Ai nhảm Tớ đang nói trước lúc Lưu Bị chiếm Tây Thục cơ mà, bị Tào Tháo lấy 50 vạn quân rượt chạy té khói! Bị Sái Thị dâng Kinh Dâu cho Tào Tháo, lúc này có thể nói Tào Tháo chỉ còn mỗi Giang Đông là chưa chạm tới........ Giả sử Tào Tháo thắng trận Xích Bích 1 cái ........... Sau khi thua trận Xích Bích Tào Tháo vẫn còn rất mạnh! Đánh bay cả Tôn Quyền còn gì? Quân Ngụy như ta bik là tập đoàn quân phiệt mạnh nhất thời Tam Quốc, nhưng chiến tranh vốn "vừa khinh vừa hỷ", còn nhiều yếu tố để chiến thắng nữa :-* Ồ lâu ko đọc nhầm lẫn tai hại, nhưng Tây Lương với Tây Thục thì ko nhầm Mã Đằng bị Tào lập mưu hại thì ko nói, có mỗi Lưu Chương bạc nhược quá! Đất Tây Thục mạnh thế kia, có chí lớn chắc nào Lưu Bị chiếm được
Tui cho rằng triết lý ấy thật sự do Trần lão gia nghĩ ra, chứ trong xã hội thời bây giờ, đào đâu ra kiểu triết lý nềm mật nằm gai, rồi hữu dũng vô mưu nữa v.v... etc. @vegeta: thôi ông đừng giả sử nữa , định làm Trần Cung version2 à quân mạnh tướng khủng, nhưng kế ko = thì vẫn thọt. Lưu CHương bạc nhược thì vẫn là bạc nhược, cứ nếu .. thì... thì có mà đến tết . Giả sử Trần lão gia chưa từng viết HPLN , có lẽ ... abcxyz #@$%@&($
Trong xã hội hiếm có nhưng bác quên là sách thánh hiền, sách cổ, tùm lum sách sử có hết à ? Ai dám bảo đảm Trần Mưu ko đọc rồi lấy trong đó ra ? Quan điểm cho rằng một triết lý sống hay rất khó để tạo ra được. Huống hồ trong HPLN có hàng đống, khó mà một mình Trần lão nghĩ nổi
Đọc sách nhiều quá, từ từ nó ngắm vào máu thôi Nếu Trần Mưu bik dc nhiu đó thì hóa ra lại hơn Khổng Tử? Tinh vi xí xọn thế Viết ra thử hỏi coi mấy thế lực đó thua Tào Tháo vì cái gì Theo tui là: "Ko đồng đạo thì khó bàn mưu"
Thế này mà không gọi là nhảm? Tào Tháo từ sau Quan Độ thế lực mạnh nhất, Lưu Chương thực sự là đánh không lại chứ "nói" là "nói" thế nào? Tới lúc Lưu Bị đánh Ích Châu thì binh lực được bằng bao nhiêu phần của Tào Tháo? Thực lực yếu thì đánh đâu mà chả thấy khủng.
Tui tinh vi chỗ nào :(, tại thấy ông cứ giả sử nếu thì các kiểu ,như thế có thể xảy ra hàng nghìn khả năng , và tất nhiên lịch sử sẽ thay đổi. Có điều ở đây lịch sử vẫn là tập đoàn của Tháo đã thắng :(, lý do gì tui ko rõ, có thể nhờ may mắn, có thể bên đối địch ( Lưu Chương...) có thằng làm phản, có thể v..v etc, nhưng cuối cùng vẫn win. Giả sử.... Lữ Bố là kẻ nhân nghĩa.. Giả sử trong chiến dịch Bộc Dương, Tháo dẹo
Thay vì giả sử nếu a+b+c vs Tào thì nên nghĩ là tại sao a,b,c đứng riêng lại không chơi với Tào Tháo như Tào Tháo chơi với Viên Thiệu. Cái câu "không đồng đạo khó bàn mưu" ấy cũng sai, chừng nào 2 phe chủ chiến chủ hòa thì mới nói thế chứ nếu ally lại đánh thì nguyên nhân chỉ có là mâu thuẫn lợi ích/ nghĩa vụ nên tự chia rẽ hoặc nguyên nhân khách qua là "kém trình" nên thua.
