Trao đổi về Rome Total War V.4 [Đọc trang 1 trước!]

Thảo luận trong 'Kho lưu trữ' bắt đầu bởi Ulf, 1/9/08.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. namtran2008

    namtran2008 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/9/08
    Bài viết:
    61
    Chào các bạn mình là lính mới
    Mình vừa qua topic lịch sử quân sự sau đó lên wiki đọc về trận Canne hay quá
    Nhưng sao mình thấy các bạn ít nói về phần đánh mạng của RTW quá(không biết đúng không vì mình mới tham gia forum)
    Có ai từng đánh qua Lan chưa có thể chia sẽ với mọi người được không.
     
  2. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Trên chiến trường có rất nhiều chiến thuật, nhưng tựu chung lại vẫn là làm thế nào thọc được vào bên sườn và sau lưng địch. Bất kỳ unit nào cũng yếu bên sườn và rất yếu sau lưng.
    Điều thứ 2 là làm sao giết được tướng địch. Một đội quân mất tướng sẽ rất dễ rơi vào hoảng loạn và giương cờ trắng bỏ chạy. Vì vậy hãy bảo vệ tướng của bạn thật kỹ càng. Càng xa tướng, binh sĩ càng giảm tinh thần, vì vậy nên hạn chế cho một đội quân đơn độc đi quá xa trung quân. Bị mưa tên trút xuống đầu, đá rơi ầm ầm xung quanh, voi giày ngựa xéo… cũng làm quân lính sợ hãi. Cấp bậc quân sĩ cũng ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu. Những unit đã chinh chiến nhiều trận sẽ chiến đấu ngoan cường hơn những tân binh (cấp bậc của unit là hình chữ V hoặc ngôi sao trên hình của unit). Một unit đã bỏ chạy nhưng còn khá đông, gặp thêm viện binh hay tướng khích lệ tinh thần có thể quay lại tiếp tục chiến đấu. Khi một unit bỏ chạy sẽ làm những đồng đội bên cạnh nao núng và xuống tinh thần. Nếu muốn làm quân địch rout đồng loạt, hãy cố làm 3 unit rout cùng một lúc, khi ấy sẽ kích họat một đợt tháo chạy dây chuyền. Lưu ý, để chiến thắng một trận đánh không cần phải giết hết kẻ địch mà chỉ cần khiến tất cả chúng đầu hàng. Còn khi công thành, ngoài giết chết hoặc khiến tất cả quân địch đầu hàng ra, mục tiêu còn là chiếm giữ quảng trường trong 3’. Nếu chọn giới hạn giờ khi bắt đầu campaign thì khi hết thời gian (hình đồng hồ cát dưới góc trái), phe công sẽ thua.
    Địa hình cũng ảnh hưởng đến sức chiến đấu. Quân đứng trên đồi sẽ có lợi thế hơn, vì vậy hãy cố chiếm điểm cao. Đa số quân có thể ẩn mình trong rừng, một số có thể trốn trên đồng cỏ, cá biệt có 1 loại quân của Brutii có thể trốn ở bất cứ đâu. Kỵ binh trong rừng sẽ khó phát huy tác dụng hơn, cung thủ bắn dễ miss hơn, ngược lại một số loại bộ binh lại được tăng sức chiến đấu khi ở trong rừng. Phalanx vô cùng lợi hại khi trấn giữ những đường hẹp… Một điều thú vị trong RTW là bất cứ thứ gì có trên bản đồ lớn cũng sẽ có trong battle map. Vì thế, đừng đòi phục kích trong rừng cây trong khi bạn đang đứng giữa sa mạc, hay muốn đánh trên núi trong khi bạn đang công thành. Hãy tận dụng mọi địa thế cho những binh chủng thích hợp.
    Một yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ là sức lực của quân sĩ. Khi chạy hoặc chiến đấu quá nhiều quân sẽ kiệt sức và chiến đấu kém hơn hẳn.


    Sau đây là một vài binh chủng “khó chịu” của RTW


    Tượng binh – cỗ thiết xa đáng sợ.

