Nếu mọi người đọc kĩ bài viết thì tôi đã có nói đến các phiên bản khác nhau của CQĐ như Cờ Quân Sự, Cờ Xúy hay Cờ Súy (?) v.v... và những gì HanuHero9x đưa ra ở trên cũng là một trong các phiên bản đó, và tất nhiên từ những phiên bản cũ đó đi đến phiên bản hiện tại sau gần 3 năm nghiên cứu và hoàn thiện chắc chắn phiên bản mới chúng tôi đưa ra sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều: Ví dụ: Phiên bản cũ số lượng các loại quân chưa hợp lý, không có Thủy Quân và Tên Lửa,... phiên bản mới đã nghiên cứu thêm bớt số quân của các 'binh chủng' cho phù hợp với luật chơi và số ô trên bàn cờ, đồng thời đưa vào 2 'binh chủng' là Tên Lửa và Thủy Quân, cả hai đã làm thay đổi cuộc chơi rất rõ rệt. Nếu chơi theo phiên bản cũ, theo kinh nghiệm chúng tôi đã chơi rất nhiều rồi và thấy rằng, bên nào chơi phòng ngự thường sẽ chiến thắng, bên nào tấn công thì thường thất bại. Như vậy nếu cả hai cứ phòng ngự thì biết bao giờ kết thúc được ván cờ? Thủy Quân giúp các quân khác qua sông và chiến đấu trên sông, Tên Lửa thì giúp tăng độ sát thương quân địch, một quân Tên Lửa khi bắn ra có thể tiêu diệt từ 1 đến 4 quân đối phương, và rất nguy hiểm nếu để tên lửa của đối phương đến gần được quân Cờ Độc Lập. .... Ngoài ra chúng tôi cũng đã tìm hiểu các phiên bản game chiến thuật trên thế giới như Sabotego chẳng hạn và thấy nó chẳng liên hệ gì đến phiên bản CQĐ hiện tại của chúng ta, ví dụ Sabotego không có sông mà chỉ có núi lửa, không có chiến thuật sắp quân tự do và chừa chỗ trống bên trong mà lại sắp quân theo hàng dày đặc trên bàn cờ... số lượng quân, tên quân và các chủng loại quân cũng rất khác. Các bạn có thể đọc kỹ hơn bên HSO: ---------- Post added at 12:03 ---------- Previous post was at 11:55 ---------- Hãy nhìn và so sánh nhé: Cờ Quân Đội - NEW! Sabotego:
Bác CờQuânĐội không biết đã nghiên cứu kỹ về Stratego chưa nhưng có 1 điều mà bác chưa nhận ra rằng: - Cờ Stratego được phép xếp quân theo ý thích, thứ tự trên cái hình mà bác đưa chỉ là 1 trong các kiểu xếp tùy thích của người chơi Stratego mà thôi. - Bác hoàn toàn có thể sáng tạo, việc tạo ô trống, thay núi = sông hay thêm loại quân thì ok nhưng cái đó không làm thay đổi nhiều quy luật chơi. - Cờ Quân Đội của bác sử dụng hình thức quân cờ, bàn cờ kẻ ô, luật ăn cơ bản "quân cao đánh quân thấp";"quân này khắc chế quân kia" và "cướp cờ là thắng" => Cờ Quân Đội là 1 dạng của Stratego Tất nhiên mình hiểu rằng bác Cờ Quân Đội có thể thấy khó chấp nhận nhưng: loại cờ này đã có trên thế giới từ rất lâu rồi, có thể bác chưa nắm rõ, đến cái tên còn nhầm từ Stratego (Strategy-Go) thành Sabotego thì . Thôi, vẫn mong phiên bản cờ của bác ra mắt cho thế hệ gamer sau nó thưởng thức
