Kiến thức đi đôi với tiền ?

Thảo luận trong 'Tâm sự' bắt đầu bởi l1k2j3h409, 13/12/11.

  1. l1k2j3h409

    l1k2j3h409 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/5/09
    Bài viết:
    285
    Chào mọi người,

    Mình muốn đề cập vấn đề này để mọi người xem liệu người ta học vì tiền đúng chả sai gì cả, học để đổi đời mà. Nhưng một số người trong lớp lại có thể phán ra câu này mình làm không thể ưa nổi: "Thiệt chả quan trong kiến thức, tiền là chính thôi" chú này học cũng bình thường, gần tới thi thì bạn bè soạn bài rồi học bài thi thôi. Nghe mà phát nản, ớn tới tận cổ.

    Mình đây hồi đó cũng thật dụng lắm, tiền tiền tiền. Nhưng càng lớn (nay đã năm 4), học cũng thuộc dạng top 1x trong lớp 1xx đứa, đã nghĩ khác rồi. Kiến thức đi học làm kích thích ta phải suy nghĩ tìm tòi, làm đầu óc nó tạm gọi là sướng. Bên cạnh đó, hồi đó mình còn nhát lắm, không tham gia hoạt động gì cả, nay làm lớp trưởng lớp chuyên ngành và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa nữa, cảm thấy nó luyện bản thân mình nhiều hơn. Kỉ năng này thì giúp ra đời.

    Quan điểm của mình bây giờ rõ ràng, kiến thức sẽ cho ta tiền, có bao nhiều kiếm bấy nhiêu và không ngừng cập nhật học cái kiến thức mới cả chuyên ngành lẫn xã hội. Bên cạnh đó phải có những hoạt động xã hội để làm bản thân mình không tách biệt với xã hội bên ngoài với cái mớ kiến thức "uyên bác mình có". Như thế mình nghĩ các nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận mình tốt hơn. Đó mới là cái đích của cá nhân mình.

    Mong mọi người ai có những chia sẽ nào khác không. Ý kiến trái chiều cũng ok thôi vì đây là quan điểm cá nhân mỗi người. Có thể có một số ý kiến theo mình là bullshit ở trên thì mình chỉ trích vậy thôi chứ chả dám đụng chạm gì đâu.
     
  2. ro_t3

    ro_t3 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    22/6/04
    Bài viết:
    1,445
    Nơi ở:
    Night Sky
    Thế này, có kiến thức thì tất nhiên là tốt rồi , nhưng kiến thức ko tỷ lệ thuận với số tiền nhận đc , bằng chứng là khối ông to bà lớn ngoài kia nhiều người chỉ học hết tiểu học , cái họ có ngoài kiến thức ra còn kỹ năng, sự thông manh, kinh nghiệm và v.v... Trong số đó mình thấy kinh nghiệm là quan trọng nhất (nên đi xin việc ng ta toàn đòi kinh nghiệm 2,3 năm v.v...) nhưng muốn có kinh nghiệm thì phải có kiến thức trước đã ...Cái này nói chung khi nào đi làm cậu sẽ hiểu, ra trường đi làm cần kiến thức, bằng nọ bằng kia, làm lâu có kinh nghiệm , thăng tiến ->nhiều xiền ...vậy nên cái câu của thằng bạn cậu đúng là bullshit, đó là câu của những thằng chưa đi nhiều biết nhiều , cứ nằm nhà mà tưởng bở cứ cố gắng tí là tiền vào tới tấp ấy , nói chung đi làm càng biết nhiều càng tốt, điều đó là ko phải xoắn :>
     
  3. dung.lonely

    dung.lonely Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    886
    mình chỉ thấy là dù ở khía cạnh nào thì cũng nên giữ cho mình sự cân bằng, giá trị vật chất và giá trị tinh thần đều liên quan tương trợ chặt chẽ tới nhau, có giữ thăng bằng thì đầu óc, tinh thần mới sáng suốt, bình tĩnh được.
    Về kiến thức thì nó vô bờ bến, ko lúc nào là đủ, nó không gói gọn trong khuôn khổ nhà trường, mà cả ngoài xã hội. nó ko giới hạn tuổi đi học, mà sẽ theo đến khi ta chết đi....
     
