mà lâu. Nhanh thì quân địch

    không kịp phòng bị, còn chậm thì quân địch có thể đề phòng.

    Hoặc có kẻ bảo rằng: Tào Tháo dùng nước sông Tứ đoạt thành hạ Bì, dùng

    nước sông Chương lấy thành Từ Châu, như vậy Tào Tháo dùng nước giỏi hơn

    Quan Công hay sao?

    Xét rằng: Nếu ở Hạ Bì không có Hầu Thành trốn ra theo, ở Ký Châu không có

    Thẩm Vinh mở cửa đầu hàng thì vị tất hai thành ấy đã bị mất. Tháo nhờ may

    mà thắng chứ không phải nở ở sức nước mà được.

    - Cái mẹo QUan Công tháo nước Tương Giang không khác gì cái kế Lãnh Bào tháo nước ở Phù Thuỷ, không nên lấy thành bại mà luận Lãnh Bào thất bại vì

    Bàng rạng đi báo để bàng Thống kịp đề phòng,

    Quan Công thắng trận vì Thanh Hà tuy biết trước nhưng Vu Cấm không nghe

    lời.

    Còn Pháp Chính sơm biết mưu quân địch nên dinh trại không cần dời mà vẫn

    vô sự.

    Bàng Đức biết muộn, vẫn muốn dời binh mà không còn kịp nữa. Cùng một mưu

    kế, nhưng thành hay bại còn phải do đối phương khôn hay dại nữa.

    - Cá chui vào rọ, Quan Công làm ngư ông ngồi hưởng lợi. Bàng Đức mấy lần lọt lưới, nhưng cuối cùng cũng phải nằm trên thớt. VU Cấm vào lưới sớm nhất, nhưng vẫn không bị chết có lẽ vì Quan Công tin chắc rằng sinh mạng Vu Cấm không còn lọt đi đâu được nữa.

    - Xem việc Quan Công không hạ được Phàn Thành chứng tỏ lòng trời không muốn cho Hán phục hưng rồi.

    Trước kia, Từ Thứ bày kế, chiếm được Phàn Thành nhưng lúc ấy quân Lưu Bị

    còn quá ít, không đủ giữ thành nên thành phải bỏ. Hồi này quân lực QUan

    Công có thể giữ được Phàn Thành và cả những thành khác xa hơn nữa, nhưng

    lại bị trở ngại. Nhưng kẻ có cảm tình với nhà Hán, đọc truyện đến đây

    không khỏi thở dài than tiếc vậy.


    Hồi 75 : Quan Vân Trường cạo xương chữa thuốc
    Lã Tử Minh áo trắng sang đò​

    - Trước kia Cát Bình chặt ngón tay mắng giặc, đó là một lương y có hành động liệt hán. Nay Hoa Đà tự đến chữa cho Quan Công đó là QUan Công một tay liệt hán gặp lườn y.

    Kẻ liệt hán không sợ cái đau. Nếu sợ cái đau không phải là nghĩa sĩ,

    trung thần. Người bình nhật không sợ cái đau như Quan Công thì lúc lâm nạn

    mới có thể không sợ đau như cát Bình chẳng hạn.

    Hoa Đà trước chữa cho Chu Thái cũng vì nghĩa, nay chữa cho Quan Công

    cũng vì nghĩa. Các bậc lương y thời xưa chỉ muốn cứu giúp người, không vụ

    lợi. Không phải như những thầy lang đời nay cố tìm bệnh để lấy tiền.

    cát Bình biết ái mộ kẻ trung liệt như Đổng Thừa thì Cát Bình quả là trung

    thần. Hoa Đà biết cứu nghĩa sĩ như Quan Công thì Hoa Đà cũng là nghĩa hiệp.

    Cả hai đều là hạng đáng khen.

    - Đọc hồi này thấy Quan Công đau bệnh mà coi như không có bệnh. Lữ Mông không có bệnh gì mà lại lâm bệnh. Hoa Đà chữa bệnh thật, còn Lúc Tốn chữa bệnh giả. Hoa Đà biết có thuốc độc ở mũi tên nạo đi, đó là lấy thuốc trị thuốc. Lục Tốn biết Lữ Mông giả đau, lại xúi Lữ Mông thác cớ đau tạm lui, đó là lấy bệnh trị bệnh.

    Li kì hơn nữa, Quan Công đã mắc bệnh ở cánh tay lại mắc thêm cái bệnh

    trong lòng nữa, đó là bệnh tự phụ, tự mã. Lục Tốn đã có phương thuốc trị

    cho Lữ Mông lại có phương thuốc gây thêm bệnh cho Quan Công nữa.

    Quan Công nhờ Hoa Đà chữa khỏi vết độc ở cánh tay, nhưng bỏ Kinh Châu

    không phòng bị, thì chính là Quan Công đã mắc một chứng bệnh nặng còn độc

    hơn thứ tên nữa.

    Trước kia, Khổng Minh mượn gió chữa khỏi bệnh cho Chu Du, nhưng muốn chữa

    bệnh cho Tào Tháo còn phải nhờ tay Bàng Thống đến dùng vòng sắt cột các

    chiến thuyền lại. Nay chỉ một mình Lục Tốn mà cả chưa cho Lữ Mông lại vừa

    trị cho Vân trường. Một mình làm hai việc, như thế không phải xuất sắc hơn

    sao?

    - Tôn Quyền nghe lời Lữ Mông khiến cho Ngô cũng trở thành giặc nhà Hán chẳng khác Tào Tháo.

    Nếu lúc này Tôn Quyền thừa dịp Quan Công đánh mạnh ở Phàn Thành kéo binh

    lên chiếm Từ Châu, chia nhau Trung Nguyên thì có phải sự nghiệp nhà hán có

    cơ khôi phục lại được không.

    Đàng này, Tôn Quyền lại quên lời thề lýc chém bạt án thư, kết liên với

    Tháo để đánh Kinh Châu thì Tôn Quyền chỉ nghĩ đến mảnh đất KinH Châu mà

    thôi, đâu có tưởng đến nhà Hán. Vì thế việc khôi phục Hán thất của lưu Bị

    không thành.

    Xét ra, trước kia lưu Bị đoạt Kinh Châu trong tay Tào Tháo chứ đâu phải

    ngửa tay mượn của Tôn Quyền. Nói "mượn" nói "trả" chẳng qua Khổng Minh

    muốn giữ lấy hoà khí đối với Đông Ngô để hợp lực đánh tào mà thôi. Thế mà

    Tông Quyền không hiểu cái nghĩa ấy, cứ tưởng như đất của mình, ngong ngóng

    chờ Lưu Bị trả đất. Lưu Bị đã cắt chưa cho Tôn Quyền một nửa Kinh Châu rồi

    mà Tôn Quyền vẫn chưa cho thế là đủ, lại a dua theo Nguỵ để đánh úp Kinh

    Châu, khiến cho cái chí lớn khuông lao động đường phố hán thất của Lưu Bị không thành.

    Đáng hận thay!

    - Chu Du còn thì Tôn, Lưu chia ra, Chu Du chết thì Tôn, Lưu lại giao hảo, như thế là nhờ cái hiểu biết của Lỗ Túc. Lỗ Túc chết thì Tôn, Lưu lại lìa nhau, đó là do cái nông cạn của Lữ Mông.

    Chu Du và Lữ Mông giống nhau, chỉ có Lỗ Túc cao kiến hơn. Suốt đời Lỗ Túc

    chết đi thì Tôn Quyền mới bội lời thề, gây ra thảm cảnh vậy.

    - Tào Nhân oan bỏ Phàn Thành chạy thì Mã Sủng can Tào Tháo toan bỏ Hứa Đô thì Tư Mã ý can. Ôi, nếu bỏ Phàn Thành thì toàn cõi từ Hoàng Hà trở xuống phía Nam đều rung động, lâm nguy. Còn nếu bỏ Hứa Đô dời triều đình lên Hà Bắc thì từ Hoàng Hà trở lên phía Bắc phải chấn động. Và chỉ một tay Quan Công cũng đủ khôi phục thiên hạ nhà Hán còn gì?

    Xưa Hàn Tín phá nước Triệu mà thanh thế lẫy lừng, rồi chiếm luôn cả nước

    yên. nay Quan Công phá tương Dương oai danh lừng lẫy, cả Trung Nguyên chấn

    động mà không hạ nổi Tào Tháo có phải Quan Công không bằng Hàn Tín chăng?

    Xét rằng Quan Công không phải dở hơn Hàn Tín, chỉ vì cơ trời khiến cho

    mưu kế của Quan Công không thành. Thi sĩ đời Đường có câu: "Quan, Trương

    vô mệnh dục hà như?" Chính là muốn nói cái thời trời vậy.

    - Trước khi tiên chúa thất bại vì khinh Lục Tốn "trẻ con" đã có việc Quan Công khinh Lục Tốn "con nít". Trước khi Lữ Mông dùng áo trắng qua sông đã có việc Chu Thiện dùng áo trắng qua sông đoạt ấu chúa, lừa Tôn phu nhân đem về Ngô. Trước khi có việc lớn xảy ra đã có việc nhỏ khơi mào rồi.



    Hồi 76 : Từ Công Minh đánh đến sông Miện Thuỷ
    Quan Vân Trường thua chạy ra Mạch Thành​




    - từ Hoảng giương đông kích tây, chỉ có một mình với hai viên phó tướng mà làm chó người ta tưởng như có cả hai muôn binh ngàn tướng. Như vậy Từ Hoảng quả có tài dụng binh vậy.

    Từ Hoảng đánh trận Miện Thuỷ cũng như Trương Liêu đánh trận Hợp Phì. Hai

    người đều có tài làm đại tướng.

    Quan Công trước kia chơi thân với Trương Liêu và Từ Hoảng, thế mà Trương

    Liêu thì biết nghĩa, còn Từ Hoảng lại vong tình trong hoạn nạn, làm cho

    Quan Công cùng khốn hơn.

    - Điền Đan lấy lại được thành Tề làm vì Kị Kiếp quật mồ, đốt xương người chết ngoài thành. Quan Công không lấy lại được thành Kinh Châu chỉ vì Lữ Mông biết rõ về trăm họ, chiêu dụ lòng dân.

    Cũng như trước kia, Trương Lương dùng bài ca nước Sở để làm tan quận đội

    Sở, ấy là muốn cho quân Sở bỏ đi. Nay lữ Mông dùng người dân Kinh Châu để

    kêu gọi quân lính Kinh Châu, ấy làm muốn cho người Kinh Châu trở về. Hai

    việc tuy khác nhau mà có một thắng lợi tương xứng nhau.

    Quan Công dùng "cứng", Lữ Mông dùng "mềm", lấy Kinh Châu chỉ một mực dùng

    cảm tình mua chộc ba quân tướng sĩ.

    Lữ Mông mưu dụ Phó Sĩ Nhân cũng như Phó Sĩ Nhân mưu dụ Mi Phương, cả hai

    đều dồn người vào thế bí, không còn lối thoát.

    - Cái mưu Tôn Quyền chiếm Kinh Châu cũng như cái mẹo Tào Tháo chiếm Phàn Thành. Ngô gửi thư sang Nguỵ dặn chớ tiết lộ, hễ Quan Công biết mà trở về thì Ngô không chiếm nổi Kinh Châu. Thế mà Nguỵ được thư Ngô lại phao đồn tin Kinh Châu bị chiếm, để cho quân Kinh Châu nản lòng kéo về, và vòng vây Phàn thành sớm giải thoát. Xem thế thì tuy Ngô, Nguỵ họp binh đánh Kinh Châu nhưng mỗi bên đều lo riêng cho quyền lợi mình trước.

    - Có người bảo: Lúc này Quan Công chạy vào Mạch Thành cũng chẳng khác gì trước kia bị vây nơi Thổ Sơn. Thế sao trước kia không khước từ lời dụ hàng của Trương Liêu, mà nay lại không nghe lời Gia Cát Cẩn?

    Nên xét rằng hai trường hợp không giống nhau. Trước kia ở Thổ Sơn, Quan

    Công đầu hàng Hán chứ không phải đầu hàng Tào, Quan Công chỉ biết có Hán

    chứ không biết có Tào. Nếu Tào Thái không mượn danh nghĩa lao động đường phố Hán thì

    chẳng khi nào Quan Công chịu hạ khí giới. Quan Công đã chỉ biết có Hán,

    không biết có Tào thì hôm nay làm sao lại nghe lời Gia Cát Cẩn đầu hàng

    Ngô được?

    - Lưu Phong không phát binh đi cứu chú là vì nghe theo lời Mạnh Đạt. Tuy nhiên, Lưu Phong vẫn không tránh khỏi tội, vì Mạnh Đạt là một tướng Thục mới đầu hàng. Mạnh Đạt đã bỏ Lưu Chương thì việc phản Quan Công có khó gì?

    Chỉ trách Lưu Phong là một đứa con nuôi của Huyền Đức, đợc Huyền Đức nuôi

    dưỡng, thế mà trong lúc lâm nguy lại phản phúc như vậy. Lưu Phong vốn biết

    Huyền Đức và Vân trường tinh như ruột thịt, phản Vân Trường là phản Huyền

    Đức rồi. Thế thì tội của Lưu Phong không thể dung tha.



    Hồi 77 : Núi Ngọc Toàn, Quan Công hiển thánh
    Thành Lạc Dương tào Tháo cảm thần​



    Một câu hỏi: "Vân Trường ở đâu?" bao hàm ý nghĩa như cả một bộ diệu kinh Kim Cương Bồ Tát. Lấy hai tiếng "ở đâu" mà suy ra thì không những riêng một Vân trường. Thử hỏi: Ngô ở đâu? Nguỵ ở đâu? Thục ở đâu? Thục ở đâu? Sự nghiệp chia ba nhân tài Tam Quốc ở đâu nhỉ?

    Phàm những gì "có đấy" tức là không có, mà những gì "không có đấy" tức là

    "thường có đấy". Vì biết mình ở đâu mà Quan Vân trường tồn tại mãi muôn

    đời.

    Các vị hoà thượng xưa thường cảm thần, các vị hoà thượng nay lại giỏi trị

    quỷ. Xem như sư Phổ Tĩnh tu hành một mình ở trên núi Ngọc Tuyền, ấy mới

    thật là tu tinh pháp sư, vì biết điểm giáo cho Quan Vân Trường qua cơn mê

    tối. Ngày nay, thấy có người cạo đầu gõ mõ, mới tụng niệm học kinh đã bước

    lên toà thuyết pháp, có người mới học xong mới học xong mấy câu kinh kệ đã

    tự xưng là cứu khổ, rồi tụ tập môn đồ đầy chùa, đi qua làng, qua nước để

    thiện nam tín nữ kéo ra đầy chợ khắp đường bố thí tiền, gạo.

    - Anh linh Quan Vân trường bất diệt đã đành, chứ như con ngựa xích thố cũng còn trên đám mây, thì con ngựa cũng là ngựa anh hùng sao? Lại còn như khăn đỏ, áo xanh, với cây thanh long đao cũng còn đầy đủ như người sống, thì những vật dụng ấy cũng có hồn như người sao?

    Thưa rằng: Điều đó có thật, không phải nghi ngờ gì. Đã là thần linh thì

    chẳng những có những người anh linh theo lao động đường phố, mà đến cả vật dụng cũng đều

    hoá thành linh thiêng nữa. Quan Bình, Chu Thương, con ngựa xích thố, cây

    thanh long, khăn đỏ, áo xanh đều theo vân Trường để thành bất hủ.

    - Có người nghĩ rằng: Quan, Trương cũng anh hùng như nhau, sao Quan Công hiển thánh, còn Trương Phi lại không hiển thánh?

