[Vsub]Nhạc Nhật không hợp thời

Thảo luận trong 'Âm nhạc' bắt đầu bởi Cộng Mạng, 17/3/13.

  1. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Âm nhạc là một nghệ thuật biểu lộ tâm hồn. Một bản nhạc viết ra, nó phản ánh tâm hồn của người viết và người tiếp nhận. Do vậy, thông một bản nhạc được đông đảo quần chúng tiếp nhận, ta có thể thấy được phần nào tâm hồn, tinh thần, suy nghĩ của đại chúng đương thời.

    Thời gian không ngừng chảy, tâm thức loài người cũng luôn biến động. Do vậy gu thưởng thức nghệ thuật cũng phải biến đổi theo để tồn tại. Âm nhạc cũng không tránh khỏi quy luật này. Có những thứ ngày xưa được ưa chuộng, nay phải lùi vào xó bếp. Có những bản nhạc ngày nay được ưa chuộng, nếu lùi lại quá khứ vài chục năm trước thì có lẽ chỉ đáng nằm ở sọt rác.

    Chủ đề này được mở ra nhằm giới thiệu những bản nhạc phản ánh tâm thức của người Nhật... những thế hệ trước.

    Chống chỉ định:
    Nếu đã quen với những dòng nhạc hiện đại thì có thể bạn sẽ thấy khó nghe, giống nhạc đám cúng đám tế...


    I. Kimi no seishun wa kagayaiteiru ka

    Tạm dịch: tuổi xuân của anh có tỏa sáng chăng
    Viết lời: James Miki
    Viết nhạc: Miki Takashi
    Ca sỹ: Sasaki Isao

    Đây là bài hát chủ đề của loạt phim truyền hình Chōjinki Metarudā chiếu năm 1987.


    Youtube

    [video=youtube;Y0yvJyYR5h8]http://www.youtube.com/watch?v=Y0yvJyYR5h8[/video]


    Download bản đẹp: Kimi no seishun wa kagayaiteiru ka

    II. Chijō no hoshi

    Tạm dịch: ngôi sao trên đất
    Viết lời: Nakajima Miyuki
    Viết nhạc: Nakajima Miyuki
    Ca sỹ: Nakajima Miyuki

    Youtube

    [video=youtube;HhwDHcnWLRY]http://www.youtube.com/watch?v=HhwDHcnWLRY[/video]



    Download bản đẹp: http://www.fshare.vn/file/T11DWM0QQT

    III. Imujin gawa

    Tạm dịch: Con sông Rimjin
    Viết lời: Phác Thế Vĩnh (Pak Se-yeong)
    Viết nhạc: Cao Tông Hán (Gojong Han)
    Lời Nhật: Matsuyama Takeshi
    Viết nhạc phụ: Katō Kazuhiko
    Ca sỹ: The Folk Crusaders

    Youtube

    [video=youtube;X5E3cDqxp5E]http://www.youtube.com/watch?v=X5E3cDqxp5E[/video]

    Download:
    http://www.fshare.vn/file/T7H29HRYFT
    Hoặc: http://upfile.vn/54e0
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/13
  2. iphone3gs

    iphone3gs Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    23/1/13
    Bài viết:
    123
    Nhạc nhật còn không lời @@! sao biết .. chắc lấy gốc ra chăng
     
  3. daotaonghe24h

    daotaonghe24h Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/3/13
    Bài viết:
    5
    Nhạc Nhật khó nghe quá, phát âm na ná nhau
     
  4. CuonTheoChieuMua

    CuonTheoChieuMua Youtube Master Race GameOver

    Tham gia ngày:
    8/10/12
    Bài viết:
    83
    Nhạc Nhật không hợp thời , thì phải biết và hỉu ngôn ngữ tiếng Nhật thì nghe mới hay
     
  5. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Nakajima Miyuki (中島 みゆき, tên thật là中島美雪) là nữ nghệ sĩ guitar, người dẫn chương trình Radio, vừa kiêm luôn công việc viết ca từ. Bà sinh ngày 23 tháng 02 năm 1953 tại thành phố Sapporo, thuộc Hokkaidō, Nhật Bản. Bà được mệnh danh là “Uta-hime”, công chúa ca nhạc của Nhật Bản.

    Như đã giới thiệu, Nakajima Miyuki không chỉ ca hát và chơi guitar mà còn sáng tác nhạc. Giọng ca của bà và ca từ bà viết ra được đánh giá rất cao. Bà được đánh giá là có “chất” rất riêng, rất khác so với các ca sĩ đương đại. Một trong những bài hát do bà sáng tác được biết đến nhiều nhất là “Chijō no hoshi”, tạm dịch là ngôi sao trên mặt đất.