  4. [GVN]DarkAngel

    [GVN]DarkAngel Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    23/11/11
    Bài viết:
    50
    kinh nghiệm và thái độ mới chính là thứ quyết định, chứ kinh nghiệm ko tỉ lệ thuận đc đâu
     
  5. mioNguyen

    mioNguyen Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/8/05
    Bài viết:
    6,138
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Cứ ừ cho bạn vui, tiền là chính rùi hỏi lại bạn lấy cái chi kiếm tiền ? Bán thân ?
     
  6. tiensinh241

    tiensinh241 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    17/3/07
    Bài viết:
    137
    Theo tui kiến thức cũng quan trọng, nhưng tiền là thứ ko thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Có thể nói để thành công tiền ko phải là điều kiện quyết định nhưng là điều kiện quan trọng.:)
     
  7. nuocda

    nuocda Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/12/07
    Bài viết:
    230
    Nhiều người trong trường học rất kém nhưng khi ra đi làm thì rất giàu..Ben cạnh vận may + cơ hội thì phải biết nắm bắt nhanh và lanh lẹ...
    VD :người tôi biết nhé: Anh này vốn là sinh viên trung cấp học xong ra đi làm thì lanh lẹ đc nhận và công ty giao nhận mỹ sau đó đc bọn Singapore mua chuộc để làm cho KCN mới mở ở BD do thấy anh này lanh lẹ nhanh nhẹn lúc ấy lương cũng nhỉnh hơn bên kia tí nhưgn do anh này thấy bên KCN singapore -VN cơ hội nhiều hơn nên qua đấy làm.Hiện nay anh đã là Tổng giám đốc ở 1 khu này và phó tổng ở 1 khu gì đó ngoài MB trong vòng 10 năm .Nhà thì 1 cái to đùng ở ngoài quận 7 trị giá mấy chục tỉ chưa kể tiền mặt và tài sản khác!Khiến bao nhiều thầy cô giáo trứoc kia dạy anh đều là những người cũng thành công trong sự nghiệp kinh doanh nhưng cũng phải nể phục.lương 1 tháng cỡ 25000 USD thôi.

    VD:1 chị kia ĐH ngoại thương ra đi làm cho công ty Ấn độ qua 1 thương vụ 2 công ty Ấn độ và VN tranh chấp và do quá tự tin về kiến thức của mình nên chị ta nghĩ mình sẽ thắng vì chỉ còn vài ngày là L/C sẽ giải ngân và bên Ấn sẽ có tiền còn bên VN thua và phải nhận hàng hỏng chị ta tin sẽ không ai ngăn cản đc.Nhưng lập tức bên VN nhờ 1 người có tiếng nói lớn trong hội đồng trọng tài QG(Không tiện nói tên) tới đàm phán với chị ta và người này tuổi cũng đáng bậc ông + với cũng là 1 trong những thầy giáo trường cũ chị ta nhưng chị ta cười và không nghe lập tức nhờ sự quen biết ông này đã yêu cầu tòa án ND TPHCM phong tỏa L/C trong 2 ngày và đưa vụ kiện ra toà án và bên kia bị xử thua hoàn toàn!Ngay lập tức chị ta bị công ty Ấn đuổi việc thẳng cẳng

    _Qua 2 câu chuyện chắc cũng hiểu tôi nói gì nhỉ!
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/12/11
  8. l1k2j3h409

    l1k2j3h409 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/5/09
    Bài viết:
    285
    Mọi người nói cũng khá hay. Quan điểm IQ và EQ đi kèm nhau để có một vị trí tốt của bác kiem_khach123 khá cô động và dễ hiểu. cái IQ thì khó lòng mà tập luyện để lên vượt bật Vd từ 80 lên hẳn 1xx (ví dụ thôi) cái này khá thiên về gọi là bản năng mổi người gen, giống, môi trường lớn lên,v.v..Còn EQ mình thấy là cái mà mình có thể rèn luyện được và chóng lên hơn nhiều, và EQ sẽ phần nào đó bù vào IQ làm cân bằng ta.
    Mình đang SV năm cuối đang suy nghĩ rèn luyện EQ tốt hơn vì IQ (biểu hiện = điểm số và cả kiến thức) thì cũng gọi là khá, nên phải có thêm EQ để có thể làm mình nổi bật so với những người khác để tìm chổ đứng cho mình. Minh không quá giỏi về chuyên môn, song mình có khả năng quản lí, cách nói chuyện, quan hệ với con người tốt thì cũng là một điều hay
     
