Năm 222 AD, để trả thù cho hai em là Quan Vũ và Trương Phi, Lưu Bị huy động đại quân cả nước 75 vạn người :(:(:( ( kinh hồn , năm xưa Tào Tháo vào lúc mạnh nhất cũng chỉ có chừng 80 vạn , mà nước thục lúc này có tới gần 75 vạn hay sao ?! ) ào ạt tấn công Đông Ngô. Kết quả là bị đại bại ở Di Lăng, và dù Lưu Bị chạy thoát được về được thành Bạch Đế nhưng từ đó nguyên khí của nước Thục không bao giờ phục hồi lại được nữa. Xem Tam Quốc đến đây người đọc đều trách Lưu Bị đã không nghe lời của quân sư Gia Cát Lượng và Tướng quân Triệu Vân, hành động quá vội vàng để chuốc lấy thất bại. Nhưng thực tế không hẳn là như vậy! Trong hoàn cảnh của Lưu Bị và nước Thục lúc bấy giờ có ít nhât 6 điều mà ông không thể không đánh nước Ngô… Thứ nhất về đạo nghĩa - trả thù cho em là Quan Vũ (đương nhiên rồi!): Đây cũng là lý do chính theo Tam Quốc mà Lưu Bị nhất định đem quân tiêu diệt Đông Ngô. Nhưng theo tôi nó cũng chỉ là một lý do ngang hàng với những lý do khác mà thôi! Điều khác biệt là với lý do này Lưu Bị hoàn toàn được lòng quân sỹ (cũng đang nóng lòng muốn trả thù cho những người thân ở Kinh Châu), giương cờ, gióng trống, "danh chính ngôn thuận" mà chinh phạt Đông Ngô. Và khi mà Trương Phi bị giết nốt thì chiến tranh Thục–Ngô là điều tất yếu phải xảy ra. Đó là điều thứ nhất mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Thứ hai là về thái độ tráo trở của nước Ngô. Trước đây Thục, Ngô từng là bạn bè trong trận chiến Xích Bích, sau đó lại trở thành "thông gia" nhưng giờ đây khi mà Quan Công đem quân tấn công nước Ngụy thì Đông Ngô lại bất ngờ tiến chiếm Kinh Châu, đã thế lại chẹn đường bắt cho kỳ được Quan Công (trong khi có thể thả - mà ai cũng biết nếu bắt được anh này thì đương nhiên là phải chém anh ta rồi vì anh ta nhất định không chịu hàng đâu!), quân Thục hầu như không ai chạy thoát được vào Tây Xuyên. Sau đó Đông Ngô lại theo hàng Ngụy, chịu sự phân phong của Tào Tháo. Trước những hành động chẳng khác gì thách thức đó của Ngô, Lưu Bị làm sao có thể bỏ qua được, nhất là khi Lưu Bị là người chủ trương dùng tín nghĩa để xây dựng sự nghiệp. Đó là điều thứ hai mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Thứ ba là về tình thế của nước Thục lúc bấy giờ. Kể cả khi Lưu Bị chịu nhẫn nhịn, bỏ qua cho nước Ngô thì nước Ngô không bao giờ bỏ nước Ngụy mà chịu giảng hòa với nước Thục. Bởi vì với thù giết Quan Vũ, Tôn Quyền biết thể nào rồi Thục cũng đánh mình, giảng hòa là không thực bụng. Nước Ngô sau nhiều năm chiến tranh với nước Ngụy thì nhận thấy đánh Ngụy không có lợi gì (rất khó lấy đất của Ngụy, mà có lấy thì cũng không giữ được-nhưng Kinh Châu thì khác!) nên đã chủ động giảng hòa với Ngụy. Có thể nói quan hệ Ngô- Ngụy vào thời điểm đó tốt