Nhạc lý cơ bản

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi raivor, 2/7/16.

  1. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Phần này mình sẽ nói về giọng điệu (key):
    Key có liên quan chặt chẽ tới scale, nếu người ta bảo bạn bản nhạc đó được viết trên giọng đô trưởng (key of C major, hay ngắn gọn là C major) thì bản nhạc sẽ sử dụng các hợp âm và nốt trong C major scale (hoản toản có thể sử dụng những nốt ngoài scale bằng các dấu thăng giáng hoặc bình ở bất kì nốt nào trong bản nhạc tuỳ mục đích, người ta gọi những dấu thăng giáng hoặc bình đó là dấu hoá bất thường).

    Như đã biết chúng ta có nhiều loại scale, nhưng sử dụng phổ biến nhất là major scale và minor scale, mổi scale đều có sự khác biệt trong hệ thống gồm 7 nốt. Key cũng vậy, chúng ta có Major keys và Minor keys.

    Nếu scale là để giúp cho ta biết trong một giọng (key) nhất định, ta có thể sử dụng những nốt nào thì key là để xác định xem chúng ta sẽ sử dụng scale nào trong bản nhạc.

    Tiếp theo ta sẽ nói về dấu hoá theo khoá (key signature):
    Nếu bạn viết một bản nhạc ở C major scale, bạn sử dụng toàn phím trắng và không cần thêm một dấu thăng dấu giáng nào lên bản nhạc. Nhưng nếu bản nhạc ở F major scale (nốt B bị giáng xuống thành Bb), mỗi lần gặp nốt B bạn sẽ phải viết 1 dấu giáng cho nó. Điều này thực sự hơi bất tiện, nhất là đối với những scale có nhiều nốt thăng hoặc giáng, do đó người ta tạo ra cái gọi là dấu hoá theo khoá (key signature).

    Đây là những dấu thăng hoặc giáng được đặt sau khoá nhạc theo quy luật.
    keysign.png
    Đây là dấu giáng được đặt ở vị trí nốt B sau khoá Sol, nó cho ta biết phải giáng tất cả nốt B trong khuông nhạc, trừ khi trước nốt B đó có dấu thăng hoặc dấu bình thì chúng ta sẽ không giáng nó nữa mà thay vào đó thăng hoặc bình, luôn luôn ưu tiên dấu hoá bất thường.

    Các dấu hoá bất thường được viết một cách có quy luật, ở phần dấu giáng, dấu đầu tiên luôn luôn là dấu ở vị trí nốt B, mình sẽ nói gọn lại là Bb (tức là dấu giáng ở nốt B). Dấu thứ 2 sẽ là dấu giáng ở nốt E, là Eb, dấu thứ 3 là Ab, thứ 4 là Db, thứ 5 là Gb, thứ 6 là Cb, thứ 7 là Fb.

    Nói nhanh gọn lại để học thuộc là si, mi, la, re, sol, do, fa hay B, E, A, D, G, C, F. Nếu để ý thì sẽ thấy nó đi xuống liền bậc xen kẽ si, mi, la, re, sol, do, fa hay B, E, A, D, G, C, F. Hoặc nếu cảm thấy khó nhớ thì chúng ta còn có thể dùng quãng để cho dễ nhớ. Quãng chúng ta sẽ sử dụng đó là quãng 5 đúng, Bb xuống Eb là 1 quãng 5 đúng, Eb xuống Ab là 1 quãng 5 đúng,... chỉ cần nhớ bắt đầu với B rồi đến xuống từ 1 tới 5 là xong.

    Tiếp theo là đối với dấu thăng, dấu đầu tiên sẽ là dấu thăng ở nốt F, gọn lại là F#. Dấu thứ 2 là C#, 3 là G#, 4 là D#, 5 là A#, 6 là E#, 7 là B#. Nếu để ý thì sẽ thấy nó đi lên liền bậc xen kẽ nhau, C rồi D rồi E,v.v... Và ta sẽ tính quãng 5 đúng đi lên, F# lên C# là 1 quãng 5 đúng,...