    Voi chỉ có thể train được tại những vùng có tài nguyên voi rừng (hình con voi nhỏ ở khu vực xung quanh thành). Nhà ngựa cấp 2 đã bắt đầu có voi đời đầu.
    Voi có tác dụng làm giảm morale quân địch, vì thế chỉ cần thấy voi đến gần là tinh thần quân sĩ đã nao núng rồi. Cần phải tiêu diệt voi từ xa trước khi chúng kịp áp sát và hù cho quân bạn xách dép chạy. Cách đối phó với voi hiệu quả nhất là dùng lửa (tên lửa, đá lửa, heo lửa – chỉ có quân La Mã mới có). Ngoài ra, một bức tường phalanx dày đặt gồm 3 4 unit lồng vào nhau cũng có thể phần nào ngăn chặn bước tiến của những chú voi con (nhưng khó mà áp dụng được với voi bọc giáp).
    Khi voi bị lửa làm lọan, hoặc bị giết gần hết sẽ chuyển sang trạng thái “điên”, khi đó cờ của unit voi sẽ biến thành màu đỏ. Tốt nhất là bây giờ nên “tránh voi chẳng xấu mặt nào”. Và bạn yên tâm, khi đã điên rồi thì đối phương không còn điều khiển được chúng nữa, do đó, nếu bạn không đụng tới nó thì nó sẽ chỉ loanh quanh một chỗ, không phạm đến quân của bạn đâu.

    Khi bạn là người điều khiển voi. Hãy luôn cẩn thận, vì khi voi bạn bị “điên” nó sẽ bất chấp tất cả, không còn điều khiển được nữa và sẵn sàng chà đạp bất kỳ thứ gì xung quanh, thậm chí là quân của bạn. Vì thế đừng có dại cho voi đi trước, chủ lực lúp xúp theo sau nhé.
    Một điều nữa là voi có thể phá tường thành gỗ. Nếu biết tận dụng đặc điểm này bạn có thể “đánh nhanh thắng nhanh”, không cần tốn thời gian vây thành khiến viện binh địch không kịp trở tay.



    Chariot – nỗi kinh hoàng của kỵ binh!

    Bạn đã bao giờ tiến quân xa về phía Đông đến dưới chân những Kim Tự Tháp của Ai Cập, hay vườn treo Babylon của đế chế Seleucid chưa? Nếu chưa thì thật là thiếu sót cho cuộc đời đại đế của bạn khi chưa từng một lần xem “đua xe”. Những cỗ “xe lăn” thiện chiến của các faction phía Đông này là nỗi kinh hoàng cho bất kỳ đội kỵ binh nào. Hãy tưởng tượng đàn ngựa của bạn hùng hổ lao vào và tự nhiên… lộn cổ chết ráo. Đơn giản vì dưới hai bánh xe chariot có gắn hai lưỡi kiếm có thể chặt chân bất kỳ thứ gì có chân nằm trong phạm vi của nó. Chariot còn có tác dụng làm giảm morale do vậy quân bạn rất dễ rout.
    Chỉ có faction Ai Cập và Seleucid là có chariot. Unit tướng của 2 faction này thay vì có một đội cận vệ kỵ binh thì thích cỡi xe hơn. Chariot của Ai Cập “xịn” hơn chariot Seleucid ở chỗ có cung thủ trên xe.
    Không có cách trị hoàn hảo cho đám xe lăn này. Do là xe ngựa kéo nên bạn cũng có thể dùng phalanx để đâm chết ngựa. Nhưng cách này lại ít hữu dụng với chariot tướng hoặc chariot của Ai Cập vì chúng có cung thủ trên xe, có thể đứng từ xa thoải mái tỉa phalanx của bạn. Cũng có thể dùng lạc đà để dọa ngựa kéo, làm chúng không dám áp sát. Cách thứ 3 là xua chó vào cắn. Cách thứ tư là dùng bộ binh nặng xông thẳng vào lôi cổ lính xuống xe chém, vì chariot rất khó xoay chuyển ở nơi chật chội. Cách này có thể tổn thất khá lớn, cũng có khi bể mánh do chariot không chịu để bộ binh áp sát.
    Thường thì khi quân địch công thành, chariot sẽ tự lao vào mà không dùng cung, vì thế dùng phalanx trong trường hợp này là tốt nhất. Còn khi quân ta công thành địch, dùng chó là tốt nhất, nhưng lưu ý thả chó vào trước, không đổ quân vào thành vội. Vì khi không thấy quân địch thì chariot sẽ chỉ đứng yên (đỡ được tổn thất do 2 lưỡi kiếm), mặc cho chó lôi từng thằng xuống cắn cổ. Khi đánh nhau ngoài đồng trống, hãy dùng spy đi do thám trước xem địch có chariot không và cố kiếm một unit lạc đà để dọa đám chariot này. (Nhưng nhớ coi chừng kẻo cứ ngồi trên lạc đà nhắm mắt cười thì lọt vào đám bộ binh của địch lúc nào không hay.)

