thấy mắc cười. Ko có cmnd thì có thể dùng cái khác, vd như bằng lái thẻ SV mnih2 đều thấy tương đương . Còn ko có thì đứng đó alo người nhà mang lên, làm quái gì phải về đồn mới đc . Nói nhà em gần đây, em ra đi dạo, mua đồ, ko lẽ em ra mua gói mì tôm ko có cmnd cũng bắt ? Tụi nó phản ứng cũng đúng thôi, thử có thằng bạn đi chung bị bắt, lôi xềnh xệch ép quăng lên xe, ko cho gọi đt gì thì chắc đứng đó " thôi mày về đồn đi, ko sai ko sợ" à? Đến lúc xảy ra với mình thì lên đây bù lu, còn ko có thì nói như phật vậy các bạn . Tôi cũng vừa bị xin mất cái bằng lái đây. Cầu chánh Hưng, sát bên cầu có đường số 10. Đường kẻ 2 lằn phân ranh nét đứt, ko có 1 cái đèn, bảng đường 1 chiều thì nó để tít trên cao ko ai thấy, suốt ngày ngồi đó núp lùm chờ người ta vào bắt. Nói thẳng khúc đó chả ai thèm đi ngược chiều, vì đường bàn cờ, thiếu gì lối đi, người ta chạy vào vì 1 là ko biết, 2 là lần đầu đi vào đó thôi, mà mình nghĩ cái đường đó nó để vậy để kiếm cho đủ doanh số hằng tháng! Vào nói 1 hồi ko đc, nó bắt chạy theo nó về đồn lập biên bản, 400k vì đi sai phần đường .
À gì chứ trap của CSGT thì nó có đầy ở thành phố này . Toàn để kiếm tiền thôi . Còn về đồn hay không tùy thái độ mà ng ta nghi ngờ hay không, cái này do kinh nghiệm bọn CAKV . Cứ ngoan ngoãn chấp hành cho rồi, đụng mấy chú dễ thì thẻ sv cũng dc. Khó thì phải chờ xét. Do nghiệm vụ và tình huống, lỡ trúng cái bữa quét phản động thì.... Còn nếu gần nhà thì nó quen mặt....
Ủa Bác Kaizvn gần khu Chánh Hưng hả... Mấy hôm nay đi ngang chỗ đó toàn thấy núp lùm, lại còn xách theo cả xe tải ==", đường bên cầu chánh hưng với NTP dạo này nhiều trap lắm, k cẩn thận là dính ngay.. Có cái khúc đổ từ cầu Chánh Hưng về Phạm Hùng, ai mà quẹo trái để vòng qua phái bên kia là mấy anh chộp liền.
1 đám công an đứng chờ 1 thằng con nít ai mà chờ đc ? đem về phường rồi kêu người nhà đem lên phường ? chứ từ nhà nó ở thủ đức bình chánh gì chạy xe lên đó 45 phút 1 tiếng thế là nguyên đội tuần tra phải đứng chờ 1 tiếng ?
Kiểm tra vậy là phải rồi, còn ý kiến cái đệch gì nữa Biết đâu nó lại là cái thằng vừa cắt cổ vài người hay sao Nói chung là, đã sai thì đừng có lý do này nọ.
Hình như tháng này có vấn đề gì ấy, mấy tháng trước có thấy cái gì đâu, tư nhiên mấy hôm nay CA đứng đầy đường, nhất là khu vực đường ven kênh nhiêu lộc đứng đến 4 chốt, vừa giao thông, 113, phường..... sáng nay xém bị hốt xe.
