[THỦY SINH - CÁ CẢNH]- Góc chia sẻ kinh nghiệm

Thảo luận trong 'Thư giãn' bắt đầu bởi tieugia35, 23/2/18.

  1. bonninja

    bonninja Nhà chị Nghèo con anh Đông

    Tham gia ngày:
    2/5/07
    Bài viết:
    565
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    đơn giản thuỷ sinh đã là 1 môi trường sinh thái mini rồi :D
     
  2. c0m3

    c0m3 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/4/07
    Bài viết:
    129
    Làm củng khoẻ, đang chăm 1 hồ thuy sinh 644, hồ arowana 120 60 60, 10 ngày thay nước lần. :)
     
  3. bonninja

    bonninja Nhà chị Nghèo con anh Đông

    Tham gia ngày:
    2/5/07
    Bài viết:
    565
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    [​IMG]
    bể 1,2m
    [​IMG]
    bể 3m
     
  4. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    show hàng đê :8onion11:
     
  5. _Ultra-Violet_

    _Ultra-Violet_ Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/10
    Bài viết:
    3,442
    chi phí hồ 1m2 hết bao nhiu vậy bác bon :D
     
  6. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Ko dưới 10tr đâu bạn, vì chủ yếu mấy con bồ câu ấy là mấy triệu rồi+ khúc lũa kia cũng ngót 1 tr rồi=))
     
  7. bonninja

    bonninja Nhà chị Nghèo con anh Đông

    Tham gia ngày:
    2/5/07
    Bài viết:
    565
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    khúc lũa bể 1m2 6 củ
     
  8. scuuby

    scuuby Marcus Fenix, savior of Sera ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,522
    định làm bể 60x40x40 chỉ nuôi rêu không thả cá có được không nhỉ?
     
  9. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Ý bạn là sao ? Chơi thủy sinh theo phong cách rêu bám đá, bám lũa hả ?
    Chơi được nhưng ko thả cá thì phải xem lại, có sán (sán này ko phải sán kí sinh trong người) nhé bạn
     
    scuuby thích bài này.
  10. xanhlacay2.0

    xanhlacay2.0 Moderator Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/7/13
    Bài viết:
    1,715
  11. scuuby

    scuuby Marcus Fenix, savior of Sera ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,522
    vậy là vẫn phải thả cá hả bác. tại em thấy 1 số bể không thấy thả cá.
    bác ở HN hay SG. Tiện thì giao lưu xin tí kinh nghiệm. Trước em cũng tập tọe chơi bể cá thôi. Mà non chân quá nên toàn chết cá, nước bể không trong mặc dù đã làm bể lọc nhiều ngăn + đổ vi sinh thường xuyên.
     
  12. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Mình ở tphcm nhưng giờ phải ra Hàm Tân công tác rồi bạn, hồ cá giờ dẹp để 1 góc vì ko ai chăm sóc :((.
    Mà bạn xài lọc gì ? Mấy cái lọc ngoài chợ bán có cái hộp lọc với máy lọc riêng đó hả ? Nếu lọc đó thì thể tích lọc ko đủ để lọc cho cá đâu bạn, vả lại châm vi sinh ko phải là cách làm hồ trong nước. Châm vi sinh là cách người ta làm cho bộ phận lọc của bạn mau tích tụ vi sinh yếm khi, mau phân giãi chất hữu cơ và chất độc hại luc mới set hồ xong, còn hồ ổn định đổ vào cũng ko có tác dụng và hồ đang bệnh đổ vào chi gây chết vi sinh.
    Chính cái nước đục đục là biểu hiện của vi sinh chết đó bạn, và có phải bạn hửi nước hồ dù thay nước rồi nhưng qua ngày sau nước tanh rình phải ko ?
     
