Bản cập nhật mới nhất, đẹp nhất cho RTK 11 - Romance of the Three Kingdoms XI

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi timap140988, 1/9/18.

  1. Gemeo

    Gemeo Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/2/16
    Bài viết:
    88
    Post trên kia ông bảo coi chừng Tiết Kính Hàn là Tiết Tống vì Tiết Tống cũng từng làm quan ở Hợp Phố. Do đó mới nghĩ có thể ông nhầm Hợp Phố với Tư Phố. Không nhầm thì tốt rồi.

    Địa bàn nóng như Giao Châu, hầu hết mỗi khi có loạn đều mất khơ khớ lính lác, lương lậu và thời gian để bình định lại. Chưa kể phải điều danh tướng như Mã Viện, Lục Dận... qua mới chịu nhiệt nổi. Cho nên, dù muốn dù không, bọn nó cũng phải nguệch vài nét vào sử. Chủ tâm tra thế nào cũng dính. Vấn đề là thời gian thôi.

    Trước khi nói đến hình tượng Bà Triệu, ai cũng hiểu chậm nhất đến thời Sĩ Nhiếp, dân ta đã "thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến" (trích ĐVSKTT). Ngoài ra, Triệu Quốc Đạt anh của Bà còn là hào trưởng ở Quan Yên. Như thế mà sử sách chính thống của VN miêu tả Bà như tù trưởng thổ dân thì thật đến chịu!
     
  2. lythedan

    lythedan C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/12/02
    Bài viết:
    1,784
    Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mô tả về Bà Triệu thế này :

    upload_2018-11-7_7-23-43.png
    Mậu Thìn là năm 248 do người đánh máy đánh nhầm thôi . Trong ĐVSKTT và Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ vài trăm năm sau đó cũng viết y chang vậy và cũng không hề nhắc đến Triệu Quốc Đạt.
    Khâm Định Việt Sử cũng tương tự .
    Những sách sử chính thống của Việt Nam đều trích từ thư tịch cổ của Trung Quốc như Giao Chỉ chí,Giao Châu Ký của Lục Huân Kỳ(Tấn) hay Thái Bình Hoàn Vũ ký(Tống) của Nhạc Sử nên thông tin cũng không hẳn là khách quan . Sử tịch trước thế kỷ XIV đa phần đã bị giặc Minh đốt sạch .
    Triệu Quốc Đạt và Triệu Trinh Nương được xuất hiện gần nhất ở cuối thể kỷ 19 trong Thanh Hóa kỷ thắng của Vương Duy Trinh .
    Tình cờ thấy cái mod này :
    https://wap.gamersky.com/gl/Content-914677_81.html
    [​IMG]
     
    Chỉnh sửa cuối: 7/11/18
  3. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    Theo mình biết năm 279, Tấn đã diệt Ngô. Nên không có chuyện năm 284 Bà Triệu chống lại Ngô Vương.
     
  4. lythedan

    lythedan C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/12/02
    Bài viết:
    1,784
    Ở trên đính chính rồi đó là 248 do người đánh máy nhầm thôi .
    Nguyên trang đó đây :
    upload_2018-11-7_12-0-1.png
     
  5. eliwood17

    eliwood17 Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    8/9/05
    Bài viết:
    750
    Thêm phe Bà Triệu vào là mình thấy hơi đi quá xa rồi đó có chút hơi nhàm và xàm rồi.
     
  6. Gemeo

    Gemeo Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/2/16
    Bài viết:
    88
    Còn 1 cuốn nữa không thể không kể: Tư trị thông giám của Tư Mã Quang.

    Trước thời Bà Triệu, dân ta "thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến" hóa ra chẳng để làm gì cả? Vì đến thời Bà Triệu thì, theo sử sách VN, Bà vẫn là tù trưởng thổ dân rừng rú mán mọi thôi. Nhân vật Triệu Quốc Đạt có hay không có thật, hay nói cách khác, hào trưởng Quan Yên có hay không có thật (để đỡ lưng cho bà) thì cũng không thay đổi được gì, vì Bà vẫn là rừng rú xuất thân. Ừ, học mà không hành nó thế! Hoặc do thời buổi đó internet chưa phát triển, cập nhật thông tin còn chậm chạp. Nhưng mà như thế thì chậm chạp quá lắm! Bởi cá nhân tôi thấy tác giả khuyết danh của Việt sử lược rất có lý: "Nhà làm sử thường cho nước ta (Việt Nam) có văn học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý kiến đó có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao Chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có Nho học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở mang sự học hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước Nam, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn."

