Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một trong việc phát triển kinh tế - xã hội đối với vùng Tây Nguyên. Trong vòng 30 năm qua (tính từ năm 1981) diện tích trồng cà phê Tây Nguyên đã tăng đáng kể (từ 90 nghìn ha lên khoảng 566 ngàn ha). Với một thời gian khá dài, việc chuyên canh cây cà phê trên một phạm vi tập trung và rộng lớn, đã dẫn đến hiện tượng suy giảm về sức sản xuất của cây cà phê trong vùng. Qua kết quả khảo sát, điều tra, lấy mẫu đất tại nhiều vùng trồng cà phê cho thấy: đã có sự suy thoái về chất lượng đất trồng cà phê, biểu hiện rõ nét là đặc tính hóa và sinh học đất, cùng với đó là quá trình mất cân bằng dinh dưỡng trong đất đối với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Hậu quả là diện tích cà phê thoái hóa đang ngày một nhiều lên với các biểu hiện về bệnh như: sưng rễ, thối rễ, vàng lá, khô cành, thui hoa, rụng quả … diễn ra khá phổ biến. Không những thế, nhiều diện tích trồng cà phê mặc dù đã được đầu tư, phân bón khá cao song vẫn không cho năng suất. Cung cấp dinh dưỡng, bón phân cho cà phê B. Chăm sóc cà phê mùa khô Bón phân cho cây cà phê một lần trong mùa khô, kết hợp với tưới nước đợt 1 hoặc 2 (bón phân đến đâu tưới đẫm nước đến đó). Việc bón phân thời điểm này rất quan trọng giúp cây cà phê có đầy đủ dinh dưỡng kích thích quá trình phân hóa mầm hoa mạnh hơn, không bị sượng hoa, ra hoa đậu quả tập trung và và nuôi trái non. Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 1 - Mùa khô (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối và phù hợp với quá trình ra hoa, đậu quả và nuôi trái non). Lượng bón: 400 – 500 g/gốc. B. Chăm sóc cà phê mùa mưa 1. Đầu mùa mưa Đầu mùa mưa cây cà phê tiếp tục phát triển cành nhánh, tuy nhiên có những cành tăm và cành mọc ngược vào thân cần phải được cắt tỉa tạo độ thông thoáng, hạn chế bệnh hại và tập trung dinh dưỡng nuôi quả, đồng thời phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây. Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để cây phát triển cành nhánh mạnh, trái lớn đồng đều và không bị chèn trái, rụng trái non. Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 2 - Mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê giai đoạn đầu mùa mưa). Lượng bón: 400 – 500 g/gốc. 2. Giữa mùa mưa Tiến hành phun thuốc trừ nấm để phòng chống thối cuống trái cà phê. Bón phân cho cây cà phê để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây nuôi trái, chống rụng trái, cành nhánh phát triển đồng đều khỏe mạnh. đồng thời cũng là để tăng cường khả năng tích lũy dinh dương cho cây. Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa). Lượng bón: 500 – 600 g/gốc. 3. Cuối mùa mưa Cắt tỉa cành tăm, cành mọc ngược, chồi thân và cắt bớt những cành sương cá yếu để tập trung dinh dưỡng cho cành mang trái. Bón phân giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi trái, trái chín đồng đều, đồng thời tích lũy thêm dinh dưỡng giúp cây thực hiện quá trình phân hóa mầm hoa được tốt và ổn định năng xuất 5-7 tấn nhân/ha. Đợt bón này nếu căn được thời gian trước khi thu hoạch 20-25 ngày là tốt nhất. Loại phân bón: Sử dụng Dinh dưỡng Tiến Nông Cà Phê số 3 - Giữa và cuối mùa mưa (gồm 13 yếu tố dinh dưỡng với tỷ lệ cân đối phù hợp nhu cầu dinh dưỡng của cây giai đoạn giữa và cuối mùa mưa). Lượng bón: 600 – 700 g/gốc.