  13. scuuby

    scuuby Marcus Fenix, savior of Sera ⛨ Empire Gladiator ⛨ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/8/06
    Bài viết:
    15,522
    Không bác ơi em làm bể lọc 5 ngăn bằng kính. Vì bể em to 1m6. Lọc qua 2 ngăn sứ, 1 ngăn nham thạch, 1 ngăn hạt kernet, 1 ngăn bông. Đẩy bằng bơm atman. Mà nc vẫn bị đục.
     
  14. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Thì nó cũng là 1 dạng của loại lọc đó, về cơ cản cách thức hoạt động là giống nhau chỉ khác bạn dùng kính làm hộp lọc để tăng vll thêm nhưng ..... lọc của bạn quá nhỏ so với kích thước hồ , tận tới 1m6 thì phải 2-3 lọc công suất 1300L/H và hộp chứa lọc phải bằng hoặc lớn hơn 1/4 thể tích hồ thì mới đủ sức bạn ạ
     
  15. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,534
    Nhìn cái ở sign Bác đẹp mà có cá đâu.
    Sao phải bắt buộc nuôi cá vậy? À có con sán hả.
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/2/18
  16. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Họ đánh lừa bạn đó, hồ ở dưới là họ làm trong vòng 2 tháng ở 1 cuộc thi nước ngoài=))
    Đương nhiên thi cử thì thời gian nhanh chóng , họ dùng chiến tranh hóa học với hồ của họ (dĩ nhiên là ko sao vì họ là các tay chơi chuyên nghiệp )
    Còn nuôi cá hay ko mình ko bắt buộc, mà là nuôi cá là dùng thiên địch trong tự nhiên ngăn cản những rêu hại trên cây thủy sinh ở mức thấp thấp nhất và ko có bất cứ hồ thủy sinh nào 100% ko có rêu hại cả.
    Cá trong thủy sinh cũng phải được tuyển chọn để phù hợp , chứ ko phải loài nào thả vào đều được, có những loài thả vào 1 thời gian để diệt rêu đặc biệt rồi phải vớt ra (cái vớt ra mới là cái đau khổ nhất , nó lẹ như tép:(( )
     
    Chỉnh sửa cuối: 26/2/18
  17. goldenrain

    goldenrain Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/3/05
    Bài viết:
    2,788
    Nơi ở:
    Đâu chả được
    Bể đẹp, lũa đẹp và đắt, tuy là cũng là bể thủy sinh nhưng gọi như vậy hơi khiên cưỡng do không có đất nền, không có cây cắt cắm, gọi là bể cá dĩa thì chính xác hơn.
    Ưu điểm của bể kiểu này là dễ chăm, ít rêu hại, các loại cây buộc lũa (chủ yếu là dương sỉ) không đòi hỏi dinh dưỡng và ánh sáng nhiều, CO2 cũng không luôn, chỉ cần chất thải từ cá ra là đủ sống, bí quá thì châm ít phân nước. Nhược điểm là bể khó có thể có màu xanh ngút mắt như bể thủy sinh với nền + CO2
    Bạn nào mới làm quen (và có $) nên thử loại này trước để hiểu về bể, về thủy sinh, về hệ thống lọc và vi sinh.
     
    bonninja and tieugia35 like this.
  18. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Nó giống kiểu thủy sinh biotop ấy bạn, mô phỏng lại môi trường nào đó cho 1 cá thể hay 1 loài nào đó. Mình cũng thích cái kiểu hồ vậy, vừa nhẹ nhàng vừa dễ chăm sóc, lại ko quá cầu kỳ nhưng phải tông xuyệt tông mới được :D
     
  19. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    Rêu hại trong hồ cá thủy sinh đã trở thành một đề tài rất quen thuộc trong giới thủy sinh hiện nay. Là người mới chơi thủy sinh hay dân chuyên nghiệp thì trước sau gì cũng gặp phải trường hợp rêu hại tấn công vào hồ cá thủy sinh của mình. Vậy rêu hại thủy sinh là gì? Làm thế nào để nhận biết rêu hại trong hồ thủy sinh và các phòng chống tiêu diệt nó như thế nào? Nay thủy sinh Asin xin chia sẻ tất cả kinh nghiệm để bà con có thể tham khảo và cùng nhau xử lý rêu hại thủy sinh nhằm bảo vệ duy trì hồ thủy sinh của mình xanh đẹp mãi. Mong các bạn đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người cùng chơi thủy sinh như mình.

    Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì? Rêu hại trong hồ thủy sinh được định nghĩa cơ bản là loài rêu tự phát trong hồ thủy sinh trong một điều kiện nhất định. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và khả năng làm mất mỹ quang chung của hồ cá thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng khi các bạn đã trang bị đầy đủ kinh nghiệm để xử lý chúng thì rêu hại trong hồ thủy sinh không còn là vấn đề khó chịu của mình.

    [​IMG]

    Các loài rêu hại trong hồ cá thủy sinh

    Các loài rêu hại điển hình trong hồ cá thủy sinh:

    1. Rêu tóc, rêu chỉ - Hair/Thread Algae

    2. Tảo nước xanh - Green Water (Euglaena)

    3. Rêu đốm xanh -Green Spot (Choleochaete orbicularis)

    4. Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)

    5. Rêu chùm – Cladophora

    6. Rêu xoăn – Fuzz Algae

    7. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)

    8. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

    9. Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)

    10. Rêu sừng hưu – Staghorn (Compsopogon sp.)

    Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu từng loại rêu, nguyên nhân, cách tiêu diệt và phòng chống nó như thế nào



    1. Rêu tóc, rêu chỉ - Hair/Thread Algae

    Rêu tóc, rêu chỉ là loại rêu hại có hình dáng như sợi nhỏ dài, chúng mọc xen lẫn giữa các rêu và cây thủy sinh khác trong hồ. Rêu tóc, rêu chỉ là loài rêu tương đối dễ trị nhất trong bể thủy sinh.

    [​IMG]

    Rêu tóc - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu tóc:

    Dư thừa chất sắt trong hồ thủy sinh – hàm lượng > 0.15 ppm, chủ yếu do không có nhiều cây lá đỏ hấp thụ sắt trong bể

    Cách xử lý rêu tóc:

    Giống như ở trên mình nói, rêu tóc là loài rêu hại rất dễ xử lý.

    - Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt

    - Xử lý bằng cá: thả cá bình tích, cá mún, tép mồi, cá moly… Các loài cá này rất thích ăn rêu tóc, đôi khi người ta nuôi rêu hại này để làm thức ăn cho chúng

    - Cân bằng lại chất dinh dưỡng trong hồ thủy sinh: N (10-20ppm), P (0.5-2ppm), K (10-20ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (1ppm).

    - Thay nước 30% mỗi tuần một lần để ngăn ngừa và hạn chế rêu tóc mọc.



    2. Tảo nước xanh - Green Water (Euglaena)

    Khi hồ thủy sinh của bạn bỗng nhiên nước có màu xanh khắp cả hồ thì đó là dấu hiện cảnh báo loài tảo nước xanh xuất hiện. Loài tảo này tuy không có nguy hại gì cho cây và cá thủy sinh trong hồ của bạn, nhưng chúng lại gây mất mỹ quan trầm trọng. Vì vậy tảo nước xanh cũng liệt vào danh sách rêu hại cần được tiêu diệt.

    [​IMG]

    Tảo nước xanh - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện tảo nước xanh:

    - Tảo nước xanh xuất hiện thường ở các hồ thủy sinh mới setup, chưa cân bằng được dinh dưỡng và hệ vi sinh chưa tốt.

    - Loài rêu hại này cũng xuất hiện khi bị ảnh hưởng bởi một vài loài thuốc, hóa chất.

    Cách xử lý tảo nước xanh:

    - Tắt đèn, chùm mềnh hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp tốt nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.

