Thư giãn với sử Việt #1: Game of Throne - 300 Years of War

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi Nocturnal+5, 1/9/16.

  1. Nocturnal+5

    Nocturnal+5 C O N T R A GameOver

    Tham gia ngày:
    10/6/09
    Bài viết:
    1,761
    Giai đoạn từ năm 1515 - 1802 thường ít được nhắc đến, có nói cũng chỉ tương đối qua loa, bởi vì suốt 300 năm đó chỉ toàn là nội chiến nên không có gì đáng để tự hào cả, có chăng chỉ là những khoảng khắc hào hùng chớp nhoáng của Quang Trung - Nguyễn Huệ.

    Nhưng nhìn dưới con mắt giải trí thì giai đoạn 300 năm này thực sự có nhiều diễn biến hấp dẫn, với nhiều giai thoại kịch tính không kém phim ảnh, những màn đấu trí giành ngôi vương, những cuộc tranh giành quyền lực lật kèo liên tục, những bậc nam nhi với mộng bá chủ...

    Mình sẽ cố gắng truyền đạt đến mọi người câu chuyện này một cách thư giãn và ít khô khan nhất, sau đó anh em ta cùng mạn phép bàn luận, đàm đạo.

    Bối cảnh:
    Nhà Lê suy yếu và dần trở thành bù nhìn, tạo điều kiện cho các thế lực nổi lên tranh giành quyền lực, thằng nào cũng giỏi, thằng nào cũng bướng, thằng nào cũng không muốn kém thằng nào, cứ thằng này lên thằng ở dưới lại đạp xuống với khẩu hiệu quen thuộc "phù Lê" (ngay kể cả quân Thanh qua Việt Nam cũng hô hào "phù Lê").

    Lằng nhằng ngót nghét 300 năm trời loạn lạc, trào lưu vin vào "phù Lê" để lấy cớ ngồi lên đầu thiên hạ mới chính thức bị dập tắt, đất nước được thống nhất.

    Giới thiệu nhân vật, các thế lực:
    Nguyễn: đây có thể nói là tuyến nhân vật chính, bởi xuyên suốt 300, không khi nào phe họ Nguyễn bị tiêu diệt hoàn toàn, dai dẳng như đỉa đói, xuất hiện từ đầu cho tới cuối câu chuyện, trải qua vô vàn biến cố thăng trầm, có lúc hưng thịnh, có lúc tàn phai, thậm chí có lúc chỉ còn xót lại "người được chọn" duy nhất, tình tiết nào cũng ảo diệu vô cùng như phim ảnh.

    Họ Nguyễn có tư tưởng mở mang bờ cõi và “giao lưu văn nghệ” với các nước bên cạnh khá nhiều, xung quanh tứ phía không thằng nào mà họ Nguyễn không bem, từ nhà họ Trịnh, họ Mạc cho tới Chiêm Thành, Xiêm La, Chân Lạp…Họ Nguyễn cũng tương tối cởi mở trong việc nhìn nhận các chủng tộc, không hề phân biệt chủng tộc, cứ làm được việc là tin dùng chứ không phải quan trọng là người Việt. Ví dụ như việc Thiên Địa Hội xin chạy nạn đến Việt Nam, Chúa Nguyễn đồng ý thả cho tự do buôn bán không can thiệp.

    - Phe họ Nguyễn vốn từ đầu đã là cận thần trong triều đại Hậu Lê, bắt đầu từ Nguyễn Hoằng Dụ - người có tư tưởng trung thành với nhà họ Lê. Nguyễn Hoằng Dụ không có nhiều dấu ấn đặc biệt, nổi bật nhất chỉ là "chiến công" đốt...Cửu Trùng Đài khiến cả kinh thành bị hỏa hoạn.

    - Tiếp theo, con trai Nguyễn Hoằng Dụ là Nguyễn Kim - người thừa hưởng tư tưởng trung thành với họ Lê từ bố. Sau khi nhà Lê bị họ Mạc lật đổ, ông đã lập ra nhà Lê Trung Hưng nhưng cũng đồng thời vô tình tạo ra kẻ thù truyền kiếp cho con cháu sau này chính là Chúa Trịnh.

    - Con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng chính là Chúa Nguyễn đầu tiên, ông là người có công lớn trong việc khởi phát tư tưởng mở mang bờ cõi của họ Nguyễn, đặt viên gạch đầu tiên dựng ra Đàng Ngoài - miền nam Việt Nam sau này.

    - Nguyễn Phúc Nguyên là Chúa Nguyễn đầu tiên mang họ "Nguyễn Phúc" và cũng là người trực tiếp làm bùng phát cuộc chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh kéo dài hàng trăm năm sau đó.

    - Cuối cùng là "người được chọn", Gia Long - Nguyễn Phúc Ánh, người chiến thắng sau cùng của Game of Throne và cũng là 1 trong 2 nhân vật đặc sắc bậc nhất trong cuộc chiến giành thiên hạ suốt 300 năm này. Toàn bộ hoàng gia họ Nguyễn bị tiêu diệt, chỉ chừa lại duy nhất cậu nhóc Nguyễn Ánh chỉ mới 13 tuổi, nhiều lần bị truy sát cận kề cái chết, nhiều năm tháng trốn chui lủi nơi đất khách, sinh tồn nơi hoang đảo, không ít lần thất bại thảm hại, nhưng sau đó bằng sự may mắn thần kỳ thường thấy ở các nhân vật chính - ông vẫn vượt qua tất cả, đi lên từ con số 0 và lật kèo thành công một cách ngoạn mục.

    Lê: đây là dòng họ tạo ra nguồn cơn của mọi cuộc chiến suốt 300 năm này, nhà họ Lê tương đối quan trọng trong các cuộc chiến, nhưng cái quan trọng đấy là...làm bù nhìn vì có mác hoàng gia. Với vai trò là công cụ chính trị không hơn không kém này thì suốt 300 năm nhà Lê chẳng bói được vị nhân tài nào có thể vực lại gia tộc cả, nói chung là phế vật, để các phe bắt qua bắt lại giết suốt.

    Điểm mạnh hiếm hoi của team Lê là gái đẹp, gái nhà họ Lê như kiểu hàng hiệu, các anh tài cứ phải tậu một cô công chúa về làm vợ thì mới được công nhận là super star. Thậm chí Nguyễn Ánh còn chịu lấy cả góa phụ 2 con nhà họ Lê.

    - Lê Tương Dực, tay chơi khét tiếng Thăng Long, người đề ra ý tưởng xây Cửu Trùng Đài làm thiên hạ đại loạn, về sau bị quận công Trịnh Duy Sản giết. Lê Tương Dực chính là mồi châm ngòi lửa Game of Throne.

    - Lê Chiêu Tông, được Trịnh Duy Sản dựng lên sau khi Lê Tương Dực chết, đỡ bù nhìn nhất trong đám họ Lê nhưng chung quy là vẫn phế, sau bị Mạc Đăng Dung ám sát.

    - Lê Cung Hoàng, được Mạc Đăng Dung dựng lên sau màn truy sát Lê Chiêu Tông bất thành. Sau khi Lê Chiêu Tông chết thì cũng bị ép nhường ngôi, bù nhìn chính hiệu.

    - Lê Anh Tông, được Nguyễn Kim bốc phét là con trai Lê Chiêu Tông rồi dựng lên nhà Lê Trung Hưng nhằm lấy thanh thế đấu lại nhà Mạc vốn mang tiếng giết vua Lê. Lê Anh Tông cũng là bù nhìn đầu tiên của series bù nhìn dài hàng trăm năm của Chúa Trịnh sau đó.

    - Lê Chiêu Thống, người "có công" gián tiếp chấm dứt trào lưu "phù Lê" bệnh hoạn bằng việc rage quit sang Trung Quốc mách Càn Long mình bị hà hiếp để rồi "cõng rắn cắn gà" nhà gây bao lầm than cho dân chúng.

    - Công chúa Lê Ngọc Hân, con gái của vua Lê Hiển Tông, sau là vợ của Quang Trung – Nguyễn Huệ.

    - Công chúa Lê Thị Ngọc Bình, em gái của Ngọc Hân, lúc đầu được bà chị Ngọc Hân mai mối cho cưới Quang Toản con cả của Quang Trung – Nguyễn Huệ (cháu lấy gì), sau lại là vợ của Nguyễn Ánh

    Trịnh: được phát tích từ chính trong lòng họ Nguyễn và cũng là kẻ thù truyền kiếp của họ Nguyễn suốt hàng trăm năm. Có một thời kỳ hùng mạnh và là thế lực đáng gờm nhất, nhưng về sau cũng không trụ nổi trước đội quân Tây Sơn vô địch thiên hạ. Đặc điểm của họ Trịnh là ít có dã tâm mở rộng bờ cõi như họ Nguyễn hay Tây Sơn, chỉ bo bo giữ Đàng Trong.

    Họ Trịnh tuy không có những siêu sao như Quang Trung -Nguyễn Huệ hay Gia Long – Nguyễn Ánh nhưng người tài cũng rất nhiều – cơ sở của điều này nằm ở chính sách không coi trọng thứ bậc của anh em trong gia đình mà chỉ chọn người giỏi nhất để nối ngôi/nắm quyền hành.

