Trước thấy anh em chia sẽ mấy đầu sách khá hay trong tin tức , nên tạo cái này lại chắc cũng chìm sớm . Anh em vừa xem phim gì hay sách gì đang đọc thấy đọng lại cảm xúc thì chia sẽ với nhé Vừa xem xong : The Nice Guys (2016) Phim này xem hài nhưng không vô duyên hay bẩn bẩn rất trí tuệ xem rất vui 8/10. Sách thì vừa đọc xong quyển "The life we bury" truyện kể về một anh sv có hoàn cảnh gia đình khó khăn , mẹ nghiện rượu , cha bỏ đi từ chưa sinh ra , em trai thì bị tự kỷ - trong một lần tìm chủ đề cho bài thi ở lớp T.A ,anh vô tình có cơ hội được viết về cuộc đời của một ông già mắc tội " giết người và hãm hiếp 1 cô bé 14t",và anh dần biết được bí mật về những ấn giấu cách đây hơn 30 năm.
vừa coi xong "barfi" Phim ấn độ, cực kì xuất sắc, sau đây là cảm nghĩ của mình, ko spoil Barfi! Trời ạ, phim này của Ấn Độ thật sao? Vâng đó là một câu cảm than mà tôi có thể dành cho bộ phim này Không nhảy nhót, không có câu thoại dài dòng, ướt át, thù hằn hay sách vở/ Không phải là những trường đoạn câu giờ khiến người xem muốn đấm vào mặt diễn viên Chỉ là mọi cái ở đây thật lạ Đó là sự quyến rũ của Ấn Độ, từng cảnh quay, bố cục đều mang tính khoa trương,tưởng như sẽ “lấy cảnh đè người như” “Me before you” nhưng đằng này là sự hòa hợp giữa con người và khung cảnh, không thừa không thiếu mặc dù phim dài gần 2 giờ đồng hồ Phim tràn ngập tiếng nhạc dù không phải là một bộ phim âm nhạc như high school musical, hoặc les miserable 2012 Phim cũng chẳng có nhiều lời thoại, chẳng có lời lẽ ngôn tình ba que nào, nhưng tôi tin ai cũng có thể cảm được thông điệp từ câu chuyện….
MY LOVE, DON'T CROSS THAT RIVER NGƯỜI ƠI, ĐỪNG QUA SÔNG BỎ EM BƠ VƠ NƠI NÀY"Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Bóng chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" Không biết từ bao giờ dòng sông đã đi vào tâm thức của nhân dân thế giới nói chung và người dân Châu Á nói riêng như là một biểu tượng của tình yêu, nỗi nhớ và biệt ly; ngày ấy khi viết những dòng thơ đầy xúc cảm Tống Biệt Hành chắc hẳn Thâm Tâm cũng đã rất đau cái đau thời thế, buồn cái buồn biệt ly và yêu mãi mối tình của kẻ ly hương. Ôi tình yêu như là hoa trái, năm tháng chỉ còn lại đắng cay, mật ngọt nào hong khô tình đôi lứa và hoa mộng nào thêu gấm dệt hoa. Tình yêu hỡi mi là cái chi chi mà đến triệu năm sau nhân loại vẫn cứ ngu ngơ, thẩn thờ. Bạn có tin vào một mối tình “thiên trường địa cửu”, hay chăng chỉ vì một vài đổ vỡ trong tình yêu bạn đã vội kết luận “thế giới này chỉ có những kẻ dối gian yêu nhau mà thôi”; vậy bạn hãy thử một lần dừng chân lại đây để nghe tôi kể câu chuyện về mối tình già, keo sơn mà dường như năm tháng chẳng thể hằn lên vết phôi pha. Câu chuyện của hai ông bà Jo Byeong Man và bà Kang Gye Yeol khiến cho chúng ta những người trẻ, đang ngày đêm cuống cuồng lao vào kiếm tiền chợt chùn chân và nghĩ về đời mình và tự hỏi liệu mình