    Còn nếu bạn là người điều khiển chariot thì có vài điều nên lưu ý: Chariot chạy chậm hơn kỵ binh và rất khó xoay chuyển nơi chật chội, vì vậy cố gắng đừng đâm đầu vào bộ binh của địch vì có thể xe của bạn sẽ kẹt luôn trong đó. Hãy dùng chariot để chặt chân kỵ binh. Nếu là chariot cung cũng có thể dùng như cung thủ. Lưu ý thứ 2: Chariot cũng có thể “điên” như voi. Đó là khi người điều khiển xe bị tên bắn chết hết, nhưng ngựa vẫn còn sống. Khi đó nó cũng sẽ chạy loanh quanh một chỗ không điều khiển được và sát thương bất kỳ ai lại gần, ngay cả quân mình. Tốt nhất là bạn nên tránh xa ra.



    Phalanx có phải là bức tường giáo bất khả xâm phạm?

    Khi lần đầu nhìn thấy loại quân này, chắc hẳn ai cũng “ngán”, nhưng thật ra, bức tường giáo này không thật sự lợi hại như bạn nghĩ. (Ở đây chỉ đề cập đến phalanx khi giữ đội hình phalanx. Còn khi đã dựng giáo lên rồi thì phalanx cũng như bất kỳ đội bộ binh nào khác, có khi còn yếu hơn.)
    Để khắc chế phalanx có 2 cách:
    - Đối với nhiều loại phalanx có giáp yếu, cách tốt nhất là dùng cung, kỵ cung. Phalanx có tốc độ di chuyển rất chậm. Đôi khi chưa kịp tiếp cận được cung thủ thì đã chết hết 2/3 quân số rồi.
    - Cho một unit, tốt nhất là bộ binh nặng thu hút ở mặt trước, kỵ vòng ra húc vào sau lưng. Bức tường giáo này cực mạnh ở phía trước nhưng lại rất yếu phía sau. Nhưng hãy cẩn thận, với một số phalanx cấp cao, giáp dày như Armour Hoplite, Spartan Hoplite (AH, SH), sau khi charge xong nên rút ra ngay, đề phòng nó quay giáo lại.
    - Cách thứ 3 kết hợp giữa hai cách trên là dùng 1 unit nhử phía trước, cung bắn thằng vào sau lưng. Cách này là tốt nhất, đến SH cũng phải chào thua, nhưng lại khó áp dụng khi vào trận. Lý do: ít khi nào cung thủ vòng được ra sau lưng đội hình địch. Cách này chỉ có thể áp dụng tốt nhất khi công thành, lúc đã xử xong hết bọn râu ria, chỉ còn vài unit phalanx cố thủ trong quảng trường. Hoặc đánh ngoài thành mà quân địch chỉ còn vài unit phalanx.
    - Tuyệt đối không bao giờ cho kỵ binh xông thẳng vào rừng giáo của phalanx. Ai đã từng xem nhiều phim ảnh, hay ít ra có một chút chất xám đều hiểu tại sao.