    - Trịnh Kiểm, người có công khởi nghiệp nhà họ Trịnh với công thức bất hủ “lấy vợ giàu sang”. Sau khi lấy Ngọc Bảo con của Nguyễn Kim và tạo được lòng tin nơi cha vợ, Trịnh Kiểm giở quẻ ám sát luôn Nguyễn Kim cùng các con trai, thâu tóm quyền lực rồi trở thành Chúa Trịnh đầu tiên.

    - Cháu của Trịnh Kiểm là Trịnh Tráng chính là người chính thức mở ra cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh dài hàng trăm năm. Tài cán thì cũng không có gì đặc sắc.

    Tây Sơn: phe thiện chiến nhất, vô địch thiên hạ, không chỉ khiến cả Đông Nam Á sợ mất vía mà đến Trung Quốc vốn quen đè đầu Việt Nam cũng không dám xấc láo. Thời kỳ mạnh mẽ nhất, nhà Tây Sơn không bộc lộ yếu điểm gì, tướng tài không thiếu, văn nhân, mưu trí cũng đầy cả nải, đặc biệt là có siêu sao Nguyễn Huệ cân cả bản đồ. Quân đội toàn diện, đa dạng, tùm lum tà la, từ người Thượng trên Tây Nguyên, nông dân, tướng cướp, đến hải tặc Tàu Ô, sử dụng nhiều loại vũ khí độc đáo và hiệu quả, đặc biệt là đại bác đeo trên lưng voi biến món vũ khí này từ chuyên thủ thành chuyên tiến công đánh đâu thắng đó.

    Đặc điểm của phe Tây Sơn là khác với các phe khác, không phát tích từ dòng dõi quan lại mà từ tầng lớp nhân dân nên vô cùng táo bạo. Chính ưu điểm này của ba anh em Tây Sơn tam kiệt cũng đồng thời là khuyến điểm. Biểu hiện rõ nhất chính là 2 hành động mới đầu hô hào lao động đường phố tá Chúa Nguyễn nhưng ngay lập tức quay lại giết Chúa, không thèm "phù Lê" phù lủng như các phe khác mà vạch tội bem luôn. Dần dà nhà Tây Sơn chỉ khiến dân kính nể chứ không thu phục được nhân tâm.

    Tuyến nhân vật phụ:
    Mạc: chỉ duy có Mạc Đăng Dung là có tài, còn lại đều loại vớ vẩn nên không giữ phong độ được lâu, từng có thời kỳ hùng mạnh nhất giang hồ nhưng cũng chỉ là do các phe còn lại đang yếu. Mới đầu thì "phù Lê" sau có thời cơ thì giết cmn vua luôn chứ không thèm để làm bù nhìn như họ Trịnh, hậu quả là không được ủng hộ, dần dần diệt vong.
    : cũng là một phe không xuất phát điểm là tầng lớp quan lại, thậm chí còn là tội phạm, giang hồ cộm cán. Không mạnh nhưng cũng không yếu, thủ rất là dai ở Tuyên Quang. Lúc ra vẻ "phù Lê", lúc lại chê Lê này là Lê dỏm không phù (nhà Lê Trung Hưng)
    Thanh: team to nhất Châu Á bấy giờ, mạnh nhưng ảo tưởng.
    Xiêm: cường quốc khu vực, đồng minh của Nguyễn
    Nam Bàn: nằm ngay sát 2 phe hổ báo nhất là họ Nguyễn và Tây Sơn nhưng chưa một lần mất một tấc đất, những tù trưởng Tây Nguyên đích thị là thế lực cứng đầu bậc nhất.
    Cam: đệ của Tây Sơn, rất hay bị ăn hiếp và sai vặt.
    Lào: cũng một thằng đệ khác của Tây Sơn.
    Tây: Anh, Pháp, Bồ, Hà Lan...không thật sự xuất hiện mà chỉ có vài nhóm, cá nhân góp vui với vai trò phù trợ, support, cũng có vài thằng thích cà khịa đánh nhau.

    Tóm tắt diễn biến cuộc nội chiến 300 năm:
    - Năm 1509, mầm mống của Game of Throne bắt đầu khi Hoàng Đế thứ 9 của nhà Hậu Lê là Lê Tương Dực lên ngôi và đưa ra quyết định gây nhiều tranh cãi về việc đầu tư mạnh mẽ vào bất động sản - mà nổi cộm là quyết định xây dựng kỳ quan Cửu Trùng Đài.

    Cửu Trùng Đài cùng nhiều cung điện quy mô hơn xung quanh là một "siêu dự án ngàn tỉ" nằm ven Hồ Tây, kinh thành Thăng Long được kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô đứng ra thiết kế và đồng thời trực tiếp đốc công.

    Cửu Trùng Đài được xây dựng đơn thuần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu hưởng lạc của vua Lê Tương Dực, là một khu nghỉ dưỡng cao cấp. Ngoài ra, Cửu Trùng Đài còn là tinh hoa kiến trúc Việt Nam, khi hoàn thành, dự án này có thể sánh ngang với các kỳ quan khác của thế giới như Angkor Wat, đấu trường Colosseum, tượng thần mặt trời ở Rhodes...

    Tuy nhiên, rất tiếc là vì dự án Cửu Trùng Đài quá lớn và quá sức, nó đã không bao giờ được hoàn thiện do rải ngân chậm chạp, trong quá trình thi công tạo ra những hao phí không đáng có - và quan trọng nhất là để lại hệ lụy khôn lường, tài nguyên dần suy kiệt, người lao động bị sai đi xây dựng kiệt sức, tạo mầm mống bất ổn cho xã hội, giáp tiếp khiến các thế lực bất mãn làm phản.

    - Năm 1515, phẫn uất trước sự áp bức của triều đình chỉ vì dự án Cửu Trùng Đài vô nghĩa, nhân dân khắp nơi nổi dậy, các tướng lĩnh khắp nơi cũng không quy thuận triều đình mà dấy binh làm phản, thiên hạ nổi sóng, đại loạn ập tới.

    - Tháng 5 năm 1516, khi quân khởi nghĩa của Trần Cảo đang uy hiếp thành Thăng Long, thì vua Lê Tương Dực vẫn điềm nhiên tranh thủ ăn chơi hưởng lạc. Quận công Trịnh Duy Sản, chứng kiến mà ức chế, máu dồn lên não lại được Thái sư Lê Quảng Độ cổ vũ ra tay, bèn lập mưu đảo chính.

    Trịnh Duy Sản điều binh lính, lấy cớ là đi đánh Trần Cảo nhưng lại bất ngờ truy lùng và bắt giết vua Lê Tương Dực, sau đó lập tông thất Lê Y lên thay, lấy hiệu Lê Chiêu Tông.

    Nguyễn Hoằng Dụ, thấy đại ca của mình là Lê Tương Dực bị hạ sát cũng điên tiết dấy binh lao vào kinh thành đốt phá cướp bóc lấy lệ rồi rút chạy vào miền nam, ngú ngớ thế nào đốt luôn cả Cửu Trùng Đài.

    Quân nổi loạn của Trần Cảo nhân cơ này, thẳng tiến chiếm thành Thăng Long, Trịnh Duy Sản cùng Lê Chiêu Tông bỏ chạy vào Thanh Hóa bỏ mặc con nuôi Trần Chân ở lại gánh team. Trần Chân cất công đi bộ đến từng nhà chiêu mộ các giang hồ số má ở chợ Hoàng Hoa, tụ họp cùng dân làng xung quanh thành lập lực lượng đấu với dân quân của Trần Cảo ngay tại kinh thành.

    Nhờ sự chày cối của Trần Chân, Lê Chiêu Tông và Trịnh Duy Sản có đủthời gian chuẩn bị, tổ chức chiếm lại kinh thành, vây 4 mặt đánh quân Trần Cảo phải tan tác rút chạy.

    Đánh lui Trần Cảo xong, các quyền thần là Trịnh Tuy, Nguyễn Hoằng Dụ, Trần Chân lại dửng mỡ chia bè phái đánh lẫn nhau. Đến cuối cùng thì Trần Chân thắng thế và là người nắm binh quyền, nhưng Lê Chiêu Tông thấy lộng quyền quá a cay giết luôn Trần Chân để lại hậu quả là hai đệ ruột của Trần Chân là Nguyễn Kính với Nguyễn Áng cũng bày trò khởi nghĩa chống lại triều đình nhằm trả thù cho đại ca.

    Đến năm 1518, quân khởi nghĩa mọc vô tội vạ khắp nơi trong cả nước, từ cha con Trần Cảo-Trần Cung đến Nguyễn Kim-Nguyễn Áng rồi cả đám Trịnh Tuy lôi tông thất Lê Do ra tự xưng làm vua rồi đối đầu với Lê Chiêu Tông. Đang lúc Lê Chiêu Tông chịu không thấu thì bỗng xuất hiện soái ca Mạc Đăng Dung phù trợ dẹp loạn.

    Năm 1522, Mạc Đăng Dung sau khi ra tay trổ tài dẹp loạn thành công thì mộng bá vương trỗi dậy, quay sang truy sát Lê Chiêu Tông nhưng bất thành. Mặc Đăng Dung bị mất danh chính bèn lôi Lê Cung Hoàng em của Lê Chiêu Tông ra lập ngôi, hiệu là Thống Nguyên Đế.