Công An Phường có quyền kiểm tra CMND của dân bất cứ lúc nào nhé,chẳng qua là vì CAP làm việc trong phường (tất nhiên )nên dân sao sao người ta nắm rõ cả nên không cần thiết phải kiểm tra thường xuyên,chỉ khi phát hiện hoặc được dân báo có đối tượng lạ mặt ABCYXZ đáng nghi thì mới xuống kiểm tra.Vì thế nên nhiều dân lầm tưởng là CAP không có quyền đó,vì trước giờ có bị hỏi CMND bao giờ đâu,tự dưng bây giờ lại hỏi Mà gạch mình cũng phải nói là mấy ku này non và xanh quá,nó mời về thì cứ về,đếu làm gì có tội thì sợ cái mẹ gì,cứ về đồn,nó sẽ phone một cú đến CA phường của bạn để xác minh xem có đúng là bạn đang ở phường đấy không ? Chính xác thì CAP sẽ thả cho về,xin nhờ nó chút nó chở về đến nhà luôn.Kinh nghiệm mình đã từng bị gần giống như thế này rồi,kiểm tra CMND ko có mời về phường thì vui vẻ đi với nó,lên đấy hút thuốc uống trà tí là về,chả bị làm sao Rõ là trẩu tre,gặp công an là sợ cuống đít mặc dù đếu làm gì nên tội,nó không muốn bắt cũng phải bắt cho bỏ ghét (mặc dù rồi cũng sẽ thả) Phí công mấy chú suốt ngày la cà ngoài đường mà kinh nghiệm sống yếu quá,gặp công an mà bật thì chỉ có thiệt vào thân thôi,đứa ngu hoặc troll thì nó sẽ đánh giá là giỏi là hay là liều,còn người khôn người ta chỉ có bảo là ngu thôi P/S : Thấy topic từ lâu rồi mà vì cái "cà phê bệt" ở tít cứ tưởng ở HN nên không quan tâm. Mà sao giới trẻ bây giờ học cho lắm vào cũng không phân biệt được giữa bị bắt và mời về phường làm việc nhỉ ? Nó mà đã xác định bắt thì làm gì đến lượt các chú đứng hú hét như người rừng thế
cái vụ này nhiều cái bức xúc nhỉ, nhiều bác cứ bảo ra đường thì phải mang theo CMND,vậy sang nhà hàng xóm cạnh nhà chơi chắc cũng phải mang theo CMND chắc. Cũng phải vòng ra đường rồi mới rẽ sang nhà bên cạnh được....tên nào mà số đen lúc đó không mang theo CMND đúng lúc đó có ông công an đi qua "ê ku" 1 cái . đó là theo kiểu nói cùn của 1 bác bên voz
thế mới bảo số đen. chả phải số đông đều bảo đi ra ngoài đường đều phải mang CMND theo còn gì. thì ví dụ trên cụ thể là đi sang nhà hàng xóm chơi cũng phải ra đường rồi mới vòng sang nhà bên cạnh
Đã qua nhà ng ta chơi thì có ng bảo lãnh để CA biết là ai rồi. Mi chi bị bắt khi đứng bới thùng rác nhà ng ta thôi.
nói gì thì nói nhưng ra ngoài rõ ràng là cần đến CMND rồi,điều đó thể hiện sự tự lập biết lo lắng cho bản thân khi bị gì thì có thể tự biện bạch chứ không phụ thuộc vào người khác. vụ này bên voz có vẻ sôi nổi vãi
Đã gọi là Chứng Minh Nhân Dân, tức là giấy tờ để thừa nhận bạn tồn tại hợp pháp, mà không đem theo bị bắt thì ráng mà chịu . VOZ giờ nhiều trẻ trâu vãi.
nhảm vãi. Nói chung kết luận thế này, các bạn cảm thấy CMND mang đi cũng được, không mang đi cũng được thì cứ làm thế đi. Xui gặp phải đợt kiểm tra nó mời về đồn thì lại bật, bật lại cho ăn đòn thì phê lòi... Biết là sai mà còn cố chứng minh nó là đúng..... kiểu suy nghĩ gì mà kì lạ vậy??
trong luật là phải mang giấy tờ tùy thân tức là ngoài CMND ra thì thẻ SV,thẻ học sinh hay bằng lái xe (vì nó có ảnh của mình) là cũng chấp nhận đc ? hay là bắt buộc phải mang chứng minh theo vậy ?
