Chiến dịch khổng lồ Tứ Đại Tinh Vân

Thảo luận trong 'World of Tanks' bắt đầu bởi The Iron Eagle, 2/3/13.

  1. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    nguồn: Wars and History, Science and Life magazine, Number 11, 2/2013

    Giai đoạn đầu chiến tranh Xô Đức kết thúc vào tháng 3-4 năm 1942 trong biển bùn báo hiệu mùa xuân đến ở Nga và Ukraina. Người Đức đã chiếm 1 diện tích bằng 3 lần nước Pháp, là nơi sinh sống của 1/3 dân số và 1/3 tiềm năng công nghiệp của LX. Nhưng kế hoạch Barbarossa, bắt đầu từ ngày 22/6/1941 đã thất bại. Moscow ko bị chiếm, Hồng quân ko bị tiêu diệt. LX cũng thành công trong việc đẩy quân địch từ 100 đến 300 km về phía Tây trong 4 tháng của 1 đợt phản công đẫm máu và được thực hiện hoàn toàn bất ngờ (12/1941-3/1942). Nếu chúng ta nhìn vào chiến tuyến năm 1942 thì đập vào mắt ta là 1 vòng cung khổng lồ trong miền trung nước Nga mà điểm gần nhất của nó chỉ cách Moscow 200 km. Vòng cung khổng lồ này rộng 200 km và sâu 180 km, mang tên thành phố chính nó mang tên là Rzhev. Sự tồn tại của nó và những trận đánh diễn ra ở đây tạo thành chìa khóa chính để hiểu những gì xày ra trong 12 tháng tiếp theo.

    [​IMG]
    Zhukov


    Đối với Stalin, vòng cung Rzhev là « mũi dùi hướng về Moscow », theo lời Zhukov, chỉ huy phương diện quân phía Tây. Đây là mối bận tâm số 1 của cả 2 ông này. Cả 2 cũng cho rằng 40% quân đội Đức ở mặt trận phía Đông tập trung tại đây, trong hoặc ngay sát vòng cung, dưới dạng Cụm tập đoàn quân Trung Tâm dưới sự chỉ huy của thống chế Von Kluge. Vị trí này cho phép Hitler tấn công Moscow tiếp vào mùa hè 1942.

    [​IMG]
    Hitler

    Ngược lại Hitler lại ko nhắm Moscow nữa mà hướng chú ý đến phía Nam Nga, nhất là vùng Caucasus vì có 3 mục tiêu kinh tế chính mà ông ta thèm khát sát nhập vào đế chế của mình :
    - Trung tâm công nghiệp Donbas ở Đông Ukraina
    - Vựa lúa Kuban
    - Kho dầu mỏ Baku

    Hitler biết rõ mối bận tâm của Stalin đối với vòng cung Rzhev đối với thủ đô của ông ta. Vì vậy Hitler quyết định lợi dụng nó để phân tán sự chú ý của giới chóp bu LX khỏi phía Nam mà ông ta muốn tấn chiếm hè năm 1942. Ong ta chuẩn bị 1 kế hoạch nghi binh mang mật hiệu Kremlin. Stalin nhanh chóng cắn câu và nhanh chóng tăng qu6n về phía Moscow hơn là về phía Ukraina. Để ngăn chặn sự tập trung quân của Đức về phía thủ đô mình, Stalin mở 1 loạt đợt tấn công ở phía Nam, vùng Crimea và quanh Kharkov vào tháng 4 và 5 năm 1942. Cả 2 chiến dịch đều kết thúc trong thảm bại. Hồng quân mất nửa triệu quân và 1 lượng phương tiện chiến tranh khủng khiếp. Điều đó khiến mặt nam của LX suy yếu đáng kể đúng lúc quân Đức sẽ tiến công. Mùa hè năm 1942, Đức mở chiến dịch khổng lồ (kế hoạch Xanh Dương) vào ngày 28/6 và tiến 400 đến 800 km theo hướng Đông và Nam. Voronezh bị chiếm, Stalingrad nằm trong tầm bắn, Rostov thất thủ và đoàn xe phương tiên Đức tràn về Caucasus.

    [​IMG]
    Stalin

    Đối với cơn sóng tấn công của Đức, và hiểu rõ ở vùng thảo nguyên bao la phía Nam thì ko có cách nào chống lại sự hiệp đồng tác chiến của không quân và lục quân Đức, LX chọn chiến thuật gián tiếp thể hiện qua 3 việc :
    - Rút lui để tránh các cuộc bao vây lớn. Dù họ bỏ lại nửa triệu tù binh cho Đức nhưng con số ấy vẫn chỉ là 1/7 so với số tù binh năm ngoái (3.5 triệu tù binh)
    - Ngưng rút lui trên các vật cản tự nhiên như sông Don, sông Volga và rặng núi Caucasus
    - Ngăn chặn quân Đức tăng cường quân đội ở phía nam bằng cách tiến công vòng cung Rzhev

    Vào tháng 7 và 8, 1 chuỗi phản công dữ dội dc thực hiện bởi Phương diện quân Kalinin và Phương diện quân phía Tây giam chân Tập đoàn quân số 9 của Đức trong vòng cung Rzhev. Chỉ huy của nó, đại tướng Walter Model phải nhường đất và kêu gọi sự hi sinh của binh sĩ. Tổn thất của ông ta nặng đến nỗi mà ngày 16/8, ông ta thổ lộ với cấp trên, thống chế Kluge, chỉ huy Cụm tập đoàn quân Trung tâm : « Tập đoàn quân số 9 có thể xem như cạn kiệt và cần có thêm 3 sư đoàn tăng viện. nếu các ông ko cho chúng tôi số tăng viện ấy thì Cụm tập đoàn quân phải chịu trách nhiệm cho những gì sẽ xảy ra tiếp theo ». Model chỉ tránh được sự chọc thủng của Hồng quân khi giữ lại và sử dụng 3 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh chuẩn bị sẵn sàng xuất phát đi Stalingrad. Tệ hơn, trong khi tướng Paulus chịu mất hàng ngàn lính khi tiến về Stalingrad và sông Volga thì Berlin phải gửi tank và máy baycho Cụm tập đoàn quân Trung tâm để tránh phải rút lui. Do vậy, Cụm tập đoàn quân phía Nam, mà theo Hitler là có ảnh hưởng quyết định cho cuộc chiến, chỉ có trong tay 40% quân lực Đức ở Nga và 17 trên 34 sư đoàn thiết giáp hiện diện trên mặt trận phía Nam.

    Mặc cho sự suy sụp của Model, người nga tỏ vẻ thất vọng. Trong hồi ký của mình, Zhukov nói về sự vuột mất cơ hội : « nếu chúng ta có thêm 1 hoặc 2 tập đoàn quân nữa, chúng ta ko chỉ có thể đánh cụm quân Rzhev mà đánh luôn cả cụm quân Rzhev-Viazma và phát triển tình hình chiến dịch theo hướng có lợi cho ta trên tất cả hướng chiến thuật về phía Tây. Thật tệ là bộ chỉ huy tối cao đã để mất cơ hội đó. Mối quan hệ giữa trận Rzhev và trận Stalingrad từ đó được thiết lập : Paulus không nhận được những phương tiện cần thiết để chiếm nhanh Stalingrad vì chúng được cung cấp cho Model trong vòng cung Rzhev. Hitler lẽ ra phải rút quân khỏi cái vòng cung ấy để thành lập quân dự bị đồng thời làm ngắn lại chiến tuyến. Nhưng ông ta đã không làm thế, vì 2 lý do :
    - ông ta muốn giam chân 1 lượng tối đa quân Nga trước Moscow bằng cách giữ mũi dùi đe dọa
    - ông ta chưa bao giờ từ bỏ ý định chiếm Moscow trong năm sau

    Chiến thuật gián tiếp của LX dù vậy vẫn chưa đủ để lật ngược thế cờ. Họ cần phải kiếm 1 cách khác. Sự biến đổi tình hình ở Stalingrad cho phép Bộ Tham mưu Hồng Quân và Ủy ban cố vấn quân sự của Stalin có thời gian vạch ra 1 kế hoạch phản công vĩ đại mang tên Tứ Đại Tinh Vân. Trở lại ngày 27/8/1942, tường Zhukov đang ở vòng cung Rzhev và nhận 1 cuộc điện thoại của thư ký của Stalin thông báo ông ta vừa trở thành phó Tổng tư lệnh, có nghĩa là nhân vật số 2 trong bộ máy Hồng Quân. Tại sao lại thăng cấp bất ngơ như vậy ? Zhukov hiểu ra ngay vào ngày 29 ở Kremlin. Stalin cực kỳ lo lắng do tình hình Stalingrad càng ngày càng xấu và Zhukov sẽ là lính chữa cháy cho ông ta với quyền bính vô hạm. Ngày 23/8, tập đoàn quân 6 của Paulus đã đến sông Volga, cô lập hoàn toàn tập đoàn quân 62 của LX trong thành phố khỏi các đơn vị khác của Hồng Quân. Ở phía Nam, tập đoàn quân thiếp giáp số 4 của Đức cũng trên đường đến tăng viện cho Paulus. Stalin báo cho Zhukov là ông ta giao 3 tập đoàn quân dự bị (trang bị thiếu thốn) và ra lệnh bằng mọi giá phải tấn công từ phía Bắc (vùng Kotluban), xuyên qua phòng tuyến Đức và giải nguy cho tập đoàn quân 62 bị kẹt trong thành phố. « Ông phải tấn công trong vòng 4 ngày, Stalin nói, nếu không chúng ta mất Stalingrad ».

    [​IMG]
    Trận Kolutban (xem hình trên), ít người biết, được tiến hành bằng 1 loạt 15 đợt tấn công trực diện bởi Zhukov (Eremenko thay Zhukov từ 12/9) chống quân đoàn thiết giáp tốt nhất của Paulus, quân đoàn 14 và 2 sư đoàn bộ binh.Kết quả rất khủng khiếp. 1/3 trong số 250.000 lính LX bị giết, bị thương hay mất tích, 300 trên tổng số 400 tank bị phá hủy. Quân Đức giữ vững phần lớn các vị trí nhưng trận Kolutban ảnh hưởng đáng kể đến vận mệnh Stalingrad. Nó phá hoại kế hoạch ban đầu của Paulus trong toan tính sử dụng quân đoàn Thiết giáp 14 trong việc đánh chiếm thành phố. Paulus bị giam chân mất 1 phần tư lực lượng của mình ở Kolutban. Thay vì tấn công Stalingrad từ 3 hướng (bắc, tây và nam), Paulus chỉ thực hiện dc từ tây và nam. Mất cánh tấn công phía Bắc khá là thê thảm cho Paulus vì ông ta ko thể chiếm được khu nhà máy, mục tiêu của quân đoàn 14, và ông ta cũng chỉ đạt được mục tiêu đó sau 60 ngày chiến đấu vốn làm hao mòn khả năng chiến đấu của tập đoàn quân 6. Rất nhiều lần, Paulus phải ngưng tấn công vào thành phố để hướng pháo và máy bay của ông ta vào các đơn vị của Zhukov. Nếu ngày 29/8 Stalin tin rằng Stalingrad sẽ mất thì 1 tháng sau, qua báo cáo của Chuikov, chỉ huy tập đoàn quân 62 : « Quân Đức đã mất thế tấn công. Chúng ko còn hiệp đồng và nhanh nhạy như xưa ». Paulus đã lỡ mất 1 chiến thắng chớp nhoáng. Trận đánh biến thành 1 cuộc chinh phục mệt mỏi qua từng căn nhà, từng con đường, từng nhà máy mà trong đó quân Đức mất tất cả ưu thế truyền thống : cơ động, vận động chiến, hỗ trợ hỏa lực chiến lược từ máy bay và pháo binh. Cũng đó chính là lúc Zhukov hiểu ra Stalingrad đã trở thành vũng bùn cho quân Đức. Hồng quân chỉ việc kéo dài trận đấu đó, cho phép hình thành trên bàn giấy kế hoạch phản công chiến thuật Tứ Đại Tinh Vân.

    [​IMG]
    Vassilevski

    Đó là giữa ngày 26 và 30 tháng 9 mà Zhukov và Vassilevski, chủ tịch Hội đồng Tham mưu Hồng Quân vạch ra kế hoạch Tứ Đại Tinh Vân. Đó là tổng hợp của 4 gọng kềm khổng lồ nhầm tiêu diệt 2 Cụm Tập đoàn quân phía Nam và Trung Tâm, chiếm 85% quân Đức ở Nga trong 1 chiến dịch mùa đông.