    Năm 1527, Mạc Đặng Dung giả đò về Cổ Trai, Hải Dương nhưng vẫn nắm triều đình. Sau khi sát hại thành công Lê Chiêu Tông, Mạc Đặng Dung tiến vào kinh thành ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi, trở thành Hoàng Đế đầu tiên của triều nhà Mạc.

    - Từ năm 1516 tới năm 1527, đất nước loạn lạc, binh biến khắp nơi, người thì giương cờ khởi nghĩa, người thì khổ tâm dẹp loạn, người dửng mỡ đấu đá tranh giành quyền lực, người thì tranh thủ cát cứ, bo bo đắp lũy xây thành, tạo dựng thế lực địa phương. Cho đến cuối cùng Mạc Đặng Dung, một vị tướng thuộc nhà họ Lê dẹp loạn thành công và "nhân tiện" giết luôn vua Lê Chiêu Tông, ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi, lập ra triều nhà Mạc

    - Năm 1533, con của Nguyễn Hoằng Dụ - thần cận xưa của vua Lê Chiêu Tông là Nguyễn Kim sau khi thấy Mạc Đặng Dung đảo chính thành công thì bỏ chạy một mạch sang Ai Lao (Lào), chả biết bới đâu ra thằng cu Lê Ninh, tự rêu rao nó là con trai ruột Lê Chiêu Tông rồi dựng lên nhà Lê Trung Hưng ở Thanh Hóa đối đầu với nhà Mạc tạo ra chiến tranh Nam-Bắc triều.

    [​IMG]

    Ngoài nhà Mạc và nhà Lê, ở thời kỳ này còn một thế lực nữa của gia tộc họ Vũ ở núi Bầu, Tuyên Quang được gọi là Chúa Bầu, kiểm soát vùng Tây Bắc.

    Gia tộc họ Vũ được bắt đầu từ Vũ Văn Uyên - một tội phạm giết người có số má ở thời vua Lê Chiêu Tông. Trong khi đang bị truy nã, nhân lúc thiên hạ đại loạn, tình hình trấn Đại Đồng (Tuyên Quang ngày nay) cũng lộn xộn bát nháo, nhân dân đang oán ghét tù trưởng Đại Đồng, Vũ Văn Uyên tập hợp các tay cộm cán, số má trong vùng lại thành một băng nhóm, thừa cơ giết chết tù trưởng - từ đó Vũ Văn Uyên tranh thủ được sựủng hộ của dân làng, chiếm luôn đất đó và trở thành người trấn trị Đại Đồng.

    Trong lúc rối ren, quắn đít lên chống phản loạn ở khắp nơi, Lê Chiêu Tông sợ Vũ Văn Uyên dấy binh thì lại có thêm một thằng gia nhập trào lưu khởi nghĩa đang thịnh hành bèn phong cho ông làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Bá Hầu. Vũ Văn Uyên trở thành người có chức sắc đàng hoàng, đóng căn cứ tại thành Nghị Lang - cũng từ đây mà Vũ Văn Uyên cảm phục Lê Chiêu Tông.

    Khi nhà Mạc thành lập, vì Mạc Đăng Dung ra tay giết Lê Chiêu Tông nên Gia tộc họ Vũ một mực đối đầu với nhà Mạc. Nhưng khi nhà Lê trung hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn vì chê nhà Lê này là nhà Lê fake. Các Chúa Bầu tồn tại được 200 năm từ 1527 đến 1699 mới tan.

    - Năm 1545, con rể và cũng là thuộc hạ thân tín một thời của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm đã âm mưu sai Dương Chấp Nhất đầu độc chết tươi luôn Nguyễn Kim, nhằm lên thay chức Thái sư nắm toàn bộ quân đội. Sau khi Trịnh Kiểm có quyền hành, liền tiếp tục sai sát thủ giết anh vợ là Nguyễn Uông, từ đây ra sức củng cố thế lực.

    Một người con trai khác nhỏ tuổi hơn của Nguyễn Kim, em ruột Nguyễn Uông là Nguyễn Hoàng khôn khéo tránh đối đầu với Trịnh Kiểm mà nhờ chị ruột mình và cũng là vợ Trịnh Kiểm là Ngọc Bảo tỉ tê xin xỏ chồng cho em trai được tiến ra miền nam trấn giữ Thuận Hóa - Quảng Nam.

    Trịnh Kiểm chỉ nghĩ thằng cu này sợ phải chết giống thằng anh nó và tính trốn đi lánh nạn, lại thấy miền nam "ô châu ác địa" nên đắc ý cho phép Nguyễn Hoàng rời đi rồi âm mưu mượn dao giết người, kích đểu quân nhà Mạc vượt biển vào Thuận Hóa cướp phá. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng không đơn thuần là bỏ trốn mà tỉ mẩn lên kế hoạch âm thầm xây dựng một triều đại của riêng mình, bĩnh tĩnh kiên trì “chơi” lại họ Trịnh về sau.

    - Năm 1592, nhờ tài năng của con trai Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng, nhà Lê-Chúa Trịnh thắng thế trước nhà Mạc, chiếm được kinh thành Thăng Long. Nhà Mặc chạy lên Cao Bằng cầm cự chày cối tới 85 năm sau mới bị diệt.

    [​IMG]

    - Năm 1593, Trịnh Tùng để ý thấy Nguyễn Hoàng bao năm qua bị nhà Mạc móc lốp bem suốt mà vẫn sống nhăn răng nên lo lắng, bèn triệu ông về miền bắc lấy cớ đi dẹp loạn tàn dư của nhà Mạc. Sau đó lệnh ông trấn giữ Sơn Nam không cho về Thuận Hóa.

    - Năm 1600, nhân lúc Trịnh Tùng bận đối phó 1 cân 2 với cả họ Mạc ở Cao Bằng và họ Vũ ở Tuyên Quang, Nguyễn Hoàng tương kế tự kế, âm thầm xúi giục các tướng cũ của nhà Mạc nổi loạn rồi nhanh nhảu lấy cớ xung phong đi dẹp, nhân cơ hội đó chạy thẳng ra biển, phi một mạch tẩu về miền nam.

    - Năm 1627, con trai Trịnh Tùng là Trịnh Tráng ở yên dửng mỡ càm ràm chuyện con trai của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên không nộp thuế cho nhà Lê nên gửi sắc thư đòi Nguyễn Phúc Nguyên đích thân ra bắc đóng tiền bảo kê.

    Nguyễn Phúc Nguyên biết là nếu đi kiểu gì nó cũng chày cối giữ lại không cho về như cha mình bèn bày mưu tung ra cú đòn ngoại giao ngoạn mục bằng bài thơ "ta không nhận sắc" bất hủ - vừa láo, vừa gọi đòn khiến Trịnh Tráng tức điên và chiến tranh Trịnh-Nguyễn phân tranh dài trăm năm bùng nổ từ đây.

    Vì lực lượng yếu không thể ra mặt trả sắc thư cho chúa Trịnh, chúa Nguyễn sai đúc mâm hai đáy, để sắc thư kèm theo một bài thơ do Đào Duy Từ viết, cho vào đáy dưới, bên trên để vàng bạc, rồi sai Văn Khuông mang ra bắc tạ với chúa Trịnh. Khuông dâng mâm lên chúa Trịnh rồi giả cách về công quán nghỉ nhưng chuồn mau lẹ luôn về nam. Phía Trịnh phát giác mâm hai đáy bèn mở ra, bên trong có tờ sắc thư và một bài thơ chữ Hán:

    矛而無腋

    覔非見跡愛落心腸力來相敵

    Âm Hán-Việt:

    Mâu nhi vô dịch

    Mịch phi kiến tích
    Ái lạc tâm trường
    Lực lai tương địch

    Các bầy tôi dưới quyền chúa Trịnh không giải được nghĩa bài thơ. Mãi sau Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan mới giải được nghĩa rằng:

    -Câu đầu ý là chữ "mâu" 矛 bỏ nét phẩy. Chữ "mâu" không có nét phẩy thì thành ra chữ "dư" 予, nghĩa là "ta, tôi".
    -Câu thứ hai ý là chữ "mịch" 覔 bỏ chữ "kiến" 見. Chữ "mịch" sau khi bỏ chữ "kiến" thì còn lại chữ "bất" 不, nghĩa là "không".
    -Câu thứ ba ý là chữ "ái" 愛 bỏ chữ "tâm" 心. Chữ "ái" không có chữ "tâm" thì thành ra chữ "thụ" (受), nghĩa là "nhận".
    -Câu cuối ý là chữ "lai (來) ghép với chữ "lực" 來. Chữ "lai" đem ghép với chữ "lực" thì thành chữ "sắc" (勑).

    Ẩn ý của bài thơ này là "dư bất thụ sắc" 予不受勑, nghĩa là "Ta không nhận sắc".

    Sau khi biết lời nhắn thật sự của Nguyễn Phúc Nguyên, Trịnh Tráng điên tiết hùng hổ dấy binh vào nam hòng dạy cho Nguyễn Phúc Nguyên một bài học

    - Từ 1627 tới tận 1672, hai phe Trịnh và Nguyễn đánh tới đánh lui tới cả thảy 7 lần, chẳng thằng nào ăn được thằng nào, tuy nhiên phe Trịnh có vẻ nhỉnh hơn chút vì cả 6 lần đều tràn được qua sông Gianh ép phe Nguyễn vào thế thủ-giữ đất. Chỉ duy có năm 1655, quân Nguyễn thắng thế đánh chiếm được 7 huyện của Nghệ An nhưng năm sau quân Trịnh cũng phản công đòi lại được.