    Đó là thứ tự các dấu thăng vả giáng được sử dụng, dấu bình thì ngược lại, không có dấu nào tức là 7 dấu bình và chả ai rảnh rỗi đi viết ra cả.

    Bây giờ chúng ta sẽ tiến tới cách xác định key dựa trên số dấu hoá:
    Không dấu là C major và A minor, luôn luôn có 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ sử dụng chung số dấu hoá đầu khoá, như C major và A minor là 7 dấu bình, vì lý do sử dụng chung dấu hoá nên người ta gọi đây là 2 giọng song song, tương tự với các giọng trưởng và thứ sử dụng chung dấu hoá khác.

    1 dấu # là G major và E minor
    2 # là D major, B minor
    3 # : A major, F# minor
    4 # : E major, C# minor
    5 # : B major, G# minor
    6 # : F# major, D# minor
    7 # : C# major, A# minor

    Nếu thuộc được đống này thì tốt, còn không thuộc được thì mình có một mẹo rất đơn giản để xác định giọng dựa trên các dấu thăng ở đầu khoá. Ví dụ ở 1 dấu thăng, đó là dấu thăng ở nốt F, tức là trong scale sẽ có F#, nếu để ý thì 1 dấu thăng là G major, mà G chỉ cách F# nửa cung đi xuống, 2 dấu cũng vậy, dấu đầu tiên là F#, dấu thứ 2 là C#, ta sẽ lấy nốt nằm trên C# nửa cung đó là D. Tóm lại để xác định giọng trưởng dựa trên dấu thăng ở đầu khoá, ta chỉ cần lấy nốt ở dấu hoá cuối cùng tăng lên nửa cung là ra giọng trưởng, từ giọng trưởng ta đếm xuống 1 quãng 3 thứ ta sẽ có được giọng thứ song song.

    Trên là dấu thăng, giờ ta sẽ tiếp tục với dấu giáng:

    1 b : F major và D minor
    2 b : Bb major và G minor
    3 b : Eb major và C minor
    4 b : Ab major và F minor
    5 b : Db major và Bb minor
    6 b : Gb major và Eb minor
    7 b : Cb major và Ab minor

    Mẹo để xác định giọng dựa trên các dấu giáng đầu khoá là dựa vào dấu giáng kế cuối, ví dụ ở 3 dấu giáng, thứ tự các dấu sẽ là Bb, Eb, Ab, thì giọng trưởng sẽ là Eb major. Chỉ có một cái cần nhớ là giọng ở 1 dấu giáng vì trước nó không có dấu nào cả. Xác định giọng thư song song dựa trên giọng trưởng đếm xuống 1 quãng 3.

    Đây là ví dụ cho 15 major keys và 15 minor keys.
    15Mkeys.png
    15Mkeys 2.png
    15Mkeys 3.png

    15mikeys.png
    15mikeys 2.png
    15mikeys 3.png
     
    bebi1506 and aragon0510 like this.
  2. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Phần này mình sẽ nói về vòng quãng 5 (circle of fifth), dấu hoá bất thường (accident) và chuyển giọng (changing key):
    Đầu tiên là vòng quãng 5. Một trong những cách nhanh nhất để nhớ giọng nào có bao nhiêu dấu thăng, giáng đó là sử dụng quãng 5 đúng (perfect fifth).

    Bắt đầu từ C, cứ mỗi lần ta đếm lên một quãng 5 đúng, ta thêm 1 dấu thăng. Ví dụ từ C đếm lên quãng 5 đúng là nốt G, do đó G major sẽ có 1 dấu thăng (vì C major không có dấu thăng hay giáng nào). Tiếp tục đếm từ G lên 1 quãng 5 đúng ta lại có D, do đó D major có 2 dấu thăng, v.v...