    [​IMG]
    Đại chiến dịch Tứ Đại Tinh Vân chia làm 4 chiến dịch : (xem hình trên)
    - Chiến dịch Uranus (sao Thiên Vương) nhằm bao vây tập đoàn quân 6 của tướng Paulus quanh Stalingrad với sự hợp động tác chiến của 3 Phương diện quân Tây Nam, sông Don, và Stalingrad. Sự thành công của nó sẽ giúp khới động chiến dịch Saturn (sao Mộc)
    - Chiến dịch Saturn nhắm vào thành phố Rostov, nằm trên biển Azov, mà việc chiếm đóng nó sẽ cô lập ở Caucasus toàn bộ Cụm Tập đoàn quân A, tức là tập đoàn quân thiết giáp số 1 và tập đoàn quân 17 của Đức. Người Đức chỉ có 2 lựa chọn là bị tiêu diệt hoặc cố gắng rút lui bằng đường biển từ bán đáo Taman, 1 Dunkerque thứ 2, như tiền bối của nó, phải bỏ lại tất cả trang bị trên bãi biển.
    - Chiến dịch Mars (sao Hỏa) sử dụng cùng nguyên lý của chiến dịch Uranus. 2 đợt tấn công từ gốc của vòng cung Rhzev sẽ cô lập và bao vây tập đoàn quân 9 của Model. Cuộc tấn công được thực hiện bởi 2 Phương diện quân Kalinin và phía Tây. Sự thành công của nó sẽ khởi động chiến dịch Jupiter (sao Thổ)
    - Chiến dịch Jupiter khai thác thành công chiến dịch Mars bằng 1 cuộc tấn công kép nhắm vào Viazma rồi Smolensk. Chiếm đóng 2 vị trí tiếp liệu quan trọng nàyxem như kết án tử với Cụm tập đoàn quân Trung Tâm gồm tập đoàn quân số 9 và tập đoàn quân thiết giáp số 3

    4 chiến dịch huy động khoảng 20 tập đoàn quân LX chia ra 5 Phương diện quân với hơn 2 triệu người và 1 lượng khổng lồ trang thiết bị. Đây là lần đầu tiên 1 tập hợp chiến dịch lớn và phức tạp đến như vậy được suy nghĩ, vẽ ra và thực hiện bởi Hồng quân. Chúng ta cũng thấy tham vọng to tác của kế hoạch đó : tiêu diệt phần lớn quân số của 2 Cụm tập đoàn quân lớn của quân D(ức ở mặt trận phía Đông. Vậy có hợp lý không ? Theo David Glantz, sử gia lớn của của Mỹ về chiến tranh LX-Đức mà chúng tôi được dịp phỏng vấn thì : « Sự lựa chọn đến 2 chiến dịch chiến thuật ở 2 điểm cách xa nhau trên bản đồ không phải là sản phẩm của Bộ Tham mưu LX mà là của riêng Stalin. Ông ta đã làm lại điều tương tự vào năm 1945. Nhưng Hồng quân, dù có nhiều lực lượng dự bị hơn hẳn Đức, lại không đủ phương tiện hiện đại để thực hiện 2 chiến dịch cùng lúc : họ thiếu tank, thuốc nổ, máy bay hoạt động được. Liệu việc ham hố đuổi theo 2 con thỏ có khiến Hồng quân không bắt được con nào ? Nghịch lý của Đại chiến dịch Tứ Đại Tinh vân là dù thế nào, sự chia đôi lực lượng Hồng quân đã làm lợi cho họ ở Stalingrad. Điểm quan sát thứ 3 là vấn đề chiều sâu của cuộc chiến giúp mang đến câu trả lời cho câu hỏi trước. Thật sự mà nói thì Hồng quân có 1 cái đầu tốt hơn quân Đức nhưng lại có 1 thân thể suy nhược hơn. Bộ Tham mưu LX và cả Stalin đều hiểu rõ chiều sâu bản chất của 1 cuộc chiến tranh hiện đại. Nhưng hệ thống vũ trang của nó vẫn yếu kém vào năm 1942 và khả năng chiến lược của hệ thống đó vẫn thua quân Đức đến tận 1945. Ngược lại Đức lại là bậc thầy về chiến tranh cơ giới và không quân, bù lại quan niệm chiến tranh của Đức vẫn không thoát được tư duy lạc hậu từ thế kỷ 19, ngoài ra họ còn ko vẽ ra được chính xác 1 đại chiến dịch hay 1 chuỗi chiến dịch ngắm tới 1 mục đích chính xác và từng bước theo những phương tiện hiện có. « Kể từ Stalingrad, dần dần cái đầu LX càng vượt xa Đức, David Glantz khẳng định. Rất đơn giản, người Đức không có khả năng nhìn xa hơn chiều sâu chiến lược. Người ta đã thấy điều đó ngay từ mùa hè năm 1941. Để minh họa, tôi lấy ẩn dụ về chơi cờ và chơi bài. Quân đội Đức chỉ biết chơi bài, không thể chỉ ra 1 mục tiêu chiến thuật cụ thể hay đạt cấp chiến dịch. Hồng quân trong khi đó lại chơi cờ. Theo mức độ chiến lược, họ rất dở, theo mức độ chiến dịch, họ dở, theo mức độ chiến thuật, họ cực kỳ xuất sắc.
    Mục tiêu của tư liệu này giải thích tại sao ưu thế chiến thuật đã giúp đẻ ra dù cho nhiều yếu kém, 1 chiến thắng vĩ đại ở Stalingrad. Trận Rhzev cũng nằm trong sự giải thích đó.

    Stalin tập trung 1 lực lượng đông đảo hơn cho chiến dịch Mars (trận Rhzev) so với Uranus (trận Stalingrad). Thế nhưng, chiến dịch đầu tiên lại là 1 thảm họa quân sự, trong khi chiến dịch kia lại là 1 thành công vang dội. Tại sao ?

    Đây cùng là 2 chiến dịch quân sự của LX tập hợp 1 lực lượng đông đảo hơn Đức với tỉ lệ 2,5 chọi 1. 1 trở thành chiến thắng đi vào lịch sử quân sự, 1 trở thành thất bại đáng xấu hổ mà người ta tìm mọi cách để che lấp nó đi. Vậy giải thích thế nào cho 2 kết quả quá khác nhau như vậy ?

    Mars và Uranus diễn ra trong 2 tình trạng khác nhau từ gốc rễ.

    Trước tiên là địa hình. Quanh Stalingrad là 1 thảo nguyên bao la, hoàn toàn trống trải, không có chỗ núp tự nhiên. Quân phòng thủ chỉ có thể dựa vào mỗi chiến hào để chống lại hỏa lực đối phương. Trong vùng Rhzev thì lại khác, rừng và đồi núi bảo vệ cho quân phòng thủ và kho đạn khỏi sự trinh sát của máy bay đối phương. Những thung lũng lầy lội, quanh co không thích hợp cho tank hoạt động, vốn có thể bị bắn từ mọi hướng.

    Kế tiếp là hình dạng mặt trận. Paulus ở Stalingrad có 2 bên sườn trải dài đến 500 km và ông ta giữ liên lạc rất khiêm tốn với các đơn vị đóng giữ nó. Trong trường hợp nguy cấp, lực lượng cơ động của ông ta, tập trung trong thành phố Stalingrad, phải di chuyển khá xa để đấy lùi bất kỳ đợt chọc thủng nào của Hồng Quân và ông ta cũng không có đủ ….. xăng để làm điều đó. Hệ thống phòng thủ khá dàn trải, thiếu chiều sâu : 1 bãi mìn kéo dài đứt quãng, 2 đường chiến hào, 1 pháo chống tank hoàn toàn thấy được từ mọi hướng mọi 2,5 km cho sườn trái và mọi 7,5 km cho sườn phải. Trong khi ở Rhzev, vòng cung chỉ bao quanh 1 chu vi dài 200 km. Không có điểm nào cách xa hơn 60 km từ Bộ Tư lệnh của Model và lực lượng dự trữ của ông ta : tất cả các uộc tấn công của LX đều có thể ngay lập tức đáp trả. Hệ thống phòng thủ được thiết lập theo chiều sâu, tập trung quanh các ngôi làng được biến thành « tổ nhím » với 1 lượng mìn và lô cốt dày đặc. Tất cả các cuộc tấn công đều bị đánh bại bởi pháo chống tank hạng nặng và pháo dã chiến.

    Câu hỏi vệ lực lượng dự bị là thiết yếu. Ở Stalingrad, Paulus chỉ có lực lượng dự bị đáng kể là quân đoàn thiết giáp 48 : 20.000 người, 100 pháo chống tank hạng nặng, 182 tank. Tập hợp lại, đơn vị này có khả năng làm được điều gì đó. Nhưng chúng lại bị dàn trải ra 75 km đằng sau tập đoàn quân số 3 của Rumani. Những tank của đơn vị này trực thuộc sư 22 và sư 14 thiết giáp (sư 14 không có lính tùng thiết) và cả sư thiết giáp số 1 của Rumani (108 tank trong đó 87 là Pz 38t lạc hậu). Ngược lại Model lại có 1 lực lượng tank đông đảo, hùng hậu và tập trung hơn. Bên cạnh 15 sư đoàn bộ binh (cộng thêm 1 sư đoàn kỵ binh SS), ông ta có trên mặt trận 4 sư đoàn thiết giáp, công 1 sư thiết giáp của lực lượng dự bị tập đoàn quân và 3 sư khác của lực lượng dự bị Cụm tập đoàn quân. Trong số đó là tinh hoa của quân Đức như sư đoàn Grossdeustland, sư 1, 5 và 9 thiết giáp.

    Sự khác biệt quan trọng nhất là về con người. Ở Rzhev, Zhukov phải đối mặt với 1 lực lượng 100% gốc Đức chỉ huy bởi Walter Model. 20 sư đoàn, 300.000 người thiện chiến, tự tin và tinh thần chiến đấu cao. Chiến dịch Uranus lại diễn ra ở gót chân Achilles của Paulus : 2 tập đoàn quân Rumani bảo vệ 2 cánh của quân Đức. Bên trái, trải dài trên 160 km là 10 sư đoàn của tập đoàn quân số 3 dưới sự chỉ huy của tướng Dumitrescu. Với 90.000 người, đội quân này trang bị số pháo chống tank chỉ bằng 1/3 so với lực lượng Đức. Đơn vị này được hứa giao 300.000 mìn chống tank nhưng thực nhận chỉ có …. 50.000. Tinh thần còn thê thảm hơn. Bộ chỉ huy có không khí ghét Đức, tham nhũng và bất tài. Trên sườn phải quân Đức là 104.000 lính của tập đoàn quân số 4 Rumani (bộ tham mưu đang được thành lập và chỉ huy bởi tướng Contanstinescu), bảo vệ 250 km mặt trận băng qua 1 thảo nguyên đáng sợ. Sống trong những cái lỗ lộng gió, lính Rumani chịu đựng đói và rét ngay thềm đợt tấn công của Hồng Quân. Trong khi phần lớn quân Đức, tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân thiết giáp số 4 đánh nhau trong Stalingrad và vùng phụ cận.

    [​IMG]
    lính Rumani

    Về phía chỉ huy Đức, liệu có thể tìm được sự khác biệt giữa Model và Paulus ? Paulus là 1 trí thức ôn tồn, điềm đạm, cẩn thận, khiêm tốn, do dự và chỉ quanh quẩn trong Bộ tư lệnh của mình. Ông ta thích công việc tham mưu, việc mà ông ta làm rất giỏi, ở mặt trận thì sức khỏe yếu ớt không cho phép ông ta ra ngoài nhiều. Ngược lại Model là 1 con trâu nước, hùng hổ, cứng rắn, luôn luôn có mặt ở những nơi cần mình, 1 chỉ huy chiến trường vĩ đại, có thể là vĩ đại nhất trong số những người phục vụ Hitler.

    [​IMG]
    Walter Model

    [​IMG]
    Friedrich Paulus

    Tình trạng tiếp liệu cũng cần phải nhắc đến. Tập đoàn quân 6 luôn luôn bị tiếp liệu trễ, kho chứa bao giờ cũng trong trạng thái thiếu thốn. Người ta phát hiện nhiều trường hợp lính Rumani chết do thiếu ăn. Tập đoàn quân 9 thì khác, nó nằm ngay trên tuyến huyết mạch Berlin-Warsaw-Smolensk nên có dự trữ xăng dầu đầy đủ trong khi Paulus thiếu hụt thậm chí ngay cả trước khi bị bao vây.

    Cuối cùng, LX có 1 yếu tố bất ngờ ở Stalingrad, thứ mà họ không có ở Rzhev. Những đơn vị tình báo của Model đã phát hiện trang thiết bị dành cho cuộc tấn công của LX từ giữa tháng 10. Lính đào ngũ của LX cũng cung cấp thông tin ngày và giờ của trận đánh, 1 tuần trước ngày 25/11. Có vẻ như là tình báo Đức cũng moi được tin từ Max, nhân viên của họ cài ở Moscow. Model vì thế có thời giandi chuyển toàn bộ lực lượng dự trữ vào trung tâm vòng cung, tăng cường quân phòng thủ và chuẩn bị thêm đạn dược. 3 sư đoàn thiết giáp dự bị được đặt trong tình trạng báo động đỏ. Ở Stalingrad, ngược lại, Rheinhard Gehlen, chỉ huy tình báo phía Đông của Đức, phạm sai lầm nghiêm trọng khi khẳng định cho đến 2 ngày trước chiến dịch Uranus là LX không đủ khả năng tung 2 chiến dịch lớn cùng lúc. Khi ông ta tin chắc rằng LX sẽ tấn công Rhzev, ông ta suy luận ra Paulus không có việc gì phải lo lắng cho 2 bên sườn và kêu gọi Paulus tập trung vào cuộc chiến đô thị trong nội thành Stalingrad. Kết quả : lực lượng model trong trạng thái sẵn sàng trong khi lực lượng Paulus không có chút khái niệm gì về lự lượng họ phải đối mặt. Theo những thông tin thu thập được thì ngay cả LX cũng phạm sai lầm tình báo. Họ tiên đoán là thành công của uranus sẽ bao vây 85.000 đến 90.000 quân Đức nên họ vẽ tiếp kế hoạch của chiến dịch. Thực tế là quân Đức trong khu vực bi bao vây đông gấp 3 lần dự kiến và sai lầm đó phá vỡ sự chuyển tiếp giữa chiến dịch Uranus và Saturn, Ở Rhzev thì Zhukov lại hoàn toàn mù tịt. Giông bão tháng 10 không cho phép trinh sát đường không. Hệ thống nghe lén của LX cũng tồi tệ. Dù cho ông ta bỏ qua sự hiện diện của 8 sư đoàn thiết giáp Đức trong vòng cung hay khu vực kế cận. Nhưng ông ta cũng quên 1 điều là thực lực các sư đoàn tank LX chưa bao giờ đạt đến trình độ của các sư đoàn thiết giáp Đức. Tóm lại ông ta đánh 1 trận đấu mạnh chống mạnh trong khi tấn công các đơn vị Rumani, chiến dịch Uranus là 1 trận đấu mạnh chống yếu. Thêm nữa là khi sa vào vũng bùn Stalingrad, quân Đức cũng vô tình tặng cho LX 1 món quà. Tập trung 12 sư đoàn tinh nhuệ nhất trong đống đổ nát ở Stalingrad trong khi tự tin giao phó 2 sườn cho các đơn vị loại 3 tạo ra 1 hiệu ứng mà theo Halder, tổng tham mưu lục quân Đức cho đến năm 1942 là 1 sự khó tin trong lĩnh vực quân sự.