    - Lọc vi sinh: hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.

    - Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh

    - Lọc bông: tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.

    - Thay nước: Thay nước đều đặn và tương đối trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp đơn giản nhất để diệt rêu hại tảo nước xanh.

    - Rận nước: Nhiều người dùng rận nước để ăn sạch tảo nước xanh, tuy nhiên phương pháp này không khuyến khích lắm.



    3. Rêu đốm xanh -Green Spot (Choleochaete orbicularis)

    Rêu đốm xanh rất dễ sinh ra và chúng hay bám trên kính. Đây là loài rêu hại tương đối dễ trị, đa số dùng thủ công nhiều.

    [​IMG]

    Rêu đốm xanh - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu đốm xanh:

    - Hàm lượng phostphate (PO4) thấp – gần như chính xác là do lượng PO4 thấp hoặc cạn kiệt

    Cách xử lý rêu đốm xanh:

    - Dùng dao cạo rêu : sử dụng dao cạo rêu hại bằng inox, hoặc có thể dùng miếng nhựa có độ cứng và bén tương đối để cạo rêu đốm xanh này.

    - Chăm thêm phostphate (PO4) đến hàm lượng 0.5 – 2.0 ppm

    - Sử dụng ốc Nerita: loài ốc này rất thích ăn rêu đốm xanh.



    4. Rêu bụi xanh – Green Dust Algae (GDA)

    Rêu bụi xanh giống như các lớp màng bẩn bám trên kính, chúng thường bám lên kính, đá và lá cây thủy sinh. Rêu bụi xanh cũng thuộc dạn rêu hại gây mất mỹ quang trong hồ thủy sinh.

    [​IMG]

    Rêu bụi xanh - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu bụi xanh:

    - Không chính xác, nhưng theo kinh nghiệm nhiều người thì hồ thủy sinh lâu quá không thay nước sẽ bị dơ và xuất hiện loại rêu hại này.

    Cách xử lý rêu bụi xanh:

    - Dùng ốc: ốc táo đỏ và Nerita sẽ giúp hạn chế rêu bụi xanh

    - Dùng tay xử lý: Dùng dao cạo rêu bằng inox hoặc có thể dùng miếng rửa chén để chùi loài rêu hại này trên kính.

    - Thay nước đều đặn 30% mỗi tuần để hạn chế rêu hại này.



    5. Rêu chùm – Cladophora

    Rêu chùm có hình dáng rất giống rêu tóc, nhưng loài rêu hại này không phải là rêu tóc. Xử lý rêu chùm này khá khó khăn.

    [​IMG]

    Rêu chùm - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm:

    - Nhiều người sử dụng Moss Ball (cầu rêu) để trang trí cho hồ thủy sinh, nhưng trong moss ball lại mang mầm bệnh rêu chùm, vì vậy chúng xuất hiện và khó có thể tiêu diệt hết 100%.

    Cách xử lý rêu chùm:

    - Xử lý bằng tay: Dùng tay hoặc bàn chải để gỡ rêu hại này ra

    - Xử dụng Oxy già: Dùng ống xi lanh bơm oxy già vào chỗ bị nhiễm rêu hại

    - Tép: Tép mồi có thể ăn rêu chùm.



    6. Rêu xoăn – Fuzz Algae

    Rêu xoăn là loài rêu hại thường mọc ở các rìa lá cây, có dạng lông xoăn, chùm.

    [​IMG]

    Rêu xoăn - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu xoăn:

    - Mất cân bằng dinh dưỡng: nên đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh : N(10-20ppm), P (0.5-2ppm), Ca (10-30ppm), Mg (2-5ppm), Fe (.1ppm).

    - Ít CO2 : nên đảm bảo hàm lượng CO2 là 20-30ppm, chú ý quá nhiều CO2 sẽ làm ảnh hưởng tới động vật trong hồ thủy sinh.