    Để phát huy lợi thế của phalanx cần hiểu rõ những đặc điểm của binh chủng này: di chuyển rất chậm; rất yếu phía sau; chỉ mạnh khi còn giữ được đúng đội hình, mà đội hình lại rất dễ mất khi tấn công và di chuyển (đặt biệt là đi qua cầu, qua cổng thành); thủ mạnh hơn công; là đối thủ đáng gờm của kỵ binh và miếng mồi ngon cho missile.
    - Thủ đường hẹp: thủ đường hẹp, tiêu biểu là thủ đường vào quảng trường trong các trận thủ thành, hoặc chặn cầu, chặn cửa… là chiến thuật quen thuộc nhất của phalanx. Một bức tường giáo dày đặt gồm 3 4 unit xếp lồng vào nhau, đặt biệt là những unit “very long spear” chắn ngang đường là một rào cản gần đầy thách thức với bất kỳ quân chủng nào trừ cung thủ. Đặt biệt khi chiến thuật chặn đường này được kết hợp với cung thủ phía sau. Khi đó quân địch không thể vượt qua bức tường giáo để áp sát cung thủ, trên đầu lại bị mưa tên xả xuống. Hoặc cũng có thể cho vài unit, tốt nhất là kỵ vòng ra phía sau húc vào sau lưng địch.
    Xem thêm các cách phát huy phalanx ở đây:
    http://forum.gamevn.com/showpost.php?p=8740939&postcount=936



    Wardog – binh chủng không bao giờ biết sợ.

    Wardog chỉ có quân La Mã mới có thể huấn luyện. Đây là binh chủng tui thích nhất trong game. Một số điểm đặt biệt của Wardog:
    - Chỉ cần lính giữ chó còn sống thì cho dù chó có chết hết trong trận đánh, sau khi trở lại bản đồ lớn vẫn được phục hồi nguyên quân số.
    - Khi chó đã được thả ra rồi thì không bao giờ biết sợ. Nó sẽ đánh đến con cuối cùng chứ không bao giờ bỏ chạy.
    - Cực kỳ hữu dụng trong các trận công thành.
    - Dễ huấn luyện, dễ retrain (vì chỉ cần nhà ngựa cấp 1 là đã có thể train chó)
    Trong bản RTW 1.0, chó rất mạnh, nhưng up lên 1.3, 1.5 thì sức mạnh của chó đã được chỉnh lại cho cân bằng hơn, nhưng vẫn là một binh chủng lợi hại nếu biết sử dụng.
    Một số lưu ý để dùng chó hiệu quả khi công thành:
    - Nếu là thành gỗ: quá đã, bạn chỉ cần đục một lỗ trên tường thành, hoặc tốt hơn nữa là cho 1 2 tên spy vào thành trước để mở cổng (khỏi tốn thời gian vây thành và xây dụng cụ luôn). Rồi thả chó vào (chỉ đứng ngoài thả chó vào thôi, không cho lính vào trong thành). Thường thì nó sẽ cho một unit đứng chặn cổng, hoặc chỗ ta đục tường, nên lính dắt chó chỉ cần đứng ngoài. Bạn thắc mắc vì sao ư? À đó là một lỗi AI của game, khi không thấy lính ở gần thì đối phương chỉ đứng chờ chứ không tấn công. Chó cắn thằng nào thì thằng ấy tự quay sang đánh, vì thế ít ta ít hao tổn hơn.
    - Nếu là thành đá: xây hầm rồi cho 1 unit “can sap” (click phải vào unit bộ binh để xem) đào sập tường, rồi cứ thế thả chó vào trước. Sau khi lũ chó làm sạch đám quân bên dưới, chỉ còn quân trên tường thành thôi thì hãy cho quân tràn vào. Nếu trên tường thành có nhiều cung thủ quá thì cho một unit bộ binh xếp đội hình con rùa (testudo, chỉ những unit bộ binh cấp cao của La Mã mới có) bò lên hút hết tên. Nếu spy mở cổng luôn thì thả chó vào cổng cũng được, nhưng vẫn phải đào một cái hầm, vì làm cách này không chiếm cổng được, khi quân ta đi vào qua cổng sẽ bị dầu sôi đổ vào.
    Spy kết hợp với 1 stack cỡ 8 – 10 đàn chó, 3 4 kỵ, 3 4 bộ, nếu đánh với faction nào có phalanx thì thêm khoảng 3 unit cung nữa là có thể công thành nhanh gọn, lãnh thổ mở rộng như vũ bão. Nhưng lưu ý, stack kiểu này rất yếu khi đánh ngoài thành, nên cho một stack bảo vệ gồm nhiều bộ, kỵ, cung đi theo bảo vệ.