    Trước khi rời khỏi Nghệ An, họ Nguyễn có đi thuyết phục một số cư dân ở đây cùng đi theo vào Đàng Ngoài khai khẩn và phát triển vùng đất này, một trong số đó chính là tổ tiên của ba anh em Tây Sơn – những người đánh bại và suýt tuyệt diệt chính họ Nguyễn về sau.

    Năm 1655, Chúa Nguyễn chỉ thị Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật vượt Lũy Thầy đánh chiếm 7 huyện của Nghệ An ở phía nam sông Lam. Trong thời gian họ Nguyễn kiểm soát khu vực này, không những không cướp bóc, phá phách mà ngược lại giúp đỡ dân làng khá nhiều trong chuyện trồng trọt, xây dựng nhà cửa.

    Đến năm 1660, khi quân của Chúa Trịnh tràn xuống Nghệ An phản công, họ Nguyễn biết khó giữ đất được lâu bèn thuyết phục cư dân ở đây bỏ xứ vào Đàng Ngoài lập nghiệp và khai khẩn. Đi theo họ Nguyễn nam tiến lúc đó có Hồ Phi Long ở làng Hương Cái, là hậu duệ của trạng Hồ Hưng Dật.

    Vào Đàng Trong, Hồ Phi Long làm giúp việc cho nhà họ Đinh ở An Nhơn, quẩy luôn con gái nhà họ Đinh, cưới về làm vợ, đẻ ra Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn cũng giỏi chả kém cha mình, sau khi bỏ đến ấp Tây Sơn buôn trầu cau, ông cưa đổ được con gái một vị đại gia ở Phú Lạc là Nguyễn Thị Đồng. Vì nhà vợ giàu có hơn hẳn nên khi đẻ con ra lại đổi sang họ Nguyễn, tên là Nguyễn Phi Phúc.

    Nguyễn Phi Phúc chính là bố đẻ của Tây Sơn tam kiệt – Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Nguyễn Nhạc nối nghiệp cha và ông đi buôn trầu cau nên hay được gọi là Hai Trầu, Nguyễn Huệ có tên khác dùng họ cũ là Hồ Thơm nên gọi là Ba Thơm, còn Nguyễn Lữ là Tư Lữ. Ngoài 3 anh em, ông Nguyễn Phi Phúc còn đẻ 5 cô bánh bèo nữa là tổng cộng có 8 người con.

    Ba anh em Hai Trầu, Ba Thơm, Tư Lữ, nhờ ơn ông nội đẹp trai tán gái giỏi mà sống trong gia đình tương đối khá giả, từ tuổi thanh niên ông Nguyễn Phi Phúc đã gửi ba anh em đi học thầy giáo xịn là Trương Văn Hiến – từng là môn khách của Trương Văn Hạnh – một đại thần của Chúa Nguyễn, và cũng là thầy của bố Nguyễn Ánh.

    Trương Văn Hiến tinh thông cả văn lẫn võ. Vốn có tư chất sẵn lại được thầy giáo tốt chỉ dạy, ba anh em Hai Trầu, Ba Thơm, Tư Lữ nhanh chóng trở thành những kiệt xuất cả về võ nghệ lẫn thi văn.

    Lúc bấy giờ, trong triều đình Chúa Nguyễn có quyền thần Trương Phúc Loan đang tắc oai tắc quái, Trương Phúc Loan từng giết Trương Văn Hạnh là nguyên nhân trực tiếp khiến Trương Văn Hiến phải bỏ chạy về Quy Nhơn dạy học nên trong lòng thầy giáo này rất a cay Trương Phúc Loan. Nhận thấy học trò mình lại giỏi giang hơn người nên ông đã cổ vũ ba anh em nhân cơ hội dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự áp bức của phản tặc Trương Phúc Loan.

    - Từ năm 1672 cho tới 1774, Đàng Trong và Đàng Ngoài đình chiến và cả hai phe quay ra cố gắng củng cố đất nước và triều đại của mình. họ Trịnh giải quyết dứt điểm nhà Mạc và dẹp họ Vũ, còn họ Nguyễn mở mang đất đại rộng hơn, diệt Chiêm Thành, xúc Chân Lạp, cà khịa Xiêm La.

    [​IMG]

    - Tới năm 1765, thiên hạ lại sinh biến, ở Đàng Trong, Chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, quyền thần là Trương Phúc Loan thâu tóm triều đình, nhũng nhiễu dân lành, dở hơi ban sắc lệnh thu lại thuế của cả 10 năm trước khiến bá tánh nổi điên. Nhận thấy không thể ngồi yên, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ quyết định tổ chức khởi nghĩa, lật đổ chính quyền.

    - Năm 1771, sau một thời gian bình tĩnh chuẩn bị lực lượng nòng cốt là các tráng sĩ khỏe mạnh ở Tây Nguyên, Tây Sơn tam kiệt lấy danh nghĩa lật đổ quốc phó Trương Phúc Loan, lao động đường phố tá hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương và khẩu hiệu "lấy của người giàu chia cho người nghèo" tiến hành quá trình gây dựng thanh thế thu hút thêm lực lượng. Đến năm 1773 thì kiểm soát hoàn toàn Quy Nhơn, đánh lan sang cả Quảng Ngãi, Bình Thuận.

    - Năm 1774, Chúa Trịnh Sâm nhận thấy Đàng Ngoài bất ổn, thời cơ chín muồi, bèn lấy cớ thảo phạt gian thần Trương Phúc Loan chỉ thị Hoàng Ngũ Phúc đem quân xuống làm một mạch xộc thẳng vào kinh đô Phú Xuân. Họ Nguyễn đỡ không nổi, một mặt bắt trói Trương Phúc Loan giao cho họ Trịnh, một mặt ba chân bốn cẳng chạy về miền nam.

    Nhưng quá đen cho họ Nguyễn là khi chạy đến Quảng Nam thì đụng ngay quân Tây Sơn cũng đang lăm le tiến đánh Phú Xuân. Ba anh em Tây Sơn túm gọn được hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương.

    - Năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc tiếp tục tiến xuống miền nam truy đuổi họ Nguyễn thì đụng độ quân Tây Sơn ở Quảng Nam - hai bên đắm đuối nhìn nhau, quan ngại sâu sắc.

    Lúc này quân họ Trịnh rất mạnh, quân Tây Sơn lai còn non nên lép vế hoàn toàn. Nguyễn Nhạc nhận thấy thế "lưỡng đầu thọ địch" không việc gì phải cố đấm ăn xôi, hi sinh lãng xẹt, bèn giảng hòa với họ Trịnh rồi nhận phần khó là xin làm tiên phong đánh họ Nguyễn trốn ở Gia Định. Hoàng Ngũ Phúc trước thỏa thuận quá hời không dại gì mà không đồng ý.

    - Đến năm 1782, sau 4 lần tiến đánh Gia Định, Tây Sơn đã kiểm soát thành công vùng này, giết được hai Chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương cùng gần như toàn bộ các hoàng tôn. Dẹp tan nhà Nguyễn, Nguyễn Nhạc xưng hoàng đế, hiệu là Thái Đức, lập ra triều Tây Sơn.

    "Tránh đi chúa công, đừng có đánh nữa" Quân sư Bá Đa Lộc nói:

    Chiến tranh với đoàn quân Quy Nhơn vẫn mang tính cách cố định của nó, cứ gió mùa là lại thấy thuyền Tây Sơn vào nam. Lần này Nguyễn Ánh một chọi hai, cả Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.

    Chúa Nguyễn đã phán đoán chính xác thời điểm Tây Sơn tấn công, thế nhưng các tướng Gia Định lại tính toán sai thời điểm phản công. Không những nước triều dâng lên có lợi cho quân Tây Sơn, mà gió đông còn thổi ngược lại. Cho nên khi họ phóng hỏa, lửa đỏ liền bạt lại đốt vào thuyền Nguyễn Ánh.

    -Chạy đi anh!

    -Mân ơi!

    Nguyễn Ánh gào lên khi thấy ngũ đệ của mình bị Tây Sơn chặt cầu phao rơi xuống sông chết đuối trong khi đang cố gắng tẩu thoát. Huỳnh Đức kéo tay chúa Nguyễn: "Đừng, không cứu được cậu ấy đâu, chúng ta đi thôi"

    Trận này Nguyễn Ánh đại bại, còn mất đi đứa em ruột yêu dấu. Châu Văn Tiếp chạy sang đường khác, một mình qua Xiêm cầu viện, những tướng còn lại hộ giá Ánh về Ba Giồng. Nhưng Tây Sơn đuổi rát quá nên phải chạy tiếp xuống Hà Tiên gặp Bá Đa Lộc. Vị giám mục lắc đầu: "Biết ngay mà, thua tan tác. Lên thuyền đi!"

    Sau khi, trốn ra Phú Quốc, Nguyễn Ánh chưa muốn bỏ cuộc, mấy tuần sau lại mò về đất liền tập hợp binh lính. Nguyễn Huệ được tin liền cười nhạt: "Tiểu tử ngoan cố!"