    Xét rằng Trương Phi cũng có hiển thánh chứ. Tương truyền Trương Phi để họ

    lại đời Đường, để tên lại đời Tống, Thanh Linh Trương Thư Dương với Nhạc

    Vũ Mục (Nhạc Phi) còn hiển hách đến nay, đền miếu thâm nghiêm khắp nơi,

    thì Trương Phi chẳng phải bất tử đó sao? Hơn nữa, ba người kết nghĩa vườn

    đào, không phải ba người riêng rẽ mà chính ba người là một. Họ đã đồng

    sinh, đồng tử thì vong hồn lúc sống cũng như lúc thác, làm sao chia lìa

    được.

    - Sau khi Quan Công được nhà sư Phổ Tĩnh chỉ giáo thì Quan Công đã trở thành "không", nghĩa là thể xác với tâm hồn trở về hư vô. Thế thì sao lại có việc truy hồn Lữ Mông, thét mắng Tôn Quyền với ông Quan Công ở chùa Trấn Quốc không phải con người có thể muốn làm mà được.

    Tuy hồn kẻ đáng truy, thét mắng kẻ đáng mắng, báo mộng cho người đáng báo

    thật cũng như chưa từng truy, chưa từng mắng, chưa từng báo tin vậy. Không

    như thế thôi, mà đến như việc quan năm ải chém tướng cũng như chưa qua, và

    chưa chém ai. Tháo nước dìm chết bảy đạo quân cũng như không dìm ai hết

    vậy. Đó là trở về cái "không".


    Hồi 78 : Chữa bệnh rức đầu, hại thân thầy thuốc
    Giối giăng truyền lại, hết số gian hùng​



    - Tào Tháo giết Hoa Đà vì cho rằng Hoa Đà muốn giết mình. ý nghĩ của Tào Tháo không phải là không dúng. Xưa nay, dù có thần y cũng chỉ mổ được chân tay mà thôi, làm sao mổ đầu mà sống được. Hoa Đà đòi mổ đầu Tào Tháo thì chính Hoa Đà đã có ý muốn giết Tào Tháo vậy. cứ như việc Hoa Đà tình nguyện đến chữa bệnh cho QUan Công thì tỏ rằng Hoa Đà cũng là kẻ vì nghĩa. Đã vì nghĩa thì Hoa Đà cũng có thể giết Tào Tháo lắm. Cái chết của Hoa Đà cũng có thể coi như cái chết của Cát Bình vậy.

    - Có người tiếc tập sách thanh nang của Hoa Đà bị đốt đi không lưu truyền được hậu thế để giúp ích cho đời sau.

    Xét rằng sách hay chưa chắc là dùng được. Thần y có thể truyền sách chứ

    không thể truyền lại cái ý tứ của mình được, nếu cứ coi theo sách mà làm

    thì chẳng phải là người biết làm thuốc. Cũng như cứ theo trong binh thư mà

    điều binh khiển tướng thì chưa phải là người dùng binh hay. Cho nên tập

    Mạnh Đức binh thư và tập thanh nang đốt đi cũng không đáng tiếc.

    Chỉ thấy mụ vợ Ngô áp ngục vì sợ sách hay bại mình mà đốt đi thì thật là

    chuyện buồn cười.

    - Tào Tháo chết năm Canh Tí, tháng Mậu Dần, mà trước đây mười hồi Tả Từ đã nói: "Chuột đất theo cọp vàng" là để bắt mối dây. Số chưa đến lúc chết nên việc chưa đến. Tào Tháo xúc phạm Tả Từ mà không chết, sau xúc phạm đến thần cây lê mới chết. Cũng như Tháo cứ chớp mắt thấy Quan Công mà không chết, đến khi chớp mắt thấy Phục Hậu và nạn nhân Tháo mới chết. Hồi này là dư ba của hồi trước. Thần cây lê là mối dây dẫn ra Phục Hậu và các nạn nhân. Việc Hạ Hầu Đôn thấy Phục Hậu cũng là dư ba của việc Tào Tháo thấy Phục Hậu. Hồi này tác giả mượn việc quỷ thần để răn kẻ gian hùng vậy.

    - Có người thấy Tào Tháo lúc chết dạy thị thiếp bán giày, gấp rút chia hương mà cho rằng Tào Tháo lúc sống gian trá, lúc chết hiện rõ chân tình. Nghĩ như thế quả không đúng. tào Tháo đó không phải Tào Tháo thật, mà chính là Tào Tháo giả vậy. Đến lúc chết Tào Tháo vẫn còn nguỵ đấy. Vì lúc lâm chung, có gì đáng trăn trối hơn là việc truyền lại ngôi vương, thế mà Tào Tháo dặn dò người nhà thê thiếp từng việc, lại không đả động đến việc truyền ngôi, đó là Tào Tháo muốn cho thiên hạ đời sau tưởng mình không có ý cướp ngôi vua, để cho con cháu tự làm vậy. Với hành động ấy đã che mắt được người đời, thật Tháo không còn gì gian hùng bằng.

    Bình sinh Tháo đã không chân thật, đến chết Tháo vẫn còn giả dối. Coi như

    việc Tháo dặn đắp mười hai ngôi mộ giả thì biết.

    Tào Tháo sống lừa người thì chưa kì lạ, lúc chết còn định lừa người mới

    thật kì lạ. Tào Tháo có đủ thứ thật, thứ giả, tựu trung vẫn là một Tào

    Tháo.

    Lúc sống, Tháo đã tìm cách bảo vệ thân mình, đến khi chết lại muốn bảo vệ

    cái xác. Cái xác đã tàn còn muốn che chở cái hồn. Đó là việc truyền dặn

    vây màn trướng ở đài Đồng Tước, cũng cơm, tấu nhạc vậy. Lúc sống làm ác

    thì khi chết phải lo. Nhưng than ôi! Nếu muốn làm cho hồn mình được vui

    sau này thì lẽ nào lại không lo khi chết bị trừng phạt mà chỉ riêng lo lúc

    chết không được hưởng thú vui?

    - Xét việc Tào Tháo nằm mộng thấy "Tam mã đồng tào" thì đã hiển nhiên sau này cơ nghiệp tào về dòng Tư Mã rồi. Ba cha con Tư Mã ý mới là cái đáng lo cho điềm mộng, thế mà Tào Tháo lại sợ Mã Đằng ở Tây Lương. Mã Đằng lúc ấy đã chết rồi. chuổi còn có Mã Siêu, Mã Đại là hai "Mã" thôi, thì đâu phải

    điềm ứng vào "tam mã".



    Hồi 79 : Anh chẹt em Tào Thực ngâm thơ
    Cháu hại chú Lưu Phong chịu tội​



    - Xem việc gia đình họ Tào thoát được cảnh nồi da xáo thịt thì đã thấy rõ trời không tựa nhà Hán nữa. Nhu nhược như Tào Hùng thì chẳng làm chi nên chuyện, chứ như Tào Chương, tính khí hào hùng, tự đắc, lại nắm trong tay binh quyền rất đông, nếu Tào Chương kéo binh về vây Nghiệp Quận, rồi Tào Thực, một tay trí tuệ khét tiếng, tụ tập các văn thần mưu sĩ tính việc chống lại Tào Phi thì có lẽ thiên hạ ắt phải đổi khác.

    Đằng này, Tào Chương, Tào Thực lại không tranh nhau như anh en bọn Đàm,

    Thượng nhà họ Viên, mà lại hoà hiếu. Tào Hùng tự tận, Tào Chương quy thuận,

    Tào Thực xuôi tay. Chúng ta thấy đó là một cái may hiếm có của nhà họ Tào.

    Lưu Phong tuy có tội, nhưng Huyền Đức giết đi thật không nên. Không cứu

    Quan Công là cái tội, nhưng không hàng Tào, chứng tỏ Lưu Phong cũng còn

    trung nghĩa, tội ấy nên tha. Việc đánh đuổi và cự tuyệt Mạnh Đạt đã đáng

    khen thì việc trót nghe lời Mạnh Đạt trước kia cũng đáng dung thứ thế mà

    Huyền Đức vụng tính, đã mất một nghĩa đệ lại giết đi một nghĩa tử. Hơn nữa,

    muốn giết Lưu Phong sao không triệu ngay về mà giết, lại để cho tan quân

    mất đất, khiến cho tội Lưu Phong càng nặng thì Huyền Đức phạm ba điều tai

    hại:

    Một là: nếu Lưu Phong biết rõ tội mình đem binh chạy ra ngoài thì không

    khỏi việc hàng Nguỵ.

    Hai là: Đưa một Lưu Phong ra chọi với từ Hoảng, Hạ Hầu Thượng, Mạnh Đạt

    và ba đạo binh, dù biết đánh không nổi mà cứ sai đi, thì không những cố

    tình bỏ Lưu Phong mà còn bỏ năm vạn quân nữa.

    Ba là: Mạnh Đạt đã bỏ đi, sao Huyền Đức không sai tướng khác ra giữ lấy

    Thượng Dung, Phòng Lăng, để đến nỗi Thân Nghi, Thân Thầm quay ra làm phản,

    khiến cho Lưu Phong tiến lui hết đường. Thế là không những bỏ Phong mà còn

    bỏ cả đất đai Thượng Dung nữa.

    Vụng tính ba điều ấy thì Huyền Đức hối tiếc sau này là phải.


    Hồi 80 : Tào Phi bỏ Hiến Đế, cướp vận Viêm Lưu
    Hán vương lên ngôi rồng, nối dòng đại thống​



    - Vì Lã Hậu phong vương cho bọn Lã Sản mà họ Lưu chút nữa mất về tay họ Lã. Vì Võ Hậu yêu dùng Võ Tam Tư mà chút nữa nhà Chu cướp hẳn ngôi nhà Đường. Đến như Tào Hậu thì khắc hẳn hai bà nói trên, thật đán khen thay. Tào Hậu mắng Tào Phi cũng như Vương Hậu chửi Vương Mãng. Nhưng bà Vương Hậu họ vương là người quyền quý làm cho cả họ nhờ đó mà thành quyền quý. Chính mình làm cho cả họ sang thì mình mắng chửi quyền gian cũng dễ. Nhờ anh em họ hàng sang mà mình được sang lây là điều khó. Hơn nữa, mình lại mắng quyền gian chính lại là điều khó hơn.

    Cứ đem việc mà xét Tào Hậu như thế, chúng ta có thể nói rằng: nếu tấm

    thân ấy không phải do Tào Tháo sinh ra, ắt đã lập mưu cùng cha anh diệt

    trừ quốc tặc, cũng như Phục Hậu, Đổng Phi vậy. Phục Hoàn có con gái hiền,

    Tào Tháo cũng có con gái hiền. Đổng Thừa có em gái hiền, Tào Phi cũng có

    em gái hiền. Vậy Tào hậu cũng đáng sánh với Phục Hậu, Đổng Phi, ba người

    đều là hiền đức cả.
     
  15. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 81 : Vội báo thù Trương Phi bị hại
    Mong rửa hận Tiên chủ cất quân​



    - Trương Phi muốn đánh Ngô trước rồi đánh Nguỵ sau không phải là nặng thù riêng mà quên thù chúng đâu. Cứ như việc Trương Phi lúc ở Cổ Thành vì ngờ Quan Công đầu Tào nên Phi đã toan giết Quan Công, chứng tỏ Trương Phi nặng tình vua tôi hơn tình anh em rồi. Vả lại ý của Trương Phi đánh Ngô chẳng khác gì ý của vua Cao Tổ xưa. Muốn diệt kẻ thù chính cần phải diệt đồ đảng trước đã. Cũng như vua Thanh trước khi hạ Kiệt phải đánh nước Vi trước. Nhà Chu trước khi đánh vua Trụ cũng phải đánh nước Sùng trước đã. Thì ra Phi muốn đánh Ngô trước không phải chỉ riêng nghĩ đến anh mà còn nghĩ đến vua nữa vậy.

    - Có Quan Hưng bên cạnh Huyền Đức thì Quan Công như chưa chết, có Trương Bào bên Huyền Đức thì Trương Phi như chưa chết. Người thức giả nhìn cặp "hùm con" này mà tiếc cho Huyền Đức, vì nếu Lưu Thiện mà được như Hưng, Bào thì Đặng Ngải làm sao vào lọt đường Âm Bình, Chung Hội làm gì vượt được Kiếm Các. Và đâu lại có câu nói: " ở đây vui lắm, không còn nhớ Thục nữa..." để làm trò cười cho vua tôi nhà Tấn. Than ôi, trời không tựa nhà Hán nữa khiến cho người anh hùng như Huyền Đức lại sinh ra một cậu con hèn hạ như A Đẩu. Thật đáng tiếc thay.

    - Tiên chúa đi mời Lí ý chắc là do Khổng Minh bày ra; vì Tiên chúa nhất quyết đánh Ngô, Khổng Minh can ngăn không được, nên mới sắp đặt ra chuyện thần tiên, mượn lời một ông lão ở núi Thanh Thành để ngăn cuộc Đông chinh của Tiên chúa.

    Thế là: Trương Lương xưa mượn bốn vị đầu bạc Thương Sơn thì ngăn cản được

    việc phế Thái tử, còn Khổng Minh cũng mượn ông tiên đầu bạc núi Thanh

    Thành, mà không ngăn được việc đánh Ngô. Cũng mưu như nhau, mà việc thành

    công còn tuỳ thuộc ở may rủi.



    Hồi 82 : Tôn Quyền hàng Nguỵ chịu Cửu tích
    Tiên chủ đánh Ngô thưởng sáu quân​



    - Phan Chương chết vì Quan Công hiển thánh, nhưng Mã Trung, Mi Phương, Phí Sĩ Nhân chết không phải vì Quan Công hiển thánh. Nếu Quan Công cứ hiện lên giết kẻ thù nọ, kẻ thù kia thì ý nghĩa hiển thánh còn gì nữa. Kìa, Tôn Quyền, Lục Tốn là nhưng kẻ thù lớn của Quan Công sao Quan Công không hiện lên giết đi? Một rừng dinh trại hơn bảy trăm dặm sắp cháy sao không hiện lên để báo nguy cho Huyền Đức?

    Nếu Quan Công hiện lên báo cho Huyền Đức biết thì toàn bộ quân Thục có hại gì, và Tiên chúa làm sao bị thua được? Khổng Minh cần gì phải bày ra "bát trận đồ" ở Ngu Phúc phố từ trước? Bộ Tam Quốc ghi chép việc người chứ đâu ghi chép chuyện thánh thần như truyện Tây Du. Tuy nhiên, việc Mi Phương về hàng, Mã Trung bị giết... cũng chứng tỏ anh linh bất diệt của Quan Công. Việc hiển thánh có thể tin lắm vậy. và việc Tôn Quyền trói Phạm Cương, Trương Đạt trao trả cũng chứng tỏ hồn thiêng của Trương Phi. Có thể nói Trương Phi cũng hiển thánh nữa.

    - Thư sinh mà có tài đại tướng thì đời không thể coi như thư sinh thường được. Tiên Chẩn mến lễ nhạc, ham thi thư thì CHẩn là thư sinh mà làm danh tước nước tấn. trương Tuần đọc qua sách một lượt thuộc lòng, cũng là bực thư sinh mà làm danh tướng nhà Đường. Nhạc Phi ngâm thơ, ném tên vào bầu rượu, Mạnh Cung quét đất đốt hương... đều là thư sinh mà làm nên danh tướng. Người đời nay thường hay chê kẻ học thức là thư sinh mặt trắng, không làm nổi việc lớn. Nếu xét lại cái tài thư sinh của Lục Tốn thời Tam Quốc thì ai còn dám chê thư sinh nữa?

    - Xưa nay chưa thấy ai không nhận ngục mà gánh nổi việc lớn. Hàn Tín nếu không chịu nhục chui luồn dưới khố tên hàng thịt thì không dựng nổi cơ nghiệp cho nhà Hán. Trương Lương không chịu khổ lội xuống bùn lạnh buốt mà lượm giày thì không lập công báo thù được cho nước Hàn. Xưa nay kẻ có chí lớn thường không chấp nhất đến tiểu sự, để đạt đến thành công.