    Còn khi đối phó với chó thì hơi mệt hơn. Nếu có phalanx thì nên xếp đội hình chữ u, hướng giáo ra phía trước và 2 bên, khi chó lao vào giáo sẽ tự xiên mình. Nếu không thì có thể dùng cung thủ từ xa bắn rát để giết bớt chó, rồi cho bộ binh, tốt nhất là bộ binh nặng đứng dàn hàng ngênh tiếp khi đám còn lại nhào vào. Không nên dùng kỵ đánh chó, chỉ nên dùng để truy sát lính dắt chó khi chúng đã thả hết chó đi.



    Kỵ cung – Một bầy “ruồi” khó chịu.

    Kỵ cung có lẽ là binh chủng khó chịu và phiền nhiễu nhất trong game. Chúng không bao giờ để bị áp sát. Ta đuổi thì chúng chạy, ta cưỡi ngựa chúng cũng cưỡi ngựa nên việc đuổi kịp chúng khi sức lực 2 bên bằng nhau là rất khó, ta dừng lại thì chúng cũng dừng lại bắn. Tên của một số loại kỵ cung Parthia hay Scythia có sức công phá cực mạnh, thậm chí có thể bắn xuyên giáp, ngay cả đội hình chống tên testudo của bộ binh La Mã cũng không chống đỡ nổi. Có lẽ cách khá nhất có thể dùng để đối phó với chúng là xua chó vào cắn trong khi một unit bộ nặng tìm cách hút tên. Nhưng không phải faction nào cũng có chó. Hoặc có thể cố gài bẫy chúng bằng cách dùng 2 cánh quân: 1 đuổi, 1 đón lõng chặn đầu. Hay hi sinh 1 unit kỵ đuổi theo chúng chạy khắp bản đồ, đợi khi chúng sức tàn lực kiệt, lết không nổi nữa thì cho một đội kỵ sung sức đuổi theo kiết liễu. Hoặc dùng vài unit cung xối mưa tên lên chúng (chỉ áp dụng được khi kỵ cung ít hơn cung, vì cách này tốn tên khá nhiều do nó đứng thưa, nếu 2 bên so cung với nhau thì ta cũng tổn thất không ít).

    Khi dùng kỵ cung, cố gắng điều khiển thật linh hoạt, tránh để bị áp sát. Chỉ cần 1 2 con ngựa của bạn bị “vướng” vào đối phương thôi thì cả unit sẽ dừng lại, bỏ cung đánh xáp lá cà, mà kỵ cung cận chiến rất yếu. Nếu cần cứ pause liên tục để điều khiển cho dễ.


    Một số binh chủng tiêu biểu của một vài faction.

    - Đầu tiên là các faction La Mã: các faction này sở hữu quân chủng bộ binh khá mạnh và rất cơ động, đặc biệt là những loại bộ binh nặng cấp cao. Nhưng binh chủng đặc sắc nhất của các faction này lại là chó. Heo lửa chuyên dùng để trị voi cũng là một binh chủng đặc biệt chỉ La Mã mới có. Ngoài ra riêng Brutii có một loại quân khá đặt biệt không train từ nhà lính mà train từ đền thờ thần Mars cấp 4. Binh chủng này có số quân 1 unit rất ít, nhưng các chỉ số lại rất khủng, có thể trốn ở bất kỳ đâu, chỉ cần không di chuyển, quân địch sẽ không thể phát hiện ra bạn trừ khi chúng đi sát bên. Nhưng thật ra do quân số quá ít nên cũng không hữu dụng mấy.
    - Carthage: sở hữu quân chủng tượng binh thiện chiến nhất trong game.
    - Macedonia: Có thế mạnh về kỵ binh với sức húc ghê gớm có thể làm bay nửa unit địch chỉ trong 1 lần charge. Các đội phalanx very long spear cũng khiến các thành trì của faction này là miếng mồi khó nhai đối với kẻ thù.
    - Greek: Armour Hoplite và Spartan Hoplite của faction này đã thành huyền thoại. Nhưng ngoài 2 binh chủng này ra thì không còn gì đặc sắc. Khi đế chế Rome nổi dậy thì Hy Lạp đã đến thời kỳ suy tàn.
    - Gaul: với những cung thủ đáng gờm và những đội bộ binh hung hãn, thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng rậm tuyết trắng, là mối lo sợ cho những đội bộ binh La Mã chính quy chỉ quen đánh nhau trên đồng trống và thành phố. Nhưng khi đã ra khỏi rừng rồi thì Gaul lại gần như chẳng là cái đinh gì cả. Cộng với dân số quá ít, tăng quá chậm, nhiều thành ở sâu trong đất liền khó phát triển kinh tế, xung quanh gặp toàn kẻ thù khiến Gaul trở thành một trong những faction khó chơi nhất RTW.
    - Ai Cập: Đáng nói nhất là chariot, nhưng ngoài ra Ai Cập cũng sở hữu một lực lượng quân chủng khá đồng đều. Có cả phalanx (tuy rất yếu), cung thủ cũng khá, bộ binh thì có Pharaon guard là nổi bật.
    - Seleucid: Cũng như Ai Cập Seleucid có lực lượng khá đồng đều. Tuy chariot hơi yếu thế hơn Ai Cập nhưng bù lại phalanx lại vượt trội hơn hẳn, có cả phalanx very long spear. Thậm chí faction này còn có cả voi và kỵ bọc giáp. Đây là faction có lực lượng mạnh và đồng đều nhất game.
    - Scythian, Parthia: bầy kỵ cung vo ve khó chịu là điểm nổi bật của các faction này. Những kỵ binh cataphract bọc giáp cũng là một binh chủng vô cùng đáng sợ.
    …….
     
