Tam quốc quần anh truyện

Thảo luận trong 'Những game Tam Quốc Chí khác' bắt đầu bởi Titan42, 12/11/13.

  1. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương I: Núi Từ Võ, ẩn nhân xuất thế
    Liêu quận công, lập trại Lư Long

    Năm 206 TCN, Hạng Vũ lật đổ nhà Tần, đưa Sở Hoài Vương làm Nghĩa Đế, chia cả Trung Quốc thành 18 nước, chiến tranh liên tục xảy ra, nhân dân đói khổ, lầm than. Nhờ Trương Lương, Hàn Tín, Tiêu Hà mà Hán Vương Lưu Bang thống nhất sơn hà (năm 202 TCN), về sau được gọi là “tam kiệt nhà Hán”.

    Nhà Hán truyền tự được gần bốn trăm năm, đến đời Hán Linh Đế, có một người tự xưng là “Thiên công tướng quân” Trương Giác khởi nghĩa Khăn Vàng lật đổ nhà Hán nhưng thất bại, đất nước bắt đầu ly loạn. Năm 189, Hán Linh Đế mất, truyên ngôi cho con là Hoằng Nông Vương Lưu Biện, thấy Lưu Hiệp thông minh hơn, Đổng Trác phế Biện lập Hiệp, bá quan trong triều tỏ ra không bằng lòng, trong đó có Thái thú Bột Hải Viên Thiệu, Thiệu hiệu triệu chư hầu chống Đổng Trác.

    Sau khi Thập lộ chư hầu đẩy lùi Đổng Trác về Trường An, lại quay sang đánh lẫn nhau. Tháng 2 năm 191, Công Tôn Toản dâng biểu đánh Viên Thiệu, quân các cứ Trác Quận, Trung Sơn, Ngư Dương, Bột Hải, Bắc Bình ráo riết tập binh về Phạm Dương thành.

    Bấy giờ ở phía bắc U châu thuộc Liêu đông quận, trong cốc nhỏ ở Từ Võ sơn, có hai người một già, một trẻ phân trên dưới rõ.
    -Đêm qua, thầy xem thiên văn, trong Ngũ Tinh có Mộc Tinh nghịch hành, lại thêm sao Qui, Liễu, Tinh sáng ứng với số nhà Hán sắp cạn. Ta lại thấy con bỏ lơ việc học hành, hay xem binh thư, phải chăng muốn giúp đời ?
    -Thưa thầy, người xưa có câu “xã tắc nguy nan, thất phu hữu trách”, nay nhà Hán bị các chư hầu xâu xé, ai cũng tranh giành phần cho mình, con tuy học hành chưa đặng, binh pháp chưa thông, nhưng lòng con đã chí vì dân vì nước. Nay, vạn lần xin thầy cho còn xuất sơn. Người trẻ vừa nói xong lạy liên hồi.
    -Hay cho câu “xã tắc nguy nan, thất phu hữu trách”.
    Đoạn ông lão vỗ án, quát lớn:
    -Ngươi là thằng con nít học hành chưa xong, còn dám lên mặt dạy đời ta? Hôm nay ta không dạy cho một trận thì không xong.
    Liền rút gậy ra đánh liên tiếp vào người kia, rồi đuổi đi. Người kia không đỡ, không la, chỉ vừa lạy vừa khóc đến nỗi trán ào máu, mắt đỏ rần rồi đứng dậy bỏ đi.

    Nói về Công Tôn Độ ở Tường Bình, sau khi đánh thắng nước Cao Ly, tộc Ô Hoàn, thống nhất vùng Liêu Đông, tự xưng là Liêu Đông hầu, có ý định tiến quân ra Trung nguyên nhưng ngặt nỗi không có kế sách gì, vì lo lên mức nên ngã bệnh, quân nhân cả vùng bố cáo tìm người chữa bệnh sẽ được thưởng vàng phong quan, các lang sĩ trong quận hay các nơi Ký U xa xôi nhưng vẫn không tìm được bệnh. Đặng mấy hôm sau, có người ở trấn Thanh Hà cầm yết bảng đến trước phủ Công Tôn xin vào giải bệnh. Tên tiểu sinh kia vào trướng phủ thấy ông liền chạy đến bắt mạch hồi lâu nhưng không nói chi, một lúc sau mới quay sang hỏi Công Tôn Độ:
    -Bẩm, quận công và phu nhân có vấn đề gì chăng ?
    -không việc gì.

    -Thế với các sư huynh đệ?
    -cũng không việc gì, vì cớ gì ngươi lại hỏi ?

    -Tôi xem thấy trong người quận công kinh mạch lúc loạn lúc tĩnh, phải chăng là tâm bệnh. Nay việc giường chiếu, gia quyến đều không phải thì chỉ còn việc nước.
    Nói xong viết vào tay Công Tôn 2 chữ. Công Tôn Độ đột nhiên mở trừng mắt, ngồi dậy :
    -Cho hỏi cao danh quý tánh của vị tiên sinh đây ?
    Giờ mới nhìn rõ tên tiểu sinh kia, mắt nhỏ, mũi cao, mang đồ đạo bào cam viền trắng rộng vừa đủ thân.
    -Tiểu nhân họ Lương tên Mậu tự là Thế Vĩ, người trấn Thanh Hà.
    Liêu quận công mới vỡ òa ra khóc nức nở, chút sau bình thản nắm tay Lương Mậu nói :
    -Đất Liêu Đông, nhân khí không như trung nguyên quanh năm giá lạnh, nhân tài ít nhiều đều bỏ đi, yết thị đã lâu nhưng nào có ai đủ tài để khảo thí, thực ta không bị bệnh, chỉ là mượn bệnh mà cầu danh nhân, nay xin hỏi Thế Vĩ có bài thuốc không ? Nếu được nguyện kết máu ăn thề, chia đôi cơ nghiệp. Nói xong y khóc lóc thảm thiết.
    -Người xưa có dạy "một ngày nên nghĩa, đoạn đường nên quen", tiểu sinh tuy bất tài nhưng không thể bất nghĩa, vậy hẹn quận công 2 ngày sau đến nhà tranh cách thành 15 dặm về hướng Đông Nam lấy phương thuốc.
    Ngay hôm đó, Công Tôn Độ lập quân kỷ, hiệu chỉnh quân giới, chia Liêu đông làm 3 quận: Tây, Trung, Đông Liêu, được nhân dân và các tộc hưởng ứng. Sau khi nhận phong thơ của Thế Vĩ, lập tức đưa hai vạn lên Từ Võ Sơn lập trại Lư Long, phong Công Tôn Khang và Công Tôn Cung lãnh nhiệm 2 bộ chính, mỗi bộ 5 bản, mỗi bản 20 chi lớn nhỏ, mỗi chi 100 đến 200 người, doanh trại được lập duyên dải khắp núi, mỗi chi truyền nhau bằng tin, mỗi bản truyền nhau bằng lửa, phong Đạp Đốn làm Trung Canh Ô Hoàn binh, đóng tại phía bắc, phong Âu Lực Cư làm Đô úy Ô Hoàn, Trương Cử Trương Thuần trông coi việc thông quan và kiểm soát quân tình các bản. Trong thơ còn ghi “quận công mau chóng tập kết binh mã, đợi tiết xuân năm sau chúng ta sẽ lấy Hữu Bắc Bình”.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  2. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương II: Trận Hà Kiên, họ Viên bắc phạt
    Chốn Bắc Bình, Thăng Tế nam chinh

    "Vó ngựa sườn non tuyết lạnh lùng
    Cầu hiền lặn lội biết bao công
    Đem câu lao động đường phố Hán ra dò ý
    Lấy nghĩa tôn Lưu để ướm lòng
    Lãnh thổ đoán chia ba xứ sở
    Biên thùy vạch sẵn một dòng sông
    Nếu như không có lời Nguyên Trực
    Thì biết đâu mà đón Ngọa Long."
    Lúc Chúa Nguyễn Hoàng gặp Đào Duy Từ mà tặng cho ông bài thơ này, ông chỉ làm quan nhà Nguyễn đặng tám năm, giúp chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên mở đất đến tận miền Nam ngày nay, xây lũy Trường Dục chống với quân Trịnh ở Bắc Hà, kì công thì kể không hết. Đó là việc về sau ở Việt Nam ta.

    Công Tôn Độ sau khi chỉnh đốn binh mã, lập trại binh xong, bèn cùng hai con trai là Cung và Khang đến nhà Lương Mậu. Nhà Mậu làm bằng tranh, nghèo rách đơn sơ, cao tầm ngang người đứng, giường làm bằng rơm rạ, chỉ đủ cho một người ở, tìm quanh không thấy Mậu đâu, liền lấy làm lo, rồi cho người đi tìm kiếm mới biết được, sáng sáng thì ra sông Thụy câu cá, chiều qua thôn Vọng Bình dạy học, đến hôm sau mới về đến. Đoạn nói xong liền mang ngựa chạy dọc theo sông Thụy mà tìm, nghe có người ca:

    “Thái Công xưa một cần câu
    Hôm mai sông Vị, mặc dầu mua vui”

    Thăng Tế nghe ca, liền chạy đến hỏi thì ông lão trả lời:
    -Tôi chỉ nghe có người ở kia ngâm nên ngâm theo cho đỡ cảnh buồn. Vừa nói vừa chỉ tay về hướng thượng nguồn.
    Công Tôn Độ bái tạ rồi đi theo hướng ông lão chỉ, thì lại nghe:

    “Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
    Hưu hưu nhiên điếu vị canh Sằn
    Xe bồ luân dù chưa gặp Thang, Văn
    Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”. (Nguyễn Công Trứ)

    Độ hỏi thì người kia lại chỉ lên hướng thượng nguồn, đi tiếp hồi lâu mới thấy xa có người mặc đồ cam đương câu cá, Độ xuống ngựa đi bộ tới gần mới cất tiếng hỏi:
    -Quân sư lâu nay có khỏe ?
    Lương Mậu nghe tiếng liền quay lại, đứng lên chấp tay hành lễ, trả lời:
    -Quận hầu đã nhọc công vậy.
    Hai người nói chuyện rất lâu, sau Công Tôn Độ đưa Mậu lên ngựa, còn mình thì đi trước cầm cương ngựa dẫn về trướng phủ, rồi phong làm Tư Khấu lễ binh, lúc nào cũng mang theo bên mình để bàn nghị sự.
    -Lúc trước, Thế Vĩ có nói xuân năm sau sẽ lấy Bắc Bình mà nay đã tháng chạp, sao không thấy nói gì ?
    -Là chính do đang đợi binh biến. Nói xong có thám mã về báo.