    Hồi 84 : Lục Tốn đốt sạch trại liên doanh
    Khổng Minh bày đồ bát trận​



    - Trước kia Chu Du đã đánh hoả công phá tan quân Tào, nay Lục Tốn lại dùng hoả công phá quân Thục. Cùng dùng hoả công như nhau nhưng việc làm của Lục Tốn có vẻ khó khăn hơn Chu Du, vì các lẽ sau:

    + Chu Du vận dụng binh Ngô trong lúc nhuệ khí binh Ngô đang hăng, Lục Tốn điều khiển binh Ngô trong lúc quân Ngô đang sợ sệt.

    + Chu Du có Khổng Minh và Huyền Đức đồng tâm giúp sức phá Tào, còn Lục Tốn thì lại bị Tào Phi toan đánh úp.

    + Chu Du được các cao nhân giúp như Bàng Thống, Hoàng Cái, Hám Trạch, Cam Ninh... đều là tay thiện chiến, còn Lục Tốn chỉ đơn thân độc mã.

    Tuy nhiên, trái với Chu Du, Lục Tốn có những cái lợi như sau:

    + Chu Du dùng lửa vào mùa đông. Lục Tốn dùng lửa về mùa hè. Mùa đông thì phải mượn gió, còn mùa hè thì đốt lúc nào cũng được.

    + Chu Du đốt thuyền trên mặt nước thì khó cháy, Lục Tốn đốt trại, đốt rừng thì dễ dàng hơn. Chu Du phải cho người đi trá hàng mới đốt được thuyền địch, còn Lục Tốn không cần phải dụng mưu ấy cũng thành công.

    + Thuyền Tào Tháo rời rạc, Chu Du phải cho người dùng mẹo khoá thuyền lại rồi mới đốt. Còn Lục Tốn nhờ trại Huyền Đức cất khít nha, không cần phải mưu mẹo gì cả.

    Lục Tốn đã được ba điều lợi này thù cũng bù với những khó khăn ở trên,

    cho nên công Lục Tốn phá Thục cũng ngang với công Chu Du phá Tào ngày

    trước.

    Hồi 85 : Lưu Tiên chủ viết chiếu gửi con côi
    Gia Cát Lượng ngồi yên bình năm đạo​


    - Hán Cao Tổ chém con trai Bạch Đế (rắn trắng) mà mở nghiệp. Hán Quang Vũ khởi binh từ Bạch Thuỷ mà lấy lại cơ đồ. Tiên chúa lại gửi con nơi Bạch Đế thành, thế thì cũng đều là Bạch cả.

    - Việc đào viên kết nghĩa đến đây coi như hết. Sự nghiệp lưu Bị kể cũng đã đứt, đến đây bắt đầu là sự hoạt động của Khổng Minh.

    Khổng Minh sẽ tiếp tục việc uỷ thác của Lưu Bị, sáu lần đem quân ra Kì

    Sơn, bảy lần thu cầm Mạnh Hoạch cho đến kế cuộc sự nghiệp. Vì vậy có thể

    xem đây là đoạn mở đầu cho việc Khổng Minh báo đáp ba lần Lưu Bị đến lều

    tranh.

    - Cứ xét lời Tiên chúa căn dặn Thái tử Lưu Thiện thì đã rõ thái tử là hạng vô dụng rồi. Ngu hèn như Lưu Thiện thì chẳng những làm việc thiện lớn không xong mà làm việc ác lớn cũng chẳng nổi. Biết con không làm nổi việc đại ác nên chỉ cần răn: "Đừng làm điều ác nhỏ". Cái tài cơ biến Tiên chúa cũng biết con mình không làm nổi, nên chỉ dặn: "Cha mày đức bạc, đừng có bắt chước". làm cha dặn con như thế quả là biết con không ai bằng cha vậy.

    - Hoặc bảo rằng Tiên chúa muốn Khổng Minh làm vua nước Thục đó là dụng ý gì?

    Xét rằng: Lưu Bị là người hiểu tâm lí hơn ai hết. Lời nói của Lưu Bị chỉ

    làm cho Khổng Minh đem hết lòng lao động đường phố con mình về sau. Nhưng bậc đồ vương

    định bá thường có những xảo ý để buộc người như thế là thường.



    Hồi 86 : Tần Bật biện bác, hỏi vặn Trương Ôn
    Từ Thịnh hoả công, phá quân Nguỵ chủ​



    - Vua Nguỵ là Tào Tháo đánh Ngô nên hai nước Ngô, Nguỵ hiềm khích nhau.

    Tào Phi lại đánh Thục, đó là cơ hội cho Ngô, Thục hoà hợp liên minh để

    chống Nguỵ.

    Trong năm đạo quân địch, Khổng Minh chú ý nhất là đạo quân Đông Ngô. Vì

    với bốn đạo quân kia ngăn chặn và đẩy lui dễ dàng. Còn như đạo quân ĐÔng

    Ngô, Khổng Minh còn muốn dùng nữa. Ngăn chặn được Ngô thì Thục khỏi bị xâm

    lăng và nếu dùng được thì sẽ giúp ích rất nhiều cho Thục đánh Nguỵ.

    Ngô không xâm lăng Nguỵ, song Nguỵ cứ khiêu chiến với Ngô khiến cho Ngô

    nổi nóng đánh Nguỵ. Để đánh Nguỵ, Ngô liên minh với Thục. Ngô dùng bao đạo

    quân để đương đầu với Nguỵ. Thục hợp với Ngô để đánh Nguỵ, tức là dùng hai

    đạo quân để "đáp" lại năm đạo quân của Nguỵ vừa qua. Bởi thế nên Khổng

    Minh sai Đặng Chi đi sứ sang Ngô. mục đích là để đánh Nguỵ.

    Tiên chúa đã thù ghét Ngô, thế mà Khổng Minh lại liên kết với Ngô, như

    vậy hoá ra Khổng Minh đi trái với chủ trương của vua ư?

    Hẳn rằng không phải thế. Khổng Minh giúp Ngô đế rồi diệt Ngô đó vì hiện

    giờ nếu cùng một lúc đánh hai nước Ngô, Nguỵ thì đã dễ gì thắng; cho bằng

    mượn sức Ngô để diệt Nguỵ xong, sẽ chiếm Ngô sau.

    Tôn Quyền cố gắng giúp Thục thì tại sao khi sứ Ngô đến, Thục không đáp lễ?

    Song Thục đáp lễ bằng miện lưỡi của Tần Bật. Khổng Minh quả thật đã khôn

    khéo đối chọi với Ngô một đòn chí lí!

    Có người cật vấn: "Tại sao Khổng Minh không tự mình bắt bẻ Đông Ngô mà

    ngầm sai Tần Bật thế?" Xin thưa rằng: "Ông là rường cột vững chắc của quốc

    gia, không còn là một vị quân sư thường như lúc đi du thuyết ở Đông Ngô".

    Nếu Tào Phi ngồi giữ Nghiệp QUận, Ngô cũng đê Từ Thịnh giữ Kinh Châu, rồi

    hai nước Ngô, Nguỵ cho Lục Tốn và Tư Mã ý chọi nhau ở vùng Giang, Hoài,

    thì họ thật thoả thích xem hai viên đại tướng trổ tài "kì phùng địch thủ".

    Nhưng tiếc thay!

    Việc không xảy ra như vậy. và giả sử người đánh Nam từ là Tào Tháo thì

    đâu đến nỗi thuyền rồng cháy như vậy! Và nếu như người trợ giúp từ Thịnh

    là Khổng Minh thì Tào Phi còn đâu về được đến đô!



    Hồi 87 : Đánh Nam Khẩu thừa tướng cất quân
    Chống thiên binh, Man vương bị bắt​



    - Sau khi thông hiếu với Ngô, ta cứ tưởng Khổng Minh sẽ đánh Nguỵ ngay, song trái lại, ông vẫn để yên Trung Nguyên, lại đánh phương Nam, như thế nghĩa là gì? Ta vốn biết rằng Tào Phi muốn mượn quân Ngô để đánh Thục, nhưng Khổng Minh đã khôn khéo thu phục quân Ngô. Tào Phi mượn quân Man để đánh Thục trong lúc Thục chưa thu phục được quân Man. Thế nên Khổng Minh phải dốc toàn lực đánh quân Nam Man.

    Ví như chưa đánh dẹp được quân Nam Man mà lo đánh Nguỵ thì Nam Man sẽ

    thừa cơ sang quấy nhiễu Thục ngay. Khổng Minh thông hiếu với Ngô chẳng

    phải ông lưu tâm đến mặt ĐÔng mà chính là mặt Bắc. Và việc đánh Mạnh Hoạch

    ở phương Nam cũng không ngoài mục đích lo định phía Bắc.

    - Bản đồ của Lã Khải thật ích lợi thay! Nhưng bản đồ ấy vẫn không ích lợi nhiều bằng lời nói của Mã Tốc, vì Lã Khải chỉ vẽ được đất, song không vẽ được lương tâm của con người. Chủ trương của Mã Tốc không phải chỉ chiếm đất không, mà phải thu phục được nhân tâm. Cho nên nhờ bản đồ ấy, Khổng Minh đã thấu rõ các căn cứ của địch, và nhờ lời nói của Mã Tốc, nên hình bóng của Khổng Minh không khi nào xoá mờ trong đầu óc của quân Nam Man.

    - Chỉ dùng võ lực để chiếm đoạt đất đai, thành luỹ, mà chưa biết dùng tâm lí đánh vào lòng người thì "lục thao tam lược" quả còn thiếu sót vậy! Trong Hoàng Thạch tố thư cũng như trong mười ba thiên binh pháp của Tôn Tử cũng chưa kịp chép vậy. Chỉ có hai đoàn binh đánh Nam Sào, Mục Dã khi xưa là thực hiện đúng chủ trương này, và cũng vì thế mà Mã Tốc mới nói ra.

    Nhưng không phải nhờ lời khuyên của Mã Tốc, Khổng Minh mới làm, mà Khổng

    Minh đã ôm ấp chủ trương ấy từ lâu. Lời của Mã Tốc chỉ có tác dụng làm cho

    Khổng Minh thêm cương quyết mà thôi.



    Hồi 88 : Qua Lư Thuỷ Phiên Vương hai lượt vào tròng
    Biết trá hàng, Mạnh Hoạch ba phen bị bắt​



    - Việc bắt Mạch Hoạch lần thứ hai, sau này có nhắc đến trong bài Xuất sư biểu của Khổng Minh, tức là câu: "Tháng năm vượt sông Lư" Trong Kinh Thi có câu "lục nguyệt thê thê, ngã xa thị sức". Xem thế, Khổng Minh đi dẹp Man cũng giống như Chu Tuyên Vương đánh Hiểm Doãn, dẹp rợ Nhung chăng? Không, việc Khổng Minh đánh Mạnh Hoạch với việc vua Chu đánh Thái Nguyên có điểm khác nhau. Lúc quân Man mới xâm phạm bờ cõi, Khổng Minh mới bắt Mạnh Hoạch lần đầu, chưa làm y phục được, nên sau đó ông đã tha và bắt nhiều lần. Nhờ thế mà Mạnh Hoạch mới thực lòng thần phục và nước Thục được thái bình. Trái lại, nhà Chu chưa kế nghiệp được hai đời đã bị hoạ Lí Sơn! Có như vậy vì lúc đánh rợ Nhung, nhà vua không biết cách để tận diệt mầm mống gây loạn.

    - Nhờ có Mã Đại và mã Tốc từ kinh đô đến, Khổng Minh đã được sự trợ giúp về sức lực và mưu lược của hai người ấy. Mã Tốc biết dùng lối "đánh vào tâm lí" quả thật hợp với chủ trương của Khổng Minh "bảy lần tha Mạnh Hoạch". Mã Tốc biết rõ Mạnh ư u trá hàng, quả xứng hợp với kế "bảy lần tha Mạnh Hoạch" của Khổng Minh. Khó ai hiểu nổi kế ấy, ngoại trừ khi đã có kết quả.



    Hồi 89 : Võ Hương hầu bốn phen dùng mẹo
    Nam Man vương vào tròng năm lượt​



    - Sông Lư đã hiểm nguy, sông Tây Nhĩ lại càng hiểm trở, thuyền bè đều không thể qua lại được. Thêm vào đó lại có các suối độc á Tuyền, Nhu Tuyền, Diệt Tuyền và Hắc Tuyền. Địa thế của Man phương quả cực kì nguy hiểm. Man phương lại là xứ ở gần đường xích đạo nên nóng nực vô cùng. Vì vậy quân Thục khổ kắm mới chịu nổi sức nóng như lửa đốt và nạn khan nước. Man phương hiểm trở, khó đánh, ta mới rõ được chân tài của Khổng Minh vậy.

    - Khổng Minh thật là người đầy mưu lược, đánh đâu thắng đó. Nhưng ta thử đặt câu hỏi nếu không có sơn thần chỉ bảo và việc cầu trời được nước thì có thắng nổi Mạnh Hoạch chăng? Chúng ta khó đoán được kết quả sẽ ra sao vì nơi này Mạnh Hoạch trú ngụ thật là một vùng hiểm trở có nhiều độc dược. Âu chẳng qua tác giả gỡ rối cho con người thần tượng mà mình đã đưa ra!

    Việc cầu chi được nấy quả thấy hơi phi lí.


    Hồi 90 : Đuổi thú mạnh sáu chuyến phá quân Man
    Đốt giáp mây bảy lần bắt Mạnh Hoạch​



    - Để trấn tĩnh và xoa dịu lòng người Man Khổng Minh đã dùng ngay Mạnh Hoạch làm đối tượng hành động. Chính sách của Khổng Minh thật là cao thâm vậy. Bình định xong nước Man, song muốn giữ đất thì đặt quan lại cho quân đóng giữ. nếu làm như vậy sẽ tốn kém ngân quỹ quốc gia và sẽ gây ấn tượng không tốt cho người Man tự trị. Như vậy há chẳng phải để cho người Man khâm phục và không dám phản phúc nữa sao? Đó là đường lối nhân đạo, chinh phục đối phương bằng tình cảm của Khổng Minh.

    - Ta đặt lại câu hỏi này: Khổng Minh đáng lẽ phải đặt Mạnh Tiết lên làm vua xứ Man chẳng hơn Mạnh Hoạch sao?

    Chúng ta đã biết, tuy Mạnh Tiết sống ở đất Man, song tư cách, kiến thức,

    lòng dạ khác hẳn quân Man. Một người cai quản một dân tộc mà không hợp

    nguyện vọng của dân thì làm sao vững bền. Mạnh Tiết tuy sống ở đất Man,

    song không phải con người Man. Thành thử việc chọn Mạnh Hoạch làm vua là

    hợp lẽ lắm.
    ___________________________
    Hồi 91 : Tế sông Lư, thừa tướng rút quân
    Đánh giặc Nguỵ, Võ Hầu dâng biểu​



    - Khi đọc qua đoạn này, ta thấy việc Phục Ba tướng quân hiển linh để mách giúp Khổng Minh. Xem thế, ta thấy người phương Nam rất tin thần thánh. Lại nữa, việc ma quỷ than khóc ở sông Lư tác oai tác quái, làm trở ngại việc đi lại của dân chúng. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học nguyên tử này chúng ta ít tin ở chuyện quỷ thần ấy. Nếu có ma quỷ tác oai tác quái ở sông Lư, sao hơn bảy mươi vạn người chết ở Hào Đình không tác oai trong rừng mà ngăn quân Lục Tốn? Tám mươi vạn quân chết ở Xích Bích sao không làm dữ để ngăn chặn Chu Lang quan sông đánh Nam Quận? Mà quả như Khổng Minh sợ ma quái sao chẳng tế luôn ba vạn quân Ô Qua đã bỏ mạng? Quân đằng giáp ở hàng Bàn Xà? Chẳng qua Khổng Minh thương xót các chiến sĩ mình đã xả thân vì Tổ quốc! Tào Tháo khóc Điển Vi là để khích lệ bao nhiêu Điển Vi khác còn sống!