Tôi không có gì để khó chấp nhận hay phản đối cả, vì trước khi giới thiệu CQĐ tôi đã tìm hiểu không chỉ có Stratego (hay Sabotage như tôi sẽ giải thích ở dưới) hay nhiều trò chơi tương tự khác trên thế giới. Bởi vì nếu bạn đọc kỹ bài viết tôi đã nói rằng: "Lịch sử phát triển của cờ đối kháng gắn với lịch sử phát triển quân sự, và một khi nền quân sự của nhân loại đã phát triển như ngày nay, nhân loại đã trải qua hai cuộc thế chiến hiện đại thì việc ở đâu đó trên thế giới xuất hiện những phiên bản tương tự nhau và tương tự CQĐ là chuyện rất bình thường và tự nhiên" bạn ạ! - Nói vậy bạn có hiểu không nhỉ? Thứ hai, tôi dám khẳng định với bạn CQĐ của VN hơn hẳn các phiên bản tương tự trên thế giới, kể cả Sabotage. Bạn nói luật chơi khác biệt trên không ảnh hưởng nhiều là sai, vì trước hết tôi chưa đưa ra luật chơi chi tiết, đồng thời ngay luật chơi cơ bản và đôi nét khác biệt rất lớn trên ta đã thấy: Khi sắp các quân sát nhau thì việc di chuyển khi muốn mang quân phía dưới lên trong tình huống khẩn cấp là việc cực kỳ khó khăn, hơn nữa không có khoảng trống ở giữa cũng sẽ hạn chế rất nhiều chiến thuật tấn công lẫn phòng thủ. Tóm lại, nếu sắp quân như Sabotage thì giống như kiểu dàn trận đánh nhau thời gươm giáo, cùng lắm chỉ biết thay đổi cho quân nào hàng trên lính nào hàng dưới mà thôi, còn với CQĐ thì hoàn toàn khác, bạn có thể đánh du kích hay công tập ... tùy thích. Vì vậy tối mới nói là nó đã đáp ứng được sứ mệnh lịch sử theo chiến tranh hiện đại. Cuối cùng tôi giải thích cái tên Sabotage (tôi có gõ nhầm nhữ e thành o thôi, còn Stratego như mọi người nói chỉ là một tên gọi khác mà thôi), mời bạn vào đây tìm hiểu thêm cho rõ, kể cả luật chơi Sabotage và game đi kèm: http://www.itsyourturn.com/pp?placemain
Như vậy còn mấy vấn đề chưa ngã ngũ: - Cờ do bác Cờ Quân Đôi đưa ra theo như chính bác mô tả thì thực chất là cờ sưu tầm. Nếu đúng vậy thì việc bác đăng ký bản quyền độc quyền là có vấn đề, ít ra tính về mặt fair play, với những người đã từng chơi (tôi cũng đã từng chơi), đặc biệt với những người đã tả nó cho bác để sưu tầm. Thử hình dung xem một ai đó đăng ký Cờ Tướng là bản độc quyển của anh A mà xem. - Cờ này có thật sự đủ khác với Stratego để đòi bản quyền riêng hoàn toàn không? Tôi biết có người dựa trên cờ Vua đưa phiên bản mới bao gồm 3 bên (thay cho 2) và đăng ký độc quyền nhưng cũng viết rõ nó là phiên bản của cờ Vua (vì ai nhìn qua cũng thấy đó là cờ Vua) và chịu các điều rằng buộc của cờ Vua (Tất nhiên may cho tác giả này là cờ Vua chẳng có ai yêu cầu rằng buộc gì cả nên anh ta được hưởng trọn). Trong trường hợp của cờ qd và Stretego có sự tương tự rất lớn. Bác lại không phải người phát minh ra (chính xác là sưu tầm có cải tiến) nên bác không thể đảm bảo cái gốc của nó không phải là cờ kia. Quan điểm của tôi là đánh du kích hay đánh gươm giáo không khác nhau đáng kể vì cờ này cơ bản là quân nào giết được quân nào thôi chứ đặt tên nó là gì mà chẳng được (giống như cờ Tướng, ta gọi là quân Sĩ, tiếng anh lúc là Bishop, lúc là Advisor... nhưng kiểu đánh chỉ có một thôi). Mặt khác kiểu đánh như bác mô tả thực ra tôi đã từng chơi chứ không phải là kiểu mới hoàn toàn - nên tôi chắc chắn nó phải giống tới 90% một phiên bản nào đó của Stretego - bác đã bỏ công tìm tòi chưa? Mà cứ cho là hai cờ khác nhau cái gốc đi thì luật chung của thế giới là ai đăng ký trước thì được trước. Vậy nếu bác công nhận cờ qd của bác là tương tự với Stretego thì bác đã là "trâu chậm" rồi, đấu lý thế nào với TG đây? Rất muốn ủng hộ bác, nhưng nếu bác không thuyết phục được số đông anh em ở đây thì chưa nên làm lớn, đặc biệt là ra với TG.