    Các xử lý rêu xoăn:

    - Dùy trì hàm lượng CO2 và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong hồ thủy sinh

    - Sử dụng động vật ăn rêu hại: Tép RC, Tép Amano, Ottos, cá mún, cá molly, cá bút chì và một vài loài cá plecos.



    7. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)

    Rêu nhớt xanh: đây là loài rêu rất dễ gặp trong hồ thủy sinh, nhất là ở việt nam không nhiều thì ít nhất sẽ gặp qua 1 lần. Loài rêu hại nhớt xanh này thực sự là một loại nhất đầy vi khuẩn và dễ dàng phủ lên mọi thứ trong hồ cá thủy sinh. Vi khuẩn lam (Cyanobacteria, đã từng bị gọi sai là tảo lam) là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp. Loại tảo lam có màu xanh, đen hoặc tím, nhưng đặc biệt là chúng có mùi như đất khi bị gỡ ra khỏi hồ, chúng sẽ hấp thụ toàn bộ khí Ni tơ trong nước của bạn.

    [​IMG]

    Rêu nhớt - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu nhớt xanh:

    - Hàm lượng Nitrates thấp

    - Giàu chất hữu cơ: thường thì do bị thức ăn dư thừa nhiều, đôi khi cá chết hoặc cây thối cũng gây ra tình trạng rêu nhớt xanh xuất hiện

    - Bóng đèn yếu – ánh sáng yếu hoặc bóng bị cũ

    - Hệ thống lọc nước chưa tốt, vi sinh chưa tốt chưa tiêu thụ hết chất hữu cơ trong hồ

    Cách xử lý rêu nhớt xanh:

    - Tăng Nitrates lên hàm lượng 5ppm

    - Trồng nhiều cây phát triển nhanh

    - Tắt đèn – tảo lam sẻ chết

    - Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại



    8. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

    Tảo nâu có màu nâu rậm, nhớt, chúng thường bám lên lá, đá và các vật cứng khác. Thường tảo nâu xuất hiện khi các hồ thủy sinh không chăm sóc kỹ hoặc dư thừa dinh dưỡng trong quá trình chăm thêm phân vào hồ.

    [​IMG]

    Tảo nâu - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện tảo nâu:

    - Dư dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu

    - Hồ cá thủy sinh mới setup cũng hay gặp

    - Dùngđèn không đúng hoặc chất lượng đèn giảm

    Cách xử lý tảo nâu:

    - Dùng động vật ăn rêu : cá otto, tép RC , ốc táo đỏ hoặc Nirita

    - Thay nước liên tục theo định kỳ

    - Thay đèn



    9. Rêu chùm đen – Black Brush/Beard (Rhodophyta)

    Rêu chùm đen là loài rêu hại khó chịu nhất trong những loài rêu hại được liệt kê ở trên. Rêu chùm đen có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu, chúng nhanh chóng phủ kín hết các viền cây và lan cả xuống nền.

    [​IMG]

    Rêu chùm đen - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm đen:

    - Độ pH thấp: thường thì độ pH thấp sẽ xuất hiện rêu chùm đen, nếu quan sát kỹ thì khi rêu chùm đen xuất hiện cũng là lúc những con cá bình thường bắt đầu yếu đi và chết. Vì vậy đo độ pH thường xuyên cũng rất hữu ích

    - Dư thừa chất N , P , Fe cũng xuất hiện rêu hại này. Nên cân đối dinh dưỡng với định mức: N(10-20ppm) P(0.5-2ppm), K(10-20ppm), Ca(10-30ppm), Mg(2-5ppm) Fe(.1ppm)

    Cách xử lý rêu chùm đen:

    - Tăng CO2 : kích thích sự phát triển cây thủy sinh, hấp thụ dinh dưỡng sẽ cắt đi nguồn sống của rêu hại chùm đen này