  3. Qin Shi Huang

    Qin Shi Huang Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/9/08
    Bài viết:
    33
    Cho mình hỏi làm thế nào để dành chiến thắng trong trận lịch sử ở Carrhae :D điều khiển Brutii vs Pathia
    (Theo lịch sử thì Rome thua)
    Vừa vào trận đã bị bao vây bét nhè, có 1 lần chơi easy thì thắng được :D
     
  4. thien-su

    thien-su Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    4/6/03
    Bài viết:
    300
    Nơi ở:
    TP.TuyHoa-hiện ở TP.H
    hic cho tui hỏi sao tui cài RTW vào may' hok được vậy nó cứ báo lỗi khi vừa setup hoài hic,còn thằng Medial TW thì setup xong vào nó chỉ cho choi màn Batter còn màn đi Map nó hok cho chơi cứ vào là error dis ra ngoài quài hà.2 thằng này có đòi Vram hok dzy.
     
  5. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    lỗi đầu của RTW chắc do bộ cài của bạn bị lỗi, mua đĩa khác hay down cái khác đi. Medieval TW 2 hay bản 1 :-? nếu bản 1 mà bị đis wài là do máy bạn chịu ko nổi, máy cũ tui lúc trước bị wài à :'>
     
  6. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Thắng thì khó, nhưng không thua thì rất dễ. Đơn giản là đừng đánh ;;).
     
  7. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    Extended Greek đã ra bản 5.8.0
    chơi lại, save game cũ ko chơi đc :hug: mọi người down rồi cảm nhận nào :hug:
     
  8. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Cái hướng dẫn coi như là xong về cơ bản rồi đấy. Bây giờ bác mod muốn copy nó lên đầu hay làm một cái topic riêng gì đấy thì copy đi nhá. Nếu có sửa chữa gì nữa thì sẽ thêm vào sau.
     
  9. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Cảm nhận về EG hả? 3 từ: Khó vãi ... (từ thứ 3 thích cái gì thêm vào cái đấy ;;) ). Chắc tại trình tui còn kém, chơi cứ phải cheat mãi đâm chán. Game chiến thuật mà chơi cheat nó cứ "áy náy" thế nào ấy. Tui thích "khó" ở đây là kiểu khó như Med 2: phải lo về tín ngưỡng, lo mặt giáo hoàng, lo thập tự chinh, lo về kinh tế (khoái kiểu chiến tranh kinh tế của bọn merchant)... túm lại là nhiều thứ để lo chứ không phải cứ chăm chăm vô train quân với đánh nhau, không phải kiểu khó áp đảo về quân sự hay bắt chẹt về kinh tế như Alexander hay EG.