    3 Phương diện quân được giao trọng trách thực hiện Uranus có ưu thế 2,2 chọi 1 với người (900.000 vs 413.000) và 2,7 chọi 1 với tank (1550 vs 575). Ở Rhzev (tính luôn những lực lượng dự bị giành cho chiến dịch Jupiter), Zhukov có 2 Phương diện quân với ưu thế 2,6 chọi 1 với người (1.200.000 vs 450.000) và tank (2352 vs 900). 2 điều có thể rút ra : 1 là Rjhev nhận nhiều phương tiện chiến tranh hơn Uranus, 2 là ưu thế chất lượng và yếu tố chiến dịch của Model so với Paulus quá rõ rệt.

    Chiến dịch Uranus : 100 giờ cho 1 cuộc bao vây khổng lồ

    [​IMG]

    Chiến dịch Uranus là 1 chiến dịch cổ điển của LX. Dĩ nhiên, tấn công kép bằng những gọng kèm để tạo thế bao vây không phải là sản phẩm nguyên gốc của LX : người Đức đã từng thực hiện những thế trận như thế còn to hơn. Phương pháp, bù lại lại là áp dụng của nguyên lý « Chiến dịch chiều sâu » của Vladimir Triandafillov vào những năm cuối thập niên 20 và được viết trong cẩm nang của thống chế Tukhachevski từ 1932 đến 1936. 2 gọng kềm của LX được thực hiện bất đối xứng. Gọng kềm phía bắc tấn công ngày 19/11/1942 to hơn gọn kềm phía nam. Phía Bắc, việc xuyên thủng phòng tuyến của tập đoàn quân 3 Rumani, được giao cho pháo binh, bộ binh và thiết giáp của Phương diện quân Tây Nam chỉ huy bởi tướng Vatutin (tập đoàn quân cận vệ số 1, , tập đoàn quân thiết giáp số 5, tập đoàn quân 21), nắm vai trò chính. Ở sườn trái của nó, Phương diện quân sông Don của tướng Rokossovsky (gồm 3 tập đoàn quân 65, 24 và 66) giữ chân 2 quân đoàn của tập đoàn quân 6 của Đức bằng những đợt tấn công trực diện để ngặn chặn chúng tiếp viện các đơn vị Rumani. Ở phía Nam, Phương diện quân Stalingrad chỉ huy bởi Eremenko tấn công sau đó 24h bằng bộ binh của 3 tập đoàn quân 64, 57 và 51 vào tập đoàn quân số 4 của Rumani.

    Phía Bắc, việc xuyên phá phòng tuyến Rumani được thực hiện trong 3h. Vatutin ném vào 4 quân đoàn thiết giáp và 2 quân đoàn kỵ binh làm tan rã phòng tuyến thứ 2 của Rumani và tiến 35 km trong buổi sáng. 3h sau khi LX tấn công, Đức phản xạ bằng việc ra lệnh cho đơn vị dự trữ duy nhất, quân đoàn thiết giáp số 48 tấn công nhằm chặt đứt đợt tiến công của các đơn vị thiết giáp của Vatutin. Nhưng do thiếu xăng, 1/3 số xe không thể khởi động. Hơn nữa, kế hoạch của XL đã dự đoán 3 trục tiến công để phân tâm quân Đức, đó là kết quả của 1 cuộc tính toán rất tinh vi. Kết quả là thiết giáp Đức bị chia nhỏ thành nhiều nhóm, không làm được gì và rút lui trong hoảng loạn.

    Vào 21h30, Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức và cả Hitler biết được tính nghiêm trọng của tình hình. Paulus nhận được lệnh rút các đơn vị cơ động khỏi Stalingrad và tập trung tấn công các đơn vị của Vatutin. Nhưng Paulus cũng đã ra lệnh cho thiết giáp không được phép bỏ vị trí nên ông ta chỉ rút được tank ra sau khi cho bộ binh đến thông báo và …. Kiếm được xăng. Trong thời gian đó thì Hồng quân không chờ đội gì cả. Vào 6h sáng ngày 22/11, hô chiếm được cầu Kalatch trên sông Don, mạch máu của tập đoàn quân 6. Phía Nam, quân của Eremenko bị sa lầy 1 tí. Đợt xuyên phá thực hiện bởi bộ binh trước khi 1 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn kỵ binh tham chiến. Họ tiến chậm hơn nhưng họ chỉ có 80 km di chuyển để sát nhập với gọng kềm bắc, vốn phải di chuyển đến 130 km. Cuộc bao vây hoàn tất ở nam Kalacht vào lúc 16h ngày 23/11.

    Tương thích với nguyên tắc quân sự LX, hô nhanh chóng thành lập 1 phòng tuyến bên ngoài để chống lại sự xâm nhập của các đơn vị viện binh và càng xa càng tốt so với tuyến phòng thủ bên trong vốn có nhiệm vụ đẩy quân Paulus về phía Stalingrad. Việc áp dụng máy móc chiến thuật đó khiến LX bỏ đi cơ hội trời ban là tiêu diệt quân Đức bị bao vây từ gốc. Thay vì dừng lại ở việc chiếm cầu Kalatch, lẽ ra họ nên nhanh chóng tung lực lượng thiết giáp tấn công chiếm luôn những kho đạn và tiếp liệu chính, và nhất là sân bay Pitomnik, mỗi liên hệ duy nhất giữa Paulus và thế giới bên ngoài. Nếu đề đó xảy ra thì toàn bộ quân Đức ở Stalingrad đã bỏ súng đầu hàng chỉ trong 72h. Có lẽ LX đã nhầm lẫn tình báo khi cho rằng chỉ có 80.000 đến 90.000 quân Đức bị vây trong khi thực tế con số đó đến 260.000. Hạt nhân sẽ khó đập vỡ hơn dự đoán.

    Paulus do dự rồi yêu cầu 1 cuộc phá vây về phía Tây bằng cách bỏ Stalingrad. Hitler từ chối, ngoài ra Goering cũng cho bảo đảm là sẽ cung cấp 1 câu không vận cho tập đoàn quân 6 bằng máy bay trong khi chờ 1 chiến dịch phá vây. Từ ngày 24 đến 29/11, Paulus không còn cách nào khác ngoài biến tập đoàn quân mình thành 1 tổ nhím. Nó phải giữ 1 chiến tuyến hình thoi dài 60 km ở trục dài nhất và bán kính 170 km với trung tâm là sân bay Pitomnik. LX phải dùng đến 7 tập đoàn quân và 2 tháng đánh nhau điên cuồng chỉ để xóa sổ tập đoàn quân 6. Thảm họa D(ức đã thành hiện thực. Cho đến ngày nay, những nhà sử gia bút chiến với nhau về khả năng Paulus có thể tự mình phá vây, hay Manstein có thể giải vây cho Paulus trong chiến dịch Wintergewitter (Bão táp mùa đông) vốn được quyết định từ 23/11 và khởi động từ 12/12. Thất bại của Manstein thực chất lại nằm ở… Rhzev.

    Mars : 3 tuần thảm sát

    [​IMG]

    Kế hoạch của chiến dịch Mars và sự nối tiếp chiến thuật của nó, chiến dịch Jupiter là tác phẩm của Zhukov, Purkaev (chỉ huy Phương diên quân Kalinin) và Koniev (chỉ huy Phương diện quân phía Tây). Nó dự đoán 3 chuỗi chiến dịch tuy phụ thuộc vào nhau nhưng mỗi chuỗi lại được chia nhỏ ra thành các mũi xuyên phá và các mũi khai thác. Tất cả những mục tiêu chiến thuật của Jupiter phụ thuộc vào sự thành công của chiến dịch Mars vốn sử dụng 4 tập đoàn quân tấn công Rhzev từ 3 hướng. Đối với Phương diện quân phía Tây, tập đoàn quân 20 phải ra đòn chính ở sông Osuga, phía bắc Sychevka, mà hạ nguồn là vòng cung Rhzev. Để khai thác điểm xuyên phá, nó có 2 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn kỵ binh. Ngược lại, phía tây, đối với Phương diện quân Kalinin, tập đoàn quân 41 phải ra đòn chính, gần Belyi với 1 quân đoàn cơ giới., sát cánh với tập đoàn quân 22 trong thung lũng Lutchesa. Ỡ phía Bắc vòng cung, tập đoàn quân 39 kiếm 1 mũi xuyên phụ gần Molodoi Tud.

    Trận đánh bắt đầu ngày 25/11 vào lúc 7h50. Thới tiết rất tồi tệ. Mây thấp, bão tuyết, sương mù dày đặc và âm 10 độ C. Pháo binh bắn như người mù, khởi động tệ hại cho LX khi họ mất điểm mạnh truyền thống là pháo binh. Tệ hơn, máy bay không cất cánh được mặc dù Zhukov đã thành công khi tập hợp được hơn 1000 máy bay chống 1 lực lượng ít hơn 200 máy bay Đức. Công việc ngay lập tức khó khăn. Bộ binh LX bị kẹt trước những lô cốt đặc nghẹt súng máy, được bảo vệ bởi 1 hỏa lực pháo binh hùng mạnh. LX còn thiếu cả các đơn vị công binh mang bộc phá và súng phun lửa, kể cả pháo trực xạ. Dù vậy, quân LX vẫn tiến được từ 15 đến 45 km tùy theo khu vực. Mặc cho những điều kiện bất lợi, Zhukov ra lệnh cho tung ra các đơn vị cơ động. Đấy là sai phạm nghiêm trọng nguyên tắc của học thuyết « chiến trận chiều sâu » : tank chỉ tung ra sau khi xuyên thủng tất cả những hệ thống phòng thủ chiến lược. Những mũi xuyên thủng của chiến xa như những đường đơn độc bị bao vây bởi những thành phố và làng được phòng thủ chặt chẽ của người Đức. Địa hình thì bất lợi với tank : đầm lầy, rừng, rặng cây, lượng đường di chuyển dc thì ít và đầy mìn. Những con sông không đông cứng đủ để tank chạy qua và những vụ kẹt xe khổng lồ ngăn chặn việc di chuyển của lính xây cầu phao. Trong 48h, hơn 2/3 trang thiết bị không sử dụng được, phần lớn do hỏng hóc cơ khí hoặc sa lầy. Chậm trễ chồng chất, cho phép Model có thời gian tập hợp quân dự bị.

    Ngay ngày 29/11, LX ngừng tiến quân, sự xuất hiện của lực lượng dự bị Đức bắt đầu có hiệu ứng. Zhukov hối thúc Koniev và Purkaev, ra lệnh liên tục họ phải mở các cuộc tấn công mới. Những tốn thất rất lớn trong khi những gì đạt được thì lại eo hẹp : quân Đức không nhường bước nữa. Trong tuần tiếp theo. Thiết giáp Đức phản công và chặt đứt các mũi xuyên thủng của LX, 1 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn cơ giới bị bao vây và xóa sổ, Ngay ngày 30, rõ ràng là LX đã thất bại trong trận đánh này. Nhưng Zhukov mặc kệ. Ông ta tin rằng 2 tập đoàn quân 41 và 22 của Phương diện quân Kalinin có thể thành công hco64 mà Koniev thất bại với tập đàon quân 20. Rồi khi 2 tập đoàn quân đó đến phiên chúng thua thì ông ta tiếp tục nghĩ là tập đàn quân 39 ở phía Bắc có thể đập tan phòng tuyến Đức. RỒi ông ta lại quay trở lại tập đoàn quân 20 thêm 1 lần nữa. Mọi thứ đều vô ích. Hành động của Zhukov càng ngày điên cuồng. Trên 1 máy bay Po-2 hay trên xe hơi, ông ta chạy từ tổng hành dinh này đến tổng hành dinh khác, từ Phương diện quân đến tập đoàn quân, từ tập đoàn quân đến quân đoàn, từ quân đoàn đến sư đoàn. Ông ta van xin, nài nỉ, đe dọa, la hét. Ông ta giáng chức 1 loạt tướng, phong 1 loạt trướng khác nhưng cơn giận dữ của ông ta chỉ gửi đi tấn công 1 lự lượng bộ binh chết nhiều hơn sống và những quân đoàn tank chỉ còn 20 đến 30 tank trên tổng số 200 ban đầu. Đó là 1 cuộc thảm xác khó hiểu không đâu không đuôi. Vào ngày 1/12, Stalin đã hiểu ra. Ông ta bỏ hết những ảo tưởng về chiến dịch Mars và cho Vassilevski những trang thiết bị mà Zhukov giành cho chiến dịch Jupiter. Ngày 7/12, Zhukov vẫn nhận được khả năng tung 1 đợt tổng tấn công mới. « Nếu tôi thành công lần này, chúng ta có thể khởi động Jupiter ». Stalin giả bộ như là tin điều đó vì sự năng nổ của Zhukov làm ông ta hài lòng, nó giúp kiềm chân 1 lượng lớn tank Đức lẽ ra phải ở Stalingrad. Zhukov được nhận thêm viện binh, người ta gọi thêm các sĩ quan già và bệnh ở hậu phương, tăng cường lính mới tuyển tội nghiệp từ Trung Á mà chưa từng qua tập huấn, lính lái tank còn chưa có đến 5h tập lái vào biên chế. Zhukov tiếp tục cái cối xay thịt vào ngày 11/12. Họ tiến được 1500m cho đến khi mất vào tay đột phản công đầu tiên của đối phương. Ngày 13/12, Stalin rút khỏi tay Zhukov tập đoàn quân thiết giáp số 3 của Rybalko (giành cho Jupiter) và gửi về phía Nam. Bị tổn thương, Zhukov làm loạn và tiếp tục ra lệnh tấn công trong 6 ngày. Ngày 14/12, mất tất cả tự chủ, ông ta tự mình giáng cấp tư lệnh tập đoàn quân 41, tướng Tarasov và chửi rủa hạ nhục viên tướng trước mặt tòan bộ thuộc cấp rồi tự mình nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân 41. Việc làm đó của ông ta đã thành công trong việc cứu 2 quân đoàn khỏi bị bao vây bởi 4 sư đoàn thiết giáp Đức và cứu được 1/3 quân số của 2 quân đoàn đó. Nhưng ông ta chỉ dừng cuộc thảm sát cho đến ngày 20/12.