    - Bơm dung dịch oxy già hoặc Excel trực tiếp vào rêu hại chùm đen

    - Thủ công : gỡ bỏ bằng tay, đôi khi dùng biện pháp mạnh cắt bỏ luôn vật chủ thể

    - Cá bút chì , tép Yamato rất có ích trong việc tiêu diệt rêu hại chùm đen

    - Thay nước liên tục 30% cách ngày



    10. Rêu sừng hưu – Staghorn (Compsopogon sp.)

    Rêu sừng hưu là loài rêu hại tương đối dệ trị, chúng có hình dáng mãnh ốm và như sừng hưu. Rêu sừng hưu thường bám vào các lá cây hoặc thiết bị trong hồ thủy sinh.

    [​IMG]

    Rêu sừng hưu - rêu hại thủy sinh

    Nguyên nhân xuất hiện rêu sừng hưu:

    - Mất cân bằng dinh dưỡng

    - Ít CO2 trong hồ thủy sinh

    Cách xử lý rêu sừng hưu:

    - Thủ công: gỡ bằng tay rêu hại sừng hưu

    - Thay nước đều

    - Tăng CO2

    Lưu ý về rêu hại thủy sinh:

    - Hầu hết các loài rêu hại đều được xử lý bằng các loài ăn rêu như tép, ốc táo, ốc Nerita, cá bút chì v.v…… vì vậy nếu có thể thì hãy làm phong phú các động vật trong hồ thủy sinh bằng các loài ăn rêu hại đó.

    - Nếu muốn tránh tình trạng rêu hại xảy ra thì hãy thay nước đều đặn 30% mỗi tuần, có khi 2 lần 1 tuần sẽ giúp hồ cá thủy sinh rất tốt.

    - Đừng tùy tiện sử dụng thuốc diệt rêu hại, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến thực vật và động vật thủy sinh.
    -------------------
    Sưu tầm.
     
    heoconbusua thích bài này.
  20. tieugia35

    tieugia35 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    21/4/09
    Bài viết:
    658
    Nơi ở:
    Ngoài đường
    CÁCH SETUP BỐ CỤC TRONG HỒ THỦY SINH:
    Có rất nhiều cách sắp xếp bố cục bể thủy sinh dựa trên các điểm nhấn của đá và gỗ lũa, màu sắc của cây cối. Tuy nhiên, qua hàng ngàn năm người ta đã sáng tạo và đúc kết được một kiến thức chung về thẩm mỹ (bài viết này dựa trên quan niệm thẩm mỹ phương Tây). Có hai yếu tố mà tôi thấy rất hữu dụng trong vấn đề này

    1) Tiêu điểm
    Khái niệm tiêu điểm rất phổ biến trong lãnh vực nghệ thuật. Nó là trọng tâm mà người sáng tạo mong muốn truyền tải. Một thiết kế vĩ đại chỉ có một tiêu điểm. Những phần khác chỉ là thứ yếu. Quá nhiều tiêu điểm sẽ khiến cho người quan sát rất khó khăn, và vô hình trung không nắm bắt được thông điệp của tác phẩm. Trong bố cục thủy sinh, tiêu điểm có thể được tạo ra bằng lũa, đá và thậm chí cả màu sắc. Cách trình bày, thếc ây thủy sinh, kích thước và tỷ lệ của chúng, tất cả đều góp phần vào việc truyền tải tiêu điểm.
    Do vậy, trước khi thực hiện bố cục, tôi cố gắng xác định chủ đề mà mình muốn trình bày. Chủ đề phải hình thành trước khi thu thập những chất liệu cần thiết. Nếu bạn xây dựng nó trong thời gian thu thập chất liệu, sản phẩm cuối cùng thường không đạt như ý. Một nghệ nhân giàu kinh nghiệm thường xác định được bố cục sẽ trông như thế nào trước và sau khi thực hiện. Thậm chí một số người còn vẽ một cách chi tiết tác phẩm của mình trước khi trình bày. Kinh nghiệm và năng khiếu sẽ giúp họ thể hiện ý tưởng của mình lên bố cục bể thủy sinh. Nhiều người thường thể hiện tất cả ý tưởng vào một bể khiến bố cục rất rối rắm, như thể không có một chủ đề chính nào.
    [​IMG]Bố cục bể thủy sinh từ trên xuống
    [​IMG]
    Các điểm nhấn trong bể thủy sinh