    - Đọc qua bài văn tế oan hồn nơi sông Lư của Võ hầu, ta thấy có đoạn ta thán: Dùng binh không nên coi thường. Như vậy, ta thấy bất đắc dĩ người xưa mới dùng binh mà tạo nên những bài "Khiển tuất tốt", "Loa hoàn tốt" kể lể những cảnh cốt nhục tương tàn, gia đình tan nát, và nỗi nhớ nhung của người mẹ tựa cửa trông con, người vợ bồng con dại trông chồng. Người chết không thấy đau khổ gì, chỉ có kẻ thân thuộc còn sống lại tan nát cõi lòng! Nếu người trên, kẻ lãnh đạo không an ủi, thương xót cho người bạc mệnh, để mặc cho họ ôm ấp nỗi nhớ thương, uất hận, thì nghĩ đến câu "tử sinh khiết khoát, dữ tử thành thuyết" trong thơ của Vệ Phong, ai chẳng ruột nát hồn tan? Nghĩ đến câu "chuyển dư vu tuất, hữu mẫu thi xạn" ai chẳng uất hận trong lòng? Ai chẳng đau xót khi mất một người con yêu quý, một người chồng lí tưởng... Khổng Minh tế oan hồn nơi Lư Thuỷ cũng chính vì ý trên.

    Ta biết Khổng Minh đi đánh phương Bắc mà chẳng lo về phía Nam là do nơi

    nỗi vui của ông. Niềm vui cũng an ủi con người quên cả sự hiểm nguy để thi

    hành trọng trách. Và Khổng Minh đi viễn chinh vẫn lo lắng về việc nội bộ

    là vì ông lo lắng cho Hậu chúa. ở bài biểu xuất sư có câu: "Tay dâng tờ

    biểu, lệ ứa đôi hàng", ta đủ thấy rõ nỗi lo của con người ái quốc Khổng

    Minh. Trước khi lâm chung, Tiên chúa có dặn Khổng Minh: "Nếu không thể

    giúp được con ngu hèn của ta...". Như vậy quả là không ai biết con bằng

    cha. Thành thử Khổng Minh lo lắng về nội bộ cũng không phải là không có lí

    do xác đáng!


    Hồi 92 : Triệu Tử Long ra sức giết năm tướng
    Gia Cát Lượng dùng mẹo đoạt ba thành​



    - Trong đoạn này ta nghe nhiều đoạn tả chiến công của Triệu Vân. ấ y là nêu rõ cái chí nguyện của Triệu Vân. Vì khi Lưu Huyền Đức mới lên ngôi, Triệu Vân đã khuyên vua đi dẹp Nguỵ. Tiên chúa đánh Ngô để Triệu Vân đi sau, như vậy ta thấy cái chí nguyện của Triệu Vân không phải là việc dẹp Ngô. Nay Khổng Minh đánh Nguỵ, cho Triệu Vân đi tiên phong thật là hợp với chí nguyện ấy. Nếu chí nguyện ấy không được thực hiện hẳn làm cho con người ao ước nó luyết tiếc, bực bội lắm sao? Tuy nhiên, Triệu Vân đánh Nguỵ không phải để lấy lại oai danh thuở thanh xuân mà là vì tuổi già phải cố gắng vậy.

    - Chiến lược đem quân vòng qua hang Tí Ngọ của Nguỵ Diên đâu phải là dở, thế mà Khổng Minh không chịu dùng. Khổng Minh làm như vậy là biết mệnh trời trái ngược với sở nguyện nên không dám làm việc mạo hiểm để cưỡng lại trời. Biết được mệnh trời mà còn cưỡng lại thì khó mà thành công được. Và như thế sự thất bại là do nơi lỗi mình, không trách trời được. Bởi vậy, Khổng Minh lúc nào cũng thận trọng, tìm kiếm một kế cụ thể gọi là "vẹn toàn". Hoặc giả không cãi được mệnh trời thì mới trách trời và như vậy mình sẽ không hối hận vì đã làm việc ấy.



    Hồi 93 : Khương Bá ư ớc về hàng Khổng Minh
    Võ Hương hầu mắng chết Vương Lãng​



    - Khổng Minh đã "tương kế tựu kế" lừa Thôi Lượng. Khương Duy cũng dùng đường lối ấy lừa lại Khổng Minh. Khổng Minh dùng Bùi Tự giả đánh lừa quân Thiên Thuỷ, thế mà Khương Duy biết được, nhưng đến lúc Khổng Minh dùng Khương Duy giả để lừa Thiên Thuỷ thì Khương Duy không biết vì không ngờ có người phá nổi kế của mình. Tuy Khương Duy đoán được kế song không lường nổi hành động xuất quỷ nhập thần của Khổng Minh. Khương Duy không khỏi thán phục Khổng Minh. Buông Hạ Hầu Mậu để thuyết phục Khương Duy, rồi lại nói: Khương Duy cho mang thư đến, đó là kế tầm thường. Ai đọc đến mưu kế của Khổng Minh sẽ phân vân và mê hồn vì sự biến đổi nhanh chóng của nó.

    - Người ta thường nghĩ: đánh giặc là để giết kẻ đầu đảng mà quên rằng trước hết phải dẹp những phần tử a tòng. Nếu không có Giả Sung, Thành Tế thì cha con nhà Tư Mã không thể đắc thế mà tác oai tác quái. Không có Hoa Hâm, Vương Lãng thì cha con họ Tào không dễ ngang tàng. Cho nên chửi Tào Tháo mà không chửi Hoa Hâm thì chưa đủ làm cho Tào Phi, Tào Tuấn khiếp vía. Chửi Tào Tháo thì có bài học "Đai áo", chỉ có Tào Phi là được bỏ sót.

    Nay Khổng Minh chửi Vương Lãng, cũng chính là để cảnh tỉnh thiên hạ vây.

    - Xưa nay chiến thuật "cướp trại" tưởng được dùng nhiều trong phép dụng binh, nhưng thường thường ta thấy chỉ có những trận tấn công bất thường mà thắng, hoặc đoán được giặc cướp trại, nên bỏ trại trống rồi đánh quật lại. Nhưng chỉ có phép cướp trại của Khổng Minh là biến đổi luôn luôn. Khổng Minh không sợ địch biết được ý mình định cướp trại mà còn có ý chúng biết trước và dư biết địch cướp lại trại mình, nên lừa địch đánh giết lẫn nhau. Sau đó mới cho quân mình tiến đánh. Cách công đồn thật là kì diệu.


    Hồi 94 : Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương
    Tư Mã ý nhanh tay bắt Mạnh Đạt​



    - trong hồi này ta thấy có việc Quan Công hiển thánh. Thế mà đầu của Việt Cát không rụng về thanh long đao của ngày mà lại rụng về thanh long đao của Quan Hưng. Quân Khương không tan rã vì oai linh của Quan Công mà tan rã vì mưu kế của Khổng Minh. Như thế mới biết trong truyện Tam Quốc khác với truyện Tây Du ở chỗ: Truyện Tây Du chép về việc thần thông biến hoá, gặp cản trở nào phép thần cũng phá được. Tây Du, Thuỷ Hử đều không căn cứ vào chính sẻ, đi xa thực tế nên sút kém hơn Tam Quốc vậy.

    - Nếu Tào Tuấn không dùng Tư Mã ý thì Mạnh Đạt đâu đến nỗi chết. Mạnh Đạt không chết thì Đông đô, Tây đô sẽ bị chiếm. Nếu mất hai kinh thì họ Tào sẽ bị diệt. Họ Tào quả nhờ Tư Mã ý nhiều vậy. Tuy nhiên, việc Tư Mã ý cứu Tào là bước đầu đưa Tư Mã ý cướp Tào. Tào dùng Tư Mã ý chống Hán, cũng như chống hùm cửa trước, rước sói cửa sau. Trong hồi này kể lại việc tư Mã ý được phục chức cầm binh và kể lại việc Tư Mã ý được phục chức cầm binh và kế trí thông minh. thêm vào đó Tư Mã ý và tư mã Chiêu đều là những con người có chí lớn. Đó chính là điềm báo trước việc nhà Nguỵ mất nước vậy!

    - Việc phục hưng nhà Đại Hán gặp trở ngại, trước hết là việc mất Kinh Châu, sau vì mất Thượng Dung. Nếu Kinh Châu con thì có thể đánh lấy Thượng, Phàn. Thượng Dung còn thì có thể đánh lấy Uyển, Lạc. Lúc Quan Công rời KinH Châu đi đánh Nguỵ, nếu để một thượng tướng ở lại giữ Kinh Châu thì đâu đến nỗi mất thành Thượng Dung. Thế mà Khổng Minh và Tiên chúa đều không nghĩ đến. Phải chăng ấy là những điểm sơ sót, hay vì cơ trời? Lúc Tiên chúa đánh và Hào Đình, Đông Ngô chí nguy, nên Tôn Quyền đã xin trả lại KinH Châu, nếu Tiên chúa không cự tuyệt thì làm sao Kinh Châu mất đến ngày hôn nay. Quả là trời không ngó đến nhà Hán nữa!


    Hồi 95 : Mã Tốc trái lệnh mất Nhai Đình
    Võ hầu gảy đàn đuổi Trọng Đạt​



    - Vì một lỗi lầm nhỏ nhặt mà hỏng cả việc lớn. Mạnh Đạt không nghe lời Khổng Minh nên để mất Thượng Dung, Mã Tốc không vâng lệnh Khổng Minh nên để mất Nhai Đình. Xem thế ta thấy nếu một vị tướng điều binh xuất trận mà không dẹp được tính tự ái, tự cao thì rất nguy hại. Thượng Dung mất, Khổng Minh mất hi vọng tiến thủ! Nhai Đình mất, quân Thục thiếu chút nữa chẳng còn đường thoái lui. Nhai Đình mất ắt Dương Bình quan lâm nguy. Như vậy nếu tiến quân, Thục cũng chẳng thu được gì mà thoái cũng gặp nguy khốn. Địch đang lăm le chiếm đất mình thì mình đâu còn thì giờ đẻ mong chiếm đất địch? Ba quận Thiên thuỷ, Nam An, An Định mất, Tây Thành cũng chẳng còn! Thế là bao nhiêu công trình kế hoạch dự định của Khổng Minh đã biến thành gió bụi. Thật đáng buồn thay!

    - Bắt đầu từ hồi này ta thấy Tư mã ý và Khổng Minh đấu trí nhau một cách hào hứng. Chiến thuật hành quân của hai người khác nhau. Khổng Minh chủ trương đánh mới có lợi, còn Tư Mã ý chủ trương thủ thế ngăn chặn địch. Việc giữ Mi Thành, Cơ Cốc chẳng quan là ngăn cản không cho Khổng Minh tiến binh. Chiếm Nhai Đình và Liệt Liễu chẳng qua là chặn mặt sau để Khổng Minh phải rút binh về. Như vậy Tư Mã ý chủ trương cố thủ thôi. Chẳng phải Tư Mã ý không muốn đánh chiếm, song vì sợ quân Thục quá mạnh. Tuy người cẩn thận không làm việc liều lĩnh, nhưng cũng có người thận trọng mới làm nổi việc quá liều lĩnh, Nguỵ Diên muốn kéo quân qua hàng Tí Ngọ, mà Khổng Minh cho đó là việc liều lĩnh nguy hiểm. Thế mà Khổng Minh dám ngồi giữa toà thành bỏ ngỏ, chỉ có hai mươi tên quân quét dọn. Như vậy Khổng Minh chẳng phải là quá liều lĩnh lắm sao? Nếu ngày thường Khổng Minh không biết thận trọng thì lúc lâm nguy ông không dám liều lĩnh như vậy. Tư Mã ý không tin Khổng Minh liều lĩnh vì ngày thường Khổng Minh rất thận trọng.


    Hồi 96 : Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc
    Chu Phường cắt tóc lừa Tào Hưu​



    - Khổng Minh còn xin giáng chức thừa tướng thì đủ biết tội của Mã Tốc không thể dung được. Thừa tướng vì dùng làm tham quân mà phải chịu tội huống hồ tham quân cưỡng lại mệnh lệnh của thừa tướng thì làm sao yên ổn được ngoài vòng hình pháp? Việc Khổng Minh xin giáng chức không phải là giả dối mà là chân thật, tự phát xuất từ cõi lòng con người biết tự xét mình vậy.

    - Khổng Minh dâng biểu mà lệ ứa đôi hàng, ấy là do lòng mến chúa chứ không phải hối hận vì giết Mã Tốc. Khi chém Mã Tốc, Khổng Minh cũng khóc. Cái khóc ấy là để chứng tỏ tấm lòng chân thậy của ông đối với Tiên hoàng. Như vậy, sở dĩ chém mã Tốc là vì ông nghĩ đến Tiên hoàng. Tiên hoàng đã dặn ông phải cẩn thận nhưng ông đã quên. Nay Khổng Minh chém Mã Tốc là chiều theo ý Tiên hoàng và để răn các tướng.

    - Trước kia, Thục vừa đánh Nguỵ ở Phàn Thành, Lữ Mông liền đem quân đánh lấy Kinh Châu. Như vậy Đông Ngô có tội với Hán triều. Nay Nguỵ vừa thắng Thục ở Nhai Đình thì Lục Tốn lại đánh bại Tào Hưu. Lúc này Đông Ngô là kẻ có công của nhà Hán! Tuy vậy, trước kia Ngô cũng có tội và lần sau Ngô cũng chẳng có công gì, chẳng qua Thục biết dùng Ngô hay không thôi. Chỉ có Khổng Minh là khép léo không ngoan, biết lợi dụng Ngô nên trong suốt đời Khổng Minh, giữa Ngô và Thục không có gì xích mích mà còn nhờ được Ngô nhiều việc.

    - Chu Phường phải chăng là hạng người man trá? nếu bảo Chu Phường là hạng người man trá thì chẳng đúng gì. Ta có thể nói Chu Phường là bậc trung nghĩa. Búi tóc trên đầu là vật thiêng liêng, là do sự kết hợp khí huyết của cha mẹ để lại, ai ai đều biết trọng và giữ gìn, thế mà Chu Phường chịu hi sinh nó để dụ Tào Hưu. Dùng búi tóc như vậy không đến nỗi phụ lòng ch mẹ! Chu Phường quả là bậc trung vậy.



    Hồi 97 : Đánh nước Nguỵ, Võ hầu hai lần dâng biểu
    Phá quân Tào, Khương Duy dùng mẹo hiến thư​



    - Khổng Minh đã nhiều lần viết biểu giãi bày sự lợi hại cho vua Thục biết.

    Đặc biệt nhất là hai tờ biểu trong đoạn này. Tờ biểu đầu, Khổng Minh lấy

    lời lẽ giảng giải để cho vua trẻ hiểu thời cơ và việc lớn trong thiên hạ.

    Trong tờ biểu xuất sư sau, Khổng Minh bẻ gãy mọi lí luận chống việc chinh

    phạt Nguỵ để trả lời họ và cũng là bày tỏ cho vua rõ. Tờ biểu đầu mang

    nặng mối băn khoăn về nội xứ. Bài biểu sau, vượt xa hơn, băn khoăn về

    cõi ngoài. Lo lắng về nước ngoài tức lo cho quốc gia mình vậy. từ khi Nhai

    Đình thất thủ, mất Mã Tốc, dư luận "muốn giữ yên nước Thục, không nên đánh

    Nguỵ nữa". Nhưng Võ hầu lại nghĩ rằng: "Không đánh Nguỵ khó giữ yên được

    Thục. Mình không tấn công địch thì địch cũng tấn công mình. Hán, Nguỵ

    không thể chung được. Hoặc Hán mất, hoặc Nguỵ mất. Đã hiểu rõ như vậy thì

    ai khỏi băn khoăn được.