  9. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Đúng là vậy. Cho nên người ta mới bảo SV cần kỹ năng mềm, chỉ kiến thức thôi thì chưa đủ. Những người thành đạt mà mình biết, đa phần họ không chỉ giỏi về kiến thức,về sự hiểu biết, mà quan trọng là tác phong và thái độ. Ở họ, bạn sẽ cảm thấy toát lên 1 phong thái rất mạnh mẽ, tự tin và lôi cuốn. Những thứ đó thì không trường lớp nào dạy cho bạn được. Tóm lại, cái gì cũng cần sự cân bằng và do đó kiến thức bên trong cũng cần phải có cách để thể hiện ra bên ngoài. Nếu bây giờ chưa luyện được thì cũng đừng lo, vì nó là 1 quá trình tích lũy lâu dài...
     
  10. Light Knight

    Light Knight The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    26/7/05
    Bài viết:
    2,304
    Nơi ở:
    Prontera
    kiến thức là quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là kiến thức gì và dùng vào việc gì, cái quan trọng nhất lại là có biết vận dụng kiến thức đó ko
    loại kiến thức mà hầu hết các trường ở VN đang dạy là loại kiến thức vứt đi
     
  11. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    Trước khi trách cứ trường lớp thì phải xem bản thân đã học hành đàng hoàng chưa. Ko có cái kiến thức nào gọi là vứt đi trừ khi sinh viên ko có thiện chí muốn học. Đừng bị mờ mắt vì những tin "sv VN qua nước ngoài học giỏi lắm" .Giỏi thì có giỏi nhưng ko phải số đông, đầy ra đó những sv du học nhưng chả học hành được gì. Lười học, ko muốn học, và ko quen cách học thì môi trường tốt cỡ nào cũng thua.

    Nhiều Giảng viên thay đổi cách học "hướng sinh viên", "trọng thực hành" mà đa phần sv có chịu hợp tác đâu ? Từ người giỏi đến ng dở, thích học kiểu đọc-chép thụ động. Người giỏi thì vùi đầu học kiến thức sách vở, người dở thì học cho có, cho qua môn. Nhìn quãng thời gian sv 4 năm thấy đa phần là ăn với chơi. Ra trường cũng có tốt nghiệp đấy, loại TB, và ko có miếng kiến thức hay kỹ năng nào còn nhớ trong đầu, hỏi sao ko làm việc được !
     
  12. ♪♫♪♫

    ♪♫♪♫ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/10/10
    Bài viết:
    34
    lộng ngôn!
    1 thằng coi thường kiến thức ở vn, đặt trường hợp nó nhắm mắt cũng làm dc 9,10 điểm thì đấy là nó coi thường có cơ sở
    Còn cái kiểu lẹt đẹt chết lên chết xuống rồi than ''tao mà ở nước ngoài học thì tao giỏi rồi!'' thì e phải coi lại bản thân trước.
    Ừ, VN ko bằng nước ngoài điều đó không phủ nhận, nhưng nếu rơi vào một cá nhân ko biết phấn đấu thì môi trường nào cũng thế, những kiến thức dc truyền dạy ở vn ko đâu xa lạ cũng từ chính quy mà ra, là cơ sở của hàng trăm hàng ngàn năm học thuật, làm gì có cái chuyện kiến thức vứt đi!? vứt đi mà khối người vẫn đang kiếm sống bằng nó đấy! và chắn chắn họ giàu có vinh dự hơn hẳn nhưng người chỉ biết than thở, mơ mộng.
     
  13. mioNguyen

    mioNguyen Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/8/05
    Bài viết:
    6,138
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Ko vứt đi đâu, xài đc và xài tốt, có điều hơi lạc hậu tí ... nhưng sv thì dạng cơm bưng nước rót tận mồm thì mới ăn ... cho cái kiến thức cơ bản thì giậm chân than thở.

    Đại học là phải tự học, giảng viên chỉ hướng dẫn, ko còn là bảo mẫu đút cho thìa cháo vào mồm mà chỉ việc nhai & nuốt nữa. Lúc giảng thì ko buồn nghe, lúc nghe ko buồn đào sâu suy nghĩ. Học xong về vứt đấy ... tâm trí còn để vào đú và gái thì làm sao học cho ra vấn đề đc. Cứ giữ cách tư duy đợi ng ta đút cháo vào mồm thì mới ăn thì đừng đòi hay hỏi gì nhiều.