    Tháng giêng năm 192, Viên Thiệu cất quân đi đánh Công Tôn Toản ở Hà Kiên, Giới Kiều. Công Tôn Toản ra đứng phía bên này cầu quát lớn:
    -Đồ thứ chó má, hứa chia một nửa Ký Châu lại thất lời, còn dám mang quân đánh ta, uổng công trước đây ta xem là minh chủ, thế ra cũng chỉ là phường ăn hôi cám lợn.
    Viên Thiệu hậm hực tức tối chửi lại:
    -Ngươi và em ngươi cũng cùng là phường gian trá, tao đã giao Bột Hải cho mày, không những lấy còn mang quân đánh tao, quân vô chủ, vô mưu.
    Toản hét lớn:
    -Ta không chấp phường chó lùa. Đoạn sai Công Tôn Việt mang một ngàn kỵ binh ra đánh.
    Thiệu bên này máu nóng đã lên, bèn sai Văn Xú mang một ngàn kỵ binh ra tiếp, Việt vừa gặp Xú, bị Xú đâm cho một thương, chết ngay tại chỗ. Văn Xú uy mãnh tung thương đuổi giết Công Tôn Toản, Toản sợ hãi thúc ngựa bỏ chạy, không may ngựa vấp té, Xú liên lấy thương đâm đến.
    Keng~
    Tiếng thương chạm nhau, khiến Văn Xú lùi mấy bước, đoạn Toản với Xú trông ra thì là một người mang giáp trắng, cưỡi ngựa trắng, cầm trường thương, mặt đẹp thanh tú. Công Tôn Toản hỏi:
    -Ngươi là dũng sĩ nơi nào ? Cảm tạ đã giúp đỡ.
    Người kia trả lời:
    -Tiểu nhân họ Triệu tên Vân, tự là Tử Long, người ở Trường Sơn, nay đi ngang qua đây gặp được tướng công, thật là phúc lắm.
    Người đời sau có thơ:
    “Triệu Vân đầu đội tinh khôi
    Tay cầm cang kiếm, mình ngồi bạch long”.
    Văn Xú thấy Triệu Vân, tung thương lên đâm, Vân liền gạt ra rồi chém ngang, Xú ngã người ra né. Cả hai đánh nhau một hồi, quân Công Tôn Toản kéo đến, Xú phải rút ngựa chạy về. Về trại, Toản phong Triệu Vân làm Uy võ tướng quân, vừa lúc Lưu Bị cùng hai em là Quan Vũ với Trương Phi ở Trác Quận đến bái kiến. Nhân đó, Toản hỏi :
    -Ngày mai ai dám ra nghênh địch.
    -Có mạt tướng. Mọi người quay lại nhìn ra là Nghiêm Cương.
    Đoạn có Chu Đán ở Bắc Bình đến cấp báo:
    -Công Tôn Độ ở Liêu Đông, xây lũy trại Từ Võ sơn, ngày đêm thao luyện binh mã, có ý đồ muốn đánh úp lấy Bắc Bình, tướng Điền Khải chỉ có 2 vạn sợ chống không nổi nên xin chủ công cho quân tiếp ứng.
    Toản suy nghĩ hồi lâu, quay sang hướng Lưu Bị nói:
    -Ngày trước ở Hổ Lao quan, em Lưu tướng quân là Trương Phi tranh với Lữ Bố mấy trăm trận, nay nhờ Dực Đức mang hai vạn quân tiếp ứng được chăng ?
    -Được, cứ để ta. Trương Phi nói xong ra ngoài trướng điểm quân rồi lên ngựa đi ngay.

    Tại Thổ Ngân Bắc Bình, Công Tôn Độ sai Trương Cử Trương Thuần mang một vạn, Đạp Đốn mang một vạn đánh vào mặt Đông thành Bắc Bình. Tướng là Điền Khải, cho quân ráo riết chặn đánh chờ tiếp viện, quân cấp báo vào báo có quân ở hướng Tây thành, Khải chạy lên mặt thành thấy quân Liêu đông nhiều quá không đếm được, sợ hãi mở cổng thành xin hàng. Công Tôn Độ cười nói:
    -Thật việc lấy thành như trở bàn tay, âu cũng là nhờ có kế của Thế Vĩ, và công của Lực Cư vậy. Nói xong cười lớn.
    Nguyên lai là Lương Mậu âm thầm gọi Âu Lực Cư mang một ngàn quân, theo đường thượng đạo mà bọc lấy phía Tây thành, rồi cắm nhiều cờ hiệu trong rừng, rồi cho quân lấy thang leo lên thành, Điền Khải lại nhìn gà hóa cuốc, sớm vội đầu hàng, giờ hối đã không kịp.
    Hồi lâu thám mã về báo:
    -Công Tôn Toản cho mang hai vạn quân đến tiếp ứng, tướng đi đầu là Trương Phi.
    Độ quay sang hỏi Lương Mậu:
    -Trương Phi là loại người gì?
    Mâu gật đầu đáp:
    -Ngày trước, Viên Thiệu hiệu triệu chư hầu, mang thập lộ quân đi đánh Đổng Trác ở Lạc Dương, Đổng Trác sai con trai là Lữ Bố cự nhau với quân chư hầu ở Hổ Lao quan, Lữ Bố dũng mãnh hơn người, tướng chư hầu nào ra trận đều bị Lữ Bố chém chết cả, ngay sau có Trương Phi ra cự với Lữ Bố mấy trăm hiệp, quận công nghĩ xem Phi là người ra sao ?
    Độ nghe kể mà mồ hôi tráng đổ ra:
    -Vậy bộ tướng của ta, không ai địch lại y rồi, nay Thế Vĩ có kế gì địch với y.
    -Đặng khoảng tối nay Phi sẽ đến thành, thừa lúc y không biết thành đã bị mất, ta cho phục binh bên ngoài, đợi y vào thành thì trong ứng ngoài hợp đổ ra đánh, tất sẽ giết được.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  3. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương III:Trương Dực Đức, dũng quán tam quân
    Quan Vân Trường, múa đao cứu chúa

    Nhắc đến Trương Phi đương dẫn quân tiếp ứng Bắc Bình, vừa qua lãnh phận Vô Trung thì trời đã mờ tối. Phi quay lại hỏi:
    -Nơi đây là đâu ?
    -Thưa, hiện quân ta đã gần tới Lộ Nam, chỉ cần đi hai canh giờ về hướng Đông nữa là đến Hữu Bắc Bình. Chu Đán từ trong quân cưỡi ngựa ra đáp.
    -Ngươi biết đường thì mang năm ngìn quân mà đi trước dẫn đường đi. Đoạn nói xong lấy vò rượu mang theo tu mấy hồi, trong quân ai thấy cũng há hốc mồm.
    -Vâng, tiểu nhân xin lĩnh mệnh. Chu Đán ôm quyền lạy một cái liền mang 5 ngìn quân đi ngay.
    Nhắc chuyện Hổ Lao quan, Công Tôn Toản dẫn một cánh quân ra cự với Lữ Bố, Bố cầm phương thiên kích bổ xuống, Toản vừa đỡ 1 cái thì tay chân rã rời, thấy đánh không lại bèn thúc ngựa bỏ chạy, ngựa Xích Thố của Bố là kỳ mã thiên hạ, ngày đi vạn dặm không mệt, Bố thúc ngựa đuổi theo chém may sao có Trương Phi từ đâu chạy tới cứu được, Chu Đán ở trong quân nhìn đã thầm kính trọng, nay thấy Phi nhận quân mà không nói năng gì lại thập phần kính trọng.

    Hai canh giờ sau, Chu Đán đã đến trước thành, nhìn quanh không thấy ai đâu, đoạn hét lớn:
    -Có Trương Phi tướng quân được lệnh chủ công mang quân tiếp ứng.
    Vừa nói xong, có tiếng trên thành vọng ra:
    -Có phải là Trương tướng quân đó không ?
    -Điền thái thú, mau mau mở thành. Chu Đán hối.
    Hồi lâu không thấy Khải mở cửa, Đán giận định quát lớn thì cờ đuốc ở đâu nổi lên sáng rực cả mặt thành, tên bắn xuống như mưa. Đán thất kinh, gạt tên, hô quân bỏ chạy.
    -Giặc kia chớ chạy. Âu Lực Cư mang quân từ trong thành chạy ra, Cư lấy cung lắp tên nhằm Chu Đán mà bắn, Đán mãi lo chạy không để ý tên đã trúng vai, lính tráng phải bu lại cứu giá.
    -Đùng !!! Địch quân chớ chạy, có Ô Nhiên và Lầu Ban đây. Trông ra là ở phía tả xông đến. Trương Thuần, Trương Cử cũng mang quân từ cánh hữu đến đón đánh. Bốn mặt giáp công, quân Đán năm ngàn giờ chỉ còn có ba ngàn, lại đương tức chuyện Điền Khải, liền rút tên cầm gươm chiến đấu, máu phun ra khắp nơi vẫn gượng đánh, binh lính thấy cũng ra sức kháng cự.
    “Ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó tìm” người xưa thật đúng vậy.

    Nói đến Trương Phi dẫn quân đi sau, nhìn phía trước có binh biến, liền hô to, tiếng hô như sấm. Trương Thuần nghe phía sau có tiếng, thúc ngựa đến thì đã bị xà mâu của Phi đâm chết tươi, Phi cưỡi Hạn Huyết Bảo mã, tay cầm Bát xà mâu, đi đến đâu quân địch giãn ra đến đó, một lúc cũng đến được chỗ của Chu Đán, lúc ấy Đán đã nằm một chỗ, quân chỉ còn có lẻ tẻ một ngàn đương kháng cự, thấy Phi đã vội khóc lóc thảm thiết, Phi xua quân rút lui.
    -Trương bán thịt kia còn không mau chịu chết. Trông ra là Lâu Ban. Phi giờ đã giận đỏ mặt, Ban vừa tung thương đến đã bị Phi đâm vào cổ chết queo. Ô Nhiên nhìn anh mình bị giết cũng lao tới trả đũa, đánh với Phi chưa đầy hai hiệp đã bị Phi đâm chết nốt. Âu Lực Cư thấy cảnh tượng thì mồ hôi hột chảy, đoạn trấn tĩnh cho bộ binh vây kíp, quân Trương Phi đa phần là kỵ binh gặp phải trường thương nên tổn hại khôn kể. Phi quát lớn:
    -Ai muốn chết thì mau theo ta. Liền trực chỉ hướng tây mà phá vòng vây, xà mâu Phi lượn tới đâu binh lính tản ra tới đấy, đánh mãi đến lúc mờ sáng mới thoát đặng, Lực Cư cho khinh kỵđuổi giết ráo riết. Máu mắt đã lên đỉnh, Phi bất ngờ quay ngựa múa mâu đánh bật lại, quân Cự phải quay đầu bõ chạy, đoạn quay lại thì Phi đã đi xa.
    Đi được một lúc, Phi dừng quân điểm binh thì chỉ còn có 4 ngàn, bèn cho người về trước báo tin, còn mình rút về Vô Trung lập tuyến phòng ngự đề phòng Công Tôn Độ tiến binh.

    “Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
    Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
    Chín tầng gươm báu trao tay,
    Nửa đêm truyền hịch, định ngày xuất chinh.”(Đặng Trần Côn)

    Lại nói đến Viên Thiệu ở Hà Kiên, đánh thắng hai hôm liền, khiến Công Tôn Toản phải rút về Nhậm Khâu. Thiệu cho vời Điền Phong đến hầu chuyện.
    -Quân ta tiến đánh Công Tôn Toản hai hôm, ngày đầu giết chết tiên phong của Toản là Việt, ngày thứ hai đại phá tại Hà Kiên, quân Toản chết hơn phân nửa, vậy nay Nguyên Hạo có kế gì đặng ?
    -Chủ công biết nay ai là Châu Mục U Châu không ? Điền Phong bước đến.
    -Tất nhiên ta biết, Châu Mục U Châu Lưu Ngu, trước y đã từng giúp gạo ta, tính y thương dân, không xem trọng việc binh đao, mấy lần ta tôn y làm Vua, y bấy lần khước từ, thế gian này ngoài y ra thì không còn ai trung nghĩa hơn.
    Điền Phong gật đầu đáp:
    -Vậy nay Lưu Ngu tất chết.
    -Sao lại vậy ?
    -Lưu Ngu là Châu Mục thống quản cả vùng U châu, Công Tôn Toản tự tiện dẫn quân của Lưu Ngu đi đánh nhau, không lâu nữa Lưu Ngu sẽ mang quân đến trị, mà quân ở U châu đa phần là theo về Công Tôn Toản, chỉ có Tiên Vu Phụ đang đóng ở Yên quốc Ngư Dương là theo về Lưu Ngu, trước sau gì Toản cũng rút binh về thì gặp phải Lưu Ngu chặn đánh, binh của Ngu chưa ra đánh bao giờ, tất sẽ bại chóng.
    -Thế quân sư có cách gì đặng.
    -Tối nay ta cho khua quân đánh vào Nhậm Khâu, Toản đánh thua mấy hôm lại đâm nản, phòng vệ không được kĩ càng, nếu chủ công giết được Toản thì là phúc cho Lưu Ngu, còn không giết được Toản, Toàn tất rút binh về Phạm Dương gặp Lưu Ngu, chủ công cho mật báo Tiên Vu Phụ, để y mang quân xuống kịp thì cứu được Lưu Ngu.