    Nguyễn Huệ xuất kích thẳng về Đồng Tuyên. "Nguyễn Huệ đến! Nguyễn Huệ đến!" - Nguyễn Phúc Ánh nghe binh lính la lên, ngoảng lại nhìn đã thất thần.

    Trận ác chiến xảy ra, Nguyễn Huệ tả xung hữu đột chém giết như chốn không người, tay cầm đao, miệng cười nhạt nhẽo như đùa cợt. Bốn tướng của Nguyễn Ánh lần lượt đổ gục. Nguyễn Ánh chưa bao giờ cảm thấy kinh khiếp như thế, Nguyễn Huệ, hắn là thứ dị vật của lịch sử, là chiến thần bất khả bại. Binh lính của chúa Nguyễn hoảng loạn khiến thuyền lật nhào. Tiếng kêu khóc vang trời dậy đất.

    Trong khi quân lính lần lượt chìm xuống sông làm mồi cho thủy thần, thì nhờ bơi giỏi như rái cá, chúa Nguyễn đã sống sót. Nguyễn Ánh mở mắt thấy dòng nước đục ngầu, phổi nóng cháy vì nín thở, nhưng vẫn cố sức bơi. Khi đến chỗ an toàn trong đám lau sậy rồi mới lóp ngóp ngoi lên. Trước khi bỏ đi, Ánh nghe văng vẳng giọng của tướng Huỳnh Đức: "Chúa công, dù có chân trời góc bể tôi sẽ vẫn tìm ngài!"

    Sau trận Đồng Tuyên, Nguyễn Ánh chính thức mất trắng, chẳng còn gì, tưỡng lĩnh chạy tan tác bốn phương, đến con ngựa để cưỡi còn không có, mất hết sạch, phải sống cuộc đời phẫn chí và trôi dạt khổ sở.

    Năm 1783, Tây Sơn cho quân đi lùng bắt Nguyễn Ánh ở khắp nơi. Sống không nổi, Nguyễn Ánh liều mạng trộm thuyền của dân chài, một mình chèo ra Phú Quốc, yên ổn được một thời gian thì hội ngộ lại được Lê Văn Duyệt và Châu Văn Tiếp, cùng nhau mò mẫm tới Xiêm xin vua Rama giúp.
    ....
    -Thua rồi sao?

    -Thua rất nặng. Cháu của bệ hạ chủ quan khinh địch, gần như toàn bộ lính của ngài đều bỏ xác dưới sông Tiền.

    Nguyễn Ánh kể lại sự tình cho Rama. Nghe xong quốc vương Xiêm nổi cơn thịnh nộ thét lên đòi lôi hai tên cháu ra chém. Rama cảm thấy xấu hổ, trước đây quân Nguyễn Ánh giúp ông làm nên cuộc đảo chính mở ra triều đại Chakri, cứu được cả gia đình bị cựu vương Taksin bắt giam. Nay Nguyễn Ánh nhờ cậy mà không giúp được nên có phần áy náy.

    Vu Rama cấp Nguyễn Ánh mảnh đất nhỏ ở Tomsamrong, ngoại ô Bangkok. Nguyễn Ánh buồn bã, bắt đầu cuộc sống mới. Rama đều đặn mỗi năm chu cấp cho Nguyễn vương 400 baht để mua sắm đồ dùng. Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đều gửi thư cho Rama yêu cầu giao người, nhưng vua Xiêm thấy lời lẽ trong thư trịch thượng nên càng ủng hộ Nguyễn Ánh.

    Nguyễn Ánh ngoài việc khẩn hoang làm ruộng, chiêu mộ binh sĩ, cũng được lâm triều. Trong triều đình Thái Lan, Nguyễn Ánh được xếp tại một sảnh phía tây điện Amarin, ngay trước tổng quản Ngự Lâm Quân. Khi thiết triều, tất cả các quan quỳ mọt chắp tay trước vua Rama, còn Nguyễn Ánh mặc y phục và đóng khăn kiểu Việt, ngồi xếp bằng trước ngai vàng đối diện vua Xiêm, có phiên dịch viên là Phra Ratchamontri.

    Những người đi theo Nguyễn Ánh được ra khơi đánh cá mưu sinh mà không bị cản trở. Triều đình Thái Lan cho phép từ phó vương trở xuống được kinh doanh để "kiếm thêm".

    Tuy vậy, Nguyễn Ánh chẳng có nhiều can thiệp vào chuyện ở triều đình, chủ yêu làm huấn luyện viên "dance sport" cho vũ công Xiêm. Vị chúa tài hoa này hướng dẫn cho người Thái một số điệu múa cung đình của người Việt và chúng vẫn còn lưu truyền tới ngày nay.

    Người Thái tuy một mặt cưu mang chúa Nguyễn nhưng vẫn có tâm lý đề phòng. Nếu Nguyễn Ánh phục quốc thành công thì sẽ trở thành một địch thủ đáng quan ngại ở phía đông. Nhưng tình cờ Miến Điện lại xâm lược...

    Miến Điện là một thế lực quân sự khét tiếng, họ ở gần cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc mà không bị đô hộ, còn đánh cho nhà Thanh thảm bại 4 lần. Vua Miến Điện Bodawhpaya ra lệnh:

    Quân Miến Điện tiến rất nhanh và tràn như châu chấu vào lãnh thổ Thái Lan, khép chặt vòng vây. Thái Lan xưa nay luôn ở chiếu dưới khi so găng cùng tên láng giềng hùng mạnh. Tuy quân Thái từng cắt được đường chở lương buộc một cánh quân Miến phải rút về, nhưng kinh thành Bangkok vẫn bị đe doạ. Nguyễn Ánh lập tức tâu: "Bọn Miến Điện hành quân đi nghìn dặm đã mệt mỏi lắm rồi. Tôi giúp sức đánh nhanh chắc là được!"

    Nguyễn vương trỏ gươm, nổi trống. Quân Miến Điện bị tấn công bất ngờ, tan vỡ đội hình. Nguyễn Ánh và các tướng tả xung hữu đột chém giết, quân Miến xác chết đầy đồng, 500 tên bị bắt sống giải về Bangkok. Rama được tin mừng lắm, tặng Ánh vàng lụa và hứa sẽ mang quân đánh Tây Sơn tiếp.

    Tuy nhiên Nguyễn Văn Thành trong buổi họp đã nói với chúa Nguyễn: "Vua Thiếu Khang chỉ còn một xíu quân còn dựng được cơ nghiệp nhà Hạ. Ta nuôi sức mạnh, đợi địch sơ hở rồi đánh. Đừng mượn người ngoài giúp nữa, sẽ có hậu hoạ về sau"

    Nguyễn Ánh gật đầu và gác chuyện ấy lại. Nguyễn vương tìm cách liên lạc với người Bồ Đào Nha và được hứa giúp cho một số chiến thuyền. Nhưng điều này là tối kỵ vì theo luật của Thái thì cấm giao thiệp với nước ngoài mà không do Bangkok chủ trì. Tuy Rama hậu đãi chúa Nguyễn, nhưng hoàng đệ Sathanmongkhon lại không thích. Hắn lo đội quân của Nguyễn Ánh sẽ đủ sức tạo nên một cuộc đảo chính trong Bangkok và là mối hiểm hoạ chết người cho triều đại Chakri. Nguyễn Ánh dò biết được, bèn tập hợp tâm phúc để nói:

    -Chúng ta trốn Tây Sơn đến đây được vua Rama che chở. Ông ấy đối với ta rất tốt và chu đáo, ta thực sự vui lòng. Rama cũng giúp ta đánh Tây Sơn khôi phục vương quốc nhưng bất thành. Hiện ông ấy đang lo lắng về Miến Điện, xem ra khó giúp ta được nữa. Nếu ta đề nghị Rama cho ta rời đất Thái để tự sức phục quốc, e rằng ông ấy sẽ giận. Chi bằng lén trốn đi thì mới mong thành công.

    Tối hôm đó Nguyễn vương mời các thị vệ dưới quyền chỉ huy của cháu Rama đến nhà nhậu. Nguyễn Ánh cười và chuốc rượu. Mấy anh thị vệ say quắc cần câu. Xong xuôi, tất cả chuẩn bị lên đường

    Nguyễn Ánh lần mò trong đêm tối, tất cả lên thuyền rồi hối hả nhổ neo dưới ánh trăng. 150 người trên 4 thuyền, chèo điên cuồng về Việt Nam.

    Dân chúng biết được và báo cho hoàng gia. Rama và em trai hay tin đều bất ngờ. Sathanmongkhon vô cùng tức tối triệu tập mấy tay chèo khoẻ nhất đuổi theo

    Quân Xiêm khẩn trương rượt và đến tảng sáng họ đã thấy thuyền Nguyễn vương ở cửa vịnh. Lúc ấy vô cùng nguy cấp vì thuyền của Nguyễn Ánh là thuyền lớn, trời lặng gió, không thể giương buồm được, còn thuyền của Xiêm là thuyền nhỏ không có buồn, chèo thoăn thoắt đi nhanh hơn hẳn.

