Muốn đến Mặt Trăng thì trước tiên phải có tàu vũ trụ, muốn tàu vũ trụ thì phải biết cách làm, muốn biết làm tàu thì phải học linh tinh, và bây giờ chúng ta sẽ học những thứ linh tinh :). (Bài này chỉ có giá trị tham khảo, bạn có thể bỏ qua và quay lại xem bất cứ lúc nào.) Create New Project: Tạo Project mới Open Project: Mở project cũ Browse all examples: Mở folder chứa những project ví dụ. Khi nhấn Create New Project, sẽ xuất hiện 2 lựa chọn: Store project in single file (capx): Project của bạn sẽ gói gọn trong 1 file, thích hợp cho những project nhỏ. Use a project folder: Project của bạn sẽ phân chia rõ ràng đâu là script, đâu là âm thanh, đồ họa, thích hợp cho project lớn. Sau khi tạo Project mới, bạn có thể thấy 2 tab là : Layout 1 và Event sheet 1 Layout 1: Đây có thể gọi là 1 trang của game, mang các object. Event sheet 1: Nơi chứa logic của Layout 1. Nhìn xung quanh, các bạn sẽ thấy những tab quan trọng: Properties: là thuộc tính của một sự vật. Layer: khác Layout, nó là lớp của Layout (ko phải "lớp học", mà là lớp ví dụ như "lớp da" nằm trên và che đi "lớp mỡ"...) Projects: liệt kê tất cả những thứ bên trong Project như Layout, Event sheet, Object, Sound... Objects: Tất cả những Object của Layout đó. Properties của Project: Name: tên của project Description: tóm tắt về project Version: phiên bản hiện tại của project First layout: Layout đầu tiên của Project (default nó sẽ theo thứ tự từ trên xuống) Pixel rounding:cách thức object đc vẽ ra, nên để "On" Window Size: Kích cỡ của cửa sổ chơi game Preview browser: lựa chọn trình duyệt khi bạn preview project Preview mode: cách thức preview, ko quan trọng lắm Fullscreen in browser: game sẽ tự động lắp đầy màn hình, ko nên mở vì lag lắm. Enable WebGL: kích hoạt WebGL Renderer, WebGL giúp game chạy nhanh hơn so với Canvas Render, nhưng cũng có nhược điểm riêng =.= Sampling: Chỉ có tác dụng khi kích hoạt WebGL, chọn linear cho những game dạng hiện đại, point cho game thuộc phong cách cổ như pixel-art. Clear background: ngắn gọn là hiển thị tốt hơn trên mobi, nên để yes như mặc định. Properties của Layouts: Name: Tên của Layout Event sheet: Event sheet đang hoạt động cho Layout đó Active layer: Khi thêm object vào thì nó sẽ nằm ở Layer này Unbounded scrolling: Cho phép xem màn hình bên ngoài Layout luôn (ko nên) Layout Size: Kích cỡ của trang Layout này Margins: Kích cỡ của vùng bên ngoài Layout (ko nên) Properties của Layers: Name: Tên lớp Layer Initial visibility: Khi game bắt đầu chạy thì layer này có hiển thị không Background color: Màu nền Transparent: Bỏ màu nền và có cái nền trong suốt Opacity: Độ trong của Layer. 100 là bình thường, 99-1 là trong suốt, 0 là tàng hình. Force own texture: nên để "NO" Scale rate: độ tỷ lệ khi zoom, 100 là bình thường. Parallax: độ tỷ lệ khi scroll màn hình, dùng để làm background di chuyển chậm hơn so với nhân vật. Visible in editor: có cho Layer hiển thị trên editor không? Locked: Khóa Layer lại, không cho đụng đến bất kì Object nào của Layer này. Parallax in editor: Liên quan đến Parallax ở trên, có cho nó tác động ngay trên editor ko? Properties của Object Instances: (khái niệm instance chúng ta có thể hiểu như là bản sao, một object có thể có rất nhiều bản sao, chúng có cùng nguồn gốc là object đó, nhưng lại hoạt động riêng lẻ) Name: tên của object Plugin: plugin sử dụng cho object đó Global: mặc định, tất cả bản sao của object sẽ bị xóa khi chuyển sang Layout khác, nhưng nếu bạn để Global, nó sẽ ko bị xóa. Layer: Layer mà object đó đang yên vị. Angle: góc độ mà object đó đang quay (0 là mặc định, 360 = 0) Opacity: độ trong suốt của object (100 là bt, 0 là hoàn toàn trong suốt) Position: vị trí của object trong Layout. Size: kích cỡ của object. Edit variables: thiết lập biến cho object đó, gồm 3 dạng biến là Number, Boolean và Text. Edit behaviors: thiết lập hành động của object đó, ví dụ nó sẽ hành động như một cục đá, một nhân vật platform, hay một viên đạn. Properties của Animation: lười quá... bài này sẽ đc update thêm, vì ko phải cái gì mình cũng biết. Nhiều từ mình viết có thể gây khó hiểu, chỗ nào ko hiểu các bạn có thể hỏi mình =.= Sang Bài 2 mình sẽ hướng dẫn các bạn làm 1 game "Hứng Trái Cây" đơn giản, ko nhiều lý thuyết, chỉ làm và làm thôi. :)
Ừ nó cũng như layer trong PTS. Tại hồi xưa mình đọc bài guide nào đó nói "lớp" này "lớp" nọ mình cứ tưởng là lớp học mà phân chia tùm lum nên mù luôn (hồi đó dốt IT)
Bài viết rất có ích đó bạn, mong bạn hoàn thành đầy đủ để mình có thể hiểu cái C2 này rõ hơn ^^ Thank bạn nhiều!