    Đêm hôm ấy, Viên Thiệu gọi Văn Xú, Nhan Lương mỗi người mang 2 vạn quân làm tiên phong đánh vào trại Công Tôn Toản, Toản lật đật mang quân ra chặn địch, đoạn sai Nghiêm Cương ra đánh với Văn Xú, Nghiêm Cương cầm kiếm, Văn Xú cầm trường thương, đánh chưa đầy 3 hiệp bị Xú đâm chết. Viên Thiệu cho quân đánh ập tới, quân Toản vỡ, Toản phải thu binh bỏ chạy về Phạm Dương, Văn Xú cùng Nhan Lương đuổi theo ráo riết, được lệnh phải đâm chết Công Tôn Toản mới thôi. Đoạn có người từ trong rừng thúc ngựa ra, quát lớn:
    -Có Quan Vân Trường đây, kẻ nào dám làm càn. Nói xong tế ngựa lại xoay trường đao xả liên tục vào quân Thiệu, Xú thúc ngựa truy kích Công Tôn Toản, còn Lương ở lại cự với Quan Vũ. Vũ cùng 100 quân, hết đánh Đông rồi đến đánh Tây, Vũ cầm thanh long yến nguyệt đao nặng 80 cân mà đánh nhẹ như không, Lương giận quát:
    -Thất phu xem đao. Liền thúc ngựa đến bổ xuống đầu Quan Vũ, Vũ lấy đao đỡ lại đoạn xoay đao vòng vòng, Lương phải lui ngựa để tránh, hai bên đánh nhau cũng mấy trăm hiệp mà không nán, bất ngờ Vũ thúc ngựa bỏ chạy, Lương đương hăng đánh mà vượt theo, Vũ quay lại dụng thế đà đao mà chém, ngựa Lương hí lên lật Lương ngã thì ngựa đã bị chẻ làm hai, đặng hồn hoàn thì Quan Vũ đã đi rồi.
    Nói đến Văn Xú đương mang một vạn khinh kỵ rượt theo Công Tôn Toản, Lưu Bị ở đâu đến hội quân với Toản, Toản nhân đấy quay lại đánh, Xú phải tế ngựa bỏ chạy. Công Tôn Toản thu thập tàn binh rồi rút về U Châu, lại nhận được mật tin từ Phạm Dương thành.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  4. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương IV: Thành Công Anh, bán tranh gặp chúa
    Viên Bản Sơ, tranh bá đồ vương

    Cuối năm 192, Lưu Ngu dẫn quân đi đánh Công Tôn Toản ở Kế thành, bị Toản giết chết rồi chiếm mất U châu, Tiên Vu Phụ gửi thư hội ngũ đạo quân, gồm có y, Diêm Nhu, tộc Tiên Ty, Công Tôn Độ, Viên Thiệu, riêng Thiệu đã 10 vạn, đánh trả thù cho Lưu Ngu, tôn Lưu Hòa con trai Lưu Ngu làm minh chủ. Công Tôn Toản xây thành Kinh Dịch ở trung tâm U Châu, liên minh đánh ngày đêm không được, đặng có mưu sĩ của Viên Thiệu ở dưới trướng là Thẩm Phối hiến kế đào thông lộ lên thành Kinh Dịch, nội ngoại hợp lại mà phá, Toản thấy chống không nổi nên giết cả gia quyến rồi tự sát. Thiệu nhân đó cũng đường đường mà lấy được U Châu, lại được triều đình phong Đại tướng quân chủ quản Thanh, U, Ký, Tinh châu, có ý thu nốt luôn Liêu Đông, Bắc Bình thống nhất cả Hà Bắc. Lưu Bị đã đem quân xuống tiếp ứng Khổng Dung ở Thanh Châu, mang theo cả Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân. Còn Công Tôn Độ nay đã lấy đến được Vô Trung.

    “Ngày xuân con én đưa thoi
    Thiều quang chin chục, đã ngoài sáu mưoi
    Cỏ non xanh tận chân trời
    Cành lê trắng điểm, một vài bong hoa
    Thanh minh trong tiết tháng Ba
    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”(Nguyễn Du)

    Tiết thanh minh, người dân nô nức đi chơi ngày xuân, đương lúc rảnh rỗi nên Độ gọi Lương Mậu đi cùng với y dạo chơi. Độ ra đến cổng phủ thì hỏi Mậu:
    -Thế Vĩ, chúng ta nên đi đâu trước ?
    -Nếu đi chơi để biết thì đi đường đâu chẳng đặng, còn nếu đi xem dân tình thì đi đến những nơi buôn bán. Mậu cười nhẹ xong đáp.
    Suy nghĩ hồi lâu, Độ gật đầu:
    -Dân tình. Nói xong liền đi thẳng theo hướng đông người buôn bán. Tuy đây thường xảy ra chiến sự, người ở không nhiều nhưng cũng là vùng để nơi trao đổi, nay cũng là hội xuân nên dân cư qua lại tấp nập, kẻ ca người hát, kẻ đàn người đưa, Độ đi thêm một lúc thì găp một quầy bán tranh thấy vắng nên tiện ghé qua xem, đoạn nhìn bức tranh có vẽ hình rồng phượng tranh miếng mồi lại bị con hổ cướp mất, dường ông hiểu được trong tranh nói lên điều chi đó, phía phải còn ghi thêm ba chữ nhỏ, Thành Công Anh.
    -Thưa, đây là bức “long phụng tranh hùng, bách hổ liệng mồi”. Tiếng của nam nhân bán tranh phía sau.
    Độ quay sang nói:
    -Ta muốn lấy bức này, vậy ngươi có biết người tên Thành Công Anh là ai không ?
    -Nếu ngài muốn gặp thì theo tôi. Người kia nói xong đi ngay, cũng không thu dọn tranh, Độ với Mậu lấy làm lạ nên đi theo thử nhưng trong lòng thực có nghi vấn.
    Đi một chặp thì cũng đến nơi, là một cái miếu hoang ngoài thành, đặng vừa đóng cửa lại thì người kia quỳ rụp xuống lạy mấy cái.
    -Tiểu nhân tên họ là Thành Công Anh, nay gia cảnh khó khăn gặp minh chúa mà không tiếp đón được tử tế. Nói xong khóc mấy hồi.
    Độ không hiểu, lại tính bỏ về thì bị Mậu ngăn lại, đoạn nói:
    -Xin chúa công dừng bước, người này quả không tầm thường, chúa công mặc đồ thường nhân, thì vì cớ gì y nhìn ra được.
    Lúc này Độ mới ngỡ ra, liền tới đỡ Công Anh dậy:
    -Vì lý gì ngươi lại biết ta làm quan mà xưng chúa ?
    Thành Công Anh đứng lên đáp:
    -Trước đây còn ở trong cốc, thầy tôi có dạy về tướng số, bởi lẽ tôi học hành ngu độn nên học hai mà chỉ hiểu một, xem được tướng người mà không xem được tâm người. Ấy là lúc tôi thấy ngài, trên người đã tỏa khí chất của một vương giả, mà ở xứ này ngoài Liêu quân công ra thì còn ai có khí tướng như vậy nữa.
    Độ cùng Mậu gật đầu khen phải rồi cùng qua chỗ rơm để đàm đạo, có phân trên dưới, xong Anh nói tiếp:
    -Tôi thấy chí chúa công cao như trời bể, nay có điều muốn bày tỏ.
    -Công Anh nói thử ta xem. Độ đáp.
    -Thế lực muốn mạnh, muốn cùng các nước chư hầu tranh bá thì phải mạnh hai thứ, là quân và lương. Thiết nghĩ, ngày trước Tần thống nhất được đất nước là nhờ vào chính sách thích hợp “vừa canh tác, vừa tác chiến”, chỉ cần đủ hai thứ đó, thì chẳng sợ việc gì.
    Độ vỗ tay khen hay liền phong Thành Công Anh làm Tiết sứ trưởng phu, trông coi việc quân lương, rồi dẫn về trướng phủ, trên đường về mặt mày lại u sầu, Mậu với Anh nhìn nhau không hiểu gì xấc, đặng vào đến phủ thì Mậu mới hỏi Độ:
    -Lời Công Anh nói lúc nãy thật chí phải nhưng vì cớ gì chủ công lại chuyển vui thành buồn ?
    -Ấy là ta nghĩ đến chuyện Trương Phi, lúc thấy y xông pha vào nơi gươm giáo mà không sợ, thật mơ có một dũng tướng như vậy không hết, bộ tướng của ta toàn là thấp kém, đánh nhau chưa được vài ba hiệp đã thua, về sau đánh trận lớn mà thua như vậy thì sĩ khí còn đâu cho đặng.
    Mậu với Anh không hẹn mà đồng thanh:
    -Chuyện đó có khó gì.
    Độ chuyển mặt làm vui:
    -Thế hai khanh có kế gì nói cho ta nghe với.
    Lương Mậu cười đáp:
    -Xin Công Anh chỉ giáo cho.
    Thành Công Anh lạy một cái liền đáp:
    -Quân sư nói rồi tôi sẽ nói.
    Thấy hai bên kể nhường người nhịn nên Độ nói chen vào:
    -Thôi vậy mỗi người viết ra tờ giấy cho nhanh.
    Cả hai viết xong đưa lên, đoạn nhìn nhau cười. “Diệt họ Viên”

    Năm 195, Viên Thiệu chia 10 vạn quân cho Viên Hy, Viên Thượng cùng bộ tướng là Thẩm Phối, Thôi Cự Nghiệp đem quân đi đánh Công Tôn Độ, còn mình cùng Viên Đàm dẫn 10 vạn đi đánh quân khăn vàng ở Triều Ca.
    Nguyên lai quân hoàng cân ở Triều Ca tuy được tiếng đông mà lại ô hợp là cánh quân của Can Độc hợp cùng Trương Yên ở Hắc Sơn đánh Nghiệp thành, Ngụy Quận, giết chết Thái thú của Thiệu, Thiệu giân quá đem quân đánh lại. Sau mấy tháng liền, Can Độc bị giết, quân khăn vàng chết hơn quá nửa, Trương Yên phải rút lại về Hắc Sơn trại thủ không ra nữa, Thiệu đánh mãi không được nên lui về Ký Châu, thế lực Thiệu ngày một mạnh, quân lực lên tới 25 vạn, văn thần võ tướng ở khắp nơi theo về, Thiệu bình định xong đất Bắc sẽ đem quân Nam chinh.

    Nhắc tới quân của Viên Hy, Hy giờ đang ở Vô Trung, cười đắc chí:
    -Ta chưa đánh mà giặc đã rút, quả thật là 10 vạn với 2 vạn như rồng với tôm, nay đánh thì tất phải thắng, nhưng đánh làm sao thắng mà ít tổn hao binh lực mới là sách, vừa được phụ thân kính trọng mà lại hơn thằng Viên Đàm ngồi không hưởng lợi kia.
    -Muốn đánh giặc như lời công tử nói thì có khó gì. Thẩm Phối trong quân bước ra thưa.
    -Mưu sư nói thử ta xem.
    -Nay công tử âm thầm mang quân dọc theo eo biển Bột Hải đến An Bình đánh vào Tường Bình, Tường Bình là kinh thành của Liêu đông, lại từ Liêu Đông đánh tập hậu vào Bắc Bình, khi nào thấy trong trại địch có loạn tất lúc đó quân ta ở Tường Bình đã tới, ta lại công từ chính diện, từ Vô Trung đánh ra, Công Tôn Độ cả hai đầu đều gặp quân ta thì tất phải bại rồi vậy, nhưng kế này cần phải tốc chiến nay nhờ Thôi tướng quân một tay vậy. Thẩm Phối nói xong nhìn sang Thôi Cự Nghiệp.
    Hy gật đầu khen hay, liền sai Nghiệp dẫn 3 vạn quân theo đường biển đánh vào Tường Bình, còn mình thì cho quân mã nghỉ ngơi, đợi tin phá giặc.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  5. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Có bạn nào muốn nhận xét hay góp ý cho truyện mình thì add friend mình nhé, luôn lắng nghe ý kiến :D. FB mình là Thủy Hỏa Phong, xin lỗi vì onl đt k gửi link được.
     