Ở câu cuối có 1 cái rất hay - Trong CQĐ, tướng lĩnh và quân lính không chiến đấu để bảo vệ một "cá nhân" (vua, tướng ...) mà chiến đấu để bảo vệ 1 nền độc lập tự do riêng (bảo vệ quân Cờ Độc Lập - mang biểu tượng cột cờ) - Đó gọi là chiến tranh nhân dân. Với lại loại cờ như thế này cũng có cái hay đấy chứ Theo mình thấy thì cái nền dân tộc văn hóa cũng có cần lưu trữ chứ
Ở câu cuối có 1 cái rất hay - Trong CQĐ, tướng lĩnh và quân lính không chiến đấu để bảo vệ một "cá nhân" (vua, tướng ...) mà chiến đấu để bảo vệ 1 nền độc lập tự do riêng (bảo vệ quân Cờ Độc Lập - mang biểu tượng cột cờ) - Đó gọi là chiến tranh nhân dân. Với lại loại cờ như thế này cũng có cái hay đấy chứ Theo mình thấy thì cái nền dân tộc văn hóa cũng có cần lưu trữ chứ Nhưng nếu có 1 link down để đánh thì tuyệt :)
Thôi thôi tranh cãi làm gì nữa, ai thích thì làm lấy mà chơi. Sau này phổ biến mà động chạm đến bản quyền lúc đó sẽ rõ. Thời gian chính là câu trả lời! *Sến khiếp *
Thanks các bạn! For @Tanker: Bạn đang nhầm lẫn giữa quyền sở hữu trí tuệ và thiện chí sở hữu bản quyền của chúng tôi. Xin nói để bạn yên tâm, chúng tôi không đăng ký bảo hộ bản quyền để cho riêng mình có lợi, bạn thử nghĩ xem, một tài sản văn hóa của dân tộc như vậy, nếu không ai phát triển và gìn giữ nó thì mai này một nước nào khác luôn luôn có hành vi đạo chích văn hóa, nó đăng ký rồi phổ biến và nói đó là sản phẩm của chúng thì bạn và chúng ta có suy nghĩ gì? Tôi dám chắc rằng bạn đang đánh đồng giữa bản quyền và danh lợi, nhưng với chúng tôi điều đó hoàn toàn không. Chúng tôi cũng không đủ điều kiện tài chính để phát triển nó, vì vậy chúng tôi đã đồng ý sẽ đem tặng tất cả cho một công ty phát hành game online nào đó, và vấn đề chỉ là thời gian vì chúng tôi còn nhiều việc để làm thay vì chạy quanh cái niềm vui bé nhỏ này. ---------- Post added at 12:03 ---------- Previous post was at 11:57 ---------- Qua đây cũng xin gửi tới các công ty game online, các tổ chức, cá nhân... nào cảm thấy đủ điều kiện phát hành game cho môn cờ này và đảm bảo sẽ phát triển tốt sản phẩm cho công chúng hãy liên hệ với chúng tôi ngay, chúng tôi sẵn sàng tặng cả bản quyền và tất cả thông tin, tài liệu liên quan đến Cờ Quân Đội cho quý vị. Thông tin liên hệ: Anh Trường: đt 0988-99-1379 Anh Thành: đt 0975-010-553 Mail: [email protected] / [email protected]
Các phiên bản cũ phải chơi giằng co, ván nhanh nhất cũng mất cả tiếng đồng hồ. Phiên bản này chúng tôi đẩy mạnh tấn công, nếu "gặp may" có thể thắng trong vỏng 3 phút, nhưng cũng có khi phải kéo dài tới 30, 40 phút ... (cũng tương đương hoặc lâu hơn chút ít so với cờ vua, cờ tướng) tùy người chơi và thế cờ. Có thể lấy ví dụ thực tế sau: Bất kỳ quân nào tiếp cận cũng có quyền tiêu diệt Cờ độc lập, trong khi đó Tên lửa là quân rất mạnh (chúng tôi bổ sung quân này sau cùng và rất vui vì đã thêm được một binh chủng đặc biệt hay), có thể bắn xa từ 1 đến 2 ô trống, đồng thời 3 quân lân cận (phía sau và 2 bên) của quân bị bắn cũng sẽ bị tiêu diệt theo. Như vậy nếu để đối phương đưa được Tên lửa vào vùng nguy hiểm (vùng có quân bảo vệ Cờ độc lập), khi quân bị Tên lửa bắn trúng nằm trong phạm vi lân cận Cờ độc lập thì Cờ độc lập bị tiêu diệt theo, vậy là ván cờ đã bị kết thúc rất nhanh chóng. Hoặc trường hợp khác là người chơi lơ là di chuyển các quân bảo vệ Cờ độc lập ra xa, đối phương chỉ cần đưa một quân Không quân sang là đánh tan Cờ độc lập mà không cách nào cứu vãn kịp. Trường hợp bị đối phương kiềm hảm, không phát huy hết sức mạnh của mỗi binh chủng được thì ván cờ sẽ giằng co và đi đến chiến thuật tiêu hao sinh lực địch dần dần qua từng "trận" chiến.