    Phàm đòi ng ta thay đổi là ko thể, 1 hệ thống thay đổi còn xa vời hơn. Nhưng thay đổi chính mình thì có thể nhưng chẳng mấy ai buồn làm. Đã thế mà còn cứ thích đổ thừa vòng quanh.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/12/11
  14. phuong99

    phuong99 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    3/7/04
    Bài viết:
    119
    Tùy trường có trường thì họ đào tạo tốt có trường thì không
    VD:Thằng bạn đang học bên ĐH mở ngành TCNH hỏi nó UCP 600 là gì? Không biết. L/C có mấy loại ? không biết. Collection là gì ? Nó chỉ biết cái đó là nhờ thu còn thế nào thì thầy cô không dạy, Ký phát hối phiếu vv...v..nói chung là nó khôgn biết gần hết dù cái này phải nói là kiến thức của ngành ngân hàng.Dù chuyên ngành của tôi là thuộc kinh doanh quốc tế không phỉa chuyên ngành ngân hàng nhưng dạy rất kĩ phần này.

    _Nhưng có 1 bất cập thế này: Năm 1 Mác- Lê Nin và mấy môn abcxyzz học hết từ đầu năm đến cuối năm?Riêng Mác- Lênin hơn cỡ 150 tiết học từ tháng 9==> 4~5 năm sau!.
    _Năm Cuối dạy chuyên ngành 12 môn trong 3 tháng vừa dạy hết là thi !Học từ thứ 2->7 không nghỉ chủ nhật thì dành cho thi! Tài thánh học cũng chẳng nổi!Vừa lo học vừa lo thi cho nên phải học 1 số môn tập trung kiến thức đối phó==>Đứa nào dám bước ra bảo 12 môn trong 3 tháng ta học chuyện nhỏ tiếp thu hết và tìm hiểu sâu bảng điểm cao bước ra tôi sẵn sàng giới thiệu cho làm việc trong nhà nước rồi nhận học bổng đi du học luôn.
    Chưa chắc. Thằng này cũng nghỉ vậy nhưng sai lầm buộc phải lên trường bởi vì 1 số môn thì giảng trong giáo trình thật nhưng cũng rất ít.Phần lớn các môn còn lại thì giáo trình mua là để đọc còn kiến thức giảng để thi và đi làm là chuyện khác.Ngoài ra khi giảng họ còn đưa những trường hợp thực tế và kể 1 số kinh nghiệm trong mua bán đều có liên quan mật thiết tới kiến thức mà họ va chạm và từng vấp! Như chỗ này ra đời nó lừa thế nào điều kiện nào dùng trong Incoterm khi mua có lợi hay khi bán có lợi..v...v.. etc..Ở nhà mà ôm sạch đi thi có nước húp cháo! Tôi nói trường tôi thôi nhé còn mấy trường mà dạy dễ thì tôi không nói.!
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/12/11
  15. ColdRain

    ColdRain Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    27/1/10
    Bài viết:
    1,377
    Nơi ở:
    Sài gòn
    SV nước ngoài người ta ngoài việc lên giảng đường đều đặn còn phải đi thư viện để tự học. Ko thì lên mạng tìm tòi giáo trình, kiến thức chuyên ngành.
    SV VN được bao nhiêu người chịu chui vô cái thư viện ? Lên mạng tìm tư liệu học hay là chat với chơi game chủ yếu ?

    Nhìn Sinh viên Y học 7 năm sáng -> tối cuối tuần trực bệnh viện, giáo trình mỗi môn chỉ 2,3 tháng nhưng dày ko dưới 300 trang, vừa học vừa thực hành ngoài giờ, tất nhiên vẫn kèm các môn Đại cương như triết học, chính trị đầy đủ. Vậy mà người ta còn học được. Em gái tôi học tới năm 3 rồi và học kỳ nào cũng lãnh học bổng >8 phẩy. Phàm thì ng hay than thở và đổ thừa kết quả thường ko cao. Chung quy là ko đủ khả năng để học cực, hoặc chưa chăm chỉ học hành. SV ĐH ở VN là học nhàn lắm rồi đấy... nước ngoài nó học 1->12 nhàn nhưng lên ĐH thì cực gấp mấy lần học VN.

