Quan công Hán Thọ đình hầu

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi shockcore, 16/9/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. shockcore

    shockcore Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    771
    Thấy anh em bên HVD và lichsuvn.info tranh luận chán rồi .Bây giờ lại móc nó lên vậy
    Không hiểu ai có ý tưởng mới gì không.
     
  2. devil219

    devil219 Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    737
    Nơi ở:
    HellGate
    thế " Tài Thấu Trời Xanh " có cho thằng " ít học " này nói vài lời ko :D , chả là tớ rất mến mộ Vân Trường .
     
  3. shockcore

    shockcore Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    771
    Nói chung là tớ chỉ nói chuyện với người thông minh thôi. Chứ đầu vịt mới lá khoai thì lấy nước đâu mà đổ cho xuể nhỉ?
     
  4. Lightpearl

    Lightpearl Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    6/4/08
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Vụ này mình thua! Chỉ có thể nhận Vũ kém tài mà chữa cho nghĩa của Vũ! Ae ai có cao kiến thì cãi, tớ bó chíu! :D
     
  5. devil219

    devil219 Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    737
    Nơi ở:
    HellGate
    uh cha , chỉ nói chuyện với người thông minh thôi , thế thì đệ xin kiếu vậy , thà làm đầu vịt với lá khoai chứ ko dám đứng gần những kẻ " Tài thấu trời xanh " như vậy ^_^ cái này là khen chứ hok phải chê đâu nha :x
     
  6. Magic120

    Magic120 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    332
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Đúng là cái lưỡi ko xương,đổi trắng thay đen, viết thế này thì đến người chết cũng phải sống lại mất.
     
  7. VanThanh99

    VanThanh99 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    13/4/06
    Bài viết:
    541
    Nơi ở:
    Thừa Thiên Huế
    Tui chả cần biết tài Vũ thế nào ? Nó giỏi ra sao ? Yếu kém như thế nào ?
    Cái biết là : Người dân Trung Hoa tại sao lại thờ Quan Vũ mà không thờ những người kia..
     
  8. caukhi1

    caukhi1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/12/06
    Bài viết:
    75
    Lâu nay người ta vẫn coi Khổng Minh như một biểu tượng của của tài trí, mưu lược và cả sự chính nghĩa. Thực tế, trong cách nhìn mang tính lịch sử, Khổng Minh trước hết vẫn là một kẻ làm chính trị đúng theo nghĩa thực của từ này. Tại sao Khổng Minh bái Lưu Bị làm chủ? Lý do hẳn đã vì nhà Hán? Tại sao Khổng Minh thấy Quan Vũ chết mà không một binh một tốt cứu viện?... Vẫn còn rất nhiều sự kiện lịch sử khiến hậu nhân phải nghi ngờ.
    Dưới thời Thục Hán thì ngũ hổ tướng đứng đầu là Quan Vũ . việc giao Kinh Châu . 1 nơi chiến lược quan trọng như vậy cho QV có thể hiểu địa vị Quan Vũ trong lòng Lưu Bị có 1 vị trí như thế nào .
    Thân làm quân sư mà không tận lực, lỗi ở Khổng Minh trước nhất! :
    Điểm chủ yếu tạo nên phản ứng của các học giả là, Quan Vũ trước khi tấn công Tương Phàn, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, vây khốn Tào Nhân ở Phàn Thành, về mặt quân sự mọi mặt đều là thắng lợi, Gia Cát Lượng không nhất thiết phải phái viện binh Thục đến cứu viện. Sau đó, Vũ mất Kinh Châu, chạy tới Mạch Thành, thời gian rất ngắn, Gia Cát Lượng không thể biết được cũng không thể tăng cường viện binh. Bề ngoài, đây có thể là một lý do rất đầy đủ nhưng nếu căn cứ vào sự thật lịch sử, thêm sự khảo đính cẩn thận, vẫn còn những tồn nghi lớn.

    Quan Vũ quân ít mà Bắc phạt, tấn công Tương Phàn là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến lược. Bất cứ ai đọc qua Tam Quốc đều biết, quyết sách của Gia Cát Lượng tại Long trung đối (cuộc đối thoại ở Long Trung) là đợi thiên hạ có biến, Ích Châu và Kinh Châu hai quân cùng lúc phạt Ngụy, một tấn công Uyển Lạc, một tấn công Trường An, khiến Tào Ngụy đầu cuối không thể tiếp ứng cho nhau. Việc Quan Vũ cầm đầu quân Kinh Châu, thực chất chỉ đóng vai trò yểm trợ và phối hợp với quân tại Thục Hán. Nhưng khi quân Thục Hán không có manh động nào, Quan Vũ lại dùng quân yểm trợ đơn độc tổ chức một cuộc tấn công rất quy mô Tào Ngụy thì rõ ràng là một sự mạo hiểm rất lớn

    Hơn nữa, khi đó, mối quan hệ giữa hai nhà Tôn Lưu đã có những dấu hiệu bị rạn nứt. Không còn giống như năm Kiến An thứ 19, khi Tào Tháo tấn công Hán Trung, Lưu Bị và Tông Quyền vì tranh đoạt Kinh Châu tựa hồ đã nói đến vũ lực nhưng vẫn nhẫn nhịn mà gặp mặt. Quan Vũ xuất binh tấn công Tương Phàn, Kinh Châu đương nhiên bị bỏ trống. Trong tình huống đó, đương nhiên phải phòng bị Tôn Quyền từ phía sau, thừa cơ đánh úp Kinh Châu. Gia Cát Lượng cả một đời dụng binh cẩn trọng, lại mười phần coi trọng tình trạng của liên minh Tôn Lưu, lẽ nào lại coi nhẹ chuyện đó?

    Quan Vũ tuy thống soái quân ở Kinh Châu, nhưng không có lệnh của Lưu Bị, Quan Vũ tuyệt không dám tùy tiện xuất binh. Gia Cát Lượng biết rõ điều kiện để Quan Vũ tấn công Ngụy chưa chín muồi, lại càng đi ngược lại sách lược của bản thân đã đề ra ở Long Trung đối, vậy tại sao lại không tận lực thực hiện trách nhiệm của một quân sư, nỗ lực can gián. Đây là nghi điểm thứ nhất.

    Thấy chết không cứu, Gia Cát Lượng “tiễn” Quan Vũ lên đoạn đầu đài

    Cuộc chiến Tương Thành ngay từ khi bắt đầu, phía Tào Tháo đã rất coi trọng. Thân tại Lạc Dương, song Tào Tháo ngày đêm cùng Tư Mã Ý, Lưu Diệp, Tương Tề, Hoàn Giai,… rất nhiều mưu sĩ phân tích chiến sự, thảo luận sách lược. Tào Tháo còn không ngừng điều động các đội quan tinh nhuệ, tướng tài bổ sung lực lượng cho Phàn Thành. Người viết khảo chứng sử liệu, phát hiện rằng, Tào Tháo trước sau phái rất nhiều quân tăng viện đến Phàn Thành.

    Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện, viết: “Kiến An, năm thứ 24, Tiên chủ làm Hán Trung Vương, lập Vũ làm Tiền tướng quân. Năm đó, Vũ dẫn quân tấn công Tào Nhân ở Phàn Thành. Tào công (Tào Tháo) phái Vu Cấm dẫn quân tiếp viện Tào Nhân”. Tam Quốc chí – Từ Hoảng truyện có chép: “Lại sai Hoảng (Từ Hoảng) giúp Tào Nhân chống Quan Vũ. Quan Vũ vây Tào Nhân ở Phàn Thành, cũng vây tướng quân Lã Thường ở Tương Dương. Tướng của Hoảng đa phần mới còn trẻ khó mà đối địch với Vũ được, vì thế trước khi tớ Dương Lăng đã bị thuần phục. Thái tổ lại phái Từ Thương, Lã Kiến giúp đỡ Hoảng. Trước sau Thái Tổ phái Ân Thự, Chu Thiện, mười hai tiểu đoàn đến giúp Hoảng”. Tam Quốc chí – Trương Liêu truyện cũng chép: “Quan Vũ vây Tào Nhân ở Phàn Thành, Ngụy vương ra lệnh cho Liêu (Trương Liêu) và chư tướng tới cứu Nhân”…

    TIN LIÊN QUAN
    Tào Tháo - Người đầu tiên chú giải “Binh pháp Tôn Tử”
    Tào Tháo: Cách xử thế của một Đại trượng phu?
    Bất bình thay cho Tào Tháo, tiếng oan mãi cứ ngàn năm?
    Điêu Thuyền: Tiếc thay một Giai nhân không có thật!
    Trương Phi hóa ra là cháu rể của Tào Tháo
    Khổng Minh thực ra là một người đàn bà!
    Đa số độc giả không hiểu nhân vật Khổng Minh

    Từ sử liệu có thể thấy để giải vây Phàn Thành, Tào Tháo đã phái đi năm tốp cứu viện: Một là Vu Cấm, Bàng Đức dẫn 7 quân đoàn, tốp thứ hai là tinh binh của Từ Hoảng, tốp thứ ba là quân của Từ Thương, Lã Kiến, bốn là mười hai tiểu đoàn của Ân Thư, Chu Thiện. Năm là con át chủ bài tinh nhuệ nhất dướ trướng của Tào Tháo, người từng đối chọi với quân của Tôn Quyền ở Hợp Phì: quân đội của Trương Liêu. Đến như vậy mà Tào Tháo vẫn chưa yên tâm, còn tự mình thống xuất hơn 10 vạn tinh binh đóng ở Ma Bi, cách không xa Tương Phàn, đề phòng có lúc phải tăng viện cho Tương Phàn. Từ đó có thể thấy, để đối phó với chiến dịch của Quan Vũ, phía Tào Ngụy đã thực hiện cuộc tổng động viên trên toàn quốc.

    Ngược lại, phía Thục Hán lại không hề có bất cứ một hành động nào, không có bất cứ một sự sắp xếp quân sự nào. Theo Tam Quốc chi – Cam Ninh truyện có ghi: “Dưới cờ Vũ có 3 vạn người”. Quan Vũ có ba vạn nhân mã, thì hơn một nữa đã phải để lại phòng thủ cứ địa Kinh Châu, lại muốn đánh chiếm căn cứ quan trọng của Tào Ngụy là Tương Phàn, thật chẳng khác gì châu chấu đá xe. Do Quan Vũ binh nhỏ tướng ít, nên ngay cả tháng 8, “nước sông Hán Thủy dâng cao, Phàn Thành thấp hơn mặt nước 5 - 6 trượng”, cũng không thể chiếm được Phàn Thành. Đến khi quân tướng các lộ của Tào Tháo tập trung ở Phàn Thành thì quân của Quan Vũ đã rơi vào hoàn cảnh cực kì xấu.

    Cũng có người nói rằng, Gia Cát Lượng đâu phải thần nhân, khó mà dự liệu được chuyện Lã Mông tập kích Kinh Châu, cho nên mới không phái viện binh cho Quan Vũ. Kỳ thực, ngay cả khi Tôn Ngô không bội minh ước với Vũ thì Vũ cũng khó mà dùng đội quân yểm trợ này để chiếm Tương Phàn. Mà khi Tào Tháo phái Từ Hoảng đến yểm trợ Tào Nhân tấn công Quan Vũ, thì Quan Vũ đã lâm vào nguy cơ thất bại rồi. Sử chép: “Quan vũ đáp thuyền đến thành, lập vòng vây trùng trùng, bên trong và bên ngoài (thành) bị cắt đứt” (Tư trị thông giám, quyển 68, Hồ Tam Tiêu chú). Nhưng đại tướng Từ Hoảng của Tào Ngụy dựa vào ưu thế về binh lực mà phá vòng vây của Quan Vũ. Sử chép: “Quan Vũ thấy sắp hỏng, tự mình dẫn 5 ngàn binh mã xuất chiến. Hoảng tấn công, Vũ thoái lui, Hoảng bèn đuổi theo và vây lại. Quân Quan Vũ kẻ bỏ chạy, kẻ nhảy xuống Miến Thủy mà chết” (Tam Quốc chí – quyển 17 – Từ Hoảng truyện).

    Quân của Quan Vũ thương vong nặng nề, chỉ có thể bỏ Tương Phàn mà chạy về phía Nam. Chỉ vì Tào Tháo muốn làm ngư ông đắc lợi, mới dừng việc truy bức tàn quân của Quan Vũ. Hồ Tam Tiêu bình luận rằng: “Khiến lã Mông không dám tập kích Giang Lăng, Vũ cũng không dám phá Tháo. Tháo mượn tay Mông để mình làm ngư ông đắc lợi”. Vương Phu Chi cũng chỉ ra rằng: “Lật Vũ cũng là nằm ngoài cái ý của Mông, nhưng mà không có sự quấy nhiễu của Mông, Vũ có thể thoát khỏi cái chết hay sao? Vây Tào Nhân thì dư sức, nhưng đối địch Tháo, Vũ vẫn còn có chỗ bất túc vậy” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 10).