trò nay vậy mà hồi bé lại chưa chơi bao giờ nhỉ.bác cứ phát hành đi rồi em sẽ mua về hơi với thằng cháu
cái này phát triển trên nền java cho di động (với chức năng đánh offline với máy, đánh LAN qua bluetooth với bạn bè, hay qua client với mọi người qua server online), theo mềnh nghĩ như vậy có vẻ thích hợp hơn là việc phát triển trên PC hay bàn giấy. 1 tin nhắn 15 cành cho 1 game nho nhỏ với hỗ trợ 3 mục như trên đảm bảo sẽ có nhiều ng` mua ủng hộ các bạn.
Chuyện của bạn làm tôi nhớ lại một chuyện đã xẩy ra lâu rồi ở nơi tôi sinh sống: Dân làng tôi thường đi dạo trên một con đường nhỏ từ bao đời nay rồi. Do lâu quá rồi và cũng do dốt nát, không ai còn để ý đến con đường có từ bao giờ và do ai làm ra nữa. Bỗng một hôm có một người ở nơi khác đến làm một cái cửa to uỳnh chắn con đường đó và nói rằng anh ta đã đăng ký quyền sở hữu con đường này rồi. Anh ta còn nói rằng do tốt bụng nên anh ta chưa khóa cửa đâu mà để dân làng đi tự do. Hỏi anh ta có biết con đường này bắt đầu từ bao giờ và do ai làm ra thì anh ta cũng không biết. Cho đến nay việc duy nhất anh ta làm cho con đường là kẻ một tấm biển đặt tên cho con đường. Dân làng tôi dạo này không muốn đi con đường đó nữa. Nó chỉ là đường dạo chơi, không thật thiết yếu cho cơm áo gạo tiền. Họ đi chỉ vì vui, nhưng việc anh chàng kia làm cái cổng vô lý quá nên họ đã mất vui. Họ đang nhờ mấy nhà sử học tận Hà Nội truy tìm tông tích con đường để đòi lại cái quyền đi tự do xưa kia và cái vui sẽ trở lại. Dân làng tôi bây giờ rất lo lắng. Họ sợ đến một ngày kia cái không khí họ đang hít thở hàng ngày bỗng có người đến bảo rằng anh ta có bản quyền. Lúc đó nếu anh ta mà cấm thở nữa thì chỉ có... chết. Chuyện thật buồn, bạn có thể khuyên dân làng tôi phải làm gì không? ------------------ Bản thân tôi tuy ghét Tàu nhưng sẽ tôn trọng mọi quyền sở hữu trí tuệ dù nó bắt nguồn từ bất cứ đâu. Ghét Tàu nhưng tôi vẫn trân trọng trò chơi Cờ Tướng do người Tàu phát minh ra. Không phải vì ghét mà tôi sẽ xui ai đó nhẩy ra đăng ký Cờ Tướng thành Cờ Việt. Hãy lấy ví dụ trò chơi cờ Vây giờ được coi là quốc hồn quốc túy của người Nhật bản nhưng họ vẫn nói nó bắt nguồn từ Trung quốc. Do vậy, tôi đề nghị bất cứ tổ chức cá nhân nào có khả năng phát triển các game cờ trí tuệ (như cờ Tướng, cờ Stretego) hãy tìm hiểu kỹ nguồn gốc, hãy suy nghĩ thấu đáo về vấn đề bản quyền và đừng nên vì bất kỳ lý do nào (như chống Tàu) mà bóp méo hay bỏ qua nguồn gốc của nó (theo như tôi hiểu, có luật bất thành văn là nếu giống đến 10% thì người tự trọng phải nói "cờ này bắt nguồn từ cờ X". Còn giống đến trên 50% thường người ta chỉ coi đó là một "phiên bản từ cờ X"). Việc này (bóp méo hay không công nhận đúng nguồn gốc) vừa không lâu bền vừa làm trò cười cho thế giới. Người sưu tầm văn hóa dân gian cũng hãy biết đủ và hài lòng với danh hiệu "người sưu tầm", đừng đăng ký bản quyền mà làm khó cho người khác, ảnh hưởng và thui chột văn hóa VN.