    Với dấu giáng thì chúng ta đếm ngược lại, tức là từ C đếm xuống một quãng 5 đúng là F, do đó F major có 1 dấu giáng và cứ thế...

    Đây là hình vẽ mô tả circle of fifth:
    Cof.png

    Tiếp theo là dấu hoá bất thường.

    Như đã nói, trừ những dấu hoá được viết sau khoá gọi là dấu hoá theo khoá (key signature), ta còn có dấu hoá bất thường, đây là các dấu thăng, giáng hoặc bình được viết ngay trước nốt nhạc chúng ta cần nâng lên, hay hạ xuống nửa cung. Dấu bình dùng để xoá bỏ tác dụng nâng lên hay hạ xuống của dấu thăng và giáng đứng trước nó (kể cả dấu hoá đầu khoá). Cần chú ý là các dấu hoá bất thường có tác dụng với tất cả những nốt cùng cao độ đứng sau nó trong ô nhạc (các ô nhạc nằm trong khuôn nhạc, đến phần tiết tấu (rhythm) mình sẽ nói nhiều hơn về ô nhạc). Ví dụ trong khuông nhạc sau.
    accident.png
    Ta có nốt Eb ở ô nhạc thứ 3, nếu đằng sau nó có một nốt E khác (trong hình không có) thì dù trước nốt đó không có dấu giáng, ta vẫn coi đó là nốt Eb, trừ khi trước nốt đó có dấu bình. Tuy nhiên khi ra khỏi ô nhạc, dấu giáng đó không còn tác dụng lên nốt E nữa, khi đó nốt E trở lại bình thường mà không cần dùng dấu bình (có một số bản nhạc người ta vẫn ghi dấu bình cho đỡ nhầm lẫn).
    accident 3.png
    Còn một trường hợp ngoại lệ, đó là dấu hoá ở trong một ô nhạc vẫn có tác dụng với ô nhạc sau nó. Đó là khi 2 nốt được nối bằng một dấu nối (tie) như nốt B bình ở hình sau:
    accident 2.png
    Chú ý sau đó người ta phải viết lại dấu giáng cho nốt B.

    =====================================================================================================================

    Đối với nhiều bản nhạc dài, người ta thường không sử dụng chỉ một giọng cho cả bản nhạc. Thực ra thì các bản nhạc pop ngắn cũng thường có hiện tượng chuyển giọng. Cái phần chuyển giọng này nó hơi phức tạp xíu, mà chủ yếu là về chuyện sử dụng câu chữ này nọ, với cái trình độ cơ bản thì mình nghĩ chỉ cần làm cho các bạn hình dung được là có thể thay đổi giọng trong cùng một bản nhạc.

    Như cái tên, chuyển giọng tức là chuyển từ giọng này sang giọng khác, từ C major sang G major, hoặc Db major, hay E minor, B minor ,v.v... bất kì giọng nào tuỳ thuộc vào ý đồ của tác giả. Dấu hiệu nhận biết chuyển giọng cơ bản nhất là như hình.

    changingkeys.png
    changingkeys 2.png
    Phần sau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/7/16
  3. RickBe

    RickBe Thy Phương Nhi Thảo Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/11/06
    Bài viết:
    19,908
    Nơi ở:
    TP.HCM
    ko hiểu gì luôn!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
     
  4. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Chịu. :6onion17:
     
  5. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Phần trước.
    Phần này mình sẽ nói về tiết tấu (rhythm):
    Đây là phần về trường độ của âm thanh, cụ thể hơn là độ dài ngắn của từng nốt trong bản nhạc. Có thể gọi là dòng chảy của âm nhạc, từng nốt vang lên lần lượt lần lượt. Thực sự mà nói thì phần tiết tấu này rất dễ, chỉ cần một chút tính toán và biết đếm là được.