    Đoàn thuyền ngự kéo đến mỗi lúc một đông như kiến cỏ mà gió vẫn không thèm thổi. Nguyễn Ánh cay đắng: "Nếu ta chạy không thoát và người Thái bắt được ta chắc chắn sẽ giết không tha, hoặc sẽ giam cầm suốt đời. Thiên mệnh đã tuyệt thì ta cũng chẳng sống làm gì cho chật đất"

    Nguyễn Ánh bằng một động tác dứt khoát tuốt gươm ra khỏi vỏ đưa lên cổ. Một tâm phúc nhảy vào giằng lấy khiến lưỡi gươm cắt đứt môi. Anh ta khóc nói: "Mùa này chính là mùa gió nổi để đưa chúng ta ra khơi. Bây giờ còn sớm nên chưa thấy. Chỉ chút nữa sẽ ứng nghiệm."

    Khi người tâm phúc vừa dứt câu thì gió mạnh nổi lên đùng đùng, bốn chiếc thuyền Việt Nam dùng cả buồm lẫn chèo bứt tốc cho thuyền Thái Lan ngửi khói. Nguyễn Ánh mừng rỡ, vẫy tay chào tên hoàng đệ đang điên tiết chửi thề. Thuyền của họ rẽ sóng vươn ra hải phận quốc tế rồi đến đảo Sichang rồi tiếp tục tới đảo Kut gần Thái Lan nên Tây Sơn sẽ không mạo hiểm.

    Lại nói Sathanmongkhon hụt mất Nguyễn Ánh thì trở về Bangkok méc anh và xin thêm chiến thuyền. Vua Rama cho người đến lục soát nơi ở Nguyễn Ánh thì tìm thấy lá thư:

    -Tôi, Nguyễn Phúc Ánh, đã đến sống dưới sự che chở của bệ hạ. Ngài đã nhân đức chăm lo khiến tôi rất vui lòng. Tuy nhiên lúc này tôi rất quan tâm về đất nước, nếu như công khai xin bệ hạ cho tôi trở về e rằng bệ hạ sẽ quở trách. Thành thử tôi đành phải trốn đi, nhưng tôi không hề có ý định âm mưu nổi loạn hay làm hại hoàng thượng một chút nào.

    Rama đọc xong lá thư, ngăn em trai lại: "Đừng đuổi bắt hắn làm chi. Viết bằng tay rồi lại xoá đi bằng chân thì không phải chút nào"

    Sathanmongkhon hậm hực: "Hắn sống ở Bangkok mấy năm, cái gì cũng biết. Hiện nay ta không có kẻ thù đến từ biển cả. Nhưng nếu sau này Nguyễn Ánh trở mặt đánh lại thì so tài với hắn không hề dễ dàng. Nếu huynh không cho phép rượt hắn thì hãy để đệ xây một thành phố ngoài cửa biển đề phòng"

    Rama bằng lòng cho xây một chiến luỹ tại Lat Tonpho. Lại nói đoàn thuyền chúa Nguyễn 5 chiếc vượt trùng khơi, sau 7 ngày đêm thì mới cập bến đảo hoang Kut. Họ không đủ lương thực nên Nguyễn Ánh phải bắt cả rùa và đào củ dại mà ăn. Một bữa nọ, ông thấy một chiếc thuyền ghé lại gần đảo. Nguyễn Ánh cảnh giác dắt cả nhà chạy vào rừng và thăm dò xem nó từ đâu tới. Hoá ra là thuyền chở gạo của một người Hoa tên Hun sống ở Chanthaburi, đi từ Thái Lan về Cà Mau và Rạch Giá.

    -Tương kiến Nguyễn vương.

    Hun vái tạ. Nguyễn Ánh nói:

    -Bọn ta sống trên đảo này không có gạo ăn. Sẵn đây tiền để dành do vua Xiêm cấp, hãy bán gạo cho ta theo giá của ngươi.

    -Nguyễn vương ăn ở thiếu thốn đã lâu. Tôi xin hiến tặng miễn phí toàn bộ số gạo trên thuyền.

    Nguyễn Ánh lắc đầu, ông lấy giấy bút viết một biên nhận rồi đóng dấu hình rồng đưa cho Hun, nói:

    -Nếu ngày kia ta thành công và trở thành vua nước Nam, ngươi cứ đến gặp để ta báo ơn.

    Hun dỡ hết gạo trên tàu xuống và từ biệt chúa Nguyễn để trở về nhà. Vua Rama nghe tin Nguyễn Ánh đang lưu lạc ở Kut, bèn ra lệnh cho vài chiến thuyền mang theo súng ống, đạn dược, đồng thời dặn các quan ở Trat đem chúng đến đảo tặng Nguyễn Ánh. Hoàng đế Việt Nam tương lai mừng lắm:

    Và cuối thu năm 1787, họ đổ bộ lên những hòn đảo Việt Nam, bắt đầu huyền thoại Gia Long phục quốc

    - Năm 1784, hoàng tôn cuối cùng còn xót lại mà nhà Tây Sơn chưa diệt được là Nguyễn Ánh, dựa vào ơn nghĩa của họ Nguyễn trước kia đã giúp vua Rama đảo chính thành công và lên làm vua nước Xiêm đã từ Hà Tiên, mò mẫm sang Băng Cốc xin "cõng rắn cắn gà nhà".

    Vua Rama nhận lời cầu viện của Nguyễn Ánh bèn sai Chiêu Tăng và Chiêu Sương kéo quân tới nam bộ Việt Nam, đánh chiếm, cướp bóc, tàn sát đủ cả. Ngay lập tức, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn tiến về miền nam đánh đuổi quân Xiêm. Nguyện Huệ trong chớp nhoáng đánh tan tác quân Xiêm, quân Xiêm bị phang cho nát bét, còn phải thốt lên "sợ Tây Sơn hơn sợ cọp". Về phần Nguyễn Ánh, do Chiêu Tăng và Chiêu Sương không thèm nghe lời khuyên, mặc sức đốt phá làng xóm nên xấu hổ trốn về Xiêm trước.

    - Cũng thời gian đó, năm 1782, ở miền bắc, Chúa Trịnh Sâm và cả tướng Hoàng Ngũ Phúc đều mất, triều đình bất ổn, hai anh em Trịnh Cán và Trịnh Tông tranh nhau ngôi vị. Chán nản, Nguyễn Hữu Chỉnh chạy một mạch về miền nam gia nhập Tây Sơn và thuyết phục Nguyễn Nhạc đánh ra Thăng Long.

    - Năm 1786, nhân lúc đang sung sau khi bán hành đầy mồm cho quân Xiêm, Nguyễn Huệ kéo quân bắc tiến với khẩu hiệu "phù Lê diệt Trịnh", chẳng mấy chốc tiến tới Thăng Long, quân Trịnh không dám cả đánh chỉ bỏ chạy, đen nhất là Chúa Trịnh Tông chạy chưa xa đã bị dân làng giăng lưới, úp thúng tóm được, trói thành 1 cục tròn vo đem dâng cho Nguyễn Huệ. Cũng tại đây, nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh mai mối, Nguyễn Huệ tậu được một em vợ hàng hiệu là công chúa Lê Ngọc Hân.

    Tới lúc này, tưởng như giang sơn đã quy về một mối dưới triều Tây Sơn thì giữa nội bộ Tây Sơn tam kiệt xảy ra bất hòa. Người anh Nguyễn Nhạc chỉ có ý giữ vững Đàng Ngoài và không đụng đến Đàng Trong, Nguyễn Huệ vốn là người có hùng tâm, lại muốn bắc tiến, với chủ chương phát triển mà không bị người anh trai kiểm soát.

    Đến năm 1787, Nguyễn Huệ đem tới 6 vạn quân kéo xuống miền nam vây thành Quy Nhơn đòi ăn thua đủ với ông anh. Nguyễn Nhạc hốt hoảng gọi quân từ Gia Định do Đặng Văn Trấn cầm đầu chạy lên giải vây thì bị Nguyễn Huệ bắt bài chặn bắt sống ở Phú Yên.

    Tình thế bí bách quá, dùng vũ lực không thể nào đấu lại, Nguyễn Nhạc bèn xài bài tình cảm sướt mướt, trèo lên thành khóc xin em trai đình chiến rồi nhờ Nguyễn Lữ đứng ra giảng hòa. Nguyễn Nhạc sau đó đành phải phong cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình vương. Thiên hạ thực tế vẫn chia làm đôi, miền bắc do Nguyễn Huệ nắm, miền nam do Nguyễn Nhạc nắm còn Gia Định do Nguyễn Lữ kiểm soát.

    - Năm 1788, nhận thấy tình hình Việt Nam bất ổn, Tây Sơn lục đục, Nguyễn Hữu Chỉnh hết phản Trịnh lại quay sang phản Tây Sơn, Lê Chiêu Thống chán nản rage quit bỏ đi lưu vong. Vua Càn Long của Mãn Thanh cũng xí xớn gia nhập trào lưu "phù Lê" sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tràn xuống chiếm Thăng Long.

    - Tết năm 1789, nhận thấy trào lưu "phù Lê" đã quá lỗi thời, nhà Thanh quê mùa bây giờ mới bắt chước ngứa mắt, Nguyễn Huệ xưng hẳng ngôi Hoàng đế Quang Trung, tuyên bố Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, bố láo, không coi ai ra gì, tiến quân ra Thăng Long thảo phạt.

    Chỉ trong 6 ngày, Nguyễn Huệ từ Phú Xuân đã kéo tới Thăng Long đập cho quân Thanh tan tành chim muông, Tôn Sĩ Nghị chạy tụt cả quần.