Chủ nhật không có chap mới, buồn thế Còn việc "chơi" với Tào thì nhiều người chơi mà, đâu có mỗi anh Thiệu. Anh Siêu "chơi" đến mức mất cả họ, chạy bán xới, Anh Quyền "chơi" ở Hợp Phì mãi là không làm gì được, hao quân tổn tướng bèn quay ra đâm lén anh Vũ ở Kinh Châu. Anh Trương Lỗ không muốn "chơi" cũng bị bắt phải "chơi" Anh Bị thì là tay "chơi" nhiệt tình rồi, sau bao phen chạy mất dép anh ý cũng cho anh Tháo một vố ở Hán Trung. Thực tế chỉ có 2 anh hồi đấy không "chơi" với anh Tháo là anh Biểu với anh Chương. Lý do vì hai anh xuất thân gia đình quyền quý, tự nhiên được một đống đất cha anh để lại nên chả có tham vọng gì
Trong sách sử, sách cổ hoàn toàn là các tư tưởng thánh hiền ( ngược với triết lý trong truyện này), đi theo quan điểm sống là phải nhân nghĩa, trung thành,ko trọng truyện sống chếtv..v., nhưng trong HPLN thì đó là quan điểm đề cao sinh mạng con người( ko được phung phí),Ko phải tui pr cho Chan Mou, nhưng ông ấy phải là người kinh qua nhiều thăng trầm cuộc đời, và có sự nghiên cứu khá sâu về tư tưởng Khổng Mạnh lúc đó thì mới có thể nhìn ra những mặt trái của đạo thánh hiền và viết ra những triết lý đó trong HPLN . Cái "đạo bất đồng bất tương vi mưu" tui nghĩ chỉ là 1 phần thôi , cái chính là sự hợp tác để lợi dụng lẫn nhau, cùng tiêu diệt kẻ thù, sau đó mới quay ra đánh lẫn nhau. a vs b là kẻ thù, sau lại gặp c 1 kẻ thù khác, a và b quyết định hợp tác để xử c. Sau khi c thọt thì a b lại quay ra cắn nhau típ, đây là chuyện thường trong ngoại giao thời đó . Trước là kẻ thù, sau thành đồng minh, nhưng hết mục tiêu đề hợp tác thì diệt trừ lẫn nhau là chuyện sớm muộn. Bên nào cao cờ hơn thì thắng Ví dụ như vụ : Thiệu ( Phương) lập ra liên minh Quan Đông nhưng cuối cùng Phương lại mượn sức BỐ để giết 1 loạt chư hầu. Rồi trong vụ xử Trác ở Trường An, Bố muốn xử cả phe Vương Doãn nhưng lại sợ quần thần trong triều nên phải dựa vào nhau như môi với răng .
Hình như hơi hiều nhầm chỗ này Lưu Chương hàng Tào Tháo khi bị Tháo hù( Tháo hù sau trận Xích Bích, thua trận Xích Bích mất uy danh cả đồng), lúc này Lưu Bị 1 tay cầm cả Kinh Châu nổi danh như Michael Jackson và thế lực ko ngừng khuyếch trương ( Sau này gọi là tích "Lưu Bị mượn Kinh Châu") Vậy mà Lưu Chương vẫn "dám" đánh Ở đây tớ muốn nói là Lưu Chương quá bạc nhược! Thân là Hán Thất mà ko bik lo, suốt ngày nhậu nhẹt gái gú Còn thiếu hàng rồi, hàng này "chơi" éo thua Lưu Bị đâu Chính bọn Man ấy Bé bi Tào Chương mạnh gần như ngang Ngũ Hổ Tương cầm binh đi oánh chít mie bọn nó mới chịu để yên Nghe đâu mua chuộc bọn Man bằng mấy cuốn PlayBoy thì phải
Biểu chỉ kết hợp vớ vẩn thôi, lợi cho mình là chính. Nhớ về trận ấy lại thấy khổ thân anh Lưu sủng, được pr là văn võ song toàn, được Thống khen " chúa công thật lợi hại" vậy mà bị nó ám sát ngay giữa doanh trại, liên minh tan rã cái chết lãng xẹt quá, mà nó bem xong anh sủng rồi ko biết thoát kiểu ji nhỉ Có ai hiểu Tiếng trung giải thích sơ sơ hộ em cái đoạn tự nhiên anh Hỏa vác cuốc vác xẻng đuổi thằng tướng nào giữa vạn quân ấy, sau đó anh Liêu thấy cũng rút gươm lên ngựa 30 char char char nhưng vẫn ko giết được vì có hero nào cứu ấy :(.. xem tranh chẳng hiểu ji vì có thấy cái thằng bị lùa cho thiếu sống thiếu chết ấy bao giờ đâu :(