    Chiến dịch Tương Phàn liên quan đến đại kế phạt Ngụy của Thục Hán, Gia Cát Lượng vốn lấy “phục hưng nhà Hán” làm trách nhiệm của mình, sao có thể không quan tâm nhất cử nhất động của chiến dịch này? Lượng cũng từng trấn thủ Kinh Châu nhiều năm, đối với trang bị, binh lực quân sự của Kinh Châu, càng nắm rõ như lòng bàn tay, vì sao khi Tào Ngụy gần như xuất toàn lực, tình thế quân sự nghiêm trọng như vậy mà không có mảy may quan tâm? Quân chủ lực của Thục Hán tại Ích Châu không thể rút ra một đoàn để tăng viện Kinh Châu? Sao lại để đám quân nhỏ bé của Quan Vũ đơn độc chống lại hơn 10 vạn tinh binh của Tào Ngụy. Điều này thật cũng khó mà lý giải được.

    Cũng có người cho rằng, vì Quan Vũ quá cuồng ngạo khinh địch nên mới mắc mưu của Lã Mông, Lục Tốn, đã đem toàn bộ số quân phòng bị ở Kinh Châu tấn công Phàn Thành, để hậu phương trống rỗng, tạo cơ hội cho Tôn Quyền tập kích. Kỳ thực điểm này cũng cần phải phân tích cho rõ ràng. Quan Vũ điều binh trấn thủ Giang Lăng tăng viện cho Tương Phàn, cố nhiên là đã không đánh giá hết khả năng tập kích của quân Đông Ngô, nhưng nếu như không phải vì binh lực không đủ, Phàn Thành tấn công lâu mà vẫn chưa khuất phục được, Quan Vũ hà tất phải “liền hô Lưu Phong, Mạnh Đạt, phát binh tương trợ”? Nếu như lúc này quân ở Thành Đô hoặc Hán Trung có thể kịp thời đến, Quan Vũ hà tất phải dùng đến những lão binh trông giữ thành ở Giang Lăng. Quan Vũ nam chinh bắc chiến đã nhiều năm, tuy không thể nói là bậc túc trí đa mưu nhưng cũng không phải là kẻ dũng phu, sao có thể nghĩ không đến những điều như vậy. Ông ta phải dùng đến hạ sách đó, e rằng có điều khó nói là đã chắc chắn ở Thục không sẽ không phát binh tương trợ. (còn tiếp)
    Nguồn http://60s.com.vn/index/1471258/09062008.aspx
     
  9. Tyro

    Tyro Legend of Zelda GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/9/08
    Bài viết:
    963
    trên bàn thờ có đức Thánh Quan. mô phật.
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    viết xong mới thấy bài của bạn Caukhi1. bài của bạn mình đã đọc ở vietimes và nguồn gốc nằm ở một tờ báo Trung Quốc thì phải. nói thật khi đọc Tam Quốc, mình cũng rất lấy làm lạ tại sao Quan Vũ mang quân phạt Ngụy mà hoàn toàn không có liên lạc gì với Lưu Bị, Khổng Minh? thêm nữa, nếu nói Vũ vì thời cơ muốn chiếm thêm đất phía Bắc của Tào nên đánh trước báo sau thì tại sao khi quân Vũ thất thế lại không thấy viện binh? thời ấy dẫu phương tiện thông tin còn lạc hậu nhưng không cớ gì Vũ chinh chiến ròng rã cả năm trời mà phía Thục Hán hoàn toàn không biết. khi Vũ lâm nguy phái Châu Thương cầu viện Lưu Phong, xét về lý, thì Vũ là chú, lại là quan trên, lẽ ra Phong phải gấp rút phát binh, đằng này lại án binh bất động, mãi khi thủ cấp Vũ được trả về thì Phong mới mang quân trả thù chuộc lỗi. ấy là do Phong dốt hay là do lệnh từ Thục Hán không cho cứu Vũ? và Bị chém Phong là vì không cứu Vũ hay vì cãi lệnh mang quân báo thù cho Vũ? ngòi bút của La Quán Trung viết đoạn này mơ hồ càng khiến thêm phần nghi hoặc. đọc bài viết mà bạn caukhi1 trích đoạn làm rõ thêm một số khúc mắc, nhưng nó gợi ra một câu hỏi khác lớn hơn: phải chăng cái chết của Quan Vũ là thủ đoạn chính trị giữa Ngụy-Thục-Ngô mà Vũ chỉ là con tốt thí?
     
  10. caukhi1

    caukhi1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/12/06
    Bài viết:
    75
    Những điều trên là do mình search trên các web khác thấy hay thì copy về cho mọi người cùng xem và thỏa luận .
    tiếp tục :
    Điều này cho thấy quá trình thất bại của Quan Vũ trong thời gian khoảng 2 tháng. Điều khiến nhiều người tốn giấy mực là ở chỗ, lẽ nào trong thời gian khá dài ấy, Lưu Bị và Gia Cát Lượng không nghe một chút tin tức nào về toàn bộ diễn biến của chiến dịch? Lẽ nào, Quan Vũ và thống soái của Thục Hán, đại bản doanh của Thục lại đánh mất toàn bộ liên lạc? Lẽ nào ngay cả khi Thục Hán mới được kiến lập mà đội quân tình báo đã tận diệt, hoàn toàn tê liệt? Theo những kiến thức quân sự thông thường nhất, Tương Phàn chiến dịch bắt đầu, cả Ngụy, Thục, Ngô đều phải chú ý, toàn bộ tập trung vào chiến trường Kinh Châu. Thục Hán ở Ích Châu không hề chịu bất cứ sự uy hiếp nào của quân Ngụy hay Ngô, tuyệt không thể bịt mắt bưng tai với diễn biến chiến dịch ở Kinh Châu được. Nguyên cớ là do đâu?

    Điều đáng phải chỉ ra là, thời Tam Quốc, hệ thống tình báo trong quân đội đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Các nhà sử học đối với vấn đề này đã nghiên cứu rất hệ thống. Thời Đông Hán, có nhân viên chuyên trách, chịu trách nhiệm thu thập tin tức, sự tình, thông báo tình hình chiến trận được gọi là “Xích hậu”. Thượng Thư – Vũ Cống chép: “Hầu, chính là vương hầu vậy. Xích hậu mà phụng sự”, Khổng Dĩnh Đạt chú rằng: “Xích hậu, chính là kiểm tra sự khó khăn vậy”. Sử ký – Lý tướng quân truyện: “Song cũng xa xích hậu, chưa từng gặp hại”. Tư Mã Trinh sách dẫn Hứa Thận chú Hoài nam tử rằng: “Xích là đo vậy, hậu là nhìn, xem vậy”, cũng là để chỉ binh mã làm công việc trinh sát. Tam Quốc chí – Gia Cát Lượng truyện chép: “Xa thì đuổi xích hậu”. Tam quốc chí – Tôn Thiều truyện có ghi: “Thường rất nhạy cảm với chiến trường, từ xa đã lấy xích hậu làm nhiệm vụ”.