có yêu đủ chưa và đã làm gì để vun đắp cho tình yêu sinh hoa để khi tuổi chiều xế bóng thấy mình đã sống một đời không hoang phí. Điều ngạc nhiên và khó tin chính là ở cái tuổi thất thập cổ lai hy thì hai ông bà vẫn cứ như “lúc mới yêu, thật vui biết bao nhiêu”; họ không xem tuổi tác là trở ngại để bày tỏ tình cảm, họ luôn nói những lời yêu thương đường mật mà ngay cả người trẻ cũng phải thổn thức, mỗi khi đi bộ hay hái một đoá hoa bên đường ông lại nhẹ nhàng cài lên mái tóc bà đầy âu yếm. Mùa hè đến bà gội đầu cho ông bên hiên nhà, mùa đông về ông lại tần mẫn khâu chiếc áo Hanbok truyền thống cho bà. Cùng với tất cả niềm hứng khởi của lúc mới yêu, họ vốc tuyết ném vào nhau như trẻ con. Hai ông bà Jo va Kang quấn quýt với nhau như cặp chim rừng bên suối, họ không ngớt dành những lời ca tiếng hát để ngợi khen nhau và dẫu ông có đi xa rồi thì hình bóng và tình cảm mà bà dành cho ông vẫn còn đó như câu hát “Người yêu của em, đừng bỏ lại em một mình. Đừng băng qua con sông mà không có em theo cùng”. Chính đạo diễn Jin Mo Young cũng đã thừa nhận rằng rất nhiều lần ông cũng đã thổn thức trước mối tình đẹp như mơ của ông bà. Phải chính chúng ta cũng ganh tỵ vì chúng ta chưa biết quý trọng tình yêu và chưa biết yêu thế nào cho đúng. Ở thời buổi mà người ta sẵn sàng giết nhau chỉ vì bị lừa tình, lôi ra toà ly dị mà quên đi những đứa con, khát khao thoả mãn dục vọng hơn là xúc cảm thì mối tình “thiên trường địa cửu” của ông bà Jo-Kang khiến chúng ta phải chạnh lòng nghĩ suy. Nhà văn Lev Tolstoi đã từng nói “Tình yêu bản chất rất giản dị, hãy yêu và yêu nhiều hơn với tất cả đức hy sinh và khoan dung!”. Đúng là tình yêu rất giản dị, thế nên bạn và tôi cũng đừng cố làm nó quá phức tạp, nhưng hãy chấp nhận con người không hoàn hảo của chính bản thân mình và người bạn đời với tất cả lòng khoan dung và một tình yêu thương vô bờ bến mà không một lời lẽ nào có thể giải thích được. Cảm giác cô đơn làm cho tâm hồn bạn mỏi mòn mục ruỗng và tâm tư bạn sầu héo theo tháng ngày; hãy yêu và yêu nồng cháy, yêu chân thành không lừa dối và luôn vững tin rằng bạn đáng yêu và sẽ có người yêu bạn thật lòng. Người yêu ơi, đừng băng qua sông không phải là một cách thể nghiệm khác về phim tình cảm Hàn Quốc mà là một câu chuyện đầy chân thật với hai nhân vật chính là hai ông bà Jo-Kang sống ở vùng sơn cước nghèo nàn nhưng đầy ắp tiếng cười. Tình yêu có thể có nhiều cung bậc, trạng thái và hình dạng nhưng tình yêu vẫn là tình yêu dù cho bạn ở bất cứ chân trời nào, nó vượt qua mọi giới hạn của ngôn ngữ, màu da và sắc tộc và bạn sẽ hiểu rằng ngay khi thế giới chúng ta chẳng còn gì để mất thì tình yêu vẫn ở đó với tất cả niềm ủi an đong đầy nhất. Bất chợt tôi lại nghe tiếng sóng trong lòng của Thâm Tâm khi ngân nga lại câu thơ Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng. Author: Vinh Nguyen (Eng. Teacher An Giang University)