Khái niệm "thần" trong tôn giáo có 2 loại đặc trưng : 1. Thượng Đế, chủ tể tạo ra mọi sự vật hiện tượng và quản lý chúng. Đức Phật bảo chả có cái thứ gì như thế 2. Các vị thần cai quản các sự vật hiện tượng chức nghiệp ngành nghề như Ông Sét Bà Sấm. Đức Phật bảo chả có cái thứ gì như thế Còn trong đạo Phật có các loại thần thiên này nọ thì đó là các chủng sinh vật có phước báu về trí tuệ, nhận thức, sức khoẻ, tuổi thọ cao hơn con người. Các chủng sinh vật đó là gì thì các bạn khoa học đang tò mò tìm hiểu, lâu lâu đụng phát sợ teo cả rái
^ mới được nhìn đúng 1 lần không được rõ ràng lắm và mẹ mình có kể 1 lần mẹ mình bị nhập. một số lời giải thích là ám thị, có clip ông thạc sĩ nào đó bảo là muốn biến ai thành ai cũng được đó, nói chung là cũng chưa thấy giải thích rõ ràng.
Đạo Hồi với Do Thái đâu có tượng đâu. Tượng hay ko thì ko liên quan. Cái chính là do người đứng đầu tôn giáo có nhận mình là thần thánh hay ko thôi.
Islam ko cho thờ hình ảnh, nhưng chỉ cho phép thờ một chúa trời. Nói chung bảo đạo phật vô thần sặc mùi nguỵ biện.
Islam chỉ cho phép thờ một chúa trời -> nó bắt buộc thờ 1 thần nên gọi là độc thần Còn Phật thì ko ép ai phải thờ mình cả -> nên gọi là vô thần Việc dân tự thờ Phật thì là do dân tự làm ko phải do Phật ép buộc, khác với Do Thái Hồi Thiên Chúa Hơi liên quan tí nhưng giống như Cụ Hồ ko ép ai thờ mình cả nhưng dân chúng nhiều nơi tự thờ Bác Hồ, có nơi còn xếp Bác Hồ vào thần thánh Việt Nam
Làm gì có thần thánh nào ép được dân thờ mình, tất cả các tôn giáo đều là do con người tự quyết định có tin và thờ thần thánh đó hay không chứ thần thánh đâu có đem sấm sét ra nện vô đầu đứa nào không tin được Mà một khi đã thành tôn giáo, đã có thờ cúng thì tức là có thần thánh, vì vậy không có tôn giáo nào gọi là vô thần cả Chỉ khi nào phủ nhận hoàn toàn yếu tố tâm linh, loại bỏ hoàn toàn việc thờ cúng thì mới gọi là vô thần, và lúc đó thì nó trở thành các trường phái triết học
Có thể trong kinh Phật cho rằng không cần thờ mình, nhưng đứng từ quan điểm người ngoài thì thấy dân vẫn thờ, chùa vẫn có tượng, vẫn xì sụp chiêm bái đều đặn, thành ra viện lý lẽ nguỵ biện kiểu gì cũng không bảo là vô thần được. Mà thực tế vô thần tức là cũng chẳng có đạo luôn, mâu thuẫn vô cùng.
Mâu thuẫn cũng ko sao mà. Ai thích nghiên cứu lời Phật dạy theo kiểu thuần triết học cũng được, như nghiên cứu mấy ông Plato hay Karl Marx thôi. Chính Phật cũng nói là ai nghe hiểu thì hiểu, ko hiểu thì cũng ko sao, cứ làm theo những gì mình thấy đúng nhất là được. Ko nhất thiết phải coi Phật là thần thánh vạn năng. Ai thích thờ phụng thì kệ họ. Chả ai ép buộc ai cả. :d
Trả lời được. Tớ thích kiểu suy nghĩ này, chứ nhiều đồng chí ỷ y có nghiên cứu tí sách vở thấy người ngoại đạo comment gì cũng chê bai dè bỉu. Mồm bai bải lời Phật mà tâm sân si chết mẹ luôn, thua.
Đạo Phật bây giờ là một tôn giáo, khởi thủy thì không. Còn vô thần hay không thì tùy hệ quy chiếu, với người dân thì họ lễ bái, thì ko phải vô thần. Nhưng đấy là đối với người dân, không có nghĩa là sinh ra đã là một tôn giáo. Đạo Phật khởi thủy cũng như Đạo Nho, đều là đạo, đều không có thờ cúng, đều là vô thần. Đạo là đường. Đường là tự do đi. Vậy nên hướng về thánh thần hay không thì tùy đường muốn đi.
Oh` ý này mới nè. Chứ chẳng phải kiểu muốn tham khảo đạo Phật là fai nghiễm nhiên tự cho Phật là đúng hết, mình có ý kiến j thì tại mình kém duyên. Mà nói chung chủ yếu học đạo đức thôi, chứ muốn thành Phật thì trước tiên fai đầu thai vô làm hoàng tử trước cái đã mà. Mình đó h theo lời dạy nhường nhịn là chính. Cơ mà dạo này thấy băn khoăn, có những ng mình xuề xòa thì họ lấn át quá mức, nhưng càng thân thì lại càng dễ như thế. Còn những ng ko thân đang lẽ ko cần để tâm thì mình lại có thể bật nhanh vl. Cái này có cần chấn chỉnh lại và ntn nhỉ ?
Như trong Wiki viết, vô thần là “không có đức tin mà không cố ý phủ nhận đức tin”. Đó là những trẻ sơ sinh và những người chưa từng được nghe nói về các ý niệm về thần thánh. “Người không biết về thuyết hữu thần là một người vô thần vì anh ta không tin vào một vị chúa nào. Vậy thì vô thần là không biết, không tin vào thần thánh. Hoặc là biết nhưng không tin. Nhưng cũng không phủ nhận, đồng tình hay bài bác thần thánh và những người tin vào thần thánh.
Bàn về các god thì phải nêu năng lực của họ trước mới biết đường so sánh. Như thần Hy Lạp đứng đầu là Zeus có khả năng phóng sấm sét, biến hình, Athena có trí tuệ siêu việt blah blah blah. Phạm Thiên (Brama) trong Ấn Độ giáo là thần sáng tạo, Shiva là thần hủy diệt, Vishnu là thần bảo hộ... Trung Quốc thì có Tam Thanh, Bàn Cổ, Nữ Oa... Mà nêu ra hết cũng hơi mệt.