  6. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương V: Lương Thế Vĩ, dụng liên hoàn kế
    Thẩm Chính Nam, hiến tôn tử sách

    Phủ Bắc Bình.
    -Mấy hôm trước, Lực Cư có gửi thư về báo quân Thiệu đang tập kết binh mã ở Ngư Dương, U châu, nay mai tất sẽ đánh ta, lại nghe Viên Thiệu nắm trong tay 25 vạn, binh hùng tướng mạnh, quân ta cả thảy chỉ có 5 vạn, cho dù có đánh thì như lấy trứng chọi đá, chi bằng rút về Liêu Đông mà cố thủ cho đặng. Tiếng của Công Tôn Độ than.
    Lương Mậu lắc đầu đáp:
    -Ấy thật là hạ sách, chủ công bỏ một nửa U châu để về Liêu Đông thì như bỏ chỗ sáng mà vào chỗ tối.
    -Như thế nào bỏ chỗ sáng vào chỗ tối?
    Mậu lấy trong túi áo ra một tấm lược đồ đoạn chỉ tay vào nói tiếp:
    -Quân Thiệu đánh ta, tất mang quân theo hai đường, bộ thì qua Lô Song đánh vào Bắc Bình, thủy thì dọc Lạc Hải mà đánh vào An Bình, chủ công lại rút về Liêu Đông, tất bị vây hãm, dù có thủ thắng thì cũng chết đói.
    Độ lúc này mới ngộ ra:
    -Vậy ý của Thế Vĩ thế nào ?

    “CẤP BÁO!”.
    -Viên Thiệu sai Viên Hy mang 10 vạn quân đánh lên Liêu Đông. Để bảo toàn lực lượng, Cư tướng quân cho quân rút từ Vô Trung về Lộ Nam, địch tiến nhưng không đánh, đóng trại cách trại ta 100 dặm.

    Mậu phẩy tay cho lính lui ra xong nói:
    -Lộ Nam 3 phần thì hơn 2 là rừng rậm, duy chỉ có một con đường lớn để thông vận từ đây ra Phạm Dương cũng như về Bắc Bình, Cư lập trại nơi đây thật hợp lắm ru, ngày sau nên chuyện chúa công phải hậu đãi y mới được.
    Hai người nói xong một hồi, Độ sai Lương Mậu dẫn 5 ngìn quân tiếp ứng, làm chánh tướng thay cho Cư, vừa bước ra thì Độ gọi vào lại.
    -Thật giờ ta mới nhớ ra, lỡ Viên Thiệu cho quân theo đường Bột Hải đánh lấy Tường Bình thì thế nào.
    Mậu cười đáp:
    -Chủ công chớ lo, lúc xây lũy trại Lư Long ở Từ Võ sơn, thần đã sớm xây trại canh ở đồn núi mà trông ra biển, hễ thấy giặc thì đốt lửa làm tin, Cung và Khang tất mang quân từ Lư Long ra phục sẵn ở Bắc Phong rồi.
    Độ hoài nghi:
    -Ngộ nhỡ Cung và Khang không đến kịp thì sao ?
    -Người xưa có dạy “Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền”, địch từ xa đến không thông đường xá, cứ dọc theo mạn biển mà đi, quân ta đa phần là khinh kỵ, đã thông thuộc đường đi nước về, há gì chủ công lại sợ, nay tôi xin phép đi chinh chiến, chủ công ở lại bảo trọng. Nói xong cưỡi ngựa điểm binh đi.

    Ngày kia, trong trại Viên Hy có thám mã về báo.
    -Thưa tướng quân, Công Tôn Độ sai Lương Mậu dẫn 5 nghìn quân tiếp ứng Âu Lực Cư, thay Cư làm chánh tướng.
    Hy quay sang hỏi Thẩm Phối:
    -Mưu sư há biết Lương Mậu là ai chăng ?
    -Tôi không được rõ. Thẩm Phối lạy đáp.
    Hy lại hỏi:
    -Thôi Cự Nghiệp dẫn quân đi đã lâu, độ cũng được 2 tháng, mà vẫn chưa thấy tin gì cả ?
    -Có lẽ nay đã đánh đến Tường Bình, không lâu nữa sẽ xong thôi., công tử phải ngày đêm cho quân sẵn sàng hễ có mật thám về báo thì dẫn quân sang đánh cho kíp.
    Hy gật đầu, từ đó luyện binh chăm chỉ.

    Tận cả hơn một tháng sau, vẫn chưa thấy tin gì, Hy nóng giận:
    -Đã lâu vậy rồi vẫn chưa thấy tin tức gì của Thôi Cự Nghiệp cả, nếu y dẫn quân tới Bắc Bình ắt hẳn quân của Độ ở đây phải rút về tiếp ứng, lẽ nào đã bại. Ta nóng lòng quá rồi, nay mai sẽ đem quân đánh cho lẹ.
    Thẩm Phối can:
    -Hãy đợi tin xem sao.
    Hy quát:
    -Không đợi nữa.
    Đang lúc nói chuyện thì có sứ của Công Tôn Độ đến, Hy cho vời vào, sứ thưa:
    -Chủ công tôi xin hòa. Nói xong dâng lên cho Hy một phong thơ, trong thơ ghi.
    “Chủ công tôi xưa nay chưa hề có ý gây chiến với họ Viên, ngày trước Viên tướng quân có gửi thư giúp đánh Công Tôn Toản, chủ công tôi nhận lời ngay, nay lại đem chiến tranh mà bỏ bạn xưa sao đặng, Viên tướng quân danh chấn thiên hạ nắm trong tay Thanh, U, Ký, Tinh châu, quân tướng nhiều vô kể, còn chủ công tôi chỉ có một phần góc nhỏ ở Liêu Đông, lại nào dám mạo phạm, nào dám lấy trứng chọi đá, chủ công tôi thực bái đức độ của ngài mà xin dâng một chút quà mọn gồm 8 ngàn ngựa, 5 ngàn phu lỗ, 2 vạn hộc lương, 1 vạn lượng bạc, 5 ngàn lượng vàng hẹn đầu tháng sau sẽ cho người sang dâng đủ số, mỗi năm lại dâng lễ một lần, cầu công tử lấy đức hiếu sinh tránh nạn binh đao về tâu với phụ thân. Lương Mậu tái bút.”
    Viên Hy đọc một hồi gật đầu khen phải, truyền cho sứ về, đoạn sứ đi ngang qua Thẩm Phối âm thầm gửi một tờ giấy nhỏ.
    -Tôi là thân tín của Thiền vu Đạp Đốn. Nói nhỏ xong, y lạy Hy lui về. Đặng một lúc, Thẩm Phối đuổi tả hữu lui ra xong dâng bức mật thư cho Hy đọc.
    Hy nói lớn:
    -Thật là trời giúp ta có Đạp Đốn vậy.
    Phối chẹn lại:
    -Chỉ sợ là trá hàng.
    Hy hỏi:
    -Cớ sao mưu sư lại nói vậy?
    -Ngộ nhỡ lúc ấy chúng ta không phòng bị, Đạp Đốn cho đánh úp thì biết làm sao ?
    Hy mới ngỡ ra liền hỏi tiếp:
    -Nay mưu sư thế nào cho đặng?
    -Công tử cho quân phục sẵn tả hữu, lời của Đốn là thật thì ta ra hiệu cho quân đánh úp trước, còn nếu lời Đốn là sai thì ắt hẳn địch tất không phòng bị mà tiến đánh, ấy là kế “công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý”, cho dù chúng ta có mang tiếng ác nhưng việc chiến tranh là phải giết chóc.
    Hy gật đầu khen phải.
    Đến ngày nhận vật dâng, Viên Hy cùng em trai là Thượng đã mang quân ra trước ngóng, từ xa đã thấy Đạp Đốn cưỡi ngựa đi trước, Hy ngầm ra hiệu cho quân sẵn sàng đợi lệnh. Một lúc sau Đốn cũng gần đến, Thẩm Phối trong quân nhìn ra thấy ngựa trên người đều mang thồ hàng, phía sau phu lỗ thì cầm đuốc, lưng lại dắt vũ khí, lại nhìn ra người đi trước không phải là Đạp Đốn, Phối tính hô thì lệnh Hy đã dứt, hai cánh quân tả hữu từ trong rừng ào ra.
    Mấy tên phu lỗ cầm đuốc ném vào ngựa, thì ra trên người ngựa toàn là chất đốt như rơm, dầu, 8 ngàn con ngựa nóng quá mà chạy loạn.

    Nguyên lai, quân Thôi Cự Nghiệp chủ quan không phòng vệ, bị Cung và Khang phục kích đánh giết rồi vây hãm cắt đường về, Thôi Cự Nghiệp phải phá vòng vây nhưng không được rồi chết luôn trong trận, hơn quá nửa thì theo hàng. Còn Lương Mậu đoán Viên Hy không cho tiến công là bởi chờ Nghiệp đánh tập hậu, nhưng nào ngờ Mậu lại dùng kế hoãn binh lừa Viên Hy, rồi dùng Đạp Đốn làm kế trá hàng, để “điệu hổ ly sơn” mà dụng hỏa công bằng chiến mã.

    Nửa canh giờ sau, trại Viên Hy đã tràn ngập trong biển lửa, tiếng người la ó, tiếng người hô hào chém giết, người chết cháy đếm mà không xuể, Viên Hy chết cháy trong đám loạn quân, còn Viên Thượng với Thẩm Phối may mắn được mười mấy tên lính bu lại cứu mới sống được mà chạy về Ký Châu.
    Công Tôn Độ nhân đó mà xua quân thu về được toàn cõi U Châu.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  7. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương VI:Chốn quan trường, người can kẻ gièm
    Trấn Thanh Hà, một trời máu đổ

    Thành Nam Bình.
    Viên Thiệu đương nhận được tin Trương Dương ở Thượng Đảng có ý muốn nhập theo họ Viên thì lại được tin Viên Thượng cùng Thẩm Phối dẫn tàn binh về, Viên Hy chết trận mất cả đất U châu mà như sét đánh ngang tai, Thiệu hộc máu lâm ra đổ bệnh, từ đó thề không đội trời chung với Công Tôn Độ.

    Ngày kia, Thiệu đỡ bệnh thì cho văn võ vào chầu.
    -Trong các người có ai biết kẻ giết con trai ta ? Ta mà bắt được hắn, băm không còn một mảnh. Nói xong trợn mắt, nghiến răng, tả hữu biết y đang nóng nên không ai dám hé miệng.
    -Người đó họ Lương tên Mậu, không biết thân sinh chỉ biết thuộc trấn Thanh Hà, Ký Châu, y là môn sinh trong đất của Độ, ngày trước có công giúp Độ chữa bệnh mà Độ lấy ơn đó thu về nuôi trong nhà.
    Các tướng trông ra là Phùng Kỷ.
    Thiệu lẩm bẩm:
    -Thanh Hà, Ký Châu, Thanh Hà, Ký Châu. Đoạn đứng lên cười ha hả.
    Các tướng nhìn nhau không hiểu gì xấc.
    -Văn Xú, Nhan Lương, Trương Cáp, Cao Lãm đâu.