    Có thể thấy, hai nước Ngụy, Ngô rất coi trọng đối với công tác tình báo quân sự. Thục Hán lại càng không phải ngoại lệ. Ví như, Lưu Bị sau khi công chiếm Hán Trung, để tăng cường thông tin liên lạc giữa Thành Đô và Hán Trung đã “xây nhà trọ, dựng nhà nghỉ, từ Thành Đô tới Bạch Thủy Quan hơn 400 khu” (Tam Quốc chí – Tiên chủ truyện, quyển 13, chú dẫn Kinh lược). Khi Lưu Bị phạt Ngô, ven đường đã phái rất nhiều “xích hậu” để đảm bảo giữa tiền phương và hậu phương liên lạc được thông suốt, không gặp phải trở ngại gì.

    Đương nhiên chúng ta cũng có thể giả thiết rằng, Lã Mông sau khi đánh chiếm Giang Lăng, phong bế tin tức, quân của Quan Vũ tại Kinh Châu toàn bộ đều bị bắt, không một người nào thoát ra để về báo tin. Nhưng vấn đề là, Đông Ngô vì chiến quả to lớn vừa giành được ra lệnh cho Lục Tốn “không lấy Nghi Đô, Tỉ Quy, Chi Lăng, Di Đạo, thuần phục Di Lăng, Ninh Hiệp khẩu để phòng bị quân Thục” (Tam Quốc chí – quyển 47, Tôn Quyền truyện). Cương vực của Tôn Ngô đã phát triển đến Vĩnh An, tức Bạch Đế thành, nằm ở phía Tây Thục Hán. Trong thế tiến công mạnh mẽ của Đông Ngô, “thái thú Phàn Hữu của Nghi Đô do Hán Trung Vương Lưu Bị cắt đặt”, bỏ thành mà chạy về Thành Đô (Tam Quốc chí – quyển 58, Lục Tốn truyện). Không cần nghi ngờ rằng, Lưu Bị, Gia Cát Lượng khi đó biết rất rõ tình hình chiến sự ở Kinh Châu, chỉ là việc Quan Vũ sống chết ra sao thì không biết được. Tam Quốc chí – Lục Tốn truyện có ghi rất rõ thời gian Nghi Đô thất thủ là vào “tháng 11 năm Kiến An thứ 12”, nghĩa là cho tới thời điểm Quan Vũ bị bắt còn hơn một tháng nữa.


    Tôi cho rằng, nếu như khi đó Lưu, Lượng lập tức phát binh, ngày đêm gấp gáp tới cứu Quan Vũ, có thể còn cơ hội, cũng có thể không đạt đến mục đích, cứu binh chưa tới nơi thì Quan Vũ đã có thể gặp bất hạnh, Lưu, Lượng trong việc xử lý toàn cục còn có chút tình lý. Có thể nói là “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” được. Nhưng nếu như ngay cả người đặt mưu cũng không tận sức, thì sẽ phải giải thích ra sao đây?

    Khổng Minh giết Quan Vũ, nguyên nhân vì đâu?

    Vấn đề là, Trần Thọ khi biên soạn Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng đều không có dòng nào nói về cuộc bàn luận giữa Lưu Lượng về chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Điều này đương nhiên khiến người đời sau gặp không ít khó khăn. Chương Thái Viêm là bậc đại sư nghiên cứu quốc học thời cận đại, nhờ bản lĩnh học thuật rất dày dặn, nghiên cứu nghiêm cẩn mà trở nên nổi danh. Trong Cừu thư có chỉ ra “Gia Cát Lượng mượn tay người Ngô mà lấy mệnh Quan Vũ”. Đây tuy chỉ là dự đoán nhưng xác thực là có chỗ hợp lý, tuyệt đối không phải là lời bàn luận vu vơ.

    Nhà sử học Phương Thi Minh cũng sử dụng quan điểm của Chương Thái Viêm, nhưng ông lại cho rằng không phải là Gia Cát Lượng muốn trừ Quan Vũ mà chính là Lưu Bị muốn trừ Quan Vũ. Lý do chính là Quan Vũ kiêu ngạo cuồng vọng, “không những đời sau khó không chế mà ngay cả khi Lưu Bị còn sống cũng cảm thấy khó mà nắm bắt được” (Phương Thi Minh, Tam Quốc nhân vật tán luận, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã, 2000, trang 236 - 238). Do đó có thể thấy, quan điểm của Chương Thái Viêm đã nhận được sự tiếp nhận của nhiều chuyên gia về Tam Quốc, chỉ là tập trung thảo luận Lưu, Lượng một trong hai người ai mới là kẻ muốn mượn đao Đông Ngô mà giết Quan Vũ.


    Tôi cho rằng, gác sang một bên chuyện “đào viên kết nghĩa” mà mọi người đều biết, Tam Quốc chí – Quan Vũ truyện, có ghi rõ Lưu, Quan, Chương ba người “ngủ cùng giường, tình như thủ túc”, Quan, Trương “vì tiên chủ (Lưu Bị) mà bỏ sức, không ngại nguy hiểm, gian khổ”. Lòng trung của họ đối với Lưu Bị luôn luôn vững chắc, nghĩa làm lay động cả thần linh. Đồng thời, Lưu Bị đối với Quan, Trương tình như thủ túc cũng cảm đến trời xanh. Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị rất hận con nuôi là Lưu Phong, không hề nghĩ đến tình cha con khi xưa mà xử tử Lưu Phong. Hành động lớn nhất của Lưu Bị sau khi xưng đế là thống lĩnh quân đội phạt Ngô báo thù. Quần thần phân tích lợi hại, cực lực phản đối, Lưu càng thịnh nộ không nghe. Cuối cùng khi phạt Ngô thất bại, cũng không thể báo thù cho Quan Vũ, mang bệnh mà chết. Sự thực cho thấy, kiến giải của Phương Thi Minh là có chỗ cần phải cân nhắc lại. Bởi vì, quan điểm của Chương Thái Viêm tuy là gan lớn, nhưng có thể nói là có đạo lý.

    Trong bài viết trước, tôi từng phân tích mâu thuẫn giữa Gia Cát Lượng và Quan Vũ. Tôi muốn bổ sung một chút nữa. Kỳ thực, giữa Vũ và Lượng không chỉ có sự tranh quyền ngấm ngầm mà điểm trọng yếu chính là quan điểm ngoại giao của họ đối với bên ngoài trong chiến lược tranh đoạt thiên hạ của Thục Hán là bất đồng. Liên Ngô, kháng Ngụy là hạt nhân trong chiến lược ngoại giao của Gia Cát Lượng, “giao hảo với Ngô, dựa vào Ngô mà Bắc phạt” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 10). Gia Cát Lượng vì việc giao hảo với Ngô hao tổn không ít tâm sức trở thành tâm niệm xuyên suốt, đến chết cũng không bỏ sách lược ngoại giao này.