    Chúng ta sẽ bắt đầu với phách (beat): Nếu đã từng chơi audition thì chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với cái gọi là bpm, đây là viết tắt của cụm từ beat per minute, số càng lớn thì tốc độ bài hát càng nhanh. Phách này thường được nhận biết bằng cách vỗ tay, hoặc dậm chân, nếu bạn là một người thường xuyên nghe nhạc thì bạn sẽ để ý rằng khi vỗ tay theo những bản nhạc khác nhau, ta sẽ vỗ tay ở tốc độ khác nhau. Cũng giống như bạn chạy xe ở vận tốc 100 km/h có nghĩa là đi được 100 km trong vòng 1 giờ, thì với bản nhạc có tốc độ 100 bpm bạn sẽ vỗ tay theo nhạc 100 cái trong một phút. Tốc độ của bản nhạc người ta gọi là tempo.

    Tiếp theo là ô nhạc (measure): Ô nhạc là một thứ dùng để "chứa" phách, các ô nhạc được chia ra bằng bar line trên khuông nhạc. Ngay ở đầu bản nhạc người ta sẽ quy định một ô nhạc chứa được tối đa bao nhiêu phách. Ví dụ người ta quy định 4 phách trong một ô nhạc, thì sau khi bạn vỗ tay hết 4 cái hay đếm 1, 2, 3, 4 đều theo tempo là bạn đã đi hết một ô nhạc, sang ô nhạc tiếp theo bạn sẽ đếm lại từ 1, cứ thế. Hình minh hoạ về ô nhạc.
    measure.png
    Tiếp theo là độ dài của nốt (note value): Ta hình dung đây giống như là các đơn vị km, m, cm, mm vậy, mỗi một loại nốt có giá trị riêng và tỉ lệ quy đổi ra nốt ít ngắn hơn nhất luôn luôn là 1/2 (giống như đổi từ km ra m và từ m ra cm vậy). Đây là hình vẽ kinh điển để mô tả về giá trị độ dài của từng loại nốt.
    notevalue.png
    Đầu tiên là nốt tròn (whole note), đây là nốt dài nhất trong hình trên (có nốt dài hơn nhưng không thông dụng). Dài như thế nào thì nó phụ thuộc vào tempo và các quy định được đưa ra ở đầu bản nhạc. Lấy ví dụ của phần khuông nhạc, nếu người ta quy định 4 phách trong một ô nhạc, và mỗi phách bằng một nốt tròn, thì ô nhạc sẽ chứa được tối đa bốn nốt tròn (không tính những nốt chồng lên nhau theo chiều dọc) hoặc 8 nốt trắng (half nốt) hoặc 16 nốt đen,v.v... Giống như 1 như một cái kho có chiều ngang 10m thì ta có thể xếp được tối đa 5 cái thùng có chiều dài 2m hoặc 10 cái thùng có chiều dài 1m vậy.

    Tiếp theo là nốt trắng (half note), đây là nốt dài thứ 2 trong hình, độ dài của 2 nốt này cộng lại sẽ bằng 1 nốt tròn. Tức là nếu người ta quy định 4 phách trong một ô nhạc, mỗi phách bằng một nốt trắng, thì ô nhạc sẽ chứa được 4 nốt trắng hoặc 2 nốt tròn, hoặc 8 nốt đen.v.v...

    Tương tự với nốt đen (quarter note), móc đơn (eighth note), móc kép (sixteenth note). Ta hoàn toàn có thể chia nốt tròn ra nốt đen (4 nốt đen bằng 1 nốt tròn), hoặc nốt móc đơn (16 nốt móc đơn bằng một nốt tròn). Hoặc 4 móc kép bằng 1 nốt đen,v.v...

    Chúng ta còn rất nhiều loại nốt nhỏ hơn nốt móc kép, là móc 3, móc 4, móc 5,v.v...

