Anime và hơn thế nữa

Thảo luận trong 'House of fame' bắt đầu bởi Dream Theater, 17/9/11.

  1. Dream Theater

    Dream Theater Youth Gone Wild

    Tham gia ngày:
    8/5/04
    Bài viết:
    890
    Nơi ở:
    ...........
    Đoạn anime đầu tiên chỉ dài vỏn vẹn 3 giây được làm vào năm 1907 xuất phát từ việc hoạt hình phương Tây thu hút được hàng loạt khán giả hâm mộ trên thế giới lúc bấy giờ. Nhưng mãi đến năm 1918, anime thứ hai, Momotaro mới ra đời và phải đợi đến năm 1932 người Nhật mới được thưởng thức anime lồng tiếng (Nhật) đầu tiên: Chikara To Onna No Yononaka. Tính đến nay, sau hơn nửa thế kỉ tồn tại và phát triển, anime đã tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ không thể chối cãi trong bộ mặt văn hóa Nhật nói riêng và văn hóa trên thế giới, chiếm đến 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới. Đặc biệt trong âm nhạc, anime trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ sáng tác những tác phẩm dựa theo thể loại hoạt hình với không ít tác phẩm đặc sắc.

    Anime – hoạt hình Nhật Bản – vay mượn của tiếng Anh – từ chữ animation có nghĩa là “phim hoạt hình”, dung để chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản hay theo phong cách Nhật Bản. Giống như phim truyền hình, anime bao gồm rất nhiều thể loại khác nhau như hành động, hài, tình cảm, phiêu lưu, … và ảnh hưởng to lớn đến những loại hình văn hóa khác nhau, trong đó có âm nhạc.

    [​IMG]
    Một cảnh trong bộ anime Death Note

    Dẫu có một sức ảnh hưởng rộng rãi nhưng bản thân anime cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn từ các nền văn hóa khác trên thế giới. Black Heaven là một bộ anime gồm 13 phần xuất hiện vào mùa thu năm 1999 có nội dung xoay quanh sức mạnh âm nhạc của một nhóm heavy metal trong cuộc chiến với người ngoài hành tinh. Người xem nếu là rock fan hẳn sẽ nhận ra mối liên hệ giữa cái tên Black Heaven với ông lớn heavy metal Black Sabbath. Lí thú hơn nữa, hơn hai phần ba trong tổng số 13 phần của bộ anime này có tiêu đề liên quan đến những ca khúc rock rất nổi tiếng, nhất là tên phần mở đầu cũng là tên của ca khúc Stairway to Heaven liền với sự nghiệp nhóm Led Zeppelin và phần kết thúc The End, tên ca khúc của nhóm nhạc Mỹ The Doors của Jim Morrison trong album đầu tay.

    Phần / Tiêu đề / Mối liên hệ
    • 1 / Stairway to Heaven / Một trong những ca khúc rock kinh điển mọi thời gắn với tên tuổi huyền thoại Led Zeppelin
    • 2 / All Night Long / Tên bản hit trích từ single cùng tên năm 1983 của ca sĩ nổi tiếng Lionel Richie
    • 4 / Space Child / Tên album thứ ba của nhóm heavy metal UFO đến từ xứ sở sương mù
    • 5 / These Are the Days / Ca khúc được nhạc sĩ Ailen từng đoạt giải Grammy Van Morrison sáng tác vào năm 1989
    • 6 / Walk Away / Nằm trong album Heaven and Hell của Black Sabbath, album đầu tiên có sư góp mặt của huyền thoại quá cố Ronnie James Dio trong đội hình
    • 8 / All Right Now / Tương tự như Stairway to Heaven, đây là ca khúc gắn liền với nhóm classic rock Free đến từ Anh
    • 9 / Get off of My Cloud / Phần tiếp theo của single cực kì thành công (I Can’t Get No) Satisfaction được bộ đôi Mick Jagger và Keith Richards của The Rolling Stones sáng tác vào năm 1965
    • 11 / Sweet Emotion / Nằm trong single rất thành công về mặt thương mặt, chỉ xếp sau Dream On vào năm 1975 của Aerosmith
    • 13 / The End / Ca khúc khép lại album đầu tay rất thành công của nhóm psychedelic rock The Doors được huyền thoại Jim Morrison sáng tác sau khi chia tay cô bạn Mary Werbelow