    Bốn người bước ra đồng thanh thưa:
    -Võ tướng có mặt.
    Thiệu gật đầu nói tiếp:
    -Chúng bây mỗi người mang theo 2 vạn, chia ra làm 4 hướng mà đến Thanh Hà, giết sạch những ai họ Lương cùng những người sống gần đó.
    Bốn người nhìn nhau không biết nói gì, xưa nay làm tướng xông pha trận mạc chỉ giết binh, giết tướng chớ có nào giết dân bao giờ.
    Điền Phong cản lại:
    -Xin chủ công vạn lần chớ vì việc nhỏ mà làm hỏng việc lớn, chủ công chưa phải là quân vương nhưng cũng là chư hầu mà đứng trên trăm họ, thời vua Thuấn vua Nghiêu, vua Thang vua Văn đều là bậc minh quân, thánh hiền há chẳng phải có câu “dân yên thì nước lành” đó đặng. Lại thấy vua Trụ vua Kiệt làm điều bạo ngược, xây Lộc Đài, Dao Đài, đem lưng dân ra mà đọa đày, ngày sau còn đâu mà cho con cháu. Mới đây, giặc Đổng Trác làm nhiễu loạn triều chính, làm hại đến bá tánh biết bao nhiêu mà kể, lúc y chết, dân lấy xác ra mà đốt, xác còn bao ngày là dân mở hội bấy ngày, thần thử hỏi làm việc như thế, nào khác hại người hại ta, nay lại thấy chủ công đang đi vào chỗ tối mà không vội can ngăn thì cũng là phường thất sĩ. Phong nói xong quỳ lạy khóc.
    Điền Phong nói thao thao một hồi, Viên Thiệu tức giận quát:
    -Con trai ta ngày sau tiếp nối ta chưởng quản ngôi chí tôn ngươi lại bảo con trai ta chết là việc nhỏ ư, còn dám ví ta như phường Kiệt Trụ, thật là quá lắm, võ sĩ mau lôi ra chém.
    Các quan thất kinh, đều bâu lại mà xin, Thiệu mới cho qua.
    -Ai dám cãi lệnh, chém, các ngươi sao mau chưa đi. Thiệu nói xong chỉ tay vào Xú, Lương, Cáp, Lãm.
    Bốn tướng đồng thanh lạy xong ra điểm quân đi ngay hôm nhưng thật lòng không muốn.
    Điền Phong nghe vậy, lắc đầu than thầm, xin phép lui về dinh phủ, đợi lúc Phong vừa ra, Phùng Kỷ âm thầm lên tâu với Thiệu rằng:
    -Lúc ra về, Điền Phong nhìn lên trời than chủ công sau này tất chết. Thiệu giận lắm.
    Kỷ lại nói tiếp:
    -Ngày trước, chủ công cho Thẩm Phối làm tham tán, mưu sĩ trong quân của công tử, nay chuyện của công tử thì đa phần là do y rồi. Thiệu gật đầu nói phải liền sai hoạn quan mang một ly rượu độc và một thanh kiếm đến nhà Điền Phong, Phong nhận tin được bèn dặn dò gia quyến xong lập hương án đợi chỉ lệnh, hoạn quan vừa đến y lấy thanh kiếm đâm vào cổ chết tươi. Hoạn quan lại đến nhà Thẩm Phối, Phối lấy rượu độc mà uống, lúc chết miệng còn lẩm bẩm vài câu:
    -Viên Thiệu tất vong.

    Ngày kia, bốn tướng chia nhau ra theo bốn hướng đến Thanh Hà, Thanh Hà là một trấn lớn, ôm cả Quan Đào, Cao Táng, Bình Nguyên nên dân số rất đông lên đến 5 vạn hộ khẩu, bốn tướng cho triệu tập các quan huyện sở tại, và chắt lọc ra những ai họ Lương trong từng huyện. Xú với Lương nhìn vào tờ danh sách mà không biết nói chi, thực đã gần cả mấy ngàn người họ Lương.
    -Chẳng lẽ lại giết hết cả thảy. Xú lắc đầu ngán ngẩm.
    Trương Cáp ở sau chen vào:
    -Chi bằng ta đem quân sang đất Tào, thu dụng lấy dân Tào đem về đây hành hình.
    Nhan Lương xua tay:
    -Không được, ngộ nhỡ chủ công biết được, chức đã không còn mà mang tiếng ác, sau này còn mặt nhìn đời nữa ru.
    Cả bốn tướng không có kế gì cho toàn nên cứ im mãi, Thiệu ở nhà hóng tin bèn gọi Phùng Kỷ làm Khâm sai cùng Thuần Vu Quỳnh với Hàn Dự đến xem tình hình.
    Phùng Kỷ đến nơi cầm tờ danh sách, biết ý bốn tướng không ai dám làm, đoạn đưa Thuần Vu Quỳnh, Hàn Dự nói nhỏ, xong hai người ra ngoài điểm binh.
    Quỳnh với Dự chia nhau ra làm 2 ngả, cứ đến một huyện nhỏ giết năm trăm người, huyện lớn giết một ngàn người, bất kể là họ Lương hay không mà đa phần thì họ Lương đều bị bắt giết cả, người dân sợ hãi, trốn miết trong nhà, hễ nghe tin quan binh đi lại là có người lên núi trốn, có người đào hầm trốn, cơ cực biết bao mà kể, thực việc làm này chỉ có phường bạo chúa mới dám làm, người chết kể đâu cho hết, mỗi vùng họ lấy đất chôn chung làm thành mồ mã, người dân than khóc vang trời.
    Mọi việc đã xong, Phùng Kỷ dẫn các tướng về trình với Viên Thiệu, Thiệu khen rồi phong thưởng cho các tướng. Thiệu nói:
    -Ta đang có ý muốn lấy U châu, nay mai sẽ khởi binh đánh Công Tôn Độ, vậy các khanh mau chóng lo liệu.
    Thư Thụ nghe vậy cả kinh tâu:
    -Quân ta trước nay ngày đêm ra chiến trường, đánh Nam đánh Bắc, người ngựa đều đã mỏi mệt, tướng quân lại tiếp thêm nạn binh đao thì tất hỏng. Chi bằng ta nuôi quân vài ba năm, chờ cho thóc lúa đầy bồ, gạo chất đầy nhà thì việc đánh há có muộn.
    Quách Đồ gièm vào:
    -Chủ công đừng nghe lời xàm tấu, Công Tôn Độ làm điều gian ác, giết hại công tử lại chiếm mất U châu, chủ công thân là Đại tướng quân Triều đình, há lại để tên nhãi nhép đó làm nhục ?
    Thiệu nghe Quách Đồ nói hợp lý nên đuổi Thư Thụ ra ngoài, còn mình cùng các tướng bàn kế để khởi binh phục hận.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/13
  8. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương VII: Nhờ Tuân Úc, Mạnh Đức gặp tài
    Năm Kiến An, chư hầu cát cứ

    “Thư sinh nghèo, gặp ngay thời loạn
    Bày minh chủ, lập trại Lư Long
    Lừa Thẩm Phối, hỏa công vạn địch
    Hại bá tánh, lụy nạn binh đao.”

    Thành Hứa Xương.
    -Bẩm chủ công, thám mã ở Hà Bắc về mật báo, Viên Thiệu đang tập kết binh mã chuẩn bị khởi binh đánh báo thù Công Tôn Độ, ước tính 20 vạn cả thảy, vẻ như y quyết phải thắng Độ bằng được. Trình Dục bước lên tâu.
    Tào Tháo hỏi:
    -Vậy ý Trọng Đức thế nào ?
    Trình Dục lạy đáp:
    -Viên Thiệu là chư hầu rất mạnh, binh hùng võ tướng nhiều vô kể, nay y cất toàn quân đánh U châu, chi bằng ta đợi y đánh nhau với Độ thì mang quân vượt sông Hoàng Hà mà lấy Ký châu, mượn thế ỷ dốc lấy luôn cả Hà Bắc, há chẳng phải là kế tất thắng ?
    Tháo lại quay sang hỏi Tuân Úc:
    -Ý của Văn Nhược ra sao ?
    Tuân Úc đáp:
    -Lời Trọng Đức nói chí phải nhưng tôi muốn tiến cử cho chủ công một người.
    Tháo lại hỏi:
    -Người ấy ra làm sao ?
    Úc đáp:
    -Người ấy so với tôi như rồng phượng so với chim, nhái, chủ công có được người ấy không sớm thì muộn có được sơn hà.
    Tháo lắc đầu:
    -Trước đây ta từng sánh Văn Nhược như Trương Lương thời Hán Cao Tổ, thật không tin có người tài hơn.
    Úc nói:
    -Người ấy cùng quê với tôi ở Dĩnh Xuyên, họ Quách tên Gia chữ là Phụng Hiếu. Người này trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, lý dịch tướng số, trận đồ đều giỏi, còn biết chế tạo cả cơ quan, thế gian này chỉ có y mới giúp chủ công nên đồ bá nghiệp.
    Tháo cười đáp:
    -Chẳng phải có Văn Nhược đây mà giờ ta đã thành cơ nghiệp rồi sao ?
    Tháo lại nói tiếp:
    -Từ lúc Hí Chí Tài mất đi, không ai còn bàn việc quân với ta nữa, Văn Nhược lại tiến cử cho ta một người ở Dĩnh Xuyên, hay mời y vào để ta hầu chuyện.
    Tuân Úc lạy:
    -Được. Nói xong Úc cùng Trình Dục lui ra, một hồi lâu có người bước vào lạy, người này mình mặt thanh bào, tay cầm phất trần, lưng dắt đạo kiếm, mặt đẹp như ngọc. Tháo trông thấy thì bụng đã ưng ngay, đoạn nói:
    -Ta có lệnh, hễ gặp ta thì không được mang vũ khí, chẳng lẽ ngươi không biết sao ?
    Quách Gia gật đầu thưa:
    -Tiểu nhân có biết, nhưng đây là kiếm gỗ. Gia vừa nói tay vừa rút ra từ sau một thanh kiếm gỗ, ở giữa có khắc hình bát quái, lúc này Tháo mới ngỡ ra, liền nói tiếp:
    -Ta nghe Tuân Úc một mực nói ngươi là kỳ tài thiên hạ, vậy có gì cho ta thấy được?
    Quách Gia đáp:
    -Kỳ tài trong thiên hạ nhiều vô kể, tiểu nhân chỉ là một nho sinh, nay được Văn Nhược nói quá chứ nào dám múa đao.
    Tháo cười:
    -Mới đây, Trình Dục với Tuân Úc khuyên ta nên mang quân sang đánh Viên Thiệu lấy Ký châu, nhân lúc y đang bận đánh Công Tôn Độ ở U châu, vậy ý ngươi ra sao?
    Gia ôn tồn đáp:
    -Tôi có một điều hẳn tướng quân đã biết rõ, Trung Nguyên đất đai màu mỡ, việc canh tác há không khó, lại tập trung binh mã dễ dàng, nhưng yếu điểm là Tây giáp với Mã Đằng ở Lương Châu, Bắc giáp Viên Thiệu ở Ký Châu, Nam giáp Trương Tú ở Nam Dương, Đông giáp Lưu Bị và Lữ Bố ở Từ Châu. Cho dù ta đem quân lấy Ký Châu vị tất hậu phương ta ở Duyện Châu không bị Mã Đằng, Trương Tú, Lữ Bố lấy mất? Huống chi Viên Thiệu còn mang quân lấy lại đất ?
    Tháo hỏi:
    -Thế ý của Phụng Hiếu thế nào mới hợp?
    -Mã Đằng ở Tây Lương ngày trước khởi binh vì lòng trung nghĩa, nay tướng quân nắm trong tay Hiến Đế thì với Mã Đằng nào khó gì ? Quân của Lưu Bị và Lữ Bố ở Từ Châu, ngoài mặt thì như tay chân, nhưng trong thì ngấm ngầm hại nhau, chủ công chỉ cần một tờ chiếu chỉ phong cho hai người là mặt đông sẽ không phải lo trong một thời gian. Trương Tú ở Nam Dương đa phần là quân ô hợp, lại gần Hứa Xương, ta mang quân sang đánh trước là đặng.
    Tào Tháo gật đầu khen:
    -Lời ý thật hay, nhưng còn Viên Thiệu ở Ký Châu thì sao ?
    Gia lại đáp:
    -Tôi thấy Viên Thiệu binh đông tướng nhiều nhưng trận này đánh Công Tôn Độ hết tám mươi phần là bại vong.
    Tháo nói:
    -Ta được tin, binh mã của Thiệu đến 20 vạn, còn của Độ chỉ có 4 vạn, ngươi chớ có nói xàm.
    -Nếu chủ công không tin thì nghe tôi nói ắt sẽ rõ…
    Cả hai đàm đạo chuyện quân sự mấy hôm liền, sau đó Tháo phong Quách Gia làm Tư khấu tế tửu lúc nào cũng theo cạnh Tào Tháo.