    - Nhân lúc, Tây Sơn lục đục nội bộ, siêu sao Nguyễn Huệ lại bận kéo tít ra bắc dẹp đủ thứ giặc, Nguyễn Ánh sau những năm tháng khổ sở đã hình thành một lực lượng tương đối ở Xiêm, trốn khỏi vòng kiểm soát của vua Rama, lẩn vào Việt Nam chờ thời cơ rồi tiến đánh Gia Định dần dà thì chiếm được. Ở nam bộ, nhà Tây Sơn lại mang tiếng tàn phá Cù Lao Phố, giết hại dân buôn khiến dân cư đói khổ nên Nguyễn Ánh rất nhanh chóng xây dựng được lực lượng từ nhân dân quang đây.

    - Năm 1792, Nguyễn Ánh đánh úp vào đầm Thị Nại, không nhằm chiếm cứ mà mục tiêu là phá hủy hàng nghìn chiến thuyền của Tây Sơn tập kết ở đây, đánh xong là phắn rút về. Sau chiến công này, Nguyễn Huệ mới nhận ra sự nguy hiểm của Nguyễn Ánh bèn phối hợp cùng Nguyễn Nhạc, tổ chức ba gọng kìm vây đánh và tận diệt đối thủ nhưng trớ trêu là ông đột ngột qua đời một cách đầy bí ẩn.

    Nguyễn Ánh biết rằng đánh bằng lối truyền thống thì cùng lắm chạm được vào Nguyễn Nhạc chứ đối mặt với Nguyễn Huệ thì chắc chắn bị đánh cho tụt mồm. Ông đề ra chiến thuật "tằm ăn dâu", đánh dần đánh mòn bằng đường biển - "Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng".

    Nhưng khổ nỗi là Nguyễn Huệ cũng tính cả rồi, ba anh em Tây Sơn giỏi đánh trên bộ, yếu khi ra biển, cho nên từ sớm đã dung dưỡng các phần tử khủng bố là hải tặc Tàu Ô, đứng đầu là Mạc Quan Phù, Trần Thiêm Bảo và Trịnh Thất, thằng nào ngo ngoe ra biển ăn tát vỡ mồm.

    Tuy vậy, nhược điểm của hải quân Tây Sơn là trong lúc nhàn rỗi cứ phi tất vào đầm Thị Nại neo đậu thuyền. Chính vì vậy Nguyễn Ánh ra ý tưởng tổ chức đợt tấn công vào Thị Nại, hỏa thiêu toàn bộ chiến thuyền ở đây, phá xong thì phắn. Về cơ bản, trận Thị Nải chính là trận Xích Bích của Việt Nam, khiến thế cục xuy chuyển.

    Thị Nại tuy được phòng thủ kiên cố bằng nhiều đại bác đặt trên hai pháo đài Gành Ráng và Phương Mai chĩa thẳng xuống, đại bác thì là đặc sản của Tây Sơn rồi, đến Tàu và Tây còn phải sợ khiếp vía cho nên Thị Nại lúc này được xem như là Điện Biên Phủ mini - bất khả xâm phạm.

    Nhưng yếu điểm của đầm Thị Nại là quá nhỏ hẹp, đánh chiếm thì bất khả thi chứ đánh phá thì được. Nhận thấy điều này Nguyễn Ánh liền lợi dụng mùa gió Nam, cho hai tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành và hai sĩ quan đánh thuê người Pháp là Dayot và Vannier đi trước giả vờ ngu phi đầu vào giữa cửa vào đầm Thị Nại nhằm giương đông khích tây.

    Tiếp theo đó, đạo quân chính của họ Nguyễn do Lê Văn Duyệt và Võ Di Nguy chỉ huy lén tiến vào đầm Thị Nại châm lửa đốt chiến thuyền của Tây Sơn, nhờ thuận hướng gió nên sức công phá tối đa. Gió càng mạnh lửa càng dữ. Hạm đội Tây Sơn cháy phần phật từ chiếc này sang chiếc khác. Đốt thuyền xong, quân Nguyễn rút chạy, quân Tây Sơn càng đuổi thì lại càng lơ là cứu hỏa.

    Cũng từ đây, Tây Sơn không còn chút uy danh nào trên mặt biển nữa, họ Nguyễn thoải mái thực thi chiến thuật móc lốp từ biển vào đề ra từ đầu.

    Sau trận Thị Nại, Nguyễn Huệ nhận ra sự nguy hiểm của Nguyễn Ánh, dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20 vạn quân thuỷ bộ, chia làm ba đường:

    - Nguyễn Nhạc và cùng quân hải tặc Tàu Ô cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định

    - Nguyễn Huệ sẽ từ Phú Xuân đi thẳng qua Lào (Vạn Tượng) tới Nam Vang hội quân với Chân Lạp, từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh có ý chạy về Xiêm như trước kia thì vào rọ ngay tức khắc

    - Hải quân của Tây Sơn đã yếu hẳn sau trận Thị Nại nên sẽ chỉ lãnh trách nhiệm đón lõng Nguyễn Ánh ở Hà Tiên.

    Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này, khuyên Nguyễn Ánh chi bằng thôi chày cối, chạy trước luôn đi cho lành vì Nguyễn Huệ mà nguyên túc đánh thì đến Càn Long còn tè mẹ ra quần chứ ai mà chịu cho thấu. Nguyễn Ánh chỉ biết ngửa mặt lên trời nói: "ta sống chỉ để phục quốc, phục hận cho tổ tiên, nếu không làm được chuyện đó thì tồn tại có nghĩa gì, Nguyễn Huệ lần này muốn tận diệt ta, vậy thì đến đi

    Tuy nhiên, năm 1792 Nguyễn Huệ lại chết đột ngột vì một chứng bệnh kỳ bí, bắt đầu từ một cơn đột quỵ khiến ông rơi vào trạng thái mê man nhiều ngày. Ông ra đi ngày 30 tháng 7, nhưng tới 29 tháng 9 mới công bố bởi một sắc lệnh bắt buộc toàn quốc phải chịu tang vị hoàng đế anh minh.

    Lúc bấy giờ người ta mới để ý rằng, trước đó, khi sứ nhà Thanh sang phong, Càn Long đã ban cho Nguyễn Huệ chiếc áo bào, rất đẹp, kiểu dáng trang nhã, gọn gàng, với đường nét phảng phất thời trang cổ kính lại điểm xuyết nhiều họa tiết hiện đại, kim cổ giao duyên, chất liệu làm áo cũng rất tinh tế khảm nhiều vàng và ngọc quý nhưng được chế tác cẩn thận khiến áo rất nhẹ, lại trên nền chất liệu thoáng mát - rất phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam. Đặc biệt trong áo có thêu bảy chữ bằng kim tuyến: "Xa tâm chiết trục, đa điền thử" (車心折軸多田鼠) - nghĩa đen là: bụng xe gãy trục, nhiêu chuột đồng.

    Bấy giờ không ai hiểu ra sao, chỉ nghĩ đây là một hãng thời trang mới nổi của Tàu, vì quan hệ tốt nên đấu thầu thành công dự án may long bào cho Nguyễn Huệ. Nhưng khi ông mất, người ta mới ngớ ra rằng: “Xa tâm chiết trục, đa điền thử”. "xa" (車) và chữ "tâm" (心) ghép lại thành chữ "Huệ" (惠) – tên vua Quang Trung. Chuột thuộc về Tý, ý nói năm Tý (1792), Nguyễn Huệ chết.

    Có thể nói Nguyễn Huệ đã tin tưởng lầm Càn Long, một mặt hí hởn ra vẻ quy phục ngỏ ý gả con gái cho Nguyễn Huệ, lại còn hứa trả cho Việt Nam đất Trung Quốc chiếm từ cả nghìn năm trước là Quảng Đông và Quảng Tây, thực tình, Càn Long vô cùng nham hiểm đâm sau lưng tặng Nguyễn Huệ cái áo long bào đẹp bên ngoài nhưng bên trong lại tẩm đủ loại thuốc gây rối loạn huyết áp.

    - Nguyễn Huệ mất, nội bộ Tây Sơn vốn đã lục đục và nhiễu loạn lại càng bát nháo hơn. con trai nối ngôi của Nguyễn Huệ là Quang Toản nhỏ tuổi lại tài cán không có, hoàn toàn bị lung lạc bởi gian thần khiến nhà Tây Sơn dần rệu rã, lo đánh họ Nguyễn không lo, mà chỉ quay ra đấu đá lẫn nhau.

    - Năm 1799, Nguyễn Ánh thân chinh vây thành Quy Nhơn và nhanh chóng Quy Nhơn thất thủ, ngay lập tức ông đổi tên địa phương này thành Bình Định. Vì Quy Nhơn là nơi phát tích ra Tây Sơn nên đây được xem là nỗi hổ thẹn lớn, vì vậy mà họ mù quáng dồn nhiều binh lực đòi lại mảnh đất này.

    - Năm 1801, hai danh tướng là Trần Quang Diệu chồng của Bùi Thị XuânVũ Văn Dũng của nhà Tây Sơn quyết tâm vây chặt Quy Nhơn. Nguyễn Ánh nhận thấy khó mà giữ được thành bèn lệnh cho Võ Tánh bỏ thành mở đường máu rút chạy. Tuy nhiên, Võ Tánh lại ngỏ ý muốn hi sinh ở đây để cầm chân quân Tây Sơn nhằm giúp quân Nguyễn có khoảng trống phối hợp cùng quân Vạn Tượng (Lào) đánh móc Phú Xuân ở đằng sau.