    Song song với anime là manga, tức truyện tranh ở Nhật Bản, tương tự như mối quan hệ giữa những series hoạt hình (cartoon) và comic (truyện tranh). Mối liên kết giữa manga và anime đã có từ những năm 60, khi tác phẩm manga đầu tiên là Tetsuwam Atom (Cậu bé vũ trụ – tác giả Osamu Tezuka) được chuyển thể thành công sang anime. Gần đây hơn vào năm 2005 và vẫn tiếp tục đến nay, series manga Detroit Metal City xoay quanh tay câu chuyện Soichi Negishi, tay guitar trẻ tuổi mong muốn trở thành một ngôi sao nhạc pop nhưng không đủ chi phí trang trải nên quyết định thành lập hẳn một nhóm death metal lấy tên là Detroit Metal City. Dựa theo single Detroit Rock City của KISS, nổi tiếng với phong cách hóa trang lòe loẹt và những buổi diễn live cực kì thu hút, Detroit Metal City đã đạt đến con số tiêu thụ hai triệu bản, được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh cùng 12 phần OVA[SUP][1][/SUP] vào khoảng tháng 8 năm 2008.

    [​IMG]

    Mỗi series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc thực hiện và cũng được phát hành dưới dạng album. Cowboy Bebob, Vision of Escaflowne, Noir hay .hack//SIGN là những album OST rất nổi tiếng đi kèm với những bộ anime cùng tên. Bên cạnh đó, một số nhạc sĩ không chuyên viết nhạc cho anime nhưng lại có những dự án âm nhạc nói về đề tại này. Có thể kể đến Dragon Guardian và Kadenzza, hai nhóm nhạc một thành viên lấy anime làm hướng sáng tác chủ đạo. Song song, nhiều nhóm lại chọn cách cover những ca khúc chủ đề từ những bộ anime nổi tiếng. Không thể bỏ qua cái tên Animetal, nhóm heavy metal với hang loạt album thành công. Nhóm thậm chí còn kết hợp những “câu” giai điệu rock/metal kinh điển vào tác phẩm của mình, đơn cử như phiên bản Choujuu Sentai Liveman được nhóm chơi lại theo giai điệu bản hit Breaking the Law của Judas Priest, một huyền thoại tiêu biểu cho trào lưu New Wave of British Heavy Metal.

    Nhưng tận cùng của kết hợp giữa âm nhạc, ban đầu là heavy metal, và anime lại chính là visual kei. Đây là trào lưu âm nhạc mà các thành viên của những nhóm nhạc thường hóa trang thành các nhân vật trong anime hoặc manga mỗi khi trình diễn, về sau trở thành một phong cách thời trang và thậm chí là lối nghĩ của một bộ phận giới trẻ. Phát xuất từ một khẩu hiệu của ban nhạc tiên phong cho trào lưu X Japan: “Psychedelic violence crime of visual shock”, visual kei xuất hiện vào thập niên 80 với những đại diện xuất sắc như X Japan, D’erlanger, Buck-Tick và Color….nhưng phải hơn hai mươi năm sau, trào lưu này mới phổ biến ở phạm vi toàn thế giới. Những nhóm theo trào lưu rất đang đa dạng về phong cách, trải rộng từ pop, punk, heavy metal cho tới electronica.