    Việt Sử Tiêu Án chỉ là khiêng từ ĐVSKTT qua, mà ĐVSKTT cũng chỉ nhai lại từ Giao Chỉ chí. Lại nói Toàn Thư vốn do danh thần biên soạn, nho học thi thư 1 bụng, lẽ nào không hiểu đám khựa gọi Bà là Triệu Ẩu với hàm ý dè bỉu khinh mạn, mà vẫn giữ nguyên cách gọi như thế mang vào sách. Có lẽ đám danh thần đó nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, cho nên xem nhẹ việc sửa lại cách gọi, còn hậu thế có cái nhìn thế nào thì... cứ để đám con cháu tự lo. (Hoặc giả đám con cháu sau này phải tự hiểu lấy: "Ông chúng mày trích từ sách của khựa đấy, đánh dấu trích đàng hoàng cả đấy, đừng có vồ lấy đọc rồi cứ thế mà có sao biết vậy nhá!") Sách không phải lúc nào cũng có lý cả đâu!

    Bọn khựa còn có mod nịnh thối, đưa cả mao trạch đông, chu ân lai... vào game nữa. Một khi đã mod (modification) thì muốn nhàm, xàm hay điên cỡ nào chẳng được!
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/18
  7. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    ''Năm 248, Khởi nghĩa Bà Triệu'' là có thật, có liên quan tới Đông Ngô. Tại sao gọi là nhàm và xàm? Nhàm và xàm chỗ nào?
    Nếu bạn có lời góp ý chân thành, nêu những mặt hạn chế của patch thì mình xin cảm ơn.
    Còn bạn chỉ đăng 1 lời bình luận rồi trốn đi để khơi mào những cuộc cãi vã không hồi kết thì mình không tiếp.
     
  8. lythedan

    lythedan C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/12/02
    Bài viết:
    1,784
    Việt Sử tiêu án trích dẫn từ Thiên trung ký mà cái này được soạn từ đời Minh nên chắc nội dung cũng nhai lại từ các đời trước .
    Khổ nỗi một điều quyển sử gần nhất là Đại Việt sử lược lại không có một dòng nào đề cập đến bà Triệu còn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu thời Trần thì đã thất truyền .
    Tiên sư bọn đốt sách .
    Những gì sử đời trước viết không đáng tin thì những gì Vương Duy Trinh- chỉ sống cách chúng ta gần 200 năm viết càng đáng nghi ngờ hơn .
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/18
  9. Gemeo

    Gemeo Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/2/16
    Bài viết:
    88
    Đáng tiếc Tư trị thông giám chỉ có Ngụy kỷ. Thục Hán và Đông Ngô không có kỷ. Có lẽ Tư Mã Quang lấy Tào Ngụy làm chính thống nên lược bỏ 2 phần kia. Muốn tra lối tắt nhưng Tam quốc chí của Trần Thọ lại không thấy truyện về Lục Dận. Dò qua quyển 47 Ngô chủ truyện cũng không có cả Bà Triệu lẫn Lục Dận. Dò nữa thì chắc nghi ngờ luôn tính chân thật của cả cuộc binh biến năm 248 mất thôi.

    Thói thường, hận và sợ thì đặt tên gọi cho bõ ghét. Không thì duyên cớ gì lại gọi (cho là) 1 tù trưởng thổ dân xa xôi như Bà Triệu là Triệu Ẩu để miệt thị làm gì? Mà nếu chỉ là 1 nhóm tiểu tặc Giao Chỉ phản loạn, Tôn Quyền cần chi phái ra 1 tên tuổi như Lục Dận đi đánh dẹp? Hay anh Dận là tép riu, chẳng qua nhờ lợi thế sân nhà baidu nên được bốc thơm mà Bà Triệu thì bị dìm hàng? Anh Dận gặp lúc hồng vận đầy người, thành ra rất pờ-rồ trong pờ-rồ, chỉ cần chiêu an phát là cả đám lũ lượt ra hàng (cũng theo baidu) ahihi.

    Ngủ thôi. Mai đi làm mà ai nói gì cũng gật thì chết.
     