Bạn càng nói càng tỏ ra không hiểu biết tí gì về luật bản quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Riêng cái câu nhận xét của bạn về hiểu biết của dân làng của bạn mà tôi bôi đỏ đã nói lên kiến thức và văn hóa của bạn đến đâu rồi. Bạn tưởng cục bản quyền họ làm việc chỉ dựa trên cái đầu như bạn vậy hay sao mà cấp chứng nhận sở hữu con đường? Còn nếu thích bạn có thể không đi con đường có sẵn như xa lội HN chẳng hạn, vì bạn sẽ phải chui qua trạm thu phí "của người khác". Nếu có lời khuyên với người dân của bạn tôi chân thành khuyên họ hãy kiểm tra lại trình độ văn hóa của bạn vì đã đem họ vào một câu chuyện mà ai đọc vào cũng phải phì cười.
Ờ có lẽ bác nói đúng đấy. Tôi xuất phát từ cái làng quê dốt nát kia mà. Cả dân làng tôi đến nay chẳng ai hiểu "bản quyền" là cái gì. Người ta vẫn hỏi nhau đó có phải là chuyện "cái này của tôi" hay "cái kia của anh ta" không. Giá mà bác bỏ chút thời gian giảng giải "nôm" cho dân làng tôi chút kiến thức thì tốt quá. Cũng vì dốt nát nên họ mới bị cái anh chàng kia đặt cái cổng ngang ngược chặn mất đường làng nhân danh bản quyền. Họ đâu có biết gì về bản quyền, đâu có tự dưng lôi nó ra cho nhức đầu. Nhưng những cái đầu óc chân chất của dân làng tôi đang rất nghi ngờ rằng cái anh chàng kia lại có quyền và lý gì ở đây. (Tôi có in cái tài liệu ở hai đường link bác đưa ra (tôi có đọc nhưng chẳng hiểu gì cả) cho dân làng tôi xem thì họ lại ném ngay vào mặt tôi nói không thèm xem cái thứ giấy lộn vô lý đến như vậy, giúp có cái gã kia cướp trắng con đường của làng tôi. Ông già trưởng làng vốn bình tĩnh hơn có giải thích rằng bất cứ cái văn bản nào không làm người bình thường hiểu được, giúp kẻ khác làm được những điều vô lý thì đáng phải xé bỏ.) --- Bác có cái logic phải nói là cực kỳ thú vị, có một không hai mà (người thưởng chẳng ai có như vậy). Tôi có chót nói là "tôi ghét Tàu". Thế mà bác suy luận một lúc thành ra tôi lại là "người Việt gốc Hoa"!!!!!! À, phải nói là tôi rất thích cái cờ "quân sự" bác ạ, và đánh giá rất cao những ai tham gia sưu tầm, bảo tồn và phát triển nó với tinh thần trong sáng. Hi vọng lần này bác suy luận đúng ý tôi.
Thế bác cờ quân đội hợp tác sản xuất đến đâu rồi vậy ? Nếu bác bán giá cao thì sợ không ai mua.. Còn giá thấp thì nội chi phi sản xuất đã mệt rồi, lấy đâu ra tiền bản quyền nữa ?