hơn quan hệ Ngô-Thục rất nhiều. Còn nước Thục sau khi mất Kinh Châu trở thành nước yếu nhất trong 3 nước. Lưu Bị lúc đó cũng đã 62 tuổi, không sống được bao lâu nữa, quân trong Thục thì lâu đã không chiến đấu, đi theo Lưu Bị từ những ngày đầu nay cũng đã bắt đầu già yếu. Tình hình đó càng kéo dài thì càng bất lợi cho nước Thục, nên Lưu Bị cần phải tiến hành một cuộc chiến tranh, trước hết là để phá vỡ liên minh Ngô-Ngụy, sau đó là chiếm thêm đất đai cho nước Thục. Đó là điều thứ ba mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Thứ tư là về mặt địch thủ. Khi trước mặt bạn có 2 đối thủ mạnh hơn mình thì đương nhiên bạn phải chọn đối thủ nào ít mạnh hơn rồi! Nên có thể nói Lưu Bị chọn Ngô là đối thủ là điều hoàn toàn đúng đắn. Lúc đó cơ hội chiến thắng của quân Thục dĩ nhiên là nhiều hơn so với đánh Ngụy rồi! Vả lại, Kinh Châu từ lâu đã thuộc về Thục, lòng người hướng về Lưu Bị còn nhiều. Nên việc Lưu Bị tấn công Đông Ngô, nếu không bắt được Tôn Quyền thì ít nhất khả năng lấy lại được Kinh Châu là rất cao. Đó là điều thứ tư mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Thứ năm là về mặt chiến thuật tiến hành chiến tranh. Trong Binh pháp thì việc phải chiến đấu với 2 đối thủ mạnh ở trên 2 mặt trận một lúc là điều cực kỳ tối kỵ. Lưu Bị cầm quân cả đời người nên đương nhiên nắm rất rõ điều đó. Lúc bấy giờ mặt trận Thục-Ngụy đang vào thời kỳ tương đối ổn định sau 6 năm không có chiến sự (216-222). Trong khi đó mặt trận Thục-Ngô đang vào thời kỳ nóng bỏng sau trận chiến ở Kinh Châu. Mất Kinh Châu, mặt Đông của Thục đương nhiên bị hở, Lưu Bị phải điều động quân lính tăng cường cho mặt trận này. Nếu giờ Lưu Bị lại đánh Ngụy thì lại phải động quân cả 2 mặt. Rõ ràng đây là hạ sách. Điều động đại quân tấn công Đông Ngô mới là thượng sách. Đó là điều thứ năm mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Thứ sáu là vị trí chiến lược của Kinh Châu. Trong "Đối sách Long Trung" của Gia Cát Lượng đã nói rất rõ là nước Thục muốn khôi phục được Trung Nguyên thì phải hành quân theo 2 đường: một đường từ Hán Trung tấn công về phía Đông để chiếm Trường An, một đường từ Kinh Châu tấn công lên phía Bắc để chiếm Hứa Xương và Lạc Dương. Nhưng việc Đông Ngô chiếm mất Kinh Châu đã làm phá sản kế hoạch này. Lưu Bị là người cũng cho rằng kế sách Long Trung là hoàn toàn đúng đắn, và nhận thấy không có Kinh Châu ông không thể làm nên nghiệp lớn (chẳng lẽ lại cứ làm vua mãi ở xứ Thục xa xôi toàn người dân tộc thiểu số hay sao?!). Nên ông đã đặt quyết tâm rất cao để giành lại bằng được Kinh Châu (sau nay các cuộc Bắc phạt nước Ngụy chỉ theo một hướng của Gia Cát Lượng gặp phải thất bại càng chứng minh quan điểm của Lưu Bị là hoàn toàn đúng đắn!). Bản