    Nhưng Quan Vũ lại không mảy may thông hiểu sự lao tâm khổ tứ của Gia Cát Lượng. Vũ đối với chiến lược liên Ngô kháng Ngụy chỗ nào cũng đối lập với Gia Cát Lượng. Quan Vũ nhục mạ Tôn Quyền là cầm thú, còn nói rằng: “Nếu có Phàn Thành, ta lại chẳng tiêu diệt cái tà ác của người hay sao”. Ý của Quan Vũ là có một ngày chiếm được Phàn Thành, sẽ lập tức tích binh lực để diệt Ngô. Do đó có thể thấy, mỗi việc làm đều là phá hoại phương kế chiến lược của Gia Cát Lượng đề ra tại Long Trung đối. Vì thế, Chương Thái Viêm chỉ ra rằng nếu Gia Cát Lượng không trừ Quan Vũ, tất “sẽ là trở ngại đối với sách lược của ta”.

    Vương Phu chi tường nói: “Muốn hợp họ Tôn để cùng nhau tính toán chuyện Trung Nguyên là Lỗ Túc, muốn họp cùng họ Tôn để cùng chống Tào, chính là Khổng Minh” (Vương Phu Chi, Độc thông giám luận, quyển 9).Trong trận chiến Xích Bích, Vũ không có chút công lao nào, “vì thế mà ghét Lượng, ghét Túc, vì thế ghét Ngô mà ghét Lượng, Túc kế đã thành nên mới làm cho mọi chuyện đổ vỡ để không thể như ý”. Thuyền Sơn tiên sinh phân tích cũng rất thấu đáo, Quan Vũ đã trở thành một hòn đá cản đường trong sách lược liên Ngô kháng Ngụy của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng trước chiến bại của Lâm Thư của Quan Vũ mà thấy chết không cứu cũng không phải không có nguyên do. Chúng ta hà tất phải quá kinh ngạc!

    Cuối cùng, còn có một vấn đề nữa cần phải thảo luận, đó là việc Thục Hán có hay không bàn đến chuyện phát binh cứu trợ Quan Vũ. Tôi cảm thấy trong sự việc này còn có rất nhiều ẩn tình. Ở trên đã đề cập đến việc cả trong Tam Quốc chí và bản chú của Bùi Tùng hoàn toàn không xuất hiện một dòng nào về sự việc này. Điều này đối với người đời sau mà nói, thực là câu đố thiên cổ. Kỳ thực, chỉ sợ tác giả của Tam Quốc chí - Trần Thọ không nắm rõ sự thực lịch sử. Bởi vì khi Trần Thọ sinh (năm 233) cách khá xa với thời điểm Quan Vũ gặp nạn (năm 219). Đương nhiên đó chỉ là thứ yếu, quan trọng chính là ở chỗ, nhà Thục một đời không lập sử quan. Cho nên Trần Thọ sửa Thục thư, thu thập tư liệu không được như Ngụy, Ngô (Ngụy, Ngô đều đặt sử quan từ rất sớm). Ở Thục không có nơi lưu trữ của nhà nước, việc chỉ dựa vào những câu chuyện dân gian ít tin cậy, Trần Thọ khi soạn Tam Quốc chí cũng khó mà có thể biết được sự thật ra sao. Vì thế, số quyển Thục thư trong Tam Quốc chí rất ít, cũng rất giản lược. Điều quan trọng nữa là, phần Quan Vũ truyện trong Tam Quốc chí cũng rất ngắn, khiến cho hậu nhân không thể khảo chứng một cách chi tiết.

    Thục Hán vì sao không tu sửa quốc sử, nguyên nhân cũng không rõ ràng. Tôi cho rằng, là ông vua khai quốc, trách nhiệm của Lưu Bị không lớn, nhưng thời gian ông làm hoàng đế rất ngắn, chưa đầy 3 năm thì đã mất ở Bạch Đế thành. Lưu Thiện lên ngôi, “việc chính sự không kể to nhỏ, tất đều giao cho Lượng” (Tam Quốc chí, quyển 35, Gia Cát Lượng truyện). Vì thế, việc Thục Hán không có sử quan có quan hệ rất lớn với Gia Cát Lượng. Còn vì sao Lượng lại làm trái nề nếp của nhà Hán thì rất khó nghiên cứu sâu được. Nhưng có thể mạnh dạn suy đoán rằng, rất có thể giai cấp thống trị Thục Hán có rất nhiều bí mật bê bối không muốn tiết lộ quá rộng rãi nên đã không đặt chức sử quan
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    Theo ý kiến riêng của mình Tam quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung theo mình là 1 tác phẩm Văn Học chứ ko phải là 1 sử kí . vì dưới ngòi bút của LQT có phần thiên về Gia Cát Lượng hơn , phải chăng bản thân LQT có thiện cảm với GCL nên nhiều tình tiết trong Tam quốc Chí của Trần Thọ là ko có ( chẳn hạn như GCL mượn gió Đông Nam , Thảo thuyền mượn tên .... )
     
  11. shockcore

    shockcore Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    771
    Tớ thấy ở Việt Nam thì cũng có đền thờ Sầm Nghi đống phải chăng nó tài giỏi hay có công với dân Việt Nam.
    Ở bên Châu Mỹ nhiều nơi còn thờ cả hổ báo , cọp beo , sư tử , rắn rết đấy:))
    Còn thần Bạch Mi nhiều kĩ viện với lầu xanh thờ nhiều lắm đấy.
    Nói chung là những người mà kiến thức abc trong tam quốc còn không biết thì nói ra làm gì cho mệt nhỉ?
    Như trẻ con đang hoc 1+1=2 .Lại đem hệ nhị phân 1+1=10 ra dạy thì đương nhiên là nó bảo mình sai bét thôi?
     
  12. The_Angel

    The_Angel Lão Làng GameVN Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/03
    Bài viết:
    19,632
    Nơi ở:
    HVĐ
    Shockcore mở đề tài cho anh em thảo luận, các bạn lại đem bài từ nơi khác về, trích dẫn ra rồi ko chịu thảo luận gì cả, kém phần sôi nỗi quá !!!.
    Đọc xong bài đấy củng bó chíu thật, cãi vào đâu dc :)).
    Nhưng củng có 1 vài thắc mắc như này mong shockcore giải bày giúp ^^.
    __Vũ ở bên Tào như chuột sa hủ nếp, trước dc Ngựa quí sau nhờ Ngựa mà đánh hôi dc 2 tướng Hà Bắc, Tào công quí lắm tâu lên với vua phong Hầu cho Vũ bổng lộc sung túc nhà cao cửa rộng, lại còn dc 2 phu nhân cao quí xinh đẹp, ấy thế mà sao Vũ tự nhiên lại bỏ Tào công mà đi, bổng lộc bỏ hết chạy theo tiếng gọi của anh Lưu Dệt Chiếu tứ cố vô thân, ngày ngày phải ăn bánh mì khô uống nước lã vậy ?.
    __Vũ võ ko bằng anh Bàng Đức, anh Mã trung vô danh, vậy sao lại có chuyện qua 5 ải chém 6 tướng dc ?.
    __Vũ kém tài sao Lượng lại giao cho cả Kinh Châu chiến lược ?.
    Đôi điều thắc mắc, mong dc giải bày :D.
     