    Chijō no hoshi được biết đến như là bài ca chủ đề trong chương trình truyền hình NHK “Purojekuto Ekkusu~ Chōsenshatachi~” (Project X~Những người thách thức~).

    Quý bạn có thể thưởng thức giọng ca tuyệt diệu của Nakajima Miyuki và ca từ tuyệt đỉnh của Chijō no hoshi qua clip video dưới đây.

    [video=youtube;HhwDHcnWLRY]http://www.youtube.com/watch?v=HhwDHcnWLRY[/video]

    Download bản đẹp: http://www.fshare.vn/file/T11DWM0QQT

    Bài ca này được thu lục trong album "Tampenshū" (tuyển tập các ca khúc ngắn) của bà, phát hành vào cuối năm 2000. Bản nhạc được viết lời làm bài ca chủ đề của loạt phim tài liệu Project X như kể trên, sau đó nhận được nhiều ủng hộ từ người xem đài nên ca khúc này còn được tái thu lục trong album thứ 37 của Miyuki là Chijō no hoshi/ Headlight Taillight. Chijō no hoshi có nhịp điệu BPM100 nên được giới thiệu là ca khúc hữu hiệu trong việc giúp thao tác sơ cứu tại các buổi diễn thuyết về sơ cứu. Đây cũng là vì massage tim 100 lần trong 1 phút được cho là cách làm tốt nhất. Ca từ bài hát đề cập đến vấn đề cơ bản và là mục đích của mọi con người: hạnh phúc. Liệu đó có phải là những gì to lớn mà chúng ta cầu tìm ở những nơi xa xôi chăng?
     
    Chỉnh sửa cuối: 22/4/13
  6. Cộng Mạng

    Cộng Mạng T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    30/7/12
    Bài viết:
    553
    Imujin gawa (Lâm Tân giang) là tên một bài hát của Phác Thế Vĩnh (Pak Se-yeong) viết lời, Cao Tông Hán (Gojong Han) phổ nhạc và được Matsuyama Takeshi viết lại lời tiếng Nhật vào năm 1968 và từ đó nó trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản như một bài ca phản chiến.
    Matsuyama Takeshi là nhân vật đứng sau hỗ trợ cho ban nhạc The Folk Crusaders. Matsuyama lớn lên ở gần khu phố Đại Hàn ở Nhật nên thuở bé chơi với nhiều bạn bè người Đại Hàn ở Nhật. Tuy nhiên, học sinh Nhật Bản ở trường trung học nơi ông theo học vẫn thường xuyên gây gổ với học sinh ở trường dành cho người Hàn. Một lần Matsuyama định tổ chức một trận bóng đá để giúp học sinh hai nước hiểu nhau hơn, khi đến đăng ký cho trận bóng thì ông nghe được bài Imujin gawa và sau đó được bạn bè ở trường trung học Triều Tiên dạy cho ca từ bài hát này.
    Matsuyama có mối quan hệ thâm sâu với các thành viên của ban nhạc The Folk Crusaders và do không biết nguồn gốc của bài hát nên ông nghĩ đây là bài dân ca Triều Tiên, nhưng thực ra bài này do Phác Thế Vĩnh (người viết quốc ca Bắc Triều Tiên) viết lời năm 1957 và Cao Tông Hán phổ nhạc.


    “ Lần đầu tiên tôi nghe Imujin gawa là thời còn học trung học ở Kyōto. Lúc bấy giờ có một sự thực là hễ có chuyện lớn nhỏ gì cũng xảy ra tranh chấp giữa đám học sinh Nhật Bản và học sinh Triều Tiên. Lúc bấy giờ ở gần chùa Ginkaku-ji có trường trung học cho con em Triều Tiên và mỗi khi có những trận đá bóng là người ta lại nghe thấy âm vang của bản nhạc Imuji gawa. Thời đó ở Kyōto có phong trào nghe Folk Song và Katō Kazuhiko biểu diễn ở sân khấu vào lúc đó. Tình hình Châu Á lúc đó, nhất là Việt Nam, dường như không bao giờ thoát khỏi cảnh chiến tranh. Không biết bao nhiêu người đã bỏ mạng vì nó, đời sống văn hóa bị tàn phá và quốc gia bị chia đôi chỉ vì hệ tư tưởng chính trị. Tôi viết lời bài này với hy vọng thế giới mau chóng chấm dứt chiến tranh, trở thành ngôi nhà tràn đầy hy vọng cho mọi người. Thật không ngờ là bản nhạc đã nhận được nhiều sự chú mục của mọi người, nhưng vì lý do chính trị nên Tōshiba record đã ngưng bán ngay sau ngày phát hành. Hơn ba mươi năm sau, bài hát này vẫn còn bị cấm nhưng vẫn lưu truyền mãi trong lòng người nghe. Lúc bấy giờ trên đài phát thanh người ta đã phát không biết bao nhiêu lần.