    - Khổng Minh là người tài cao trí rộng, hơn nữa một đặc điểm đáng nói là sự lo lắng của ông.

    - Gia Cát tiên sinh chưa bước chân ra khỏi lều tranh thế mà đã biết thiên hạ sẽ chia làm ba, thì hẳn tiên sinh cũng biết việc đánh Nguỵ sẽ không thành mà còn nguy hại nữa. Biết rõ như vậy nhưng trong bài biểu xuất sư ông vẫn nói: "Không thể tự xét mà biết được". Nói như vậy chẳng qua Khổng Minh giả vờ không biết để làm hết trách nhiệm người bề tôi lão thành, và tránh sự nghi ngờ của vị chúa trẻ tuổi đó thôi.


    Hồi 98 : Đuổi quân Hán, Vương Song mắc mưu
    ú p Trần Thương, Võ Hầu thắng trận​



    - Trong binh pháp có dạy phép lui binh và tiến binh rất kì ảo. Giữ kín không cho địch biết mình tiến đánh ắt địch không kịp đề phòng để đề kháng. Khi lui binh không cho địch biết thì địch không truy kích được, tránh khỏi tổn hại. Thói thường, cứ thắng trận thì tiến thêm lên, hoặc ít ra cũng chẳng lùi. Ai thua trận ắt lui binh. Đó là điều mọi người thường biết. Nhưng khi thắng một trận lại rút lui ngay... thạt là kì ảo, khó mà hiểu nổi. Chúng ta thán phục tài dụng binh của Võ hương Hầu vô cùng. Trong ba nước: Ngô, Thục, Nguỵ, chí có Ngô là xưng đế sau cùng. Đó chẳng qua vì tình thế mà Đông Ngô phải chịu sự chậm trễ như vậy.

    Khi Tào Tháo còn sống, Tôn Quyền sợ Tào Tháo mượn danh thiên tử nhà

    Hán để đánh Ngô nên chẳng dám xưng đế. Lúc tào Phi xưng đế rồi, theo lẽ,

    Tôn Quyền cũng có thể xưng đế, song vì sợ Thục. Thục vừa đánh mình đó, nếu

    xưng đế, Thục càng căm tức và có thể đem binh tiến đánh lần nữa. Nếu Thục

    đánh Ngô thì Ngô chỉ còn cách cầu viện ở Nguỵ, mà còn ra mặt chống đối

    Nguỵ nữa. Cho nên tôn QUyền chờ lúc Nguỵ, Thục căm hờn nhau, đánh nhau và

    kết liên được Thục mới lên ngôi thiên tử. Tôn Quyền chẳng không ngoan lắm

    sao?

    - Nguỵ tiếm đế hiệu, Ngô cũng bắt chước tiếm đế hiệu. Như vậy Nguỵ, Ngô đều là giặc đối với nhà Hán. Thế mà Khổng Minh chỉ đánh Nguỵ không phạt Ngô, mà còn sai sứ sang mừng nữa! Té ra Khổng Minh đầu giặc sao? Một cách đơn giản hơn, ta có thể nói là Phục Hậu, Hiến Đế bị giết chẳng phải lỗi ở Ngô mà là do Nguỵ. Vì vậy mà Khổng Minh đánh Nguỵ trước, còn Ngô thì chậm rãi chẳng muộn gì. Khổng Minh hoà với Ngô là để cùng đánh Nguỵ. Sau khi diệt Nguỵ xong sẽ đánh Ngô.


    Hồi 99: Gia Cát Lượng cả phá quân Nguỵ
    Tư Mã ý vào cướp Tây Xuyên​



    - Cũng có đôi lúc Tư Mã ý biết trước được mưu kế của Khổng Minh. Nhưng khi Khổng Minh đã biết Tư Mã ý biết kế của mình, liền bày ra kế khác, khiến Tư Mã ý không thể nào hiểu nổi!

    Tư Mã ý đoán Gia Cát Lượng ngồi ở trại Kì Sơn, nhưng thật ra Gia Cát

    lượng đang ở Vũ Đô, Âm Bình. Tư Mã ý đoán rằng Gia Cát Lượng còn bận ở Vũ

    Đô, Âm Bình, nhưng thật ra Gia Cát Lượng đã có mặt nơi Kì Sơn. Một người

    mưu trí như Tư Mã ý thế mà còn bị Gia Cát Lượng đánh cho nhiều đòn chí tử!

    Gia cát Lượng quả là thần vậy.

    - Người điều binh khiển tướng cần phải biết được thiên thời, vì thiên thời là một trong ba yếu tố để thành công trong việc hành quân (Thiên thời, địa lợi, nhân hoà) Biết được thiên thời mới có thể xét đoán được lúc nào lợi để tiến binh, khi nài chẳng lợi thì dừng lại để tránh tổn hại. Cùng là sự mưa bão mà KHổng Minh dùng để đẩy lui quân địch. Trong khi đó, quân Nguỵ cho là một việc trở ngại cho cuộc chinh phạt. Xem thế, việc hiểu rõ thiên thời cần thiết trong cuộc hành binh.

    - Nhân việc đem quân xâm lăng Thục ta thấy việc Khổng Minh đem quân ra Kì Sơn đến bốn lần là phải lắm. Hán coi Nguỵ là giặc, ngược lại, Nguỵ cũng coi Hán là giặc. Hù Hán không dẹp giặc, giặc cũng chẳng để cho Hán được yên ổn. Chính trong tờ biểu xuất sư của Khổng Minh cũng có viết "Không đánh giặc nghiệp vương cũng mất... Hán với giặc phải một mất một còn...".


    Hồi 100 : Quân Hán cướp trại, phá Tào Chân
    Võ hầu đấu trận, nhục Trong Đạt​



    - Binh pháp phải cần xét xử công minh mới được. Trần Thức và Nguỵ Diên đều có tội, thế mà Khổng Minh chỉ chém Trần Thức, còn Nguỵ Diên thì được tha. Tuy rằng Nguỵ Diên là dũng tướng, có thế dùng việc về sau, song cũng vì kém công minh mà làm cho quân ngũ bị rối loạn, đưa đến những hậu quả tai hại. Một bằng chứng là việc tha chết cho Cẩu An, để rồi bị hắn gièm pha, làm hại cả việc lớn, ấy chính là sự khoan hồng gây nên tội lỗi vậy. Lúc Trần Thức bại trận chưa dám về, Khổng Minh sai Đặng Chi đến vỗ về an ủi. Lúc Nguỵ Diên sắp làm phản, ông biết trước nên sai Mã Đại đề phòng. Chỉ có việc Cẩu An uất hận là Khổng Minh không nghĩ đến. Đó là lỗi sơ xuất của người điều khiển khiến hỏng việc lớn. Tuy nhiên, chẳng qua cơ trời chưa muốn giúp nhà Hán hưng thịnh.

    - Khổng Minh đã từng dùng kế phản gián hạ Tư Mã ý , thế rồi tư Mã ý cũng dùng kế phản gián hạ lại Khổng Minh. Bởi thế, vật thể có mục nát thì sâu bọ mới sinh trưởng ở bên trong được. Tư Mã ý tuy giỏi bày mưu phản gián, song nếu Hậu chúa là một vị vua công minh, sáng suốt, có óc nhận xét và phán đoán thì đâu dễ tin những lời gièm pha vô căn cứ ấy để hỏng việc đại sự.
     
  16. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 101 : Ra Lũng Thượng, Gia Cát giả làm thần
    Vào Kiếm Các, Trương Cáp bị mắc mẹo​



    - Có người chê rằng Võ hầu tác quái ở Lũng Thượng để đoạt lúa chỉ vì miếng ăn, như vậy không phải là chuyện đáng khinh cho người đời sau sao? Nếu nói như thế không đúng. Trong lúc đem quân đánh xa nhà, lương thực là cần, tuỳ cơ ứng biến là chuyện binh quyền của một vị tướng, huống chi trong đó mọi hành động đều dốc vào việc kiếm ăn cả.

    Nào huyền đơn nấu thuốc, cầu sống lâu năm, khiến người khen là tiên ông, đó cũng chẳng có gì khác hơn là kiếm miếng ăn.

    Nào cầm sách lên trì, giảng giải đạo đức, nhiều người khen là trí thâm tâm viễn, đó cũng chỉ vì miếng ăn.

    Nào ca hay múa đẹp, uốn éo trăm đường khiến người tưởng Phi Quỳnh trên cung điện, thần nữ trong động tiên, cũng chẳng khác hơn là miếng ăn.

    Cho đến người gieo mực trêu hoa, buông lời châu ngọc, tô nét đan thành, phô tài tuyệt diệu, đọ trí thấp cao, dốc hết ngòi bút để người đời tưởng dưới ngòi bút mình có thần, trong tay có quỷ cũng chỉ vì miếng ăn.

    Cho đến người trông sao ngắm tượng, bấm đốt tính giờ, suy luận cái hung, đoán cái hay, chê cái dở, bụng thấy âm dương, lòng thông tạo hoá, cũng chẳng gì khác hơn là miếng ăn.

    Vì miếng ăn hết cả. Cứ suy ra thì thông ai cười Võ hậu dùng phép gặt lúa.

    - Quân đội lao khổ vì cuộc viễn chinh, mọi quân lính đều nhớ nhà. Dương Nghi hiến kế chia quân hai lớp để đổi nha, đó phải gọi là một sáng kiến hay, đáng làm gương cho vua tề lúc xưa đối với Liêm Xứng vậy. Bỗng chốc, quân sĩ đông gấp bội, ồ ạt đến đánh mà quân mới của mình chưa vọng đến, nếu không quyền biến thì nguy. Mà quyền biến thì sợ thất tín với quân nhà. Giữa lúc khó khăn ấy mà biết xử trí như vậy không phải dễ. Khổng Minh đã mưu thần diệu: Nói tòng quyền thì ba quân sẽ chê mình thất tín, nên ai giữ chữ tín để ba quân vui vẻ tòng quyền. Thế là không xua quân đánh giạc mà thúc giục họ đánh. Nói rằng giục họ về nghỉ mà kì thực gây tinh thần hăng hái cho họ đánh mạnh hơn nữa.

    Binh dụng có câu: "Sai dân mà dân phục thì dân quên lao khổ. Vui vẻ lăn

    vào nguy hiểm thì dân quên chết".

    - Muốn gạt một Tư Mã ý , một Khổng Minh chưa đủ, phải có bốn Khổng Minh ở bốn ngả. Thế mà một Khổng Minh lại thành bốn Khổng Minh ở cả Đông, Tây, Nam, Bắc. Con người sao mà kì diệu như vậy?

    Dụ Trương Cáp ngoài Quan hưng chỉ có Nguỵ Diên, ngoài Nguỵ Diên chỉ có

    Quan Hưng. Hai người thay phiên nhau mà dụ. Đến như Trương Phi giả hai phen

    tạo chiến thắng, cũng là điều hay nữa. Ba việc này có thể gọi là "tam

    tuyệt".

    ở Tăng Khẩu, Quan Công bắt được Vu Cấm. ở Khúc Phố Khổng Minh thả Lục Tốn.

    Trong đường hẻm Mộc Môn Khổng Minh lại bắt được Trương Cáp, ba việc trước

    sau cũng có thể gọi là "Tam tuyệt" được.



    Hồi 102 : Tư Mã ý chiếm giữ Bắc Nguyên, Vị Kiều
    Gia Cát Lượng chế ra trâu gỗ, ngựa máy​



    Khổng Minh bị thua ở Vị Kiều, cho thấy rằng kế hoạch của Nguỵ Diên qua hang Tí Ngọ không phải là kế hay. Khổng Minh mà không ngờ được quân NGuỵ lại đề phòng ở Vị Kiều, thì làm sao Nguỵ Diên có thể ngờ được quân NGuỵ không phòng bị hang Tí Ngọ. Hơn nữa nếu đốt Vị Kiều mà bị thua thì còn gỡ gạc được chứ còn vào hang Tí Ngọ mà bị thua thì thảm hại biết bao nhiêu. Vì vậy Khổng Minh thà chịu thất trận bất ngờ ở Vị Kiều chứ không khi nào mưu cầu sự may rủi trong hang Tí Ngọ.

    - Trịnh Văn vâng lời Tư Mã ý trá hàng để làm nội ứng, chẳng khác nào Mạnh ư u vâng lời Mạnh Hoạch trá hàng vậy. Nhưng Mạnh ư u chưa giết người nào để cho Khổng Minh tin, chứ Trịnh Văn thì đã tự tay giết một tướng để chứng minh lòng mình. Thế đủ biết âm mưu của Tư Mã ý lợi hại hơn Mạnh Hoạch nhiều.

    Khổng Minh muốn hại Tư Mã ý mà chỉ hại được Tần Lãng mà thôi, cũng như

    Khương Duy muốn bắt Tào Chân mà chỉ giết một Phí Diệu vậy. Khườn Duy tự

    tay viết thư khiến địch mắc mưu mình, còn Khổng Minh thì chỉ để địch viết

    cho địch. thế đủ biết Khổng Minh mưu cao hơn Khương Duy nhiều, nhưng dù

    giỏi đến đâu cũng có địch thủ cả.

    Lúc dẹp Nam Man, quân Thục cỹng đã dùng thú vật bằng gỗ để đuổi giặc,

    nhưng chỉ dùng trong một thời gian ngắn mà thôi. Loại thú vật bằng gỗ dùng

    để vận lương này mới dùng được lâu dài, thế thì đoàn thú gỗ sau này kì

    diệu hơn lúc trước. Lúc đi gặt lúa ở Lũng Thượng, Khổng Minh đã giả làm

    thần tướng, nhưng thần tướng này chỉ làm cho người cho người ta sợ bỏ chạy

    mà thôi, chứ thần tướng ở Vị Tân thì cướp lương ngay trước mặt người ta,

    quả là tinh xảo hơn trước nhiều. Lấy gỗ làm thú vật mà làm như thú sống,

    lấy người làm binh mà làm oai phong như thần, lại áp dụng nhiều lần như

    thế mà địch vẫn mắc mưu thì thật là tài trí như thần, chuyện này lại có

    ghi trong chính sử chứ không phải chuyện tiểu thuyết thì thật là li kì vậy.

    - Trong thiên hạ bất cứ một việc gì, hễ có người làm được, thì có người khác bắt trước được. Thường thường người ta bắt chước một cách khó khăn chỉ vì người làm ra cố giấu nghề không muốn cho ai bắt chước cả. Việc chế trâu gỗ của Khổng Minh không những không cấm địch bắt chước, mà còn có ý khuyến khích địch bắt chước nữa là khác. Thế mà địch thực hiện bị thất bại đâm ra lo sợ không dám bắt chước nữa. Ôi! Dùng mưu kế tuyệt kĩ đến thế là cùng.



    Hồi 103 : Hang Thương Phương, Tư Mã mắc nạn
    Gò Ngũ Trượng, Gia cát dâng sao​



    - Có người bảo rằng: Chỉ vì Khổng Minh biết số Tào Tháo không chết nên mới sai Quan Công đi để Tào Tháo được thả. Khổng Minh cũng biết số Lục Tốn chưa chết nên dặn Hoàng Thừa cứu giúp. Có người lại trách Khổng Minh sao không sai người khác đón đường Hoa Dung? Sao bày bát trận ở Ngư Phúc phố mà không báo thù trận Hào Đình? Đó là tại ông tha địch chứ không phải trời buông tha. Ta xét thử Khương Duy đến đốt hang Thương Phương với một lòng cố sát, thế mà trời lại buông thả thì còn trách Khổng Minh sao được.