    Chiến dịch Mars là 1 thất bại khủng khiếp. 70.000 (theo đại tá Krivosheev) đến 100.000 (theo David Glantz) bị giết tại trận. 200.000 đến 230.000 bị thương và bệnh tật. 1600 tank bị mất. Phương diện quân Kalinin hoàn toàn đổ sụp, không thể gượng dậy được nữa.

    Trận Stalingrad được quyết định ở Rhzev

    [​IMG]

    24/11/1942, thống chế Erich Von Manstein đến lập văn phòng ở bộ Tổng tham mưu của Cụm tập đoàn quân sông Don. Đối với người chiến thắng ở Sebastopol, nhiệm vụ ở đây là nhiệm vụ kép : ổn định sườn nam của ma85t trận phía Đông và giải nguy nhanh chóng cho Stalingrad, bị bao vây từ hôm trước bởi chiến dịch Uranus. Nhiệm vụ đến hiện tại trông có vẻ làm được. Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức hứa cho ông ta cho đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 chậm nhất 4 sư đoàn thiết giáp, 3 (rồi 5) sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn dã chiến của Không quân và 1 sư đoàn sơn cước cùng với 2 bộ tham mưu quân đoàn và hỗ trợ hỏa lực của chúng. VỚi những lực lượng tập trung được, Manstein nghi ngại có đủ lực lượng để quét sạch quân LX đang dồn cục Paulus và cung cấp cho ông này đủ lực lượng để tiếp tục giữ Stalingrad như Hitler mong muốn hay rút chạy.

    [​IMG]
    Erich Von mántein

    Dù là Hồng quân hay mùa đông, Manstein đều phải chạy nước đua với thời gian. Không những quân LX cố gắng tiêu diệt nhanh ổ kháng cự càng sớm càng tốt, làm mệt mỏi nhanh quân của Paulus, mà họ còn sẵn sàng tung ra giai đoạn 2 của chiến dịch, chiến dịch Saturn. Để đạt được phần đầu tiên của chiến dịch, ổn định mặt trận phía Đông ở mặt nam, Mantein phải giải cứu nhanh chóng tập đoàn quân 6 : nếu cuộc phản công của ông ta, biệt danh Wintergewitter không được thực hiện trước những ngày đầu tháng 12, Stalingrad và các đơn vị trong đó sẽ mất hoàn toàn.

    Trên lý thuyết, công việc đó nằm trong tầm tay của Manstein và Lục quân Đức : ngày 24/11, có 1 lực lượng dự trữ ở mặt trận phía Đông gồm 4 sư đoàn thiết giáp với quân số đầy đủ hoặc gần như vậy, đó là những đơn vị duy nhất có thể với độ cơ động và hỏa lực đủ để tấn công (năm 1942, 1 sư đoàn thiết giáp Đức có khoảng 150-200 tank). Nhưng ngày hôm sau, Zhukov đã tung ra chiến dịch Mars và tất cả đã thay đổi hoàn toàn : trong vài ngày, 3 trong 4 sư đoàn quý giá đó đã được gửi đến vòng cung Rhzev. Mars dù thất bại, không ít hơn 7 sư đoàn thiết giáp Đức, kể cả Grossdeustchland bi giam chân ở Rhzev : Manstein bị tuột khỏi tay 2/3 số tank được tăng cường.

    Để tăng cường cho sư đoàn duy nhất còn lại (sư 11), ông ta phải rút sư đoàn 23 đang đánh nhau từ Caucasus, và gọi từ Orel (cách Stalingrad 800 km) sư 17. Nhưng việc chuyển quân như thế khá mất thời gian : các đơn vị đó phải được thay thế trên mặt trận nó chiếm giữ, tái tổ chức lại rồi chuyển bằng xe lửa trên 1 hệ thống đường sắt Nga vốn trong 1 tình trạng thê thảm. Thêm nữa, 2 đơn vị này đã suy yếu. sư thiết giáp số 23 chỉ có nửa sức mạnh, trong khi sư thiết giáp 17 chỉ có 60% quân số và nó còn mất thêm vài ngày khác để rút lui.

    Và những đơn vị thiết giáp khác của Đức duy nhất còn lại thì hiện tại lại đang ở … Pháp, mà từ đó sư thiết giáp số 6, hoàn toàn mới và hùng mạnh, muốn đến được nhanh nhất phải mất khoảng 10 ngày. 1 cố gắng khá tốt nhưng mọi chuyện đã xong : nước Đức không còn gì khác để gửi cho Stalingrad. Những sư đoàn thiết giáp khác đang ở châu Phi (nơi mà vừa mới gửi đi không thể hồi lại sư đoàn thiết giáp số 10 và các đơn vị khác trong đó có 1 tiểu đoàn tank Tiger) hay bị kẹt trong Caucasus mà Hitler điên cuồng ham muốn phải giữ tại đó, hay thậm chí đang trong tình trạng tái thành lập và chỉ sẵn sàng sớm nhất là đầu năm 1943.


    Thậm chí trước cuối tháng 11, chiến dịch giải cứu đã gặp khó khăn : thay vì 4 sư đoàn tinh nhuệ biên chế đầy đủ như đã hứa, Manstein chỉ có 3 sư mà 1 trong số đóchỉ có phân nửa sức mạnh để giải cứu Stalingrad, và ngoài ra còn có 1 sư đoàn thứ 4 (sư 17) quá yếu và đang tập hợp lại ngay cả khi bắt đầu đợt tấn công. Nắm đấm thiết giáp ấy, tập trung lại, vẫn có thể hoạt động. Nhưng LX không để Đức có cơ hội ra tay trước. Không thể tiêu diệt quân Đức bị bao vây trong vòng 1 tuần, do đánh giá thấp số lượng bị bao vây, họ cố gắng tăng cường thành quả bằng cách ngăn ngừa tất cả khả năng ngừng tấn công đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch Saturn sắp tới. Bắt đầu từ 2/12, họ tấn công bằng tập đoàn quân thiết giáp số 5 những đầu cầu của quân Đức ở sông Tchir, hướng về Stalingrad, thậm chí cố gắng chiếm cả những vị trí của quân Đức ở bờ sông bên kia. Manstein buộc phải bảo vệ những nơi đó bằng việc điều đi sư thiết giáp số 11. Bị giam chân ở phía Bắc, sư 11 ngăn chặn được tất cả những ý định của LX nhưng bị buộc sử dụng trong mục đích phòng thủ.

    [​IMG]
    Hermann Hoth

    Chỉ đến ngày 12/12 từ khi cuộc tấn công từ Kotelnikovo, nam Stalingrad, quân đoàn thiết giáp số 58 mới được tư lệnh tập đoàn quân số 4, Hermann Hoth, chuyên gia thiết giáp, nắm trực tiếp quyền chỉ huy. Nhưng quân đoàn đã bị tiêu hao chỉ còn 2 sư đoàn thiết giáp số 6 và 23, tương đương với 1 sư đoàn rưỡi, 1/3 quân số trên kế hoạch, được tăng cường bằng bộ binh, mà 1 phần gồm các mảnh còn sót lại của đơn vị Rumani trộn lẫn với quân Đức.

    2 tuần chậm trễ trải qua bằng những trận đánh khốc liệt và dữ dội làm mệt mỏi các đơn vị của Paulus. Và tập đoàn quân 6, do thiếu hụt đạn pháo và gấn như hết sạch xăng dầu, không còn khả năng trợ giúp cho đội quân giải vây. Những con xúc xắc đã được đổ ra : bằng cách kiềm chân ở Rhzev những sư đoàn thiết giáp mà Manstein cần, Mars đã quyết định vận mệnh của Stalingrad.


    Mặc dầu khởi đầu tệ hại, nhưng chiến dịch giải vây đã can thiệp cùng lúc vào lúc tướng Vassilevski phối hợp hoạt động của Hồng quân quanh Stalingrad, chuẩn bị cho chiến dịch Saturn : hủy diệt tập đoàn quân số 8 của Ý, vốn bảo vệ sường trái của Cụm tập đoàn quân sông Don của Đức, rồi khai thác mũi chọc thủng hướng về Rostov và biển Azov. Mục đích là bao vây và tiêu diệt không chỉ quân chủ lực của cụm tập đoàn quân sông Don mà cả cụm tập đoàn quân A, đang phiêu lưu ở trong vùng Caucasus. Tổng cộng hơn 1 triệu người.

    Sự thành công của việc đặt vào quỹ đạo Saturn, ngôi sao thứ 3 sau Uranus và Mars, phụ thuộc vào khả năng của Hồng quân trogn việc thúc đẩy vào chiến dịch 1 mũi tiến công ban đầu đủ mạnh. Đối với Vassilevski, điều đó có nghĩa là xuyên thủng bằng 3 tập đoàn quân (số 6, số 1 và cận vệ số 3) trước khi tập đoàn quân thiết giáp số 5 và nhất là tập đoàn quân cận vệ số 2, chìa khóa thật sự của chiến dịch kahi thác lỗ thủng trên phòng tuyến phe Trục. Nhưng đáng tiếc cho LX, đơn vị hùng hậu ấy không bao giờ có thể đảm đương trọng trách đó.

    Khi LX nhận ra vào cuối tháng 11 rằng quân Đức ở Stalingrad đông gấp 3 lần so với dự tính, Vassilevski đã yêu cầu Stalin cho phép tập đoàn quân cận vệ số 2 tham gia vào việc tiêu diệt ổ kháng cự. Nếu làm nhanh, Saturn vẫn có thể thực hiện được và lên chương trình cho ngày 16/12..Nhưng ngày 12, 4 ngày trước khi khởi động Saturn, Manstein khởi động chiến dịch giải vây của mình. Những bước tiến thiết giáp Đức rất nhanh : họ chỉ phải đối mặt với tập đoàn quân 51, đơn vị yếu nhất trong những đơn vị đảm đương trọng trách bảo vệ phòng tuyến ngoài vốn bao vây Stalingrad. Trong 48h, Hoth tiến hơn 50 km, 1/3 quãng đường dẫn đến Paulus.

    Vassilevki nhanh chóng hiểu rằng ông ta phải bỏ Saturn nếu không muốn mất luôn thành quả của Uranus. Trong khi ở phía Bắc, Mars chìm trong tuyết và máu, việc tung ra 1 đợt tấn công mới vào mùa đông sau kết quả không rõ ràng của mùa đông 1941 là điều nhanh chóng bị loại bỏ. Thất vọng, vị tướng hồng quân chuyển toàn bộ tập đoàn quân cận vệ số 2 đối mặt với thiết giáp của Hoth. Ngày 13/12, sau nhiều cuộc trao đổi điện thoại giữa Vassilevski và Stalin, Saturn biến thành Mini-Saturn. Nó chỉ còn ngắm vào việc chiếm những căn cứ xuất phát của Manstein và những cầu không vận hướng về Stalingrad.

    Mặc cho yếu kém, chiến dịch giải vây của Manstein đã làm rối loạn những kế hoạch của LX. Vào giữa tháng 12 năm 1942, Hồng Quân bỏ 2 trong số 4 ngôi sao trong kế hoạch tấn công. Dù vậy họ vẫn không nhường khả năng ra tay trước cho người Đức mà biến Stalingrad thành kim chỉ nam cho những chiến dịch kế tiếp trên mặt trận phía Đông. Tiêu diệt nhanh chóng ổ kháng cự trong Stalingrad là giải pháp duy nhất để rút lực lượng dự bị mà Hồng quân cần để tấn công về phía Nam : không cho phép sự kháng cự của tập đoàn quân 6 tiếp tục kéo dài vĩnh cửu. Bằng cách cắt lìa những mạch máu cuối cùng của nó từ bên ngoài, Mini-Saturn sẽ ra 1 đòn chí mạng và phải thật nhanh.

    [​IMG]
    quân Ý

    Những tiến đề cho cuộc tấn công mới diễn ra khá tốt. Đợt phản công của tập đoàn quân cận vệ số 2 đã chặn đứng kế hoạch giải vây của Manstein, ở 1 điểm chỉ cách Paulus không quá 50 km. Nói trắng ra, Hoth, sau 1 cuộc xuất phát dễ chịu, đã thấy cuộc hành quân của ông ta nhanh chóng chậm lại bởi 1 sự kháng cự càng ngày càng dữ dội của những đơn vị LX lao thẳng mù quáng vào cả dưới xích các đơn vị tank của ông ta. Và ông ta chả còn tí sức lực nào khi Vassilevski tung ra mini-Saturn ngày 16/12 vào bình minh. Như chiến dịch Saturn đã bỏ, Mini-Saturn phải thổi bay tập đoàn quân số 8 của Ý, đóng quân phía bắc Stalingrad. 72h đã đủ : không vũ khí chống tank, không pháo binh hiện đại, không quân dự bị, không hỗ trợ của quân Đức (vốn đã dồn hết vào phía Nam và kế hoạch giải vây), các đơn vị Ý nhanh chóng tan rã vào ngày 19/12, sau 1 sự kháng cự dữ dội nhưng vô vọng. Đơn vị dự trữ duy nhất, sư đoàn thiết giáp số 27, kém nhất trong các sư đoàn thiết giáp, cũng bị thổi bay trong cơn hỗn loạn.