    Kể từ đó, con sông Imujin đối với tôi trở thành con sông trong trí tưởng tượng. Trước đây năm năm có người bạn Đại Hàn ở Nhật bảo rằng tôi phải có trách nhiệm nhìn thấy con sông này nên đã cùng anh ta vượt vĩ tuyến 38 độ đến bán đảo Triều Tiên trong một ngày lạnh buốt của tháng giêng. Lúc bấy giờ gần như toàn bộ con sông đã bị bao phủ bởi lớp băng trắng xóa. Khi băng tan thì thấy toàn là thủy lôi nổi lên từ mặt nước.

    Cũng hơn ba mươi năm kể từ khi bài hát này bị cấm lưu hành, và bây giờ nước Triều Tiên đã bị phân đôi và tình hình thế giới cũng ngày càng trầm trọng, toàn xung đột tôn giáo, sắc tộc. Lúc lớn lên tôi nghĩ rằng sông Imujin không còn là con sông về mặt địa lý nữa mà nó đã trở thành con sông ngăn cách giữa lòng người với người.

    Trong thế kỷ 20 có nhiều hệ tư tưởng đối lập được sinh ra và vấn đề phân chia nam bắc ngày càng trở nên phức tạp hơn. Vì thế tôi nghĩ rằng chúng ta phải mở rộng cửa sổ tâm hồn, nhìn vào người khác, lằng nghe lời họ nói và biểu thị kính ý đối với những nền văn hóa khác nhau.

    Bây giờ thì Imujin gawa không còn bị cấm nữa và đã trải qua không biết bao nhiêu chuyện, tôi mong rằng nhiều người sẽ tìm thấy được hạt giống hy vọng trong tương lai.”

    Matsuyama Takeshi


    Youtube

    [video=youtube;X5E3cDqxp5E]http://www.youtube.com/watch?v=X5E3cDqxp5E[/video]

    Download:
    http://www.fshare.vn/file/T7H29HRYFT
    Hoặc: http://upfile.vn/54e0
     
  7. leolamlam

    leolamlam Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    7/4/12
    Bài viết:
    214
    nhạc này xưa lắm rồi, we xưa rồi
     
  8. M.Fauna

    M.Fauna Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/5/13
    Bài viết:
    58
    Nơi ở:
    Laurence
    Nghe ko hợp thời là do mỗi người cảm thấy khác nhau, nhưng phải công nhận Jpop có ca từ nghe rất dễ nhớ và khá vui tai :3cool_embarrassed:
     
  9. quangkatarn

    quangkatarn C O N T R A

    Tham gia ngày:
    25/4/08
    Bài viết:
    1,664
    Nơi ở:
    Paradise Lost
    Tại giờ K-pop tràn lang nên không thấy hợp thời, chứ mình vẫn nghe The Brilliant Green thường xuyên có sao đầu:6cool_sure:
     
  10. vn00473077

    vn00473077 Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    19/4/11
    Bài viết:
    1,040
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Chính vì là thể loại nhạc xưa cho nên cũng 1 phần là rất khó nghe , chứ thực sự Nhạc Nhật vào những năm 90 cho đến bây h thì lại rất nhiều bài hay và nghe rất êm tai :3cool_embarrassed:
     
  11. Rose Hoàng

    Rose Hoàng Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    2/3/12
    Bài viết:
    205
    Mình thấy nhạc Nhật không có gì là không hợp thời cả. Mỗi nước có 1 nền âm nhạc khác nhau, nó tùy thuộc vào văn hóa khác nhau nữa. Nên có nhiều cái mình không cảm nhận được cái hay của nó thôi.
     
  12. Siscon

    Siscon Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/8/11
    Bài viết:
    10,850
    chẳng có gì là không hợp thời,vẫn còn những người hoài cổ đó thôi.Theo tui trong âm nhạc không bao giờ có vụ không hợp thời
     
  13. cunj_9x

    cunj_9x Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    1/7/13
    Bài viết:
    7
    nhạc nhật nghe cảm giác rất khác và thú vị.
     

Chia sẻ trang này