    - Trên đời này có ai mượn được tuổi thọ bao giờ? Có thể cầu cho mình sống thì cũng có thể rủa cho người chết chứ? Võ hầu cầu thọ sao Trọng Đạt không rủa cho Võ hầu chết? Võ hầu cầu sống sao không làm phép cho Trọng Đạt chết? Ôi, trên đời ai mà có thể ngăn được sao mạng khỏi sa xuống? Đã ngăn được sao ắt phải ngăn được mưa. Thế mà Võ Hầu mượn được gió ở Xích Bích lại không ngăn được mưa ở Thượng Phương. Ông còn biết trước ở Trần Thương có mưa dầm nên chuẩn bị, thế mà cơn mưa rào ở Hồ Lô lại không biết trước mảy may để hoãn cuộc phóng hoả. Như vậy việc Võ hầu nhưng tinh cầu thọ chẳng là mơ hồ dại dột lắm sao?

    - Thưa không phải thế. Chính Võ Hầu cầu đảo không phải vì bản thân mình mà ông vì nhà Hán vậy. Trung thần thờ vua khác nào con hiếu thờ cha mẹ. Đã viết cha mẹ đau bệnh nan y mà không chạy chưa thì không phải đạo làm con.

    Trường hợp Khổng Minh thờ chúa cũng tương tự.



    Hồi 104 : Rơi sao lớn, thừa tướng qua đời
    Trông tượng gỗ, đô đốc mất vía​



    - Có kẻ thắc mắc: Võ Hầu có tài linh dị như thần tiên, có thể bàu đồ bát trận, chế trâu ngựa máy nhưng sao vẫn không thoát được cái chết? Xin thưa:

    Võ Hầu không phải như Tả Từ, Lí ý hay những bậc thần tiên xuất thế khác mà có thể trường sinh bất tử được. Chẳng qua Võ Hầu chỉ là bậc thánh hiền nhập thế mà thôi, người thông suốt mọi lẽ khiến thiên hạ thán phục, nhưng thật ra không làm sao mất được cái chân thực của người nhân thế.

    - Tào Tháo, Tư Mã ý làm tướng cũng nắm hết việc triều chính, giữ cả binh quyền như Khổng Minh, và cả ba cũng có những thần cơ diệu toán khiến người đời khâm phục. Nhưng một bên thì soán đoạt, một bên thì trung lương mà được. Một bên thì vì bụng riêng tư mưu đồ cho con cái, một bên thì vô tư không mưu cho con cháu mà chỉ trao cho hiền tài, lo cho quốc gia. Tháo sắp chết giao quyền cho Phi. ý sắp chết trao quyền cho Sư, Chiêu. Nhưng Võ Hầu trước khi chết lại giao việc thừa tướng cho Tưởng Uyển, Phí Vĩ, còn việc đại tướng quân thì giao cho Khương Duy. Con của Hầu là Chiêm và Thượng thì không hề dự đến. Thuỷ chung Võ hầu cũng chỉ có tám trăm gốc dâu và năm mươi khoảng ruộng đó thôi, không có chút của cải nào riêng để làm giàu cả. Thế thì cái nhân vật Khổng Minh khi có quyền cao chức trọng so với cái nhân vật Khổng Minh khi ôm gối gảy đàn cũng không khác gì. Xưa kia, lúc người sắp bước chân ra khỏi lều cỏ, hứa sau khi thành công sẽ chu du ngũ hồ như Phạm Lãi, sẽ tịch cố như Trương Lương, thế mà kết quả không được như sở nguyện, lại chết giữa sa trường, gió lạnh sao rơi. Ôi! Trong đám công danh phú quý ở đời, dễ gì tìm được con người như vậy!

    - Biết rằng chết là do số mạng, sao Võ Hầu còn cầu thọ nhương tinh làm gì? Chỉ vì Võ Hầu nghĩ việc Tiên đế gởi con côi cho mình, trọng trách quá nặng nề không thể yên lòng chết được. Lại nhìn ra nước ngoài thấy kẻ địch vẫn còn, nhìn về nước nhà thì thấy không ai có thể thay mình, lại không đành lòng chết, hơn nữa, vì thấy chưa đáng chết, nên Võ Hầu phải cầu thọ. Tuy nhiên khi đã tận lực rồi thì chết cũng chẳng oán hận gì. Vì vậy, Lão Tuyền lấy việc "Bất khả tử" mà trách Quản Trọng chứ không nỡ trách Võ Hầu vậy.

    - Võ Hầu thường tự ví mình với Quản, Nhạc, vì Quản Trọng có tài dẹp loạn để tôn nhà Chu, Nhạc Nghị có mưu kế tuyệt diệu để giữ nước Yên. Nhưng so về tài năng và phẩm cách thì Võ Hầu hơn hẳn một bực. Về tài năng thì Võ Hầu chính là một ông Khương Tử Nha trẻ tuổi. Về công lao giúp chúa thì Võ Hầu chẳng khác nào Chu Công Đán, còn việc xuất xứ đại cương lại giống hệt như Y Doãn. Biết trước thiên hạ chia ba là có tài tiên giác. Đi cày ở Nam Dương là lạc đạo đợi ba lần mời mới ra rồi lại cúc cung tận tuỵ gánh lấy việc lớn trong thiên hạ. Anh em mỗi người thờ một nước mà thiên hạ không thể nghi ngờ được. Khi bắt tay vào việc thề nguyền đánh giặc đến cùng, thật không có gì hổ thẹn với lòng. Từ đời Tam Đại đến sau chưa thấy một người thứ hai như Khổng Minh vậy.


    Hồi 105 : Võ Hầu dự sẵn mẹo cẩm nang
    Nguỵ chủ dỡ lấy mâm thừa lộ​



    - Võ hầu vừa nhắm mắt, ngôi sao tướng vừa rụng xuống dinh quân, Nguỵ Diên đã tạo phản ngay, hèn chi Võ hầu nhắm mắt không yên cũng phải! Võ Hầu biết rằng Nguỵ Diên sẽ phản mà không trừ trước, đủ thấy Khổng Minh nhân đức biết bao. Đề phòng trước, chứ không đợi đến lúc phản mới đối phó, đủ thấy Khổng Minh cao trí lắm vậy. Cái phản của Nguỵ Diên lợi hại đã đành, mà còn làm cho tư Mã ý trở thành một kẻ địch ghê gớm hơn nữa. Vì Nguỵ Diên đốt sạn đạo rồi đánh vào thành Nam Trịnh, Tư Mã ý thừa cơ xua quân đánh theo nước Thục chỉ làm miếng mồi ngon cho nước Nguỵ mà thôi. Trong lúc nguy hiểm đến tột cùng như vậy mà chỉ trong khoảnh khắc biến nguy thành an thì quả nhiên Võ Hầu chết rồi mà công lao không phải là nhỏ vậy.

    - Khổng Minh mất đã làm cho vua tôi nước Ngô lo sợ rõ rệt vì họ nghĩ rằng:

    Từ nay sẽ không còn ai cứu việc cho nước mình nữa. Ngược lại, Khổng Minh

    mất khiến cho vua nước tôi nước Nguỵ vô cùng mừng rỡ, vì họ nghĩ: Từ nay

    sẽ không còn ai làm hại mình nữa. Ngô vì quá sợ mà phải tăng quân phòng

    giữ biên giới. Nguỵ vì quá mừng mà xây dựng đền đài to tát. Dân Ngô phải

    khổ vì phòng vệ nên không thể nhớ đến Võ Hầu. Dân Nguỵ phải khổ vì công

    tác kiến trúc nên không thể nhớ đến Võ Hầu. Thế thì chỉ một người chết mà

    cục diện thay đổi cả và đâu dâu cũng nghĩ đến một người.

    - Trước kia Tào Phi xây đài giết Chân Hậu, sau này Tào Tuấn lại cũng giết Mao Hậu, ấy là con cháu bắt chước cha ông vậy. Tuy vậy Tào Phi xây đài chưa làm hại dân bằng Tào Tuấn bẻ cột đồng. Phi chỉ bắt dân lao khổ, Tuấn thì bắt cả đến các quan. Tuấn còn có ý oán cho giết chết Châu Thị. Thế thì con đã bắt chước cha mà còn ác hơn cha nữa. Xem thế các bậc cha ông mà để gương tốt lại cho con cháu thì chẳng nói chi, chứ để gương xấu lại cho con cháu thì đáng sợ biết bao!



    Hồi 106 : Công Tôn Uyên thu trận chết ở Tương Bình
    Tư Mã ý giả ốm lừa được Tào Sảng​



    - Tôn Quyền muốn cấu kết với Công Tôn Uyên để chống Nguỵ, chẳng khác nào Tào Phi mượn tay Mạnh Hoạch để xâm chiếm Thục, Uyên chém đầu sứ Ngô dâng cho Tào Phi cũng chẳng khác nào Công Tôn Kháng chém đầu anh em họ Viên dâng cho Tào Tháo vậy. Nhận thấy Man vương phản hán nhiều lần mà họ Công Tôn giúp Nguỵ đến hai lần thì lẽ ra phải khoan hồng cho Công Tôn Uyên mới phải chứ? Võ hầu không giết Mạch Hoạch thế mà Tư Mã ý lại giết Công Tôn Uyên, thật là một người rất nhân từ và một kẻ đại bất nhân! Về sau vua Hoà Đế và Mẫn Đế đều bị cha con Lưu Uyên tru lục, Uyên trước với Uyên sau không hẹn mà trùng tên đó, phải chăng là một câu chuyện quả báo?

    - Ta có thể bảo rằng Tư Mã ý bình Liêu dễ dàng hơn là Khổng Minh bình Man, vì muốn đánh vào lòng người thì khó chứ đánh vào thành trì thì dễ. Hơn nữa, trước khi ra Kì Sơn, Khổng Minh đã phải lo lắng nhiều về mặt Bắc, thế mà lại xuống mặt Nam bình Man, quả ít ai làm được như Khổng Minh. Khi Khổng Minh mất rồi, Tư Mã ý khỏi lo về mặt Tây, cứ yên tâm kéo quân đi dẹp Liêu Đông, việc ấy tưởng cũng nhiều người làm được. Xét cho cùng Tư Mã ý vẫn kém xa Khổng Minh.

    - Cha con Tào Tháo đã là con nuôi, cháu Tào Phi cũng lại là con nuôi. Thế thì thế hệ trước kia không đúng nòi, đến thế hệ sau lại bị khác giống. Thì ra hương hoả họ Tào không phải đến lúc Tấn bắt nhường ngôi mới dứt mà nó chấm dứt ngay từ lúc Tào Phương lên ngôi. Tào Tuấn không tuyên cáo rõ cho các quân đại thần biết rằng mình đã đưa người trong họ nối ngôi, lại cứ giữ bí mật trong cung, khiến không ai biết gốc tích Tào Phương đâu cả.

    CHo hay âm mưu cướp ngôi Hán của họ Tào thật là gian hùng, song kết quả

    lại nuôi một con tò vò, ngâm cũng nực cười!


    Hồi 107 : Nguỵ chủ trao quyền họ Tư Mã
    Khương Duy bại trận núi Ngưu Đầu​



    - Thật trớ trêu thay một gã Tào Phương làm vua mà không ai có thể nhận ra gốc tích, lại một Tào Sảng làm tướng như một kẻ say. Giả thử lúc ấy Tư Mã ý đau thật, hay chết đi thử hỏi nước Nguỵ làm gì lại chẳng bị Ngô và Thục thôn tính? Như lúc ấy Tào Sảng cứ nghe theo lời Hàng Phạm mà rước vua sang Hứa Đô rồi triệu quân ở ngoài về đánh thì chắc chắn đã bị thau với cha con nhà họ Tư Mã rồi. Ôi! Tào Tháo gian hùng như vậy mà sao giòng giống lại ngu hèn đến thế?

    - Quản Lộ đoán biết Hà Yến và Đặng Dương giúp Tào Sảng rồi bị chết. Tân Hiến Anh cũng đoán biết Tào Sảng sẽ bị mắc mưu thua trí Tư Mã ý . Nhưng sự đoán biết của Quản Lộ không giỏi bằng nàng Tân Hiến Anh. Đang lúc Tào Sảng sắp bị tiêu diệt mà Tân Xưởng còn cố theo giúp. Khi Tào Sảng đã bị tru diệt mà con gái nhà Hạ Hầu vẫn không chịu bội nghĩa. Hai người cùng đáng khen, nhưng Xưởng nghe lời chị để theo chủ cho vẹn nghĩa, còn cô con gái họ Hạ hầu trái mệnh cha để thủ tiết với chồng, thế thì nàng Tân Hiến Anh và cô gái nhà Hạ hầu cũng đáng nêu gương liệt nữ cho hậu thế lắm vậy.

    - Bây giờ họ Tào bắt đầu dần dần mất hết quyền chính vào tay họ Tư mã và cuối cùng họ tư Mã cướp ngôi. Hạ Hầu Bá đến hàng Thục là bắt đầu mối cho Khương Duy đánh Nguỵ. Nhưng tâm nguyện của Khương Duy là diệt họ Tào, trái lại Bá thì muốn mượn tay nhà Hán để diệt họ Tư Mã bảo vệ họ Tào. Tâm nguyện của Khương Duy là tâm nguyện của Võ Hầu và cũng là tâm nguyện của Tiên chúa. Tuy Duy kém tài hơn Võ Hầu nên ra quân lần đầu bị thất bại, song sự quyết tâm cũng không khác gì Võ Hầu.


    Hồi 108 : Trong mưa tuyết, Đinh Phụng đánh đoản binh
    Trên tiệc rượu, Tôn Tuấn dùng mật kế​



    Người ta thường so sánh Tư Mã ý với Tào Tháo. Ta thử căn cứ trên lời trăn trối trước lúc lâm chung của ý đã thấy Tư Mã ý khác với tào Tháo xa. tất cả những hành động của Tào Tháo chỉ có con Tư Mã ý bắt chước thôi, chứ thật ra suốt cuộc đời Tư Mã ý , không làm điều gì trái đạo vua tôi như Tào Tháo cả. Tào Tháo để tâm ghét Tiên chúa và muốn trừ người tài của dòng tôn thất, rồi đến giết hoàng hậu, hại hoàng tử, tiếm nghi vệ hoàng đế, nhận phong "cửu tích" v.v... còn ý thì không có những hành động như thế. Cho nên người quân tử có thể khoan thứ cho Tư Mã ý được.

    - Thừa lúc tuyết phủ để dụ địch, chính là trận Võ Hầu phá quân thiết xa.

    Đang đêm chỉ có trăm quân mà đi cướp trại địch đó là Cam Ninh. Lấy thuỷ

    quân để phá thuỷ quân thì có Hoàng Cái đốt thuyền của Bắc quân. Còn dùng

    thuỷ quân đi nghênh ngang dưới thuyền bè mà có thể đánh được trại địch

    trên cạn thì ngoài Đinh Phụng ra, xưa nay chưa từng có ai. Vì thế người ta

    phải phục Đinh Phụng ở điểm này.

    - Tôn Tuấn giết Gia Cát Khác là người trong tôn thất giết người khác họ.

    Tư Mã ý giết Tào Sảng lại là khác họ diệt người trong Tôn thất. Tài năng

    của Khác với Sảng không giống nhau nhưng tính kiêu ngạo và sự sơ xuất

    thì giống nhau như hệt. Bên ngoài không hiểu nổi sự xảo trá của Trương

    Đặt, bên trong không hay biết mưu gian của Tôn Tuấn, thế mà vẫn kiêu căng

    ương ngạnh để đến nỗi phải bị giết. Khác thông minh hơn cha nhưng chỉ vì

    tính kiêu ngạo cậy tài mà mang lấy hoạ.