thân Gia Cát Lượng dù có can ngăn Lưu Bị đánh Đông Ngô nhưng trong thâm tâm dĩ nhiên là ông cũng muốn Lưu Bị thắng trong trận chiến này lắm chứ! Vì khi đó đối sách Long Trung của ông sẽ được thực hiện một cách hoàn hảo. Đó là điều thứ sáu mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô. Rõ ràng đây là một cuộc chiến mà Lưu Bị đã tính toán và có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, nếu thắng lợi sẽ tạo ra một bước ngoặt trong lịch sử Tam Quốc (làm cho nước Thục sẽ trở thành nước mạnh nhất), hay thậm chí không còn tạo ra Tam Quốc nữa (trong trường hợp nước Ngô bị diệt). Nhưng nước Ngô vẫn xứng đáng là một nước đứng trong Tam Quốc, tiếp tục viết thêm một trang vẻ vang nữa trong lịch sử các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc vùng hạ lưu Trường Giang bằng cuộc đại phá liên doanh trại 75 vạn quân Thục ở Di Lăng, đồng thời cũng để lại rất nhiều tiếc nuối trong lòng người đọc Tam Quốc ... đúng là mãnh đất Giang Đông , toàn là Ngọa Hỗ Tàng Long Chu Du hõa Thiêu liên hoàn thuyền tiêu diệt hầu như hoàn tàon 83 vạn quân Tào. hậu duệ Lục Tốn đại phá liên doanh trại tại Di Lăng tiêu diệt 75 vạn quân Thục... Có lẽ việc Nhà Tấn (sau khi phế nhà Ngụy ) thống nhất 3 nước là do ý trời. chứ theo mình thấy. tướng tài giỏi. ở Đông Ngô là số dzach ........................................... Ai chém gió , thì xin mời ./......
Cái này không đúng lắm do trận đánh Ngô này La Quán Trung thổi phồng lên 75 vạn quân thôi chứ trận này chỉ có hơn 8 vạn quân Thục thôi !!!
uhm. thì mấy dòng đầu mình có hơi ngạc nhiên , sau khi bik là 75 vạn đó. đất thục hẽo lánh. dân ít, và quan vũ thì đại bại mất 9 quận Kinh CHâu. lấy đâu ra 75 vạn
Khiếp, đồng chí này cứ trình bày xong một điều lại chốt một câu "Đó là điều thứ ... mà Lưu Bị không thể không đánh Ngô", nghe y như thuyết khách thời chiến quốc ấy . Nào chúng ta cùng mạn bàn, trên giả thiết là những điều La Quán Trung bốc phét đều là sự thực. Về điều Thứ nhất, nói chung là cũng đồng ý thôi. Mặc dù La Quán Trung là fanboy của Lưu Bị, tô vẽ họ Lưu đủ kiểu nhưng cũng không thể che giấu được năng lực về thủ đoạn chính trị rất đa đoan của họ Lưu (đánh rơi đôi đũa, ném con ở Trường Bản, căn dặn Gia Cát ở thành Bạch Đế, v...v...). Vì thế nên là việc Lưu muốn mượn cái chết của em mà oánh Đông Ngô là điều dễ hiểu. Về điều Thứ hai, nói nước Ngô tráo trở là đúng, nhưng nước Thục cũng đâu có tử tế gì. Từ khi kết thành liên minh, cả hai nước ngoài mặt thì liên kết đánh Tào, nhưng cũng liên nhiều lần giở trò tháu cáy với nhau - cái này thì khỏi phải liệt kê. Chu Du cũng muốn hại Gia Cát Lượng từ trận Xích Bích, thì Quan Công bị Lã Mông chém cũng là chuyện đương nhiên. Đổi lại thì Gia Cát Lượng cũng làm