May cho tụi này là ngay nhà thờ Đức Bà , đông người CA người ta không làm gắt , chứ xa xa 1 tí nữa thì cả thằng đứng cãi lẫn mấy thằng tung hô là về phường hết .
trước năm 2010 thì không có CMND thì vẫn có thể dùng bằng lái xe hay thẻ sinh viên đều được còn hiện tại thì không rõ cái này là cũ [spoil]Khi làm thủ tục chuyến bay nội địa, hành khách có thể sử dụng nhiều loại giấy tờ tùy thân (ảnh chụp tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM) - Ảnh: N.C.T. Giấy tờ tùy thân được hiểu là những giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nghị định 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định giấy chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân. Ngoài ra, theo nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất nhập cảnh, hộ chiếu quốc gia có thể được sử dụng thay thế giấy CMND. Ngoài hai loại giấy tờ này, trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước trung ương ban hành hiện nay hầu như không có loại giấy tờ nào khác được trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân. Giấy tờ tùy thân: tùy... lĩnh vực Tuy vậy, khi xem xét các văn bản, ta dễ dàng thấy có nhiều loại giấy tờ khác được chấp nhận thay cho giấy tờ tùy thân, còn đó là giấy tờ nào, thì... tùy! Ví dụ, trong việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, thông tư 26/2007/TT-BCA của Bộ Công an có quy định người không có giấy tờ tùy thân là người không mang theo CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng hay các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu. Trường hợp không mang theo các giấy tờ đó nhưng có những giấy tờ khác có dán ảnh kèm theo như giấy phép lái xe, thẻ sinh viên, thẻ hội viên... thì cũng có thể coi đó là có giấy tờ tùy thân. Còn trong lĩnh vực hàng không, hành khách quốc tịch VN khi bay nội địa có thể xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: hộ chiếu, giấy CMND, giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang, thẻ đại biểu Quốc hội, thẻ đảng viên, thẻ nhà báo, giấy phép lái ôtô, môtô, thẻ kiểm soát an ninh hàng không, thẻ nhận dạng của các hãng hàng không VN, giấy chứng nhận nhân thân có xác nhận của công an phường xã nơi cư trú (điều 29 chương trình an ninh hàng không dân dụng VN ban hành kèm quyết định 06/2007/QĐ-BGTVT). Ngoài ra, trước đây giấy cớ mất CMND cũng được chấp nhận khi hành khách làm thủ tục bay nội địa. Tuy nhiên, loại giấy này hiện nay không còn được chấp nhận. Trong lĩnh vực y tế, người có bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh có thể xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ, song giấy tờ nào được chấp nhận thì không có hướng dẫn cụ thể (điểm a, tiết 2, mục I, phần A thông tư 17/1998/TT-BYT). Còn trong lĩnh vực công chứng, theo quy định tại điều 35 Luật công chứng, người yêu cầu công chứng phải có bản sao giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật công chứng không thấy đề cập đó là những giấy tờ nào. Cần quy định rõ Nói đến giấy tờ tùy thân trong công chứng, ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sự việc xảy ra tại văn phòng công chứng Gia Định (bài “Người chết... ký giấy bán đất” - Tuổi Trẻ ngày 7-10). Theo đó, công chứng viên đã công chứng bản hợp đồng chuyển nhượng đất cho một người chủ giả mạo trong khi người chủ đất thật sự đã chết, vì công chứng viên đã chấp nhận giấy cớ mất CMND do người chủ giả mạo trình ra. Việc không quy định rõ giấy tờ tùy thân sẽ gây khó cho cả người dân lẫn cơ quan hành chính. Bởi lẽ, trong trường hợp người dân không có CMND hợp lệ (như bị mất, hết hạn sử dụng...), cán bộ thực hiện thủ tục dễ bị lúng túng trong việc chấp nhận hay không chấp nhận các giấy tờ khác. Vì những lẽ đó, theo tôi, pháp luật nên có quy định rõ ràng, cụ thể về các loại giấy tờ tùy thân được chấp nhận trong từng lĩnh vực. Hiện nay, tại một số tỉnh thành như Long An đã có văn bản thống nhất các giấy tờ nào được xem là giấy tờ tùy thân khi người dân yêu cầu công chứng (khoản 3, điều 5 quyết định 19/2009/QĐ-UBND ngày 27-5-2009 của UBND tỉnh Long An).[/spoil] nguồn http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/P...”.html cái này là mới nè [spoil]nh tại Điều 12 Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Điều 2. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính 1. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 24 giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Đối với trường hợp vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài hơn nhưng cũng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Thời hạn tạm giữ phải được ghi cụ thể trong quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính: tạm giữ trong thời gian bao nhiêu giờ; bắt đầu từ giờ nào đến giờ nào của ngày, tháng, năm ra quyết định tạm giữ. Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản. 2. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết, đó là: cần phải có thêm thời gian xác minh làm rõ lai lịch, nhân thân người vi phạm và những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan đến hành vi vi phạm của người bị tạm giữ để làm căn cứ quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử lý hành vi vi phạm. 3. Khi hết thời hạn tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt ngay việc tạm giữ đối với người bị tạm giữ; việc ra quyết định chấm dứt tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được ghi vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này và phải có chữ ký xác nhận của người bị tạm giữ. Nội dung của quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ số quyết định, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ tên, cấp bậc, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; căn cứ quyết định chấm dứt việc tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số Giấy chứng minh nhân dân (nếu có) của người bị tạm giữ; họ, tên bố, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu là người chưa thành niên); quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài); thời hạn tạm giữ, nơi tạm giữ, lý do chấm dứt tạm giữ; thời gian bắt đầu chấm dứt việc tạm giữ; ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ. Quyết định chấm dứt việc tạm giữ được lập thành 2 bản như nhau, giao cho người hết hạn tạm giữ một bản, một bản lưu vào hồ sơ. 4. Trường hợp người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính từ chối, không ký xác nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản hoặc phân công cho người đang trực tiếp thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản. Nội dung biên bản phải ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ thường trú, địa chỉ cơ quan, nơi làm việc của người làm chứng; họ, tên, địa chỉ, hành vi vi phạm hành chính của người bị tạm giữ; lý do người bị tạm giữ từ chối không ký. Biên bản phải có chữ ký của người làm chứng (nếu có), người lập biên bản và người ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải được lưu vào hồ sơ tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Điều 3. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính 1. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 7 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trong trường hợp những người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính vắng mặt thì có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính và việc ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản. 2. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác và phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật về tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Điều 4. Giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính Việc giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau: 1. Người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính với tổ chức, cá nhân dẫn giải người vi phạm đó đến hoặc phân công cho người đang thi hành nhiệm vụ tiến hành lập biên bản giao, nhận. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bên giao, bên nhận; họ, tên, địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác của người có hành vi vi phạm; hành vi vi phạm; thời gian, địa điểm thực hiện hành vi vi phạm; tình trạng sức khỏe, thái độ của người có hành vi vi phạm, tang vật, tài sản của họ (nếu có) và những tình tiết khác có liên quan đến việc giao, nhận người vi phạm; trường hợp có người làm chứng, người bị thiệt hại thì phải ghi rõ nội dung sự việc mà họ được làm chứng, những thiệt hại do người có hành vi vi phạm gây ra; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, người bị thiệt hại. Biên bản phải có chữ ký của bên giao, bên nhận và của người có hành vi vi phạm, người bị thiệt hại, người làm chứng (nếu có); người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính ký tên vào biên bản giao, nhận người vi phạm. Trường hợp người vi phạm, người bị thiệt hại, người làm chứng từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính phải lập thành hai bản như nhau và đọc cho mọi người tham gia ký biên bản nghe; bên nhận, bên giao mỗi bên giữ một bản. 2. Ngay sau khi hành vi vi phạm hành chính bị phát hiện, ngăn chặn và đã lập biên bản về hành vi vi phạm hoặc sau khi lập biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, nếu xét thấy phải tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ra ngay quyết định tạm giữ. Trường hợp không đủ căn cứ hoặc không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì phải trả tự do ngay cho người đó và trả lại toàn bộ phương tiện, tài sản, giấy tờ (nếu có) cho họ nếu các phương tiện, tài sản, giấy tờ này không thuộc diện bị áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Điều 5. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 9 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau: 1. Trường hợp có đủ căn cứ và xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có thẩm quyền phải ra ngay quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ: số quyết định; giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, cấp bậc, chức vụ, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; lý do tạm giữ; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nghề nghiệp, nơi công tác, học tập, số Giấy chứng minh nhân dân của người bị tạm giữ; họ, tên bố, mẹ hoặc người giám hộ của người bị tạm giữ (nếu là người chưa thành niên); quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị tạm giữ là người nước ngoài); thời hạn tạm giữ; nơi tạm giữ; quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện biện pháp này theo quy định của pháp luật; ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định tạm giữ. Quyết định tạm giữ được lập thành hai bản như nhau, giao cho người bị tạm giữ một bản, một bản lưu vào hồ sơ tạm giữ. 2. Trong trường hợp cần kéo dài thời gian tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thì trước khi hết hạn tạm giữ ghi trong quyết định, người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định gia hạn tạm giữ. Nội dung quyết định phải ghi rõ quyết định, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ ra quyết định, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng; họ, tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân của người bị gia hạn tạm giữ; nơi tạm giữ; lý do, thời hạn gia hạn tạm giữ; các quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với quyết định gia hạn tạm giữ của người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật và ký tên, đóng dấu cơ quan của người ra quyết định. Quyết định gia hạn tạm giữ phải được lập thành hai bản, một bản lưu hồ sơ tạm giữ, một bản giao cho người bị tạm giữ. 3. Trường hợp chưa hết thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ, nhưng đã điều tra, xác minh làm rõ, có đủ cơ sở kết luận và xử lý xong hành vi vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt ngay việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính, giao cho người đã bị tạm giữ một bản, một bản lưu hồ sơ tạm giữ và phải ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính. Nội dung quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính phải ghi rõ số quyết định, giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định, căn cứ ra quyết định; họ, tên, chức vụ, cấp bậc, cơ quan, đơn vị của người ra quyết định; họ, tên, địa chỉ, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hay các giấy tờ khác có giá trị thay thế hộ chiếu của người được chấm dứt việc bị tạm giữ; lý do chấm dứt việc tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được áp dụng và ký tên, đóng dấu cơ quan theo quy định của pháp luật. 4. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có dấu hiệu tội phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 6. Thông báo quyết định tạm giữ Việc thông báo quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập của người bị tạm giữ quy định tại Điều 10 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau: 1. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, ngay sau khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo bằng văn bản, điện thoại, fax hoặc các phương tiện thông tin khác về quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho gia đình, nơi làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết. Nếu vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo cho người bị tạm giữ biết và ghi vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính. 2. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau) hoặc tạm giữ họ trên 6 giờ thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Trường hợp không xác định được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do khách quan mà không thể thông báo được thì phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính. 3. Trường hợp người bị tạm giữ là người nước ngoài thì người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết để thông báo cho Bộ Ngoại giao (các tỉnh phía Bắc thông báo cho Cục Lãnh sự, các tỉnh phía Nam thông báo cho Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) để thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người đó là công dân biết; đồng thời, phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước đó thăm gặp lãnh sự nếu có yêu cầu và phối hợp xử lý các vấn đề đối ngoại khác có liên quan. Điều 7. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính, cụ thể như sau: 1. Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung. Nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải được bố trí giường hoặc sàn nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2m2. 2. Các cơ quan có chức năng phòng chống vi phạm pháp luật thường xuyên phải tạm giữ người vi phạm hành chính cần bố trí, thiết kế, xây dựng nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm giữ riêng cho các đối tượng là người chưa thành niên, phụ nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán bộ, chuyên trách quản lý, bảo vệ. Hình thức, quy mô của nơi tạm giữ người vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện, lưu lượng người bị tạm giữ, yêu cầu thực tế của việc tạm giữ người vi phạm hành chính trong từng ngành lĩnh vực địa bàn cụ thể để bố trí, thiết kế, xây dựng cho phù hợp. Điều 8. Chế độ ăn, uống, sinh hoạt và quản lý người bị tạm giữ Chế độ ăn, uống cho người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 14 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau: 1. Mọi chi phí cho việc ăn, uống, sinh hoạt của người bị tạm giữ và chăm sóc, điều trị khi họ bị bệnh hoặc tiền chi phí mai táng khi người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ là do người bị tạm giữ hoặc gia đình họ tự chịu trách nhiệm. Trong trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình người bị tạm giữ không tự bảo đảm được, thì cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo đảm, được lấy từ kinh phí của cơ quan, đơn vị người có thẩm quyền tạm giữ. Cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền tạm giữ phải có sổ sách theo dõi việc quản lý, sử dụng kinh phí cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 4 Điều này theo đúng quy định về chế độ tài chính hiện hành. 2. Những trường hợp sau đây được coi là người bị tạm giữ hoặc gia đình người bị tạm giữ không tự bảo đảm được các chi phí: a) Người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không có tiền hoặc tài sản; b) Gia đình, người thân của người bị tạm giữ bỏ mặc người bị tạm giữ; c) Người bị tạm giữ là đối tượng không xác định được nơi cư trú, không xác định được gia đình hoặc không có gia đình, người thân; gia đình, người thân của người bị tạm giữ ở cách xã nơi tạm giữ, không có điều kiện để nuôi dưỡng, tiếp tế, chăm sóc người bị tạm giữ hoặc không có điều kiện đảm nhiệm việc mai táng người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ. 3. Chế độ ăn, uống, sinh hoạt của người bị tạm giữ. Tiêu chuẩn định lượng về chế độ ăn, uống, sinh hoạt của người bị tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính và cần chú ý những điểm như sau: a) Thức ăn, nước uống dùng cho người bị tạm giữ phải bảo đảm tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm. b) Trường hợp tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ không đảm bảo, theo chỉ định của bác sỹ cần phải có chế độ ăn, uống tốt hơn thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể quyết định tăng chế độ ăn uống của người bị tạm giữ; c) Trường hợp bị tạm giữ qua đêm, người bị tạm giữ được mượn chăn, chiếu, màn. Trường hợp người bị tạm giữ là nữ thì có thể được cấp thêm một khoản tiền để mua đồ dùng cần thiết cho vệ sinh phụ nữ. Cán bộ trực tiếp quản lý người bị tạm giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ bảo đảm giữ gìn đồ dùng đã mượn; tổ chức thu hồi và bảo quản tài sản cho mượn khi người bị tạm giữ được chấm dứt thời hạn tạm giữ. Nếu người bị tạm giữ để hư hỏng, mất mát đồ dùng đã mượn thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị tạm giữ là đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này mà làm hư hỏng, để mất đồ dùng đã mượn thì cán bộ trực tiếp quản lý người bị tạm giữ phải lập biên bản, ghi rõ lý do bị mất hoặc hư hỏng, báo cáo cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý phù hợp. 4. Cơ quan, đơn vị tạm giữ có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính cho phù hợp với thực tế và khẩu vị của người bị tạm giữ để bảo đảm họ được ăn hết tiêu chuẩn. Việc hoán đổi định lượng ăn được thực hiện theo đề nghị của người bị tạm giữ. 5. Chế độ đối với người bị tạm giữ bị bệnh hoặc chết trong thời gian bị tạm giữ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy chế tạm giữ người người theo thủ tục hành chính; ngoài ra, cần chú ý những điểm sau đây: a) Trường hợp người bị tạm giữ bị bệnh thì cơ quan, đơn vị tạm giữ phải có biện pháp để điều trị tại chỗ cho họ; trường hợp bị bệnh nặng phải đưa đi cấp cứu thì bằng mọi khả năng và điều kiện có thể, cơ quan, đơn vị tạm giữ phải khẩn trương tổ chức đưa họ đến cơ sở y tế của Nhà nước hoặc tư nhân nơi gần nhất để cấp cứu, điều trị. Khi