Cây hồ tiêu (Piper nigrum L): Là loại cây gia vị yêu thích và cổ xưa nhất so với các loại cây gia vị khác, có nguồn gốc từ tán rừng nhiệt đới vùng Tây Ghats tại Ấn Độ. Thuộc loại cây thân thảo, có thể mọc thành bụi hoặc leo bám. Ở nước ta hồ tiêu được trồng nhiều từ những năm cuối của thế kỷ 20 và là cây có giá trị kinh tế cao do vậy diện tích gieo trồng được tăng nhanh qua các năm. Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha, tập trung ở các tỉnh Tây Nguyên (51,6%), các tỉnh Đông Nam bộ (39,6%) và một phần ít còn lại là các tình thành khác, (Lê Ngọc Báu, 2015). Năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha (xếp vào loại cao nhất thế giới), chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu trên thế giới. Trồng và chăm sóc hồ tiêu, bón phân cho cây hồ tiêu Bình quân với năng suất 2 tấn hạt/ha, hàng năm cây tiêu lấy đi từ đất khoảng 70kg đạm (N); 16kg Lân (P2O5); 42kg Kali (K2O); 18kg Magiê (MgO); 67kg Canxi (CaO) cùng các yếu tố trung vi lượng khác như Si; B; Zn; Cu; Mn; Mo... Với nhu cầu dinh dưỡng như vậy, việc bón phân cần phải cung cấp được đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho cây ở mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển, phải đảm bảo trả lại đúng cho đất những gì mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm và phần dinh dưỡng giúp cây tích lũy để phát triển sinh khối hàng năm nhằm phát huy tối đa hiệu quả của phân bón. - Phân hữu cơ Cây tiêu rất cần phân hữu cơ nhất là khi trồng mới. Khác với nhiều loại cây lâu năm khác, vườn tiêu cần được bón phân hữu cơ hàng năm (lượng bón 10-20 kg/trụ). Phân hữu cơ không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn có tác dụng làm đất tơi xốp, tăng khả năng giữ ẩm giữ phân của đất, làm cho đất thông thoáng, cung cấp nguồn năng lượng cho vi sinh vật hoạt động, tăng tính đệm cho đất, giảm thiểu tác hại do biến động về thời tiết, hạn hán và bón phân không cân đối gây ra. Các loại phân hữu cơ cần được ủ cùng Chất điều hòa pH đất Tiến Nông và các chủng vi sinh hữu ích cho hoai mục mới nên bón cho hồ tiêu. - Dinh dưỡng khoáng hữu cơ chức năng (Organic Tiêu 1) Organic Tiêu 1 Tiến Nông là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu đảm bảo cung cấp đầy đủ, cân đối dinh dưỡng đa, trung và vi lượng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt giai đoạn hồi phục cây, phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả. Đặc biệt, các nguồn hữu cơ có chức năng kiểm soát sinh lý cây trồng và hoạt động vi sinh vật đất nhờ vậy có thể kiểm soát tốt cây trồng giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, biểu hiện ở tính năng ra rễ cực mạnh, phục hồi rễ hư, cành lá xanh tốt, mầm hoa nhiều. Lượng bón và thời điểm bón + Bón lần 1: Sau khi thu hoạch 1-2 tháng, khi lượng mưa đủ ẩm đất sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón từ 0,4-0,5 kg/trụ giúp tăng khả năng hồi phục cây sau thu hoạch và thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. + Bón lần 2: Sau bón lần 1 từ 40-50 ngày (khoảng T6-T7) tiếp tục sử dụng Dinh dưỡng chức năng Tiêu 1 bón với lượng 0,5 kg/trụ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển mạnh ra hoa tập trung, dài hoa và hạn chế số lượng mầm ngủ ngày. - Dinh dưỡng chức năng (NPKSi-Tiêu 2) Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 là loại dinh dưỡng chuyên dùng cho cây hồ tiêu, được sản xuất từ các dạng nguyên liệu chức năng thích hợp và cân đối dinh dưỡng cho hồ tiêu phát triển bền vững. Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 giúp cành lá phát triển cân đối, đồng đều, hiệu suất quang hợp cao; Tăng tỷ lệ đậu trái, hạn chế rụng trái; Trái lớn nhanh, lớn đồng đều, chín tập trung, chắc nhân và chống hiện tượng răng cưa; Tăng khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và giúp năng suất ổn định qua nhiều năm. + Bón lần 3: Sau khi bón phân lần 2 từ 30-45 ngày (khoảng T8-T9) hoa đã trỗ đều và bắt đầu làm hạt sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 bón từ 0,2-0,3/trụ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây, giúp cây phát triển khỏe mạnh, trái lớn đồng đều và giảm mạnh tiêu răng cưa. + Bón lần 4: Sau khi bón đợt 3 từ 35-50 ngày (khoảng T10-T11), để có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp cây phát triển cành nhánh mạnh cho năm sau và chống chịu nắng hạn giúp trái chín đồng đều đạt trọng lượng hạt tiến hành bón phân đợt 4, sử dụng loại Dinh dưỡng chức năng Tiêu 2 với lượng bón 0,2-0,3 kg/trụ. Như vậy, theo quy trình bón mỗi năm ngoài việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trung lượng, vi lượng cần thiết và cân đối cho cây hồ tiêu, thì lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) cung cấp cho mỗi trụ đạt: đạm (N = 110-150g), lân (P2O5= 90-110g), kali (K2O = 120-160g) đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây để đạt năng suất hạt 4-6 kg/trụ. Ngoài phân bón gốc, việc bổ sung phân bón lá cũng rất cần thiết để hồ tiêu đậu nhiều trái, năng suất cao. Mỗi năm phun phân bón lá cho tiêu 2 – 3 lần, phun trong mùa mưa, chọn ngày mát trời không nắng gắt. Khi phun chú ý dùng đúng liều lượng được ghi trên bao bì của nhà sản xuất. Nếu liều lượng quá cao sẽ có hiện tượng cháy lá, rụng quả, rụng gié. Nên dùng các loại phân có chứa vi lượng Zn, Bo để làm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm rụng chùm quả (gié).