    Nhớ lúc xưa học XHNV, mỗi khi thi kết môn cuốn giáo trình dày ~200tr. Nếu học hết thì chỉ được 6,7d, còn lại nhiều câu phải học thêm ở bên ngoài mới biết. Trong khi đó Sv các trường TC, Cđ bây giờ... lúc thi cho giới hạn chỉ còn vỏn vẹn vài câu, tính ra chưa quá 2 tờ giấy A4. Ra đề cứ y trong đó mà làm theo, ấy vậy mà cứ la lối :"sao nhiều quá học sao nổi thầy ơi, cô ơi, bớt thêm mấy câu đi".... Lúc ra điểm thì bê bết. Hỏi có bực ko !?
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/12/11
  16. l1k2j3h409

    l1k2j3h409 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    9/5/09
    Bài viết:
    285
    bạn nói TC với CĐ có lẻ là đúng rồi. Một số trường họ dạy rất tệ chất lượng không tới đâu. Và ví dụ cụ thể là báo tuổi trẻ đưa tin một số cơ quan đã từ chối hẵn các trường dạng thế này khi nộp hồ sơ xin việc.

    Mình đây 4 năm, có 1 số môn hoàn toàn phải lên lớp để NGHE và HIỂU. không cần giáo trình, chỉ ngồi nghe nhìn mô hình và thôi. Thế mới gọi là học, học rất sướng. Khi đi thi thì thi vấn đáp (tôi rất thích cái này bởi vì nó thể hiện khả năng kiến thức mình bao quát hơn và tăng cường khả năng động não suy nghĩ trong quản thời gian ngắn). Thi viết cũng có cái lợi khi dễ dàng thể hiện hết ý, song có 1 số thầy cô cho thi viết nhưng lại cho câu hỏi ôn tập thì quả thật cũng có cái lợi là giúp chúng ta tự tổng hợp lại những gì đã học và hệ thống sao để những kiến thức cốt lõi buộc phải nhớ hay gọi cách khác là phải nằm lòng khi đi làm. thì soạn xong và học bài vào thi chép lại. Song cái này thì có vẻ hơi quá học bài, và càng lớn thì mình cảm thấy học bài hết nỗi rồi. HIỂU rồi làm có vẻ hay hơn THUỘC rồi làm. Nhưng để hiểu thì những năm đầu các bạn phải thuộc cái đã. mà chúng ta phải làm sao hạn chế thuộc ít đi và hiểu nhiều hơn. Vài dòng chia sẽ kinh nghiệm học đại học.

    PS: ai có kinh nghiệm làm việc nhóm thì chia sẽ nha. Ví dụ: cách phân bổ công việc, cách làm việc, thái độ, v.v..
     
  17. dung.lonely

    dung.lonely Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    5/8/09
    Bài viết:
    886
    mình chỉ thấy đơn giản là đã không hiểu thì khó mà thuôc lắm, hiểu rồi có thể bày vẽ, hoa lá vào, chứ ko hiểu thì có vặn óc ra cũng ko nhớ đc, ko thuộc dc.
     
  18. ♪♫♪♫

    ♪♫♪♫ Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/10/10
    Bài viết:
    34
    Thế chú tưởng người ta đóng tiền học xong cầm giáo trình về nhà học rồi xách đít đi thi à? Hồi phổ thông tôi chơi bời mà còn chưa có thái độ đó, cũng phải lên lớp nghe giảng chứ!

    Kể như những trường tệ hơn, tôi ví dụ như Đh Hồng Bàng với nhiều tai tiếng giáo dục chụp giật, thì phần lớn cũng từ việc sinh viên quá lười đi, giáo viên thỉnh giảng dạy phát chán nên cuối cùng cũng cho đề dễ dễ để sinh viên qua sao cho đạt chỉ tiêu, nhưng những đứa lẹt đẹt thì cũng mãi lẹt đẹt...
     