  13. caukhi1

    caukhi1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/12/06
    Bài viết:
    75
    Mình đọc xong bài của shockcore thì ko có gì để thảo luận cả . vì đó giống như 1 tiểu phẩm hài hơn là 1 đề tài để tranh luận .
    Thực tế 1 số tình tiếc trong Tam Quốc Diển Nghĩa là hoàn toàn do LQT hư cấu , chẳn hạn như quan 5 ải trảm lục tướng . Mình đã có đọc 1 bài phân tích về sự kiện này thì thấy khá hợp lí là ở thời điểm Quan Vũ từ bỏ Tào Tháo về với Lưi Bị thì lúc đó Lưu Bị đang ở Nhữ Nam cùng với Lưu Tích lm với viên Thiệu kháng Tào , vì vậy sự kiện Quan Vũ đi ngàn dặm kiếm đại ka là ko co thực vì con đường tới Hà Bắc và Nhử Nam là 2 hướng khác nhauy hoàn toàn
     
  14. tobealone1806

    tobealone1806 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    14/6/05
    Bài viết:
    64
    - Xin nhớ lại đoạn nói đến sự cố mất thành và sau đó quay sang hàng Tào của Quan Vũ, trong đoạn này có nhắc đến việc Vũ bị dụ ra khỏi thành và sau đó bị phục kích ( Xin phép không nói đến chuyện tại sao lại mắc mưu để rồi bị phục kích hoặc là vì ngu hay dốt gì đó mà bị lừa, bởi người ta khi nhắc đến Quan Vũ là nghĩ đến chữ Vũ chứ không nghĩ đến mưu cao hay kế diệu ). Lại nói đến khi bị phục kích, cầm ba ngàn quân đuổi theo Hạ Hầu Đôn sau đó bị Từ Hoảng và Hứa Chữ phục kích bịt kín đường về thành, tuy vậy Vũ ta vẫn đánh lui đc hai tướng này, sau đó lại tiếp tục anh Đôn ra chặn đánh, đánh mãi cuối cùng đành lui về Thổ San. Ở đoạn này không hề nhắc đến người nào khác đã đánh cho mệt Hứa Chữ và Từ Hoảng hay làm suy yếu Hạ Hầu Đôn để Vũ ta được lợi. Tuy vậy sao đại quân của hai tướng này không lấn át được ba ngàn quân của Vũ ? Cho đến khi Đôn đến cũng không vây bắt được Vũ ?

    - Nói đến chuyện hàng Hán không hàng Tào, "ta với Hoàng thúc có thề với nhau một lòng giúp nhà Hán, nay ta có đầu là đầu Hán đế chớ chẳng phải đầu Tào Tháo" đó là điều kiện đầu tiên của Vũ khi hàng, có nghĩa dù Vũ có làm gì cũng là phục vụ cho nhà Hán, vốn là ước vọng của người anh kết nghĩa của Vũ. Tớ thật sự không hiểu tại sao từ câu này lại có thể suy ra rằng việc hàng nhà nào không quan trọng mà chỉ có chức vụ và bổng lộc mới quan trọng ?

    - Xin hỏi, ba cái tội khiến Vũ quy hàng là gì ? Một là nếu Vũ chết mà Bị cần người không có. Hai là Vũ chết mà không quan tâm đến thân nhân Bị. Ba là nếu chết thì một thân võ nghệ đó mất đi mà không lao động đường phố trợ cho nhà Hán. Khi quy hàng Vũ có ba điều ước là gì ? Một là hàng Hán không hàng Tào, có nghĩa không bao giờ quay mũi giáo vào người anh của mình. Hai là phải đối xử tốt với thân nhân của Bị. Ba là nghe tin Bị, sẽ đi tìm Bị. Ba điều ước và ba điều tội, có cái nào không phải vì nghĩa khí ?

    - Nói về việc Vũ và hai phu nhân. Tào truyền cho Vũ ở cùng hai phu nhân là muốn Vũ phải loạn nghĩa quân thần, vậy mà Vũ đã hành động thế nào ? Vũ đã đứng canh cả đêm không hề chợp mắt trước cửa cho hai chị ngủ. Thử hỏi từ đó sao có thể suy ra Tào vì Vũ mà muốn hợp thức hóa Vũ và hai phu nhân ?

    - Nói đến nghĩa khí của Vũ, đừng hỏi ai xa xôi, hãy hỏi Tào, chắc Tào là người biết rõ nhất. Sau khi hàng Tào, Tào cứ 2 ngày một tiệc nhỏ bảy ngày một tiệc lớn, ban tặng bao nhiêu vàng bac châu báu và mĩ nữ nhưng Vũ không đụng đến, có bao nhiêu lại đưa hết cho hai chị. Cho đến lúc Tào tặng cho Vũ con Xích thố, Vũ lại quỳ xuống tạ ơn, có phải vì Vũ thích ngựa mà cảm Tào ? Hãy nghe câu trả lời của Vũ " - Tôi biết con ngựa quý này ngày đi ngàn dặm. Nay được ơn ban, nếu biết anh tôi ở đâu, tôi có thể đi một này là gặp. " Hay nói đến chuyện Tào tặng Vũ áo gấm nhưng Vũ chỉ mặc vào trong mà mặc cái áo cũ bên ngoài bởi vì áo ấy là áo của Bị tặng cho, thấy áo như thấy người.

    - Thọ ơn Tào, nên phải trả ơn Tào, Vũ đã giết 2 tướng giúp Tào đó là trả ơn vậy, ở đây Vũ cũng chẳng có ai giúp sức, nếu có ai đó nói rằng Tống Hiến, Ngụy Tục, Từ Hoảng không phải là tướng tài đã chứng mình sức mạnh của Nhan Lương, mà chẳng qua là hợp cùng Vũ xa luân chiến với Nhan Lương thì có lẽ tớ cũng đành chịu Vũ bất tài vậy, hay như cả hai tướng Từ Quảng, Trương Liêu cùng ra một lúc mà không địch lại Văn Xú, đến khi Vũ ra lại chém bay đầu mà cũng lại là xa luân chiến thì tớ cũng đành thêm một lần nhận là Vũ bất tài vậy. Sau này cũng vì cái ơn của Tào mà Vũ tha Tào, ấy cũng là chứng minh cho cái nghĩa của Vũ vậy.