Chu Du tức ói máu mà chết, hay Lưu Bị cũng xúc mất Tôn Thượng Hương. Nói chung là nếu trước kia 2 bên vừa bắt tay, vừa giở trò với nhau thì bây giờ cũng có thể như thế. Điều thứ 2 này là không hợp lí! ** Với lại ở điều thứ hai này, hình như ông có nói 1 điểm không chính xác. Đó là Ngô nhận sắc phong của Tào Phi chứ không phải Tào Tháo, vì Tào Tháo thì đã chết và Tào Phi thì lên thay, tiếm ngôi nhà Hán, sau đó cất quân định ăn hôi trận Hào Đình đó nhỉ. Còn nếu nhận sắc phong lúc Tào Tháo chưa chết, thì lúc đó Tào Tháo vẫn lấy danh nghĩa Hiến Đế để sắc phong, mà nếu Hoàng Đế nhà Hán đã phong cho thì Tôn Quyền dù muốn dù không cũng phải nhận thôi . Nhận cái sắc phong của Hiến Đế thì không có nghĩa là phản bội Thục. Điều thứ 3 cũng bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lí: - Như đã phân tích điều thứ 2, hai nước từ đầu liên minh đã không hẳn là "thực bụng" với nhau cho lắm, trong một số tình huống vẫn luôn đặt lợi ích tối đa của mình lên đầu. Nói cách khác, chiến thuật ngoại giao của hai nước với nhau thỉnh thoảng là Win - Win, thỉnh thoảng lại là Win - Lose. - Quan hệ giữa Ngô - Thục vào thời điểm này rõ ràng là rất xấu. Quan hệ đồng minh nhưng cũng thỉnh thoảng phải xấu đi chứ, điều đó là đương nhiên. Tuy nhiên quan hệ Ngô - Ngụy thì lại chả bao giờ có chuyện nó tốt đẹp cả - Ngô cũng đánh bại quân Ngụy trận Xích Bích, rồi cũng đem quân đi hôi đất của Ngụy mà thôi. Nói chung, về quan hệ ngoại giao thời này thật là phức tạp, và cũng không có một mối quan hệ này là tuyệt đối an toàn cả. Chỉ là sự lựa chọn cho từng thời điểm, từng tình huống nhất định, và lựa chọn giải pháp nào "đỡ nguy hiểm" hơn thôi. Vào thời điểm này thì Ngô bị dao đông giữa 2 bên là Thục và Ngụy. Khả năng Ngô bị cả 2 nước cùng oánh là rất cao (Thục đánh trực tiếp, Ngụy vào hôi của), vì thế đường lối ngoại giao của Ngô phải theo kiểu ba phải là đương nhiên. - Tương quan lực lượng của các bên như ông nói cũng có vấn đề, nhưng cái Điều thứ ba này của ông ôm đồm nhiều quá, tôi để cái này lại phân tích cùng với Điều thứ tư . Về Điều thứ tư như ông nói, thì theo tôi là nửa đúng nửa sai. Vấn đề nằm ở chỗ, Thục coi Ngô là gì, là đồng minh hay là đối thủ. - Nếu là ở thế một mất một còn với cả Ngô và Ngụy, thì như ông nói là đúng, phải chọn Ngô yếu hơn mà đánh. - Nếu ngược lại, Thục chưa ở thế một mất một còn với Ngô (điều này có vẻ hợp lí hơn) thì Thục phải lựa chọn. + Nếu đánh Ngô, và thắng Ngô thì Thục được rất nhiều, và có thể ở thế cân bằng với Ngụy. Điều này là hoàn toàn có thể, vì tạm thời lúc đó Ngô mặc dù chiếm được Kinh Châu nhưng lại đang khủng hoảng nhiều mặt (ngoại giao, nhân sự), trong khi lòng người ở Kinh Châu thì (có vẻ) vẫn hướng về Thục. Mặt khác, mặc