    2) Tỷ lệ vàng

    Tỷ lệ vàng là một hằng số toán học lâu đời. Nó chứa đựng yếu tố thu hút mà thậm chí công nghệ và lý thuyết toán học ngày nay cũng không dễ gì lý giải được. Mục đích của tỷ lệ vàng là hướng tới tỷ lệ thẩm mỹ tối ưu.
    Trong bố cục bể thủy sinh, kết cấu (composition) là yếu tố quyết định. Kết cấu là thuật ngữ dùng vào mục đích cảm thụ nghệ thuật. Để thể hiện chủ đề cũng như vẻ đẹp của bố cục, một không gian chọn sẵn sắp đặt đá, lũa, và/hay cây cũng như những thành phần liên quan trong hồ, tất cả góp phần tạo nên tổng thể của của bể thủy sinh.
    Tỷ lệ vàng là kỹ thuật được áp dụng trong nghệ thuật sáng tác. Cơ bản, nó chia một đoạn ra làm hai phần. Chẳng hạn, chia đoạn AB thành AC và CB. Tỷ lệ AC/AB bằng với CB/AC. Lập công thức tính toán ta sẽ thu được tỷ lệ này là 1/1.618.
    Mọi người hẳn bối rối với những con số trên. Có phải dùng đến bàn tính để tính toán bố cục? Trên thực tế, khái niệm này chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn, 2/3, 3/5, 5/8, 8/13, 13/21,…
    Từ rất lâu, một khái niệm tương tự cũng xuất hiện ở Trung Hoa và được gọi là “Cửu Cung”. Nó tương đồng một cách đáng ngạc nhiên với tỷ lệ vàng. Sử dụng 4 đoạn để chia một hình vuông thành 9 ô, người ta có thể thấy điều gì đó gần giống với tỷ lệ vàng.
    Người ta phát hiện rằng giao điểm của các đoạn này chính là nơi mà trực quan hình ảnh sâu sắc nhất. Trong nhiếp ảnh, bốn điểm này được gọi là các “trọng điểm” (interesting point).
    Trong bố cục bể thủy sinh, chúng ta có thể đặt tiêu điểm vào một trong bốn trọng điểm ở trên. Một số người không hề biết khái niệm này, tuy nhiên họ vẫn có khả năng tạo dựng một bố cục xinh đẹp. Điều này có lẽ nhờ vào khả năng trực quan bẩm sinh. Một người có thể chọn vị trí và đặt thứ gì vào đó. Một khi người đó cảm thấy “ổn” thì nó rất gần với tỷ lệ vàng. Bạn có tin không? Hãy tự kiểm chứng nhé. Rồi cũng có người cố gắng mãi trong vô vọng. Dù họ xoay trở cách nào trông vẫn không ổn, bởi vì nó không thỏa mãn tỷ lệ vàng. Có khó tin không? Bạn có thể kiểm chứng bằng việc vẽ ra “Cửu Cung” của riêng mình.
    [​IMG]
    Quy tắc cửu cung cho bể thủy sinh
    [​IMG]
    Bố cục thủy sinh được chia làm 9 ô
    Áp dụng Cửu Cung và xác định vị trí của tiêu điểm.

    [​IMG]Đ
    iểm nhấn nằm trên các giao điểm

    Ảnh hưởng kỳ diệu của Cửu Cung vẫn hiện diện thậm chí cả ở vùng giữa của những bố cục rậm rạp.
     

Chia sẻ trang này