    - Đầu năm 1802, Nguyễn Ánh đại thắng ở Phú Xuân, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng sau khi chiếm xong Quy Nhơn cầm quân tiến lên phía bắc đi vòng qua Vạn Tượng trợ cứu Nghệ An cũng bại trận ngay sau đó. quân Tây Sơn lúc này tan tác không còn gì. họ Nguyễn chỉ cần thừa thắng xông lên thống nhất thiên hạ.

    - Tháng 6 năm 1802, họ Nguyễn dễ dàng chiếm Thăng Long, Quang Toản bị bắt, Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long, Gia lấy trong Gia Định, Long lấy trong Thăng Long ý chỉ Việt Nam lần đầu tiên thống nhất sau 300 năm nội chiến. Sài Gòn và Hà Nội lần đầu về chung một mái nhà. Lãnh thổ nước ta đạt đến cực đại, lớn chưa từng có, trải dài một mạch từ Lạng Sơn tới Cà Mau, gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa.

    Trong trò chơi vương quyền này, té ra, Nguyễn Ánh lại là người chiến thắng sau cùng.
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/9/16
    snoopyy, boyXHD, Băng Giá and 78 others like this.
  2. _JETIX_

    _JETIX_ Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    14/2/10
    Bài viết:
    784
    Nơi ở:
    Sì Gòn
    nhiều chữ quá, lại là môn ngán nhất
     
  3. boybigbang

    boybigbang Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    18/5/11
    Bài viết:
    21
    Nơi ở:
    Quy Nhơn
    Góp ý thôi, add thêm ít hình ảnh liên quan tới từng giai đoạn cho nó thú vị với dễ hình dung ông ơi. Đọc chữ không ngán lắm
     
  4. kyuwan88

    kyuwan88 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/4/07
    Bài viết:
    2,532
    Hùng vương có thật ko ? Mấy cái liên quan đến Vua Hùng phổ biến hiện nay dc dựa trên chứng cứ lịch sử tin cậy gì không hay chỉ xây dựng từ miệng dân gian ra ?
     
  5. DarkStarNIIT

    DarkStarNIIT Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    10/2/06
    Bài viết:
    1,451
    thời này Nguyễn Huệ như Lã Bố War 100 ............ hết phim
     
  6. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,474
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Đậu, lại đề tài hợp ý ta :4cool_beauty:
    Like với theo dõi :1cool_byebye:
    Đừng bỏ chừng nhé :2cool_sad:
     
  7. kyuwan88

    kyuwan88 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    21/4/07
    Bài viết:
    2,532
    LEAD 99, cơ mà GOV có vẻ thấp nên thọt sớm :4cool_doubt:
     
  8. nghia9a

    nghia9a Title này để cho lên dogtag Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/07
    Bài viết:
    13,013
    Nơi ở:
    Trại gà
    Vn làm đc cái seri như got thì lại bá quá :)).
     
  9. Nocturnal+5

    Nocturnal+5 C O N T R A GameOver

    Tham gia ngày:
    10/6/09
    Bài viết:
    1,761
    Nói thật là dạo này nhen nhúm phong trào làm phim sử Việt, nhiều dự án nổi lên nhưng k có cái Game of Throne này.

    Thực sự thì những giai thoại này không như mấy giai thoại khác, không cần phải thêm thắt gì bê nguyên chính sử là hấp dẫn vl rồi vì bản thân nó có quá nhiều chi tiết ảo còn hơn cả phim. VD như:

    -màn đấu trí lật nhau liên tọi ở triều Lê

    - quá trình lớn mạnh của Tây Sơn, từ 1 nhúm dân thường thành đoàn quân vô địch thiên hạ. có nhiều sáng tạo độc đáo trong chế vũ khí (nổi bật như "xe tăng" voi đeo pháo")

    - cái "duyên" của nhà Nguyễn khi địch thủ của họ toàn do họ tạo ra.

    - ảo nhất là Nguyễn Ánh, sống dai như đỉa đói, bao lần suýt chết, có lần 1 mình chèo thuyền ra Phú Quốc, lại còn chày cối k tin đc. dòng họ bị diệt hết còn nhõn 1 mình lại có tí tuổi danh, đối đầu với đội quân vô địch thiên hạ. nếu là người bt thì nản, tìm cách trốn cmn đi cho rồi, đàng này vẫn lầy lội quay lại xây dựng từ con số 0 - đúng motif "người được chọn" quen thuộc trong phim.
     
    phanthieugia and Moonkey4eyes like this.
  10. Bruce Wayne.

    Bruce Wayne. Mega Man

    Tham gia ngày:
    8/12/15
    Bài viết:
    3,248
    thớt siêng ghê , 1 like
     
  11. namchum2006

    namchum2006 Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/07
    Bài viết:
    4,725
    Nơi ở:
    Somewhere i belong
    Éo thư giản, vote tế :6cool_what:
     
  12. mashimuro

    mashimuro John Marston's Redemption Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/11/04
    Bài viết:
    21,509
    Ủng hộ nhóe :1cool_byebye:
     
  13. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,261

    theo cách dạy của vn thì Nguyễn Ánh là tội đồ nhé , thậm chí còn bảo Ánh ko tuân thủ thỏa thuận với Fap , nên Fap dẫn quân đánh VN , hồi xưa ta đc dạy thế , lớn lên đọc lại thấy khác vc :4cool_doubt::4cool_doubt:
     
  14. mankaka2208

    mankaka2208 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    28/8/16
    Bài viết:
    37
    Chủ đề này nên làm xây dựng thành Blog, vừa phục vụ tốt đam mê, vừa trình bày đẹp, thậm chí có thể kiếm tiền nữa, chứ post lên 1 forum vô thưởng vô phạt như Gamevn không ăn thua đâu
     
  15. Hustar

    Hustar Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    1/2/16
    Bài viết:
    771
    Bài viết có tâm, cảm ơn chủ thớt :4cool_beauty:
    Mà Huỳnh Đức về sau thì sao thế?
     
  16. supperman666

    supperman666 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    1/1/07
    Bài viết:
    278
    Đàng Trong mới là của chúa Nguyễn nhé.
     
    Nocturnal+5 thích bài này.
  17. Nocturnal+5

    Nocturnal+5 C O N T R A GameOver

    Tham gia ngày:
    10/6/09
    Bài viết:
    1,761
    Nguyễn Ánh đúng là tội đồ thật nhưng tội nằm ở việc cõng rắn cắn gà nhà đưa quân Xiêm vào VN khiến dân chúng lầm than. Cái này do căm thù quá mà thành.
    Nhưng cũng khó hiểu là về sau k hiểu sao dân miền nam lại chịu theo Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. rất có thể quân Xiêm chưa phá phách đủ lớn nên dân k căm hờn Nguyễn Ánh.

    Còn chuyện Pháp nó chiếm VN thì nói thật không thể nào tránh được vì VN vừa qua 300 đánh nhau, đất nước ngoài miền bắc thì toàn là vùng mới chiếm được nên còn loạn, nòng yêu lước chưa có lồng làn, Pháp nó còn chiếm kiểu hiện đại, chứ có phải tồng ngồng tồng ngồng ùn ùn kéo đến cổ lỗ sĩ như Tàu đâu. kể cả Tây Sơn còn thì cũng bán muối trước Pháp thôi, có khi còn nhanh hơn vì nhà Tây Sơn tiềm ẩn nhiều lỗ hổng hơn nhà Nguyễn nhiều, chỉ giỏi đánh nhau thôi.
     
    mashimuro thích bài này.
  18. Aquarius_Daddy

    Aquarius_Daddy Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/6/03
    Bài viết:
    3,491
    Nơi ở:
    Nhà
    N5 ngày xưa nếu không tham gia HVĐ đúng là phí :)).
     
  19. worldmaker

    worldmaker T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/1/06
    Bài viết:
    613
    Nơi ở:
    Ko biết
    Tây Sơn ngày xưa đánh Nguyễn Ánh theo mùa, cứ gió lên là vào Nam cướp gạo nên dân trong đó cũng thù như giặc thôi. Lại còn xét chủng tộc thì hồi đó khả năng dân theo văn hoá DNA đông hơn dân theo nho học nên chưa biết người ta nghĩ thằng nào mới là "rắn" còn thằng nào là "gà".
    Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, quân đội thiện chiến súng ống đầy đủ lúc đó bảo bố thằng Pháp cũng đéo dám đánh. Đến đời Minh Mạng bắt đầu sợ Tây, bế quan toả cảng "hưởng thái bình", nó up đồ lên còn mình tụt đi thì thua là phải. Mà thằng Pháp phọt đi tấn công một đội quân yếu hơn hẳn còn chả hạ nổi thành, phải vòng về chiếm Gia Định rồi chơi trò vây hãm mới khiến nhà Nguyễn đầu hàng =))
     
  20. LêThiênHồng

    LêThiênHồng Granado Espada Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/11/06
    Bài viết:
    3,714
    Nơi ở:
    GranadoEspada
    ngon, chủ đề like +1, cơ mà mi nên chèm thêm ảnh, chia bớt post ra, anh em thảo luận thêm rồi update lên ngon hơn
     

Chia sẻ trang này