dù Thục mất Kinh Châu nhưng đất Xuyên rất hiểm trở, dân đông (chứ không thưa) mà lại giàu sản vật, có thể nói là Thục không yếu hơn Ngô. Việc quân lính già yếu thì vớ vẩn, thằng quái nào ở đâu mà chả phải già đi, và phụ nữ ở đâu thì cũng biết đẻ ra trẻ con . + Nếu không đánh Ngô, thì cũng không sao. Ngô và Thục vẫn là đồng minh, thỉnh thoảng cắn nhau một tí, nhưng tựu chung thì vẫn có mục tiêu là 2 thằng bé hợp sức đánh một thằng lớn, như thế thì chắc chắn hơn nhiều so với việc quay sang oánh nhau, dễ bị thằng lớn kia nó nuốt cả. Về điều thứ năm (xin mạn phép sửa lại một chút, là về chiến lược, chứ không phải chiến thuật), đầu tiên phải bàn đến nguyên nhân tại sao 6 năm mà giữa Thục và Ngụy không có chiến sự. Có hai nguyên nhân: - Một, là do Hạ Hầu Uyên để mất Hán Trung vào tay Thục. Hán Trung là mảnh đất vô cùng quan trọng, mọi con đường dẫn tới Trung Nguyên đều qua Hán Trung, mà mọi con đường vào Xuyên cũng phải qua Hán Trung nốt. Ngụy đã lỡ để mất Hán Trung rồi, giờ chiếm lại cũng khó, vì Thục chả cần phân tán quân ra giữ ở nhiều nơi, mà chỉ cần giữ một Hán Trung cũng đủ đảm bảo an toàn ở mặt Bắc rồi. (ông chơi RTK chắc cũng thấy vị trí của thành Han Zhong nó hiểm yếu thế nào) - Hai, như đã nói, để đánh Hán Trung thì Tào Tháo buộc phải mất rất nhiều công sức (số lượng quân đông, hành quân dài ngày trong địa hình hiểm trở, mà đánh trận với quân Thục cũng không chắc thắng); bên cạnh đó thì Thục - Ngô còn đang có mối liên minh. Nếu tập trung đánh Thục, mà Ngô đem quân đánh mặt Nam của Ngụy thì cũng nguy. Thế nên tạm thời cái nút đấy Tào Tháo chưa biết dùng gì để gỡ cả. Thế nên, Lưu Bị đánh Đông Ngô thì tự nhiên có một cái sự biến để giúp Tào Tháo gỡ cái nút khó nhằn kia (Tào Tháo chắc cũng tính đến điều này rồi). Mặt khác, ở hướng phía Đông nước Thục cũng không hề hở tí nào (chơi RTK thì khắc biết). Nếu Lưu Bị không có cái mối quan hệ họ hàng xa xôi với Lưu Chương, lại không có cái tiếng nhân đức để lòe thiên hạ, thì cũng khó mà tiến vào được đất Xuyên. Thực tế về sau cho thấy, đất Thục vẫn cứ thế đứng vững cho tới khi bị Tấn diệt chứ chả phải lo gì mặt phía Đông cả. Rõ ràng cất quân đánh Đông Ngô không phải thượng sách, nhưng nhờ có cái Điều thứ tư đã phân tích ở trên, nên nó mới không phải là hạ sách. Coi như là trung sách! Điều thứ 6 thì ông nói đúng, đúng hoàn toàn. Mỗi cái là... chả có ý nghĩa gì trong vấn đề "Thục có nên đáng Ngô hay không?" . Vì như La Quán Trung đã viết, khi Lưu Bị định đánh Ngô thì Tôn Quyền đã chấp nhận trả lại Kinh Châu để cầu hòa rồi. Lưu Bị mà ok=> vừa có Kinh Châu, vừa không phải đánh Ngô, vừa duy trì được mối liên minh. Còn nếu mà đã xác định đánh Ngô, thì phải đừng dừng mục tiêu ở Kinh Châu, mà phải đánh tới