    5 quân đoàn cơ động của LX, kéo theo 3 tập đoàn quân LX (số 6, số 1 và cận vệ số 3) tràn vào 1 cái lỗ to đùng và tiến gần 250 km. Manstein, vào lúc đó, chẳng còn gì để chống lại cơn lũ T-34. Những đơn vị dự trữ cuối cùng của ông ta đã bận đánh nhau ở Tchir, và phía nam, trong chiến dịch Wintergewitter. TỪ chối hủy bỏ chiến dịch giải vây, vì thế sẽ gánh tội cho ông ta về cái chết của tập đoàn quân 6. Manstein rút trước sư đoàn thiết giáp số 11, nhưng điều đó cũng có nghĩa là sườn trái của ông ta sẽ lại bị LX đe dọa. Không còn đơn vị dự trữ nào khác (sư thiết giáp số 17 cũng đang bận đánh nhau ở Tchir), viên thống chế quyết định cứu đơn vị của mình : ông ta nhận được sự cho phép của Hitler để rút 1 sư đoàn của chiến dịch giải cứu và gửi đi phía Bắc.

    Lự lượng Paulus trong Stalingrad chỉ còn hy vọng vào bản thân, vận mệnh của họ đã được định đoạt. Nhưng sự đe dọa không chỉ là việc mất 1 tập đoàn quân số 6. Trong khi tập đoàn quân cận vệ số 2 tấn công những đơn vị yếu của Hoth, ông ta phải rút thật nhanh với nguy cơ làm cô lập ở 500 km phía Nam, cụm tập đoàn quân A. Cuối tháng 12, quân LX vẫn nuôi hy vọng vào việc đạt những mục tiêu to lớn của kế hoạch ban đầu. Ngày 13/1, họ tung 1 đợt tấn công mới, chiến dịch Gallop, kế hợp với phía Bắc 1 mũi tấn công phụ, chiến dịch Star mà mục tiêu còn tham vọng hơn cả Saturn : xuyên thẳng về phía sông Dniepr để thúc ép nhanh chóng quân Đức và dồn chúng về con sông.

    [​IMG]
    quân Hungari

    Mũi tấn công tràn qua những tàn tích của tập đoàn quân Ý số 8, rồi thổi bay tập đoàn quân Hungari thứ 2, 1 đồng minh tầm thường khác của Đức. Lần này dù vậy Hồng quân đã đi quá xa và đã quá ngạo mạng. Sử dụng khả năng trời phú, Manstein không những rút lui toàn vẹn khỏi Caucasus, trong những tuần giữa tháng 12 và tháng 2, những đơn vị của Cụm tập đoàn quân A mà còn còn tung chúng ngay lập tức vào chảo lửa. Sau đó, viên thống chế sau khi nhận được tăng cường đã tung ra giữa tháng 2 và giữa tháng 3, quanh Kharkov, 1 đợt phản công giết người đầy lùi Hồng quân 150 km về phía Đông, trước khi bùn lầy buộc phải ngưng chiến dịch cho đến mùa hè.

    Mặc cho cú mã hồi thương đó, mùa đông 1941 và 1942 vẫn là 1 thắng lợi rõ ràng của LX. Không có đợt tấn công của Zhukov vào Rhzev, những sự kiện đã ghi ở trên đã có lẽ không thể xảy ra. Nếu chiến dịch Mars, được kéo dài dữ dội đến 20/12, không giam chân được cho đến thời khắc quyết định chiến dịch Mini-Saturn 1 lượng lớn phương tiện Đức, thì Manstein với thêm vài sư đoàn tăng cường, đã có khả năng hội quân với Paulus. Và ông ta cũng có đủ lực lượng dự trữ cần thiết để chặn đứng chiến dịch Mini-Saturn. Chiếm giữ vững vàng vị trí của mình bên sông Don cho đến mùa hè 1943, quân lực Đức có thể đã tung ra đợt tấn công tổng lực mùa hè thứ 3. Đối với Hồng quân, thành công được trả giá khá đắt. Nhưng nó cũng dạy cho LX 1 bài học về khiêm tốn hơn trong các chiến dịch và chiến thuật, điều mà Zhukov và Stalin sẽ ghi nhớ nằm lòng và cho phép Hồng quân, mùa xuân năm sau hoàn thiện ở Kursk sự thất bại của Đức ở mặt trận phía Đông.
    (còn tiếp ;)) )
     
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/13
  2. thiensu922

    thiensu922 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/4/07
    Bài viết:
    2,396
    Vừa coi xong The White Tiger (coi lại) với Company of Heroes xong thì vào gặp cái này nữa 8-} Dạo này trong đầu toàn thế chiến thứ 2 =))
     
  3. fasteiner

    fasteiner C O N T R A

    Tham gia ngày:
    12/10/09
    Bài viết:
    1,579
    Bác làm em hết hồn, tưởng event khổng lồ. =))

    Dù sao thì cũng hóng bác làm phần tiếp. ;)
     
  4. Kasnatos

    Kasnatos Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    9/2/11
    Bài viết:
    1,067
    Chiến dịch này có phải là chiến dịch ngay trước chiến dịch vòng cung Kursk ko bác,nếu thế thì bác đặt cho nó cái tên giống truyện chưởng Kim Dung quá :))
     
  5. vasilytran

    vasilytran Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    21/11/11
    Bài viết:
    845
    Cuối cùng thì mũi quân của Zhukov đánh vào cụm tập đoàn quân trung tâm chỉ là trò hề và được bao biện bằng lí do "ngăn cản quân Đức rút quân về hỗ trợ cho Cụm tập đoàn quân phía Nam".
     
  6. shamanking000

    shamanking000 Youtube Master Race Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/9/08
    Bài viết:
    99
    Tứ đại tinh vân chắc là 4 chiến dịch Sao Thổ , Sao Mộc , Sao Thiên Vương và Sao Hỏa của Hồng Quân năm 42 chủ yếu ở 2 mặt trận Rzhev và Stalingrad. Có điều bác đặt tên " Tứ đại tinh vân" nghe cứ như chưởng Tàu ấy.
     
  7. ki43hayabusa

    ki43hayabusa The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    14/3/07
    Bài viết:
    2,032
    Nơi ở:
    Manchester
    Hề đâu, ko thấy nó giúp cho Stalingrad tránh bị bao vây từ 4 hướng à
     
  8. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    [​IMG]
    Đại chiến dịch Tứ Đại Tinh Vân chia làm 4 chiến dịch : (xem hình trên)
    - Chiến dịch Uranus (sao Thiên Vương) nhằm bao vây tập đoàn quân 6 của tướng Paulus quanh Stalingrad với sự hợp động tác chiến của 3 Phương diện quân Tây Nam, sông Don, và Stalingrad. Sự thành công của nó sẽ giúp khới động chiến dịch Saturn (sao Mộc)
    - Chiến dịch Saturn nhắm vào thành phố Rostov, nằm trên biển Azov, mà việc chiếm đóng nó sẽ cô lập ở Caucasus toàn bộ Cụm Tập đoàn quân A, tức là tập đoàn quân thiết giáp số 1 và tập đoàn quân 17 của Đức. Người Đức chỉ có 2 lựa chọn là bị tiêu diệt hoặc cố gắng rút lui bằng đường biển từ bán đáo Taman, 1 Dunkerque thứ 2, như tiền bối của nó, phải bỏ lại tất cả trang bị trên bãi biển.
    - Chiến dịch Mars (sao Hỏa) sử dụng cùng nguyên lý của chiến dịch Uranus. 2 đợt tấn công từ gốc của vòng cung Rhzev sẽ cô lập và bao vây tập đoàn quân 9 của Model. Cuộc tấn công được thực hiện bởi 2 Phương diện quân Kalinin và phía Tây. Sự thành công của nó sẽ khởi động chiến dịch Jupiter (sao Thổ)
    - Chiến dịch Jupiter khai thác thành công chiến dịch Mars bằng 1 cuộc tấn công kép nhắm vào Viazma rồi Smolensk. Chiếm đóng 2 vị trí tiếp liệu quan trọng nàyxem như kết án tử với Cụm tập đoàn quân Trung Tâm gồm tập đoàn quân số 9 và tập đoàn quân thiết giáp số 3
    4 chiến dịch huy động khoảng 20 tập đoàn quân LX chia ra 5 Phương diện quân với hơn 2 triệu người và 1 lượng khổng lồ trang thiết bị. Đây là lần đầu tiên 1 tập hợp chiến dịch lớn và phức tạp đến như vậy được suy nghĩ, vẽ ra và thực hiện bởi Hồng quân. Chúng ta cũng thấy tham vọng to tác của kế hoạch đó : tiêu diệt phần lớn quân số của 2 Cụm tập đoàn quân lớn của quân D(ức ở mặt trận phía Đông. Vậy có hợp lý không ? Theo David Glantz, sử gia lớn của của Mỹ về chiến tranh LX-Đức mà chúng tôi được dịp phỏng vấn thì : « Sự lựa chọn đến 2 chiến dịch chiến thuật ở 2 điểm cách xa nhau trên bản đồ không phải là sản phẩm của Bộ Tham mưu LX mà là của riêng Stalin. Ông ta đã làm lại điều tương tự vào năm 1945. Nhưng Hồng quân, dù có nhiều lực lượng dự bị hơn hẳn Đức, lại không đủ phương tiện hiện đại để thực hiện 2 chiến dịch cùng lúc : họ thiếu tank, thuốc nổ, máy bay hoạt động được. Liệu việc ham hố đuổi theo 2 con thỏ có khiến Hồng quân không bắt được con nào ? Nghịch lý của Đại chiến dịch Tứ Đại Tinh vân là dù thế nào, sự chia đôi lực lượng Hồng quân đã làm lợi cho họ ở Stalingrad. Điểm quan sát thứ 3 là vấn đề chiều sâu của cuộc chiến giúp mang đến câu trả lời cho câu hỏi trước. Thật sự mà nói thì Hồng quân có 1 cái đầu tốt hơn quân Đức nhưng lại có 1 thân thể suy nhược hơn. Bộ Tham mưu LX và cả Stalin đều hiểu rõ chiều sâu bản chất của 1 cuộc chiến tranh hiện đại. Nhưng hệ thống vũ trang của nó vẫn yếu kém vào năm 1942 và khả năng chiến lược của hệ thống đó vẫn thua quân Đức đến tận 1945. Ngược lại Đức lại là bậc thầy về chiến tranh cơ giới và không quân, bù lại quan niệm chiến tranh của Đức vẫn không thoát được tư duy lạc hậu từ thế kỷ 19, ngoài ra họ còn ko vẽ ra được chính xác 1 đại chiến dịch hay 1 chuỗi chiến dịch ngắm tới 1 mục đích chính xác và từng bước theo những phương tiện hiện có. « Kể từ Stalingrad, dần dần cái đầu LX càng vượt xa Đức, David Glantz khẳng định. Rất đơn giản, người Đức không có khả năng nhìn xa hơn chiều sâu chiến lược. Người ta đã thấy điều đó ngay từ mùa hè năm 1941. Để minh họa, tôi lấy ẩn dụ về chơi cờ và chơi bài. Quân đội Đức chỉ biết chơi bài, không thể chỉ ra 1 mục tiêu chiến thuật cụ thể hay đạt cấp chiến dịch. Hồng quân trong khi đó lại chơi cờ. Theo mức độ chiến lược, họ rất dở, theo mức độ chiến dịch, họ dở, theo mức độ chiến thuật, họ cực kỳ xuất sắc.
    Mục tiêu của tư liệu này giải thích tại sao ưu thế chiến thuật đã giúp đẻ ra dù cho nhiều yếu kém, 1 chiến thắng vĩ đại ở Stalingrad. Trận Rhzev cũng nằm trong sự giải thích đó.
     
  9. vasilytran

    vasilytran Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    21/11/11
    Bài viết:
    845
    Xem Stalingrad nó ở đâu trên bản đồ mà phán "tránh bị bao vây từ 4 hướng?"
     
  10. manutd_dn2

    manutd_dn2 C O N T R A

    Tham gia ngày:
    29/7/09
    Bài viết:
    1,619
    "Thay vì tấn công Stalingrad từ 3 hướng (bắc, tây và nam), Paulus chỉ thực hiện dc từ tây và nam"
     
  11. kiendong69

    kiendong69 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/4/12
    Bài viết:
    180
    David Glantz hình như là tác giả cuốn " Thất bại lớn nhất của Zhukov" nói về chiến dịch này đúng không các bác ? nhớ mất năm trước giới sử học quân sử cũng cãi nhau chí chóe về cuốn này he he
     
  12. shamanking000

    shamanking000 Youtube Master Race Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/9/08
    Bài viết:
    99
    Ý ông kia nói đến là chiến dịch Sao Hỏa tấn công cụm tập đoàn quân trung tâm Đức ở Rzhev không phải nói đến trận Kolutban. Vấn đề gây tranh cãi lớn là mục tiêu của chiến dịch này . Theo Glantz trong cuốn " Thất bại lớn nhất của Zhukov " thì mục đích chính là thanh toán cái túi Rzhev-Vyazma và mục tiêu này đã thất bại. Ngược lại thì quan điểm là chiến dịch này đã ngăn cụm tập đoàn quân trung tâm hỗ trợ cho cụm quân Namvà tạm thời vô hiệu hóa cụm quân trung tâm của Đức .
     
  13. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Stalin tập trung 1 lực lượng đông đảo hơn cho chiến dịch Mars (trận Rhzev) so với Uranus (trận Stalingrad). Thế nhưng, chiến dịch đầu tiên lại là 1 thảm họa quân sự, trong khi chiến dịch kia lại là 1 thành công vang dội. Tại sao ?

    Đây cùng là 2 chiến dịch quân sự của LX tập hợp 1 lực lượng đông đảo hơn Đức với tỉ lệ 2,5 chọi 1. 1 trở thành chiến thắng đi vào lịch sử quân sự, 1 trở thành thất bại đáng xấu hổ mà người ta tìm mọi cách để che lấp nó đi. Vậy giải thích thế nào cho 2 kết quả quá khác nhau như vậy ?

    Mars và Uranus diễn ra trong 2 tình trạng khác nhau từ gốc rễ.

    Trước tiên là địa hình. Quanh Stalingrad là 1 thảo nguyên bao la, hoàn toàn trống trải, không có chỗ núp tự nhiên. Quân phòng thủ chỉ có thể dựa vào mỗi chiến hào để chống lại hỏa lực đối phương. Trong vùng Rhzev thì lại khác, rừng và đồi núi bảo vệ cho quân phòng thủ và kho đạn khỏi sự trinh sát của máy bay đối phương. Những thung lũng lầy lội, quanh co không thích hợp cho tank hoạt động, vốn có thể bị bắn từ mọi hướng.