    Nếu dòng TW có thêm được cái mặt quân lương nữa thì càng vui. Khi đó không chỉ có quân đông là thắng, việc mở rộng lãnh thổ ra quá xa cũng phải coi chừng lính viễn chinh đói rã họng. Chứ như bây giờ ví dụ thằng Bru chiếm được bán đáo Hy Lạp xong xách vài stack chó bay sang Ai Cập xung quanh toàn kẻ thù với sa mạc, hậu phương thì tít tận bên kia Địa Trung hải thế mà ở mấy năm chinh chiến cạp đất ăn vô tư 8-}. Nếu có thêm mặt quân lương này thì ta lại phải lo việc bảo vệ đường chuyển lương, tránh bị một vố như bọn Mông Cổ ở Vân Đồn. Như thế thì game sẽ thú vị hơn rất nhiều.
     
  10. mimi21

    mimi21 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    898
    Đưa thêm cái supply unit đấy vào thì hay thật nhưng nó lại kéo theo 1 đống những chỉ số khác, farming phải đưa ra con số rõ ràng rồi supply nếu đã cho lính thì fai có cả cho dân trong thành. Một vấn đề nữa là dòng Total war chuyên về chiến lượt thời gian thật còn cái Campaign map theo lượt ko ảnh hưởng nhiều lắm đến toàn cục, yếu tố đường biên giới ko rõ ràng cộng thêm cái trait ambush chỉ là hình thức nên nếu có mang supply unit theo thì yếu tố an toàn như trong thực tế kém hơn rất nhiều, có khi lúc đó dòng Total war sẽ thành Total war :supply attack thì chết......:D
     
  11. Ulf

    Ulf Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    7/6/08
    Bài viết:
    2,892
    Nơi ở:
    Somewhere out th
    Chắc cũng chẳng cần phải chi li cái chỉ số thức ăn ra đâu. Đơn giản chỉ cần anh phải giữ một đường dây liên lạc nào đấy từ thành anh đang đánh với một thành của anh là được. Ví dụ farm cấp một thì cung cấp lương thực được cho 1 vùng đất khác, farm cấp 2 2 vùng... tương tự như mấy cái đường trade right vậy. Có thể cho tướng xây thêm một cái "trạm tiếp tế" trên bản đồ giống như tháp canh hay doanh trại vậy. Sẽ có một đường dẫn giống trade trên biển từ thành cấp lương đến trạm tiếp tế trên đất địch. Để đỡ mệt hơn trong các chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh thì có thể cho quân viễn chinh mang theo quân lương đủ dùng trong 6 tháng, đến turn sau thì phải có tiếp tế, nếu không thì quân sẽ đào ngũ hay chết đói bớt, giống như khi thành bị vây thì quân chết từ từ vậy nhưng có thể cho nó chết nhanh hơn một chút, cỡ chết dịch là được.

    Dân trong thành thì có thể chơi theo kiểu: nếu thành đó không có farm thì phải có một đường dẫn lương từ thành có farm sang như quân lương của lính viễn chinh vậy, cho tới khi thành đó tự xây được farm. Làm như vậy thì việc tô màu bản đồ sẽ kéo dài hơn, không phải chỉ ngày một ngày hai, đỡ nhàm chán hơn (hay ít ra đỡ nhàm chán đối với tui).

    Còn việc cắt đường quân lương thì chỉ cần cho một stack đứng chặn ngay cái trạm tiếp tế (sao cho trạm nằm trong vùng giao chiến màu đỏ) là được.


    Cái theo lượt cũng ảnh hưởng khá nhiều đấy chứ. Trong TW tui thích chơi trên campaign map hơn, battle map chỉ là thêm phần thú vị thôi.
     
  12. mimi21

    mimi21 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    898
    Với ý tưởng này thì cứ so sánh với dòng Dragon Throne thì sẽ thấy có ko ít bất lợi hiện hữu, DT cũng là 1 game đề cập đến cái supply unit này và nó cho thấy sự rườm rà của việc mang theo SU. Đang đánh ngon lành thì lính hết lương nên buộc phải quay về thành của mình, làm như thế tiến độ game sẽ diễn ra nhát gừng và mất hẳn cái hứng thú của một số gamer không thích vừa chơi vừa uống trà. Cái tên Total war cũng cho thấy rằng cái mà nhà phát hành nhắm đến là một không khí chiến tranh sôi sục và tính liên tục của nó là ưu điểm khiến dòng Total war lôi kéo được nhiều fan. Quả thật SU là 1 ý tưởng hay nhưng nó ko khiến gameplay hiện tại thay đổi quá nhiều và lại bắt người chơi đầu tư nhiều tg hơn cho một vấn đề thuộc về hậu phương. Nếu có thay đổi thì theo tui bất cứ người chơi nào đam mê Total war cũng muốn AI của máy khôn lanh hơn trên Battle map và cư xử thực hơn trên Campaign Map chứ chừng đó yếu tố quản lí cũng đã đủ cho chúng ta bù đầu rồi.
     