  19. mioNguyen

    mioNguyen Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    21/8/05
    Bài viết:
    6,138
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Tôi đã học qua 2 trường 1 trường rất chán và 1 trường đỡ hơn. Cũng đã từng suy nghĩ bi quan về chất lượng giảng dạy sợ còn nhiều hơn các cậu nữa kìa - kết quả là cái trường đầu tiên bỏ học. Ko cần phải nói với tôi về tuỳ chất lượng giảng dạy đâu. Nhưng suy cho cùng, nền gd của nước ta ko phát triển mạnh, ta ko có $, điểm để vào những trường chất lượng , vd Đh Hoa Sen v.v.. , ta ko đủ giỏi để hốt 1 cái học bổng gì gì đó đi đến 1 nơi chất lượng giảng daỵ perfect hơn , quay qua phê phán chất lượng đó thì thu đc cái gì ngoài tâm lý chán học, nản học, cái nhìn tiêu cực về việc học, rồi dẫn đến chẳng thèm học. Chuỗi ngày đi học rồi sẽ đi về đâu khi lê bước đến lớp mà tâm lý nặng như đi tù. Những gì ta nói, ta suy nghĩ thực ra nó chả tác động cóc gì đến cơ cấu hoạt động của nền gd cùi bắp này đâu , nhưng âm thầm tác động đến bản thân mình đó.

    Bây giờ tôi đi học vui vẻ lắm ( 1 phần do trường điểm danh rất gắt =)) ) , môn nào thầy cô giảng hay ... tôi đi học đều + nghe giảng + suy nghĩ v.v.. môn nào giảng chán ... coi như mình đi rèn luyện chữ đẹp, đi học cho bớt rảnh v.v..Nếu đã là việc ko tránh đc, cần gì làm cho nó nặng nề hơn. Công nhận có đi học, có nghe giảng thì tỉ lệ đậu cao lên rất nhiều ( vì ko có khả năng quay bài mà, hiểu + học thì cảm thấy rất dễ) . Bây giờ là năm 4 rồi thì chỉ rớt 1 môn đại cương do ko đi thi còn bên trường cũ là một đống ( do chán học ). Nghĩ chi cho xa xôi những vấn đề tầm cỡ, vấn đề quốc gia để đẩy mình vào góc tường của chán nản.

    Còn về phần kiến thức , nó là 1 đại dương mênh mông mà phải tự mình tìm tòi, suy nghĩ, đặt câu hỏi luôn luôn, kể cả trong khi học và trong cuộc sống. Bản thân hài lòng với những kiến thức thầy cô đã cho, cho dù nó hơi cùi bắp nhưng đó là những cái cơ bản nhất để phát triển thêm lên qua quá trình ko ngừng học hỏi trong cuộc sống. Cũng như cái kem nền đánh vào mặt để bảo vệ da còn trên đó tô vẽ gì thì mình phải tự nỗ lực nhiều để cải thiện khuyết điểm và phát huy ưu điểm của mình. Đi làm cũng nhiều năm kết quả rất khả quan, kiến thức ko lủng lỗ do học hỏi nhiều trong quá trình làm việc + đầu tư suy nghĩ trc đó rồi,cty nào mình nghỉ bọn nhân sự cũg kèo nhèo xin làm tiếp, xin quay lại v.v... Khoảng cách giữa học và làm đối với tôi chỉ như 1 bước chân mà tôi đã bước qua từ lâu lắm rồi. Do tôi thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của chính mình, chứ cái nội dung/giáo trình giảng dạy của 2 trg khác gì nhau mấy đâu. Như ng ta nói, đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.

    Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tươi. ( Goethe ) Tập trung vào cái màu xám làm gì cho nhiều rồi than nó buồn , chán, tẻ, nhạt ...

    Còn những ai nói kiến thức trong quá trình học và để đi làm khác nhau rất xa tôi nói thẳng do những ng đó ko chịu thay đổi cách nhìn với việc học mà thôi - cũng sai lầm như tôi đã sai lầm hồi trc - cứ trông chờ vào kiến thức thầy cô cho để đi làm. Mấy kĩ năng mềm, nói thẳng ra chỉ do con người các bạn quá cứng nhắc, chứ thay đổi đc 1 cách nhìn mở rộng, tiếp thu và học hỏi nhiều hơn thì chắc chả cần phải học.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/12/11
  20. baby_boy21c

    baby_boy21c Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    12/7/05
    Bài viết:
    702
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh City
    Uah, kiến thức VN chỉ đáng là vứt đi. Thế nên bợn nên ra nước ngoài sống cho khỏe nhé, ở bên ấy nhiều kiến thức hữu ích hơn ở VN này đấy.
     

Chia sẻ trang này