    Nói thêm một chút về đuôi nốt, nếu các nốt nhạc được viết từ dòng kẻ thứ 3 trở lên của khuông nhạc thì đuôi nốt sẽ quay xuống, từ dòng kẻ thứ 3 trở xuống đuôi nốt sẽ quay lên, ở ngay dòng kẻ thứ 3 thì quay lên quay xuống gì cũng được.
    eighthnote.png
    sixteenthnote.png
    Tiếp theo là cách đếm phách theo tiếng Anh, cách đêm bằng tiếng Việt hơi phức tạp một chút nên thôi đếm bằng tiếng Anh cho lành.
    countnote.png
    Trên đây là các ô nhạc được quy định chứa được tối đa 4 phách và mỗi phách bằng một nốt đen. Nếu bạn vỗ tay theo phách thì bạn sẽ luôn vỗ tay vào những chỗ bạn đếm One, Two, Three, Four (như tiếng kick (bass) ở trong đoạn trống này), "and" sẽ là tiếng clap, còn tiếng hi-hat (tiếng chếch chếch nhỏ nhỏ) là "e" và "a". Tiết tấu trong đoạn trống được chơi với tốc độ 60bpm. Với mỗi beat bằng một nốt đen.

    Phần tiếp theo.
     
    Chỉnh sửa cuối: 25/7/16
  6. Eternal Winter

    Eternal Winter Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/09
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
    cái phần tiết tấu này quan trọng lắm này, ông nào muốn đánh theo khuông nhạc thì phải biết cái này :))
     
  7. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    phần quan trọng nhất với bất kỳ thằng trời đánh nào chơi guitar
    kể cả là tab, là đệm hát, là ngẫu hứng......của bất kỳ dòng nhạc nào =))

    dù mình đã hiểu và biết cái này nhưng vẫn cảm ơn bác chủ thớt đã post :D
     
  8. thnguyen1799

    thnguyen1799 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    20/1/16
    Bài viết:
    0
    Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh
     
  9. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Phần trước.
    Phần này mình sẽ tiếp tục nói về tiết tấu:
    Ở phần trước chúng ta đã nói về các kí hiệu nốt và các quy định độ dài của âm thanh trong một bản nhạc, đó là khi âm thanh vang lên và ngân dài hay ngắn. Tuy nhiên, các âm thanh trong một bản nhạc không phải lúc nào cũng vang lên liên hồi, ở giữa chúng luôn có khoảng nghỉ, giống như khi chúng ta nói chuyện vậy. Trong âm nhạc người ta gọi hiện tượng này là lặng, tức là khi gặp nó ta hoàn toàn yên lăng, không tạo ra âm thanh gì cả. Việc giữ yên lặng bao lâu cũng giống với việc kéo dài âm thanh bao lâu, người ta cũng tạo ra những kí hiệu và quy định tương ứng.

    Những kí hiệu đó gọi là dấu lặng (rest): Độ dài của dấu lặng bằng với độ dài của nốt tương ứng. Ví dụ với lặng tròn, ta nghỉ một khoảng thới gian bằng nốt tròn, nếu người ta quy định có 4 phách trong một ô nhịp, mỗi phách bằng một nốt đen, thì ta sẽ nghỉ 4 phách nếu thấy dấu lặng tròn. Với lặng đen thì ta nghỉ 1 phách nếu người ta quy định mỗi phách bằng một nốt đen,v.v...
    Đây là các dấu lặng tương ứng với các loại nốt:
    rest.png
    ===========================================================================================================================================

    Phần này chúng ta sẽ được áp dụng phép cộng trong toán học. Trong âm nhạc chúng ta hoàn toàn có thể "cộng" độ dài của các nốt lại với nhau. Để làm việc này chúng ta chỉ cần dùng một số kí hiệu đơn giản. Một trong số đó là dấu chấm (.), tên gọi của dấu chấm này là dấu chấm dôi (dot, nốt có dấu chấm dôi gọi là dotted note):