    Hồi 109 : Vây Tư Mã, mưu lạ Khương Duy
    Bỏ Tào Phương, quả báo nhà Nguỵ​


    - Lần thứ nhất Khương Duy đi đánh Trung Nguyên cũng vì địch sinh nội biến, Hạ Hầu Bá đến xin hàng, nên mới thừa cơ hội ấy tiến quân. Lần thứ hai đánh Trung Nguyên là nhân địch bị lân quốc xâm phạm và đã hẹn ước với Gia Cát Khác. Thế mà cả hai lần đều thất bại, vì lần trước quân Khương chịu đến giúp nhưng họ lại không đến, lần sau có đến, nhưng bị địch lợi dụng để phá mình. Ôi! Khi Võ Hầu còn sống mà rợ Khương còn đem quân giúp Nguỵ, huống chi nay Võ Hầu đã mất sao còn tin quân Khương có lòng giúp nhà Lưu? Nếu bảo rằng quân Khương có thể tin cậy thì sao lại chẳng dám tin cậy rờ Nam Man. Xưa không bao giờ Võ Hầu cầu rợ Nam Man giúp, thế mà nay Khương Duy lại cầu rợ Khương trợ lực quả là thất sách vậy. Tuy vậy, cũng không nên lấy đó mà kết tội Duy vì quân Khương Duy thua ở núi Ngưu Đầu cũng có thể coi như Võ Hầu thất thủ ở Nhai Đình. Khương Duy vây khốn giặc ở Thiết Lung cũng giống như Võ Hầu hãm giặc ở Thượng Phương cốc. Lửa đốt hang Thượng Phương đã có trời mưa xuống cho giặc thoát. Giặc sắp chết khát ở núi Thiết Lung thì bỗng dưng nước dưới đất chảy lên cho địch bình yên. Thế thì trời kia đã bảo vậy, ta biết nói sao?

    - "Chiếu đai áo" của Hiến Đế cũng giống như chiếu máu "lót áo" của Tào Phương. Nhà Hán có Phục Hậu bị giết, mấy vị trung thần như Đổng Thừa, Phục Hoàn mưu việc bị tiết lâu. Nhà Nguỵ cũng có việc tiết lậu của Trương Thấp. Sự báo phục của người trước làm, người sau bắt trước mà không khác nhau một mảy may nào cả. Nhưng Tào Tháo không lấy việc "Chiếu đai áo" mà phế bỏ Hiến Đế, thế mà Tư Mã Sư nỡ vịn vào tờ "Chiếu lót áo" mà truất phế Tào Phương . Thế thì trời mượn người sau để báo thù người trước khiến người xem lấy làm khoái trí. Chiếu đai áo thời gian lâu mới bị lộ, còn chiếu của Tào Phương mới xuống là đã bị lộ ngay, thế thì đạo trời bắt phải trả nợ, mà vay chín phải trả mười càng nghĩ càng sởn gáy vậy.

    - Sự sắp đặt của con tạo thật là trớ trêu: Kẻ nghịch thần không đợi cho thiên hạ đàm tiếu, mà chính ngay con cháu mình tự khai ra miệng. Chẳng những người đời ví Tào Tháo với Tư Mã Sư mà thôi, ngay chính Tào Phương cũng mở miệng so sánh Nguỵ Thái Tổ (tức Tào Tháo) với Tư Mã Sư. Chẳng những người ta thường ví Đổng Thừa với Trương Thấp mà thôi, chính miệng Tào Phương cũng lại so sánh. Quả nhiên là việc nhân nhỡn tiền, chẳng cần phải nghe chuyện địa ngục luân hồi mới tin là có quả báo.


    Hồi 110 : Văn Ương một ngựa thoái quân hùng
    Bá Ước men sông phá giặc lớn​



    - Đọc truyện đến hồi Đổng Trác bỏ vua Hán, hỏi ai mà không tức giận? Đọc đến hồi Tư Mã Sư phế vua Nguỵ, hỏi ai mà chẳng hân hoan? Đến đoạn Tào Tháo giết Phục Hậu, ai mà không phẫn nộ? Rồi đến đoạn Tư Mã Sư giết Trương Hậu, thiết tưởng ai cũng phải hoan hỉ, vì người ta thấy rõ đó là việc quả báo rành rành. Ai cũng cho là đích đáng vậy. Tuy nhiên Tào Tháo giết Phục Hậu, hiếp vua Hán không nên để cho Tư Mã Sư bắt chước để làm giặc nhà Nguỵ, vì kẻ làm tôi nhà Hán biết vì Hán mà đánh giặc, còn kẻ làm tôi nhà Nguỵ tại sao lại không biết vì Nguỵ mà đánh giặc?

    - Cũng vì thế mà có chuyện Quán Khâu Kiệm tầm tã lệ rơi, và mới có chuyện Văn Khâm hưởng ứng dấy binh và Văn ư ơng cố sức giết giặc. Người chép truyện quả đã đắn đo từng li từng tí rồi vậy.

    - Có người bảo nhà Nguỵ bức nhà Hán đã có họ Tư Mã bức nhà Nguỵ để báo hại. Thế sao họ Tư Mã bức nhà Nguỵ sao không bị quả báo? Thưa rằng cái tai vạ ở Kim Dung, cái nhục Thạnh Y, cái xấu Hi Ngưu không phải quả báo là gì? Nhà Tấn kết cuộc cũng bị Tống Công là Lưu Dụ cướp mất. Tư Mã Chiêu có con thì con phải gánh lấy quả báo, còn Tư Mã Sư không con thì phải đích thân gánh chịu. Cho nên Tư Mã Sư phải nổ con ngươi, đủ biết tội giết hoàng hậu và bỏ vua báo ứng đến mức nào!

    - Khương Duy đánh Trung Nguyên lần thứ ba sau khi Tào Phương đã bị phế, Tư Mã Sư đã chết. Duy lấy cớ là nhà Nguỵ dẹp loạn để cho vừa lòng dân Nguỵ hơn, vì dân Nguỵ đang muốn đánh họ Tư Mã nên Duy phải mượn cớ ấy, chứ thật trong thâm tâm của Duy trước sau như một, nghĩa là chỉ vì Hán mà thôi.
     
  17. tumahuy(tksvn)

    tumahuy(tksvn) Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    24/11/06
    Bài viết:
    357
    Hồi 111 : Đặng Sĩ Tái dùng mẹo phá Khương Bá ư ớc
    Gia Cát Đản khởi nghĩa đánh Tư Mã Chiêu​



    - Khương Duy đã dự tính năm điều tất thắng có thể phát quân đánh Nguỵ được. Chính tướng Nguỵ Đặng Ngải cũng thừa nhận phần thắng lợi hoàn toàn về phe Thục, thế nhưng kết cuộc quân Thục lại mang thảm bại là tại sao? Cho hay việc binh cơ cần phải biết ta và địch, nhưng khi biết ta mà không đánh giá được trình độ hiểu biết của đối phương hì không phải gọi là biết ta được, ngược lại khi biết địch mà không đánh giá được trình độ của ta đến đâu thì chưa có thể gọi là biết địch được. Khi Khương Duy đã đinh ninh rằng xuất quân đánh Nguỵ lần này có năm điều lợi thế và khi lập mưu đi đánh úp Nam An quả quyết rằng đối phương sẽ không hề hay biết. Mãi đến khi kéo quân qua vùng Đoạn Cốc, trông thấy địa thế vô cùng hiểm trở mới đâm ra lo sợ thì bấy giờ nước đã đến trôn, cờ lâm nước bí làm sao xoay trở cho kịp! Nhưng cũng khá khen cho Khương Duy đã liều sinh tử tả xung hữu đột, một mình đảm đương trong lúc thậm nguy, lại thêm tướng Trương Ngực đem thân sinh vìn nghĩa cả, há chẳng phải là một điều vinh dự lắm ru!- Xét về Đặng Ngải quả là một tay thao lược toàn tài đã biết rõ nhược điểm của mình để kịp thời khắc phục mà còn sáng suốt thấy rõ được mưu lược của đối phương, thế thì Đặng Ngải thắng trận là một điều tất nhiên vậy.

    Xưa kia Quán Khâu Kiệm đánh Tư Mã Sư, về sau Gia Cát Đản lại đánh Tư Mã

    Chiêu, hai trường hợp tương tự như nhau và có thể nói thẳng rằng Kiệm, Đản

    chính là hai vị trung thần nhà Nguỵ. Ba anh em họ Gia Cát kia chia nhau

    làm quan ba nước. Người ta bảo đất Thục được con rồng, đất Ngô được con

    cọp, chỉ riêng đất Nguỵ là dùng phải con chó. Ôi! Nếu đem Gia Cát Đản mà

    ví với con chó như thế được? Ngày xưa Khoái Triệt nói với Hán Cao Tổ rằng:

    "Con chó vua Kiệt phải sủa vua Nghiêu". Về sau Triệu Thuẫn cũng ví thân làm

    tướng của mình như một con chó ngoan vậy. Thế thì kẻ hậu bối đời nay, nếu

    vô ân bạc nghĩa thì không đáng sánh với loài chó vậy.

    - Tư Mã Chiêu phải rời khỏi cung điện để đi đánh Gia Cát Đản, lại buộc thái hậu và thiên tử cùng đi là bắt chước Đổng Trác ngày trước, vì Chiêu sợ rằng Tào Mao ở lại cũng có thể ban huyết chiếu như Tào Phườn trước kia lắm. Chiêu lại còn buộc thái hậu phải theo nốt cũng vì sợ cái gương Tư Mã ý hạ Tào Sảng trước đây. Biết đâu khi Chiêu bận đi ra ngoài lại có người xin chiếu thái hậu cho quân đóng cửa thành. Cho hay kẻ gian thần thường lo xa ít ai bì kịp.


    Hồi 112 : Cứu Thọ Xuân, Vu Thuyên tử tiết
    Lấy Trường Thành, Bá ư ớc dùng binh​



    - Gia Cát Đản một mực trung với vua quyết diệt Tư Mã Chiêu một kẻ âm mưu sán đoạt ngôi trời. Đản đã được quân sĩ hết lòng lao động đường phố tá, bằng chứng là có đến hai trăm quân thủ hạ đến giờ phút cuối cùng vẫn một lòng chịu chết theo chủ tướng. Đản lại được quân Đông Ngô lao động đường phố trợ, quân số cũng không kém gì Tư Mã Chiêu, thế tại sao lại bị thảm bại?

    - Xin thưa rằng: Phàm làm tướng điều khiển ba quân phải có uy dũng đã đành, song phải có một tâm hồn độ lượng, một lòng yêu mến kẻ bề tôi mới được. Nếu Gia Cát Đản không giết Văn Khâm thì đâu đến nỗi các tướng Nguỵ thay lòng đổi dạ? Nếu Tôn Lâm không giết Chu Dị thì đâu đến nỗi quân Ngô phải ra hàng? Cho nên người đời sau cũng nên lấy cái gương này mà đối xử với các bậc bề tôi mình để khỏi mang lấy sự thất bại.

    Người ta cũng thường bảo: có vào lửa mới biết tuổi vàng cao. Con người đã

    là nghĩa khí trung can thì dù gặp hoàn cảnh nào cũng không sờn tấc dạ. Xem

    như Vu Thuyên đã xem thường cái chết đáng cho người đời sau thán phục.

    Cũng không cứ gì những kẻ có quyền cao chức trọng mới có tấm lòng trung

    can nghĩa khí; xem như hai trăm bộ tốt của Gia Cát Đản đã nêu cao tấm

    gương trung liệt, mạnh dạn vạch mặt tên Tư Mã Chiêu phản chúa và nếu được

    ý chí trung quân của chủ mình.

    - Gia cát Đản cố thủ Thọ Xuân thành với ý định chờ cho trời mưa, nước sông Hoài tràn lên, quân địch thất thế sẽ tử chiến một trận may ra có thể thắng nổi. Nhưng than ôi! Chờ đợi đã ngót mấy tháng mà trời không rớt một hạt mưa. Đó chẳng phải trời kia đã lao động đường phố hộ cho họ Tư Mã là gì?

    - Cũng vì lẽ ấy Tiêu Chu đã làm bài luận Thù quốc để ngăn cản sự tiến quân của Khương Duy vậy. Nhưng đã làm tướng mà cứ luận lẽ trời đắn đo hết mực thì còn ai chịu giữ phận ngu trung, còn ai chịu tận tuỵ về nhân sự? Cho nên người đời sau đã có chí báo đền nợ nước thì xin để ý đến bài Xuất sư chứ đừng nên đếm xỉa đến bài luận Thù quốc mà nhụt chí anh hùng.


    Hồi 113 : Đinh Phụng lập mẹo đánh Tôn Lâm
    Khương Duy đấu trận phá Đặng Ngải​



    Nhân vật Tôn Lâm ở nước Ngô cũng giống như nhân vật Tào Sảng ở nước Ngụy. Hai nhân vật trên đều ở trong dòng tôn thất, thế mà Tư Mã ý cũng như Đinh Phụng đều là người khác họ mà diệt được thật là một việc lạ. Khi Sảng bị diệt chính sự lại không về tay họ Tào, trái lại Lâm bị diệt, quyền chính lại về tay vua Ngô. Tôn Tuấn là em Lâm lên nối quyền vị, cũng không khác nào Tư Mã ý có con là Sư và Chiêu được nối chức tước. Sư, Chiêu lộng quyền ép vua, Kiệm và Đản đã khởi nghĩa đánh am em họ Tư Mã binh hùng tướng mạnh mà không thắng, thế mà Đinh Phụng và Trương Bó chỉ dùng một li rượu mà có thể diệt được Tôn Lâm cũng là một điều lạ. Nhưng ta cũng nên nhớ rằng nhà Ngô được nớc không do sự soán nghịch nên khi Ngô suy, trời không nỡ mượn tay kẻ loạn thần tiêu diệt Nguỵ vậy.

    - Nhớ truyện xưa: vợ ư ng Củ là con gái Tế Trọng để cho cha mình giết chồng thì không phải là vợ hiền. Vợ Lư Bồ Quý là con gái Khánh Xá mà để chồng mưu giết cha mình thật là hư hèn. Nay vợ Toàn Thượng lại vì thương anh mã nỡ hại chồng, hại con như vậy chẳng phải là đáng chê lắm sao? Tuy thế đã là người quân tử không trách chi vợ Toàn Thượng mà chỉ chê Toàn Thượng thôi, vì rằng việc đại sự của quốc gia mà đem tiết lộ với đàn bà thì thất bại là đáng kiếp.


    Hồi 114 : Tào Mao ruổi xe chết cửa nam
    Khương Duy bỏ lương phá quân Nguỵ​



    - Bọn gian thần thường thường làm việc gì cũng ném đá giấu tay, cho nên Tư Mã Chiêu muốn giết vua mà không muốn ra tay, lại sai Giả Sung, Giả Sung cũng tránh tiếng lại xúi Thành Tế. Nhưng dư luận và sử sách lại không khép tội Thành Tế mà kết tội Tư Mã Chiêu và cả Giả Sung nữa.

    - Có người bảo: "Bọn gian thần muốn làm loạn trong nước thì trước tiên phải lập oai ở bên ngoài". Thế thì việc Tư Mã Chiêu thí vua nên để sau khi đánh Thục đã chứ? Cũng có người bảo: "Bọn gian thần muốn dẹp cái nạn ở bên ngoài trước hết phải trừ mối lo ở bên trong". Thế thì việc giết vua của Chiêu trước khi đánh Thục là hợp lẽ ư? Thiết tưởng đã là gian thần thì lúc nào có cơ hội là thực hiện bất lương chứ làm gì có một sách lược hẳn hoi như người ta bảo!

    - Sái Trung, sái Hoà đúng là anh em của Sái Mạo mà đi trá hàng Chu Lang, Chu Lang còn không tin thay, huống hồ Vương Quán không phải bà con cật ruột gì với Vương Kinh thì làm sao cho Khương Duy tin được? Mà giả thử Khương Duy có tin đi nữa, còn Hạ Hầu Bá một kẻ sâu sắc làm sao lại không biết mà can Duy? Xem thế đủ biết Đặng Ngải dùng kế trá hàng còn thua Tào Tháo xa lắm.

    - Nhắc lại Võ Hầu khi biết được Trịnh Văn trá hàng lập tức giết ngay, nên được thắng lợi hoàn toàn, còn Khương Duy đã biết Vương Quán trá hàng mà không giết, để cho QUán đốt hết lương thực của quân mình. Xem thế đủ biết Duy còn kém Võ Hầu xa.