cùng, nhổ tận gốc họ Tôn. Có lẽ Lưu Bị chủ ý như thế đấy. Họ Lưu cũng 62 cái xuân xanh rồi, chỉ có liều đánh ván này thì mới ăn được nhiều. Lúc đấy đứng ngang cơ với Tào Tháo thì mới có cơ hội cuối đời còn ngồi được ngai vàng ít lâu. Còn không, cứ tằng tằng theo cái đối sách Long Trung của Gia Cát thì chắc đến lúc xuống lỗ cũng chỉ làm chúa được cái Tây Xuyên mở rộng. Kết lại, trên danh nghĩa, đến trước cuộc chiến (và thực tế là cả sau cuộc chiến) thì Ngô - Thục vẫn là liên minh. Không có sự chọn lựa nào là thượng sách tuyệt đối trong vấn đề này cả. Lưu Bị đã già, ông ta muốn liều ăn nhiều. Gia Cát còn trẻ, ông ta còn nhiều thời gian để từ từ thực hiện ước nguyện của mình. Lưu Bị có thể đánh Ngô, cũng có thể không đánh Ngô. Cuối cùng ông ta đã chọn đánh Ngô như một chiến lược thống nhất Trung Quốc của mình (chứ không muốn nghe theo "đối sách Long Trung" chậm mà chắc của Gia Cát). Và đã đánh quá tệ.
mình tán thành với firebuster nhưng cái trả kinh châu thì bạn thiếu tôn thượng thư rùi vì họ tôn trả cả 2 chứ ko phải 1 ( kể thiếu là ko d.c deo )
@ps hình như bài này có ở đây: http://vn.360plus.yahoo.com/caoson148/article?mid=15. sry nếu bạn Quoc Anh đúng thực là tác giả. Mình không có cơ hội để đọc toàn bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa như bạn mà chỉ đọc đến phần Hỏa thiêu Xích bích, còn các sự kiện sau thì cũng biết chút ít qua film ảnh và game. Mình có 1 số nhận xét về ý kiến của bạn Quốc Anh như sau: - Điều 1: mình hoàn toàn đồng ý với bạn là Lưu lấy cớ đánh Ngô trả thù cho Phi - Vũ rất được lòng quân, nhưng theo cái nhìn của hậu thế thì đó cũng chỉ là 1 lý do đơn giản. Khi QV bị vây ở Uyển thành thì Bị phải là người được biết tin đầu tiên và tỏ ra lo lăng nhất chứ đợi đến khi hay tin Vũ chết mới kêu khóc như đàn bà thì có lợi ích gì. Bỏ mặc cho QV 1 mình sống chết cả tháng trời với quân Tào và Ngô là do Bị không giữ lời thề vườn đào năm xưa hay vì lý do gì khác. - Điều 2: Thục và Ngô liên minh cũng chỉ là hình thức. Khi Lưu Bị bị Tào Tháo vây, phải chạy từ Tân Dã đến Tương Dương cuối cùng sang nhờ cậy Ngô. Nếu đặt vào tình thế của bạn, khi bạn giàu, người ta đến nhờ cậy và sau này người ta lại đánh đổ chén cơm của bạn và giàu hơn bạn thì bạn sẽ như thế nào. Đây là mình nói đến chuyện trận Xích Bích GCL dành hết công lao về mình (gọi gió đông, mê tín lừa thiên hạ) trong khi đó quân Ngô là dân địa phương sống ở đó cả chục năm trời chẳng lẽ lại ko biết khi nào có gió để ra khơi, và chuyện sau trận XB thì QV đánh chặn TT nhưng lại để ông ta đi, sau XB Lưu chiếm 4 quận Nam Kinh châu, Ngô sang cầu thân với QV thì bị gọi là Chó ( cái này ko rõ có phải là truyện dân gian ko) Lưu Bị là kẻ tráo trở. Nhìn xem, bao nhiêu người đồng