    Kế tiếp là hình dạng mặt trận. Paulus ở Stalingrad có 2 bên sườn trải dài đến 500 km và ông ta giữ liên lạc rất khiêm tốn với các đơn vị đóng giữ nó. Trong trường hợp nguy cấp, lực lượng cơ động của ông ta, tập trung trong thành phố Stalingrad, phải di chuyển khá xa để đấy lùi bất kỳ đợt chọc thủng nào của Hồng Quân và ông ta cũng không có đủ ….. xăng để làm điều đó. Hệ thống phòng thủ khá dàn trải, thiếu chiều sâu : 1 bãi mìn kéo dài đứt quãng, 2 đường chiến hào, 1 pháo chống tank hoàn toàn thấy được từ mọi hướng mọi 2,5 km cho sườn trái và mọi 7,5 km cho sườn phải. Trong khi ở Rhzev, vòng cung chỉ bao quanh 1 chu vi dài 200 km. Không có điểm nào cách xa hơn 60 km từ Bộ Tư lệnh của Model và lực lượng dự trữ của ông ta : tất cả các uộc tấn công của LX đều có thể ngay lập tức đáp trả. Hệ thống phòng thủ được thiết lập theo chiều sâu, tập trung quanh các ngôi làng được biến thành « tổ nhím » với 1 lượng mìn và lô cốt dày đặc. Tất cả các cuộc tấn công đều bị đánh bại bởi pháo chống tank hạng nặng và pháo dã chiến.

    Câu hỏi vệ lực lượng dự bị là thiết yếu. Ở Stalingrad, Paulus chỉ có lực lượng dự bị đáng kể là quân đoàn thiết giáp 48 : 20.000 người, 100 pháo chống tank hạng nặng, 182 tank. Tập hợp lại, đơn vị này có khả năng làm được điều gì đó. Nhưng chúng lại bị dàn trải ra 75 km đằng sau tập đoàn quân số 3 của Rumani. Những tank của đơn vị này trực thuộc sư 22 và sư 14 thiết giáp (sư 14 không có lính tùng thiết) và cả sư thiết giáp số 1 của Rumani (108 tank trong đó 87 là Pz 38t lạc hậu). Ngược lại Model lại có 1 lực lượng tank đông đảo, hùng hậu và tập trung hơn. Bên cạnh 15 sư đoàn bộ binh (cộng thêm 1 sư đoàn kỵ binh SS), ông ta có trên mặt trận 4 sư đoàn thiết giáp, công 1 sư thiết giáp của lực lượng dự bị tập đoàn quân và 3 sư khác của lực lượng dự bị Cụm tập đoàn quân. Trong số đó là tinh hoa của quân Đức như sư đoàn Grossdeustland, sư 1, 5 và 9 thiết giáp.

    Sự khác biệt quan trọng nhất là về con người. Ở Rzhev, Zhukov phải đối mặt với 1 lực lượng 100% gốc Đức chỉ huy bởi Walter Model. 20 sư đoàn, 300.000 người thiện chiến, tự tin và tinh thần chiến đấu cao. Chiến dịch Uranus lại diễn ra ở gót chân Achilles của Paulus : 2 tập đoàn quân Rumani bảo vệ 2 cánh của quân Đức. Bên trái, trải dài trên 160 km là 10 sư đoàn của tập đoàn quân số 3 dưới sự chỉ huy của tướng Dumitrescu. Với 90.000 người, đội quân này trang bị số pháo chống tank chỉ bằng 1/3 so với lực lượng Đức. Đơn vị này được hứa giao 300.000 mìn chống tank nhưng thực nhận chỉ có …. 50.000. Tinh thần còn thê thảm hơn. Bộ chỉ huy có không khí ghét Đức, tham nhũng và bất tài. Trên sườn phải quân Đức là 104.000 lính của tập đoàn quân số 4 Rumani (bộ tham mưu đang được thành lập và chỉ huy bởi tướng Contanstinescu), bảo vệ 250 km mặt trận băng qua 1 thảo nguyên đáng sợ. Sống trong những cái lỗ lộng gió, lính Rumani chịu đựng đói và rét ngay thềm đợt tấn công của Hồng Quân. Trong khi phần lớn quân Đức, tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân thiết giáp số 4 đánh nhau trong Stalingrad và vùng phụ cận.

    Về phía chỉ huy Đức, liệu có thể tìm được sự khác biệt giữa Model và Paulus ? Paulus là 1 trí thức ôn tồn, điềm đạm, cẩn thận, khiêm tốn, do dự và chỉ quanh quẩn trong Bộ tư lệnh của mình. Ông ta thích công việc tham mưu, việc mà ông ta làm rất giỏi, ở mặt trận thì sức khỏe yếu ớt không cho phép ông ta ra ngoài nhiều. Ngược lại Model là 1 con trâu nước, hùng hổ, cứng rắn, luôn luôn có mặt ở những nơi cần mình, 1 chỉ huy chiến trường vĩ đại, có thể là vĩ đại nhất trong số những người phục vụ Hitler.

    [​IMG]
    Walter Model

    [​IMG]
    Friedrich Paulus

    Tình trạng tiếp liệu cũng cần phải nhắc đến. Tập đoàn quân 6 luôn luôn bị tiếp liệu trễ, kho chứa bao giờ cũng trong trạng thái thiếu thốn. Người ta phát hiện nhiều trường hợp lính Rumani chết do thiếu ăn. Tập đoàn quân 9 thì khác, nó nằm ngay trên tuyến huyết mạch Berlin-Warsaw-Smolensk nên có dự trữ xăng dầu đầy đủ trong khi Paulus thiếu hụt thậm chí ngay cả trước khi bị bao vây.

    Cuối cùng, LX có 1 yếu tố bất ngờ ở Stalingrad, thứ mà họ không có ở Rzhev. Những đơn vị tình báo của Model đã phát hiện trang thiết bị dành cho cuộc tấn công của LX từ giữa tháng 10. Lính đào ngũ của LX cũng cung cấp thông tin ngày và giờ của trận đánh, 1 tuần trước ngày 25/11. Có vẻ như là tình báo Đức cũng moi được tin từ Max, nhân viên của họ cài ở Moscow. Model vì thế có thời giandi chuyển toàn bộ lực lượng dự trữ vào trung tâm vòng cung, tăng cường quân phòng thủ và chuẩn bị thêm đạn dược. 3 sư đoàn thiết giáp dự bị được đặt trong tình trạng báo động đỏ. Ở Stalingrad, ngược lại, Rheinhard Gehlen, chỉ huy tình báo phía Đông của Đức, phạm sai lầm nghiêm trọng khi khẳng định cho đến 2 ngày trước chiến dịch Uranus là LX không đủ khả năng tung 2 chiến dịch lớn cùng lúc. Khi ông ta tin chắc rằng LX sẽ tấn công Rhzev, ông ta suy luận ra Paulus không có việc gì phải lo lắng cho 2 bên sườn và kêu gọi Paulus tập trung vào cuộc chiến đô thị trong nội thành Stalingrad. Kết quả : lực lượng model trong trạng thái sẵn sàng trong khi lực lượng Paulus không có chút khái niệm gì về lự lượng họ phải đối mặt. Theo những thông tin thu thập được thì ngay cả LX cũng phạm sai lầm tình báo. Họ tiên đoán là thành công của uranus sẽ bao vây 85.000 đến 90.000 quân Đức nên họ vẽ tiếp kế hoạch của chiến dịch. Thực tế là quân Đức trong khu vực bi bao vây đông gấp 3 lần dự kiến và sai lầm đó phá vỡ sự chuyển tiếp giữa chiến dịch Uranus và Saturn, Ở Rhzev thì Zhukov lại hoàn toàn mù tịt. Giông bão tháng 10 không cho phép trinh sát đường không. Hệ thống nghe lén của LX cũng tồi tệ. Dù cho ông ta bỏ qua sự hiện diện của 8 sư đoàn thiết giáp Đức trong vòng cung hay khu vực kế cận. Nhưng ông ta cũng quên 1 điều là thực lực các sư đoàn tank LX chưa bao giờ đạt đến trình độ của các sư đoàn thiết giáp Đức. Tóm lại ông ta đánh 1 trận đấu mạnh chống mạnh trong khi tấn công các đơn vị Rumani, chiến dịch Uranus là 1 trận đấu mạnh chống yếu. Thêm nữa là khi sa vào vũng bùn Stalingrad, quân Đức cũng vô tình tặng cho LX 1 món quà. Tập trung 12 sư đoàn tinh nhuệ nhất trong đống đổ nát ở Stalingrad trong khi tự tin giao phó 2 sườn cho các đơn vị loại 3 tạo ra 1 hiệu ứng mà theo Halder, tổng tham mưu lục quân Đức cho đến năm 1942 là 1 sự khó tin trong lĩnh vực quân sự.

    3 Phương diện quân được giao trọng trách thực hiện Uranus có ưu thế 2,2 chọi 1 với người (900.000 vs 413.000) và 2,7 chọi 1 với tank (1550 vs 575). Ở Rhzev (tính luôn những lực lượng dự bị giành cho chiến dịch Jupiter), Zhukov có 2 Phương diện quân với ưu thế 2,6 chọi 1 với người (1.200.000 vs 450.000) và tank (2352 vs 900). 2 điều có thể rút ra : 1 là Rjhev nhận nhiều phương tiện chiến tranh hơn Uranus, 2 là ưu thế chất lượng và yếu tố chiến dịch của Model so với Paulus quá rõ rệt.
     
    Chỉnh sửa cuối: 2/3/13
  14. cuteobr

    cuteobr Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    22/7/06
    Bài viết:
    46
    Bác nào có lịch sử mấy map tong wot không?
     
  15. naq29

    naq29 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    21/10/09
    Bài viết:
    4,139
    Walter Model là môt trong những viên tướng phòng thủ giỏi nhất của Đức.
     
  16. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Chiến dịch Uranus : 100 giờ cho 1 cuộc bao vây khổng lồ

    [​IMG]

    Chiến dịch Uranus là 1 chiến dịch cổ điển của LX. Dĩ nhiên, tấn công kép bằng những gọng kèm để tạo thế bao vây không phải là sản phẩm nguyên gốc của LX : người Đức đã từng thực hiện những thế trận như thế còn to hơn. Phương pháp, bù lại lại là áp dụng của nguyên lý « Chiến dịch chiều sâu » của Vladimir Triandafillov vào những năm cuối thập niên 20 và được viết trong cẩm nang của thống chế Tukhachevski từ 1932 đến 1936. 2 gọng kềm của LX được thực hiện bất đối xứng. Gọng kềm phía bắc tấn công ngày 19/11/1942 to hơn gọn kềm phía nam. Phía Bắc, việc xuyên thủng phòng tuyến của tập đoàn quân 3 Rumani, được giao cho pháo binh, bộ binh và thiết giáp của Phương diện quân Tây Nam chỉ huy bởi tướng Vatutin (tập đoàn quân cận vệ số 1, , tập đoàn quân thiết giáp số 5, tập đoàn quân 21), nắm vai trò chính. Ở sườn trái của nó, Phương diện quân sông Don của tướng Rokossovsky (gồm 3 tập đoàn quân 65, 24 và 66) giữ chân 2 quân đoàn của tập đoàn quân 6 của Đức bằng những đợt tấn công trực diện để ngặn chặn chúng tiếp viện các đơn vị Rumani. Ở phía Nam, Phương diện quân Stalingrad chỉ huy bởi Eremenko tấn công sau đó 24h bằng bộ binh của 3 tập đoàn quân 64, 57 và 51 vào tập đoàn quân số 4 của Rumani.

    Phía Bắc, việc xuyên phá phòng tuyến Rumani được thực hiện trong 3h. Vatutin ném vào 4 quân đoàn thiết giáp và 2 quân đoàn kỵ binh làm tan rã phòng tuyến thứ 2 của Rumani và tiến 35 km trong buổi sáng. 3h sau khi LX tấn công, Đức phản xạ bằng việc ra lệnh cho đơn vị dự trữ duy nhất, quân đoàn thiết giáp số 48 tấn công nhằm chặt đứt đợt tiến công của các đơn vị thiết giáp của Vatutin. Nhưng do thiếu xăng, 1/3 số xe không thể khởi động. Hơn nữa, kế hoạch của XL đã dự đoán 3 trục tiến công để phân tâm quân Đức, đó là kết quả của 1 cuộc tính toán rất tinh vi. Kết quả là thiết giáp Đức bị chia nhỏ thành nhiều nhóm, không làm được gì và rút lui trong hoảng loạn.

    Vào 21h30, Bộ chỉ huy tối cao của quân đội Đức và cả Hitler biết được tính nghiêm trọng của tình hình. Paulus nhận được lệnh rút các đơn vị cơ động khỏi Stalingrad và tập trung tấn công các đơn vị của Vatutin. Nhưng Paulus cũng đã ra lệnh cho thiết giáp không được phép bỏ vị trí nên ông ta chỉ rút được tank ra sau khi cho bộ binh đến thông báo và …. Kiếm được xăng. Trong thời gian đó thì Hồng quân không chờ đội gì cả. Vào 6h sáng ngày 22/11, hô chiếm được cầu Kalatch trên sông Don, mạch máu của tập đoàn quân 6. Phía Nam, quân của Eremenko bị sa lầy 1 tí. Đợt xuyên phá thực hiện bởi bộ binh trước khi 1 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn kỵ binh tham chiến. Họ tiến chậm hơn nhưng họ chỉ có 80 km di chuyển để sát nhập với gọng kềm bắc, vốn phải di chuyển đến 130 km. Cuộc bao vây hoàn tất ở nam Kalacht vào lúc 16h ngày 23/11.