    Đây là một dấu có công dụng rất đặc biệt, nó giúp cho độ dài của nốt đứng trước nó tăng thêm 1/2 độ dài của nốt đó. Nói đơn giản là nó giúp nốt đó dài gấp rưỡi nốt bình thường không có dấu chấm.
    Ví dụ nốt trắng bằng 2 nốt đen, vậy thì nốt trắng có dấu chấm dôi sẽ dài bằng 3 nốt đen, nốt tròn dài bằng 2 nốt trắng hoặc 4 nốt đen, nốt tròn có chấm dôi sẽ dài bằng 3 nốt trắng hoặc 6 nốt đen,v.v...
    dot.png
    Chúng ta cũng có thể sử dụng dấu chấm dôi với dấu lặng, tương tự với nốt bình thường.

    Ngoài các dùng dấu chấm dôi để "cộng" độ dài của các nốt lại với nhau, ta còn có một cách trực tiếp hơn, đó là dùng dấu nối (tie): Đây là một dấu hình vòng cung nối hai hay nhiều nốt cùng cao độ với nhau nhằm tăng độ dài của nốt. Tức là dù viết nhiều hơn một nốt nhưng vì chúng đã nối với nhau nên các bạn chỉ đánh 1 lần, âm thanh vang lên một lần, nhưng ngân dài hơn tuỳ vào độ dài của các nốt đó.
    tie.png
    Nếu các nốt khác nhau thì dấu vòng cung này không phải là dấu nối, mà là dấu luyến (slur), ta sẽ nói về dấu này sau.
    slur.png

    ===========================================================================================================================================

    Sau khi áp dụng phép cộng, tiếp theo ta sẽ áp dụng phép chia. Cho tới lúc này những phép chia độ dài của nốt chung ta biết chỉ là phép chi cho 2, vậy còn những phép chia khác 2 thì sao?

    Một trong nhửng phép chia phổ biến nhất là chia cho 3. Khi bạn nhìn thấy số 3 nằm trên một nhóm gồm 3 nốt (hay 3 dấu lặng, hoặc có cả nốt và dấu lặng), thì bạn sẽ phải chia 3 nốt (hoặc dấu lặng,...)đó ra đều nhau trong một độ dài chỉ của 2 nốt (hoặc dấu lặng,...) tương ứng. Người ta gọi dây là liên 3 (triplet)
    triplet.png

    Ngoài ra ta còn có thể gặp liên 2, liên 4, liên 5, liên 6,v.v.... cũng tương tự thế này, tức là chia đều cái mớ đó trong một độ dài nhất định.

    Về cơ bản thì phần tiết tấu đã hoàn tất, mọi thắc mắc xin post tại đây để được giải đáp.
    Phần sau.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/8/16
    aragon0510 and Em là gà like this.
  10. Em là gà

    Em là gà Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/10/15
    Bài viết:
    361
    Có mẹo nào để đánh nhịp triplet mà không đếm nhẩm trong đầu ko bác? Bác có thể làm 1 video hướng dẫn?
     
  11. Eternal Winter

    Eternal Winter Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/09
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
    Cần gì nhẩm, xài metronome là xong =)) Bí quá thì dậm chân cũng đc mà :))
     
  12. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Cần gì đếm nhẩm trong đầu, đọc thành tiếng luôn đi. Cứ trip-ah-let mà làm tới, tập nhiều từ từ sẽ quen, tới lúc cảm giác được rồi thì không cần phải đếm nữa.

    Đối với liên 3 nốt đơn thì đơn giản chỉ cần đọc trip-ah-let thôi, còn với liên 3 đen nó hơi phức tạp xíu, phải tập từ từ để có cảm giác. Mẹo để tập liên 3 đen đó là 1 tay ta sẽ đập phách, tay còn lại đập tiết tấu liên 3 đen, miệng đếm 1 2 3 4 5 6, 1 2 3 4 5 6, cứ thế lặp đi lặp lại.