    Kể lúc Tôn Kiên bị Lưu Biểu phục mà chết trận, Tôn Sách không có đường về phải theo Viên Thuật ở Hoài Nam, Sách giúp Thuật đánh nam đánh bắc thu đất về cho y, Thuật ngoài mặt thì vui vẻ nhưng trong bụng nghĩ xấu, Sách mang chí lớn lại được Lã Phạm bày cho kế đổi ngọc tỷ lấy ba ngàn binh, từ đó mà xuống phía Đông Nam đánh Lưu Do thu Thái Sử Từ, lấy Kối Kê đuổi Vương Lãng, diệt Nghiêm Bạch Hổ ở Ngô Quận, văn võ ở các vùng đều đến, nổi bật trong số là Chu Du, đến nay đã có được vùng sông Dương Tử, có ý thu nốt cả Giang Đông.

    Lữ Bố từ khi giết chết Đổng Trác, phải chạy loạn Lý Thôi, Quách Dĩ mà lưu loạn khắp nơi, lúc Viên Thuật, nay Trương Dương, sau Viên Thiệu, may mắn gặp được Trương Mạc, Mạc cùng em là Trương Siêu với Trần Cung tôn Lữ Bố làm minh chủ ở quận Trần Lưu, nhân lúc Tào Tháo phạt Đào Khiêm ở Từ Châu, Bố dẫn binh đi chiếm khắp đất Duyện Châu của Tào Tháo chỉ còn mỗi 3 nơi Uyên Thành, Đông A, Phạm Huyện là Bố chưa chiếm được. Không lâu, Tào Tháo giữ nhau với Lữ Bố ở Bộc Dương, Tháo dùng kế lớn ở Bào Châu, khiến Lữ Bố thua thảm hại phải cùng bộ tướng chạy về Từ Châu theo Lưu Bị. Thừa lúc Bị mang quân cự nhau với Viên Thuật ở Hoài Âm, Bố khởi binh đánh úp Trương Phi lấy mất Từ Châu, Lưu Bị phải hàng theo Lữ Bố, Bố cho Bị ở đất Tiểu Bái,còn mình thì tự xưng là châu mục Từ Châu.

    Nhắc lại Viên Thiệu ở Ký Châu, đang ráo riết tập binh ở Nam Bình, dự kế sẽ chia ra cả thảy bảy lộ quân gồm:
    1.Viên Thiệu cùng Viên Đàm, Viên Thượng 8 vạn theo đường Bột Lăng
    2.Văn Xú 2 vạn ở An Bằng
    3.Nhan Lương 2 vạn ở An Quốc
    4.Trương Cáp 2 vạn ở An Tây
    5.Cao Cán với Cao Lãm 2 vạn ở Trung Sơn
    6.Hàn Dự 2 vạn ở Đức Châu
    7.Thuần Vu Quỳnh 2 vạn ở Cao Dương.
    Bảy lộ hẹn gặp ở Hà Khâu, việc quân cấp bách, Công Tôn Độ ở U châu sẽ ra sao, xem hồi sau khắc rõ.
     
  9. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương VIII:Trong thành nhỏ, đã dựng kế cao
    Nơi đô hội, mưu sâu chước quỷ

    Chuyện Thành Công Anh từ lúc gia nhập theo Công Tôn Độ, trông coi việc quân lương, y đi khắp cả vùng chỉ dạy cho người dân cách canh tác, gia phú nào có lượng đất nhiều mà không canh tác, y tịch thu đi, giao cho các nông dân không có ruộng đất, hễ được mùa thì chia ba phần vào kho quân lương của vùng, mất mùa thì một phần, người dân thời ấy đa phần là nghèo khổ nên được vậy mừng lắm, từ đó quân lương của Độ tăng lên đáng kể, trong lúc thị sát thì Anh được Độ gọi về Ngư Dương để hầu chuyện.

    Anh đến nơi ra mắt, làm lễ xong cả thì hỏi Độ:

    -Chủ công gọi tôi về há phải việc Viên Thiệu ở Ký Châu ?

    Độ đáp:

    -Thật phiền Công Anh quá. Nói xong thở dài u sầu.

    Anh hỏi:

    -Tôi thấy chủ công không được khỏe, thế thằng Mậu nó đâu chủ công
    ?

    -Cách đây hơn nửa tháng, y nói xuống phía nam tính gì đó rồi, ta lo quá nên gọi ngươi về đây.

    Anh lạy đáp:

    -Chủ công chớ lo, nếu thế thì Mậu đã có kể sách rồi vậy.

    Có tiếng người bước tới:

    -Công Anh lâu ngày không gặp. Độ với Anh quay lại thì đã thấy Mậu chấp hai tay chào lễ.

    Anh cười ha hả:

    -Tên này chết chắc không cần lập miếu.

    Mậu cười đáp:

    -Các hạ quá lời rồi.

    Độ xua tay hai người:

    -Nghe quân sĩ về báo Thế Vĩ đến Đại Hưng sơn, không biết tính điều chi, có thể tỏ rõ được chăng?

    Mậu đáp:

    -Ấy là tôi tính lập mồ chôn.

    Liêu quận công tái mặt. Mậu lại nói tiếp:

    - Thiệu mang quân gấp hai thì tôi may mắn dụng kế mà được. Giờ tôi chỉ có một kế, chủ công theo thì tất bảo toàn, còn không theo thì tôi xin chịu phép.

    Độ đứng dậy:

    -Mau nói.

    -Ngày trước, chính tôi bày trận hại con và quân của Thiệu, nay Thiệu mang quân đánh cũng là vì tôi, vậy chủ công mang tôi đem nộp cho Viên Thiệu là xong.

    Độ nín thinh, đoạn có Thành Công Anh bước lên:
    -Thằng Mậu nó đang thử chúa công đó, chớ tôi thấy mặt hắn không một chút cảm xúc thì lấy đâu ra. Lúc này Độ mới ngỡ ra liền làm mặt giận:

    -Việc quân cấp bách, các ngươi chớ đem ra làm trò đùa.

    Mậu thẹn:

    -Xin chủ công chớ giận, âu đó cũng là một kế của tôi đó, người xưa có dạy “Tiên lễ hậu binh”. Mai ta làm thế này, thế này … thì việc tất xong.

    Độ hỏi:

    -Thế sứ sang thì nói thế nào?

    -Vậy để tôi về thảo một thư cho sứ đem sang. Nói xong Mậu bước lui ra, liền đó Anh cũng ra theo:

    -Tôi thông hiểu ít tướng số, nay tôi cũng có kế muốn giúp chủ công.

    Mậu quay lại hỏi:

    -Nếu đã vậy, Thế Vĩ tôi xin nghe.

    Anh đáp:

    -Tôi ngày trước may mắn mà được thầy ở núi Từ Võ dạy cho, học được ít tướng số, nay tôi cũng muốn đến Ký châu một phen.

    Hôm sau, Mậu giao thư cho sứ, Công Anh cũng trốn trong đoàn sứ mà sang Ký Châu, đến thành thì lẻn đi đâu mất.

    Điểm tướng đài An Bình thành.
    *Tiếng trống đập ầm ầm*
    Viên Thiệu sau mấy hôm tập kết 20 vạn binh mã, quân đội ráo riết chuẩn bị tiến binh, Thiệu mở lệnh khao binh rất lớn. Thiệu cùng các tướng đang ngồi ăn tiệc thì có sứ U châu đến, Thiệu hỏi tả hữu, có Phùng Kỷ bước lên tâu:

    -Bọn nó sang tất ý muốn cầu hòa, chủ công lệnh giết quách đi cho xong.

    Quách Đồ lại thưa:

    -Tôi có kế này vẹn trọn đôi đường.

    Viên Thiệu hỏi:

    -Kế ấy ra làm sao ?

    -Nay binh hùng võ tướng đều ở đây,ta cho sứ của Độ thấy cái uy danh đất Hà Sóc, sứ về tường lại với Độ, có khi Độ sợ vỡ mật mà chết tại chỗ cũng nên, ấy chằng phải là “người chưa đến mà tiếng đã đến” ?

    Cả đám nghe xong cười ha hả. Đoạn có sứ vào ra mắt, Thiệu cho vào, sứ vào đến nơi thấy binh mã thao duyệt đông như kiến cỏ, tiếng hô như rung trời động đất, đi thêm một lúc thì đã đến cửa điện, hai bên hai hàng đao phủ, ai cũng mặt lăm lăm như đòi chém, lúc này thì mồ hôi hột đã vãi ra, trong điện thì hai bên phân rõ văn võ, đầu hàng văn là Phùng Kỷ, Quách Đồ, đầu hàng võ lại Cao Lãm, Trương Cáp, chánh điện là chỗ Viên Thiệu đương ngồi, có Văn Xú Nhan Lương kế hầu bên cạnh. Viên Thiệu nói to:

    -Ngươi đến đây có việc chi.

    Sứ lúc này đã run lắm, nhỡ mà nói câu gì không vừa ý thì mất đầu như chơi, run lẩy bẩy đáp:

    -Chủ công tôi mong được cầu hòa với tướng quân, lại sai tôi đem hai rương bạc cùng một bức thư đến, xin tướng quân nhận cho.

    Thiệu cầm thư đọc, trong thư đại loại viết như sau:

    “Công Tôn Độ tôi xưa nay lấy việc nghĩa mà làm gốc, thấy Công Tôn Toản làm điều bạo ngược, hại dân Bắc Bình nên tôi mới đem quân Nam chinh, chớ nào có ý tranh vương với Viên tướng quân. Lại thấy, tướng quân bao lần gửi thư giúp đánh Toản thì tôi bấy lần đem quân giúp, tướng quân sai con lấy lại đất Bắc Bình, U châu là lẽ dĩ nhiên, nhưng tướng dưới trướng của tôi là Lương Mậu, làm điều đại nghịch, tự ý dùng binh hại chết công tử lại lấy mất U châu, thật việc tôi thẹn không dám ở Phạm Dương, chỉ dám đến thành nhỏ Ngư Dương để mà trú, vừa rồi Mậu lại tự đắc mình tài, tôi giận quá mang quân ra đánh, y cùng bộ tướng là Âu Lưc Cư lên Đại Hưng sơn lập trại thu phục dân chúng, làm thế ỷ dốc chờ ngày làm phản, nay xin tướng quân rộng lượng hải hà mà đem quân sang giúp.”

    Thiệu truyền cho sứ lui, đoạn đưa thư cho Kỷ, Kỷ đọc xong, nói:

    -Cách đây mấy hôm, thám mã có về báo, quân ở U châu có loạn to, Lương Mậu mang 3 vạn hơn lên Đại Hưng sơn làm phản.

    Thiệu hỏi:

    -Cớ gì, quân của Độ có 4 vạn ở U châu, Mậu đã nắm binh quyền hết 3 vạn, vậy sao không lấy ý mà lật đổ luôn, há còn lên Đại Hưng sơn làm chi.

    Kỷ thưa:

    -Tướng quân chưa biết đó thôi, Đại Hưng sơn phía nam nằm gần Kế thành, phía bắc lại sát Trác quận, tướng Khăn vàng là Trình Viễn Chí ngày trước có lập trại nơi đây, địa thế hiểm yếu, Hoàng Phủ Tung cùng sư quân trưởng quân cấm vệ đánh mấy tháng mới được, há chi lại lương thảo dồi dào dễ dàng tập kết, Lương Mậu dưới trướng của Độ lại chưa có danh có tiếng, Mậu là người khôn nên việc cướp U châu từ tay của Độ là việc sai, cho nên y đem quân lên Đại Hưng sơn trước là để tập binh, sau là chiêu mỗ dân chúng, lấy lòng bốn phương. Chi bằng nay y mới dụng, mà ta mượn đường sang đánh y, mang đầu y đến gặp Độ, ép Độ về Liêu Đông, nếu Độ chịu về thì mặt giặc dã ở Bắc ta không phải lo nữa, hễ Độ không chịu thì giết y đi cũng chưa muộn.