    Tương thích với nguyên tắc quân sự LX, hô nhanh chóng thành lập 1 phòng tuyến bên ngoài để chống lại sự xâm nhập của các đơn vị viện binh và càng xa càng tốt so với tuyến phòng thủ bên trong vốn có nhiệm vụ đẩy quân Paulus về phía Stalingrad. Việc áp dụng máy móc chiến thuật đó khiến LX bỏ đi cơ hội trời ban là tiêu diệt quân Đức bị bao vây từ gốc. Thay vì dừng lại ở việc chiếm cầu Kalatch, lẽ ra họ nên nhanh chóng tung lực lượng thiết giáp tấn công chiếm luôn những kho đạn và tiếp liệu chính, và nhất là sân bay Pitomnik, mỗi liên hệ duy nhất giữa Paulus và thế giới bên ngoài. Nếu đề đó xảy ra thì toàn bộ quân Đức ở Stalingrad đã bỏ súng đầu hàng chỉ trong 72h. Có lẽ LX đã nhầm lẫn tình báo khi cho rằng chỉ có 80.000 đến 90.000 quân Đức bị vây trong khi thực tế con số đó đến 260.000. Hạt nhân sẽ khó đập vỡ hơn dự đoán.

    Paulus do dự rồi yêu cầu 1 cuộc phá vây về phía Tây bằng cách bỏ Stalingrad. Hitler từ chối, ngoài ra Goering cũng cho bảo đảm là sẽ cung cấp 1 câu không vận cho tập đoàn quân 6 bằng máy bay trong khi chờ 1 chiến dịch phá vây. Từ ngày 24 đến 29/11, Paulus không còn cách nào khác ngoài biến tập đoàn quân mình thành 1 tổ nhím. Nó phải giữ 1 chiến tuyến hình thoi dài 60 km ở trục dài nhất và bán kính 170 km với trung tâm là sân bay Pitomnik. LX phải dùng đến 7 tập đoàn quân và 2 tháng đánh nhau điên cuồng chỉ để xóa sổ tập đoàn quân 6. Thảm họa D(ức đã thành hiện thực. Cho đến ngày nay, những nhà sử gia bút chiến với nhau về khả năng Paulus có thể tự mình phá vây, hay Manstein có thể giải vây cho Paulus trong chiến dịch Wintergewitter (Bão táp mùa đông) vốn được quyết định từ 23/11 và khởi động từ 12/12. Thất bại của Manstein thực chất lại nằm ở… Rhzev.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/3/13
  17. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Mars : 3 tuần thảm sát

    [​IMG]

    Kế hoạch của chiến dịch Mars và sự nối tiếp chiến thuật của nó, chiến dịch Jupiter là tác phẩm của Zhukov, Purkaev (chỉ huy Phương diên quân Kalinin) và Koniev (chỉ huy Phương diện quân phía Tây). Nó dự đoán 3 chuỗi chiến dịch tuy phụ thuộc vào nhau nhưng mỗi chuỗi lại được chia nhỏ ra thành các mũi xuyên phá và các mũi khai thác. Tất cả những mục tiêu chiến thuật của Jupiter phụ thuộc vào sự thành công của chiến dịch Mars vốn sử dụng 4 tập đoàn quân tấn công Rhzev từ 3 hướng. Đối với Phương diện quân phía Tây, tập đoàn quân 20 phải ra đòn chính ở sông Osuga, phía bắc Sychevka, mà hạ nguồn là vòng cung Rhzev. Để khai thác điểm xuyên phá, nó có 2 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn kỵ binh. Ngược lại, phía tây, đối với Phương diện quân Kalinin, tập đoàn quân 41 phải ra đòn chính, gần Belyi với 1 quân đoàn cơ giới., sát cánh với tập đoàn quân 22 trong thung lũng Lutchesa. Ỡ phía Bắc vòng cung, tập đoàn quân 39 kiếm 1 mũi xuyên phụ gần Molodoi Tud.

    Trận đánh bắt đầu ngày 25/11 vào lúc 7h50. Thới tiết rất tồi tệ. Mây thấp, bão tuyết, sương mù dày đặc và âm 10 độ C. Pháo binh bắn như người mù, khởi động tệ hại cho LX khi họ mất điểm mạnh truyền thống là pháo binh. Tệ hơn, máy bay không cất cánh được mặc dù Zhukov đã thành công khi tập hợp được hơn 1000 máy bay chống 1 lực lượng ít hơn 200 máy bay Đức. Công việc ngay lập tức khó khăn. Bộ binh LX bị kẹt trước những lô cốt đặc nghẹt súng máy, được bảo vệ bởi 1 hỏa lực pháo binh hùng mạnh. LX còn thiếu cả các đơn vị công binh mang bộc phá và súng phun lửa, kể cả pháo trực xạ. Dù vậy, quân LX vẫn tiến được từ 15 đến 45 km tùy theo khu vực. Mặc cho những điều kiện bất lợi, Zhukov ra lệnh cho tung ra các đơn vị cơ động. Đấy là sai phạm nghiêm trọng nguyên tắc của học thuyết « chiến trận chiều sâu » : tank chỉ tung ra sau khi xuyên thủng tất cả những hệ thống phòng thủ chiến lược. Những mũi xuyên thủng của chiến xa như những đường đơn độc bị bao vây bởi những thành phố và làng được phòng thủ chặt chẽ của người Đức. Địa hình thì bất lợi với tank : đầm lầy, rừng, rặng cây, lượng đường di chuyển dc thì ít và đầy mìn. Những con sông không đông cứng đủ để tank chạy qua và những vụ kẹt xe khổng lồ ngăn chặn việc di chuyển của lính xây cầu phao. Trong 48h, hơn 2/3 trang thiết bị không sử dụng được, phần lớn do hỏng hóc cơ khí hoặc sa lầy. Chậm trễ chồng chất, cho phép Model có thời gian tập hợp quân dự bị.

    Ngay ngày 29/11, LX ngừng tiến quân, sự xuất hiện của lực lượng dự bị Đức bắt đầu có hiệu ứng. Zhukov hối thúc Koniev và Purkaev, ra lệnh liên tục họ phải mở các cuộc tấn công mới. Những tốn thất rất lớn trong khi những gì đạt được thì lại eo hẹp : quân Đức không nhường bước nữa. Trong tuần tiếp theo. Thiết giáp Đức phản công và chặt đứt các mũi xuyên thủng của LX, 1 quân đoàn thiết giáp và 1 quân đoàn cơ giới bị bao vây và xóa sổ, Ngay ngày 30, rõ ràng là LX đã thất bại trong trận đánh này. Nhưng Zhukov mặc kệ. Ông ta tin rằng 2 tập đoàn quân 41 và 22 của Phương diện quân Kalinin có thể thành công hco64 mà Koniev thất bại với tập đàon quân 20. Rồi khi 2 tập đoàn quân đó đến phiên chúng thua thì ông ta tiếp tục nghĩ là tập đàn quân 39 ở phía Bắc có thể đập tan phòng tuyến Đức. RỒi ông ta lại quay trở lại tập đoàn quân 20 thêm 1 lần nữa. Mọi thứ đều vô ích. Hành động của Zhukov càng ngày điên cuồng. Trên 1 máy bay Po-2 hay trên xe hơi, ông ta chạy từ tổng hành dinh này đến tổng hành dinh khác, từ Phương diện quân đến tập đoàn quân, từ tập đoàn quân đến quân đoàn, từ quân đoàn đến sư đoàn. Ông ta van xin, nài nỉ, đe dọa, la hét. Ông ta giáng chức 1 loạt tướng, phong 1 loạt trướng khác nhưng cơn giận dữ của ông ta chỉ gửi đi tấn công 1 lự lượng bộ binh chết nhiều hơn sống và những quân đoàn tank chỉ còn 20 đến 30 tank trên tổng số 200 ban đầu. Đó là 1 cuộc thảm xác khó hiểu không đâu không đuôi.

    Vào ngày 1/12, Stalin đã hiểu ra. Ông ta bỏ hết những ảo tưởng về chiến dịch Mars và cho Vassilevski những trang thiết bị mà Zhukov giành cho chiến dịch Jupiter. Ngày 7/12, Zhukov vẫn nhận được khả năng tung 1 đợt tổng tấn công mới. « Nếu tôi thành công lần này, chúng ta có thể khởi động Jupiter ». Stalin giả bộ như là tin điều đó vì sự năng nổ của Zhukov làm ông ta hài lòng, nó giúp kiềm chân 1 lượng lớn tank Đức lẽ ra phải ở Stalingrad. Zhukov được nhận thêm viện binh, người ta gọi thêm các sĩ quan già và bệnh ở hậu phương, tăng cường lính mới tuyển tội nghiệp từ Trung Á mà chưa từng qua tập huấn, lính lái tank còn chưa có đến 5h tập lái vào biên chế. Zhukov tiếp tục cái cối xay thịt vào ngày 11/12. Họ tiến được 1500m cho đến khi mất vào tay đột phản công đầu tiên của đối phương. Ngày 13/12, Stalin rút khỏi tay Zhukov tập đoàn quân thiết giáp số 3 của Rybalko (giành cho Jupiter) và gửi về phía Nam. Bị tổn thương, Zhukov làm loạn và tiếp tục ra lệnh tấn công trong 6 ngày. Ngày 14/12, mất tất cả tự chủ, ông ta tự mình giáng cấp tư lệnh tập đoàn quân 41, tướng Tarasov và chửi rủa hạ nhục viên tướng trước mặt tòan bộ thuộc cấp rồi tự mình nắm quyền chỉ huy tập đoàn quân 41. Việc làm đó của ông ta đã thành công trong việc cứu 2 quân đoàn khỏi bị bao vây bởi 4 sư đoàn thiết giáp Đức và cứu được 1/3 quân số của 2 quân đoàn đó. Nhưng ông ta chỉ dừng cuộc thảm sát cho đến ngày 20/12.

    Chiến dịch Mars là 1 thất bại khủng khiếp. 70.000 (theo đại tá Krivosheev) đến 100.000 (theo David Glantz) bị giết tại trận. 200.000 đến 230.000 bị thương và bệnh tật. 1600 tank bị mất. Phương diện quân Kalinin hoàn toàn đổ sụp, không thể gượng dậy được nữa.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/3/13
  18. Kent007

    Kent007 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    10/6/12
    Bài viết:
    27
    Cám ơn bác chim sắt cho những tư liệu hay...Vào thời điểm đó mà quân Đức có 1 lực lượng tương xứng với LX thì thế cuộc sẽ như thế nào..
     
  19. SowonAoD

    SowonAoD C O N T R A

    Tham gia ngày:
    26/12/12
    Bài viết:
    1,741
    Nếu Đức có đc tiềm lực thế chắc đã chẳng có ww2, mọi chuyện đã xong ở ww1 :))
     
  20. The Iron Eagle

    The Iron Eagle Sam Fisher, Third Echelon Agent

    Tham gia ngày:
    4/8/06
    Bài viết:
    15,245
    Nơi ở:
    Paris, Pháp
    Trận Stalingrad được quyết định ở Rhzev

    [​IMG]

    24/11/1942, thống chế Erich Von Manstein đến lập văn phòng ở bộ Tổng tham mưu của Cụm tập đoàn quân sông Don. Đối với người chiến thắng ở Sebastopol, nhiệm vụ ở đây là nhiệm vụ kép : ổn định sườn nam của ma85t trận phía Đông và giải nguy nhanh chóng cho Stalingrad, bị bao vây từ hôm trước bởi chiến dịch Uranus. Nhiệm vụ đến hiện tại trông có vẻ làm được. Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức hứa cho ông ta cho đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 chậm nhất 4 sư đoàn thiết giáp, 3 (rồi 5) sư đoàn bộ binh, 3 sư đoàn dã chiến của Không quân và 1 sư đoàn sơn cước cùng với 2 bộ tham mưu quân đoàn và hỗ trợ hỏa lực của chúng. VỚi những lực lượng tập trung được, Manstein nghi ngại có đủ lực lượng để quét sạch quân LX đang dồn cục Paulus và cung cấp cho ông này đủ lực lượng để tiếp tục giữ Stalingrad như Hitler mong muốn hay rút chạy.

    [​IMG]
    Erich Von mántein

    Dù là Hồng quân hay mùa đông, Manstein đều phải chạy nước đua với thời gian. Không những quân LX cố gắng tiêu diệt nhanh ổ kháng cự càng sớm càng tốt, làm mệt mỏi nhanh quân của Paulus, mà họ còn sẵn sàng tung ra giai đoạn 2 của chiến dịch, chiến dịch Saturn. Để đạt được phần đầu tiên của chiến dịch, ổn định mặt trận phía Đông ở mặt nam, Mantein phải giải cứu nhanh chóng tập đoàn quân 6 : nếu cuộc phản công của ông ta, biệt danh Wintergewitter không được thực hiện trước những ngày đầu tháng 12, Stalingrad và các đơn vị trong đó sẽ mất hoàn toàn.

    Trên lý thuyết, công việc đó nằm trong tầm tay của Manstein và Lục quân Đức : ngày 24/11, có 1 lực lượng dự trữ ở mặt trận phía Đông gồm 4 sư đoàn thiết giáp với quân số đầy đủ hoặc gần như vậy, đó là những đơn vị duy nhất có thể với độ cơ động và hỏa lực đủ để tấn công (năm 1942, 1 sư đoàn thiết giáp Đức có khoảng 150-200 tank). Nhưng ngày hôm sau, Zhukov đã tung ra chiến dịch Mars và tất cả đã thay đổi hoàn toàn : trong vài ngày, 3 trong 4 sư đoàn quý giá đó đã được gửi đến vòng cung Rhzev. Mars dù thất bại, không ít hơn 7 sư đoàn thiết giáp Đức, kể cả Grossdeustchland bi giam chân ở Rhzev : Manstein bị tuột khỏi tay 2/3 số tank được tăng cường.