    Ví dụ tay trái đập phách, tay phải đập tiết tấu thì cứ 1 với 4 tay trái đập xuống, 1 3 5 thì tay phải đập, mới đầu có thể hơi khó chịu, tập dần sẽ quen, sau đó kết hợp với metronome, từ từ có cảm giác rồi thì cứ đánh thôi chứ chẳng cần phải đếm nữa.
     
  13. Em là gà

    Em là gà Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/10/15
    Bài viết:
    361
    Em cũng muốn học nhạc lý nhưng mấy lần học đếm nhịp mãi không tiến bộ. Nốt nhạc thì em nhận mặt được, nhạc cụ cũng chơi được guitar nhưng chỉ chơi theo cảm giác nên nhiều lúc có ý tưởng gì về nhạc toàn phải ghi âm lại chứ ko ghi chép được.

    Về đánh nhịp thì em cũng xem nhiều video trên youtube, họ dạy khác nhau lắm. Phổ biến nhất là kiểu đếm 1 and 2 and 3... Nhịp triplet thì đếm 1 and a 2 and a 3... nhưng nhiều người lại bảo tuyệt đối ko làm như vậy vì tạo thói quen xấu, tốt nhất là dậm chân. Theo bác thì thế nào là đúng?
     
  14. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    cảm nhận <(")

    dậm hay đếm hay lắc lư là cái cách để cậu cảm nhận các down beat accent. Để tạo cái metronome bên trong, đừng có tập trung quá vào đếm
     
    Eternal Winter thích bài này.
  15. raivor

    raivor Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/7/09
    Bài viết:
    1,411
    Mình cũng chả biết, thường là đếm để có cảm giác về nhịp thôi, còn tập thì cứ bám theo metronome là chuẩn nhất. Mới tập thì không nên tập triplet trước, tập nhuyễn những tiết tấu cơ bản đã. Có rất nhiều cách để tập tiết tấu, về cơ bản thì chúng giống nhau cả, quan trọng nhất vẫn là hiểu được tại sao nó lại như vậy, hiểu rõ về nó thì mình có thể áp dụng vào bất kì tiết tấu nào.
     
    Em là gà thích bài này.
  16. Em là gà

    Em là gà Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    17/10/15
    Bài viết:
    361
    Cảm ơn bác. Bài sau mong bác nói về cảm âm và phương pháp tập luyện cảm âm :D
     
  17. Eternal Winter

    Eternal Winter Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/09
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
    TRiplet hay còn gọi là chùm 3 thì nếu là móc đơn thì bạn dậm chân theo thế này nhé : Nốt 1 đánh lúc dậm xuống, nốt 2 lúc chân bạn đưa lên thì đánh, nốt 3 tương tự nốt 1. Giá trị chùm 3 này = 2 nốt đen vì nếu bạn dậm chân 2 lần tương ứng với 2 nốt đen bạn sẽ hiểu sao đc quy đổi như thế.
     
  18. aragon0510

    aragon0510 SPARTAN John-117

    Tham gia ngày:
    27/1/06
    Bài viết:
    11,322
    Nơi ở:
    Kuopio, Finland,
    sao lại để triplet = 2 nốt đen sẽ khó hơn nhiều, như thế khác gì 1 8th note + 1 quarter note đâu
     
  19. Eternal Winter

    Eternal Winter Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/6/09
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó
    Chỉ là giải thích cho bạn kia hiểu cách đếm thôi mà bác :)) chứ thật ra chính xác thì chùm 3 móc đơn phải bằng tổng 1 nốt đen với 1 nốt móc đơn ;))
     
  20. nhatanh

    nhatanh Samus Aran the Bounty Hunter Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/04
    Bài viết:
    6,456
    Nơi ở:
    Outworld
    Đếm thế sai bét, triplet (chùm 3) với 3 nốt móc đơn trong 1 beam là 2 cái khác nhau mà :2cool_go:
     
    Eternal Winter thích bài này.

Chia sẻ trang này