    - Tào có thiếu gì tướng tài đâu đến nỗi tiếc tài không giết Vũ ? Cũng đâu phải không giữ được Vũ ? Lại càng không phải là một kẻ ngu ngốc đến mức không biết rằng thả cọp về rừng hậu hoạn khôn lường ? Vậy sao Tào lại thả Vũ về, ấy không phải là Tào mến phục Trung, Tiết, Dũng, Lễ, Nghĩa nơi Vũ sao ? Một kẻ được kẻ thù của mình coi trọng, được người đời tôn sùng, thử hỏi sống như thế có phải là không uổng kiếp người ?
     
  15. Magic120

    Magic120 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    332
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Toàn tướng lv1 thì chém đến 5 chú có gì vô lí đâu. Lúc Quan Vũ bỏ Tào chính là lúc nghe tin Lưu Bị đang ở Hà Bắc đấy chứ. Đang đi thì gặp Tôn Càn nên mới biết tên kia ở Nhữ Nam mà.
     
  16. caukhi1

    caukhi1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    8/12/06
    Bài viết:
    75
    Qua năm ải Quan Vũ chém sáu tướng” trong hồi 27 của “Tam quốc diễn nghĩa” vẫn luôn là một trong những tích được lưu truyền rộng rãi nhất của truyện. Tích này kể chuyện Quan Vũ sau khi treo ấn từ quan, cáo biệt Tào Tháo, mang hai phu nhân Cam, Mi đi về Hà Bắc (phía Bắc Hoàng Hà) với Lưu Bị, lần lượt phải trải qua đủ 5 ải. Vì không xin Tào Tháo văn bằng nên dọc đường bị ngăn trở, bất đắc dĩ phải chém 6 viên Tào tướng. Chiến tích về sức mạnh vô song dẹp tan mọi ngáng trở này đã trở thành một bộ phận tổ thành quan trọng trong binh nghiệp lẫy lừng của Quan Vũ.

    Trong lịch sử có sự kiện “Qua năm ải Quan Vũ chém sáu tướng” này thật không? Không có, đó hoàn toàn chỉ là hư cấu nghệ thuật của La Quán Trung.

    Theo ghi chép từ “Tam quốc chí, Thục thư, Tiên chủ truyện”, năm Kiến An thứ 5 (tức năm 200 SCN), “Tào Công (chỉ Tào Tháo) cùng Viên Thiệu giao chiến với nhau ở Quan Độ, Lưu Tích (tướng Hoàng Cân cũ) ở Nhữ Nam phản lại Tào công mà theo Thiệu. Thiệu phái binh tướng của Tiên chủ cùng quân của Tích tới đánh đất Hứa. Quan Vũ bỏ về với Tiên chủ”. Điều này có nghĩa là, trước khi Quan Vũ rời Tào Tháo thì Lưu Bị đã phụng mệnh Viên Thiệu đến quận Nhữ Nam ở phía nam của Hứa Đô, cùng với bọn Lưu Tích chỉ huy đánh ra bốn phía của Hứa Đô, làm rối loạn hậu phương của Tào Tháo. Quan Vũ được tin của Lưu Bị, theo lẽ dĩ nhiên chỉ có thể quy về cố chủ theo đường phía Nam của Hứa Đô, không thể nào đi theo hướng bắc lên Hà Bắc để tìm Lưu Bị được. Do vậy, không hề có chuyện ông “qua năm ải”, vì thế nên cũng chẳng có việc “chém sáu tướng” được.

    Lại theo “Tam quốc chí, Nguỵ thư, Tào Nhân truyện”: “Thái tổ cùng Viên Thiệu đấu với nhau ở Quan Độ đã lâu, Thiệu phái Lưu Bị theo Cường chư huyện”. Có thể thấy Lưu Bị lúc bấy giờ đang ở vùng Cường (nay là địa danh gần phía đông sông Dĩnh, thuộc tỉnh Hà Nam), cách Hứa Đô không quá 200 dặm, đi 3-4 ngày đường là tới nơi. Cho nên, Quan Vũ đi theo đường ấy không thể gọi là xa được chứ đừng nói đến “một mình rong ruổi ngàn dặm”.

    Để thể hiện tiết khí trung nghĩa khẳng khái quả cảm không từ nan đi ngàn dặm tìm anh của Quan Vũ, La Quán Trung đã hư cấu tình tiết “qua năm ải chém sáu tướng”, cho Quan Vũ khởi đầu đi Hà Bắc, rồi lại vòng về Nhữ Nam, điều này là chấp nhận được về mặt nghệ thuật đối với một tiểu thuyết. Vấn đề là ở chỗ, do tri thức địa lý lịch sử của La Quán Trung không đầy đủ, việc hư cấu của ông đã lộ một gót chân Archilles kha khá lớn – phương hướng địa lý hỗn loạn. Theo tình theo lý, Quan Vũ đã phải đi Hà Bắc để về với Lưu Bị, vậy thì sau khi ông rời Hứa Đô thì phải đi về hướng Bắc, thẳng hướng Diên Tân (nay là phía tây bắc Diên Tân – Hà Nam) hoặc Bạch Mã (nay là phía đông huyện Hoá – Hà Nam), vượt qua Hoàng Hà thì mới đi vào vùng Dực Châu được. Ấy vậy mà, La Quán Trung lại cho ông đi lần lượt qua ải Đông Lĩnh (một địa danh hư cấu), rồi đột ngột không duyên không cớ quành lên phía Tây Bắc, chạy hơn một ngàn dặm để tới Lạc Dương, mất công chạy nguyên một đường vòng rõ lớn. Sau đó lại rẽ xuống hướng Đông, qua ải Nghi Thuỷ (tức ải Hổ Lao trong hồi 5 của “diễn nghĩa”), Vĩnh Dương, sau cùng đến được Hoá Châu (phải là Bạch Mã mới đúng), từ đó qua sông. Lộ trình như vậy giống như một chữ “chi” lớn, cho nhân vật chạy lòng vòng, kéo hành trình giãn ra tới gần 3 ngàn dặm, không hề hợp logic chút nào. Bên cạnh đó, trong việc thiết kế các sự kiện cụ thể, cũng có điểm bất hợp lý. Ví dụ, Hàn Phúc muốn ngăn Quan Vũ qua Lạc Dương, chỉ cần đóng cửa thành lại là khiến Vũ lực bất tòng tâm rồi, vậy mà ông ta lại ra khỏi thành kiếm cái chết, thật quả làm người ta thấy khó hiểu

    Nhưng dù vậy, “qua năm ải chém sáu tướng” lại vẫn phù hợp với tâm lý thẩm mỹ của quảng đại quần chúng nghe chuyện Tam quốc mà không suy xét gì tới phương hướng địa lý. Ngày rộng tháng dài, tích truyện này không những được người đọc chấp nhận mà còn trở thành một điển cố, một thành ngữ. Có thể thấy được ảnh hưởng của truyện “Tam quốc diễn nghĩa” rộng lớn thế nào.
    Trích từ quyển "Tam Quốc mà bạn chưa biết tới” (Nhà xuất bản Văn hối) của giáo sư Thẩm Bách Tuấn.
     