đưa người bị tạm giữ đến cơ sở khám, chữa bệnh phải lập biên bản và ghi rõ về thời gian đến khám, chữa bệnh, tình trạng bệnh tật của người bị tạm giữ và những vấn đề khác có liên quan; biên bản phải có chữ ký (ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ) của người bị tạm giữ, người có thẩm quyền tạm giữ và đại diện cơ sở nơi khám, chữa bệnh. Đồng thời, phải báo ngay cho gia đình, thân nhân của họ biết để đến chăm sóc. Trường hợp thân nhân, gia đình họ có đơn đề nghị xin đưa về nhà để chăm sóc và xét thấy không thật cần thiết phải tiếp tục tạm giữ thì người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và cho họ về gia đình để chữa bệnh. Trước khi cho người bị tạm giữ về nhà, người có thẩm quyền tạm giữ phải lập biên bản. Biên bản phải thể hiện rõ tình trạng sức khỏe của người bị tạm giữ tại thời điểm quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và những vấn đề khác có liên quan như tài sản, phương tiện, tiền bạc, giấy tờ, .v.v.. của người bị tạm giữ; trường hợp tiền bạc hoặc tài sản gửi lưu ký của người bị tạm giữ thất lạc, mất, hư, hỏng thì nơi tạm giữ có trách nhiệm bồi thường; biên bản phải có chữ ký (ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ) của người bị tạm giữ (hoặc gia đình, thân nhân họ) và của người có thẩm quyền tạm giữ. Trường hợp người bị tạm giữ không có nơi cư trú nhất định, không có gia đình, người thân họ ở xa không kịp đến để chăm sóc hoặc từ chối việc chăm sóc, thì người có thẩm quyền tạm giữ phải bố trí người trực tiếp đến nơi khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ để chăm sóc, quản lý họ. b) Trường hợp người bị tạm giữ chết trong thời gian bị tạm giữ thì người có thẩm quyền tạm giữ phải thực hiện những việc sau đây: - Tổ chức bảo vệ hiện trường, báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền cũng như lãnh đạo cấp trên trực tiếp để giải quyết theo quy định của pháp luật; đồng thời, thông báo cho gia đình, thân nhân người chết biết. - Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng như các cơ quan có liên quan để điều tra, làm rõ nguyên nhân chết của người bị tạm giữ; cung cấp đầy đủ những tài liệu, thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp người bị tạm giữ chết là người nước ngoài, người ra quyết định tạm giữ phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp trên biết, để thông báo cho Bộ Ngoại giao (các tỉnh phía Bắc thông báo cho Cục Lãnh sự, các tỉnh phía Nam thông báo cho Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước mà người chết có quốc tịch để phối hợp giải quyết. 6. Về việc mai táng người chết cần lưu ý: a) Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thống nhất cho phép chôn cất, thì gia đình người chết chịu trách nhiệm tổ chức mai táng, chôn cất cho người chết. Người có thẩm quyền tạm giữ có thể bố trí cán bộ hỗ trợ giúp gia đình, thân nhân người chết trong thời gian mai táng nếu họ có đề nghị. b) Trường hợp người chết không có gia đình, thân nhân hoặc không xác định được nơi cư trú của người chết để liên hệ với gia đình, thân nhân thì việc mai táng họ do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ phối hợp với chính quyền địa phương nơi tạm giữ giải quyết. Việc mai táng người chết phải được tiến hành cẩn thận, nghiêm túc và đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục khai tử và các yêu cầu về vệ sinh môi trường. c) Trường hợp người nước ngoài đang bị tạm giữ chết, thì việc mai táng, chôn cất được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo sự thỏa thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam và nước có người bị tạm giữ chết. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế tương ứng hoặc giữa Nhà nước Việt Nam và nước có người bị tạm giữ chết không thỏa thuận thống nhất được về từng trường hợp cụ thể hoặc không xác định được quốc tịch của người chết thì việc mai táng, chôn cất được áp dụng theo điểm b khoản 5 Điều này. d) Chi phí cho việc tổ chức mai táng, chôn cất người chết trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này do ngân sách nhà nước đảm nhiệm, bao gồm: một quan tài bằng gỗ thường, một quần dài, một áo sơ mi dài tay, 04 m vải liệm, rượu hoặc cồn để làm vệ sinh khi liệm xác; hương, hoa, nến và một khoản tiền chi phí thực tế, hợp lý cho việc tổ chức chôn cất theo quy định của pháp luật. đ) Việc tổ chức chôn cất do cơ quan, đơn vị nơi tạm giữ tiến hành phải được mô tả bằng biên bản, có quay video hoặc chụp ảnh lưu hồ sơ. Điều 9. Sổ sách, hồ sơ về công tác tạm giữ người theo thủ tục hành chính Hồ sơ về công tác tạm giữ người, theo dõi việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 16 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau: 1. Sổ sách theo dõi việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính: ghi những vấn đề có liên quan đến người bị tạm giữ phải được ghi chép đầy đủ vào Sổ theo dõi người bị tạm giữ hành chính (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này). 