    Thiệu cùng cả quan thần võ tướng gật đầu khen phải liền làm như lời Phùng Kỷ.
    Sứ của Độ vừa về được mấy hôm thì Viên Thiệu khởi binh, đoạn có người ở ngoài chạy vào, gặp Thiệu y vừa lạy vừa khóc lóc, mọi người trông ra là Thư Thụ, Thiệu giận lắm nhưng lại nén, đoạn đứng lên hỏi:

    -Há gì Công Dữ lại khóc thảm thiết ? Phải chăng phụ mẫu có hề chi ?

    Thụ quỳ lạy mấy hồi:

    -Chủ công ngàn lần không được đánh, vạn lần không được.

    Thiệu nén giận:

    -Ngày trước ngươi dạy ta sao, giờ lại quên.

    Thụ lau nước mắt:

    -Bẩm, tôi có nhớ. Tướng quân là bậc anh hùng cái thế, tuổi trẻ tài cao, ít tuổi mà đã làm quan trong triều, tiếng tăm lừng lẫy, vì đại nghĩa mà dám biểu thị sự bất bình trước hành động ngang ngược của Đổng Trác , đơn thương độc mã ra khỏi trùng vây, khiến Đổng Trác kinh hoảng. Vượt Hoàng Hà đi nhậm chức Bột Hải, dân Bột Hải phủ phục xưng thần. Dựa vào sức mạnh của quận Bột Hải, được sự ủng hộ của cả Ký Châu, quả là oai làm rung động Hà Bắc, danh lừng lẫy thiên hạ. Tuy thiên hạ vẫn chưa yên, nhưng kẻ nào dám ngăn cản tướng quân? Nay tướng quân đem quân sang phía đông, tất bình định Thanh Châu, vòng sang Hắc Sơn, tất Trương Yên bị diệt, tiến lên hướng bắc, tất Công Tôn tiêu vong; Uy hiếp Nhung Địch, tất Hung Nô phục tùng. Tướng quân sẽ là anh hùng cứu thế, thiên hạ vì nể. Khi đó, tướng quân sẽ rước nhà vua từ Tràng An về Lạc Dương, khôi phục tôn miếu xã tắc ở Lạc Ấp. Sau đó, kêu gọi thiên hạ đánh kẻ không chịu phục tùng. Với ưu thế chính trị như vậy, ai dám tranh hơn với tướng quân? Chẳng mấy chốc đại sự sẽ thành.

    Thụ lại nói tiếp:

    -Nhưng thời ấy và bây giờ đã khác, chủ công mấy năm nay chinh chiến liên miên, lòng quân đã nản, tâm dân đã kiệt.

    Thiệu nóng giận quát:

    -Xấc láo, binh tướng chưa đánh mà ngươi đã làm giảm lòng quân, mang ra chém mới hả. Thiệu vừa nói vừa gọi tả hữu mang ra chém, Quách Đồ vừa bước lên thưa thì có Trần Lâm bước ra ngăn:

    -Binh chưa xuất trận đã vội chém tướng, Thư Thụ dù chi cũng được chức Lễ binh có tiếng trong quân ta, hễ chủ công giết đi thì lòng quân há không giảm sao ? Chi bằng ta đuổi y quách đi, thay người khác có phải hơn.

    Thiệu gật đầu:

    -Thật hợp ý ta.

    Thiệu nói xong làm theo y kế Trần Lâm dặn, lúc Thụ bị đuổi ra thì y đứng trước dinh mà cười ba tiếng khóc ba tiếng rồi bỏ đi mất từ đó chẳng ai hay biết nữa.

    Người đời sau có thơ:
    “Cười ba tiếng, cười Viên gia
    Khóc ròng ba tiếng, khóc phận nhà mưu”.

    Quay lại với Viên Thiệu chuẩn bị xuất binh thì có Viên Đàm từ ngoài vào thưa:

    -Bẩm phụ thân, lúc nãy con có ra phố thì thấy một khu dân đến đông ngẹt đường, con hỏi mãi ra mới biết là có ông sư ở trên phương Bắc xuống, người hỏi đâu nói trúng ngay đó, nên dân kéo đến đông lắm.

    Thiệu xua tay:

    -Những chuyện như thế mà con cũng tin được sao ?

    Đàm lại thưa:

    -Gặp lúc phụ thân chuẩn bị chinh chiến, con đã sớm sai lính đến y để biết hành quân như nào cho phải, y giờ đang ở ngoài, gia gia có muốn gặp thì con ra gọi y vào.

    Thiệu nói:

    -Nếu đã vậy thì mời y vào đây thử cho biết.

    Hồi lâu có người bước vào, người này mình mặc thường bào của các đạo sĩ, đầu đóng khăn đen, tay đeo mấy cái vòng bạc, xưng tên là Thành Phương, đạo hiệu Từ Võ chân nhân, thưa trên mời dưới xong xuôi, Phương ngồi xuống đất, tay trải ra một tấm đồ lớn vẽ hình bát quái, y vừa bấm tay lại vừa nhìn vào hình mà độn chữ, một lát y lên tiếng:

    -Trong quẻ nói mọi việc đều như ý muốn duy chỉ có 2 quái Cấn và Khôn thì không được như ý.

    Thiệu hỏi:

    -Ấy là ra sao ?

    Phương đáp:

    -Tôi bói nhờ vào bát quái gồm Càn, Khản, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài ứng với Trời, Nước, Núi, Sấm, Gió, Hỏa, Đất, Đầm. Lại thấy 6 quẻ kia thì ứng mọi việc đều suông, duy chỉ có quẻ Cấn với quẻ Khôn, nay mai việc quân tất chủ công sẽ chạm phải giặc núi rồi, nhưng thuận theo ý trời, việc quân tất thắng, nay chủ công đi thì mấy tháng là xong.

    Các tướng cùng nghe đều khen phải, ấy là ứng với việc đánh ở Đại Hưng sơn, Thiệu tặng vàng bạc cho Thành Phương, Phương lắc đầu từ chối rồi bỏ đi mất. Ngay hôm đó Thiệu xuất quân, chia làm bảy đạo như đã tính nhưng lần này là tiến thẳng đến Kế thành.
     
  10. holly1011

    holly1011 Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    4/10/13
    Bài viết:
    1,485
    Nơi ở:
    Thái Bình
    Hay ta :4cool_beauty:. Còn nữa không bạn? :v
     
  11. Titan42

    Titan42 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    15/5/08
    Bài viết:
    744
    Nơi ở:
    Da Nang, Vietnam
    Chương IX:Đại Hưng sơn, trao quyền binh tướng
    Hắc tặc trại, thuyết khách một phen

    Đại Hưng sơn trại.

    -Lần này ông tính đi đâu ? Để tôi về báo với chủ công. Tiếng Thành Công Anh đang hỏi chuyện với Lương Mậu.

    Mậu đáp:

    -Tôi đi lần này, thập phần nguy hiểm tánh mạng, nhưng vì chủ công nên tôi phải đi.

    Anh hỏi:

    -Cớ sao lại thế ? Không phải ông có kế chống địch rồi sao ?

    Mậu lắc đầu:

    -Ấy chẳng qua là tôi nói như vậy cho chủ công bớt lo thôi, cách đây mấy hôm tôi cũng đã cho người mang thư đến Liêu đông, nhắn Cung và Khang mau chóng tập binh theo đường An Bình, Lạc Hải đến Đại Hưng sơn, hễ gặp trại ta thì nhập còn gặp trai địch thì lui về Liêu đông mà thủ và tôi cũng có nhắn bọn nó mang cho tôi một món.
    Nói xong y mở cái túi đựng một cái hòm bên cạnh ra là đầu của một người.

    Anh tái mặt:

    -Đầu này là của ai vậy ?

    Mậu trả lời:

    -Là của Thôi Cự Nghiệp.

    Anh lại hỏi:

    -Thế giờ ông đi đâu, nhỡ chủ công có hỏi thì tôi còn biết đường mà báo, vả lại địch chưa đầy một tháng nữa sẽ đến, ông mà đi thì lấy ai dùng kế cự nhau với địch đây?

    -Tôi đi Hắc tặc sơn trại, mọi việc nay tôi phải giao lại cho ông rồi, nhưng đừng lo, chỉ cần ông làm như thế này, thế này … Nay việc quân cấp bách, tôi phải đi ngay cho kịp, mọi việc trông cậy vào ông vậy.
    Mậu vừa nói xong thì đứng lên tay cầm túi bước ra ngoài, đoạn quay trở lại:

    -Xuýt nữa thì quên, tôi có cái này gửi cho ông. Y lấy trong người ra một quyển sách đưa cho Thành Công Anh, Anh nhận sách mà mặt tái xanh:

    -Đây là “Binh pháp Tôn Tử”, cớ sao ông lại có, tôi nghe nói sách này trong tay họ Tôn ở Giang đông cơ mà ?

    Mậu lắc đầu:

    -Cũng chẳng biết, lúc đánh quân Viên Hy ở trận Bắc Bình, tôi dẫn quân truy binh bọn Viên Thượng, Thẩm Phối thì nhặt được quyển này, không lâu thì tôi cho người đi điều tra mới được biết, sách này từ lâu đã thuộc về Điền Phong ở Ký Châu rồi, còn việc Thẩm Phối làm sao có được sách thì tôi không được biết. Vả lại sách này trước đây đã được sao ra thành nhiều bản, nhưng đến thời Tần thì bị hủy đi rất nhiều, hiện tại chỉ còn đến hai quyển là cùng.

    Anh đáp:

    -Một vật quý như thế này, tôi đã có công chi mà tặng đặng ?
    Anh nói xong đưa tay trả lại cho Mậu mà khước từ. Mậu khóc đáp:

    -Ông chớ chóng vội, tôi đi lần này mạng khó bảo toàn, việc quyền bỉnh chánh phải giao cả về tay ông, việc chính trị ông là đã giỏi nếu binh pháp thêm giỏi thì được cả hai mà đem sức ra giúp chủ công lập nghiệp bá vương. Y nói xong lau nước mắt rồi quay về hướng Bắc mà lạy.

    -Làm sao mà biết ông đi lần này không toàn mạng ? Tôi thực không muốn, nay tôi chỉ nhậm chức tạm thời đợi ông về, ngày sau ông về tôi sẽ giao trả.

    Công Anh nhường Mậu, Mậu thì van nài, cả hai qua lại một lúc thì Công Anh mới chịu nhậm lời:

    -Lúc tôi có là kẻ học vị, thầy tôi có dạy binh pháp tôn tử có đặng hai quyển, một là của Tôn Võ nước Ngô, một là của Tôn Tẫn của nước Tề. Thầy lại có dạy trong sách của Tôn Võ có một chước gọi là “Tâm kế” nay dở ra tìm mà thấy ắt là của Tôn Võ, nếu bằng không ắt là của Tôn Tẫn.

    Mậu lại hỏi:

    -Của Tôn Võ với Tôn Tẫn có khác chi ?

    -Sách của Tẫn từ lâu đã thất truyền, từ xưa đến nay cũng chỉ có mấy mươi người biết, há chi Tẫn lại là cháu của Võ lại nối nghiệp cha ông, thiết nghĩ có phần giỏi hơn.
    Anh nói xong thì lật từ trang mà tìm. Nói về “Tôn Tử binh pháp”, sách này ngày sau rơi vào tay Tháo, được Tháo thu dụng rồi cải biên, lại sao ra thành nhiều bản mà lưu truyền hậu thế.

    Mậu gật gù đáp:

    -Thế nào cũng được, miễn rằng ông học đặng binh pháp ngày sau giúp chủ công là hay cả.

    Anh ngại ngùng:

    -Tôi thật nhục quá, phải đi học sách của người khác mới giỏi được, ông Quản Di Ngô đời Tề Hoàn Công có được người trước để lại sách chi đâu mà sau được Tiểu Bạch giao quyền chấp chưởng lại còn nhận làm trọng phụ, 20 năm chính trị nước Tề cao ngất, đến năm 49 thì Hoàn Công thao lược chư hầu, nay tôi muốn thay gương ấy nên không muốn nhận.