Theo ý kiến cá nhân của tôi, những cái mà bạn đề cập, từ xưa đến nay, thời nào cũng có. Cái khác là ở chỗ, tại mỗi thời đại, mỗi thời điểm, nó lại có những biến tướng khác nhau mà ta phải để ý mới nhận ra được. 1. Nói về chuyện “nếm mật nằm gai”, “còn sống thật là hay”. Nếm mật nằm gai là xuất phát từ câu chuyện về Việt Vương Câu Tiễn bên Tàu, ngụ ý nói về sự chịu đựng gian khổ để rồi đánh bại kẻ thù. Trong lịch sử nước ta, chuyện đó cũng không phải hiếm. Hẳn bạn học qua lịch sử cũng biết không ít lần vua-quân ta (thời phong kiến), quân đội ta (thời hiện đại), phải rút lui vào các căn cứ sâu bên trong rừng núi, đầm lầy … chịu đựng gian khổ hàng tháng, hàng năm trước khi có được những chiến thắng quan trọng đánh bại kẻ thù xâm lược (tất nhiên là chưa đến mức chịu nhục nếm phân kẻ thù như Câu Tiễn, rất phục ông này). Bản thân việc rút lui chiến thuật, vườn không nhà trống cũng đã là một hành động thể hiện tư tưởng “còn sống thật là hay”, bảo toàn lực lượng để có ngày hội đủ sức mạnh đánh bại kẻ thù, các tướng nhà ta ắt hẳn đều hiểu rõ điều đó. Hay như khi bạn đọc báo, bạn sẽ thấy rất nhiều bài báo ca ngợi về các tấm gương hi sinh thân mình, dũng cảm cứu bạn chết đuối, cứu người bị đánh, cướp… Đó là những hành động cao cả. Tuy nhiên, nếu bạn để ý, thời gian gần đây xuất hiện không ít những bài báo hoặc các tranh luận trên diễn đàn về cách ứng xử trong những tình huống như thế. Quan điểm đưa ra là hãy tự cân nhắc sức mình, bạn có thể gọi người lớn, gọi cảnh sát … đến giúp đỡ mà không cần phải trực tiếp can thiệp. Bạn sẽ vẫn là một công dân tốt và không ai chê trách bạn, bởi mạng sống của bạn cũng rất đáng quý như mạng sống của người gặp nạn kia. Đó chẳng phải là một biểu hiện nhỏ của cái gọi là “còn sống thì thật hay” đó sao. (Ở TQ vài năm trở lại đây, thậm chí những điều này người ta đã đưa vào sách giáo khoa tiểu học để định hướng cho các em từ khi còn nhỏ). 2. Trong HPLN, có một nhân vật mà tôi rất thích, đấy là Sơn Vô Lăng. Cô gái này có thể làm tất cả mọi điều, rất có cá tính, “hy sinh hạnh phúc cả đời, tìm cơ hội cho gia tộc sinh tồn”. Trong lịch sử Việt Nam, cũng đã từng có một nhân vật gần giống như vậy, đấy là công chúa An Tư. Khi đạo quân xâm lược của Thoát Hoan áp sát kinh thành, vào thời điểm ấy, quân đội nhà Trần đang gặp khủng hoảng trầm trọng, tình hình chiến sự - chính trị không có lợi (tướng quân Trần Bình Trọng chết, nhiều thân vương trở cờ hàng giặc, đi sứ không thành công, thậm chí đã mấy lần vua Trần suýt bị bắt). Trong bối cảnh đó, An Tư công chúa đã hy sinh lợi ích bản thân, chịu dâng cho Thoát Hoan, dùng mỹ nhân kế để tạm đình chiến, cho quân dân ta thêm thời gian củng cố lực lượng. Đến ngày chiến thắng, các công thần được khen thưởng, nhưng chẳng ai nhắc đến nàng. Ắt hẳn lúc hạ quyết định hiến thân, nàng cũng chẳng mong mình sẽ được nhắc đến. Nhưng quả thực chính nhờ sự hy sinh của nàng mà không chỉ vương tộc nhà Trần được thọ thêm nhiều năm mà cả vạn dân nước Nam cũng được thoát khỏi họa dày xéo (thực lòng, mỗi khi nhắc lại sự hi sinh của An Tư, tôi lại cảm thấy không cam tâm và chút gì đó cay cay, giá như có một đạo diễn VN đủ tài làm một bộ phim về bà tôi rất ủng hộ). Còn một người phụ nữ khác mà tôi từng được đọc, thời hiện đại, là nữ tình báo Tám Thảo. Đây cũng là một tấm gương về sự hy sinh lợi ích bản thân để đem lại lợi ích lớn lao hơn – lợi ích dân tộc. Bà làm việc trong văn phòng của Mỹ, chịu bao hi sinh (tình yêu cá nhân, sự gièm pha của mọi người, nhiều bạn hàng của gia đình cắt làm ăn vì ghét bỏ, gia đình phải chi ra nhiều tiền của để giữ vỏ bọc cho các tình báo viên qua lại