    [​IMG]

    Một hình thái nghệ thuật chịu ảnh hưởng rõ nét từ anime và manga cũng rất đáng nhắc đến chính là Superflat. Đây là trào lưu nghệ thuật hậu hiện đại được Takashi Murakami, một họa sĩ đương đại người Nhật khởi xướng cùng những cái tên khác rất đáng chú ý như Chiho Aoshima, Sayuri Michima, Yoshitomo Nara và Aya Takano. Được tạp chí Time vinh danh trong danh sách “100 người ảnh hưởng nhất hành tinh” vào năm 2008 và là họa sĩ duy nhất có tên trong danh sách, không quá khó để thấy sức ảnh hưởng của Murakami cùng các tác phẩm nghệ thuật của trường phái Superflat đối với phần còn lại của thế giới.

    Hiện nay, ở Nhật Bản, anime giữ một vị trí ưu thế khi thu nhập từ những sản phẩm DVD là 94 tỉ Yên vào năm 2006. Đó là chưa kể đến doanh thu từ bán bản quyền anime sang nước ngoài và các ngành công nghiệp ăn theo các nhân vật anime như : game, thời trang, đồ chơi… Anime còn sở hữu một lực lượng fan hâm mộ cuồng nhiệt đông đảo trên toàn thế giới và họ được gọi chung là otaku. Các hoạt động dành cho otaku rất đa dạng, nổi bật nhất là 3 sự kiện lớn: Comiket, Otakon và Anime Expo.

    Vào năm 2003, giải Oscar danh giá “Phim hoạt hình hay nhất” đã vinh danh Spirited Away của họa sĩ Hayao Mizayaki. Spirited Away cũng đã vinh dự nhận tượng Gấu Vàng tại liên hoan phim Berlin một năm trước đó. Hai giải thưởng trên như một minh chứng cho tính nghệ thuật của các bộ phim anime đã được thế giới công nhận bên cạnh những con số khổng lồ về doanh thu.

    [​IMG]
    Một cảnh trong Spirited Away

    Ở Việt Nam, một lượng lớn cộng đồng hâm mộ luôn theo sát lịch phát hành các bộ anime/manga từ Nhật Bản để có thể thưởng thức nhanh nhất những tác phẩm mới nhất mà không phải đợi đến khi chúng xuất hiện trên thị trường. Bên cạnh đó, các nhóm làm sub (làm phụ đề tiếng Việt) cho các bộ anime hoặc chuyển ngữ những bộ manga sang tiếng Việt đã xuất hiện khá nhiều trên các diễn đàn có liêng quan đến anime/manga. Những lễ hội cosplay – hóa trang theo các nhân vật anime/manga – cũng góp phần giúp các fan tại Việt Nam không còn cảm thấy quá xa lạ với bạn bè thế giới.

    Trên những xe điện chật ních người ở Nhật, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những Sarariman (công nhân viên chức) 30-50 tuổi chăm chú vào những cuốn manga và không để ý gì đến những việc xảy ra xung quanh. Trong bài báo của Mick Corliss – phóng viên tờ Thời báo Nhật Bản – một độc giả 60 tuổi mới về hưu đã nói: “Tôi đã đọc truyện tranh từ khi còn bé. Tôi thường đọc truyện tranh trên tàu điện trên đường đi làm. Chúng giúp tôi quên đi những căng thẳng trong công việc”.

    Logan​


    [SUP][1][/SUP] OVA – Original Video Animation: một dạng phụ bản đi kèm theo anime, thường có cốt truyện ngắn hoặc không ăn nhập với cốt truyện gốc.
     
  2. jUnK_stOrY

    jUnK_stOrY Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    5/6/07
    Bài viết:
    402
    thực ra visual kei nó đã bắt đầu xuất hiện từ khoảng 77-80 dưới những band post-punk/new wave. Nhưng ở thời kì này chưa có khái niệm về visual kei và nó chỉ đơn giản là một phong cách trang điểm và biểu diễn gây ấn tượng mạnh. Cho đến khi ba ông lớn là buck-tick, X Japan và D'erlanger (sau đó là Glay với Luna Sea) xuất hiện làm nó trở nên phổ biến thì mới có cái từ visual kei như ngày hôm nay.
     

Chia sẻ trang này