  17. Magic120

    Magic120 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/4/06
    Bài viết:
    332
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Cái thành Lạc Dương nó có chắn hết đường đi đâu. Làm tướng giữ thành thấy có quân đi qua thì phải ra hỏi,hoặc đánh....Nếu ko ra thì người ta (QV) cứ đi qua thôi. Tướng ra đánh thì chết, quân thì nghe cái danh giết Nhan Lương Văn sú giữa trăm vạn quân Thiệu đã đủ sợ rồi..Có gì là khó hiểu.
    Viêc QV đi đường vòng có thể đó là nghệ thuật tiểu thuyết, có thể đó là ý của tác giả...nhưng sao ta ko nghĩ đó là tính toán của QV nhỉ. Nếu theo lộ trình gần thì ông sẽ đâm thẳng vào giữa chiến trường của Tào Thiệu. Thân lại có 2 chị và hơn nữa ko biết Thiệu có dung ko ? Tại sao cứ nhất quyết đó là sai lầm của tác giả !
     
  18. Tan Thuong

    Tan Thuong Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/7/06
    Bài viết:
    27
    Có lẽ trong truyện LQT không giải thích rõ ràng lý do QV chọn lộ trình ngược đường như thế. Nhưng có thể hiểu là mặt Bắc đang chiến sự liên miên mà đường băng ngang thì không có nên Vũ mới phải hộ tống 2 chĩ theo đưởng vòng ngược xuôi Nam để tránh vùng chiến sự rồi mới trực tiếp vòng lên gặp LB chăng?:-/
     
  19. shockcore

    shockcore Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    771
    The angel huynh đệ là người tài học sâu hiểu rộng. Có gì cứ đem ra thảo luận rồi cùng đi đến chân lý. Việc gì phải khiêm nhường làm vậy.
    Thực ra Vũ không có công mà nhận lộc thì sẽ làm bụng các tướng oán thán?
    Chả vì thế mà khi Vũ ra đi khổi chú căm ghét đòi đuổi theo giết chết Vũ còn gì.
    Nên nhớ ở bên Ngụy Vũ khoe là thân với Trương Liêu ,Từ Hoảng nhất. Thế mà sau này Hoảng mang quân đánh cho chạy trối chết. Thân mà còn như thế huống hồ là những người khác.
    Bên Tào cơ cấu đã đủ các ban bệ rồi:
    -Vũ thân thì không bằng mấy chú họ Hạ Hầu, họ Tào
    -Tài thì cũng làng nhàng lại về sau các bác như Từ Hoảng Trương Liệu
    -Trong bụng là loại ham quyền cao chức trọng không cam chịu là vệ sĩ như chú, Hứa Chử nên Tháo cũng không biết xếp vào đâu.
    Phong hầu thì bất quá xe vài cỗ , ngựa dăm con, mấy kẻ đầy tớ thì sao bằng bậc đại tướng quân nắm hàng vạn tướng sĩ được

    Còn về với họ Lưu thì mặc dù long đong lận đận thật đấy .Nhưng dù sao ở đó thì cũng chỉ dưới 1 mình họ Lưu mà thôi, tự do thoải mái vô cùng.Hơn thế nữa họ Lưu lại có mác là Lưu Hoàng thúc thì là anh em kết nghĩa với hoàng thúc thì cũng ...
    Cái loại đấy thì trận Trường Bản Vân giết 1 lúc tầm 50 chú.
    Hứa Chử trong trận đánh với Viên Thiệu thì cũng giết tầm vài chục đứa như thế?
    Qua năm ải mà giết được so 6 đứa như thế e rằng là kém đó
    Vũ thuộc loại vô dụng nên đành cất ở ngoài Kinh Châu. Còn những người làm được việc thì đi vào Xuyên hết. Nhớ trận Xích Bích Vũ mà không xung phong thì cũng ngồi chơi xơi nước là gì?
    Để tránh làm hỏng việc ở Ích Châu,Lượng đành cho Vũ ở nhà vậy. Nhưng biết tính Vũ ham quan tước sẽ tị nạnh nọ kia nên gạ ra cái bài cho trấn thủ Kinh Châu .
     
  20. shockcore

    shockcore Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    24/2/04
    Bài viết:
    771
    Thực ra cái kế chỉ là cần đuổi Vũ chạy về Thổ san , ngăn chạn Vũ đóng của thủ tịt ở trong thành. Vũ bị lừa ra khỏi thành là mặc kế điệu hổ ly sơn rồi. 2 tướng kia có chạy cũng chỉ là kế hoạch mà thôi.
    Nhớ lần trước cũng thành này Lã Bố thủ ở trong thành mà Tháo có làm được gì đâu.

    bởi người ta khi nhắc đến Quan Vũ là nghĩ đến chữ Vũ chứ không nghĩ đến mưu cao hay kế diệu

    Ý bạn là nhắc đến Vũ là nhắc đến kẻ dùng chân tay thay đầu óc đúng không

    Thế kết quả là Vũ hàng Tào hay hàng Hán nhở
    Việc Vũ kém trí bị lừa thì bạn đã ông nhận rồi.

    Nếu Vũ võ nghệ siêu quần thì phải đột phá được vòng vây chứ
    Thế Bị làm sao lại suýt bị Viên Thiệu chém đầu ấy nhỉ?
    Sao quân Vũ xông lên thì Bị phải chạy như vịt ấy nhỉ
    Không dưng Tháo lại xếp phòng như thế?
    Tháo muốn lấy lòng Vũ chả được lại sỉ nhục Vũ làm gì?
    Không có lửa sao có khỏi
    Tính Vũ ki bo sợ hỏng áo mới . Tháo thấy thế còn trách Vũ kiệt sỉ . Vũ ngượng quá nên mới nói lảng là nhớ Bị đấy?
    Mĩ nữ Vũ xài chán rồi giả lại Tháo chứ hay hớm gì?
    Thử như đồ xịn như Xích Thố xem. Vũ cuỗm đi ngay
    Nhan Lương là chém trộm.
    Còn Văn Sú là cậy 3 đánh một rồi chém sau lưng . Nên nhớ về sau Vũ bị Bàng Đức đánh tý chết, ko hạ được Từ hoảng. Thế mà Trương Liêu +Từ Hoảng thua Sú thì Vũ có cửa gì ăn được Sú?

    Theo tôi lúc đấy Tháo nhận ra rằng Vũ là thằng ăn hại không như lời đồn. Thả về còn kiếm được chút tiếng là biết giữ lời hứa?
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này