hoạt động trong nhà …). Những thông tin tình báo mà bà cung cấp đều hết sức quan trọng và đóng góp rất lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta. Bạn có thể đọc thêm về bà tại đây http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2007/6/62470.cand 3. Về “hữu dũng vô mưu”, chê người khen mình. Sách giáo khoa lịch sử của mình thường là rất ít khi (hầu như không có) dành nhiều câu chữ để mô tả hay khen ngợi các tướng đối phương, đặc biệt là thời hiện đại. Tôi nhớ, trong box Giáo dục quốc phòng (họăc Lịch sử văn hóa) của TTVNOL, từng có một topic bàn luận về các tướng lãnh của quân đội VNQH. Tôi và một cơ số bạn trẻ khác, do thiếu hiểu biết và chỉ tìm hiểu qua sách giáo khoa nhà mình, nên đã không có cái nhìn đúng mực về họ. Chỉ khi các bác lớn tuổi, những người đã từng trải qua cuộc chiến, cả phía ta và phía họ, vào phân tích, chúng tôi mới hiểu ra cái lý lẽ “hạ thấp đối phương chính là làm hạ thấp chiến thắng của mình”. Hóa ra, bên họ cũng có những tướng lĩnh quan tâm đến anh em, có tài trên chiến trường khiến các chỉ huy bên ta phải e dè. Có lẽ nào họ đọc triết lý của Trần Mưu rồi mới nghiệm ra những điều đó? Ngoài ra, nếu bạn hay la cà tụ tập quán bia, quán chè (như tôi), bạn có thể để ý thấy cái chuyện chê người khen mình (tự sướng) không phải là hiếm, đặc biệt là trong xã hội thực dụng hiện tại. Tóm lại, theo ý tôi, những thứ triết lý mà bạn đề cập, chúng đã tồn tại sẵn trong xã hội từ nhiều thời đại nay, và có muôn hình vạn trạng. Cái tài của Trần Mưu là ở chỗ, ông đã liên tưởng, phản ánh những triết lý đó vào trong một thời đại đầy sóng gió của TQ mà lịch sử đã tốn không biết bao giấy mực. Cái tài của Trần Mưu là cách ông tạo ra những tình huống từ cốt truyện Tam quốc, sử dụng câu chữ của riêng mình, lợi dụng những điểm mù mờ của lịch sử, khiến cho những nhân vật trong Tam quốc trở nên sống động, chân thực, có tư tưởng vượt thời đại và “ảo” hơn so với chính họ trong các tác phẩm mà ta đã biết viết về cùng đề tài. Nếu nói Trần Mưu là một tác gia có nhiều kinh nghiệm sống và thực tài, tôi hoàn toàn công nhận (bộ HPLN của ông là bộ tôi quý nhất trong tủ sách của mình). Còn nếu nói Trần Mưu là người sáng tạo ra những thứ triết lý đó, tôi sẽ khăng khăng phủ phận. Theo ý tôi, nếu Trần Mưu biết, chắc ông sẽ cười “Các chú chém vừa thôi, gió thổi anh bay cbn mất” (no offense, just kidding ). Đôi lời bàn luận trong lúc chờ tập 28 được xuất bản. Cũng mong bác HPH thu xếp được thời gian để tiếp tục góp vui cho mọi người. . ___________Auto Merge________________ . Ấy là hai anh ý định úp sọt thằng con trai của Viêu Thiệu (chắc là Viên Hy). Vị tướng nhảy ra cản hai anh ý là Trương Cáp (xuất hiện ở mấy tập đầu cùng lúc với Nhị kỳ Tuân Úc ấy).
Nhớ ko nhầm hero cứu thằng bé bi đó là bộ tướng của Tuân Úc, tên ........ quên mất, nhưng đã từng xuất hiện Bạn chịu khó tìm lại mấy kì trước ^^! Mình rất thích mấy bài viết của nguyenhaan, đã +rep, chắc là SV DH nhân văn nhỉ
Tưởng trận đấy anh Tú solo Mà trong HPLN chưa chắc Lưu Biểu với Lưu Chương đã tầm thường đâu, khéo cũng "hàng khủng" cả đấy
Solo gì,trận đấy cả 1 đám chư hầu liên hợp lại đánh Tào đấy chứ(chủ yếu là do anh Thống giật dây ),trận này tổn thất lớn nhất của Tháo chắc là tục tưng Tào Ngang,thằng này mà sống thì chắc gì anh Phi dc lên ngôi
Hề hề, công tử nào có dc Giả Hủ thì chắc hẳn dc lên ngôi thôi, Thực hay Ngang gì cũng vậy à :'>. Lima, HPH đâu hết rồi ta .