minh với Lưu mà ko bị Lưu nuốt có lẽ chỉ có Tào Tháo thôi (trước là nuốt Từ Châu, sau nuốt Kinh Châu, cuối cùng là Ba Thục). Liệu sau này có nuốt Ngô ko, ai trả lời câu hỏi này cho Đông Ngô? - Điều 3 thì mình ko bình luận nhưng cũng đồng ý với bạn Bruster. Đất Thục ko nghèo đâu, nếu nghèo sao Bị phải bỏ Kinh Châu vào tranh Thục với Lưu Chương - Điều 4 và 5: trở lại điều 1 mình nói: có phải Lưu bị bỏ mặc cho QV chết ở Uyển Thành hay là để ngầm phát động cho 1 chiến dịch mới mang tầm cỡ quốc gia hay không. Bạn nhìn bản đồ có thể thấy mặt phía Bắc Trường An do Ngụy chiếm nhưng muốn đánh Hán trung ko dễ, Nguỵ Diên khi ấy giũ Hán Trung vững như bàn thạch. Và khi Ngụy đánh Hán trung ko thể để lộ 2 mặt Tây Lương và Đông Ngô, cũng như Kinh Châu có thể kéo lên hôi của Uyển thành, Hứa đô. Khi ấy Tháo hẳn phải nhận ra nguy hiểm của mình khi mà 3 bề thọ địch nên mới ko tiến sâu vào Thục. Còn Lưu bị thì sau nhiều lần từ Hán Trung xuất binh nhưng vẫn ko thấy được mặt thành Trường An. Và theo bạn nói, kinh nghiệm 62 năm cầm quân của LB sẽ chỉ bảo ông ta mở rộng bờ cõi ra phía Đông với người anh em, xui gia vốn ko mấy tốt lành này Và QV là 1 con cờ để thu nhân tâm của vào Bị. Theo nhiều nguồn tin không chính thức thì QV là người lỗ mãng và tự cao, và có tình nghĩa giang hồ (xem kiếm hiệp nhìu bị nhiễm ). Do đó ông tha cho Tháo sau trận XB để đền nghĩa năm xưa. Nhưng điều đó đã làm nhiều người gai mắt. Tuy nhiên sau đó Bị vẫn để QV giữ Kinh Châu (việc nhẹ lương cao hay có tính toán của Bị). Tuy nhiên sau đó phong 5 hổ tướng thì QV có ý ko muốn nhận. thì anh ấy lại ngứa mắt nữa rồi. Quan hệ của họ bây giờ không còn là anh em nữa mà là vua - tôi. Con đường đế vương nào mà lại không trải đầy máu và xác người? - Điều 6: Kế Long Trung của GCL (mình mới nghe nếu có thì cũng đã triển khai khi Bị sai Vũ đánh Uyển Thành cũng như tiến quân từ Hán Trung về Trường An. Bị sai Vũ đánh Uyển Thành cũng là 1 nước cờ trong bàn cờ của ông. Lưu Bị tráo trở không muốn giao trả đất Kinh Châu cho Ngô, QV thì nhiều lần xúc phạm Tôn Quyền. Phía TQ cũng nóng mặt sau khi nhịn nhục gả em gái cho LB hòng lấy lại đất, lấy lại thể diện với thuộc hạ sau khi xuất quân đánh trận XB mà không thu được gì. (GCL phỗng tay trên Kinh Châu). Sau đó Tôn Thượng Hương rời Thục. QV đánh Uyển thành nằm trong bàn cờ của LB. Nếu thành công, từ Uyển Thành sẽ đánh ra TA hợp với Hán trung thành gọng kiềm, và làm cho ảnh hưởng của LB lên cao hơn bao giờ hết. Nếu thất bại, thì đó cũng là 1 bài học cho người anh em, cái gai trong mắt ông. Đông Ngô sẽ thừa cơ đánh Kinh Châu. Lúc đó thì Bị sẽ giương ngọn cờ nhân nghĩa một mẻ hốt trọn Đông Ngô để ngang lực với Ngụy. Từ những lý do trên, mình thấy 1 con người như Lưu Bị, giương ngọn cờ nhân nghĩa lòe bịp thiên hạ thời bấy giờ và cả thời Phong kiến vốn coi Vua như Thiên tử, lại được tôn sùng bao nhiêu năm về lòng trung, lễ, nghĩa. Đây là những ý kiến của mình, có tham khảo từ 1 số nguồn khác. (mỏi tay wa