    Mậu nói:

    -Ai nói ông rằng , Quản Trọng không học sách, ấy chẳng phải ông nói Quản Trọng là thần thánh không cần đọc gì cũng làm được việc lớn ? Phàm muốn làm việc lớn thì có sách gì phải học, phải đọc để nghiệm người đời trước làm gì thì ngày sau mà làm theo, đọc để biết người xưa họ tài giỏi ra sao, thời trước Quản Trọng còn bao nhiêu người tài giỏi, ví như Chu Công, Lã Vọng giúp Cơ Phát mà lập thành nhà Chu, Quản Trọng không học theo thì sao giúp Tề Công hoành đồ bá nghiệp, Tế Túc không học theo thì ai giúp Trịnh Ngộ Sinh tung hoành bốn bể ? Ấy là tôi chỉ nói ra một đàng thôi, ông hãy ráng tập tu học.

    Anh lúc này như được tỏ rõ mới quỳ lạy:

    -Nếu không có ông, tôi thành người ngu mất rồi, tôi sẽ ráng học để giúp chủ công thu về bốn cõi. Nay ông đã như thế, việc đường xá xa xôi, tất gặp nhiều tai biến, lúc tôi đi hành chánh thì có gặp một người nước Cao Ly tên là Ty Ca, người này rất giỏi võ nghệ và lanh lợi nay tôi tiến cử cho ông để ngày sau về gặp chủ công cùng tôi giúp chủ công nên được nghiệp vương.
    Anh nói xong cho người gọi Ty Ca vào, Mậu thấy Ca là người sáng cũng muốn thu nhận nhưng lòng nghĩ sau này chủ công tất gặp nạn không khỏi lo, nên lúc đi ra ngoài trướng, y viết một mật thư đưa cho Ty Ca rồi dặn đi đến Ngư Dương trình bức thư này cho Công Tôn Độ rồi theo Độ mà lao động đường phố vệ.

    Nhắc tới Công Tôn Độ ở Ngư Dương, ngày đêm lo âu thấp thỏm nên cũng đến Đại Hưng sơn, Độ vừa đến thì nghe tin Lương Mậu vừa lên ngựa đi, liền lật đật đến hỏi Công Anh:

    -Thế Vĩ đi đâu ?

    Anh trầm ngâm một hồi rồi khóc lóc:

    -Y bỏ đi mất rồi.

    Độ quát:

    -Nhà ngươi chớ có nói xàm, Thế Vĩ ngày trước cùng ta hẹn nếu ngày sau nên nghiệp thì chia đôi, nay ta không phụ y thì hễ gì y lại phụ ta.

    Anh lau nước mắt chậm chạp lấy trong hòm ra một cái ấn đáp:

    -Bởi lẽ quân Viên Thiệu kéo đến đông lắm, quân ta thế cô lại không binh ít hơn gấp nhiều làm sao cự cho nổi, Mậu phải đi mượn binh, hễ mượn không được thì tất bị bọn nó đem giết rồi, nay y giao cho tôi ấn và kiếm nhờ giao lại cho chúa công, xin chúa công nhận lấy.

    Độ biết ý Mậu nên đáp lại:

    -Hiện nay ngoài chức chủ tướng là ngươi ra thì ai kham nổi chức ấy, dù Âu Lực Cư có nhiều công lao nhưng phàm làm kẻ dũng tướng thì sao kham nổi việc quân chính, vậy nay việc quân ta trong cậy ở Công Anh. Nói xong lấy tay không nhận ấn kiếm.

    Anh lại khóc:

    -Tôi là kẻ hèn mọn, không tài cán chi mà nay được Thế Vĩ với chủ công tin tưởng quyết không phụ lòng.

    Hãy khoan nói đến việc hành binh của Viên Thiệu ở Ký Châu đến đất U Châu, ta xem việc Lương Mậu đến Hắc tặc trại ra sao đã, nguyên lai Hắc tặc trại ấy là trại của đảng khăn vàng, thủ lĩnh là Trương Yên ngày trước cùng Can Độc đánh vào Ký Châu sau bị Viên Thiệu đem quân đánh lại, phải rút về Hắc trại cố thủ, Thiệu đánh mãi không được nên lui binh, cho Trương Yên ở đó. Mậu đi được 10 ngày thì đi ngang qua một ấp, ghé chân nghỉ ngơi, lúc vào quán nghỉ thì có một người ăn bận nho sinh, mà mặt mũi lại xấu xí lắm, bị tiểu nhị đuổi ra:

    -Ở đây không bán rượu chịu, đã ăn xin còn thích uống rượu. Tên tiểu nhị kia vừa nói vừa đuổi đi.
    Mậu thấy tay người kia cầm một quyển “Phụng Hoàng văn” có ý nghi hoặc, ắt có nguyên do gì mới đến xin rượu, ngay lúc ấy Mậu bỏ tiền ra mua một hũ cho người kia, người kia nhận được lạy tạ:

    -Nếu sau này có dịp, tôi sẽ báo đáp.
    Mậu cười đáp:

    -Ta làm việc thiện nào muốn trả ơn, vả lại ngươi có gì để trả ơn ta, thôi ngươi cứ cầm lấy mà dùng.

    Người kia lạy ta lui đi, từ đó chẳng ai hay biết, chỉ biết có một người ngày sau ở đất phía Nam, cũng mặt mũi xấu xí, tay cầm một “Phụng Hoàng văn” hay uống rượu, tự xưng là Phượng Sồ tiên sinh tên là Bàng Thống.
    Mậu ở nghĩ được nửa hôm thì lên ngựa đi đến Hắc sơn trại, hỏi thăm mãi mới mò tìm ra được, trại ở trong rừng sâu, xung quanh cho lính lập các nông trại để làm việc lấy lương thực, không đem cướp bóc nữa cho nên dân ở nơi ấy cũng ít sợ hơn trước, Mậu đứng lân la đến hỏi thăm:

    -Xin tráng sĩ cho tôi vào yết kiến Trương tướng quân.

    Tên lính hỏi:

    -Nhà ngươi tên chi ? Người ở đâu ? Đến đây gặp chủ công ta có việc chi ?

    Mậu thưa:

    -Tôi họ Lương tên Mậu, là quan của chư hầu Công Tôn Độ, nay kính nhờ Trương tướng quân mang quân sang giúp, xin tráng sĩ hãy vào bẩm lại cho thì tôi đội ơn lắm.
    Người tráng sĩ kia gật đầu, chạy vào thưa, một lúc sau lại ra nói:

    -Tướng quân tôi không muốn gặp, xin ngài về cho.

    Mậu van nài mãi không được, liền đứng đó khóc, khóc thảm thiết, Trương Yên đang ở trong dinh trại nghe được liền hỏi tả hữu:

    -Ta vừa nghe ai khóc nỉ non ngoài kia ?

    Lính dưới đáp:

    -Ấy là sứ của Công Tôn Độ ở phương Bắc nhờ chủ công đem quân sang giúp, nay chủ công không cho vào mà khóc ngoài đó.

    -Công Tôn Độ thuộc đất Liêu đông, sống với Nhung địch, ta có quen biết bao giờ mà giúp làm chi, nay thấy y khóc như thế, vậy ta gọi thử vào nghe y nói gì rồi đuổi đi cũng không muộn. Nói xong cho người gọi Mậu vào.

    Yên hỏi:

    -Cớ gì ngươi lại khóc trước trại ta, hay là ngươi muốn ta chém đầu mới hả ?

    Mậu đáp:

    -Nay mai tướng quân chết, tôi biết trước nên khóc cho tướng quân và khóc cho cả những người tráng sĩ ở đây nữa.

    -Ta với ngươi không can hệ chi, vả lại ta ở đây thì việc gì phải để ngươi trù ?

    Mậu lại đáp:

    -Tướng quân có biết Viên Thiệu ở Ký Châu không ? Chẳng vì y phải lo đánh nhau với chủ công tôi mà bỏ tướng quân đó thôi, ngày sau tướng quân tất chết.

    Yên nghe tới Viên Thiệu thì trợn mắt lên:

    -Hắn giết bao nhiêu anh em ta mà sao ta không nhớ đặng, mới rồi y còn gọi Lữ Bố đánh ta, ỷ ta không người giỏi. Nói xong thở dài.

    -Vậy tướng quân bây giờ không đánh Thiệu thì sau này còn dịp nào nữa ?

    Yên đáp:

    -Cớ sao lại vậy ?

    -Ngày trước Thiệu sai Viên Hy đi lấy đất U châu là Bắc Bình, bị tôi đem quân ngăn trở rồi giết Hy, nay Thiệu mang đại quân đem đi đánh trả thù, vậy tất Ký châu bỏ không, xin tướng quân điều đình binh mã lấy Ký châu một phen rồi hội minh với chủ công tôi đánh với Viên Thiệu, nếu việc xong chúng ta kết thành Tần – Tấn, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, mong tướng quân chấp nhận.

    Yên lại đáp:

    -Ngươi có gì làm tin ?

    Mậu không nói, tay cầm một hòm dâng lên cho Yên, Yên nhìn ra là đầu người đã lâu ngày, liền hoảng hốt, chốc sau nhìn ra là Thôi Cự Nghiệp, ngày trước có đánh nhau với y nên nhớ mặt.

    Yên lại nói:

    -Vậy huynh cứ thong thả, để tôi suy nghĩ rồi hội kiến mà cho một lời. Yên nói xong sai người dẫn Mậu vào một trại để lo ăn ở, còn mình thì sai người đi dò la tin, nếu như lời của Mậu thì giúp, nhược bằng không thì đem giết. Độ mấy mươi hôm thì người do la về báo thuật lại y lời Mậu. Yên nghĩ thầm:

    -Ngày trước ta mang 30 vạn quân ròng, đánh mà cự không lại Viên Thiệu có mấy vạn, nay Thiệu quân nhiều hơn mà còn phá được thì quả là tài. Đoạn hô người chuẩn bị sẵn lễ ước mà thề, Mậu với Yên thề xong, ngay hôm đó khao binh rồi điểm 10 vạn sang giúp Công Tôn Độ, còn 5 vạn cướp Ký châu, Yên ngỏ lời mang theo Mậu cùng đi đánh Viên Thiệu, Mậu xin qua Thượng Đảng nhờ Trương Dương giúp, Yên thấy thế cũng thảo một thư tiến cử, rồi chia nhau mỗi người mỗi ngả, tính ra Mậu đi mượn quân Trương Yên cũng hai mươi lăm ngày.

    Nhắc tới Viên Thiệu hiện đang ở đất Hà Khâu, chỉ thấy có quân của Nhan Lương với Văn Xú đến còn các tướng kia chưa thấy nên lập trại đợi rồi cùng lên một lượt. Phùng Kỷ bước ra tâu:

    -Chủ công mang quân sang đây, cốt tiến nhanh thắng nhanh, quân ta ở Thanh Ký đều mang lên đây cả, nhỡ các chư hầu mang ý đồ xâm lấn thì chưa biết sao, vậy nay tôi xin 5 vạn sang giữ ở mặt Đông U châu, chặn đường đến cũng như về của địch, chủ công cứ mang quân đánh Đại Hưng sơn rồi qua Phạm Dương mà thu về đất, còn việc đợi bọn trễ nãi kia thì không còn giờ đâu nữa, xin chủ công mau chóng định liệu.

    Thiệu gật đầu:

    -Ý ngươi phải lắm, ta nên chia quân ra mà đánh cho nhanh. Thiệu nói xong làm y kế Phùng Kỷ. Các tướng đi sau đều được truyền tin, hội binh ở đất Kế.
     
  12. CooShin

    CooShin Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    5/12/13
    Bài viết:
    7
    Nơi ở:
    Sengoku
    Truyện hay quá! Sao không viết tiếp đi bạn.
     

Chia sẻ trang này