    Để tăng cường cho sư đoàn duy nhất còn lại (sư 11), ông ta phải rút sư đoàn 23 đang đánh nhau từ Caucasus, và gọi từ Orel (cách Stalingrad 800 km) sư 17. Nhưng việc chuyển quân như thế khá mất thời gian : các đơn vị đó phải được thay thế trên mặt trận nó chiếm giữ, tái tổ chức lại rồi chuyển bằng xe lửa trên 1 hệ thống đường sắt Nga vốn trong 1 tình trạng thê thảm. Thêm nữa, 2 đơn vị này đã suy yếu. sư thiết giáp số 23 chỉ có nửa sức mạnh, trong khi sư thiết giáp 17 chỉ có 60% quân số và nó còn mất thêm vài ngày khác để rút lui.

    Và những đơn vị thiết giáp khác của Đức duy nhất còn lại thì hiện tại lại đang ở … Pháp, mà từ đó sư thiết giáp số 6, hoàn toàn mới và hùng mạnh, muốn đến được nhanh nhất phải mất khoảng 10 ngày. 1 cố gắng khá tốt nhưng mọi chuyện đã xong : nước Đức không còn gì khác để gửi cho Stalingrad. Những sư đoàn thiết giáp khác đang ở châu Phi (nơi mà vừa mới gửi đi không thể hồi lại sư đoàn thiết giáp số 10 và các đơn vị khác trong đó có 1 tiểu đoàn tank Tiger) hay bị kẹt trong Caucasus mà Hitler điên cuồng ham muốn phải giữ tại đó, hay thậm chí đang trong tình trạng tái thành lập và chỉ sẵn sàng sớm nhất là đầu năm 1943.


    Thậm chí trước cuối tháng 11, chiến dịch giải cứu đã gặp khó khăn : thay vì 4 sư đoàn tinh nhuệ biên chế đầy đủ như đã hứa, Manstein chỉ có 3 sư mà 1 trong số đóchỉ có phân nửa sức mạnh để giải cứu Stalingrad, và ngoài ra còn có 1 sư đoàn thứ 4 (sư 17) quá yếu và đang tập hợp lại ngay cả khi bắt đầu đợt tấn công. Nắm đấm thiết giáp ấy, tập trung lại, vẫn có thể hoạt động. Nhưng LX không để Đức có cơ hội ra tay trước. Không thể tiêu diệt quân Đức bị bao vây trong vòng 1 tuần, do đánh giá thấp số lượng bị bao vây, họ cố gắng tăng cường thành quả bằng cách ngăn ngừa tất cả khả năng ngừng tấn công đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch Saturn sắp tới. Bắt đầu từ 2/12, họ tấn công bằng tập đoàn quân thiết giáp số 5 những đầu cầu của quân Đức ở sông Tchir, hướng về Stalingrad, thậm chí cố gắng chiếm cả những vị trí của quân Đức ở bờ sông bên kia. Manstein buộc phải bảo vệ những nơi đó bằng việc điều đi sư thiết giáp số 11. Bị giam chân ở phía Bắc, sư 11 ngăn chặn được tất cả những ý định của LX nhưng bị buộc sử dụng trong mục đích phòng thủ.

    [​IMG]
    Hermann Hoth

    Chỉ đến ngày 12/12 từ khi cuộc tấn công từ Kotelnikovo, nam Stalingrad, quân đoàn thiết giáp số 58 mới được tư lệnh tập đoàn quân số 4, Hermann Hoth, chuyên gia thiết giáp, nắm trực tiếp quyền chỉ huy. Nhưng quân đoàn đã bị tiêu hao chỉ còn 2 sư đoàn thiết giáp số 6 và 23, tương đương với 1 sư đoàn rưỡi, 1/3 quân số trên kế hoạch, được tăng cường bằng bộ binh, mà 1 phần gồm các mảnh còn sót lại của đơn vị Rumani trộn lẫn với quân Đức.

    2 tuần chậm trễ trải qua bằng những trận đánh khốc liệt và dữ dội làm mệt mỏi các đơn vị của Paulus. Và tập đoàn quân 6, do thiếu hụt đạn pháo và gấn như hết sạch xăng dầu, không còn khả năng trợ giúp cho đội quân giải vây. Những con xúc xắc đã được đổ ra : bằng cách kiềm chân ở Rhzev những sư đoàn thiết giáp mà Manstein cần, Mars đã quyết định vận mệnh của Stalingrad.


    Mặc dầu khởi đầu tệ hại, nhưng chiến dịch giải vây đã can thiệp cùng lúc vào lúc tướng Vassilevski phối hợp hoạt động của Hồng quân quanh Stalingrad, chuẩn bị cho chiến dịch Saturn : hủy diệt tập đoàn quân số 8 của Ý, vốn bảo vệ sường trái của Cụm tập đoàn quân sông Don của Đức, rồi khai thác mũi chọc thủng hướng về Rostov và biển Azov. Mục đích là bao vây và tiêu diệt không chỉ quân chủ lực của cụm tập đoàn quân sông Don mà cả cụm tập đoàn quân A, đang phiêu lưu ở trong vùng Caucasus. Tổng cộng hơn 1 triệu người.

    Sự thành công của việc đặt vào quỹ đạo Saturn, ngôi sao thứ 3 sau Uranus và Mars, phụ thuộc vào khả năng của Hồng quân trogn việc thúc đẩy vào chiến dịch 1 mũi tiến công ban đầu đủ mạnh. Đối với Vassilevski, điều đó có nghĩa là xuyên thủng bằng 3 tập đoàn quân (số 6, số 1 và cận vệ số 3) trước khi tập đoàn quân thiết giáp số 5 và nhất là tập đoàn quân cận vệ số 2, chìa khóa thật sự của chiến dịch kahi thác lỗ thủng trên phòng tuyến phe Trục. Nhưng đáng tiếc cho LX, đơn vị hùng hậu ấy không bao giờ có thể đảm đương trọng trách đó.

    Khi LX nhận ra vào cuối tháng 11 rằng quân Đức ở Stalingrad đông gấp 3 lần so với dự tính, Vassilevski đã yêu cầu Stalin cho phép tập đoàn quân cận vệ số 2 tham gia vào việc tiêu diệt ổ kháng cự. Nếu làm nhanh, Saturn vẫn có thể thực hiện được và lên chương trình cho ngày 16/12..Nhưng ngày 12, 4 ngày trước khi khởi động Saturn, Manstein khởi động chiến dịch giải vây của mình. Những bước tiến thiết giáp Đức rất nhanh : họ chỉ phải đối mặt với tập đoàn quân 51, đơn vị yếu nhất trong những đơn vị đảm đương trọng trách bảo vệ phòng tuyến ngoài vốn bao vây Stalingrad. Trong 48h, Hoth tiến hơn 50 km, 1/3 quãng đường dẫn đến Paulus.
    Vassilevki nhanh chóng hiểu rằng ông ta phải bỏ Saturn nếu không muốn mất luôn thành quả của Uranus. Trong khi ở phía Bắc, Mars chìm trong tuyết và máu, việc tung ra 1 đợt tấn công mới vào mùa đông sau kết quả không rõ ràng của mùa đông 1941 là điều nhanh chóng bị loại bỏ. Thất vọng, vị tướng hồng quân chuyển toàn bộ tập đoàn quân cận vệ số 2 đối mặt với thiết giáp của Hoth. Ngày 13/12, sau nhiều cuộc trao đổi điện thoại giữa Vassilevski và Stalin, Saturn biến thành Mini-Saturn. Nó chỉ còn ngắm vào việc chiếm những căn cứ xuất phát của Manstein và những cầu không vận hướng về Stalingrad.

    Mặc cho yếu kém, chiến dịch giải vây của Manstein đã làm rối loạn những kế hoạch của LX. Vào giữa tháng 12 năm 1942, Hồng Quân bỏ 2 trong số 4 ngôi sao trong kế hoạch tấn công. Dù vậy họ vẫn không nhường khả năng ra tay trước cho người Đức mà biến Stalingrad thành kim chỉ nam cho những chiến dịch kế tiếp trên mặt trận phía Đông. Tiêu diệt nhanh chóng ổ kháng cự trong Stalingrad là giải pháp duy nhất để rút lực lượng dự bị mà Hồng quân cần để tấn công về phía Nam : không cho phép sự kháng cự của tập đoàn quân 6 tiếp tục kéo dài vĩnh cửu. Bằng cách cắt lìa những mạch máu cuối cùng của nó từ bên ngoài, Mini-Saturn sẽ ra 1 đòn chí mạng và phải thật nhanh.

    [​IMG]
    quân Ý

    Những tiến đề cho cuộc tấn công mới diễn ra khá tốt. Đợt phản công của tập đoàn quân cận vệ số 2 đã chặn đứng kế hoạch giải vây của Manstein, ở 1 điểm chỉ cách Paulus không quá 50 km. Nói trắng ra, Hoth, sau 1 cuộc xuất phát dễ chịu, đã thấy cuộc hành quân của ông ta nhanh chóng chậm lại bởi 1 sự kháng cự càng ngày càng dữ dội của những đơn vị LX lao thẳng mù quáng vào cả dưới xích các đơn vị tank của ông ta. Và ông ta chả còn tí sức lực nào khi Vassilevski tung ra mini-Saturn ngày 16/12 vào bình minh. Như chiến dịch Saturn đã bỏ, Mini-Saturn phải thổi bay tập đoàn quân số 8 của Ý, đóng quân phía bắc Stalingrad. 72h đã đủ : không vũ khí chống tank, không pháo binh hiện đại, không quân dự bị, không hỗ trợ của quân Đức (vốn đã dồn hết vào phía Nam và kế hoạch giải vây), các đơn vị Ý nhanh chóng tan rã vào ngày 19/12, sau 1 sự kháng cự dữ dội nhưng vô vọng. Đơn vị dự trữ duy nhất, sư đoàn thiết giáp số 27, kém nhất trong các sư đoàn thiết giáp, cũng bị thổi bay trong cơn hỗn loạn.

    5 quân đoàn cơ động của LX, kéo theo 3 tập đoàn quân LX (số 6, số 1 và cận vệ số 3) tràn vào 1 cái lỗ to đùng và tiến gần 250 km. Manstein, vào lúc đó, chẳng còn gì để chống lại cơn lũ T-34. Những đơn vị dự trữ cuối cùng của ông ta đã bận đánh nhau ở Tchir, và phía nam, trong chiến dịch Wintergewitter. TỪ chối hủy bỏ chiến dịch giải vây, vì thế sẽ gánh tội cho ông ta về cái chết của tập đoàn quân 6. Manstein rút trước sư đoàn thiết giáp số 11, nhưng điều đó cũng có nghĩa là sườn trái của ông ta sẽ lại bị LX đe dọa. Không còn đơn vị dự trữ nào khác (sư thiết giáp số 17 cũng đang bận đánh nhau ở Tchir), viên thống chế quyết định cứu đơn vị của mình : ông ta nhận được sự cho phép của Hitler để rút 1 sư đoàn của chiến dịch giải cứu và gửi đi phía Bắc.

    Lự lượng Paulus trong Stalingrad chỉ còn hy vọng vào bản thân, vận mệnh của họ đã được định đoạt. Nhưng sự đe dọa không chỉ là việc mất 1 tập đoàn quân số 6. Trong khi tập đoàn quân cận vệ số 2 tấn công những đơn vị yếu của Hoth, ông ta phải rút thật nhanh với nguy cơ làm cô lập ở 500 km phía Nam, cụm tập đoàn quân A. Cuối tháng 12, quân LX vẫn nuôi hy vọng vào việc đạt những mục tiêu to lớn của kế hoạch ban đầu. Ngày 13/1, họ tung 1 đợt tấn công mới, chiến dịch Gallop, kế hợp với phía Bắc 1 mũi tấn công phụ, chiến dịch Star mà mục tiêu còn tham vọng hơn cả Saturn : xuyên thẳng về phía sông Dniepr để thúc ép nhanh chóng quân Đức và dồn chúng về con sông.

    [​IMG]
    quân Hungari

    Mũi tấn công tràn qua những tàn tích của tập đoàn quân Ý số 8, rồi thổi bay tập đoàn quân Hungari thứ 2, 1 đồng minh tầm thường khác của Đức. Lần này dù vậy Hồng quân đã đi quá xa và đã quá ngạo mạng. Sử dụng khả năng trời phú, Manstein không những rút lui toàn vẹn khỏi Caucasus, trong những tuần giữa tháng 12 và tháng 2, những đơn vị của Cụm tập đoàn quân A mà còn còn tung chúng ngay lập tức vào chảo lửa. Sau đó, viên thống chế sau khi nhận được tăng cường đã tung ra giữa tháng 2 và giữa tháng 3, quanh Kharkov, 1 đợt phản công giết người đầy lùi Hồng quân 150 km về phía Đông, trước khi bùn lầy buộc phải ngưng chiến dịch cho đến mùa hè.
    Mặc cho cú mã hồi thương đó, mùa đông 1941 và 1942 vẫn là 1 thắng lợi rõ ràng của LX. Không có đợt tấn công của Zhukov vào Rhzev, những sự kiện đã ghi ở trên đã có lẽ không thể xảy ra. Nếu chiến dịch Mars, được kéo dài dữ dội đến 20/12, không giam chân được cho đến thời khắc quyết định chiến dịch Mini-Saturn 1 lượng lớn phương tiện Đức, thì Manstein với thêm vài sư đoàn tăng cường, đã có khả năng hội quân với Paulus. Và ông ta cũng có đủ lực lượng dự trữ cần thiết để chặn đứng chiến dịch Mini-Saturn. Chiếm giữ vững vàng vị trí của mình bên sông Don cho đến mùa hè 1943, quân lực Đức có thể đã tung ra đợt tấn công tổng lực mùa hè thứ 3. Đối với Hồng quân, thành công được trả giá khá đắt. Nhưng nó cũng dạy cho LX 1 bài học về khiêm tốn hơn trong các chiến dịch và chiến thuật, điều mà Zhukov và Stalin sẽ ghi nhớ nằm lòng và cho phép Hồng quân, mùa xuân năm sau hoàn thiện ở Kursk sự thất bại của Đức ở mặt trận phía Đông.
     

Chia sẻ trang này