Bác chủ thớt đưa ra 6 lí lẽ nghe có vẻ danh chính ngôn thuận nhưng thật ra hoàn toản ko hề đúng 1 chút nào. Nếu nói trả thù cho Quan Vũ là thuận về đạo nghĩa thì bên Đông Ngô phải được quyền trả thù trước chính vì Lưu Bị đoạt kinh châu và làm Chu Du tức chết thì theo lí 1 đổi 1 là hòa mặc khác Kinh châu là của Đông Ngô Lưu Bị giữ khư khư ko chịu trả đã vậy Quan Vũ còn chửi Đông Ngô. Nhu vậy điều thứ nhất về nghĩa Lưu Bị hoàn toàn thua. Điều này lại càng sai nữa Kinh Châu thực chất là của Ngô do Gia Cát Lượng dùng kế đoạt của Chu Du Lưu Bị ôm khư khư ko chịu trả . Vì vậy Ngô dùng mọi cách đoạt lại là chuyện bình thường chẳng có gì sai cả thế nên Đông Ngô ko có gì là tráo trở cả.Điều thứ hai vể thái độ Lưu bị cũng thua. Bạn nói cái này tôi ko hiểu lắm nào là quan hệ của Ngô-Thụ-Ngụy nào là Lưu Bị Nhẫn nhịn ? Bạn nên nhớ lúc Lưu Bị chưa cất binh đánh Ngô thì Ngô-Ngụy vốn chẳng phải liên minh mà nếu nói nhẫn nhịn thì có lẽ Ngô nhẫn nhịn còn nhiều hơn .Còn xét về tình thế thì lại càng ko thể đánh Ngô vì sau khi mất Kinh Châu Thục trở thành thế lực yếu nhất nếu đánh Ngô lúc này đất rộng người đông chắc chắn ko thể trong 1 sớm 1 chiều nhất định Thục sẽ phải kéo lực lượng chính đi nếu lúc này Ngụy đánh xuống Hán Trung Thừa cơ tiến vào Xuyên thì sao ? chắc chắn sẽ ăn cám đó .Điều thứ ba về tình thế hay nhẫn nhịn gì cũng đều thua. Ko biết bạn nghĩ gì nữa lúc này dù Ngô có thêm Kinh Châu thì Ngụy vẫn là thế lực mạnh nhất ko hợp tác với Ngô đánh Ngụy mà lại tự ý dẫn quân đánh Ngô mà cũng ko thèm lên thủ với Ngụy há khác nào kêu hai nước mạnh hợp tác đánh Thục.Điều thứ tư này thật là điên rồ. Nếu bạn mà làm quân sư cho 1 nước thì nước đó diệt vong là cái chắc .Bạn cũng biết Thục-Ngụy sau 6 năm ko có chiến tranh có nghĩa gì ko vậy ? Nghĩa là trong thời gian này Ngụy đã hồi phục lại ko ít nếu ko nói là hoàn toàn trong trận mất Hán Trung nếu lúc này cất quân đánh Ngô mà bị Ngụy dồn hết lực lượng đánh Thục thì sao ? chắc chắn chỉ có nước ra bã.Điều thứ năm chiến thuật binh pháp gì mà .......... Hoàn toàn đồng ý với bạn cái này ko có gì để nói nhưng trong tam quốc cũng có kể khi Lưu Bị đánh Ngô Tôn Quyền đã có ý trả lại Kinh Châu và Tôn Thự Hương thì mình nghĩ tới đây nên đùng lại đươc rồi. Trong 6 điều bạn nói có 5 điều là ko thể rồi nếu Gia Cát Lượng lúc này mà khuyên Lưu Bị đánh Ngô chẳng khác nào bán nước và thực tế đã chứng minh Lưu Bị thua 1 trận rõ to dẫn đến nước Thục không phục hồi nổi về sau mất nước cũng vì thế .