  10. lythedan

    lythedan C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/12/02
    Bài viết:
    1,784
    Lúc Lục Dận được phong Giao Chỉ thứ sử , An Nam giáo úy thì khi đó Dận chưa phải là danh tướng cũng chưa lập quân công nào chỉ thuộc dòng dõi danh môn , khi đó Dận là bạn của Tôn Hòa - lại là em của Lục Khải - một người cũng lập khá nhiều quân công lúc bấy giờ(lúc này Khải chưa làm thừa tướng) . Trước chiến dịch Giao Chỉ thì Dận chỉ làm quan văn sau đó có giữ chức Hành Dương đốc quân đô uý một thời ngắn . Sau khi dẹp loạn Giao Chỉ rồi tham gia các chiến dịch khác mới được phong hầu .
    Trong Tam Quốc Chí của Trần Thọ thì Lục Dận được nhắc đến trong 三國志 -> 吳書十六 -> 陸凱傳
    https://ctext.org/text.pl?node=604544&if=gb
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/18
  11. leonscottkennedy

    leonscottkennedy Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    4,737
    Nơi ở:
    Địa ngục
    Xin lỗi nhưng do mình không biết hỏi ở đâu nên mọi người thông cảm. Chủ yếu do mới làm quen với RTK.

    1. Các mùa và địa hình có ảnh hưởng đến tactic hay không? Kiểu như mùa đông thì khó dùng hỏa công hơn mùa hè. Địa hình phẳng (như Road) thì tỉ lệ tactic thành công cao hơn, kiểu thế?

    2. Có bao nhiêu tướng sẽ hiện avatar của tướng đó khi tactic thành công (không tính clone)? Như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Lưu Bi, Tào Tháo, Giả Hủ, v.v...

    3. Mình chơi bản Eng chứ không phải PUK, có patch tiếng việt tên tướng và thành cho bản Eng không?
     
  12. Gemeo

    Gemeo Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/2/16
    Bài viết:
    88
    Ra là nằm khuất trong Lục Khải truyện. Có điều Ngô chủ truyện không đề cập đến loạn Giao Chỉ thì tính chân thật của loạn này có nên nghi ngờ?

    Giờ mới thấy thật chẳng ra sao. Sử do bọn khựa viết, chúng nó muốn bẻ thế nào thì bẻ, nâng thế nào thì nâng, thêm thắt bỏ bớt thế nào thì thành thế ấy. Sách Việt lại chạy theo những gì bọn nó viết, cũng không ít người cho rằng đúng. Khó mà nói được gì!
     
  13. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    Câu 1 thì mình đoán mùa không ảnh hưởng tới hoả công. Còn địa hình phẳng thì tỉ lệ tactic thành công cao hơn.
    Mình đang dùng bản PUK, không bỉết trả lời câu 2. Vì cấu trúc khác nhau. Bạn tham khảo
    http://forum.gamevn.com/threads/bản...-the-three-kingdoms-xi.1448055/#post-28487159.
    Mình biết hiện nay chưa có patch tiếng việt tên tướng và thành cho bản Eng. Chỉ có bản PUK Nhật của bạn haithan có việt hoá.
    Còn patch của mình tên tướng và thành được bạn lethanhha17081993 đã việt hoá, những phần còn lại là tiếng Anh.
     
    leonscottkennedy thích bài này.
  14. leonscottkennedy

    leonscottkennedy Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/7/06
    Bài viết:
    4,737
    Nơi ở:
    Địa ngục
    Câu 2 ý mình là khi xài tactic mà một số tướng có skill như Quan Vũ (God's Command), khi dùng tactic sẽ hiện ra một cái hình của Quan Vũ. Ví dụ như Chu Thái dưới đây.

    [​IMG]
     
  15. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    Mình hiểu. Vì cấu trúc PUK và ENG khác nhau, nên PUK có thể nhiều Critical Image.
    Bạn tham khảo link này sẽ biết tướng nào có Critical Image.
    http://forum.gamevn.com/threads/bản...-the-three-kingdoms-xi.1448055/#post-28487159.
    Bạn dùng tool này để biết tướng nào có Critical Image.
    http://www.mediafire.com/file/uf4swdsoleux7g3/Universal_Face_Editor.zip/file
    Hướng dẫn: http://forum.gamevn.com/threads/huong-dan-choi-rtk-11-chi-tiet-co-hinh-anh.464887/page-2
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/11/18
    leonscottkennedy thích bài này.
  16. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    Vài hình ảnh của màn 248 ''Khởi nghĩa Bà Triệu''. Sẽ có bổ sung khoảng 50 tướng mới.
    Gia Cát Khác là tướng lĩnh và phụ chính đại thần của Đông Ngô, cháu thừa tướng nước Thục Hán Gia Cát Lượng. Nếu Gia Cát Lượng có dã tâm thì dòng họ Gia Cát đã nắm toàn bộ Trung Hoa. Vì bên Ngụy còn có Gia Cát Đản.
    [​IMG]