2. Hồ sơ về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính Khi tạm giữ người, người có thẩm quyền phải lập hồ sơ tạm giữ để theo dõi, trong đó phải cập nhật, ghi chép, lưu giữ đầy đủ và cụ thể những vấn đề liên quan đến việc tạm giữ. Hồ sơ tạm giữ bao gồm các tài liệu sau: biên bản vi phạm hành chính, biên bản giao, nhận người có hành vi vi phạm hành chính, quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính và những tài liệu khác có liên quan đến người bị tạm giữ. Các tài liệu trong hồ sơ phải được đánh số thứ tự và phải đóng vào bìa hồ sơ. 3. Về bảo quản sổ sách, hồ sơ về tạm giữ người theo thủ tục hành chính Sổ sách, hồ sơ về công tác tạm giữ phải được bảo quản cẩn thận và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, bảo mật, lưu giữ hồ sơ. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi nội dung hoặc xé, đốt sổ sách, hồ sơ tạm giữ. Điều 10. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính 1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại Điều 6 Quy chế về tạm giữ người theo thủ tục hành chính bao gồm: a) Kinh phí cho việc lập hồ sơ, sổ sách phục vụ việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính; b) Kinh phí cho đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất nơi tạm giữ, mua sắm đồ dùng, phương tiện phục vụ cho việc tạm giữ; c) Kinh phí cho việc ăn, uống, khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ; tổ chức mai táng khi họ chết trong thời gian bị tạm giữ đối với trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia đình họ không tự bảo đảm được; d) Kinh phí cho các khoản chi khác phục vụ việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính bao gồm: tiền thuốc, viện phí, chăm sóc người tạm giữ bị ốm hoặc tiền tổ chức mai táng khi người tạm giữ bị chết, trong trường hợp người tạm giữ hoặc gia đình họ không thể tự bảo đảm được; chi phí dùng cho việc xác minh, làm rõ thân nhân của người bị tạm giữ. 2. Kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính do ngân sách nhà nước cấp, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền tạm giữ người vi phạm hành chính. Việc lập dự trù kinh phí thường xuyên cho thực hiện biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính được tiến hành như sau: a) Hàng năm, các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác tạm giữ người theo thủ tục hành chính, chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện tạm giữ người theo thủ tục hành chính cùng với việc lập dự toán ngân sách nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, gửi báo cáo dự toán kinh phí lên cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp của mình. b) Trên cơ sở báo cáo dự toán kinh phí của các cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp tổng hợp, lập dự toán kinh phí chung để bảo đảm cho việc thực hiện tạm giữ người theo thủ tục hành chính, trình lãnh đạo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. c) Việc quản lý, cấp phát, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính từ ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 11. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2010 và thay thế Thông tư 26/2007/TT-BCA ngày 15/11/2007 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ. Điều 12. Tổ chức thực hiện 1. Đề nghị Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế công tác phòng, chống vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, địa bàn do mình phụ trách, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy chế tạm giữ theo thủ tục hành chính, các văn bản pháp luật có liên quan về tạm giữ người theo thủ tục hành chính và hướng dẫn tại Thông tư này. 2. Tổng cục trưởng các Tổng cục An ninh I, An ninh II, Cảnh sát phòng chống tội phạm, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Hậu cần và Kỹ thuật, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục tài chính, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, các cơ quan, đơn vị liên quan cần phản ánh về Bộ Công an (qua Vụ Pháp chế) để có hướng dẫn kịp thời. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - CA các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục thuộc Bộ Công an; - Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Lưu: VT, V19, 200b. BỘ TRƯỞNG ĐẠI TƯỚNG Lê Hồng Anh Mẫu TGN BH kèm theo TT số /20 /TT-BCA(V19) Ngày / /20 …………………………………………….. (1) …………………………………………….. (2) ------------------------------ SỔ THEO DÕI TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Cơ quan, đơn vị:…………………………………………………………........ [/spoil]