  13. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    nói thật là nếu cho quân lương vào chúng ta sẽ có 1 sản phầm na ná RTK11
    điều này thì chắc ai cũng hiểu>"<
     
  14. hugoking1

    hugoking1 Commander-in-Chief

    Tham gia ngày:
    7/5/07
    Bài viết:
    6,811
    Nơi ở:
    HCMC
    ><, cho quân lương vô thì mọi thứ đã rối rắm nay sẽ còn rối rắm hơn, lúc ban đầu đất ít còn ko sao, tưởng tượng lúc có hơn 20 thành coi, nhức đầu lun 8-}
     
  15. mimi21

    mimi21 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    13/12/06
    Bài viết:
    898
    nếu total war mà có phong cách quản lý theo kiểu RTK11 thì đúng là ô hô ai tai, nếu có chôm cái gì từ RTK thì chỉ là vụ đấu tướng......:D
     
  16. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    no no
    phong cách của châu âu là tướng là người cần bảo vệ nhất
    họ không bao giờ phung phí sinh mạng mình
    nhưng phong cách châu á là tạo ra hình tượng vô đối-> đấu tướng
    điểm mà mình thấy cần làm thêm là về công thành
    các unit như trebuchet,cataphut... nên đưa vào mục xây dựng riêng khi công thành bởi trong lịch sử các unit này hầu như chả bao giờ mang theo mà tòan tự tạo tại chỗ
    to hugoking1 :tưởng tượng làm gì chơi đủ bộ RTK khắc thấy kinh hoàng
    có cho quân lương vào thì làm giống RTK9 tức là quân lương cả nước tính chung may ra còn được chứ mỗi thành có quân lương riêng thì chịu
     
  17. Chamoisking

    Chamoisking C O N T R A

    Tham gia ngày:
    5/9/06
    Bài viết:
    1,855
    Nơi ở:
    GameVN Underground.
    Dòng TW cần 1 hệ thống Diplomacy phức tạp như Europa Universalis chứ mà cái kiểu cứ declare war rồi chiếm hết thành thì chán thí mồ. Lên Empire TW thời cận đại thì không thể có cái kiểu muốn đánh ai thì đánh được.
     
  18. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    tôi vẫn chưa hình dung được cải tến mới của TW khi lên ETW
    thực sự thì trận chiên thời này rất khốc liệt và đông quân
    máy chịu sao nổi đây
     
  19. Chamoisking

    Chamoisking C O N T R A

    Tham gia ngày:
    5/9/06
    Bài viết:
    1,855
    Nơi ở:
    GameVN Underground.
    Xem mấy tấm hình battle của ETW thì thấy nó kinh khủng thật. Mỗi thằng lính trong đội khác nhau, hiệu ứng khói lửa đủ thứ. Rồi còn thủy chiến vẽ tàu đẹp, điều khiển lính trên tàu nữa. Người ta ước đoán phải máy cỡ 1000$ (tại thời điểm đó) thì mới chơi nổi. 8-}
    Rồi patch lên, cài mod vô lại còn khủng hơn nữa. 8-}
    Thôi thì chơi game paradox cho nhẹ nợ. :D
     
  20. vietanh797

    vietanh797 †A Faithful Knight† Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/5/05
    Bài viết:
    29,139
    Nơi ở:
    Wibu Kingdom
    nhưng game thủy chiến tầm cỡ tui cũng chơi nhiều
    nhiều energy thủy chiến khá tốt mà nhẹ
    có điều quan trọng là map và cái vụ di chuyển có cải tiến gì mới không
    cứ thủ cầu bằng pháo binh và súng thì bố thằng nào lao qua được
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này