    Các tướng tiêu biểu của Đông Ngô ở giai đ0ạn này.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hán Trung - Thành trì quan trọng nhất của Thục Hán.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Sẽ có khoảng 60 item vô chủ.
    [​IMG]
    [​IMG]

    3 thế lực bị Tư Mã Ý tiêu diệt và đuổi đi.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    ANKH and hunghue92 like this.
  17. lythedan

    lythedan C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/12/02
    Bài viết:
    1,784
    Trần Thọ là quan lại Tây Tấn nên viết sử Đông Ngô cũng chỉ sơ sài , đại khái .
    Giờ phải tìm đọc Ngô Thư của Vi Chiêu(韦昭) một sử quan của Đông Ngô - tài liệu mà Trần Thọ dùng tham khảo thì họa may mới biết được . Nhưng hiện tại chưa tìm ra được bản điện tử của bộ này .
    Sự kiện chiến tranh nha phiến và liên quân bát quốc tấn công Bắc Kinh đã khiến hai bộ bách khoa toàn thư là Tứ khố toàn thư và Vĩnh Lạc đại điển bị hủy hoại nghiêm trọng . Nếu không hậu thế có thể có được những câu trả lời thích đáng của tiền nhân .
    Âu là gieo nhân nào thì gặt quả nấy , cuối cùng chúng cũng phải trả giá cho hành động đốt phá mà tổ tiên chúng đã từng thực hiện với các nước lân bang khi xưa .
     
  18. Gemeo

    Gemeo Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    6/2/16
    Bài viết:
    88
    Lợi thế thì đúng hơn, thay vì trả giá. Cái gì càng mập mờ càng dễ điền vào theo hướng có lợi nhất. Điển hình là trường hợp Bà Triệu đây thôi. Đầu tiên nêu giả thuyết đây là nhân vật không có thật. Kế tới, vì lý do sử liệu mập mờ nên tròng tréo phủ nhận hình tượng trên. Cuối cùng (dĩ nhiên) đi đến kết luận nhân vật không tồn tại. Loạn lạc gì kia chỉ là tiểu tặc cướp bóp, chỉ cần nhẹ nhàng chiêu an là quy thuận "thiên triều". Mà 1 dúm rừng rú mán mọi nổi loạn chỉ để "thiên triều" vỗ về, thì dân Việt ta xưa sao lại ăn no rửng mỡ đến thế!!!

    Tuy nhiên, cho dù 2 bộ sách trên không bị hủy hoại thì các đầu mối lịch sử vẫn là có lợi cho khựa. Dựa vào đó mà tra và tin thì khựa hóa và khựa tẩy não 1 ngày không xa.

    Tự nhiên buồn buồn, chẳng lòng dạ nào tán nữa. Việc thì 1 đống mà lại không có hứng làm. Thật là đổ nợ mà!
     
  19. timap140988

    timap140988 Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    11/8/12
    Bài viết:
    311
    Nơi ở:
    Tp. Hồ Chí Minh
    Màn 248 "Diệt Tư Mã Ý": Hư cấu nhưng sẽ tổng hợp những sự kiện có thật.
    - Diệt Tào Sảng, đánh Hạ Hầu Bá, quyền binh nước Nguỵ về tay họ Tư Mã.
    - Chiến dịch Thọ Xuân lần thứ nhất: Tư Mã Ý diệt Vương Lăng.
    - Tào Phương cùng Hạ Hầu Huyền, Lý Phong, Trương Tập... lập mưu diệt Tư Mã Sư.
    - Chiến dịch Thọ Xuân lần thứ hai: Tư Mã Sư đánh bại Văn Khâm và Vô Kỳ Kiệm.
    Gồm 8 thế lực: Bà Triệu, Tư Mã Ý, Lưu Thiện, Tôn Quyền, Tào Phương, Tào Sảng, Vương Lăng và Hạ Hầu Bá. Sẽ có khoảng 60 item vô chủ. Màn chơi này sẽ tạo sự cân bằng 3 nước Nguỵ, Thục và Ngô. Hy vọng anh em đón nhận.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
     
    ANKH thích bài này.
  20. JackLong

    JackLong Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    24/11/10
    Bài viết:
    210
    Mình chỉnh sửa lại bằng sansire thì hình như không có tác dụng
     

Chia sẻ trang này