    Hồi 115 : Xuống chiếu thu quân, Hậu chủ tin gièm
    Mượn nghề làm ruộng, Khương Duy lánh vạ​



    - Đã tám lần Khương Duy ra quân kết quả có mấy lần thắng lợi, lại cũng có mấy lần không công, vì thế Trương Dực nản chí cho Khương Duy làm một việc "diện mộc cầu ngư", song Khương Duy vẫn tin tưởng rằng sẽ có ngày mang lại chiến thắng hoàn toàn. Cho hay kẻ anh hùng nghĩa khí không bao giờ nản lòng vì bại, cũng không lấy thắng làm kiêu căng, và làm việc gì họ cũng cương quyết cho đến nơi đến chốn.

    - Trận đánh Thao Dương, Duy đoán rằng Ngải sẽ không biết được dự tính của mình, ngờ đâu, Ngải lại biết được cả những điều mà Duy không liệu tính kịp, thế mà Ngải lại không biết rằng việc mình làm Duy sẽ dự đoán được. Đến việc Hậu chía triệu Duy về, không những chỉ Duy không ngờ được mà chính Ngải cũng dự tính tới. Thế mới hay cái khôn của bậc trí giả thường xuất ra ngoài ý tưởng của kẻ ngu và cái ngu của kẻ ngu cũng thường xuất ra ngoài ý tưởng của bậc trí giả. Đọc sách đến đây thiết tưởng ai cũng phải cảm khái.

    - Hàng nghìn vạn người ở trên cõi đời này mỗi người mỗi dạ, sắc diện cũng không ai giống nhau, thế mà việc đời thường có những chuyện na ná, xem như chuyện rồng vàng hiện trong giếng khiến người ta nhớ đến chuyện rắn xanh hiện trước ngự toà. Đọc bài thơ "Tiềm long" của Tào Mao khiến người ta nhớ lúc Hán Thiếu Đế làm thơ "Phi yến", Xem đến việc Khương Duy muốn giết Hoàng Hạo người ta thấy y hệt như chuyện Lưu Đào, Trần Đam muốn giết Thập thường thị đời Linh Đế. Ôi! Chuyện đời sau mà giống nhau đến thế?

    - Xưa Võ Hầu ra quân rồi sau chấm dứt bằng việc mở đồn điền. Sau này Khương Duy ra quân rồi cũng chấm dứt bằng việc đi mở đồn điền, chỉ khác là một người mở đồn điển ở Đạp Trung, một người mở đồn điển ở Vị Tân. Chỉ một điều khác biệt hơn hết là Duy nuôi mộng chinh phục Trung Nguyên mà chưa được thực hiện được, nay vì tránh tai hoạ mà phải đem quân đến Đạp Trung lấy danh nghĩa là mở đồn điển, nhưng kì thật không bao giờ bỏ mộng chinh phạt Trung Nguyên. Cho nên người ta bình luận Khương Duy kéo quân đi Đạp Trung cũng như "đi đánh Trung Nguyên lần thứ chín" thật đáng lắm vậy.



    Hồi 116 : Đường Hán Trung, Chung Hội chia quân
    Núi Định Quân, Võ Hầu hiển thánh​



    - Tình hình nhà Nguỵ lúc bấy giờ đã xẩy ra những việc như Tào Mao bị giết, Tào Phương bị phế, cong một chàng Tào Hoán ngồi ngơ ngơ làm bù nhìn, quyền hành đều về tay Tư Mã Chiêu, thế thì việc Nguỵ đánh Thục bây giờ ta phải coi như nhà Tấn đánh Thục chứ không phải nhà Nguỵ như trước nữa. Cũng như khi Lưu Bị khởi quân ở từ Châu, là bị đánh Tào chứ không phải Bị dám xâm phạm đến nhà Hán. Ngược lại khi Lưu Bị thua trận ở Đông Dương đó cũng là Nguỵ đánh lưu Bị chứ không phải nhà Hán đánh Lưu Bị vậy.

    Trước đây cũng đã hai phen Nguỵ đem quân đánh Thục, một lần do Tào Phi

    xua quân, nhưng rồi lại thôi. Và lần nữa do Tào Tuấn, nhưng khi tiến quân

    vào Trần Thương lại gặp mưa phải rút quân về. Thế thì có lẽ trời kia không

    muốn mượn nhà Nguỵ diệt nhà Hán mà trời lại mượn tay kẻ diệt Nguỵ để diệt

    luân Hán để thiên hạ đời sau đến đây bớt phần cảm khái vậy.

    - Thiệu Dễ dự tính Hội sẽ thắng từ lúc Hội chưa ra quân. Tư Mã Chiêu lại đoán thế nào Hội cũng phản khi Hội còn chưa đắc thắng và biết cả Hội có làm phản cũng không thành, thế mới li kì.

    - Người ta thường bảo Võ Hầu không chết. Nay ta thấy linh hồn của Võ Hầu đã làm cho Chung Hội phải sợ hãi bái lạy và răn được lòng Chung Hội để cứu vãn sinh linh, thật còn hơn người sống. Có người lại bảo: Võ Hầu hiển thánh biết răn dụ tướng Ngụy, sao không hiển thánh cho Khương Duy hành binh! Hay dạy bảo Hậu chúa đừng sa đoạ nữa. Thế mới hay số trời đã định không ai có thể cưỡng lại được. Trước kia có Quan Công hiển thánh truy hồn Lữ Mông, sao không hiển thánh đuổi Lục Tốn? Hiển thánh đuổi quân thiết xa sao không hiển thánh để cứu Tiên chúa ở Hào Đình? Một lần nữa chứng minh cho ta thấy thiên mệnh đã an bài thì nó là một điều cố định vậy.


    Hồi 117 : Đặng Sĩ Thái lẻn qua núi Âm Bình
    Gia Cát Chiêm chết tại thành Miên Trúc​



    - Rủi ro lâm vào chỗ nguy hiểm rồi lại may mắn thoát hiểm được cũng là việc thường tình, ví như việc Tiên chúa vọt ngựa ở Đàn Khê, Hậu chúa được cứu trong trận Đương Dương, Tôn Quyền chạy thoát trên bến Tiêu Diêu, Tào Tháo thoát nạ ở Bộc Dương, Tư Mã ý thoát nguy ở Phương Cốc. Đằng này Đặng Ngải cố ý xông vào chốn hiểm nguy, trèo lên sườn núi chênh vênh, dùng cuốc xẻng kì khu mở đường vượt trên bảy trăm dặm, đến nỗi không kể cái chết, quấn chăn lăn bừa xuống núi và đi vào chỗ cùng đường chỉ có thể tiến chứ không lùi được, để rồi thành công một cách vô cùng nguy hiểm. Thiết tưởng việc làm của Đặng Ngải trên đời này ít kẻ làm được vậy.

    - Có người bảo Thục cầu viện rất gấp thế mà Ngô lại đi cứu trễ nải nên đổ lỗi cho Ngô. Nhưng ta thử nghĩ xưa kia Tôn Hưu cũng không cứu nổi Lưu Thiện, cũng như trước đây Trương Lỗ không cứu nổi Lưu Chương vậy. Hán Trung với Thành Đô gần nhau giáp vách thế mà còn cứu không nổi thay, huống hồ Giang Đông với Miên Trúc đường xa muôn dặm thì còn trách sao được. Hơn nữa ý trời đã định, cho dù Đinh Phụng có tiến quân gấp rút như xưa Mã Siêu đi đánh Hà Manh cũng chưa chắc đã cứu nổi. Ta phải nhìn ngay trong đất Thục có tên gian thần Hoàng Hạo còn nguy hại gấp mấy tên Dương Tùng trước kia. Cái mầm loạn trong nước đã ăn sâu đến thế thì có trăm nghìn quân tiếp viện cũng chẳng làm nên trò trống gì! Vì thế người quân tử không bao giờ đổ lỗi cho nước Ngô, mà chỉ quy tội cho Thục vậy.

    - Trong khi quốc gia đã gần đổ nát, cha con Gia Cát Chiêm còn hăng hái đem cái chết ra báo đền xã tắc, do đó người ta thường bảo "Võ Hầu không chết". Quả vậy, nếu cha con cam phận đầu hàng nhà Ngụy trong lúc này để bảo tồn tính mệnh thì cái tiếng nhơ kia đã làm lu mờ cái danh tiếng Võ Hầu mất. Vì vậy các sử gia thường khen: "Chiêm, Thượng sống mà hàng Nguỵ tức là Võ Hầu chết. Chiêm, Thượng đánh Ngụy để chịu chết tức là Võ Hầu sống vậy.


    Hồi 118: Khóc miếu tổ, Lưu Thầm tự tử
    Vào Tây Xuyên, Chung, Đặng tranh công​



    - Con Võ Hầu đã trung dũng, cháu lại trung liệt, cho nên người đời cho là Võ hầu không chết. Tiên chúa có con anh hùng, có cháu khẳng khái cho nên đời cũng cho là Tiên chúa không chết. Nếu Hậu chúa cũng khí phách như Bắc Địa Vương thì chắc chắn có thể bình Ngô diệt Ngụy gồm thâu về một cõi được, chứ đâu đến nỗi này? Xem như trận Miên Trúc cha con Gia Cát liều chết giữa trận tiền, tận trung vì nước, mới biết nền nếp gia giáo nhà Võ Hầu đến bậc nào! Khi Thành Đô thất thủ, Lưu Thâm biết uất hận vì cha mà chết khiến ta thấy cái di phong Chiêu Liệt Đế như thế nào. Tuy nhà Thục Hán diệt vong, nhưng sinh khí vẫn còn chứ không như các triều đại khác.

    - Nhà Tây Hán mất do Lưu Anh, nhà Đông hán mất do vua Hiến Đế, nhưng việc mất ngôi chỉ im chứ không gây chấn động như nhà Thục Hán. Lưu Thiện tuy hèn yếu nhu nhược, nhưng có con là Bắc Địa Vương biết chết vì trung hiếu. QUả là suy vong mà vẫn còn sinh khí vậy.

    - Vương hoàng hậu mắng Vương Mãng khi nhà Tây Hán mất ngôi. Tào hoàng hậu mắng Tào Phi khi nhà Đông Hán mất ngôi. Hai người này chỉ biết mắng gian thần, chứ chưa biết lấy cái chết để nêu gương trung liệt như Bắc Địa Vương, rồi Thôi phu nhân cũng biết lấy cái chết để nêu gương tiết nghĩa.

    - Xem đời Tam Quốc, không những ta tìm thấy nhân tài trong hàng nam tử, mà ta còn tìm thấy nhân tài trong đám nữ nhi nữa. Nhưng nam tử muốn thành nhân tài không cần phải gồm cả tiết, trái lại nữ nhi nếu không gồm cả tiết thì không được xem là nhân tài. Thế thì phụ nữ được xem là nhân tài còn khó hơn nam nhi nhiều. Dù đã khó, nhưng đời Tam Quốc ta vẫn thường thấy nhan nhản như ở Nguỵ có bà mẹ Khương Tự, vợ Triệu Ngang, chị Tân Xưởng, con gái nhà Hạ Hầu và bà mẹ Vương Kinh. ở Ngô có bà mẹ Tôn Sách, vợ Tôn Dực, em gái Tôn Quyền. Bên Thục có Mi phu nhân, Tôi phu nhân vợ Võ Hầu tức là Hoàng phu nhân, mà mẹ Từ Thứ, và vợ Mã Mạc. Ngoài ra còn có những bậc phụ nữ có tài quyền biến như Điêu Thuyền, Thái Diệm, nhưng đó chỉ là bậc thấp kém hơn.

    - Tư Mã Chiêu có thể tiên đoán được Chung Hội sẽ làm phản, nhưng Đặng Ngải định làm phản, Chiêu không đoán ra nổi. Thế thì việc mình chưa ngờ tới mà còn có thể xảy ra ngoài sự ước đoán của mình, huống hồ việc mình đã đoán chắc thì làm sao lại không xảy ra? Vì thế Chiêu không thể không phòng bị Hội được. Chiêu đề phòng Hội một cách bí mật đến nỗi kẻ tâm phúc như Giả Sung mà Chiêu cũng không bảo cho ta biết. Ôi! Cái bản lĩnh của Tư Mã Chiêu thật gian hùng chẳng kém gì Tào Tháo.

    Hội muốn đánh Thục mà lại tuyên bố đánh Ngô đó là kế "trá thuật". Chiêu

    muốn bắt Hội lại giả vờ đi bắt Ngải đó cũng là kế "trá thuật" vậy.



    Hồi 119: Giả đầu hàng, kế hay thành chuyện hão
    Nhường ngôi báu, người sau học lối xưa​



    - Khương Duy âm mưu giết các tướng Nguỵ tức là muốn chặt hết vây cánh của Chung Hội, rồi mới diệt Hội sau. Thế đủ biết mưu kế của Khương Duy không phải là không sâu sắc. Duy muốn trừ Đặng Ngải thì mượn tay Chung Hội, muốn trừ Vệ Quán lại mượn tay Đặng Ngải. Thế mà rốt cuộc các tướng Ngụy không chết, Chung Hội lại bị chết, Vệ Quán không chết, Đặng Ngải lại chết. Xem thế đủ biết mưu sự do người, nhưng thành sự do trời vậy. Có người bình luận cho Khương Duy là đa sự. Nếu vậy thì Lục Tú Phu cõng vua xuống bể, Trương Thế Kiệt đốt hương, Văn Thiên Trường khóc ở Nhai Sơn, các bậc trung liệt nữa để hô được câu: "Quyết tâm báo ơn Hán", thì nay Khương Duy chẳng chịu chết cũng là để quyết tâm báo quốc chứ có gì là lạ đâu?

    - Cơ nghiệp của Tiên chúa một phần do khéo khóc mà nên. Thật vậy, nhớ khi tiễn đưa Từ Thứ, nếu không có giọt ngắn, giọt dài thì chắc chắn từ Thứ không quay lại tiến cử Gia Cát Lượng. Đến khi đi cầu Lượng, nêu không lợi dụng mấy dòng lệ châu thì làm sao mời Lượng xuống giúp được? Nhưng tại sao người cha giỏi khóc như thế mà người con sao lại nghèo nước mắt đến thế? Có người bảo: "Sự đau buồn cũng như sự vui vẻ, không ai có thể dạy được". Sự thật không phải như vậy đâu. Chính Tiên chúa cũng thường được người ta dạy khóc kia mà. Như khi tiếp Lỗ Túc mà khóc là do Khổng Minh xui, khóc trước mặt Tôn phu nhân cũng do Khổng Minh dặn. Nhưng người được dạy khóc phải có một tình cảm sâu sắc và biết lĩnh hội cái ý nghĩa của điều đáng khóc thì mới có thể khóc được và khóc đúng chỗ. Còn như Hậu chúa kia tấm lòng lạnh như băng, bình sinh không bao giờ có một chút nước mắt. Không nói chi đến khi được cao sang, hãy nhắc đén khi ngủ trong bọc của Triệu Tử Long, mẹ chết mà không biết khóc. Lại khi thấy Bắc Địa Vương tự vẫn, con chết mà không biết khóc. Trước hai việc như vậy mà không nhỏ được một giọt lệ thì thử hỏi việc gì hậu chúa có thể khóc được?

    - Ta đặt một giả thiết rằng Lưu Thiện là người sâu sắc, giả vờ là một kẻ vô tình không biết nghĩ gì đến giang sơn tổ quốc để cho Tư Mã Chiêu cho là một kẻ tầm thường không cần để ý đến, như thế tình mạng mới được an toàn. Nếu Lưu Thiện quả có tài, có bản lĩnh như thế thì sao lại đi tin dùng Hoàng Hạo và nghi ngờ Khương Duy để rồi dâng Thành Đô đầu hàng Đặng Ngải.

    Quả quyết rằng giả thuyết trên không đúng tí nào cả?
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này